Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
Nhà nước khốn nạn - Việt Nhân
(HNPĐ)
Chuyện luận tội Trump nơi xứ Mẽo, tin Tầu cộng Trần Mẫn Nhĩ sẽ thay Tập
Cận Bình, hay cái clip trên mạng quay cảnh Trọng Lú bước đi vừa chấm
phẩy (point-virgule), vừa lạch bạch như Charlot, hai tay lẩy bẩy của kẻ
bắt chuồn chuồn sắp chết… Tất cả đều mờ nhạt trước chuyện 39 con cháu
boác, đu xe thùng chết thảm rạng sáng 23/10/2019 tại hạt Essex Anh Quốc,
dư luận vẫn ồn ào không dứt, và nhà nước xã nghĩa rối rít chữa cháy
chuyện chúng buôn người.
39
người bị chết thảm, mà lại mở đầu câu chuyện như thế, chắc chắn lại bị
mắng là kẻ ác, cũng như câu chuyện ‘chủ trương lớn của đảng’ vừa rồi, mỗ
tôi đã bị chửi là vô cảm. Ăn đá như vậy thật tình mỗ tôi không chút
giận, đâu phải ai cũng nhìn vấn đề giống mình, là 39 người này đã chơi
canh bạc năm ăn năm thua, nay có thua thì sao lại phải xuýt xoa, ngay cả
thân nhân họ do thấy (láng giềng) thắng bạc lớn quá, đã ít nhiều góp
lực đẩy con em vào chỗ chết.
Câu nhắn trên phone của cô gái Phạm Trà My, đội viên cờ đỏ chết trong chuyến đi: Con xin lỗi bố mẹ nhiều… Tại sao lại phải ‘xin lỗi’, lại đến hai lần trong chín câu nhắn, có phải xin lỗi đây là vì làm gia đình (bố mẹ) thất vọng: Con đường đi nước ngoài không thành.
Cũng như hành động chỉ biết có tiền, nơi đứa em trai (phạm mạnh cường)
ngày 27/10/2019, chuyện chưa tới đâu mà đã dùng facebook, hô hào kêu gọi
cộng đồng góp tiền giúp đỡ tang ma.
Cái
eo đất một thời được gọi là Liên khu tư Thanh Nghệ Tĩnh, bước chân mỗ
tôi đã từng đến, thân tù đã từng trải nhiều năm nơi đây, nên không lạ vì
sao nơi đây lại kêu bằng mấy tiếng ‘xứ dân gầy’. Đất (quê nghèo) cày lên sỏi đá mà Phạm Duy mơ qua câu hát ‘bao giờ cho lúa được mùa luôn lúa ơi’, để không còn cảnh ‘hiu hắt tiếng bà mẹ cười, vui vì nồi cơm ngô đầy…’, xứ đói rách, ngay cả nhiều năm sau 1975 vẫn còn có nhiều trẻ chưa từng biết bát cơm trắng ra sao.
Đến
đây để được nghe nhân chứng vụ Quỳnh Lưu xưa kể chuyện, Hồ lệnh cho Văn
Tiến Dũng đem hai sư đoàn 304 và 312 giết và phát vãng hơn vạn dân
Thanh Nghệ chống đối cải cách ruộng đất 1956. Đất này có phải là địa
linh nhân kiệt như mọi người nói không, như lắm người vẫn nhận định, dân
vùng Thanh Nghệ Tĩnh với tính khí ‘nổi loạn’, và chỉ họ mới đủ ‘cứng’
để đập lũ Ba Đình (?!).
Đã
từng sống tận nơi, và qua sách vở cũng biết nhiều nhân kiệt xuất thân
từ đất này, nhưng lấy gì đoan chắc cái eo đất này lại sẽ sinh nhân kiệt
để cứu dân giữ nước, thời cộng sản này mỗ tôi chỉ thấy rặt phường bán
buôn là giỏi. Boác cùng (lâm đức thụ) bán cụ Phan lấy mười lăm vạn bạc
Đông Dương, Trọng lú cùng (võ kim cự) bán Vũng Áng cho Tầu, đứa ôm tượng
vàng ròng 50kg, đứa ôm bạc… Đã có lần mỗ tôi đem chuyện này ra hỏi một
người bạn, vốn là giáo dân (nòi) nhà thờ đá Yên Thành xứ Nghệ… không
thấy trả lời, chỉ nghe tiếng thở dài trong phone.
Quen
biết với anh bạn này âu cũng là do cái duyên mà có! Đứa con mỗ tôi vì
là con Ngụy, lúc cha đi tù cái học của cháu chỉ là nơi các lớp từ thiện
nhóm ban đêm, của trẻ nghèo khó ban ngày bận mưu sinh, ngày tôi ra tù
anh là người ơn, đã đem cháu vào nơi anh đang dạy, một trường trung học
lớn tại Saigon.
Cái
ơn đó đã mang có hơn ba mươi năm, nhưng chuyện gì ra chuyện đó, giữa mỗ
tôi và anh là hai kẻ khác chiến tuyến, anh đi B năm 1968 khoác áo ‘mặt
trận’ đất Đồng Tháp, mỗ tôi thời gian đó xuôi ngược vùng biên giới Tây
Nam. Và cũng có thể như câu anh vẫn nói vui, hai đứa chắc đã có lần nã
đạn vào nhau… Nay anh đã nghỉ hưu và đã về lại quê xưa Yên Thành, bài
này và cả bài viết vừa rồi, là mỗ tôi viết theo tin của anh cho, không
ngoài đem đến cho bạn đọc lời của một nhân chứng tại chỗ.
Chuyện
buôn người nơi quê anh, không phải chỉ mới đây mà đã gần ba mươi năm,
từ thập niên 90 chỉ dăm năm sau khi khối cộng Liên Sô sập. Những người
Việt hầu hết là Bắc cộng đang lao động hoặc làm việc ở các nước Đông Âu,
trốn ở lại nhóm lên những cộng đồng, mang sắc thái riêng của dân xã
nghĩa, dĩ nhiên không thiếu những ‘soái’ những ‘trùm’.
Băng
đảng lớn mạnh cùng sự nới rộng lãnh địa làm ăn, hai cái luôn đi đôi với
nhau, mà từ Đông Âu tìm sang Tây Âu, đến nước Anh tuy muộn mãi những
năm sau 2000, nhưng đó lại là vùng đất ‘tốt’, ăn nên làm ra với nghề
buôn và trồng cần sa. Chỉ căn nhà nhỏ trăm thước vuông, sau 12 tuần (cấy
cây con, nuôi trưởng thành, và thu hoạch thành phẩm, mỗi giai đoạn cần 4
tuần), sẽ cho ra 10kg với giá 30.000 bảng, kẻ trồng ăn chia cùng chủ tỷ
lệ 4/6 (tứ lục).
Dân
trồng đến từ xứ xã nghĩa được chủ nuôi ăn ở, nếu không bị cướp, không
bị bể ổ, thì chỉ hai năm là trả xong nợ cho chuyến đi, chưa nói là cùng
lúc trả nợ, vẫn có thể gửi về cho gia đình hàng tháng vài trăm bảng. Xin
nhớ cho với cái giá $40.000 không ai đến Anh chỉ để rửa bát dọn bàn,
ngay cả làm nail do thu nhập ở Anh cao hơn Đông Âu, nghề này cũng nhường
cho dân Bắc cộng từ Đông Âu trốn sang làm chui.
Đi
lao động chính thức, trọn gói là từ $5000 đến $8000 chưa bằng phần tư
tiền đi chui sang Anh ($40.000), chưa bằng nửa giá chuyến đi Mỹ
($20.000), sao lạ vậy? Đơn giản vì đó là đi cầu thực, nơi các nước gần
Nhật, Hàn, Sing, Mã lai… đi làm đĩ lao nô thì biết đến bao giờ mới xây
được ‘palace’, còn đi Anh là để đổi đời, dân đi Anh đâu có đói, báo nhà
nước đăng ruộng nương xã Đô Thành đang bỏ không, mỗi năm chỉ làm một hai
vụ thay vì bốn.
Muốn
đi trồng cỏ, thường phải đặt cọc trước 1/3 chi phí, đổi ý là mất, số
còn lại sang đến Anh trả sau, có gia đình khá giả chồng trước phân nửa
và đi vé VIP, đến được Anh sẽ trả dần mỗi tháng từ 500 bảng (có người
trả nhiều hơn để sớm dứt nợ), còn nếu vì lý do gì đó như bệnh, phải nghỉ
việc thì trả mức 200 bảng một tháng.
Đây
không là vì nhân đạo, tuy không thích chuyện thất nghiệp, nhưng bọn
buôn người chúng sợ nhất con nợ chết, vụ 39 người chúng mất đứt $1,5
triệu… Còn đến được Anh mà trốn, thì đường dây sẽ áp lực vào thân nhân
tại quê nhà để buộc chi trả!
Dân
trồng cỏ giấy tờ tùy thân bị chủ giữ, chết xác vứt ra đường sẽ là người
vô tông tích, vì vậy mới gọi ‘người rơm’, và cũng đừng để bị tù vì ra
tù là trục xuất nhưng nợ thì vẫn mang, ngoài ra còn có khi bị băng đảng
khác đột nhập cướp giết, và cũng có khi chủ đốt người rơm, vì nghi là
thủ phạm cướp rồi dựng hiện trường giả… Hết nợ là thôi trồng cỏ, vì vậy
nghề này cái cầu luôn cao hơn cung!
Bài
viết về chuyến đi định mệnh, mà tất cả 39 người đều đoàn tụ cùng boác,
thì nhiều không đếm xuể, có điều mười bài hết chín đã nói vì lũ Pắc bó
mà họ đói quá nên phải đi kiếm cơm xứ người rồi bị chết ngạt. Nói gì thì
xin nói cho đúng, chuyện này nay đã phơi truồng tô hô là lũ nó buôn
người, bể chuyện nó mặt dày đóng phim câm, lại còn cấm thân nhân người
chết mở miệng, và lệnh cho ủy ban xã trục xuất phái đoàn xác minh người
Anh.
Nhưng được cái nhà báo Anh là dân chuyên nghiệp, bài viết và hình ảnh làng tỷ phú được trưng ra, để thế giới tự suy nghĩ về mặt thật vấn đề. Tuy thế vẫn có người chắc do tình cảm quá ‘lai láng’, mà bài viết ra chiều ‘bức xúc’, như (FB Mạnh Kim), thì Trà My của ông rất ‘đáng’ được đủ thứ: Không thể diễn tả được cảm giác như thế nào khi xem trang cá nhân một người giờ không còn nữa mà lại là một người đáng được có một cuộc đời đẹp và đáng được nhận nhiều hạnh phúc.
Còn số người (trong đó có thằng mỗ tôi), đã nói động đến em My của ông là… đếch đáng được sống bằng, xin trích:
Cũng không thể diễn tả nổi cảm giác khi thấy một số người đang nói về
My những ngày qua. My đáng được sống hơn những người này nhiều lần… sic!
Xin phép (tác giả Trần Văn Giang: Bao năm giải phóng như thế này phải không em?)), cho mỗ tôi xin một câu để trả lời cho ông trên: Họ
đã từng đi theo kiểu “Sinh Bắc Tử Nam,” vai vác AK, B40, gạo Trung
cộng, chân đi dép râu... hăm hở đi giật mìn, công đồn, đào đường,
đắp mô, phá cầu, đốt chợ, pháo kích vào chỗ đông dân cư trường học,
bắn giết, “cắt mạng” sống biết bao nhiêu dân lành… Hôm nay họ lại hăm
hở ra đi; nhưng hành trang thay vì là súng AK, B40... lại được
trang bị bằng tinh thần “trồng cần sa”…
Cám ơn tác giả Trần Văn Giang đã phang thẳng, cũng như hoan hô nhà báo James Pearson (Reuters Anh Quốc) trong bài viết ‘Billionaire Village, migrant cash can buy a palace’ đã phơi ra cho thấy những ‘palace’ có được bằng tội ác, và hay ở chỗ đã ghi lại lời chủ tịt UBND xã Đô Thành, Yên Thành: Nếu
người ta làm việc ở VN kiếm bằng tiền đồng thì phải mất rất lâu để xây
những biệt thự hoành tráng thế này, và 70-80% biệt thự tại đây được xây
từ tiền gửi từ nước ngoài về (BBC 30/10/2019).
Thiên
đàng xã nghĩa, đã mấy chục năm rồi, mỗi năm có trăm ngàn người đủ mọi
dạng ra đi, chỉ cần gửi ngàn đô mỗi người, là mỗi năm đảng có chục tỷ
tiền tươi Huê Kỳ xài chơi, thứ tiền mà Sơn Heo (thứ trưởng ngoại giao)
từng nói: Kiều hối là thứ tiền ăn rất ngon, không nợ cũng không phải trả lãi. Thằng này khôn dzễ sợ!
Việt Nhân ( HNPD )
Một ‘Palace’ tại Yên Thành, Nghệ Tĩnh của một dân đi Anh
Nhà nước khốn nạn - Việt Nhân
(HNPĐ)
Chuyện luận tội Trump nơi xứ Mẽo, tin Tầu cộng Trần Mẫn Nhĩ sẽ thay Tập
Cận Bình, hay cái clip trên mạng quay cảnh Trọng Lú bước đi vừa chấm
phẩy (point-virgule), vừa lạch bạch như Charlot, hai tay lẩy bẩy của kẻ
bắt chuồn chuồn sắp chết… Tất cả đều mờ nhạt trước chuyện 39 con cháu
boác, đu xe thùng chết thảm rạng sáng 23/10/2019 tại hạt Essex Anh Quốc,
dư luận vẫn ồn ào không dứt, và nhà nước xã nghĩa rối rít chữa cháy
chuyện chúng buôn người.
39
người bị chết thảm, mà lại mở đầu câu chuyện như thế, chắc chắn lại bị
mắng là kẻ ác, cũng như câu chuyện ‘chủ trương lớn của đảng’ vừa rồi, mỗ
tôi đã bị chửi là vô cảm. Ăn đá như vậy thật tình mỗ tôi không chút
giận, đâu phải ai cũng nhìn vấn đề giống mình, là 39 người này đã chơi
canh bạc năm ăn năm thua, nay có thua thì sao lại phải xuýt xoa, ngay cả
thân nhân họ do thấy (láng giềng) thắng bạc lớn quá, đã ít nhiều góp
lực đẩy con em vào chỗ chết.
Câu nhắn trên phone của cô gái Phạm Trà My, đội viên cờ đỏ chết trong chuyến đi: Con xin lỗi bố mẹ nhiều… Tại sao lại phải ‘xin lỗi’, lại đến hai lần trong chín câu nhắn, có phải xin lỗi đây là vì làm gia đình (bố mẹ) thất vọng: Con đường đi nước ngoài không thành.
Cũng như hành động chỉ biết có tiền, nơi đứa em trai (phạm mạnh cường)
ngày 27/10/2019, chuyện chưa tới đâu mà đã dùng facebook, hô hào kêu gọi
cộng đồng góp tiền giúp đỡ tang ma.
Cái
eo đất một thời được gọi là Liên khu tư Thanh Nghệ Tĩnh, bước chân mỗ
tôi đã từng đến, thân tù đã từng trải nhiều năm nơi đây, nên không lạ vì
sao nơi đây lại kêu bằng mấy tiếng ‘xứ dân gầy’. Đất (quê nghèo) cày lên sỏi đá mà Phạm Duy mơ qua câu hát ‘bao giờ cho lúa được mùa luôn lúa ơi’, để không còn cảnh ‘hiu hắt tiếng bà mẹ cười, vui vì nồi cơm ngô đầy…’, xứ đói rách, ngay cả nhiều năm sau 1975 vẫn còn có nhiều trẻ chưa từng biết bát cơm trắng ra sao.
Đến
đây để được nghe nhân chứng vụ Quỳnh Lưu xưa kể chuyện, Hồ lệnh cho Văn
Tiến Dũng đem hai sư đoàn 304 và 312 giết và phát vãng hơn vạn dân
Thanh Nghệ chống đối cải cách ruộng đất 1956. Đất này có phải là địa
linh nhân kiệt như mọi người nói không, như lắm người vẫn nhận định, dân
vùng Thanh Nghệ Tĩnh với tính khí ‘nổi loạn’, và chỉ họ mới đủ ‘cứng’
để đập lũ Ba Đình (?!).
Đã
từng sống tận nơi, và qua sách vở cũng biết nhiều nhân kiệt xuất thân
từ đất này, nhưng lấy gì đoan chắc cái eo đất này lại sẽ sinh nhân kiệt
để cứu dân giữ nước, thời cộng sản này mỗ tôi chỉ thấy rặt phường bán
buôn là giỏi. Boác cùng (lâm đức thụ) bán cụ Phan lấy mười lăm vạn bạc
Đông Dương, Trọng lú cùng (võ kim cự) bán Vũng Áng cho Tầu, đứa ôm tượng
vàng ròng 50kg, đứa ôm bạc… Đã có lần mỗ tôi đem chuyện này ra hỏi một
người bạn, vốn là giáo dân (nòi) nhà thờ đá Yên Thành xứ Nghệ… không
thấy trả lời, chỉ nghe tiếng thở dài trong phone.
Quen
biết với anh bạn này âu cũng là do cái duyên mà có! Đứa con mỗ tôi vì
là con Ngụy, lúc cha đi tù cái học của cháu chỉ là nơi các lớp từ thiện
nhóm ban đêm, của trẻ nghèo khó ban ngày bận mưu sinh, ngày tôi ra tù
anh là người ơn, đã đem cháu vào nơi anh đang dạy, một trường trung học
lớn tại Saigon.
Cái
ơn đó đã mang có hơn ba mươi năm, nhưng chuyện gì ra chuyện đó, giữa mỗ
tôi và anh là hai kẻ khác chiến tuyến, anh đi B năm 1968 khoác áo ‘mặt
trận’ đất Đồng Tháp, mỗ tôi thời gian đó xuôi ngược vùng biên giới Tây
Nam. Và cũng có thể như câu anh vẫn nói vui, hai đứa chắc đã có lần nã
đạn vào nhau… Nay anh đã nghỉ hưu và đã về lại quê xưa Yên Thành, bài
này và cả bài viết vừa rồi, là mỗ tôi viết theo tin của anh cho, không
ngoài đem đến cho bạn đọc lời của một nhân chứng tại chỗ.
Chuyện
buôn người nơi quê anh, không phải chỉ mới đây mà đã gần ba mươi năm,
từ thập niên 90 chỉ dăm năm sau khi khối cộng Liên Sô sập. Những người
Việt hầu hết là Bắc cộng đang lao động hoặc làm việc ở các nước Đông Âu,
trốn ở lại nhóm lên những cộng đồng, mang sắc thái riêng của dân xã
nghĩa, dĩ nhiên không thiếu những ‘soái’ những ‘trùm’.
Băng
đảng lớn mạnh cùng sự nới rộng lãnh địa làm ăn, hai cái luôn đi đôi với
nhau, mà từ Đông Âu tìm sang Tây Âu, đến nước Anh tuy muộn mãi những
năm sau 2000, nhưng đó lại là vùng đất ‘tốt’, ăn nên làm ra với nghề
buôn và trồng cần sa. Chỉ căn nhà nhỏ trăm thước vuông, sau 12 tuần (cấy
cây con, nuôi trưởng thành, và thu hoạch thành phẩm, mỗi giai đoạn cần 4
tuần), sẽ cho ra 10kg với giá 30.000 bảng, kẻ trồng ăn chia cùng chủ tỷ
lệ 4/6 (tứ lục).
Dân
trồng đến từ xứ xã nghĩa được chủ nuôi ăn ở, nếu không bị cướp, không
bị bể ổ, thì chỉ hai năm là trả xong nợ cho chuyến đi, chưa nói là cùng
lúc trả nợ, vẫn có thể gửi về cho gia đình hàng tháng vài trăm bảng. Xin
nhớ cho với cái giá $40.000 không ai đến Anh chỉ để rửa bát dọn bàn,
ngay cả làm nail do thu nhập ở Anh cao hơn Đông Âu, nghề này cũng nhường
cho dân Bắc cộng từ Đông Âu trốn sang làm chui.
Đi
lao động chính thức, trọn gói là từ $5000 đến $8000 chưa bằng phần tư
tiền đi chui sang Anh ($40.000), chưa bằng nửa giá chuyến đi Mỹ
($20.000), sao lạ vậy? Đơn giản vì đó là đi cầu thực, nơi các nước gần
Nhật, Hàn, Sing, Mã lai… đi làm đĩ lao nô thì biết đến bao giờ mới xây
được ‘palace’, còn đi Anh là để đổi đời, dân đi Anh đâu có đói, báo nhà
nước đăng ruộng nương xã Đô Thành đang bỏ không, mỗi năm chỉ làm một hai
vụ thay vì bốn.
Muốn
đi trồng cỏ, thường phải đặt cọc trước 1/3 chi phí, đổi ý là mất, số
còn lại sang đến Anh trả sau, có gia đình khá giả chồng trước phân nửa
và đi vé VIP, đến được Anh sẽ trả dần mỗi tháng từ 500 bảng (có người
trả nhiều hơn để sớm dứt nợ), còn nếu vì lý do gì đó như bệnh, phải nghỉ
việc thì trả mức 200 bảng một tháng.
Đây
không là vì nhân đạo, tuy không thích chuyện thất nghiệp, nhưng bọn
buôn người chúng sợ nhất con nợ chết, vụ 39 người chúng mất đứt $1,5
triệu… Còn đến được Anh mà trốn, thì đường dây sẽ áp lực vào thân nhân
tại quê nhà để buộc chi trả!
Dân
trồng cỏ giấy tờ tùy thân bị chủ giữ, chết xác vứt ra đường sẽ là người
vô tông tích, vì vậy mới gọi ‘người rơm’, và cũng đừng để bị tù vì ra
tù là trục xuất nhưng nợ thì vẫn mang, ngoài ra còn có khi bị băng đảng
khác đột nhập cướp giết, và cũng có khi chủ đốt người rơm, vì nghi là
thủ phạm cướp rồi dựng hiện trường giả… Hết nợ là thôi trồng cỏ, vì vậy
nghề này cái cầu luôn cao hơn cung!
Bài
viết về chuyến đi định mệnh, mà tất cả 39 người đều đoàn tụ cùng boác,
thì nhiều không đếm xuể, có điều mười bài hết chín đã nói vì lũ Pắc bó
mà họ đói quá nên phải đi kiếm cơm xứ người rồi bị chết ngạt. Nói gì thì
xin nói cho đúng, chuyện này nay đã phơi truồng tô hô là lũ nó buôn
người, bể chuyện nó mặt dày đóng phim câm, lại còn cấm thân nhân người
chết mở miệng, và lệnh cho ủy ban xã trục xuất phái đoàn xác minh người
Anh.
Nhưng được cái nhà báo Anh là dân chuyên nghiệp, bài viết và hình ảnh làng tỷ phú được trưng ra, để thế giới tự suy nghĩ về mặt thật vấn đề. Tuy thế vẫn có người chắc do tình cảm quá ‘lai láng’, mà bài viết ra chiều ‘bức xúc’, như (FB Mạnh Kim), thì Trà My của ông rất ‘đáng’ được đủ thứ: Không thể diễn tả được cảm giác như thế nào khi xem trang cá nhân một người giờ không còn nữa mà lại là một người đáng được có một cuộc đời đẹp và đáng được nhận nhiều hạnh phúc.
Còn số người (trong đó có thằng mỗ tôi), đã nói động đến em My của ông là… đếch đáng được sống bằng, xin trích:
Cũng không thể diễn tả nổi cảm giác khi thấy một số người đang nói về
My những ngày qua. My đáng được sống hơn những người này nhiều lần… sic!
Xin phép (tác giả Trần Văn Giang: Bao năm giải phóng như thế này phải không em?)), cho mỗ tôi xin một câu để trả lời cho ông trên: Họ
đã từng đi theo kiểu “Sinh Bắc Tử Nam,” vai vác AK, B40, gạo Trung
cộng, chân đi dép râu... hăm hở đi giật mìn, công đồn, đào đường,
đắp mô, phá cầu, đốt chợ, pháo kích vào chỗ đông dân cư trường học,
bắn giết, “cắt mạng” sống biết bao nhiêu dân lành… Hôm nay họ lại hăm
hở ra đi; nhưng hành trang thay vì là súng AK, B40... lại được
trang bị bằng tinh thần “trồng cần sa”…
Cám ơn tác giả Trần Văn Giang đã phang thẳng, cũng như hoan hô nhà báo James Pearson (Reuters Anh Quốc) trong bài viết ‘Billionaire Village, migrant cash can buy a palace’ đã phơi ra cho thấy những ‘palace’ có được bằng tội ác, và hay ở chỗ đã ghi lại lời chủ tịt UBND xã Đô Thành, Yên Thành: Nếu
người ta làm việc ở VN kiếm bằng tiền đồng thì phải mất rất lâu để xây
những biệt thự hoành tráng thế này, và 70-80% biệt thự tại đây được xây
từ tiền gửi từ nước ngoài về (BBC 30/10/2019).
Thiên
đàng xã nghĩa, đã mấy chục năm rồi, mỗi năm có trăm ngàn người đủ mọi
dạng ra đi, chỉ cần gửi ngàn đô mỗi người, là mỗi năm đảng có chục tỷ
tiền tươi Huê Kỳ xài chơi, thứ tiền mà Sơn Heo (thứ trưởng ngoại giao)
từng nói: Kiều hối là thứ tiền ăn rất ngon, không nợ cũng không phải trả lãi. Thằng này khôn dzễ sợ!
Việt Nhân ( HNPD )
Một ‘Palace’ tại Yên Thành, Nghệ Tĩnh của một dân đi Anh