Cõi Người Ta
Nhạy cảm chính trị
ùi Mai Hạnh
Vừa rồi về Việt Nam, bất ngờ được chị bạn (làm công tác văn hóa văn nghệ) nhắc nhở: “Em chẳng nhạy cảm chính trị gì cả!”.
Thực ra “nhạy cảm chính trị” là cái quái gì nhỉ? Ngơ ngác một lúc, nhớ ra, ngay từ buổi đầu viết báo, mình từng được/bị nhắc như thế. Không chỉ một lần.
Lần thứ nhất cách đây cũng gần hai chục năm. Sau đợt đi thực tế theo
chương trình thực tập của Trường Viết văn Nguyễn Du, mình nộp bài cho tờ
X. Một tuần căng thẳng hồi hộp chờ đợi trôi qua, mình được bà Tổng biên
tập tiếp bằng nụ cười tươi rói và thương cảm: “Đúng là nhà thơ nhà văn các bạn lơ mơ thật. Chẳng nhạy cảm chính trị tí nào!”.
Bài báo viết về nỗi đau chết hụt trong “căn nhà tình nghĩa” của một bà
mẹ anh hùng ở Ninh Hòa, vùng đất có nhiều mẹ anh hùng nhất nước. Không
nhạy cảm chính trị là sao?
Căn nhà đó có bảy bát hương xếp hàng
trên ban thờ lặng ngắt u buồn. Vệt nước lụt vẫn còn thẫm đen đánh dấu
trên nửa già cánh cửa gỗ sắp mục. Bức tường nứt đút lọt ngón tay út.
Gian bếp lạnh tanh chỏng chơ cái nồi nhỏ… Thỉnh thoảng mẹ mới đến nhà
mình để thắp hương cho những người chết trận (chồng và các con trai). Vì
mẹ sợ. Ở căn nhà đó, mẹ sợ đủ thứ. Sợ trộm cắp, sợ lụt lội, sợ cái nhà
ụp xuống đầu bất cứ lúc nào. Sợ hơn cả là nỗi cô đơn không hàng xóm láng
giềng. Mới đấy, lũ lụt tràn qua bất ngờ trong đêm, mẹ suýt chết đuối.
May có đứa cháu họ xa sực nhớ đến, chạy ra cõng mẹ về. Từ đó, mẹ về hẳn
trong làng ở nhờ nhà người bà con.
Không hề ngần ngại, mẹ thổ lộ
nỗi buồn, sự bất bình với chính quyền địa phương khi xây cho mẹ căn nhà
không đảm bảo chất lượng vì đã “bị rút ruột một nửa” và nằm chơ vơ giữa
cánh đồng hoang vắng. Từ xa, ngôi nhà nom giống mô hình “nhà cô đơn trên
sa mạc”. Có lẽ, chức năng của căn nhà là làm nhân chứng cho “sự quan
tâm của Đảng và nhà nước” thì đúng hơn là làm “nhà tình nghĩa”, mái ấm
cho một bà mẹ anh hùng cô đơn.
Kết luận bài báo, mình nói về cảm
giác buồn nôn khi chứng kiến ông quan chức Phòng Thương binh Xã hội,
miệng cười hềnh hệch gào thét zô zô, tay thản nhiên thò vào khuấy đá
trong vại bia đang sủi bọt ở quán ăn chiêu đãi các tân nhà báo. Chỉ mấy
phút trước, trong buổi mít-tinh tưởng nhớ liệt sĩ, những ngón tay chuối
mắn này còn vung lên hùng hồn phụ họa cho bài diễn văn “nghèn nghẹn xúc động”…
Tuy nhiên, bài viết nhiều thông tin thực tế và cảm xúc “lai láng” của
một đứa thơ thẩn đã không được duyệt chỉ vì nó rất thiếu “nhạy cảm chính trị”.
Lần thứ hai khái niệm “nhạy cảm chính trị”
do một sếp nữ giảng giải. Chẳng nhớ là mình đã phạm lỗi gì cụ thể (vì
nhiều lỗi quá), chỉ nhớ hôm ấy, ở hành lang cơ quan, mình hút thuốc và
sếp cũng… xin một điếu. Đấy là lần duy nhất mình thấy sếp hút thuốc
(hình như sếp đang bức xúc gì đó). Sếp chân tình nói: “Này, chị bảo
thật, người ta nói ăn cây nào rào cây ấy, nếu em định viết bài chê ngành
văn hóa thì em chỉ có cách ra khỏi ngành, rồi muốn viết gì thì viết.
Ngành văn hóa tham nhũng giỏi lắm được vài chục triệu, làm sao bằng
ngành giao thông tham nhũng hàng chục tỉ hả em. Em cần phải nhạy cảm chính trị hơn chứ đừng có ngây thơ như thế…”.
Mình nghe sếp nói và… im lặng. Sếp nói quá chuẩn! Sau đó, mình đã thực
hiện đúng lời khuyên của sếp, tình nguyện vĩnh biệt đời công chức, ra
khỏi ngành và viết “Lê Vân yêu và sống”, một cuốn sách mình muốn viết.
Cuốn sách bị cấm tái bản (theo lệnh miệng) sau một tháng phát hành. Đến
giờ, lệnh cấm vẫn còn nguyên hiệu lực, mà chẳng ai cho mình biết lý do
tại sao cấm để mình còn “rút kinh nghiệm”. Đoán mò, chắc tại mình kém “nhạy cảm chính trị” chăng?
Lần thứ ba mình được “thụ giáo” bởi một anh chàng dễ thương bên an ninh
văn hóa. Khi đó, mình đang say sưa viết một loạt bài điều tra về ông
hiệu trưởng một trường đại học tham nhũng, lạm quyền. Vì là chỗ quen
biết, chàng đọc thấy bèn chân tình khuyên nhủ: “Em viết làm gì. Ông
trưởng bảo đúng ông phó bảo sai. Đố em biết được ai đúng ai sai!!! Cơ
chế là thế. Hôm nay đúng ngày mai sai ngày kia lại đúng. Chẳng có ai sai
cả. Viết thế chứ viết nữa cũng chả giải quyết được gì!!! Em phải biết
trên ông ấy là ai chứ! Em chả nhạy cảm chính trị tí nào”.
Quả thật, bốn số liền đăng bài tố cáo mà “ngài hiệu trưởng khả kính”
không thèm ra lời. Thậm chí, không hiểu phù phép thế nào, ông ta lại
được ca ngợi hết lời, cũng chính trên tờ báo đó. Thế mới đau chứ!
Nỗi đau này mãi gần chục năm sau mới… lên da non được. Tình cờ một hôm,
cà phê vỉa hè, mình đọc được tin ngài hiệu trưởng phù thủy ấy sắp ra
tòa. Vì tham nhũng hay gì gì đó, ở một phi vụ khác… Bỗng nhớ lời khuyên
chân tình của chàng an ninh văn hóa về “căn bệnh” kém “nhạy cảm chính trị” của mình.
Và còn nhiều lần nữa, mỗi lần được nhắc nhở kém / thiếu “nhạy cảm chính trị”,
mình chỉ ừ hữ hoặc im lặng mà không có thuốc nào chữa được. Vái tứ
phương, được các “lang vườn” bạn bè kê đơn bắt uống loại thuốc cây nhà
lá vườn rất hiệu nghiệm có tên tiếng Tây là “Mackeno” và tên tiếng Việt
là “Vô cảm”.
Vô cảm. Ai đó đã dùng chữ này đầu tiên để miêu tả căn
bệnh thờ ơ, chán nản, buông xuôi, trơ lì của toàn xã hội, từ dân đen tới
cán bộ? Vô cảm trước sự đói nghèo, vô cảm trước áp bức bất công, vô cảm
trước cường hào tham nhũng, vô cảm trước tội ác bạo hành, vô cảm khi an
ninh quốc gia bị đe dọa, và đặc biệt vô cảm trước sự vô cảm. Cả một xã
hội ù lì u mê không cảm xúc yêu ghét.
Giống y hệt lúc tắc đường, là khi gương mặt xã hội được phản ánh rõ nhất.
Đầu tiên cáu vì bỗng nhiên bị chặn đứng (như bị ngâm hồ sơ giấy tờ, bị
sách nhiễu vòi vĩnh…). 15 phút đầu bực lắm. Bực ra mặt. Trán nhăn lại
cau có, mắt láo liên nhìn quanh tìm lối thoát. 15 phút tiếp theo vẫn
đứng im một chỗ, bắt đầu chửi đổng trong bụng. 15 phút nữa trôi đi trong
cam chịu, nhẫn nhục. Ai cũng giống hệt mình. Cuối cùng, thêm 15 phút
hay lâu hơn nữa cũng vậy. Chẳng còn trông đợi gì nữa… Sau một giờ đồng
hồ, thậm chí hai giờ, chôn chân tại chỗ, nắng đổ lửa xuống hay mưa như
xối trên đầu, khói xăng xe mù mịt ngộp thở, mọi cảm xúc bực bội, chán
nản, lo lắng, đau khổ, oán than, nguyền rủa… lên tới đỉnh điểm rồi bất
ngờ rơi về trạng thái trống rỗng.
Dù đã được nhích lên từng tí một
thì cũng chẳng còn hơi sức đâu mà mỉm cười. Dù sẽ được giải thoát nhưng
lại nhận thức ngay rằng ngày mai vẫn thế, ngày kia vẫn thế, tháng sau
vẫn thế, năm sau vẫn thế… Chẳng cáu chẳng chửi thậm chí cũng chẳng mừng.
Một lần, sau cú tắc đường gần hai tiếng (đoạn đường dọc sông Kim Ngưu
về nhà ở Kim Giang), khi được giải thoát cũng là lúc mình tự nhiên ngã
lăn quay vì kiệt sức. Và hoàn toàn tê liệt mọi giác quan. Hoàn toàn vô
cảm.
Một thời gian dài, đọc đâu cũng thấy chữ “nhạy cảm”, muốn nói
gì viết gì cũng được miễn đừng đụng đến “vùng nhạy cảm’, tức vùng cấm,
sợ động chạm, sợ phạm húy… Chữ “nhạy cảm” được dùng nhiều quá, trở nên
chai lỳ, báo chí chuyển qua phong trào dùng chữ “vô cảm”, báo hiệu căn
bệnh các vùng nhạy cảm bị… vô cảm.
Phải chăng, cái đích cuối cùng
của báo chí tiếng Việt là đi từ “nhạy cảm” đến “vô cảm”, một quá trình
triệt tiêu mọi cảm xúc một cách hoàn hảo để chữa căn bệnh thiếu / kém “nhạy cảm chính trị”?
Bàn ra tán vào (0)
Nhạy cảm chính trị
Vừa rồi về Việt Nam, bất ngờ được chị bạn (làm công tác văn hóa văn nghệ) nhắc nhở: “Em chẳng nhạy cảm chính trị gì cả!”.
Thực ra “nhạy cảm chính trị” là cái quái gì nhỉ? Ngơ ngác một lúc, nhớ ra, ngay từ buổi đầu viết báo, mình từng được/bị nhắc như thế. Không chỉ một lần.
Lần thứ nhất cách đây cũng gần hai chục năm. Sau đợt đi thực tế theo
chương trình thực tập của Trường Viết văn Nguyễn Du, mình nộp bài cho tờ
X. Một tuần căng thẳng hồi hộp chờ đợi trôi qua, mình được bà Tổng biên
tập tiếp bằng nụ cười tươi rói và thương cảm: “Đúng là nhà thơ nhà văn các bạn lơ mơ thật. Chẳng nhạy cảm chính trị tí nào!”.
Bài báo viết về nỗi đau chết hụt trong “căn nhà tình nghĩa” của một bà
mẹ anh hùng ở Ninh Hòa, vùng đất có nhiều mẹ anh hùng nhất nước. Không
nhạy cảm chính trị là sao?
Căn nhà đó có bảy bát hương xếp hàng
trên ban thờ lặng ngắt u buồn. Vệt nước lụt vẫn còn thẫm đen đánh dấu
trên nửa già cánh cửa gỗ sắp mục. Bức tường nứt đút lọt ngón tay út.
Gian bếp lạnh tanh chỏng chơ cái nồi nhỏ… Thỉnh thoảng mẹ mới đến nhà
mình để thắp hương cho những người chết trận (chồng và các con trai). Vì
mẹ sợ. Ở căn nhà đó, mẹ sợ đủ thứ. Sợ trộm cắp, sợ lụt lội, sợ cái nhà
ụp xuống đầu bất cứ lúc nào. Sợ hơn cả là nỗi cô đơn không hàng xóm láng
giềng. Mới đấy, lũ lụt tràn qua bất ngờ trong đêm, mẹ suýt chết đuối.
May có đứa cháu họ xa sực nhớ đến, chạy ra cõng mẹ về. Từ đó, mẹ về hẳn
trong làng ở nhờ nhà người bà con.
Không hề ngần ngại, mẹ thổ lộ
nỗi buồn, sự bất bình với chính quyền địa phương khi xây cho mẹ căn nhà
không đảm bảo chất lượng vì đã “bị rút ruột một nửa” và nằm chơ vơ giữa
cánh đồng hoang vắng. Từ xa, ngôi nhà nom giống mô hình “nhà cô đơn trên
sa mạc”. Có lẽ, chức năng của căn nhà là làm nhân chứng cho “sự quan
tâm của Đảng và nhà nước” thì đúng hơn là làm “nhà tình nghĩa”, mái ấm
cho một bà mẹ anh hùng cô đơn.
Kết luận bài báo, mình nói về cảm
giác buồn nôn khi chứng kiến ông quan chức Phòng Thương binh Xã hội,
miệng cười hềnh hệch gào thét zô zô, tay thản nhiên thò vào khuấy đá
trong vại bia đang sủi bọt ở quán ăn chiêu đãi các tân nhà báo. Chỉ mấy
phút trước, trong buổi mít-tinh tưởng nhớ liệt sĩ, những ngón tay chuối
mắn này còn vung lên hùng hồn phụ họa cho bài diễn văn “nghèn nghẹn xúc động”…
Tuy nhiên, bài viết nhiều thông tin thực tế và cảm xúc “lai láng” của
một đứa thơ thẩn đã không được duyệt chỉ vì nó rất thiếu “nhạy cảm chính trị”.
Lần thứ hai khái niệm “nhạy cảm chính trị”
do một sếp nữ giảng giải. Chẳng nhớ là mình đã phạm lỗi gì cụ thể (vì
nhiều lỗi quá), chỉ nhớ hôm ấy, ở hành lang cơ quan, mình hút thuốc và
sếp cũng… xin một điếu. Đấy là lần duy nhất mình thấy sếp hút thuốc
(hình như sếp đang bức xúc gì đó). Sếp chân tình nói: “Này, chị bảo
thật, người ta nói ăn cây nào rào cây ấy, nếu em định viết bài chê ngành
văn hóa thì em chỉ có cách ra khỏi ngành, rồi muốn viết gì thì viết.
Ngành văn hóa tham nhũng giỏi lắm được vài chục triệu, làm sao bằng
ngành giao thông tham nhũng hàng chục tỉ hả em. Em cần phải nhạy cảm chính trị hơn chứ đừng có ngây thơ như thế…”.
Mình nghe sếp nói và… im lặng. Sếp nói quá chuẩn! Sau đó, mình đã thực
hiện đúng lời khuyên của sếp, tình nguyện vĩnh biệt đời công chức, ra
khỏi ngành và viết “Lê Vân yêu và sống”, một cuốn sách mình muốn viết.
Cuốn sách bị cấm tái bản (theo lệnh miệng) sau một tháng phát hành. Đến
giờ, lệnh cấm vẫn còn nguyên hiệu lực, mà chẳng ai cho mình biết lý do
tại sao cấm để mình còn “rút kinh nghiệm”. Đoán mò, chắc tại mình kém “nhạy cảm chính trị” chăng?
Lần thứ ba mình được “thụ giáo” bởi một anh chàng dễ thương bên an ninh
văn hóa. Khi đó, mình đang say sưa viết một loạt bài điều tra về ông
hiệu trưởng một trường đại học tham nhũng, lạm quyền. Vì là chỗ quen
biết, chàng đọc thấy bèn chân tình khuyên nhủ: “Em viết làm gì. Ông
trưởng bảo đúng ông phó bảo sai. Đố em biết được ai đúng ai sai!!! Cơ
chế là thế. Hôm nay đúng ngày mai sai ngày kia lại đúng. Chẳng có ai sai
cả. Viết thế chứ viết nữa cũng chả giải quyết được gì!!! Em phải biết
trên ông ấy là ai chứ! Em chả nhạy cảm chính trị tí nào”.
Quả thật, bốn số liền đăng bài tố cáo mà “ngài hiệu trưởng khả kính”
không thèm ra lời. Thậm chí, không hiểu phù phép thế nào, ông ta lại
được ca ngợi hết lời, cũng chính trên tờ báo đó. Thế mới đau chứ!
Nỗi đau này mãi gần chục năm sau mới… lên da non được. Tình cờ một hôm,
cà phê vỉa hè, mình đọc được tin ngài hiệu trưởng phù thủy ấy sắp ra
tòa. Vì tham nhũng hay gì gì đó, ở một phi vụ khác… Bỗng nhớ lời khuyên
chân tình của chàng an ninh văn hóa về “căn bệnh” kém “nhạy cảm chính trị” của mình.
Và còn nhiều lần nữa, mỗi lần được nhắc nhở kém / thiếu “nhạy cảm chính trị”,
mình chỉ ừ hữ hoặc im lặng mà không có thuốc nào chữa được. Vái tứ
phương, được các “lang vườn” bạn bè kê đơn bắt uống loại thuốc cây nhà
lá vườn rất hiệu nghiệm có tên tiếng Tây là “Mackeno” và tên tiếng Việt
là “Vô cảm”.
Vô cảm. Ai đó đã dùng chữ này đầu tiên để miêu tả căn
bệnh thờ ơ, chán nản, buông xuôi, trơ lì của toàn xã hội, từ dân đen tới
cán bộ? Vô cảm trước sự đói nghèo, vô cảm trước áp bức bất công, vô cảm
trước cường hào tham nhũng, vô cảm trước tội ác bạo hành, vô cảm khi an
ninh quốc gia bị đe dọa, và đặc biệt vô cảm trước sự vô cảm. Cả một xã
hội ù lì u mê không cảm xúc yêu ghét.
Giống y hệt lúc tắc đường, là khi gương mặt xã hội được phản ánh rõ nhất.
Đầu tiên cáu vì bỗng nhiên bị chặn đứng (như bị ngâm hồ sơ giấy tờ, bị
sách nhiễu vòi vĩnh…). 15 phút đầu bực lắm. Bực ra mặt. Trán nhăn lại
cau có, mắt láo liên nhìn quanh tìm lối thoát. 15 phút tiếp theo vẫn
đứng im một chỗ, bắt đầu chửi đổng trong bụng. 15 phút nữa trôi đi trong
cam chịu, nhẫn nhục. Ai cũng giống hệt mình. Cuối cùng, thêm 15 phút
hay lâu hơn nữa cũng vậy. Chẳng còn trông đợi gì nữa… Sau một giờ đồng
hồ, thậm chí hai giờ, chôn chân tại chỗ, nắng đổ lửa xuống hay mưa như
xối trên đầu, khói xăng xe mù mịt ngộp thở, mọi cảm xúc bực bội, chán
nản, lo lắng, đau khổ, oán than, nguyền rủa… lên tới đỉnh điểm rồi bất
ngờ rơi về trạng thái trống rỗng.
Dù đã được nhích lên từng tí một
thì cũng chẳng còn hơi sức đâu mà mỉm cười. Dù sẽ được giải thoát nhưng
lại nhận thức ngay rằng ngày mai vẫn thế, ngày kia vẫn thế, tháng sau
vẫn thế, năm sau vẫn thế… Chẳng cáu chẳng chửi thậm chí cũng chẳng mừng.
Một lần, sau cú tắc đường gần hai tiếng (đoạn đường dọc sông Kim Ngưu
về nhà ở Kim Giang), khi được giải thoát cũng là lúc mình tự nhiên ngã
lăn quay vì kiệt sức. Và hoàn toàn tê liệt mọi giác quan. Hoàn toàn vô
cảm.
Một thời gian dài, đọc đâu cũng thấy chữ “nhạy cảm”, muốn nói
gì viết gì cũng được miễn đừng đụng đến “vùng nhạy cảm’, tức vùng cấm,
sợ động chạm, sợ phạm húy… Chữ “nhạy cảm” được dùng nhiều quá, trở nên
chai lỳ, báo chí chuyển qua phong trào dùng chữ “vô cảm”, báo hiệu căn
bệnh các vùng nhạy cảm bị… vô cảm.
Phải chăng, cái đích cuối cùng
của báo chí tiếng Việt là đi từ “nhạy cảm” đến “vô cảm”, một quá trình
triệt tiêu mọi cảm xúc một cách hoàn hảo để chữa căn bệnh thiếu / kém “nhạy cảm chính trị”?