Cõi Người Ta
Nhà sư trẻ gốc Việt trở thành “Cao tăng” Tây Tạng
Đây là điều đặc biệt vì nhà sư là người đầu tiên rời Hoa Kỳ qua Ấn Độ xuống tóc trong một tu viện Tây Tạng vào dịp Tết Kỷ Mão 1999, khi mới 12 tuổi.
Sinh tại Quận Cam, ở miền Nam California trong một gia đình khá giả, lên tám tuổi, cậu bé họ Phạm đã muốn trở thành một Geshe Tây Tạng.
Mà Geshe là gì?
Geshe là học vị trong hệ thống Phật giáo Tây Tạng, tương đương với bằng Tiến sĩ về Phật học của Tây phương. Bình thường ra thì phải mất hai chục năm mới xong và nhiều người không xong nổi. Thế giới hiện chỉ có chừng 200 vị Geshe thôi.
Muốn được thành một Geshe thì phải thấm nhuần năm ngành học là Bát nhã ba la mật (Prajnaparamita), Trung quán luận (Madhyamika), Giới luật (Vinaya), A tỳ đạt ma luận (Abidharma) và Lý luận căn bản (Pramana Vidya).
Thánh tăng Tây Tạng ngày nay, Kyabje Lati Rinpoche, được Đức Đạt Lai Lạt Ma yêu cầu hướng dẫn chú bé gốc Việt họ Phạm
Vị cao tăng Tây Tạng đã hướng dẫn chú bé họ Phạm là một Lharampa Geshe, một hóa thân của danh tăng Gongkar Rinpoche.
Ngài được tôn là châu báu trong hàng Thánh tăng Tây Tạng ngày nay, pháp danh là Kyabje Lati Rinpoche, hiện là cố vấn về Lý luận (Tsen-shabs) của đức Đạt Lai Lạt Ma. Môn sinh của Tulku Lati Rinpoche thường chỉ là những nhà sư được xác nhận là báo thân của một cao tăng, một vị đạo sư, một guru từ kiếp trước nguyện tái sinh để tiếp tục hạnh nguyện.
Và đức Đạt Lai Lạt Ma là người trực tiếp yêu cầu Tulku Lati Rinpoche dìu dắt chú bé.
Vì sao một chú bé sinh trong một gia đình Việt Nam tại Hoa Kỳ lại được nhận vào tu viện Tây Tạng, rồi được chính đức Đạt Lai Lạt Ma trao phó cho một vị cao tăng hàng đầu của Ngài việc hướng dẫn tu học đó?
Có lẽ phải đi từng bước để nhìn ra con đường học đạo của vị tăng người Việt này.
Với người Tây Tạng, đức Đạt Lai Lạt Ma là hóa thân của Đại từ Đại bi Bồ tát Quán Thế Âm. Việt Nam ta quen gọi vị Bồ tát ấy là Phật Quan Âm, vì vậy, nhiều người cũng gọi Ngài là Phật Sống Tây Tạng.
Trong hệ thống Phật giáo Tây Tạng, một Lạt Ma được coi là hiện thân của Phật, và Bồ tát nguyện tái sinh để cứu độ chúng sinh. Bậc hóa thân ấy được tôn là Tulku ("Chu cô" theo cách phiên âm Hán-Việt). Danh hiệu Lạt Ma chỉ được dành cho những người giảng dạy giáo pháp và có thẩm quyền thực hành nghi lễ của Phật giáo. Trong số những người được chứng nhận là Lạt Ma, những vị uyên thâm và cao quý nhất thì được tôn là Rinpoche (nghĩa là "vô cùng quý báu").
Bây giờ, chúng ta có đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 - một vị Phật Sống - ủy thác cho một Tulku Rinpoche việc dẫn đạo cho một nhà sư trẻ của Việt Nam...
Nhà sư này phải có gì đặc biệt mà có lẽ người thường như chúng ta chưa thấy hết được.
Cách đây bốn năm, nhật báo Orange County Register đã gửi một phái đoàn gồm hai nhà báo Anh Đỗ và Teri Sforza cùng đoàn nhiếp ảnh và truyền hình qua tận Ấn Độ để làm loạt phóng sự bốn kỳ về chú tiểu họ Phạm này. Người ta có thể tham khảo loạt bài được biên tập và trình bày công phu dưới tựa đề "The Boy Monk" tại trang nhà của tờ báo trong bốn số ra ngày 19 đến 22 tháng Giêng 2003.
Từ ngày đó đến nay, việc tu học của nhà sư này đã có sự tăng tiến.
Một người Mỹ xuất gia sang Ấn Độ tu Phật giáo đã là hiếm, nhưng vẫn có. Một người sinh tại Mỹ - thuộc thế hệ thứ nhì vì cha mẹ là người Việt tỵ nạn - thì lại hiếm hơn. Đây lại là người Mỹ đầu tiên được nhận vào tu viện Tây Tạng Gaden Shartse, trong tỉnh Mundgod của tiểu bang Karnataka ở miền Nam Ấn Độ để được tu học thành Sa di. Tên Mỹ-Việt Donald Phạm đổi thành Konchog Osel.
Thế rồi, sau khi khảo hạch thì chính Tulku Lati Rinpoche đã thỉnh đức Đạt Lai Lạt Ma làm lễ thọ giới Cụ túc cho chú tiểu sa môn. Có mặt trong buổi lễ cử hành vào đúng ngày Phật Đản còn có bốn vị Rinpoche khác.
Ngày nay, Phật giáo Tây Tạng có một nhà sư dung mạo sáng rỡ, nói sành sõi tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Tây Tạng với phương ngữ quý phái của Kinh đô Lhasa, ở bên kia đỉnh núi tuyết ngàn trùng.
Có thể là sau này người ta mới được biết thêm rằng nhà sư trẻ cũng là hóa thân của một hành giả, nguyện tái sinh trong một gia đình Việt Nam tại Mỹ và tu học trong tu viện Tây Tạng tại Ấn vì lợi ích của chúng sinh.
Bây giờ, chúng ta mới tìm hiểu về nhân vật này.
Vừa ra đời, Donald Phạm đã chững chạc như người lớn.
Cha mẹ chú là những người khá giả và chăm sóc kỹ lưỡng tâm hồn các con.
Donald vào chùa là có phản ứng khác lạ.
Năm chú lên bốn, bà mẹ đọc báo thấy có tin là vị Đạo sư Lati Rinpoche sẽ đến thuyết pháp ở Los Angeles.
Khi chú lên năm, cô em kém chú hơn một tuổi bỗng khóc òa vì làm vỡ cái đĩa.
Rồi sau đó, thay vì là nhà văn hay bác sĩ, năm lên tám, chú muốn thành một Geshe!
Thấy con mình có ý đi tu để thành Geshe, bà mẹ trình bày với vị Hoà thượng trụ trì tu viện Phật giáo Tây Tạng tại Long Beach là Lharampa Geshe Tsultim Gyeltsen, thường được Phật tử quý mến gọi là Geshe La.
Hoà thượng Geshe La khuyên là hãy kiên nhẫn tìm hiểu tâm tư chú bé đã.
Hãy tìm hiểu rồi mới quyết định cho chú bé.
Khi Donald Phạm lên chín, năm 1995, cha mẹ chú quyết định sang thăm tu viện, cách đó đúng là vạn dậm.
Khu vực định cư cho dân tỵ nạn thường không là một vùng đất trù phú thịnh vượng.
Phép sinh hoạt nơi đây là sự khắc khổ nghiêm ngặt. Mọi người thức giấc từ năm giờ sáng, chư tăng áo đỏ tụng kinh đến bảy giờ rồi ăn sáng.
Giáo trình đào tạo còn nặng hơn mọi trường tư thục ưu tú nhất của Mỹ!
Làm sao cho con mình vào sống nơi đó?
Gia đình ở lại 6 tuần và chú Donald Phạm cho biết là muốn học đạo ở nơi đây.
Trường hợp của chú hiển nhiên đã được Geshe La và Tulku Rinpoche chú ý.
Việc cháu Donald muốn đi tu đã gây nhiều phản ứng và tranh luận trong đại gia đình. Đầu tiên thì chị và em không muốn xa Donald.
Gần bốn năm trôi qua, rồi vào dịp Tết Kỷ Mão 1999, cả gia đình Donald Phạm đã theo Hoà thượng Geshe La qua Ấn Độ. Chú sẽ ở lại nơi đây.
Hai năm sau, Kusho được đưa lên Dharamsala, miền cực Bắc Ấn Độ, vào học viện Lý luận Phật giáo, Institute of Buddhist Dialectics.
Trong học viện, tiểu Sa di Kusho là người trẻ nhất và được chú ý vì khả năng lãnh hội lẫn tranh luận.
Ngày nay, Kusho đã thành một vị sư 21 tuổi, và Xuân này sẽ thọ giới Tỳ kheo với chính đức Đạt Lai Lạt Ma, thành Shakya Bikshu Tenzin Drodon.
Trong khi ấy, gia đình ở nhà cũng thay đổi.
Càng luống tuổi, ông ngoại của Kusho càng thấy ra hai lẽ.
Đầu năm 2007, ông cụ lâm trọng bệnh và từ Ấn Độ, Kusho trở về thăm ông, có thể là lần cuối.
Được hỏi về chuyến thăm viếng, nhà sư trẻ giải thích là vì muốn cầu nguyện cho tâm của ông ngoại được thảnh thơi, vững mạnh, và buông xả hết mọi ưu phiền.
Kusho không tin là mình có "thần lực" hay khả năng hộ niệm để ông "siêu sinh tịnh độ" như ta thường nói.
Nói đến chuyện "thần lực" hay "hóa thân", đề tài kỳ diệu khi ta nghĩ đến Phật giáo Tây Tạng, Kusho cười hiền hoà và giải thích bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh: Không, chú không là hoá thân hay đang tu tập để có thần lực thi hành được những việc siêu nhiên.
Nhưng, khi tu tập, Kusho thấy hay nghĩ "mình là ai?" Là một chú bé Việt Nam, một thiếu niên Mỹ hay một Sa di Tây Tạng - Là tất cả!
Ban đầu, khi ở trong Tu viện Gaden thì còn mơ hồ vì có lúc thấy mình là một thiếu niên Mỹ, một đứa trẻ Việt Nam, và nhất là khác lạ với chúng bạn người Tây Tạng chung quanh.
Cảm giác gọi là "giải thoát" ấy xuất phát từ sự tu tập hay từ ý chí của mình?
Kusho suy nghĩ rồi nói bằng tiếng Anh: "Positive Energy"
Nhưng, trong tu viện Gaden hay trong học viện ở Dharamsala, Sa môn Kusho có biết hay được biết gì về thế giới bên ngoài không, về "đời sống thật" không?
Ban đầu, trong tu viện thì chỉ học về kinh điển và phép luận giải, chứ qua học viện tại Dharamsala thì các học viên đều có thể xem truyền hình và đọc báo để biết về những gì đang xảy ra trên thế giới.
Sau khi hoàn tất khóa học rất dài tại Dharamsala, Kusho sẽ trở lại tu viện Gaden và lúc ấy mới lại sống như một vị tăng trong chùa.
Nhưng, khi biết rằng thế giới này "khổ" - vì nạn đói ở Phi châu hay khủng bố tại Trung Đông chẳng hạn - học viên nghĩ sao? Và muốn làm gì để giải trừ cái khổ ấy?
Nhà sư trẻ suy nghĩ giây lát mới giải thích. Trước hết, những tin tức ấy có giá trị "khích lệ", là yếu tố càng thúc đẩy học viên phải tu tập để góp phần giải trừ cái khổ.
Nhưng, nhìn từ các tu viện, cái khổ ấy có là một ý niệm trừu tượng xa vời của "chúng sinh"
Bàn ra tán vào (0)
Nhà sư trẻ gốc Việt trở thành “Cao tăng” Tây Tạng
Đây là điều đặc biệt vì nhà sư là người đầu tiên rời Hoa Kỳ qua Ấn Độ xuống tóc trong một tu viện Tây Tạng vào dịp Tết Kỷ Mão 1999, khi mới 12 tuổi.
Sinh tại Quận Cam, ở miền Nam California trong một gia đình khá giả, lên tám tuổi, cậu bé họ Phạm đã muốn trở thành một Geshe Tây Tạng.
Mà Geshe là gì?
Geshe là học vị trong hệ thống Phật giáo Tây Tạng, tương đương với bằng Tiến sĩ về Phật học của Tây phương. Bình thường ra thì phải mất hai chục năm mới xong và nhiều người không xong nổi. Thế giới hiện chỉ có chừng 200 vị Geshe thôi.
Muốn được thành một Geshe thì phải thấm nhuần năm ngành học là Bát nhã ba la mật (Prajnaparamita), Trung quán luận (Madhyamika), Giới luật (Vinaya), A tỳ đạt ma luận (Abidharma) và Lý luận căn bản (Pramana Vidya).
Thánh tăng Tây Tạng ngày nay, Kyabje Lati Rinpoche, được Đức Đạt Lai Lạt Ma yêu cầu hướng dẫn chú bé gốc Việt họ Phạm
Vị cao tăng Tây Tạng đã hướng dẫn chú bé họ Phạm là một Lharampa Geshe, một hóa thân của danh tăng Gongkar Rinpoche.
Ngài được tôn là châu báu trong hàng Thánh tăng Tây Tạng ngày nay, pháp danh là Kyabje Lati Rinpoche, hiện là cố vấn về Lý luận (Tsen-shabs) của đức Đạt Lai Lạt Ma. Môn sinh của Tulku Lati Rinpoche thường chỉ là những nhà sư được xác nhận là báo thân của một cao tăng, một vị đạo sư, một guru từ kiếp trước nguyện tái sinh để tiếp tục hạnh nguyện.
Và đức Đạt Lai Lạt Ma là người trực tiếp yêu cầu Tulku Lati Rinpoche dìu dắt chú bé.
Vì sao một chú bé sinh trong một gia đình Việt Nam tại Hoa Kỳ lại được nhận vào tu viện Tây Tạng, rồi được chính đức Đạt Lai Lạt Ma trao phó cho một vị cao tăng hàng đầu của Ngài việc hướng dẫn tu học đó?
Có lẽ phải đi từng bước để nhìn ra con đường học đạo của vị tăng người Việt này.
Với người Tây Tạng, đức Đạt Lai Lạt Ma là hóa thân của Đại từ Đại bi Bồ tát Quán Thế Âm. Việt Nam ta quen gọi vị Bồ tát ấy là Phật Quan Âm, vì vậy, nhiều người cũng gọi Ngài là Phật Sống Tây Tạng.
Trong hệ thống Phật giáo Tây Tạng, một Lạt Ma được coi là hiện thân của Phật, và Bồ tát nguyện tái sinh để cứu độ chúng sinh. Bậc hóa thân ấy được tôn là Tulku ("Chu cô" theo cách phiên âm Hán-Việt). Danh hiệu Lạt Ma chỉ được dành cho những người giảng dạy giáo pháp và có thẩm quyền thực hành nghi lễ của Phật giáo. Trong số những người được chứng nhận là Lạt Ma, những vị uyên thâm và cao quý nhất thì được tôn là Rinpoche (nghĩa là "vô cùng quý báu").
Bây giờ, chúng ta có đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 - một vị Phật Sống - ủy thác cho một Tulku Rinpoche việc dẫn đạo cho một nhà sư trẻ của Việt Nam...
Nhà sư này phải có gì đặc biệt mà có lẽ người thường như chúng ta chưa thấy hết được.
Cách đây bốn năm, nhật báo Orange County Register đã gửi một phái đoàn gồm hai nhà báo Anh Đỗ và Teri Sforza cùng đoàn nhiếp ảnh và truyền hình qua tận Ấn Độ để làm loạt phóng sự bốn kỳ về chú tiểu họ Phạm này. Người ta có thể tham khảo loạt bài được biên tập và trình bày công phu dưới tựa đề "The Boy Monk" tại trang nhà của tờ báo trong bốn số ra ngày 19 đến 22 tháng Giêng 2003.
Từ ngày đó đến nay, việc tu học của nhà sư này đã có sự tăng tiến.
Một người Mỹ xuất gia sang Ấn Độ tu Phật giáo đã là hiếm, nhưng vẫn có. Một người sinh tại Mỹ - thuộc thế hệ thứ nhì vì cha mẹ là người Việt tỵ nạn - thì lại hiếm hơn. Đây lại là người Mỹ đầu tiên được nhận vào tu viện Tây Tạng Gaden Shartse, trong tỉnh Mundgod của tiểu bang Karnataka ở miền Nam Ấn Độ để được tu học thành Sa di. Tên Mỹ-Việt Donald Phạm đổi thành Konchog Osel.
Thế rồi, sau khi khảo hạch thì chính Tulku Lati Rinpoche đã thỉnh đức Đạt Lai Lạt Ma làm lễ thọ giới Cụ túc cho chú tiểu sa môn. Có mặt trong buổi lễ cử hành vào đúng ngày Phật Đản còn có bốn vị Rinpoche khác.
Ngày nay, Phật giáo Tây Tạng có một nhà sư dung mạo sáng rỡ, nói sành sõi tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Tây Tạng với phương ngữ quý phái của Kinh đô Lhasa, ở bên kia đỉnh núi tuyết ngàn trùng.
Có thể là sau này người ta mới được biết thêm rằng nhà sư trẻ cũng là hóa thân của một hành giả, nguyện tái sinh trong một gia đình Việt Nam tại Mỹ và tu học trong tu viện Tây Tạng tại Ấn vì lợi ích của chúng sinh.
Bây giờ, chúng ta mới tìm hiểu về nhân vật này.
Vừa ra đời, Donald Phạm đã chững chạc như người lớn.
Cha mẹ chú là những người khá giả và chăm sóc kỹ lưỡng tâm hồn các con.
Donald vào chùa là có phản ứng khác lạ.
Năm chú lên bốn, bà mẹ đọc báo thấy có tin là vị Đạo sư Lati Rinpoche sẽ đến thuyết pháp ở Los Angeles.
Khi chú lên năm, cô em kém chú hơn một tuổi bỗng khóc òa vì làm vỡ cái đĩa.
Rồi sau đó, thay vì là nhà văn hay bác sĩ, năm lên tám, chú muốn thành một Geshe!
Thấy con mình có ý đi tu để thành Geshe, bà mẹ trình bày với vị Hoà thượng trụ trì tu viện Phật giáo Tây Tạng tại Long Beach là Lharampa Geshe Tsultim Gyeltsen, thường được Phật tử quý mến gọi là Geshe La.
Hoà thượng Geshe La khuyên là hãy kiên nhẫn tìm hiểu tâm tư chú bé đã.
Hãy tìm hiểu rồi mới quyết định cho chú bé.
Khi Donald Phạm lên chín, năm 1995, cha mẹ chú quyết định sang thăm tu viện, cách đó đúng là vạn dậm.
Khu vực định cư cho dân tỵ nạn thường không là một vùng đất trù phú thịnh vượng.
Phép sinh hoạt nơi đây là sự khắc khổ nghiêm ngặt. Mọi người thức giấc từ năm giờ sáng, chư tăng áo đỏ tụng kinh đến bảy giờ rồi ăn sáng.
Giáo trình đào tạo còn nặng hơn mọi trường tư thục ưu tú nhất của Mỹ!
Làm sao cho con mình vào sống nơi đó?
Gia đình ở lại 6 tuần và chú Donald Phạm cho biết là muốn học đạo ở nơi đây.
Trường hợp của chú hiển nhiên đã được Geshe La và Tulku Rinpoche chú ý.
Việc cháu Donald muốn đi tu đã gây nhiều phản ứng và tranh luận trong đại gia đình. Đầu tiên thì chị và em không muốn xa Donald.
Gần bốn năm trôi qua, rồi vào dịp Tết Kỷ Mão 1999, cả gia đình Donald Phạm đã theo Hoà thượng Geshe La qua Ấn Độ. Chú sẽ ở lại nơi đây.
Hai năm sau, Kusho được đưa lên Dharamsala, miền cực Bắc Ấn Độ, vào học viện Lý luận Phật giáo, Institute of Buddhist Dialectics.
Trong học viện, tiểu Sa di Kusho là người trẻ nhất và được chú ý vì khả năng lãnh hội lẫn tranh luận.
Ngày nay, Kusho đã thành một vị sư 21 tuổi, và Xuân này sẽ thọ giới Tỳ kheo với chính đức Đạt Lai Lạt Ma, thành Shakya Bikshu Tenzin Drodon.
Trong khi ấy, gia đình ở nhà cũng thay đổi.
Càng luống tuổi, ông ngoại của Kusho càng thấy ra hai lẽ.
Đầu năm 2007, ông cụ lâm trọng bệnh và từ Ấn Độ, Kusho trở về thăm ông, có thể là lần cuối.
Được hỏi về chuyến thăm viếng, nhà sư trẻ giải thích là vì muốn cầu nguyện cho tâm của ông ngoại được thảnh thơi, vững mạnh, và buông xả hết mọi ưu phiền.
Kusho không tin là mình có "thần lực" hay khả năng hộ niệm để ông "siêu sinh tịnh độ" như ta thường nói.
Nói đến chuyện "thần lực" hay "hóa thân", đề tài kỳ diệu khi ta nghĩ đến Phật giáo Tây Tạng, Kusho cười hiền hoà và giải thích bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh: Không, chú không là hoá thân hay đang tu tập để có thần lực thi hành được những việc siêu nhiên.
Nhưng, khi tu tập, Kusho thấy hay nghĩ "mình là ai?" Là một chú bé Việt Nam, một thiếu niên Mỹ hay một Sa di Tây Tạng - Là tất cả!
Ban đầu, khi ở trong Tu viện Gaden thì còn mơ hồ vì có lúc thấy mình là một thiếu niên Mỹ, một đứa trẻ Việt Nam, và nhất là khác lạ với chúng bạn người Tây Tạng chung quanh.
Cảm giác gọi là "giải thoát" ấy xuất phát từ sự tu tập hay từ ý chí của mình?
Kusho suy nghĩ rồi nói bằng tiếng Anh: "Positive Energy"
Nhưng, trong tu viện Gaden hay trong học viện ở Dharamsala, Sa môn Kusho có biết hay được biết gì về thế giới bên ngoài không, về "đời sống thật" không?
Ban đầu, trong tu viện thì chỉ học về kinh điển và phép luận giải, chứ qua học viện tại Dharamsala thì các học viên đều có thể xem truyền hình và đọc báo để biết về những gì đang xảy ra trên thế giới.
Sau khi hoàn tất khóa học rất dài tại Dharamsala, Kusho sẽ trở lại tu viện Gaden và lúc ấy mới lại sống như một vị tăng trong chùa.
Nhưng, khi biết rằng thế giới này "khổ" - vì nạn đói ở Phi châu hay khủng bố tại Trung Đông chẳng hạn - học viên nghĩ sao? Và muốn làm gì để giải trừ cái khổ ấy?
Nhà sư trẻ suy nghĩ giây lát mới giải thích. Trước hết, những tin tức ấy có giá trị "khích lệ", là yếu tố càng thúc đẩy học viên phải tu tập để góp phần giải trừ cái khổ.
Nhưng, nhìn từ các tu viện, cái khổ ấy có là một ý niệm trừu tượng xa vời của "chúng sinh"