Nhân Vật

Nhạc sĩ Hoàng Trọng: Con Người và Âm Nhạc

Có người nói rằng âm nhạc vốn là ngôn ngữ của nhân loại, nên khi nghe nhạc, nếu là một bản nhạc hay, có hồn, người ta thường cho rằng không cần phải hiểu lời ca...


https://baomai.blogspot.com/

Có người nói rằng âm nhạc vốn là ngôn ngữ của nhân loại, nên khi nghe nhạc, nếu là một bản nhạc hay, có hồn, người ta thường cho rằng không cần phải hiểu lời ca cũng có thể cảm nhận ra được tâm tình của tác giả gởi gắm trong bài hát. Từ lý luận trên, có người cho rằng “Con Người” và “Âm Nhạc” là hai vấn đề không thể tách rời ra được và đó là lý luận của đa số những người yêu âm nhạc.

Còn chuyện những người yêu âm nhạc, thích ca, thích hát, thích đàn hay thích sáng tác, nếu chẳng may lấy phải người vợ hoặc người chồng có khuynh hướng chống lại Âm Nhạc thì lúc đó Con Người và Âm Nhạc không hề được dính vào nhau, và đây cũng là một chuyện đau khổ vô cùng tận. Do đó nếu muốn đem Con Người và Âm Nhạc gán gả cho nhau, có lẽ phải dùng đến chữ của nhà Phật, đó là Duyên.

Sở dĩ phải dài dòng văn tự như thế vì trong ngày 31 tháng 3 vừa qua, chúng tôi có được hầu chuyện cùng một Cộng Tác Viên của báo Nguồn Việt, đó là Thầy Phó Tế Nguyễn Mạnh San.  Ngày 31 tháng vừa qua cũng là ngày Thầy Phó San kỷ niệm thời gian 35 năm được thụ phong chức Phó Tế tại Hoa Kỳ.

https://baomai.blogspot.com/
Thầy Phó Tế Nguyễn Mạnh San

Được biết Thầy Phó San cũng là một trong những người Việt Nam tị nạn đầu tiên được th phong vào chức sắc này.  Có thể nói tại địa phương Thầy Phó đang cư ngụ, trong vai trò của một người lãnh đạo tinh thần, Thầy đã kinh qua một khoảng thời gian dài để phục vụ cho cộng đồng người Việt Nam trên nhiều lãnh vực, mà nhất là lãnh vực tâm linh.

Trong những năm vừa qua, báo Nguồn Việt rất hân hạnh đón tiếp Thầy Phó Tế Nguyễn Mạnh San với vai trò một Cộng Tác Viên của tờ báo. Chúng tôi đã được Thầy dành cho rất nhiều cảm tình, thầy có hứa rằng khi không còn vướng bận đến miếng cơm manh áo, nhất định Thầy sẽ trở thành một Cộng Tác Viên thường trực cho tờ báo của chúng ta.

Từ trước đến nay Thầy cũng có cộng tác cho rất nhiều báo chí ở hải ngoại, mà hầu hết là những báo ở những tiểu bang phía Tây Bắc của Hoa Kỳ, bên California hay tận xứ Canada lạnh lẽo.  Một điều làm chúng tôi ngỡ ngàng là tất cả những bài viết của thầy đều liên quan đến vấn đề Pháp Lý.  Nếu Thầy Phó Tế có viết về lãnh vực Tâm Linh thì chúng tôi không có gì để thắc mắc vì Thầy vốn là một Tuyên Úy Trại Tù (Catholic Chaplain in Prison Ministry), nhưng nhớ lại lần đầu tiên khi đọc qua bản thảo đầu tiên do Thầy gởi đến, chúng tôi phải tìm đến để trao đổi với Thầy vì sự quan trọng của những vấn đề Thầy Phó nêu lên trong bài viết.

https://baomai.blogspot.com/

Được biết Thầy Nguyễn Mạnh San ngoài việc làm Phó Tế ở các buổi Lễ trong nhà Chúa, Thầy hiện nay đã về hưu từ cơ quan Tư Pháp trong chức vụ Phụ Tá Trưởng Phòng Tố Tụng, Đặc Trách Luật Sư Đoàn và Nhập Tịch của Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ (Attorney Admission & Naturalization Deputy of United States District Court.)

Trong ngày Thầy kỷ niệm 35 năm được thụ phong chức vị Phó Tế, chúng tôi mới được biết thêm những điều về Thầy mà chúng tôi cho là Con Người của Thầy và Âm Nhạc có nhiều kỷ niệm rất đẹp.  Nói chuyện với Thầy, nghe Thầy đọc Phúc Âm trong nhà thờ, khó ai có thể đoán ra con người của Thầy Sáu lại có những tao ngộ, mấu kết với âm nhạc đến mức ngạc nhiên như thế.  Nghe Thầy kể về quảng đời thơ ấu, Thầy chính là cháu ruột của cố nhạc sĩ Hoàng Trọng, một ngôi sao Bắc Đẩu trên vòm trời âm nhạc Việt Nam của thế kỷ trước.  Hãy nghe Thầy tâm sự một đoạn đời với chúng tôi, người ta mới thấy cái duyên của Thầy và âm nhạc - dù nay chỉ còn là kỷ niệm, nhưng nó tha thiết đến dường nào:

- Ngày xưa còn bé tôi rất mê ca hát.  Trừ đàn violin ra, nhạc cụ nào tôi cũng có thể xử dụng được.  Tôi từng chơi trong ban nhạc ở cái tuổi 14, 15.  Tôi cũng từng sáng tác nhạc, và hồi đó những bài hát của tôi cũng thường được hát trên chương trình Tiếng Tơ Đồng của nhạc sĩ Hoàng Trọng.  Có thể nói vốn liếng về âm nhạc mà tôi có được, tất cả đều nhờ đến công ơn dạy dỗ của cậu ruột tôi (tức là nhạc sĩ Hoàng Trọng)

https://baomai.blogspot.com/
Danh ca Thái Thanh trong buổi phát hình chương trình Tiếng Tơ Đồng của nhạc sĩ Hoàng Trọng trên THVN năm 1968.

Chúng tôi thắc mắc trong thân tình:

- Thế tại sao Thầy không theo đuổi âm nhạc mà lại đổi nghề qua làm Phó Tế?

Thầy Phó Tế không trả lời ngay, mắt Thầy xa xăm như muốn trở về lại với cái quá khứ đầy những tiếng nhạc, lời ca, giọng của Thầy đầy xúcđộng kể cho chúng tôi nghe rằng:

- Cho đến ngày hôm nay, khi được ngồi nói chuyện với anh, tôi vẫn canh cánh bên lòng công ơn dạy dỗ của cậu tôi.  Tại sao tôi bỏ nghề âm nhạc?  Cậu Hoàng Trọng của tôi cũng chính là người đã khuyên tôi không nên theo cái nghề “xướng ca vô loài” không tương lai này.  

Bên Việt Nam thời đó, có ai ăn nên làm ra từ cái nghề đàn ca hát xướng bao giờ?  Tôi còn nhớ cậu tôi nói rằng: “Đời cậu thì coi như bỏ đi rồi, cậu không muốn con theo vết chân của cậu.”  Rồi tôi nghe lời cậu bỏ đàn, bỏ sân khấu để trở về với sách vở.  Cậu tôi luôn động viên, khuyến khích và cuối cùng tôi cũng đậu vô được trường Luật Khoa dù ở cái tuổi hơi lớn hơn những sinh viên khác.

https://baomai.blogspot.com/

Ngồi im một lúc khá lâu, Thầy Phó Tế kể tiếp:

- Có thể nói cậu Trọng là người đã giúp tách rời con người của tôi ra khỏi âm nhạc.  Tôi không ân hận những quyết định của tôi ngày xưa, nhưng những lúc nhớ về cậu, đọc ở đâu đó bài viết về cậu trên mạng, trên báo, tôi lại buồn và thương cậu.  Đôi lúc tôi cũng tự hỏi, nếu ngày xưa Chúa không dùng lời khuyên của cậu để đưa tôi rẽ qua một ngã quanh khác của cuộc đời, tôi vẫn không biết duyên số giữa tôi và âm nhạc sẽ đi về đâu?  Điều duy nhất khiến tôi luôn buồn trong lòng là chưa hề có đến một ngày để đền đáp công ơn nuôi dưỡng và dạy dỗ của cậu. Hôm nay là ngày kỷ niệm ngày tôi thụ chức Phó Tế được 35 năm, nếu cậu tôi còn sống, ắt hẳn cậu rất vui, nhất định cậu sẽ mỉm cười và chia sẽ với tôi ân huệ này.

Chúng tôi hỏi thêm:

- Bây giờ, ngày hôm nay nếu Thầy Sáu đứng ở vị trí của cậu Hoàng Trọng, Thầy Phó Tế sẽ khuyên con cháu của mình như thế nào, nếu trong nhà có đứa mê “đàn ca hát xướng”?

Thầy Phó Tế cười buồn:

- Đâu cần khuyên cháu chắt gì.  Ngay sau khi cậu tôi sang Mỹ, tôi cũng khuyên ngược lại cậu tôi nên từ bỏ âm nhạc để tìm kiếm cho mình một cái nghề thực dụng hơn.  Nhưng “con  người” của cậu tôi với “âm nhạc” là một, theo tôi thì ngoại trừ Thiên Chúa ra, tôi không tin là ai có thể tách rời hai điều ấy lìa khỏi nhau được.  Cậu tôi nghe tôi nói, cậu chỉ mỉm cười chứ không trả lời, rồi cậu quyết định đi tìm đất sống cho âm nhạc của cậu.

Khi được sang Hoa Kỳ định cư, cậu chỉ lưu lại với tôi có một thời gian rất ngắn. Cậu đã bỏ đi như con cá đi tìm nước để bơi, “Con Người” của cậu phải dính liền với “Âm Nhạc”, mà nơi đây không phải là nơi để cậu tôi dụng võ.  Cậu sang California được vài năm thì qua đời vì bệnh tim. Cậu mất đi để lại trong lòng tôi nỗi khoắc khoải vì chưa làm được một việc gì cho cậu để gọi là trả công cho cậu đã đùm bọc dạy dỗ tôi nên người.

https://baomai.blogspot.com/

Ngưng một lát rồi Thầy Phó Tế nói tiếp:

- Tôi không ân hận đã tách rời bản thân mình ra khỏi âm nhạc, đó là tại tôi không có duyên với sân khấu.  Nhưng tôi xin thú nhận với anh là tôi đã có cái nhìn lệch lạc về những người theo đuổi nghề cầm ca dù vào thời bấy giờ, cậu tôi và tôi là một trong những số người ấy.  Ông bà ta có câu “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Đặc biệt là ở những xã hội tiên tiến như Hoa Kỳ, nếu đàn giỏi, ca hay cũng kiếm tiền không thua cho bất kỳ ai đâu.  Đâu phải nghệ sĩ nào cũng có lối sống buông thả vô kỷ luật đâu?

BM

Nhân được biết thêm về “lý lịch” của một Cộng Tác Viên, một người cháu ruột của một nhạc sĩ nổi tiếng, đồng thời chúng tôi đã được sự đồng ý của nhà báo Vương Trùng Dương, xin được dựa theo bài báo của ông viết về cố nhạc sĩ Hoàng Trọng để có một sưu tầm nhỏ về người nhạc sĩ tài ba này.

Hoàng Đế không ngai của nhạc Tango


https://baomai.blogspot.com/

Phần lớn những người nghe nhạc Việt Nam, ai cũng biết những lời ca trên là bản “Dừng Bước Giang Hồ”.  Đây là một bài hát được cho là tiểu biểu cho thể loại nhạc pasodoble của Việt Nam.  Với ca từ của Quang Khải, người sáng tác ra khúc nhạc này là nhạc sỹ Hoàng Trọng.  Khi thế giới âm nhạc nhắc về cố nhạc sỹ Hoàng Trọng, không ai dám phủ nhận ông là một ngôi sáng trên vòm trời âm nhạc Việt Nam.  Đi sâu hơn một chút vào âm nhạc của Hoàng Trọng, người ta cho rằng ông là một vị Hoàng Đế không ngai của thể loại nhạc tango.


Theo Wikipedia, Hoàng Trọng tên thật là Hoàng Trung Trọng, sinh năm 1922 tại Hải Dương.  Năm 1927 gia đình ông chuyển về sống tại Nam Định.

Hoàng Trọng bắt đầu học nhạc từ năm 1933 qua người anh trai là Hoàng Trung Quý.  Từ năm 1937, Hoàng Trọng học nhạc tại trường Thầy Dòng Saint Thomas Nam Định.  Đến năm 1941, ông tiếp tục nghiên cứu âm nhạc qua sách vở và học hàm thụ từ một trường ở Paris.  Cũng thời gian ở Nam Định, khoảng 1940 Hoàng Trọng có mở một lớp dạy nhạc.

Ngoài chuyện có khiếu về âm nhạc, từ thuở thiếu niên, Hoàng Trọng còn có khả năng tập họp, tổ chức ban ca nhạc.  Đến năm 15 tuổi, ông cùng các anh em trong gia đình như Hoàng Trung An và Hoàng Trung Vinh, các bạn như Đan Thọ, Đặng Thế Phong, Bùi Công Kỳ...  thành một ban nhạc.  Thuở ban đầu, ban nhạc không có tên, chỉ để giải trí và cũng để trình diễn giúp vui cho những chương trình từ thiện.  Nhưng đến năm 1945, khi Hoàng Trọng mở phòng trà Thiên Thai ở Nam Định, ban nhạc trình diễn mỗi tối ở đó và vì vậy lấy tên là ban nhạc Thiên Thai.  Phòng trà và ban nhạc của Hoàng Trọng hoạt động đến khi chiến tranh Việt Pháp bùng nổ năm 1946.

Cuối thập niên 1930, tân nhạc Việt Nam bắt đầu hình thành.  Bản nhạc đầu tay của Hoàng Trọng, bài “Đêm Trăng” được viết vào năm 1938 khi ông mới 16 tuổi.  Một số bản nhạc tiếp theo của ông được Phạm Duy trình bày trên sân khấu của gánh hát Đức Huy, trong đó có “Tiếng Đàn Tôi”, được coi là một trong những bản tango đầu tiên của Việt Nam. Một bản nhạc tiền chiến nổi tiếng khác của Hoàng Trọng thời gian đó là bản “Một Thuở Yêu Đàn”.


Khi chiến tranh bùng nổ, ông tản cư ra khỏi Nam Định, qua phủ Nho Quan, Phát Diệm và cuối cùng định cư tại Hà Nội năm 1947.  Thời gian đó ông đã viết bản “Phút Chia Ly”, một nhạc phẩm tango giá trị, do Nguyễn Túc đặt lời.  Cũng trong khoảng thời gian ở Hà Nội, Hoàng Trọng có những người bạn là nghệ sỹ của đài phát thanh như Mộc Lan, Minh Diệu, Mạnh Phát, Châu Kỳ v.v…, nhờ đó các nhạc phẩm của ông được phổ biến rộng rải ở Hà thành.  Hoàng Trọng cũng viết cuốn “Tự Học Hạ Uy Cầm”, tích lũy từ những kinh nghiệm dạy đàn trước đó, và được nhà xuất bản Thế Giới phát hành.

https://baomai.blogspot.com/
Hoàng Trọng và Phạm Duy tại Hoa Kỳ 1990.

Năm 1950, nhạc sĩ Hoàng Trọng gia nhập quân đội.  Ông là Trưởng Ban Quân Nhạc Bảo Chính Đoàn trình diễn mỗi tuần tại một vườn hoa cạnh Bưu Điện Hà Nội và trong chương trình “Tiếng Nói Bảo Chính Đoàn” của đài phát thanh Hà Nội.  Khoảng thời gian này, ông viết được nhiều bài hát, trong đó có “Gió Mùa Xuân Tới”. Năm 1953 tên tuổi Hoàng Trọng thực sự nổi tiếng với bản “Nhạc Sầu Tương Tư”, ca khúc này được trình diễn thường xuyên trên đài phát thanh khi ấy.  Năm đó ông còn viết một bản tango khác là “Dừng Bước Giang Hồ” như đã đề cập ở trên.


Năm 1954, Hoàng Trọng di cư vào miền Nam.  Tại Sài Gòn, ông thành lập những ban nhạc trình diễn trên đài phát thanh Sài Gòn, đài Quân Đội, đài Tiếng Nói Tự Do và đài Truyền Hình Việt Nam.  Những ban nhạc của ông hoạt động đến tận 1975, từng mang nhiều tên khác nhau như Hoàng Trọng, Tây Hồ, Đất Nước Mến Yêu ...  đặc biệt từ năm 1967 với tên Tiếng Tơ Đồng.  Ban hợp xướng Tiếng Tơ Đồng, với các ca sĩ, nhạc sĩ danh tiếng của Sài Gòn thời đó, đã trình bày nhiều ca khúc tiền chiến giá trị.  Di cư vào Nam, nỗi buồn xa đất Bắc đã đem lại những cảm hứng nên Hoàng Trọng viết các nhạc phẩm như “Khóc Biệt Kinh Kỳ”; “Trăng Sầu Viễn Xứ”; “Chiều Xưa Tưởng Nhớ” và “Chiều Mưa Nhớ Bắc”.


Nói đến Hoàng Trọng mà không nói đến Tiếng Tơ Ðồng thì vẫn chưa hiểu hết tâm huyết và đầu óc tổ chức của người nhạc sĩ tài danh này. Ông đã để lại trong lịch sử âm nhạc Việt Nam một ban nhạc nổi danh, tạo dựng nhiều tiếng hát tên tuổi, đưa nhiều sáng tác của nhiều nhạc sĩ lên đỉnh vinh quang của nền âm nhạc.  Khi được mời thành lập ban nhạc để trình diễn trên hệ thống truyền hình, Hoàng Trọng nhận lời.  Sau thời gian chuẩn bị chu đáo, ngày 30 tháng 8 năm 1957, Tiếng Tơ Ðồng xuất hiện trên đài Truyền Hình Việt Nam, quy tụ với khoảng 40 ca nhạc sĩ đã gây “dấu ấn” sâu sắc trong làng ca nhạc.  Từ đó, Tiếng Tơ Ðồng vô cùng hấp dẫn, lôi cuốn giới mộ điệu, khán thính giả bốn phương và cũng là môi trường sinh hoạt, tiến thân của nhiều nghệ sĩ.

Tiếng Tơ Ðồng đánh dấu giai đoạn vàng son của nền âm nhạc Việt Nam, khán thính giả có dịp thưởng ngoạn cung bậc của thời tiền chiến, âm nhạc bán cổ điển, êm dịu, nhẹ nhàng, mượt mà, mang âm hưởng của thời kỳ lãng mạn Tây phương.  Khi Tiếng Tơ Ðồng thành công trên bước đường nghệ thuật, Hoàng Trọng vừa lo chăm sóc Tiếng Tơ Ðồng mỗi ngày thêm sắc thái mới lạ, vừa chuyển hướng sang lãnh vực viết nhạc cho các phim Việt Nam thời bấy giờ.

https://baomai.blogspot.com/
Nhạc sĩ Hoàng Trọng đang điều khiển ban nhạc Tiếng Tơ Đồng

Khi viết nhạc phim, ông có những phong thái mới mẻ lồng vào nghệ thuật thứ Bảy.  Một vài phim nổi tiếng như: “Xin Nhận Nơi Này Làm Quê Hương”; “Giã Từ Bóng Tối”; “Người Tình Không Chân Dung”; “Sau Giờ Giới Nghiêm” hay “Bão Tình” … đều được Hoàng Trọng lồng vào những nhạc phẩm rất được ưa thích.  Với nhạc trong bộ phim “Triệu Phú Bất Đắc Dĩ”, Hoàng Trọng đã được giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật của Việt Nam dưới nền Đệ Nhị Cộng Hòa trong năm 1972 - 1973.

Khoảng thời gian ở Sài Gòn, Hoàng Trọng sáng tác rất mạnh mẽ, nhiều ca khúc nổi tiếng đi vào lòng người như: “Ngàn Thu Áo Tím”; “Lạnh Lùng”; “Bạn Lòng”; “Mộng Lành”; “Tiếng Bước Sang Ngang”; “Ngỡ Ngàng” ... v v.


Trong khoảng 200 nhạc phẩm của Hoàng Trọng, ông chỉ tự đặt lời khoảng 40 bài.  Số còn lại được sự giúp đỡ của nhiều nhạc sĩ khác như Hồ Đình Phương, Hoàng Dương, Nguyễn Túc, Quách Đàm, Vĩnh Phúc ...  Trong giới nhạc sĩ Việt Nam, Hoàng Trọng viết nhạc tango nhiều và được xem như người thành công nhất với danh hiệu “Vua Tango”.  Phải nói không nhạc sĩ Việt Nam nào viết tango nhiều và hay như Hoàng Trọng, do đó cho đến tận mãi bây giờ, ngôi vị đó cũng chưa có hay không có ai dám lên thay thế.

Sau 1975, không ai hiểu vì lý do gì, Hoàng Trọng chỉ sáng tác một vài ca khúc và không phổ biến.  Có người cho là hoàn cảnh mới, chế độ mới với những sinh hoạt lạ lẫm làm ông không có nhiều cảm hứng như thời trước nên ông không thể sáng tác.  Bản cuối cùng của ông là “Chiều Rơi Đó Em”.  Năm 1992, nhạc sĩ Hoàng Trọng sang định cư tại Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ.  Ðược sum họp với con cái và sống với người vợ rất trẻ cuối đời là ca-nhạc sĩ Thu Tâm, chẳng được bao năm, Hoàng Trọng vĩnh viễn ra đi lúc 12 giờ 45, trưa thứ Năm, ngày 16 tháng 7 năm 1998 tại Paolo Alto, Bắc Cali, Hoa Kỳ, hưởng thọ 75 tuổi.

https://baomai.blogspot.com/
Hoàng Trọng thời thanh niên và lúc định cư tại Hoa Kỳ

Những người bạn đồng liêu trong giới văn nghệ sĩ rất quý mến và thương yêu Hoàng Trọng.  Hãy nghe nhạc sĩ Phạm Duy nói về ông như sau: “Hoàng Trọng đã từng phục vụ cho nền tân nhạc Việt Nam từ lúc phôi thai cho đến khi đã trưởng thành, tất cả đều có một hành trình rất phong phú...  Trong đời tôi, chưa thấy ai nhu mì như nhạc sĩ Hoàng Trọng cả.”

Với nhạc sĩ Nguyễn Hiền, Hoàng Trọng là người bạn văn nghệ suốt cả cuộc đời sống với nhau bằng chữ tâm: tâm thành, tâm ý trong nghệ thuật và cuộc sống.  Trong bài viết “Thuở Bình Minh Của Âm Nhạc Việt Nam”, nhạc sĩ Nguyễn Hiền viết: “Những ai sinh quán ở Nam Ðịnh đều biết thành phố nầy có những nhạc sĩ quen thuộc với đại chúng như Ðặng Thế Phong, Hoàng Quý Phạm Ngữ, tác giả bản Buồn Nhớ Quê Hương, Ðan Thọ và Hoàng Trọng với những bản tango nổi danh ...”  Riêng nhạc sĩ Ðan Thọ thì cho rằng: “Hoàng Trọng là khuôn mặt nghệ sĩ quý báu trong tình bạn từ lúc gặp nhau trong ban nhạc đầu tiên ở Nam Ðịnh vào thời tiền chiến và trải dài qua nửa thế kỷ cho đến lúc vĩnh biệt.”

Khi nói đến giới nghệ sĩ, người ta thường gán ghép cho họ một cái tên rất tội nghiệp “xướng Ca vô loài”.  Có vô loài hay vô loại hay không, không ai biết, nhưng trên thực tế, nhạc sĩ Hoàng Trọng là một thí dụ điển hình của một tấm gương sáng trong vấn đề bổn phận và trách nhiệm đối với gia đình.  Hơn hai thập niên, Hoàng Trọng sống trong thế giới âm thanh, thế giới đèn màu, sống giữa cám dỗ về tình cảm lăng nhăng gần sát bên mình như hơi thở, nhưng Hoàng Trọng vẫn trang trọng sống độc thân để nuôi con, ông để trái tim mình trọn vẹn với con. Trong 3 người con, Bạch La là con gái út, và có thể tình thương dành cho đứa con út này đã không cho phép Hoàng Trọng “bước thêm bước nữa”.  Sau năm 1975, gia đình Hoàng Trọng tan đàn xẻ ghé, chỉ còn ông cô đơn sống bên Việt Nam.  Sau đó Hoàng Trọng kết hôn với một người phụ nữ rất trẻ, đó là ca nhạc sĩ Thu Tâm.  Hoàng Trọng và Thu Tâm đã có những chuỗi ngày hạnh phúc bên nhau, mà kết quả là sự ra đời của hai người con, Thiên Út và Kim Mi.  Ông viết ca khúc “Chiều Rơi Đó Em” cho Thu Tâm và từ đó trở đi ông không sáng tác thêm ca khúc nào khác. 

Như một an bài của định mệnh, trong đêm tưởng niệm và thương tiếc người nhạc sĩ tài hoa, những người bạn lão thành cũng không cầm được nước mắt khi nghe tiếng hát xuất hồn của người quả phụ Thu Tâm qua bài “Ngàn Thu Áo Tím”:

“Từ khi xa anh, em vẫn yêu và nhớ.  Mà sao anh đi, đi mãi không về nữa.  Một bóng áo tím buồn ngẩn ngơ, khóc trong chiều gió mưa, khóc thương hình bóng xưa...

...  Anh xa khơi, bóng mưa giăng đầy lối.  Anh xa xôi, áo bay trong chiều tím.  Anh xa xôi, áo em tím lẻ loi, tím lên khung trời nhớ nhung đầy vơi...



Ngàn thu mưa rơi trên áo em màu tím.  Ngàn thu đau thương vương áo em màu tím.  Nhuộm tím những chuỗi ngày vắng nhau, tháng năm còn lướt mau, biết bao giờ thấy nhau.”!!!


Nguyễn Thanh Liêm 
Toan Trinh chuyen



Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nhạc sĩ Hoàng Trọng: Con Người và Âm Nhạc

Có người nói rằng âm nhạc vốn là ngôn ngữ của nhân loại, nên khi nghe nhạc, nếu là một bản nhạc hay, có hồn, người ta thường cho rằng không cần phải hiểu lời ca...


https://baomai.blogspot.com/

Có người nói rằng âm nhạc vốn là ngôn ngữ của nhân loại, nên khi nghe nhạc, nếu là một bản nhạc hay, có hồn, người ta thường cho rằng không cần phải hiểu lời ca cũng có thể cảm nhận ra được tâm tình của tác giả gởi gắm trong bài hát. Từ lý luận trên, có người cho rằng “Con Người” và “Âm Nhạc” là hai vấn đề không thể tách rời ra được và đó là lý luận của đa số những người yêu âm nhạc.

Còn chuyện những người yêu âm nhạc, thích ca, thích hát, thích đàn hay thích sáng tác, nếu chẳng may lấy phải người vợ hoặc người chồng có khuynh hướng chống lại Âm Nhạc thì lúc đó Con Người và Âm Nhạc không hề được dính vào nhau, và đây cũng là một chuyện đau khổ vô cùng tận. Do đó nếu muốn đem Con Người và Âm Nhạc gán gả cho nhau, có lẽ phải dùng đến chữ của nhà Phật, đó là Duyên.

Sở dĩ phải dài dòng văn tự như thế vì trong ngày 31 tháng 3 vừa qua, chúng tôi có được hầu chuyện cùng một Cộng Tác Viên của báo Nguồn Việt, đó là Thầy Phó Tế Nguyễn Mạnh San.  Ngày 31 tháng vừa qua cũng là ngày Thầy Phó San kỷ niệm thời gian 35 năm được thụ phong chức Phó Tế tại Hoa Kỳ.

https://baomai.blogspot.com/
Thầy Phó Tế Nguyễn Mạnh San

Được biết Thầy Phó San cũng là một trong những người Việt Nam tị nạn đầu tiên được th phong vào chức sắc này.  Có thể nói tại địa phương Thầy Phó đang cư ngụ, trong vai trò của một người lãnh đạo tinh thần, Thầy đã kinh qua một khoảng thời gian dài để phục vụ cho cộng đồng người Việt Nam trên nhiều lãnh vực, mà nhất là lãnh vực tâm linh.

Trong những năm vừa qua, báo Nguồn Việt rất hân hạnh đón tiếp Thầy Phó Tế Nguyễn Mạnh San với vai trò một Cộng Tác Viên của tờ báo. Chúng tôi đã được Thầy dành cho rất nhiều cảm tình, thầy có hứa rằng khi không còn vướng bận đến miếng cơm manh áo, nhất định Thầy sẽ trở thành một Cộng Tác Viên thường trực cho tờ báo của chúng ta.

Từ trước đến nay Thầy cũng có cộng tác cho rất nhiều báo chí ở hải ngoại, mà hầu hết là những báo ở những tiểu bang phía Tây Bắc của Hoa Kỳ, bên California hay tận xứ Canada lạnh lẽo.  Một điều làm chúng tôi ngỡ ngàng là tất cả những bài viết của thầy đều liên quan đến vấn đề Pháp Lý.  Nếu Thầy Phó Tế có viết về lãnh vực Tâm Linh thì chúng tôi không có gì để thắc mắc vì Thầy vốn là một Tuyên Úy Trại Tù (Catholic Chaplain in Prison Ministry), nhưng nhớ lại lần đầu tiên khi đọc qua bản thảo đầu tiên do Thầy gởi đến, chúng tôi phải tìm đến để trao đổi với Thầy vì sự quan trọng của những vấn đề Thầy Phó nêu lên trong bài viết.

https://baomai.blogspot.com/

Được biết Thầy Nguyễn Mạnh San ngoài việc làm Phó Tế ở các buổi Lễ trong nhà Chúa, Thầy hiện nay đã về hưu từ cơ quan Tư Pháp trong chức vụ Phụ Tá Trưởng Phòng Tố Tụng, Đặc Trách Luật Sư Đoàn và Nhập Tịch của Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ (Attorney Admission & Naturalization Deputy of United States District Court.)

Trong ngày Thầy kỷ niệm 35 năm được thụ phong chức vị Phó Tế, chúng tôi mới được biết thêm những điều về Thầy mà chúng tôi cho là Con Người của Thầy và Âm Nhạc có nhiều kỷ niệm rất đẹp.  Nói chuyện với Thầy, nghe Thầy đọc Phúc Âm trong nhà thờ, khó ai có thể đoán ra con người của Thầy Sáu lại có những tao ngộ, mấu kết với âm nhạc đến mức ngạc nhiên như thế.  Nghe Thầy kể về quảng đời thơ ấu, Thầy chính là cháu ruột của cố nhạc sĩ Hoàng Trọng, một ngôi sao Bắc Đẩu trên vòm trời âm nhạc Việt Nam của thế kỷ trước.  Hãy nghe Thầy tâm sự một đoạn đời với chúng tôi, người ta mới thấy cái duyên của Thầy và âm nhạc - dù nay chỉ còn là kỷ niệm, nhưng nó tha thiết đến dường nào:

- Ngày xưa còn bé tôi rất mê ca hát.  Trừ đàn violin ra, nhạc cụ nào tôi cũng có thể xử dụng được.  Tôi từng chơi trong ban nhạc ở cái tuổi 14, 15.  Tôi cũng từng sáng tác nhạc, và hồi đó những bài hát của tôi cũng thường được hát trên chương trình Tiếng Tơ Đồng của nhạc sĩ Hoàng Trọng.  Có thể nói vốn liếng về âm nhạc mà tôi có được, tất cả đều nhờ đến công ơn dạy dỗ của cậu ruột tôi (tức là nhạc sĩ Hoàng Trọng)

https://baomai.blogspot.com/
Danh ca Thái Thanh trong buổi phát hình chương trình Tiếng Tơ Đồng của nhạc sĩ Hoàng Trọng trên THVN năm 1968.

Chúng tôi thắc mắc trong thân tình:

- Thế tại sao Thầy không theo đuổi âm nhạc mà lại đổi nghề qua làm Phó Tế?

Thầy Phó Tế không trả lời ngay, mắt Thầy xa xăm như muốn trở về lại với cái quá khứ đầy những tiếng nhạc, lời ca, giọng của Thầy đầy xúcđộng kể cho chúng tôi nghe rằng:

- Cho đến ngày hôm nay, khi được ngồi nói chuyện với anh, tôi vẫn canh cánh bên lòng công ơn dạy dỗ của cậu tôi.  Tại sao tôi bỏ nghề âm nhạc?  Cậu Hoàng Trọng của tôi cũng chính là người đã khuyên tôi không nên theo cái nghề “xướng ca vô loài” không tương lai này.  

Bên Việt Nam thời đó, có ai ăn nên làm ra từ cái nghề đàn ca hát xướng bao giờ?  Tôi còn nhớ cậu tôi nói rằng: “Đời cậu thì coi như bỏ đi rồi, cậu không muốn con theo vết chân của cậu.”  Rồi tôi nghe lời cậu bỏ đàn, bỏ sân khấu để trở về với sách vở.  Cậu tôi luôn động viên, khuyến khích và cuối cùng tôi cũng đậu vô được trường Luật Khoa dù ở cái tuổi hơi lớn hơn những sinh viên khác.

https://baomai.blogspot.com/

Ngồi im một lúc khá lâu, Thầy Phó Tế kể tiếp:

- Có thể nói cậu Trọng là người đã giúp tách rời con người của tôi ra khỏi âm nhạc.  Tôi không ân hận những quyết định của tôi ngày xưa, nhưng những lúc nhớ về cậu, đọc ở đâu đó bài viết về cậu trên mạng, trên báo, tôi lại buồn và thương cậu.  Đôi lúc tôi cũng tự hỏi, nếu ngày xưa Chúa không dùng lời khuyên của cậu để đưa tôi rẽ qua một ngã quanh khác của cuộc đời, tôi vẫn không biết duyên số giữa tôi và âm nhạc sẽ đi về đâu?  Điều duy nhất khiến tôi luôn buồn trong lòng là chưa hề có đến một ngày để đền đáp công ơn nuôi dưỡng và dạy dỗ của cậu. Hôm nay là ngày kỷ niệm ngày tôi thụ chức Phó Tế được 35 năm, nếu cậu tôi còn sống, ắt hẳn cậu rất vui, nhất định cậu sẽ mỉm cười và chia sẽ với tôi ân huệ này.

Chúng tôi hỏi thêm:

- Bây giờ, ngày hôm nay nếu Thầy Sáu đứng ở vị trí của cậu Hoàng Trọng, Thầy Phó Tế sẽ khuyên con cháu của mình như thế nào, nếu trong nhà có đứa mê “đàn ca hát xướng”?

Thầy Phó Tế cười buồn:

- Đâu cần khuyên cháu chắt gì.  Ngay sau khi cậu tôi sang Mỹ, tôi cũng khuyên ngược lại cậu tôi nên từ bỏ âm nhạc để tìm kiếm cho mình một cái nghề thực dụng hơn.  Nhưng “con  người” của cậu tôi với “âm nhạc” là một, theo tôi thì ngoại trừ Thiên Chúa ra, tôi không tin là ai có thể tách rời hai điều ấy lìa khỏi nhau được.  Cậu tôi nghe tôi nói, cậu chỉ mỉm cười chứ không trả lời, rồi cậu quyết định đi tìm đất sống cho âm nhạc của cậu.

Khi được sang Hoa Kỳ định cư, cậu chỉ lưu lại với tôi có một thời gian rất ngắn. Cậu đã bỏ đi như con cá đi tìm nước để bơi, “Con Người” của cậu phải dính liền với “Âm Nhạc”, mà nơi đây không phải là nơi để cậu tôi dụng võ.  Cậu sang California được vài năm thì qua đời vì bệnh tim. Cậu mất đi để lại trong lòng tôi nỗi khoắc khoải vì chưa làm được một việc gì cho cậu để gọi là trả công cho cậu đã đùm bọc dạy dỗ tôi nên người.

https://baomai.blogspot.com/

Ngưng một lát rồi Thầy Phó Tế nói tiếp:

- Tôi không ân hận đã tách rời bản thân mình ra khỏi âm nhạc, đó là tại tôi không có duyên với sân khấu.  Nhưng tôi xin thú nhận với anh là tôi đã có cái nhìn lệch lạc về những người theo đuổi nghề cầm ca dù vào thời bấy giờ, cậu tôi và tôi là một trong những số người ấy.  Ông bà ta có câu “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Đặc biệt là ở những xã hội tiên tiến như Hoa Kỳ, nếu đàn giỏi, ca hay cũng kiếm tiền không thua cho bất kỳ ai đâu.  Đâu phải nghệ sĩ nào cũng có lối sống buông thả vô kỷ luật đâu?

BM

Nhân được biết thêm về “lý lịch” của một Cộng Tác Viên, một người cháu ruột của một nhạc sĩ nổi tiếng, đồng thời chúng tôi đã được sự đồng ý của nhà báo Vương Trùng Dương, xin được dựa theo bài báo của ông viết về cố nhạc sĩ Hoàng Trọng để có một sưu tầm nhỏ về người nhạc sĩ tài ba này.

Hoàng Đế không ngai của nhạc Tango


https://baomai.blogspot.com/

Phần lớn những người nghe nhạc Việt Nam, ai cũng biết những lời ca trên là bản “Dừng Bước Giang Hồ”.  Đây là một bài hát được cho là tiểu biểu cho thể loại nhạc pasodoble của Việt Nam.  Với ca từ của Quang Khải, người sáng tác ra khúc nhạc này là nhạc sỹ Hoàng Trọng.  Khi thế giới âm nhạc nhắc về cố nhạc sỹ Hoàng Trọng, không ai dám phủ nhận ông là một ngôi sáng trên vòm trời âm nhạc Việt Nam.  Đi sâu hơn một chút vào âm nhạc của Hoàng Trọng, người ta cho rằng ông là một vị Hoàng Đế không ngai của thể loại nhạc tango.


Theo Wikipedia, Hoàng Trọng tên thật là Hoàng Trung Trọng, sinh năm 1922 tại Hải Dương.  Năm 1927 gia đình ông chuyển về sống tại Nam Định.

Hoàng Trọng bắt đầu học nhạc từ năm 1933 qua người anh trai là Hoàng Trung Quý.  Từ năm 1937, Hoàng Trọng học nhạc tại trường Thầy Dòng Saint Thomas Nam Định.  Đến năm 1941, ông tiếp tục nghiên cứu âm nhạc qua sách vở và học hàm thụ từ một trường ở Paris.  Cũng thời gian ở Nam Định, khoảng 1940 Hoàng Trọng có mở một lớp dạy nhạc.

Ngoài chuyện có khiếu về âm nhạc, từ thuở thiếu niên, Hoàng Trọng còn có khả năng tập họp, tổ chức ban ca nhạc.  Đến năm 15 tuổi, ông cùng các anh em trong gia đình như Hoàng Trung An và Hoàng Trung Vinh, các bạn như Đan Thọ, Đặng Thế Phong, Bùi Công Kỳ...  thành một ban nhạc.  Thuở ban đầu, ban nhạc không có tên, chỉ để giải trí và cũng để trình diễn giúp vui cho những chương trình từ thiện.  Nhưng đến năm 1945, khi Hoàng Trọng mở phòng trà Thiên Thai ở Nam Định, ban nhạc trình diễn mỗi tối ở đó và vì vậy lấy tên là ban nhạc Thiên Thai.  Phòng trà và ban nhạc của Hoàng Trọng hoạt động đến khi chiến tranh Việt Pháp bùng nổ năm 1946.

Cuối thập niên 1930, tân nhạc Việt Nam bắt đầu hình thành.  Bản nhạc đầu tay của Hoàng Trọng, bài “Đêm Trăng” được viết vào năm 1938 khi ông mới 16 tuổi.  Một số bản nhạc tiếp theo của ông được Phạm Duy trình bày trên sân khấu của gánh hát Đức Huy, trong đó có “Tiếng Đàn Tôi”, được coi là một trong những bản tango đầu tiên của Việt Nam. Một bản nhạc tiền chiến nổi tiếng khác của Hoàng Trọng thời gian đó là bản “Một Thuở Yêu Đàn”.


Khi chiến tranh bùng nổ, ông tản cư ra khỏi Nam Định, qua phủ Nho Quan, Phát Diệm và cuối cùng định cư tại Hà Nội năm 1947.  Thời gian đó ông đã viết bản “Phút Chia Ly”, một nhạc phẩm tango giá trị, do Nguyễn Túc đặt lời.  Cũng trong khoảng thời gian ở Hà Nội, Hoàng Trọng có những người bạn là nghệ sỹ của đài phát thanh như Mộc Lan, Minh Diệu, Mạnh Phát, Châu Kỳ v.v…, nhờ đó các nhạc phẩm của ông được phổ biến rộng rải ở Hà thành.  Hoàng Trọng cũng viết cuốn “Tự Học Hạ Uy Cầm”, tích lũy từ những kinh nghiệm dạy đàn trước đó, và được nhà xuất bản Thế Giới phát hành.

https://baomai.blogspot.com/
Hoàng Trọng và Phạm Duy tại Hoa Kỳ 1990.

Năm 1950, nhạc sĩ Hoàng Trọng gia nhập quân đội.  Ông là Trưởng Ban Quân Nhạc Bảo Chính Đoàn trình diễn mỗi tuần tại một vườn hoa cạnh Bưu Điện Hà Nội và trong chương trình “Tiếng Nói Bảo Chính Đoàn” của đài phát thanh Hà Nội.  Khoảng thời gian này, ông viết được nhiều bài hát, trong đó có “Gió Mùa Xuân Tới”. Năm 1953 tên tuổi Hoàng Trọng thực sự nổi tiếng với bản “Nhạc Sầu Tương Tư”, ca khúc này được trình diễn thường xuyên trên đài phát thanh khi ấy.  Năm đó ông còn viết một bản tango khác là “Dừng Bước Giang Hồ” như đã đề cập ở trên.


Năm 1954, Hoàng Trọng di cư vào miền Nam.  Tại Sài Gòn, ông thành lập những ban nhạc trình diễn trên đài phát thanh Sài Gòn, đài Quân Đội, đài Tiếng Nói Tự Do và đài Truyền Hình Việt Nam.  Những ban nhạc của ông hoạt động đến tận 1975, từng mang nhiều tên khác nhau như Hoàng Trọng, Tây Hồ, Đất Nước Mến Yêu ...  đặc biệt từ năm 1967 với tên Tiếng Tơ Đồng.  Ban hợp xướng Tiếng Tơ Đồng, với các ca sĩ, nhạc sĩ danh tiếng của Sài Gòn thời đó, đã trình bày nhiều ca khúc tiền chiến giá trị.  Di cư vào Nam, nỗi buồn xa đất Bắc đã đem lại những cảm hứng nên Hoàng Trọng viết các nhạc phẩm như “Khóc Biệt Kinh Kỳ”; “Trăng Sầu Viễn Xứ”; “Chiều Xưa Tưởng Nhớ” và “Chiều Mưa Nhớ Bắc”.


Nói đến Hoàng Trọng mà không nói đến Tiếng Tơ Ðồng thì vẫn chưa hiểu hết tâm huyết và đầu óc tổ chức của người nhạc sĩ tài danh này. Ông đã để lại trong lịch sử âm nhạc Việt Nam một ban nhạc nổi danh, tạo dựng nhiều tiếng hát tên tuổi, đưa nhiều sáng tác của nhiều nhạc sĩ lên đỉnh vinh quang của nền âm nhạc.  Khi được mời thành lập ban nhạc để trình diễn trên hệ thống truyền hình, Hoàng Trọng nhận lời.  Sau thời gian chuẩn bị chu đáo, ngày 30 tháng 8 năm 1957, Tiếng Tơ Ðồng xuất hiện trên đài Truyền Hình Việt Nam, quy tụ với khoảng 40 ca nhạc sĩ đã gây “dấu ấn” sâu sắc trong làng ca nhạc.  Từ đó, Tiếng Tơ Ðồng vô cùng hấp dẫn, lôi cuốn giới mộ điệu, khán thính giả bốn phương và cũng là môi trường sinh hoạt, tiến thân của nhiều nghệ sĩ.

Tiếng Tơ Ðồng đánh dấu giai đoạn vàng son của nền âm nhạc Việt Nam, khán thính giả có dịp thưởng ngoạn cung bậc của thời tiền chiến, âm nhạc bán cổ điển, êm dịu, nhẹ nhàng, mượt mà, mang âm hưởng của thời kỳ lãng mạn Tây phương.  Khi Tiếng Tơ Ðồng thành công trên bước đường nghệ thuật, Hoàng Trọng vừa lo chăm sóc Tiếng Tơ Ðồng mỗi ngày thêm sắc thái mới lạ, vừa chuyển hướng sang lãnh vực viết nhạc cho các phim Việt Nam thời bấy giờ.

https://baomai.blogspot.com/
Nhạc sĩ Hoàng Trọng đang điều khiển ban nhạc Tiếng Tơ Đồng

Khi viết nhạc phim, ông có những phong thái mới mẻ lồng vào nghệ thuật thứ Bảy.  Một vài phim nổi tiếng như: “Xin Nhận Nơi Này Làm Quê Hương”; “Giã Từ Bóng Tối”; “Người Tình Không Chân Dung”; “Sau Giờ Giới Nghiêm” hay “Bão Tình” … đều được Hoàng Trọng lồng vào những nhạc phẩm rất được ưa thích.  Với nhạc trong bộ phim “Triệu Phú Bất Đắc Dĩ”, Hoàng Trọng đã được giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật của Việt Nam dưới nền Đệ Nhị Cộng Hòa trong năm 1972 - 1973.

Khoảng thời gian ở Sài Gòn, Hoàng Trọng sáng tác rất mạnh mẽ, nhiều ca khúc nổi tiếng đi vào lòng người như: “Ngàn Thu Áo Tím”; “Lạnh Lùng”; “Bạn Lòng”; “Mộng Lành”; “Tiếng Bước Sang Ngang”; “Ngỡ Ngàng” ... v v.


Trong khoảng 200 nhạc phẩm của Hoàng Trọng, ông chỉ tự đặt lời khoảng 40 bài.  Số còn lại được sự giúp đỡ của nhiều nhạc sĩ khác như Hồ Đình Phương, Hoàng Dương, Nguyễn Túc, Quách Đàm, Vĩnh Phúc ...  Trong giới nhạc sĩ Việt Nam, Hoàng Trọng viết nhạc tango nhiều và được xem như người thành công nhất với danh hiệu “Vua Tango”.  Phải nói không nhạc sĩ Việt Nam nào viết tango nhiều và hay như Hoàng Trọng, do đó cho đến tận mãi bây giờ, ngôi vị đó cũng chưa có hay không có ai dám lên thay thế.

Sau 1975, không ai hiểu vì lý do gì, Hoàng Trọng chỉ sáng tác một vài ca khúc và không phổ biến.  Có người cho là hoàn cảnh mới, chế độ mới với những sinh hoạt lạ lẫm làm ông không có nhiều cảm hứng như thời trước nên ông không thể sáng tác.  Bản cuối cùng của ông là “Chiều Rơi Đó Em”.  Năm 1992, nhạc sĩ Hoàng Trọng sang định cư tại Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ.  Ðược sum họp với con cái và sống với người vợ rất trẻ cuối đời là ca-nhạc sĩ Thu Tâm, chẳng được bao năm, Hoàng Trọng vĩnh viễn ra đi lúc 12 giờ 45, trưa thứ Năm, ngày 16 tháng 7 năm 1998 tại Paolo Alto, Bắc Cali, Hoa Kỳ, hưởng thọ 75 tuổi.

https://baomai.blogspot.com/
Hoàng Trọng thời thanh niên và lúc định cư tại Hoa Kỳ

Những người bạn đồng liêu trong giới văn nghệ sĩ rất quý mến và thương yêu Hoàng Trọng.  Hãy nghe nhạc sĩ Phạm Duy nói về ông như sau: “Hoàng Trọng đã từng phục vụ cho nền tân nhạc Việt Nam từ lúc phôi thai cho đến khi đã trưởng thành, tất cả đều có một hành trình rất phong phú...  Trong đời tôi, chưa thấy ai nhu mì như nhạc sĩ Hoàng Trọng cả.”

Với nhạc sĩ Nguyễn Hiền, Hoàng Trọng là người bạn văn nghệ suốt cả cuộc đời sống với nhau bằng chữ tâm: tâm thành, tâm ý trong nghệ thuật và cuộc sống.  Trong bài viết “Thuở Bình Minh Của Âm Nhạc Việt Nam”, nhạc sĩ Nguyễn Hiền viết: “Những ai sinh quán ở Nam Ðịnh đều biết thành phố nầy có những nhạc sĩ quen thuộc với đại chúng như Ðặng Thế Phong, Hoàng Quý Phạm Ngữ, tác giả bản Buồn Nhớ Quê Hương, Ðan Thọ và Hoàng Trọng với những bản tango nổi danh ...”  Riêng nhạc sĩ Ðan Thọ thì cho rằng: “Hoàng Trọng là khuôn mặt nghệ sĩ quý báu trong tình bạn từ lúc gặp nhau trong ban nhạc đầu tiên ở Nam Ðịnh vào thời tiền chiến và trải dài qua nửa thế kỷ cho đến lúc vĩnh biệt.”

Khi nói đến giới nghệ sĩ, người ta thường gán ghép cho họ một cái tên rất tội nghiệp “xướng Ca vô loài”.  Có vô loài hay vô loại hay không, không ai biết, nhưng trên thực tế, nhạc sĩ Hoàng Trọng là một thí dụ điển hình của một tấm gương sáng trong vấn đề bổn phận và trách nhiệm đối với gia đình.  Hơn hai thập niên, Hoàng Trọng sống trong thế giới âm thanh, thế giới đèn màu, sống giữa cám dỗ về tình cảm lăng nhăng gần sát bên mình như hơi thở, nhưng Hoàng Trọng vẫn trang trọng sống độc thân để nuôi con, ông để trái tim mình trọn vẹn với con. Trong 3 người con, Bạch La là con gái út, và có thể tình thương dành cho đứa con út này đã không cho phép Hoàng Trọng “bước thêm bước nữa”.  Sau năm 1975, gia đình Hoàng Trọng tan đàn xẻ ghé, chỉ còn ông cô đơn sống bên Việt Nam.  Sau đó Hoàng Trọng kết hôn với một người phụ nữ rất trẻ, đó là ca nhạc sĩ Thu Tâm.  Hoàng Trọng và Thu Tâm đã có những chuỗi ngày hạnh phúc bên nhau, mà kết quả là sự ra đời của hai người con, Thiên Út và Kim Mi.  Ông viết ca khúc “Chiều Rơi Đó Em” cho Thu Tâm và từ đó trở đi ông không sáng tác thêm ca khúc nào khác. 

Như một an bài của định mệnh, trong đêm tưởng niệm và thương tiếc người nhạc sĩ tài hoa, những người bạn lão thành cũng không cầm được nước mắt khi nghe tiếng hát xuất hồn của người quả phụ Thu Tâm qua bài “Ngàn Thu Áo Tím”:

“Từ khi xa anh, em vẫn yêu và nhớ.  Mà sao anh đi, đi mãi không về nữa.  Một bóng áo tím buồn ngẩn ngơ, khóc trong chiều gió mưa, khóc thương hình bóng xưa...

...  Anh xa khơi, bóng mưa giăng đầy lối.  Anh xa xôi, áo bay trong chiều tím.  Anh xa xôi, áo em tím lẻ loi, tím lên khung trời nhớ nhung đầy vơi...



Ngàn thu mưa rơi trên áo em màu tím.  Ngàn thu đau thương vương áo em màu tím.  Nhuộm tím những chuỗi ngày vắng nhau, tháng năm còn lướt mau, biết bao giờ thấy nhau.”!!!


Nguyễn Thanh Liêm 
Toan Trinh chuyen



BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm