Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Nhân câu chuyện "chiếm lĩnh không gian"
Sau cuộc đổ bộ xuống Sao Hỏa của con tàu Curiosity, nước Mỹ lại có một bước tiến vượt bậc nữa trong lĩnh vực hàng không quân sự và dân dụng. Đó là việc mới đây (VOA đưa tin ngày hôm qua, 14/8), Mỹ đã thử nghiệm thành công máy bay không người lái đạt tốc độ “6 lần tốc độ ánh sáng”.
Lâu nay Cơ quan Không gian Hoa Kỳ NASA đưa ra và thực hiện những chương trình không gian kỳ vĩ là câu chuyện không lạ gì với thế giới, đặc biệt trong giới làm khoa học công nghệ hiện đại.
Nước Mỹ họ có tiền, có kỹ thuật tiên tiến thì đương nhiên họ có các điều kiện cần và đủ để đầu tư lĩnh vực không gian (và cả trên các biển lớn và đại dương nữa), tất cả là những lựa chọn hợp lý và chứa đựng tầm nhìn xa...
Không nói về những tham vọng bá chủ không gian và cũng là bá chủ hoàn cầu -một tính toán chắc chắn liên tục hiện hữu trong giới chính trị quốc gia này -, nhưng chỉriêng khía cạnh đóng góp cho nền văn minh nhân loại mà các phát minh và thành tựu khoa học không gian và khoảng không vũ trụ đưa lại thì những người làm khoa học kỹ thuật của nước Mỹ xứng nhận được sự kính nể của cộng đồng quốc tế .
Và nhất là lúc này đây, kinh tế toàn cầu khó khăn, kinh tế nước Mỹ sút kém nhưng chính lại là nước Mỹ dám bỏ một số tiền không nhỏ - tới 2,5 tỉ đô la cho dự án - để chi phí cho việc phóng con tàu Curiosity, với chiếc xe tự hành Roverđổ bộ xuống Sao Hỏa, đủ thấy viễn kiến về mọi mặt của một nước Mỹ nhìn về tương lai là không thể xem thường.
Tiêu tốn tiền của và chất xám để ngày càng làm chủ tốt hơn bầu trời và chiếm lĩnh trọn không gian bao la - và tất nhiên là cả khoảng không gian bao bọc quanh trái đất -, chắc không chỉ dừng ở sự "chiếm lĩnh". Cái đích sau cùng chắc phải đạt tới là khống chế và làm chủ hoàn toàn bầu trời ở khía cạnh quốc phòng an ninh. Siêu cường đạt tới mức độ đó sẽ là một siêu cường có quyền định đoạt lớn trong thế giới hiện đại...
Một câu chuyện hiển nhiên và rõ ràng đến như thế mà rất lạ là báo chí truyền thông chính thống nước minh chẳng mấy mặn mà phản ánh. Lác đác có báo đưa tin, lại cũng nhiều tờ báo khác hoàn toàn im lặng. Những bước tiến của con người về khoa học không gian và hàng không như vậy tưởng là rất cần thông tin cho nhiều người cùng biết cùng hiểu thì mới là điều bình thường trong chức năng thông tin báo chí.
Dù vậy người viết mấy dòng này cũng nên dừng lại ở đây. Thôi dù là gì thì cũng là “chuyện của người ta”, mình chỉ hóng hớt góp chuyện đến thế thôi, chẳng nên “bình loạn” hoặc khen chê chi nhiều.
Tuy nhiên vẫn phải nói chút ít về một điều khác. Đó là nhân câu chuyện có kẻ "chiếm lĩnh không gian" này rất nên có một cái nhìn về các quốc gia giàu mạnh và đầy thực lực trong thế giới ngày nay. Cái “câu lạc bộ” thật sự là đại gia này rất ít ỏi, và họ được coi là “siêu cường” của thời hiện đại.
Chuyện chiếm kĩnh không gian nhất thiết chỉ xảy ra ở loại siêu cường hoặc gần đạt tới mức đó. Người bình thường nếu chịu khó nhìn, biết phân tích và đánh giá thì sẽ thấyđược ai đúng là siêu cường, xứng đáng với vị trí đó; và còn ai cũng chỉ là tựnhận hoặc cố tình diễu võ giương oai thành siêu cường chuyên gây sự bắt nạt các quốc gia nhỏ yếu hơn mà thôi.
Siêu cường thì bao giờ cũng có tham vọng và quán triệt thứ lợi ích bao trùm hoặc cốt lõi của họ. Vấn đề là với các nước nhỏ hơn, yếu kém hơn nhưng không thể né cái sự phải “sống chung” với siêu cường thì tốt nhất là tìm ra cách thức ứng xử quan hệ ra sao để vẫn sống khỏe, vẫn tồn tại được? Tới đây là phần việc của các chính khách tầm quốc gia.
Chỉ muốn nói trong ván cờ thế cuộc hiện nay, một sự lựa chọn và tầm nhìn về tương lai như thế nào của một đất nước sẽ quyết định phần lớn trong cách tìm "thế đứng" với các siêu cường cũng như chọn được bạn bè đối tác đúng đắn và hợp lý mà chơi.
Vệ Nhi
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Nhân câu chuyện "chiếm lĩnh không gian"
Sau cuộc đổ bộ xuống Sao Hỏa của con tàu Curiosity, nước Mỹ lại có một bước tiến vượt bậc nữa trong lĩnh vực hàng không quân sự và dân dụng. Đó là việc mới đây (VOA đưa tin ngày hôm qua, 14/8), Mỹ đã thử nghiệm thành công máy bay không người lái đạt tốc độ “6 lần tốc độ ánh sáng”.
Lâu nay Cơ quan Không gian Hoa Kỳ NASA đưa ra và thực hiện những chương trình không gian kỳ vĩ là câu chuyện không lạ gì với thế giới, đặc biệt trong giới làm khoa học công nghệ hiện đại.
Nước Mỹ họ có tiền, có kỹ thuật tiên tiến thì đương nhiên họ có các điều kiện cần và đủ để đầu tư lĩnh vực không gian (và cả trên các biển lớn và đại dương nữa), tất cả là những lựa chọn hợp lý và chứa đựng tầm nhìn xa...
Không nói về những tham vọng bá chủ không gian và cũng là bá chủ hoàn cầu -một tính toán chắc chắn liên tục hiện hữu trong giới chính trị quốc gia này -, nhưng chỉriêng khía cạnh đóng góp cho nền văn minh nhân loại mà các phát minh và thành tựu khoa học không gian và khoảng không vũ trụ đưa lại thì những người làm khoa học kỹ thuật của nước Mỹ xứng nhận được sự kính nể của cộng đồng quốc tế .
Và nhất là lúc này đây, kinh tế toàn cầu khó khăn, kinh tế nước Mỹ sút kém nhưng chính lại là nước Mỹ dám bỏ một số tiền không nhỏ - tới 2,5 tỉ đô la cho dự án - để chi phí cho việc phóng con tàu Curiosity, với chiếc xe tự hành Roverđổ bộ xuống Sao Hỏa, đủ thấy viễn kiến về mọi mặt của một nước Mỹ nhìn về tương lai là không thể xem thường.
Tiêu tốn tiền của và chất xám để ngày càng làm chủ tốt hơn bầu trời và chiếm lĩnh trọn không gian bao la - và tất nhiên là cả khoảng không gian bao bọc quanh trái đất -, chắc không chỉ dừng ở sự "chiếm lĩnh". Cái đích sau cùng chắc phải đạt tới là khống chế và làm chủ hoàn toàn bầu trời ở khía cạnh quốc phòng an ninh. Siêu cường đạt tới mức độ đó sẽ là một siêu cường có quyền định đoạt lớn trong thế giới hiện đại...
Một câu chuyện hiển nhiên và rõ ràng đến như thế mà rất lạ là báo chí truyền thông chính thống nước minh chẳng mấy mặn mà phản ánh. Lác đác có báo đưa tin, lại cũng nhiều tờ báo khác hoàn toàn im lặng. Những bước tiến của con người về khoa học không gian và hàng không như vậy tưởng là rất cần thông tin cho nhiều người cùng biết cùng hiểu thì mới là điều bình thường trong chức năng thông tin báo chí.
Dù vậy người viết mấy dòng này cũng nên dừng lại ở đây. Thôi dù là gì thì cũng là “chuyện của người ta”, mình chỉ hóng hớt góp chuyện đến thế thôi, chẳng nên “bình loạn” hoặc khen chê chi nhiều.
Tuy nhiên vẫn phải nói chút ít về một điều khác. Đó là nhân câu chuyện có kẻ "chiếm lĩnh không gian" này rất nên có một cái nhìn về các quốc gia giàu mạnh và đầy thực lực trong thế giới ngày nay. Cái “câu lạc bộ” thật sự là đại gia này rất ít ỏi, và họ được coi là “siêu cường” của thời hiện đại.
Chuyện chiếm kĩnh không gian nhất thiết chỉ xảy ra ở loại siêu cường hoặc gần đạt tới mức đó. Người bình thường nếu chịu khó nhìn, biết phân tích và đánh giá thì sẽ thấyđược ai đúng là siêu cường, xứng đáng với vị trí đó; và còn ai cũng chỉ là tựnhận hoặc cố tình diễu võ giương oai thành siêu cường chuyên gây sự bắt nạt các quốc gia nhỏ yếu hơn mà thôi.
Siêu cường thì bao giờ cũng có tham vọng và quán triệt thứ lợi ích bao trùm hoặc cốt lõi của họ. Vấn đề là với các nước nhỏ hơn, yếu kém hơn nhưng không thể né cái sự phải “sống chung” với siêu cường thì tốt nhất là tìm ra cách thức ứng xử quan hệ ra sao để vẫn sống khỏe, vẫn tồn tại được? Tới đây là phần việc của các chính khách tầm quốc gia.
Chỉ muốn nói trong ván cờ thế cuộc hiện nay, một sự lựa chọn và tầm nhìn về tương lai như thế nào của một đất nước sẽ quyết định phần lớn trong cách tìm "thế đứng" với các siêu cường cũng như chọn được bạn bè đối tác đúng đắn và hợp lý mà chơi.
Vệ Nhi