Sức khỏe và đời sống

Nhất thủy, nhị trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh

Cá nhân tôi, tôi thấy trình tự ưu tiên đó là hợp lý. Lại có người cho rằng: “trà phải là nhất”. Dù muốn hay không thì chủ đề cũng đã đặt ra, râm ran tranh luận cũng nhiều, nay, tôi cũng hiếu thắng mà bàn lấy làm vui vậy.

Nguyễn Việt Bắc

Nước là môi trường dung dưỡng để tinh lọc
những tinh anh của trà
Tất cả những yếu tố được nêu trên đây trong tựa bài viết đều không thể thiếu trong một buổi thưởng thức trà, song việc đặt ra trình tự ưu tiên như vậy cũng phần nào cho ta thấy sự kỹ lưỡng của tiền nhân trong việc dùng trà. Cá nhân tôi, tôi thấy trình tự ưu tiên đó là hợp lý. Lại có người cho rằng: “trà phải là nhất”. Dù muốn hay không thì chủ đề cũng đã đặt ra, râm ran tranh luận cũng nhiều, nay, tôi cũng hiếu thắng mà bàn lấy làm vui vậy.

Nhất thủy

Chúng ta không thể chối bỏ, vạn vật trên đời sinh ra bởi tự nhiên, thuận theo tự nhiên mà phát tiết tinh túy hay tha hóa dần rồi chết. Trong quan niệm phương Đông, khi bàn tới chuyện khởi nghiệp, lập danh, ta thường nhắc đến tam yếu: thiên-địa-nhân nhằm vào lúc thời-lợi-hòa, lấy đó làm đầu cho con đường sự nghiệp của mỗi người. Chẳng qua cũng là thuận theo tự nhiên đấy thôi. Người dở mà gặp lúc hội tụ cả ba thứ đó cũng nên đại nghiệp, kẻ hiền tài mà vô duyên, bạc vận thì cũng đến chốn cùng cơ mà thành Lệ Chi Viên, không nữa cũng lưu lạc chốn thâm sơn cùng cốc tìm lấy sự nhàn, qua ngày dâu bể. Trà và Nước, cũng chẳng nằm ngoài quy luật ấy, nếu trà ôm giấc mộng tỏa hương, thoát vị làm đầu thì đâu khác đấng nam nhi mơ lập công danh, nhưng “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, việc ôm mộng lớn, âu cũng là “mưu sự tại nhân”, còn toại ý hay không rốt cục lại ở “thành sự tại thiên”, cốt cách của trà vốn tự nó mang trong mình, cốt cách đó phát tiết được hay không phụ thuộc vào sự “dạy dỗ” của bàn tay tạo nên nó, nhưng, có được cốt cách cao đẹp rồi, có được ý nguyện non ngàn rồi thì việc thành hay bại còn phải nương vào môi trường dung dưỡng nó nhiều lắm, chẳng phải nước là môi trường sẽ dung dưỡng trà đó thôi, trà phát tiết được đến đâu, thành đại nghiệp hay tha hóa trăm sự tại nước mà ra cả. Nhất nước bởi vậy!

Nhị trà

Sẽ có ý cho rằng: nước có tốt bằng giời mà không có trà thì lấy gì để uống! Đúng. Nhưng đấy là ý kiến của việc uống trà lấy được, uống đỡ thèm, trong khi chúng ta đang cầu lấy cái tinh túy, mong lấy cái đẹp đẽ, thế mới nên nỗi nhiêu khê như vậy. Trà tự nó không làm ảnh hưởng đến những trà cụ khác mà đặc biệt là nước, trong khi đó, trà thể hiện được đến đâu lại bị quyết định quá nhiều bởi ấm, chén mà đặc biệt là nước. Trà có tốt bằng giời đi nữa, mà bạc phận rơi vào chốn dơ bẩn thì cũng chẳng bằng lá vối! Cứ như bậc trung thần, văn vũ toàn tài mà thờ phải hôn quân thì tính mạng còn khó giữ chứ luống gì tới chuyện công danh hiển hách cho đời.

Tam bôi


Người đời mê ấm, sưu tầm ấm, gắn cho ấm muôn thứ, biến nó trở thành bảo vật trong việc thưởng thức trà, còn tôi, tôi đồng ý với các bậc tiền nhân, chén chỉ đứng sau trà và nước. Chén chiếm vị trí thứ ba.

Chén tác động trực tiếp đến ba trong số năm giác quan của ta: thị giác, xúc giác và khứu giác. Màu nước trà đẹp lên, xấu đi hay chân thực là nhờ chén. Chén là món được nhìn nhiều nhất trong bộ trà cụ vì thế tạo hình và trang trí của chiếc chén sẽ va chạm với mắt mình nhiều hơn cả. Khi nâng chén trà, cảm giác phải nâng niu hay có thể cẩu thả từ chén mà ra. Ví như với một chiếc chén mỏng nhẹ, việc lo sợ chúng vỡ khi cầm trên tay là tâm lý thông thường, cũng vì thế mà phản xạ của chúng ta sẽ là cẩn trọng, nhẹ nhàng, nâng niu hơn cũng là lẽ tự nhiên, do đó mà thao tác cũng trở nên cẩn trọng, đẹp đẽ hơn phần nào. Tạo hình của chiếc chén sẽ quyết định diện tích thoát hương và luồng hơi bốc lên mang theo hương trà, vì thế mà hương trà toát ra mạnh hay yếu, tụ hay loang là nhờ ở chén. Chén đứng thứ ba bởi vậy.

Tứ bình

Với tôi, trong việc uống trà, ấm không quá quan trọng. Đôi khi, lên nương-rẫy chăm sóc cho mấy cây trà, không có điều kiện để pha phách cầu kỳ, tôi vẫn thường vặt búp trà mà nhai, sau đó uống nước lọc, những lúc như thế trà vẫn hay, vẫn đẹp. Nét đẹp rất riêng! Lại có khi vướng ngoài lán trên nương không về bản được do mưa gió, tôi thường lấy trà mang theo mình, rồi nấu bằng nồi với nước mỏ (những khe nước nhỏ chảy ra từ sườn núi) những lúc như vậy trà thực sự ngon và có tình! Nói như vậy không có nghĩa là tôi chối bỏ chiếc ấm, tôi cũng như bao người khác đang dùng trà, tôi cũng có cho mình đôi ba chiếc ấm. Một chiếc ấm đẹp đẽ, công năng tốt sẽ khiến cho việc dùng trà trở nên thuận tiện và duy mỹ hơn. Đôi khi chiếc ấm cũng làm cho trà ngon hơn! Nếu nước là môi trường của trà, trà là đối tượng sống trong môi trường đó thì ấm lại là không gian chứa đựng cả môi trường và đối tượng sống trong nó.

Ngũ quần anh

Sống ở đời, ai chẳng sợ cô độc, ai chẳng cầu tri âm, xong, thói đời dâu bể, lòng người đổi thay, tri âm mới đó mà thoáng chốc chẳng thể đàm tâm. Chẳng vậy mà bao thế hệ đi qua, độc ẩm là lẽ thường, tất nhiên độc ẩm chẳng hẳn là cô độc, xong cũng không thiếu giữa chốn lao xao. Đã có được thủy-trà-bôi-bình rồi, có thêm tri âm nữa hẳn thật vẹn toàn, xong mấy khi trên đời được toàn vẹn, chẳng phải bởi vậy, mà nhiều phen ta ngồi giữa bao khuôn mặt thân quen, thế rồi nâng chén lên vẫn là độc ẩm đó thôi. Vậy có hay không có đâu ảnh hưởng đến vị-hương-thủy-diệp của trà, trà vẫn vậy chỉ cần cái tâm an nhàn của kẻ thưởng thức mà thôi, có được cái tâm ấy rồi thì việc có hay không “quần anh” đâu còn quan trọng, có cũng vậy, không có trà vẫn vậy mà thôi. Cá nhân tôi, nhiều phen pha trà xong, rót ra bốn chén, thế rồi vẫn là độc ẩm, mỗi người trong số họ đều có “tri âm” là chiếc smartphone bên cạnh, còn đâu chỗ cho mình. Hay, dọc đường trà, nhiều khi nơi đỉnh núi, lắm lúc chốn đầu non, vỉa hè, cầu chợ cũng nhiều, thân đơn, chỉ có trà làm bạn. Thế nhưng, pha một ấm trà, một mình mà tựa hồ bạn bè vây quanh, những lúc như thế, cái ý quần ẩm mới thực sự phát lộ trong tâm hồn. Vẫn không thể chối bỏ, “quần anh” là yếu tố mang lại sự vẹn toàn, mà ai lại chẳng mong mọi sự được toàn vẹn kia chứ!.

Thâu ý

Bàn thế có vẻ nghiêm trọng hóa vấn đề mất rồi, xong trên đời có gì vượt bậc mà không sinh ra từ một tư duy “nghiêm trọng hóa”?

( Thời Báo )


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nhất thủy, nhị trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh

Cá nhân tôi, tôi thấy trình tự ưu tiên đó là hợp lý. Lại có người cho rằng: “trà phải là nhất”. Dù muốn hay không thì chủ đề cũng đã đặt ra, râm ran tranh luận cũng nhiều, nay, tôi cũng hiếu thắng mà bàn lấy làm vui vậy.

Nguyễn Việt Bắc

Nước là môi trường dung dưỡng để tinh lọc
những tinh anh của trà
Tất cả những yếu tố được nêu trên đây trong tựa bài viết đều không thể thiếu trong một buổi thưởng thức trà, song việc đặt ra trình tự ưu tiên như vậy cũng phần nào cho ta thấy sự kỹ lưỡng của tiền nhân trong việc dùng trà. Cá nhân tôi, tôi thấy trình tự ưu tiên đó là hợp lý. Lại có người cho rằng: “trà phải là nhất”. Dù muốn hay không thì chủ đề cũng đã đặt ra, râm ran tranh luận cũng nhiều, nay, tôi cũng hiếu thắng mà bàn lấy làm vui vậy.

Nhất thủy

Chúng ta không thể chối bỏ, vạn vật trên đời sinh ra bởi tự nhiên, thuận theo tự nhiên mà phát tiết tinh túy hay tha hóa dần rồi chết. Trong quan niệm phương Đông, khi bàn tới chuyện khởi nghiệp, lập danh, ta thường nhắc đến tam yếu: thiên-địa-nhân nhằm vào lúc thời-lợi-hòa, lấy đó làm đầu cho con đường sự nghiệp của mỗi người. Chẳng qua cũng là thuận theo tự nhiên đấy thôi. Người dở mà gặp lúc hội tụ cả ba thứ đó cũng nên đại nghiệp, kẻ hiền tài mà vô duyên, bạc vận thì cũng đến chốn cùng cơ mà thành Lệ Chi Viên, không nữa cũng lưu lạc chốn thâm sơn cùng cốc tìm lấy sự nhàn, qua ngày dâu bể. Trà và Nước, cũng chẳng nằm ngoài quy luật ấy, nếu trà ôm giấc mộng tỏa hương, thoát vị làm đầu thì đâu khác đấng nam nhi mơ lập công danh, nhưng “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, việc ôm mộng lớn, âu cũng là “mưu sự tại nhân”, còn toại ý hay không rốt cục lại ở “thành sự tại thiên”, cốt cách của trà vốn tự nó mang trong mình, cốt cách đó phát tiết được hay không phụ thuộc vào sự “dạy dỗ” của bàn tay tạo nên nó, nhưng, có được cốt cách cao đẹp rồi, có được ý nguyện non ngàn rồi thì việc thành hay bại còn phải nương vào môi trường dung dưỡng nó nhiều lắm, chẳng phải nước là môi trường sẽ dung dưỡng trà đó thôi, trà phát tiết được đến đâu, thành đại nghiệp hay tha hóa trăm sự tại nước mà ra cả. Nhất nước bởi vậy!

Nhị trà

Sẽ có ý cho rằng: nước có tốt bằng giời mà không có trà thì lấy gì để uống! Đúng. Nhưng đấy là ý kiến của việc uống trà lấy được, uống đỡ thèm, trong khi chúng ta đang cầu lấy cái tinh túy, mong lấy cái đẹp đẽ, thế mới nên nỗi nhiêu khê như vậy. Trà tự nó không làm ảnh hưởng đến những trà cụ khác mà đặc biệt là nước, trong khi đó, trà thể hiện được đến đâu lại bị quyết định quá nhiều bởi ấm, chén mà đặc biệt là nước. Trà có tốt bằng giời đi nữa, mà bạc phận rơi vào chốn dơ bẩn thì cũng chẳng bằng lá vối! Cứ như bậc trung thần, văn vũ toàn tài mà thờ phải hôn quân thì tính mạng còn khó giữ chứ luống gì tới chuyện công danh hiển hách cho đời.

Tam bôi


Người đời mê ấm, sưu tầm ấm, gắn cho ấm muôn thứ, biến nó trở thành bảo vật trong việc thưởng thức trà, còn tôi, tôi đồng ý với các bậc tiền nhân, chén chỉ đứng sau trà và nước. Chén chiếm vị trí thứ ba.

Chén tác động trực tiếp đến ba trong số năm giác quan của ta: thị giác, xúc giác và khứu giác. Màu nước trà đẹp lên, xấu đi hay chân thực là nhờ chén. Chén là món được nhìn nhiều nhất trong bộ trà cụ vì thế tạo hình và trang trí của chiếc chén sẽ va chạm với mắt mình nhiều hơn cả. Khi nâng chén trà, cảm giác phải nâng niu hay có thể cẩu thả từ chén mà ra. Ví như với một chiếc chén mỏng nhẹ, việc lo sợ chúng vỡ khi cầm trên tay là tâm lý thông thường, cũng vì thế mà phản xạ của chúng ta sẽ là cẩn trọng, nhẹ nhàng, nâng niu hơn cũng là lẽ tự nhiên, do đó mà thao tác cũng trở nên cẩn trọng, đẹp đẽ hơn phần nào. Tạo hình của chiếc chén sẽ quyết định diện tích thoát hương và luồng hơi bốc lên mang theo hương trà, vì thế mà hương trà toát ra mạnh hay yếu, tụ hay loang là nhờ ở chén. Chén đứng thứ ba bởi vậy.

Tứ bình

Với tôi, trong việc uống trà, ấm không quá quan trọng. Đôi khi, lên nương-rẫy chăm sóc cho mấy cây trà, không có điều kiện để pha phách cầu kỳ, tôi vẫn thường vặt búp trà mà nhai, sau đó uống nước lọc, những lúc như thế trà vẫn hay, vẫn đẹp. Nét đẹp rất riêng! Lại có khi vướng ngoài lán trên nương không về bản được do mưa gió, tôi thường lấy trà mang theo mình, rồi nấu bằng nồi với nước mỏ (những khe nước nhỏ chảy ra từ sườn núi) những lúc như vậy trà thực sự ngon và có tình! Nói như vậy không có nghĩa là tôi chối bỏ chiếc ấm, tôi cũng như bao người khác đang dùng trà, tôi cũng có cho mình đôi ba chiếc ấm. Một chiếc ấm đẹp đẽ, công năng tốt sẽ khiến cho việc dùng trà trở nên thuận tiện và duy mỹ hơn. Đôi khi chiếc ấm cũng làm cho trà ngon hơn! Nếu nước là môi trường của trà, trà là đối tượng sống trong môi trường đó thì ấm lại là không gian chứa đựng cả môi trường và đối tượng sống trong nó.

Ngũ quần anh

Sống ở đời, ai chẳng sợ cô độc, ai chẳng cầu tri âm, xong, thói đời dâu bể, lòng người đổi thay, tri âm mới đó mà thoáng chốc chẳng thể đàm tâm. Chẳng vậy mà bao thế hệ đi qua, độc ẩm là lẽ thường, tất nhiên độc ẩm chẳng hẳn là cô độc, xong cũng không thiếu giữa chốn lao xao. Đã có được thủy-trà-bôi-bình rồi, có thêm tri âm nữa hẳn thật vẹn toàn, xong mấy khi trên đời được toàn vẹn, chẳng phải bởi vậy, mà nhiều phen ta ngồi giữa bao khuôn mặt thân quen, thế rồi nâng chén lên vẫn là độc ẩm đó thôi. Vậy có hay không có đâu ảnh hưởng đến vị-hương-thủy-diệp của trà, trà vẫn vậy chỉ cần cái tâm an nhàn của kẻ thưởng thức mà thôi, có được cái tâm ấy rồi thì việc có hay không “quần anh” đâu còn quan trọng, có cũng vậy, không có trà vẫn vậy mà thôi. Cá nhân tôi, nhiều phen pha trà xong, rót ra bốn chén, thế rồi vẫn là độc ẩm, mỗi người trong số họ đều có “tri âm” là chiếc smartphone bên cạnh, còn đâu chỗ cho mình. Hay, dọc đường trà, nhiều khi nơi đỉnh núi, lắm lúc chốn đầu non, vỉa hè, cầu chợ cũng nhiều, thân đơn, chỉ có trà làm bạn. Thế nhưng, pha một ấm trà, một mình mà tựa hồ bạn bè vây quanh, những lúc như thế, cái ý quần ẩm mới thực sự phát lộ trong tâm hồn. Vẫn không thể chối bỏ, “quần anh” là yếu tố mang lại sự vẹn toàn, mà ai lại chẳng mong mọi sự được toàn vẹn kia chứ!.

Thâu ý

Bàn thế có vẻ nghiêm trọng hóa vấn đề mất rồi, xong trên đời có gì vượt bậc mà không sinh ra từ một tư duy “nghiêm trọng hóa”?

( Thời Báo )


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm