Xe cán chó

Nhân quyền sát Tết 2017: Vừa thả vừa siết ( bài này có nhiều ý không thích hợp )

Có một trùng hợp nhỏ giữa hai thời điểm cận tết Nguyên đán năm 2017 với dịp Tết năm 2014: Bộ Công an thả tù nhân lương tâm.

Có một trùng hợp nhỏ giữa hai thời điểm cận tết Nguyên đán năm 2017 với dịp Tết năm 2014: Bộ Công an thả tù nhân lương tâm.

Thứ Sáu ngày 13

Thứ Sáu ngày 13 tháng Giêng năm 2017, tù nhân chính trị Đặng Xuân Diệu bất ngờ được công an Việt Nam thả trước thời hạn án tù, nhưng là để sang Pháp… chữa bệnh. Ông Diệu bị kết án tù 13 năm và “mới” thụ án được 5 năm, tức còn đến 8 năm nữa mới hết án.

Cũng vào dịp Tết năm 2014, “người tù xuyên thế kỷ” Nguyễn Hữu Cầu - ở tù cộng sản đến 37 năm xuyên suốt từ thế kỷ 20 sang thế kỷ 21 - được trả tự do nhờ một chiến dịch vận động không mệt mỏi của gia đình ông và nhiều tổ chức quốc tế.

Cả hai ông Đặng Xuân Diệu và Nguyễn Hữu Cầu đều bị kết tội “phản động” không thua gì nhau. Nếu ông Nguyễn Hữu Cầu là cựu đại úy quân đội Việt Nam Cộng Hòa, thì ông Đặng Xuân Diệu được xem là một thành viên của đảng chính trị Việt Tân, một tổ chức bị chính quyền CSVN căm thù thâm căn cố đế. Mới hồi tháng 10/2016, Bộ Công an Việt Nam còn ra một thông báo không số, không chữ ký, lời lẽ rất kiên định, khẳng định Việt Tân là một “tổ chức khủng bố”.

Nhưng “Thứ Sáu ngày 13” lại ứng với vận “xui xẻo” khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đến Sài Gòn vào tháng Giêng năm 2017, trùng với thời điểm mà Bộ Công an tống xuất Đặng Xuân Diệu sang Pháp.

Bảy tháng sau vụ công an Việt Nam thẳng tay chặn khách mời của Tổng thống Barack Obama khi ông đến Hà Nội, đến lượt ngoại trưởng của Obama cũng lâm vào tình trạng tương tự. Một số khách mời của Ngoại trưởng John Kerry, trong đó có luật sư Lê Công Định, đã bị Công an Thành phố Hồ Chí Minh bao vây và cấm ra khỏi nhà. Hình ảnh này rất tương đồng với thói công an ngăn chặn các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam tiếp xúc với những phái đoàn quốc tế trước đây.

Không chỉ khách mời của John Kerry, mà cả khách mời Lê Văn Sóc (Phật giáo Hòa Hảo) và Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng (Tin Lành) của ông Saperstien, Đại sứ lưu động đặc trách tự do tôn giáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cũng bị công an ngăn chặn bất hợp pháp.

Chính phủ Mỹ thêm một lần nữa bị đàn áp nhân quyền ngay tại quốc gia mà nói như Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius “quan hệ Việt - Mỹ chưa bao giờ sáng sủa như lúc này” và “không có gì là không thể!”.

Quả là “không có gì là không thể”. Chế độ dân chủ mà giới quan chức chính phủ và ngoại giao Hoa Kỳ nhìn thấy được thực hiện cụ thể ở đất nước họ đã hoàn toàn biến dạng tại quốc gia cựu thù. Những gì mà chính quyền Obama đã hy vọng sẽ làm cho giới lãnh đạo Việt Nam thay đổi về não trạng nhân quyền có vẻ chỉ là công cốc. Thậm chí đến nước Mỹ, một chủ nợ của Việt Nam, cũng bị xúc phạm nặng nề.

Thế nhưng sau khi bị công an Việt Nam trắng trợn xúc phạm, Tổng thống Obama vẫn điềm nhiên đi dạo phố Hà Nội và ăn bún chả sau vụ có đến 6/15 khách mời của ông bị công an Việt Nam cấm cửa đến gặp ông, còn nhà ngoại giao John Kerry vẫn… cười.

John Kerry đã thực hiện chuyến đi cuối cùng trong nhiệm kỳ của mình đến Việt Nam, một đất nước được ông coi là “thân thiện”. Nhưng có lẽ không bao giờ ông quên được chuyện tại đất nước đó ông đã bị công an “chúc Tết sớm” ngọt ngào đến thế nào.

Nhưng Bộ Công an lại ‘tự chuyển hóa’

Tại sao cận tết Nguyên đán năm 2017, nhà cầm quyền Việt Nam lại chịu thả trước thời hạn một tù nhân chính trị đặc biệt như Đặng Xuân Diệu, trong khi trong cả hai năm 2015 và 2016 đã hầu như chẳng chịu thả trước thời hạn tù một tù nhân lương tâm nào, bất chấp việc nhiều quan chức cao cấp Việt Nam như Trần Đại Quang, Nguyễn Phú Trọng, Đinh Thế Huynh… được phía Mỹ đón tiếp rất trọng thị?

Và tại sao lần này lại “xuất khẩu tù nhân lương tâm” sang Pháp chứ không phải sang Mỹ như những trường hợp gần nhất là Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần?

Chưa thấy có lý do có lợi nào cho chính thể Việt Nam trong mối quan hệ với Mỹ vào thời gian này. Thậm chí Hiệp định TPP mà Việt Nam hết sức mong đợi còn bị Quốc hội Mỹ gần như bác bỏ, còn Tổng thống đắc cử Donald Trump thì đe dọa sẽ bỏ TPP trong ngày đầu tiên điều hành nước Mỹ. Những mối quan hệ kinh tế khác và cả quân sự giữa Việt Nam và Mỹ cũng khá mờ nhạt vào lúc này.

Phải có lý do đặc biệt. Lý do không liên quan nhiều đến Mỹ, mà liên quan Pháp, hoặc nói rộng hơn là Tây Âu và khối Liên minh châu Âu.

Ngay sau khi TPP gần như bị khai tử, Tổng Bí thư Trọng đã an ủi cấp dưới của mình rằng “Triển vọng phát triển còn tốt lắm”, còn giới quan chức Việt Nam cố gắng nêu ra còn đến 17 hiệp định thương mại song phương (FTA) đã được ký giữa Việt Nam với các nước để động viên dân chúng.

Tuy nhiên, ký là một chuyện, còn có triển khai được hay không là một chuyện khác. Thậm chí khác hoàn toàn.

Không phải ngẫu nhiên mà ngay sau chuyến công du của Tổng thống Obama đến Việt Nam vào tháng 5/2016, nơi có đến 6/15 khách mời của ông bị công an Việt Nam thẳng tay ngăn chặn và khiến uy tín của tổng thống Mỹ bị ảnh hưởng khá nhiều, cả hai nghị viện Hoa Kỳ và nghị viện Liên minh châu Âu đã đồng loạt phản ứng về nhiều vi phạm nhân quyền của chính quyền Việt Nam. Nghị viện Liên minh châu Âu còn ra một bản nghị quyết cứng rắn chưa từng thấy, lên án vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Nếu nghị quyết này được thông qua và áp dụng, FTA giữa châu Âu và Việt Nam sẽ khó có thể, hoặc không được triển khai.

Khác với động tác ngoại giao quá câu nệ của Obama và John Kerry, Quốc hội Hoa Kỳ hình như không còn cười nổi trước các vụ công an Việt Nam “bắt nạt” giới chính khách cao cấp Mỹ.

Cuối năm 2016, Quốc hội Hoa Kỳ đã bỏ phiếu thông qua Luật Nhân quyền Magnisky Toàn cầu và Tổng thống Obama đã ký chính thức. Luật này nhằm chế tài các quan chức vi phạm nhân quyền ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Những ai vi phạm sẽ bị cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ và bị đóng băng tài sản ở nước ngoài.

Không chỉ Hoa Kỳ, một số quốc gia khác như Canada, Na Uy… cũng đang có khuynh hướng vận dụng Luật Nhân quyền Magnisky Toàn cầu vào nước họ. Không chỉ người Mỹ cảm thấy bị tổn thương và bị xúc phạm, mà thế giới dân chủ cũng đang bị thách thức bởi những giá trị hoàn toàn phi dân chủ.

Không có TPP và cũng không hưởng lợi gì từ các FTA với châu Âu, nền kinh tế Việt Nam càng thêm khốn quẫn và rất có thể sẽ tác động mạnh đến “sự tồn vong của chế độ”.

Cần nhớ lại năm 2014, Việt Nam trả tự do trước thời hạn án tù đến 12 tù nhân lương tâm vì hy vọng vào TPP. Còn năm 2017, có thể nhận ra rằng với việc thả Đặng Xuân Diệu, thậm chí não trạng một cơ quan cứng rắn nhất của Việt Nam là Bộ Công an cũng đã phải “tự chuyển hóa”. Những hành vi vi phạm nhân quyền có thể sẽ tiếp diễn trong một thời gian nữa, nhưng sẽ không đủ lâu để chế độ Hà Nội cầm hơi về kinh tế và ngân sách.

Niềm vui mới

Ngay vào thời gian cận tết Nguyên đán năm 2017, hai cơ quan tham mưu trôi nổi là Bộ Y tế và Bộ Tài chính chợt đưa ra những đề xuất đảo lộn: trong khi ngành tài chính muốn vắt kiệt sức dân để đánh thuế “bảo vệ môi trường” đến 8 ngàn đồng mỗi lít xăng, thì bà “Kim Tiến kim tiêm” còn đòi cưỡng bức người dân phải hiến máu tối thiểu một lần hàng năm để có thể thu được 500 tỷ đồng.

Tất cả đều quy ra tiền, tiền và tiền.

Những ngày sát Tết 2017, phân hóa xã hội ở Việt Nam vẫn tiếp tục “nâng lên một tầm cao mới”: một số doanh nhân được thưởng tiền giá trị bằng cả xe hơi Camry, nhưng nhiều công nhân chỉ nhận được một cái gì đó chỉ đủ mua bánh chưng. Cũng như những năm trước, nhiều công nhân không có nổi tiền để mua vé tàu xe về quê ăn Tết. Sài Gòn cũng bởi thế vẫn đông nghẹt những người chỉ đi ngắm mà không dám mua hàng…

Ngân sách cũng tồi tệ không kém. Trong toàn năm 2016, nợ xấu vẫn chưa được xử lý, còn nợ công thì như một lời than của chính Thủ tướng Phúc “nếu tính đủ thì đã vượt trần”. Thậm chí ông Phúc còn buột miệng đưa ra một cảnh báo chưa từng có tiền lệ trong giới lãnh đạo cộng sản, đó là “sụp đổ tài khóa quốc gia”.

Không còn nghi ngờ gì nữa, cơn khủng hoảng giá - lương - tiền ba chục năm trước đang phả hơi thở của nó vào nền kinh tế Việt Nam. Mà sụp đổ kinh tế tức sụp đổ chế độ. Phải gấp rút tìm ra một phương sách nào đó để cứu vãn, trước khi quá muộn…

Nhưng đến lúc này, cả Mỹ và Liên minh châu Âu đều đã tích lũy quá đủ bài học để “đi guốc trong bụng” giới lãnh đạo Việt Nam. Chiêu thức “đổi tù nhân lấy kinh tế” của Việt Nam sẽ phải trả một cái giá đắt hơn nhiều vào năm 2017. Không chỉ phải thả một Đặng Xuân Diệu, mà là nhiều tù nhân chính trị khác, và còn phải cải cách đáng kể pháp luật về quyền con người…

Tết năm nay, giới đấu tranh dân chủ nhân quyền ở Việt Nam bỗng khấp khởi một niềm vui mới: họ đang tính xem sau Tết sẽ đề nghị tên những quan chức vi phạm nhân quyền nào để quốc tế xếp vào danh sách chế tài theo Luật Nhân quyền Magnitsky toàn cầu…

* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.


Bàn ra tán vào (1)

quang dinh
LẨU CẦY CHÓ MÁ CẨU * Đĩ đang theo đảng Tôn Ngộ Không Ngọc Trinh kỹ nữ bến không chồng Tú Bành Lệ Viện Tòng Thị Phóng Hoàng Kiều ngoại hối nội Y công * Ăn sương nghi Phạm Văn Đồng đô la rúp hét lộn rồng Mao Trạch Đông Trung Hoa Tố Hữu úp lồng Chế Lan Viên phẩn sang sông nợ đại đồng Nông Xuân Diệu thủ chổng mông bắc Hàn Mặc Tử phòng không bọ cóc phòng * Phạm Công Danh lợi ích Cúc Hoa Đại đạo Đai Quang Khám Chí Hoà Đầm đùn Ủn Ỉn Xì Trump xịt Phan Đăng Lưu giữ trái khổ qua * Hướng Vấn Thiên địa kê toa Thiên An Môn hộ trước toá án nhăn răng Bá Thanh tau có mô Răng Tiền giang Cai Lậy Cái Răng cắn Mỏ Cày Thuốc lào Tiên Lãng Điếu cầy lẩu cầy linh khuyển vén mây lẩu chó chồm * TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Nhân quyền sát Tết 2017: Vừa thả vừa siết ( bài này có nhiều ý không thích hợp )

Có một trùng hợp nhỏ giữa hai thời điểm cận tết Nguyên đán năm 2017 với dịp Tết năm 2014: Bộ Công an thả tù nhân lương tâm.

Có một trùng hợp nhỏ giữa hai thời điểm cận tết Nguyên đán năm 2017 với dịp Tết năm 2014: Bộ Công an thả tù nhân lương tâm.

Thứ Sáu ngày 13

Thứ Sáu ngày 13 tháng Giêng năm 2017, tù nhân chính trị Đặng Xuân Diệu bất ngờ được công an Việt Nam thả trước thời hạn án tù, nhưng là để sang Pháp… chữa bệnh. Ông Diệu bị kết án tù 13 năm và “mới” thụ án được 5 năm, tức còn đến 8 năm nữa mới hết án.

Cũng vào dịp Tết năm 2014, “người tù xuyên thế kỷ” Nguyễn Hữu Cầu - ở tù cộng sản đến 37 năm xuyên suốt từ thế kỷ 20 sang thế kỷ 21 - được trả tự do nhờ một chiến dịch vận động không mệt mỏi của gia đình ông và nhiều tổ chức quốc tế.

Cả hai ông Đặng Xuân Diệu và Nguyễn Hữu Cầu đều bị kết tội “phản động” không thua gì nhau. Nếu ông Nguyễn Hữu Cầu là cựu đại úy quân đội Việt Nam Cộng Hòa, thì ông Đặng Xuân Diệu được xem là một thành viên của đảng chính trị Việt Tân, một tổ chức bị chính quyền CSVN căm thù thâm căn cố đế. Mới hồi tháng 10/2016, Bộ Công an Việt Nam còn ra một thông báo không số, không chữ ký, lời lẽ rất kiên định, khẳng định Việt Tân là một “tổ chức khủng bố”.

Nhưng “Thứ Sáu ngày 13” lại ứng với vận “xui xẻo” khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đến Sài Gòn vào tháng Giêng năm 2017, trùng với thời điểm mà Bộ Công an tống xuất Đặng Xuân Diệu sang Pháp.

Bảy tháng sau vụ công an Việt Nam thẳng tay chặn khách mời của Tổng thống Barack Obama khi ông đến Hà Nội, đến lượt ngoại trưởng của Obama cũng lâm vào tình trạng tương tự. Một số khách mời của Ngoại trưởng John Kerry, trong đó có luật sư Lê Công Định, đã bị Công an Thành phố Hồ Chí Minh bao vây và cấm ra khỏi nhà. Hình ảnh này rất tương đồng với thói công an ngăn chặn các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam tiếp xúc với những phái đoàn quốc tế trước đây.

Không chỉ khách mời của John Kerry, mà cả khách mời Lê Văn Sóc (Phật giáo Hòa Hảo) và Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng (Tin Lành) của ông Saperstien, Đại sứ lưu động đặc trách tự do tôn giáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cũng bị công an ngăn chặn bất hợp pháp.

Chính phủ Mỹ thêm một lần nữa bị đàn áp nhân quyền ngay tại quốc gia mà nói như Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius “quan hệ Việt - Mỹ chưa bao giờ sáng sủa như lúc này” và “không có gì là không thể!”.

Quả là “không có gì là không thể”. Chế độ dân chủ mà giới quan chức chính phủ và ngoại giao Hoa Kỳ nhìn thấy được thực hiện cụ thể ở đất nước họ đã hoàn toàn biến dạng tại quốc gia cựu thù. Những gì mà chính quyền Obama đã hy vọng sẽ làm cho giới lãnh đạo Việt Nam thay đổi về não trạng nhân quyền có vẻ chỉ là công cốc. Thậm chí đến nước Mỹ, một chủ nợ của Việt Nam, cũng bị xúc phạm nặng nề.

Thế nhưng sau khi bị công an Việt Nam trắng trợn xúc phạm, Tổng thống Obama vẫn điềm nhiên đi dạo phố Hà Nội và ăn bún chả sau vụ có đến 6/15 khách mời của ông bị công an Việt Nam cấm cửa đến gặp ông, còn nhà ngoại giao John Kerry vẫn… cười.

John Kerry đã thực hiện chuyến đi cuối cùng trong nhiệm kỳ của mình đến Việt Nam, một đất nước được ông coi là “thân thiện”. Nhưng có lẽ không bao giờ ông quên được chuyện tại đất nước đó ông đã bị công an “chúc Tết sớm” ngọt ngào đến thế nào.

Nhưng Bộ Công an lại ‘tự chuyển hóa’

Tại sao cận tết Nguyên đán năm 2017, nhà cầm quyền Việt Nam lại chịu thả trước thời hạn một tù nhân chính trị đặc biệt như Đặng Xuân Diệu, trong khi trong cả hai năm 2015 và 2016 đã hầu như chẳng chịu thả trước thời hạn tù một tù nhân lương tâm nào, bất chấp việc nhiều quan chức cao cấp Việt Nam như Trần Đại Quang, Nguyễn Phú Trọng, Đinh Thế Huynh… được phía Mỹ đón tiếp rất trọng thị?

Và tại sao lần này lại “xuất khẩu tù nhân lương tâm” sang Pháp chứ không phải sang Mỹ như những trường hợp gần nhất là Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần?

Chưa thấy có lý do có lợi nào cho chính thể Việt Nam trong mối quan hệ với Mỹ vào thời gian này. Thậm chí Hiệp định TPP mà Việt Nam hết sức mong đợi còn bị Quốc hội Mỹ gần như bác bỏ, còn Tổng thống đắc cử Donald Trump thì đe dọa sẽ bỏ TPP trong ngày đầu tiên điều hành nước Mỹ. Những mối quan hệ kinh tế khác và cả quân sự giữa Việt Nam và Mỹ cũng khá mờ nhạt vào lúc này.

Phải có lý do đặc biệt. Lý do không liên quan nhiều đến Mỹ, mà liên quan Pháp, hoặc nói rộng hơn là Tây Âu và khối Liên minh châu Âu.

Ngay sau khi TPP gần như bị khai tử, Tổng Bí thư Trọng đã an ủi cấp dưới của mình rằng “Triển vọng phát triển còn tốt lắm”, còn giới quan chức Việt Nam cố gắng nêu ra còn đến 17 hiệp định thương mại song phương (FTA) đã được ký giữa Việt Nam với các nước để động viên dân chúng.

Tuy nhiên, ký là một chuyện, còn có triển khai được hay không là một chuyện khác. Thậm chí khác hoàn toàn.

Không phải ngẫu nhiên mà ngay sau chuyến công du của Tổng thống Obama đến Việt Nam vào tháng 5/2016, nơi có đến 6/15 khách mời của ông bị công an Việt Nam thẳng tay ngăn chặn và khiến uy tín của tổng thống Mỹ bị ảnh hưởng khá nhiều, cả hai nghị viện Hoa Kỳ và nghị viện Liên minh châu Âu đã đồng loạt phản ứng về nhiều vi phạm nhân quyền của chính quyền Việt Nam. Nghị viện Liên minh châu Âu còn ra một bản nghị quyết cứng rắn chưa từng thấy, lên án vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Nếu nghị quyết này được thông qua và áp dụng, FTA giữa châu Âu và Việt Nam sẽ khó có thể, hoặc không được triển khai.

Khác với động tác ngoại giao quá câu nệ của Obama và John Kerry, Quốc hội Hoa Kỳ hình như không còn cười nổi trước các vụ công an Việt Nam “bắt nạt” giới chính khách cao cấp Mỹ.

Cuối năm 2016, Quốc hội Hoa Kỳ đã bỏ phiếu thông qua Luật Nhân quyền Magnisky Toàn cầu và Tổng thống Obama đã ký chính thức. Luật này nhằm chế tài các quan chức vi phạm nhân quyền ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Những ai vi phạm sẽ bị cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ và bị đóng băng tài sản ở nước ngoài.

Không chỉ Hoa Kỳ, một số quốc gia khác như Canada, Na Uy… cũng đang có khuynh hướng vận dụng Luật Nhân quyền Magnisky Toàn cầu vào nước họ. Không chỉ người Mỹ cảm thấy bị tổn thương và bị xúc phạm, mà thế giới dân chủ cũng đang bị thách thức bởi những giá trị hoàn toàn phi dân chủ.

Không có TPP và cũng không hưởng lợi gì từ các FTA với châu Âu, nền kinh tế Việt Nam càng thêm khốn quẫn và rất có thể sẽ tác động mạnh đến “sự tồn vong của chế độ”.

Cần nhớ lại năm 2014, Việt Nam trả tự do trước thời hạn án tù đến 12 tù nhân lương tâm vì hy vọng vào TPP. Còn năm 2017, có thể nhận ra rằng với việc thả Đặng Xuân Diệu, thậm chí não trạng một cơ quan cứng rắn nhất của Việt Nam là Bộ Công an cũng đã phải “tự chuyển hóa”. Những hành vi vi phạm nhân quyền có thể sẽ tiếp diễn trong một thời gian nữa, nhưng sẽ không đủ lâu để chế độ Hà Nội cầm hơi về kinh tế và ngân sách.

Niềm vui mới

Ngay vào thời gian cận tết Nguyên đán năm 2017, hai cơ quan tham mưu trôi nổi là Bộ Y tế và Bộ Tài chính chợt đưa ra những đề xuất đảo lộn: trong khi ngành tài chính muốn vắt kiệt sức dân để đánh thuế “bảo vệ môi trường” đến 8 ngàn đồng mỗi lít xăng, thì bà “Kim Tiến kim tiêm” còn đòi cưỡng bức người dân phải hiến máu tối thiểu một lần hàng năm để có thể thu được 500 tỷ đồng.

Tất cả đều quy ra tiền, tiền và tiền.

Những ngày sát Tết 2017, phân hóa xã hội ở Việt Nam vẫn tiếp tục “nâng lên một tầm cao mới”: một số doanh nhân được thưởng tiền giá trị bằng cả xe hơi Camry, nhưng nhiều công nhân chỉ nhận được một cái gì đó chỉ đủ mua bánh chưng. Cũng như những năm trước, nhiều công nhân không có nổi tiền để mua vé tàu xe về quê ăn Tết. Sài Gòn cũng bởi thế vẫn đông nghẹt những người chỉ đi ngắm mà không dám mua hàng…

Ngân sách cũng tồi tệ không kém. Trong toàn năm 2016, nợ xấu vẫn chưa được xử lý, còn nợ công thì như một lời than của chính Thủ tướng Phúc “nếu tính đủ thì đã vượt trần”. Thậm chí ông Phúc còn buột miệng đưa ra một cảnh báo chưa từng có tiền lệ trong giới lãnh đạo cộng sản, đó là “sụp đổ tài khóa quốc gia”.

Không còn nghi ngờ gì nữa, cơn khủng hoảng giá - lương - tiền ba chục năm trước đang phả hơi thở của nó vào nền kinh tế Việt Nam. Mà sụp đổ kinh tế tức sụp đổ chế độ. Phải gấp rút tìm ra một phương sách nào đó để cứu vãn, trước khi quá muộn…

Nhưng đến lúc này, cả Mỹ và Liên minh châu Âu đều đã tích lũy quá đủ bài học để “đi guốc trong bụng” giới lãnh đạo Việt Nam. Chiêu thức “đổi tù nhân lấy kinh tế” của Việt Nam sẽ phải trả một cái giá đắt hơn nhiều vào năm 2017. Không chỉ phải thả một Đặng Xuân Diệu, mà là nhiều tù nhân chính trị khác, và còn phải cải cách đáng kể pháp luật về quyền con người…

Tết năm nay, giới đấu tranh dân chủ nhân quyền ở Việt Nam bỗng khấp khởi một niềm vui mới: họ đang tính xem sau Tết sẽ đề nghị tên những quan chức vi phạm nhân quyền nào để quốc tế xếp vào danh sách chế tài theo Luật Nhân quyền Magnitsky toàn cầu…

* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm