Di Sản Hồ Chí Minh
Nhân quyền: Việt Nam vẫn theo đuổi chính sách đối phó tình thế
Việt Nam, thành viên Ủy ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc, dường như không có chính sách nhất quán tôn trọng quyền con người ? Làm cách nào để cải thiện tình trạng này ?
Tú Anh/ RFI
Một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Genève. |
Trong bối cảnh Trung Quốc công khai lấn chiếm biển đảo, uy hiếp ngư dân,
gây phẫn nộ trong công luận thì chính quyền Việt Nam thả một số tù nhân
lương tâm. Nhưng cùng lúc đó hàng loạt nhà hoạt động nhân quyền và đấu
tranh chống… Trung Quốc xâm lược lại bị bắt.
Việt Nam, thành viên Ủy ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc, dường như không có chính sách nhất quán tôn trọng quyền con người ? Làm cách nào để cải thiện tình trạng này ?
Việt Nam, thành viên Ủy ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc, dường như không có chính sách nhất quán tôn trọng quyền con người ? Làm cách nào để cải thiện tình trạng này ?
Ông Vũ Quốc Dụng, giám đốc điều hành Mạng lưới những người bảo vệ nhân quyền VETO!, Frankfurt, Đức Quốc phân tích.
RFI : Gần đây có một số nhà hoạt động nhân quyền bị
két án nặng nhưng được thả trước thời hạn như Đỗ Thị Minh Hạnh, Cù Huy
Hà Vũ, Đinh Đăng Định, Nguyễn Hữu Cầu, … nhưng cũng có nhiều trường hợp
bị bắt như Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Bắc Truyển,Nguyễn Hữu Vinh
(AnhBaSam), hay bị kết án tù như Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, … Mạng
lưới Những Người Bảo vệ Nhân quyền Veto của anh nhận định ra sao về
hiện tượng này ? Phải chăng đây là chính sách "nhân quyền" theo kiểu
của VN ?
Vũ Quốc Dụng : Trước hết VETO! hoan nghênh chính
quyền Việt Nam đã trả tự do cho một số tù nhân chính trị có án tù dài dù
với bất cứ lý do nào. Trong các trường hợp vừa được trả tự do ông Định
rõ ràng được giải quyết vì lý do nhân đạo và cho về để chết ở nhà. Ông
Cầu có quá nhiều bệnh và đã ở tù quá lâu nên việc giam giữ ông chỉ làm
mất uy tín của chính quyền. Ông Cù Huy Hà Vũ được trả tự do để đi ra
nước ngoài nghiên cứu chứ không phải để chữa bệnh như chính quyền tuyên
bố nhưng rõ ràng có sự thương lượng với các chính quyền khác. Cô Minh
Hạnh là trường hợp duy nhất được trả tự do vô điều kiện. Chúng tôi nhận
xét rằng tuy quyết định trả tự do cho họ đã được thỏa thuận từ lâu nhưng
việc xúc tiến đã kéo dài quá nhiều tháng trời và như thế là không cần
thiết trong những điều kiện giam giữ tồi tệ.
Bên cạnh việc trả tự do trước thời hạn cho khoảng một chục người bất
đồng chính kiến thì chúng tôi lại thấy có những dấu hiệu ngược chiều về
nhân quyền. Trường hợp của những người bị bắt và xử án nêu trên là một
khía cạnh. VETO! còn quan tâm đến cách hành xử hàng ngày của giới công
an, an ninh, viện kiểm sát và tòa án. Chúng tôi lo ngại khi thấy những
người bảo vệ nhân quyền Việt Nam vẫn bị hành hung, câu lưu trái phép, o
ép trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và kết luận rằng chính quyền Việt
Nam chưa thực sự có một thay đổi về chính sách nhân quyền.
Vâng, nói chung, đây là chính sách giải quyết các vấn đề nhân quyền
theo kiểu Việt Nam, tiến một bước rồi lùi một bước và làm cho người ta
không nhận ra được một đường lối nhất quán và càng khó thấy một chính
sách thực tâm cải thiện nhân quyền.
RFI : Nhưng vì sao VN phải trả tự do, phải nhẹ tay trong một số trường hợp?
Vũ Quốc Dụng : Quan sát những trường hợp vừa được
trả tự do VETO! phân biệt những yếu tố thuận lợi và yếu tố quyết định.
Nếu không phân biệt chúng ta sẽ bị rối vì không rõ các tác động và không
đặt được trọng tâm.
Theo tôi có nhiều yếu tố thuận lợi. Thí dụ như các gia đình nạn nhân
đã vượt qua được sự hãi và e dè để tìm cách đưa trường hợp của thân nhân
ra công luận và nhờ thế tạo được dư luận chống lại những cáo buộc vô
lý. Thứ hai là việc gia tăng hiểu biết chuyên sâu về nhân quyền đã giúp
cho các gia đình và người hoạt động hiểu rõ ngôn ngữ nhân quyền quốc tế
và tìm được sự đồng cảm với quốc tế. Thứ ba là việc gia nhập Hội đồng
Nhân quyền LHQ khiến cho Việt Nam phải tự kiềm chế nhiều hơn trong cách
ứng xử. Thứ tư là tình hình an ninh quốc phòng ở Biển Đông và suy thoái
kinh tế đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải đi tìm sự hỗ trợ nhiều hơn về
mặt ngoại giao của quốc tế.
Tuy nhiên những yếu tố thuận lợi trên là yếu tố chung cho mọi người.
Để giải quyết cho môt trường hợp cụ thể nào đó chúng ta cần môt hay
nhiều chính phủ đặt trường hợp này lên bàn cân quan hệ ngoại giao với
Việt Nam. Nếu chỉ có lời kêu gọi xuông mà không có sự quyết tâm thể hiện
bằng việc đặt ra những điều kiện cụ thể thì vấn đề sẽ không được giải
quyết. Yếu tố quyết định chỉ xảy ra khi chúng ta vận động được các chính
phủ và quốc hội tại các quốc gia dân chủ phương Tây nhập cuộc. Chỉ khi
đó vụ việc mới bắt đầu chuyển động theo hướng giải quyết.
RFI : Nếu VN chỉ đối phó tình thế, thì làm cách nào để Hà Nội phải có một chính sách nhân quyền nhất quán hơn?
Vũ Quốc Dụng : Theo tôi, chúng ta cần sách lược thực
dụng, vừa gia tăng thêm các trường hợp được giải quyết theo tình thế
bên cạnh việc cải thiện các nguyên tắc nhân quyền. Sách lược này giúp
chúng không bỏ một ai và đồng thời cải thiện tình trạng chung.
Biết rằng những người được trả tự do là số ít nhưng đó là những
trường hợp mạnh giúp chúng ta dễ vận động được sự hỗ trợ của quốc tế.
Nếu xét cho cùng thì Việt Nam không thiếu trường hợp mạnh vì chính sách
đối xử với tù nhân hiện rất tồi tệ. Chúng ta biết bà Mai Thị Dung hiện
đang lâm bệnh hiểm nghèo mà không được chữa trị ở một trại giam xa nhà
2000 km. Hoặc vụ ông Huỳnh Anh Trí vừa từ trần vì bị nhiễm HIV-AIDS.
Những vụ này đang tố cáo việc dùng bệnh tật để hành hạ và áp lực với tù
nhân chính trị.
Những trường hợp tù nhân hiện nay đều có thể được liên kết chặt chẽ
với việc thực hiện Công ước Chống Tra tấn mà Việt Nam vừa tham gia. Bước
tới đây, ngoài việc phê chuẩn Công ước này, Việt Nam cần phải nội luật
hóa nó, sàng lọc tất cả những điều luật vi phạm nó, đặt ra những điều
luật hình sự để ngăn chặn việc tra tấn, đối xử dã man với tù nhân và
phải giáo dục những viên chức có tiếp xúc với tù nhân.
Muốn thực hiện hữu hiệu những công việc này xã hội dân sự Việt Nam
cần phải được đóng vai trò giám sát chính quyền. Việc thực hiện đàng
hoàng Công ước chống Tra tấn sẽ là bước đầu thể hiện một cam kết đáng kể
và giúp Việt Nam cải thiện hình ảnh nhân quyền của mình.
RFI : Tổ chức VETO! có những hoạt động nào để cải thiện tình hình nhân quyền Việt Nam?
Vũ Quốc Dụng : Chương trình giúp đỡ các Người Bảo vệ
Nhân quyền Việt Nam của VETO! bao trùm lên 4 lãnh vực: bảo vệ trong khi
hoạt động nghĩa là trước khi bị bắt, huấn luyện về nhân quyền, hỗ trợ
gia đình tù nhân và giải cứu tù nhân. Trong mỗi lãnh vực như vậy VETO!
có nhiều hoạt động khác nhau.
Chẳng hạn trong lãnh vực giải cứu tù nhân VETO! luôn cập nhật một
danh sách tù nhân chính trị để cung cấp cho và vận động các chính phủ và
cơ quan quốc tế. Ngoài ra VETO! còn hỗ trợ cho thân nhân tù nhân về mặt
pháp lý, kinh tế và tinh thần để họ vượt qua giai đoạn khó khăn và giúp
họ trở thành những Người Bảo vệ Nhân quyền. VETO! cũng vận động yểm trợ
quốc tế cho các tù nhân thông qua như qua các chính phủ, LHQ, các tổ
chức khu vực như Liên minh Âu Châu (EU) hay ASEAN.
Một chương trình quan trọng của VETO! là tìm dân biểu bảo trợ cho họ.
Chúng ta hiểu là các chính phủ phương Tây luôn cần có một quốc hội thúc
ép để không chểnh mảng việc bảo vệ giá trị nhân quyền bên cạnh việc bảo
vệ quyền lợi về kinh tế, an ninh, chính trị, quốc phòng. Khi có người
tù nào được giải cứu VETO! tiếp tục bảo vệ khi họ muốn hoạt động trở
lại. Đây là một chương trình lâu dài mà khi có dịp chúng tôi sẽ giải
thích các lãnh vực khác nhau mà VETO! đang thực hiện.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Nhân quyền: Việt Nam vẫn theo đuổi chính sách đối phó tình thế
Việt Nam, thành viên Ủy ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc, dường như không có chính sách nhất quán tôn trọng quyền con người ? Làm cách nào để cải thiện tình trạng này ?
Tú Anh/ RFI
Một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Genève. |
Trong bối cảnh Trung Quốc công khai lấn chiếm biển đảo, uy hiếp ngư dân,
gây phẫn nộ trong công luận thì chính quyền Việt Nam thả một số tù nhân
lương tâm. Nhưng cùng lúc đó hàng loạt nhà hoạt động nhân quyền và đấu
tranh chống… Trung Quốc xâm lược lại bị bắt.
Việt Nam, thành viên Ủy ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc, dường như không có chính sách nhất quán tôn trọng quyền con người ? Làm cách nào để cải thiện tình trạng này ?
Việt Nam, thành viên Ủy ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc, dường như không có chính sách nhất quán tôn trọng quyền con người ? Làm cách nào để cải thiện tình trạng này ?
Ông Vũ Quốc Dụng, giám đốc điều hành Mạng lưới những người bảo vệ nhân quyền VETO!, Frankfurt, Đức Quốc phân tích.
RFI : Gần đây có một số nhà hoạt động nhân quyền bị
két án nặng nhưng được thả trước thời hạn như Đỗ Thị Minh Hạnh, Cù Huy
Hà Vũ, Đinh Đăng Định, Nguyễn Hữu Cầu, … nhưng cũng có nhiều trường hợp
bị bắt như Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Bắc Truyển,Nguyễn Hữu Vinh
(AnhBaSam), hay bị kết án tù như Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, … Mạng
lưới Những Người Bảo vệ Nhân quyền Veto của anh nhận định ra sao về
hiện tượng này ? Phải chăng đây là chính sách "nhân quyền" theo kiểu
của VN ?
Vũ Quốc Dụng : Trước hết VETO! hoan nghênh chính
quyền Việt Nam đã trả tự do cho một số tù nhân chính trị có án tù dài dù
với bất cứ lý do nào. Trong các trường hợp vừa được trả tự do ông Định
rõ ràng được giải quyết vì lý do nhân đạo và cho về để chết ở nhà. Ông
Cầu có quá nhiều bệnh và đã ở tù quá lâu nên việc giam giữ ông chỉ làm
mất uy tín của chính quyền. Ông Cù Huy Hà Vũ được trả tự do để đi ra
nước ngoài nghiên cứu chứ không phải để chữa bệnh như chính quyền tuyên
bố nhưng rõ ràng có sự thương lượng với các chính quyền khác. Cô Minh
Hạnh là trường hợp duy nhất được trả tự do vô điều kiện. Chúng tôi nhận
xét rằng tuy quyết định trả tự do cho họ đã được thỏa thuận từ lâu nhưng
việc xúc tiến đã kéo dài quá nhiều tháng trời và như thế là không cần
thiết trong những điều kiện giam giữ tồi tệ.
Bên cạnh việc trả tự do trước thời hạn cho khoảng một chục người bất
đồng chính kiến thì chúng tôi lại thấy có những dấu hiệu ngược chiều về
nhân quyền. Trường hợp của những người bị bắt và xử án nêu trên là một
khía cạnh. VETO! còn quan tâm đến cách hành xử hàng ngày của giới công
an, an ninh, viện kiểm sát và tòa án. Chúng tôi lo ngại khi thấy những
người bảo vệ nhân quyền Việt Nam vẫn bị hành hung, câu lưu trái phép, o
ép trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và kết luận rằng chính quyền Việt
Nam chưa thực sự có một thay đổi về chính sách nhân quyền.
Vâng, nói chung, đây là chính sách giải quyết các vấn đề nhân quyền
theo kiểu Việt Nam, tiến một bước rồi lùi một bước và làm cho người ta
không nhận ra được một đường lối nhất quán và càng khó thấy một chính
sách thực tâm cải thiện nhân quyền.
RFI : Nhưng vì sao VN phải trả tự do, phải nhẹ tay trong một số trường hợp?
Vũ Quốc Dụng : Quan sát những trường hợp vừa được
trả tự do VETO! phân biệt những yếu tố thuận lợi và yếu tố quyết định.
Nếu không phân biệt chúng ta sẽ bị rối vì không rõ các tác động và không
đặt được trọng tâm.
Theo tôi có nhiều yếu tố thuận lợi. Thí dụ như các gia đình nạn nhân
đã vượt qua được sự hãi và e dè để tìm cách đưa trường hợp của thân nhân
ra công luận và nhờ thế tạo được dư luận chống lại những cáo buộc vô
lý. Thứ hai là việc gia tăng hiểu biết chuyên sâu về nhân quyền đã giúp
cho các gia đình và người hoạt động hiểu rõ ngôn ngữ nhân quyền quốc tế
và tìm được sự đồng cảm với quốc tế. Thứ ba là việc gia nhập Hội đồng
Nhân quyền LHQ khiến cho Việt Nam phải tự kiềm chế nhiều hơn trong cách
ứng xử. Thứ tư là tình hình an ninh quốc phòng ở Biển Đông và suy thoái
kinh tế đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải đi tìm sự hỗ trợ nhiều hơn về
mặt ngoại giao của quốc tế.
Tuy nhiên những yếu tố thuận lợi trên là yếu tố chung cho mọi người.
Để giải quyết cho môt trường hợp cụ thể nào đó chúng ta cần môt hay
nhiều chính phủ đặt trường hợp này lên bàn cân quan hệ ngoại giao với
Việt Nam. Nếu chỉ có lời kêu gọi xuông mà không có sự quyết tâm thể hiện
bằng việc đặt ra những điều kiện cụ thể thì vấn đề sẽ không được giải
quyết. Yếu tố quyết định chỉ xảy ra khi chúng ta vận động được các chính
phủ và quốc hội tại các quốc gia dân chủ phương Tây nhập cuộc. Chỉ khi
đó vụ việc mới bắt đầu chuyển động theo hướng giải quyết.
RFI : Nếu VN chỉ đối phó tình thế, thì làm cách nào để Hà Nội phải có một chính sách nhân quyền nhất quán hơn?
Vũ Quốc Dụng : Theo tôi, chúng ta cần sách lược thực
dụng, vừa gia tăng thêm các trường hợp được giải quyết theo tình thế
bên cạnh việc cải thiện các nguyên tắc nhân quyền. Sách lược này giúp
chúng không bỏ một ai và đồng thời cải thiện tình trạng chung.
Biết rằng những người được trả tự do là số ít nhưng đó là những
trường hợp mạnh giúp chúng ta dễ vận động được sự hỗ trợ của quốc tế.
Nếu xét cho cùng thì Việt Nam không thiếu trường hợp mạnh vì chính sách
đối xử với tù nhân hiện rất tồi tệ. Chúng ta biết bà Mai Thị Dung hiện
đang lâm bệnh hiểm nghèo mà không được chữa trị ở một trại giam xa nhà
2000 km. Hoặc vụ ông Huỳnh Anh Trí vừa từ trần vì bị nhiễm HIV-AIDS.
Những vụ này đang tố cáo việc dùng bệnh tật để hành hạ và áp lực với tù
nhân chính trị.
Những trường hợp tù nhân hiện nay đều có thể được liên kết chặt chẽ
với việc thực hiện Công ước Chống Tra tấn mà Việt Nam vừa tham gia. Bước
tới đây, ngoài việc phê chuẩn Công ước này, Việt Nam cần phải nội luật
hóa nó, sàng lọc tất cả những điều luật vi phạm nó, đặt ra những điều
luật hình sự để ngăn chặn việc tra tấn, đối xử dã man với tù nhân và
phải giáo dục những viên chức có tiếp xúc với tù nhân.
Muốn thực hiện hữu hiệu những công việc này xã hội dân sự Việt Nam
cần phải được đóng vai trò giám sát chính quyền. Việc thực hiện đàng
hoàng Công ước chống Tra tấn sẽ là bước đầu thể hiện một cam kết đáng kể
và giúp Việt Nam cải thiện hình ảnh nhân quyền của mình.
RFI : Tổ chức VETO! có những hoạt động nào để cải thiện tình hình nhân quyền Việt Nam?
Vũ Quốc Dụng : Chương trình giúp đỡ các Người Bảo vệ
Nhân quyền Việt Nam của VETO! bao trùm lên 4 lãnh vực: bảo vệ trong khi
hoạt động nghĩa là trước khi bị bắt, huấn luyện về nhân quyền, hỗ trợ
gia đình tù nhân và giải cứu tù nhân. Trong mỗi lãnh vực như vậy VETO!
có nhiều hoạt động khác nhau.
Chẳng hạn trong lãnh vực giải cứu tù nhân VETO! luôn cập nhật một
danh sách tù nhân chính trị để cung cấp cho và vận động các chính phủ và
cơ quan quốc tế. Ngoài ra VETO! còn hỗ trợ cho thân nhân tù nhân về mặt
pháp lý, kinh tế và tinh thần để họ vượt qua giai đoạn khó khăn và giúp
họ trở thành những Người Bảo vệ Nhân quyền. VETO! cũng vận động yểm trợ
quốc tế cho các tù nhân thông qua như qua các chính phủ, LHQ, các tổ
chức khu vực như Liên minh Âu Châu (EU) hay ASEAN.
Một chương trình quan trọng của VETO! là tìm dân biểu bảo trợ cho họ.
Chúng ta hiểu là các chính phủ phương Tây luôn cần có một quốc hội thúc
ép để không chểnh mảng việc bảo vệ giá trị nhân quyền bên cạnh việc bảo
vệ quyền lợi về kinh tế, an ninh, chính trị, quốc phòng. Khi có người
tù nào được giải cứu VETO! tiếp tục bảo vệ khi họ muốn hoạt động trở
lại. Đây là một chương trình lâu dài mà khi có dịp chúng tôi sẽ giải
thích các lãnh vực khác nhau mà VETO! đang thực hiện.