Đoạn Đường Chiến Binh

Nhớ Chiến Trường Xưa - Bài 4 - Trần Văn Ngà

( HNPD) Từ chủ nghĩa vô sản của giới bần cố nông thất học, cộng sản Tàu, cộng sản Việt hay các nước cộng sản khác luôn tiến hành cuộc chiến qua chiến thuật du kích, chuyên sử dụng nông thôn làm địa bàn hoạt động

NĂM 1965: CUỘC CHIẾN KHỐC LIỆT BẮT ĐẦU VỚI 1,365 LÍNH MỸ CHẾT

TỔNG THỂ CUỘC CHIẾN VIỆT NAM TỪ NĂM 1965

Từ chủ nghĩa vô sản của giới bần cố nông thất học, cộng sản Tàu, cộng sản Việt hay các nước cộng sản khác luôn tiến hành cuộc chiến qua chiến thuật du kích, chuyên sử dụng nông thôn làm địa bàn hoạt động để tiến tới bao vây thành thị và lật đổ chánh quyền...Nguyên tắc bài học vỡ lòng này của chủ nghĩa cộng sản luôn được ứng dụng nhịp nhàng và thành công ở nhiều nơi trên thế giới: Liên sô, Trung cộng, Bắc Hàn, Cu Ba, kể cả Việt Nam, Miên, Lào...

Đến năm 1965, chiến trường Việt Nam đã có chỉnh sửa chiến thuật du kích chiến, tăng tiến tốc độ vừa sử dụng lực lượng chánh quy của CSBV xâm nhập vào Miền Nam VN qua các trận đánh trận địa chiến khốc liệt. Cộng sản vừa đẩy mạnh vai trò du kích chiến khắp mọi nơi trên lãnh thổ VNCH, đặc biệt tại vùng I, Vùng II Chiến Thuật và Vùng III Chiến Thuật với sự khai thác tối đa địa hình rừng núi thiên nhiên hiểm trở che giấu tốt quân và các căn cứ địa được an toàn, vững chắc.

Về mặt chiến thuật, chiến lược, CSVN lợi dụng thời cơ thuận tiện nhứt của Miền Nam VN, chánh phủ chống cộng quyết liệt VNCH với sách lược cứng rắn độc tài, một phần nào, cũng có thể làm mất lòng dân ít nhiều ở nông thôn qua Quốc Sách Ấp Chiến Lược. Nhưng, Quốc Sách Ấp Chiến Lược ngăn chặn cộng sản xâm nhập trà trộn vào cùng sống với dân vô cùng hữu hiệu, đã bị chánh quyền mới (TT Dương Văn Minh - sau cuộc đảo chánh 1.11.1963) dẹp bỏ.

Từ năm 1963 đến năm 1965, những năm bất ổn tình hình nội chính VNCH, chánh phủ thay đổi như thay áo. Cấp chỉ huy quân sự và chính trị thường mải mê bảo vệ địa vị, ảnh hưởng, quyền bính mà sao lảng các cuộc hành quân lùng và diệt địch ở vùng biên giới, vùng núi rừng hiểm trở... Vì vậy, CSBV xâm nhập dễ dàng qua đường mòn Hồ Chí Minh, được mở rộng từ Bắc vào Nam, sang Lào, vùng biên giới Cam Bốt - Việt Nam. CSBV còn tận dụng đường biển xâm nhập vũ khí vào miền Nam mà QLVNCH đã đánh bắt được nhiều chiếc tàu chở đầy vũ khí, đạn dược như tại Vũng Rô, Ba Động và vài vùng ven biển khác của Miền Nam VN trong thời kỳ "quá độ" từ cuộc lật đổ nền Đệ Nhất Cộng Hòa (cách mạng 1.11.63) đến năm 1965 và sau đó. CSBV cũng tận dụng vận chuyển vũ khí đến đất nước Cam Bốt để tiếp tế cho bộ đội, đặc biệt đang chiến đấu ở Miền Tây và Miền Đông Nam VN. CSBV đã hoàn chỉnh hệ thống di chuyển tiếp vận về quân, vũ khí, quân trang, quân dụng hiện đại mới mẻ... vô cùng hữu hiệu khắp 4 vùng chiến thuật của VNCH. Thời điểm này, cộng sản BV thường phối hợp tiến hành cuộc chiến "cường tập" vừa du kích chiến vừa trận địa chiến tại những địa thế hiểm trở, khó khăn cho sự di chuyển quân và tiếp liệu của VNCH và đồng minh bằng phi cơ...

Các chiến trường, CSBV mở rộng ở Vùng I - Vùng II - Vùng III Chiến Thuật. (the Gulf of Tonkin Resolution on August 7,1964).

 Riêng Vùng IV Chiến Thuật, các mật khu U Minh Thượng, U Minh Hạ, Thất Sơn, Đồng Tháp Mười, Mõ Vẹt... cũng trên đà phát triển mạnh về quân số và vũ khí mới từ miền Bắc chuyển tải qua đường biển và từ Cam Bốt vận chuyến đến. Nhưng, chiến trường Vùng IV (Miền Tây) sình lầy, đồng ruộng, tương đối trống trải cho nên không thích hợp di chuyển và ém dấu quân đơn vị lớn. Vũ khí nặng như đại bác 130 ly và chiến xa, xe tăng T54 để yễm trợ bộ chiến, không thể đưa đến Vùng 4 CT an toàn. Vì vậy, các trận địa chiến cấp trung đoàn, sư đoàn ít xảy ra tại vùng đồng bằng sông Cửu Long - Vùng IV Chiến Thuật cho đến tàn cuộc chiến ngày 30.4.1975, mà chỉ diễn ra thường trực ở 3 vùng chiến thuật I - II và III.

 

NĂM 1965 THẬT SỰ LÀ NĂM MỞ ĐẦU CÁC TRẬN CHIẾN KHỐC LIỆT TẠI VIỆT NAM

Cái gì đến là phải đến và cũng là ý muốn của các siêu cường quốc. Mỹ đưa quân vào VN càng nhiều, CSBV trước đó và sau này cũng càng đưa các đơn vị chính quy xâm nhập đông với vũ khí tối tân hơn QLVNCH để quyết chiến với các đơn vị thiện chiến Mỹ có trang bị hiện đại tới tận răng và hỏa lực phi pháo như bất tận của một quân đội giàu tiền dư của.

Chúng ta biết lý cớ của Mỹ nhằm đưa quân rầm rộ vào chiến trường Việt Nam từ ngày 8.3.1965, qua vụ tàu chiến Mỹ khiêu khích bị "CSBV tấn công" ở vùng biển - Vịnh Bắc Việt (Gulf of Tonkin) nên Quốc Hội Mỹ đã mau chóng thông qua Nghị Quyết, bật đèn xanh cho phép chánh phủ Mỹ đưa quân Mỹ ồ ạt vào Việt Nam từ ngày 7.8.1964 Trên tờ Vietnam magazine - Vol.28 - số 4 - December 2015, trong bài xã luận (Editor's Note Book) với cái tít lớn The Year the War Really Began có kèm hình ảnh trận chiến đang diễn ra ở vùng Ia Drang - Cao nguyên Trung Phần từ ngày 14 đến ngày 18.11.1965. Lần đầu tiên tại chiến trường Viêt Nam, quân Mỹ đụng trận lớn vô cùng ác liệt với quân chánh quy CSBV, tử trận 234 & gần 500 bị thương và quân chính quy CSBV có trên 1 ngàn chết. Đây, quả thật là năm, cuộc chiến VN đến khúc quanh lịch sử - khốc liệt. Với chiến thuật trực thăng vận mới mẻ và trực thăng bao vùng đã giải cứu được căn cứ LZ Albany không lọt về tay CSBV. Năm đầu cuộc chiến Việt Nam có quân Mỹ trực tiếp lâm trận và trong cái nhìn, nhận định của các giới chức Mỹ, bao gồm các nhà hoạch định chính sách, nhà báo, các chính trị gia, các nhà tài phiệt về vũ khí... đã khẳng định cuộc chiến VN mới thật sự bắt đầu.

Trong khi đó, người Việt chúng ta biết rõ là cuộc chiến VN về ý thức hệ quốc cộng đã bắt đầu hình thành khi CSBV đặt bút ký Hiệp Ước Genève ngày 20.7.1954 chưa ráo mực. Trước đó, CSBV đã cài đặt cán bộ, tình báo, bộ đội trà trộn vào sống chung với thường dân ở Miền Nam gọi là sách lược mai phục chờ thời cơ nổi dậy. Thay vì, tất cả những thành phần cộng sản này phải tập kết ra Bắc hết, đúng với tinh thần Hiệp Định Genève 1954. CSBV âm thầm chuẩn bị kỹ, rèn cán chỉnh quân, mãi cho đến năm 1960, CSBV mới nặn ra cái chiêu bài mới mị dân, lừa phỉnh dư luận trong ngoài nước, với cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tự phát.

Từ năm 1960, là năm Mỹ cũng muốn nhảy vào lãnh đạo cuộc chiến VN, nhưng bị Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa Ngô Đình Diệm khước từ. Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị Mỹ cảnh cáo bằng vụ đảo chánh hụt ngày 11.11.1960 của nhóm Đại Tá Nguyễn Chánh Thi. Mãi cho đến ngày 1.11.1963, cuộc đảo chánh và sát hại Tổng Thống Ngô Đình Diệm thành công, quân Mỹ mới tự do thoải mái đưa quân vào tham chiến và lãnh đạo cuộc chiến VN từ năm 1965 cho đến khi Mỹ ký được Hiệp Ước Đình Chiến Paris năm 1973. (IA DRANG: Helicopter Rescue at LZ Albany). (IA DRANG: Helicopter Rescue at LZ Albany).

 

NHỮNG NGÀY ĐẦU TIÊN QUÂN MỸ VÀO CHIẾN TRƯỜNG VIỆT NAM

* Ngày đầu tiên quân bộ chiến Mỹ đến Đà Nẵng, trong đó có 2 tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến, ngày 8.3.1965.

Chiến sự từ từ leo thang, qua các cuộc chạm súng với các đơn vị địa phương, đến các trận đụng độ lớn - trận địa chiến với quân chính quy CSBV từ tháng 11.65, điển hình tại vùng thung lũng Ia Drang, thuộc vùng Cao Nguyên Trung Phần (Vùng II Chiến Thuật) với 3 tiền đồn - căn cứ hỏa lực của Quân Đội Mỹ X-Ray, Albany, Colombus. Xa hơn một chút ở rặng núi Chu Pong, hướng Nam và Trại Pleime của Lực Lượng Đặc Biệt Việt Mỹ ở hướng Đông, hướng Tây Bắc có Trại Đức Cơ...Vùng thung lũng Ia Drang, nằm cạnh con sông nhỏ Ia Drang với vài phụ lưu mà Mỹ đặt đến 3 căn cứ hỏa lực vì là vùng quan yếu mà quân CSBV sẽ đi qua, gần 2 bên ven sông: X-Ray, Albany, Colombus. Vùng núi rừng Chu Pong là căn cứ điạ mà CSBV thường ém quân, tích trử hậu cần chuẩn bị cho các trận chiến ở vùng này. Chỉ huy bộ đội CSBV vùng rừng núi Cao Nguyên do Tướng Chu Huy Mân làm Tư Lệnh chiến trường. Lúc bấy giờ về phía QLVNCH có Trung Tướng Vĩnh Lộc là Tư Lệnh Quân Đoàn 2 và Vùng II Chiến Thuật.

* Ngày 22.4.1965, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đụng trận đầu tiên với du kích VC tại Vùng I Chiến Thuật mà phía Mỹ không có tổn thất.

* Ngày 3.5. 1965, 1 Lữ Đoàn thuộc Sư Đoàn 173 Dù Mỹ, đơn vị bộ chiến đầu tiên đến đóng quân vùng gần Sài Gòn (Vùng III Chiến Thuật) và sau đó, đến ngày 27.6.1965, với cuộc hành quân tìm và diệt địch (Search-and-destroy Op.) trong 3 ngày, LĐ/SĐ 173 Dù không tìm thấy dấu vết VC.

* Ngày 11.8.1965, lần đầu tiên, nguyên 1 đại đơn vị, Sư Đoàn Không Kỵ 1 (1st Cavalry Division - Airmobile) đến VN. Đây là một "bước nhảy vọt" sự dính líu sâu đậm về quân số tại chiến trường Việt Nam, cả 1 sư đoàn Mỹ đầy đủ (the first full Army division) được chuyển tới VN.

 

TRẬN ĐỤNG ĐỘ ĐẦU TIÊN GIỮA 2 TIỂU ĐOÀN TQLC MỸ VÀ 1 TRUNG ĐOÀN VC - CUỘC HÀNH QUÂN STARLITE (18 - 24.8.1965) - TỔN THẤT: 50 QUÂN MỸ TỬ TRẬN & 600 VC CHẾT

Từ ngày quân Mỹ ồ ạt đến chiến trường VN, các cuộc hành quân nhỏ cấp đại đội, tiểu đoàn nhằm thăm dò, thám sát địa thế và các cuộc hành quân cấp vài tiểu đoàn hay cấp trung đoàn, lữ đoàn lùng diệt địch luôn được tung ra, nhưng phía cộng quân thường né tránh đụng độ với quân Mỹ. Từ tháng 3.65 cho mãi đến tháng 8.1965, mới có trận đánh lớn qua cuộc hành quân Starlite, từ 18 - 24.8.1965 ở vùng Cao Nguyên.

Với 3 tiểu đoàn từ Sư Đoàn 1 và Sư Đoàn 3 TQLC Mỹ mở cuộc hành tìm và diệt địch cấp trung đoàn VC được đặt tên là cuộc hành quân Starlite với sự không yễm tối đa, thu được chiến thắng vẻ vang với hơn 600 VC chết và bên TQLC Mỹ cũng trả giá với 50 chiến sĩ hy sinh tại mặt trận. Đây là cuộc hành quân chạm địch dữ dội đầu tiên cấp Trung Đoàn của 2 phía.

Trong khi đó, cuộc Hành quân Hump của 1 tiểu đoàn thuộc Sư Đoàn 173 Không Kỵ Mỹ ở Vùng III Chiến Thuật, từ ngày 5 - 9.11.1965 đã chạm địch cấp Trung Đoàn với tổn thất khá cao có 50 quân Mỹ tử trận và có khoảng 400 VC chết.

 

TRẬN ĐÁNH KHỐC LIỆT NHẤT - THUNG LŨNG IA DRANG - VÙNG II CHIẾN THUẬT

Bên bờ sông Ia Drang với 3 căn cứ hỏa lực, khi trận chiến ác liệt bắt đầu với 2 căn cứ hỏa lực LZ. X-Ray - LZ. Albany. Và LZ. Colombus cũng bị tấn công bằng pháo kích chỉ có 3 lính Mỹ chết và 13 bị thương. Sau trận chiến đẫm máu, khốc liệt này, tại thung lũng Ia Drang, quân Mỹ còn thiết đặt thêm vài căn cứ hỏa lực nữa, tạo thành thế liên hoàn hổ tương yễm trợ cho nhau (LZ có nghĩa là Landing Zone - căn cứ LZ, trực thăng lên xuống thuận tiện).  

Trận đánh tại Ia Drang diễn ra từ ngày 14 đến ngày 18.11.1965. Như thường lệ, lực lượng 2 căn cứ hỏa lực X-Ray và Albany có những cuộc hành quân mở đường, liên lạc giữa 2 căn cứ. Ngày 14.11.1965, từ X-Ray, quân Mỹ từ từ đi theo đội hình tiến qua căn cứ hỏa lực Albany, bỗng lọt vào ổ phục kích, đụng trận dữ dội với quân chính quy CSBV (Phóng đồ hành quân  - quân CSBV được Mỹ gọi là PAVN, còn tên gọi khác là NVA - Mũi tên đỏ đậm chỉ hướng tấn công của quân CSBV và đỏ lợt chỉ hướng rút quân của CSBV. Mũi tên xanh chỉ hướng tiến quân Mỹ) mà chúng đã mai phục chuẩn bị sẵn. Lực lượng Mỹ được tăng viện tiếp cứu đơn vị đang lâm trận, bị quân CSBV tấn công bao vây. Không những cuộc chiến khốc liệt diễn ra trên đường hành quân tuần tiểu mở đường, đồng thời quân chính quy CSBV còn tấn công dữ dội vào 2 căn cứ hỏa lực X-Ray và Albany mà căn cứ Albany là nơi diễn ra các trận đánh ngày đêm kinh hoàng đẫm máu nhứt.

Ngày 17.11.1965, từ căn cứ LZ X-Ray, Tiểu đoàn 2 Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn Không Kỵ 1 do Trung tá McDade chỉ huy mở cuộc hành quân tăng viện đến LZ Albany bị lọt vào ổ phục kích củaTiểu đoàn 8 Trung đoàn 66 quân CSBV do Trung tá CSBV Nguyễn Hữu An chỉ huy.

Theo một bài viết của 1 cựu chiến binh Mỹ tham gia trận phục kích đẫm máu này được phổ biến trên Net ngày 14.11.2015, đánh dấu kỷ niệm 50 năm cuộc chiến khốc liệt nhứt trong lịch sử chiến tranh VN cấp tiểu đoàn mà quân Mỹ tổn thất nặng nề. Tiểu đoàn 2/7/SĐ1 Không Kỵ với quân số 400 người tham chiến mà chết 155 và bị thương 124 chiến binh. Lý do, quá bất ngờ, khi bắt được 2 tù binh CSBV khai thác trên đường tiến quân xong, Trung Tá McDade vội mời gọi các Đại đội trưởng và những hạ sĩ quan quan trọng đến họp nghe ông diễn giải chiến thuật của CSBV (có thể là chiến thuật công đồn đả viện). Các sĩ quan cấp nhỏ và "lính lác", thiếu kinh nghiệm cảnh giác, không canh phòng cẩn mật. Và sau 1 đêm mệt nhọc mất ngủ vì cộng quân tấn công LC. X-Ray, có dịp không di chuyển, nhiều chiến binh ngồi hút thuốc, nghỉ ngơi hay lim dim, thiêm thiếp ngủ. Bổng nhiên súng nổ vang rền khắp nơi, có tiếng kèn và tiếng hô xung phong với súng lắp lưỡi lê, mã tấu tấn công cận chiến với đám quân đang thong dong ngơi nghỉ của các "lính cậu" và là lính nhà giàu nữa. Vì vậy sự tổn thất quá lớn lao cho 1 tiểu đoàn tác chiến của Quân Lực Mỹ. Đó là  1 bài học đắt giá mà quân Mỹ phải trả để rút ra 1 bài học kinh nghiệm xương máu quý báu, khinh địch là mất mạng. (The battle at Albany (Ia Drang) proved to be one of the worst defeats of an American battalion in the entire Vietnam War).

Cuộc chiến khốc liệt này kéo dài suốt gần 5 ngày với quân số tham chiến của 2 phía như sau:

* Quân Mỹ: Ngoài các đơn vị đồn trú tại căn cứ hỏa lực, còn có sự tăng viện của 2 Tiểu đoàn của Trung đoàn 7, 1 Tiểu đoàn của Trung đoàn 5 thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ. Ngoài các phi yễm hùng hậu, quân Mỹ còn sử dụng Tiểu đoàn 229 trực thăng xung kích (229th Assault Helicopter Battalion- theo bài tường thuật của ký giả Dan Reed - CBS: Shootout at LZ. Albany) bao vùng tiếp cứu và yễm trợ hữu hiệu.

* Quân chính quy chuyên nghiệp CSBV, lần đầu tiên xuất hiện đánh trực diện với quân Mỹ, gồm có nhiều tiểu đoàn của 2 Trung đoàn và sau thêm 1 trung đoàn nữa (the first time the US military went up against the Communists' professional military force - North Vietnamese Army, NVA).

Trận chiến đẫm máu khốc liệt tại mặt trận Ia Drang từ ngày 14 đến ngày 18.11.1965, đây cũng là lần đầu tiên quân Mỹ "thử lửa" với quân chính quy thiện chiến nhà nghề của CSBV - NVA. Vì vậy, tổn thất của 2 phiá tương đối cao như sau: quân Mỹ chết tại căn cứ hỏa lực LZ. X-Ray: 79 và bị thương 121 người và tại căn cứ hỏa lực LZ. Albany với một tổn thất khá cao: 155 chiến sĩ  tử trận và 124 bị thương. Theo trận liệt được báo caó có trên 1 ngàn quân chính quy CSBV chết tại chiến trường. Trận chiến đầu tiên với các đơn vị chính quy CSBV cấp nhiều trung đoàn, quân Mỹ đã thiệt hại tại mặt trận Ia Drang 234 chiến sĩ tử trận và 245 chiến sĩ khác bị thương, 4 mất tích. Trực thăng có 4 chiếc bị bắn hạ, và 55 chiếc trực thăng khác bị hư hại...Với 740 phi vụ tác chiến dội bom và bắn rốc kết cùng với các phi vụ không tập lần đầu tiên yễm trợ chiến trường VN  bằng pháo đài bay B52, tất cả 96 phi vụ.

 

NĂM 1965: QUÂN MỸ THAM CHIẾN Ở VIỆT NAM VỚI TỔN THẤT 1,365 TỬ TRẬN

Các đơn vị chính quy cộng sản Bắc Việt, từ tháng 11 năm 1965 cũng là lần đầu tiên đã hiểu rõ sức mạnh khổng lồ khủng khiếp của không lực Hoa Kỳ qua các phi vụ trải thảm của pháo đài bay B52. Qua trận chiến đẫm máu ở chiến trường Ia Drang, quân Mỹ cũng đã sử dụng đợt đầu 8 pháo đài bay B52 làm mưa bom, vào lúc 11:37 phút ngày 17.11.1965, xuống rừng núi Chu Pong (núi cao trên 2,400 FT) - sào huyệt, căn cứ địa của CSBV, cách căn cứ hỏa lực LZ. X-Ray vài dặm. Khu vực này kể như bị san bằng, không có báo cáo sự thiệt hại của CSBV.

(H: Thương binh ngổn ngang Mỹ tại trận chiến LZ Albany)

Gần khu vực Ia Drang, còn có các tiền đồn do Lực Lượng Đặc Biệt Việt Mỹ trú đóng, ở phía Đông có tiền đồn - Trại - Pleime. Nơi đây, người viết (TVN) có dịp hướng dẫn một phái đoàn báo chí VN và ngoại quốc, chừng 10 người, đáp xuống  đây thăm viếng vào thời điểm đã thực thi kế hoạch "Việt Nam Hóa Chiến Tranh", năm 1972, sau Mùa Hè Đỏ Lửa. Các ký giả được dự một buổi thuyết trình dưới căn hầm kiên cố nằm sâu dưới đất, dùng làm Trung Tâm Hành Quân. Chúng ta có đến tận nơi, quan sát chung quanh, không có một nơi nào của tiền đồn này không bị thương tích, cày xới do cộng quân pháo kích thường xuyên ngày đêm, nhất là có trực thăng bay lên hay đáp xuống liên lạc tiếp tế. Những cây xanh xa xa xung quanh tiền đồn, chúng ta thấy toàn 1 màu trắng trên các đầu ngọn và cành cây. Đó là những chiếc dù của những trái pháo chiếu sáng mà thường xuyên trong căn cứ bắn ra hay những lần cộng quân pháo kích tấn công, các phi cơ hỏa long và những phi vụ yễm trợ thả dù chiếu sáng giúp cho căn cứ quan sát rõ địa thế...Người viết mới đến căn cứ này lần đầu tiên - tiền đồn heo hút Pleime nổi tiếng bị cộng quân tấn công liên tục ở Cao Nguyên - Vùng 2 Chiến Thuật, dù mình cũng là một người lính từng chiến đấu ở mặt trận, lòng tôi không khỏi xao xuyến bồi hồi thương cảm và vô cùng trân trọng kính phục những chiến sĩ oai hùng ở các tiền đồn đèo heo hút gió tràn đầy hiểm nguy như Trại Pleime.

Từ mốc thời gian năm 1965 và cho đến ngày 30.4.1975, CSBV cưỡng chiếm hoàn toàn Miền Nam Việt Nam, một thời gian cuộc chiến Việt Nam cực kỳ khốc liệt qua đỉnh cao của 2 chiến dịch đẫm máu và khốc liệt nhứt trong lịch sử Việt Nam:

* Tổng Công Kích và Tổng Khởi Nghĩa Tết Mậu Thân - năm 1968 mà CSBV hoàn toàn thảm bại trên chiến trường Việt Nam. Nhưng, CSBV lại chiến thắng vẻ vang tại sân khấu chính trị và dư luận dân chúng Hoa Kỳ được giới phản chiến a dua kích động làm lợi cho cộng sản. Chính giới và dân Nhớ Chiến Trường Xưa - Huế Mậu Thân - image13.jpgchúng Mỹ không còn quyết tâm chống cộng như năm 1965 dù năm đó quân Mỹ chết trên 1 ngàn chiến sĩ mà dân chúng vẫn hoan nghênh sự chính nghĩa của lực lượng Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam. Và từ năm 1968 về sau, thì ngược lại, người Mỹ không còn "mặn mà" với cuộc chiến Việt Nam, chỉ muốn rút quân, lấy tù binh, bỏ mặt cho VNCH chết...

(H: CSBV chiến thắng "vẻ vang" tại Huế - Tết Mậu Thân, 1968)

* Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, CSBV mở ra cùng lúc 3 mặt trận, chiến dịch lớn: Quảng Trị, Vùng I Chiến Thuật - Mặt trận Kontum, Vùng II Chiến Thuật và Mặt trận Bình Long, Vùng III Chiến Thuật. Nhưng, CSBV cũng hoàn toàn chuốc lấy thảm bại và QLVNCH cũng trả một cái giá đắt có hàng ngàn chiến sĩ phải hy sinh đền nợ nước. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu khi đến uỷ lạo các đơn vị, chiến thắng tại 3 mặt trận này, với câu nói đầy tự hào, Tổng Thống khen tặng, vinh danh các đơn vị tham chiến: Bình Long Anh Dũng - Kontum Kiêu Hùng - Trị Thiên Vùng Dậy.

Trở lại thời điểm năm 1965 mà dư luận Mỹ tán thành ủng hộ hết mình cuộc chiến chính nghĩa của quân Mỹ và QLVNCH chống lại chủ thuyết cộng sản muốn nuốt trọn Miền Nam Việt Nam tự do. Chỉ có 3 tháng từ tháng 8 đến tháng 11 năm 1965, dù thời gian ngắn ngủi mà quân Mỹ  đã hy sinh tại chiến trường Việt Nam, cộng với những ngày khác của năm, con số tử trận quân Mỹ năm 1965 lên 1,365 chiến sĩ. Nếu tính chung, trong 10 năm chính thức và 12 năm không chính thức, quân Mỹ tham chiến trực tiếp tại chiến trường Việt Nam với con số tử trận: 58,307 chiến sĩ và 303,644 bị thương.

Nếu chúng ta chịu khó so sánh số người Mỹ chết trong chiến tranh Việt Nam với số người Mỹ chết tại nội địa một cách lảng nhách về chơi súng (sử dụng súng), trung bình 1 năm có trên 31 ngàn người chết vì súng mà người Mỹ vẫn dửng dưng. Người ta không la toáng lên như thời điểm phản chiến lên cao cứ nằng nặc đòi chánh phủ Mỹ rút quân ra khỏi chiến trường VN tránh cho người Mỹ chết dù Mỹ có lời cam kết danh dự, vì chánh nghĩa tự do. Hơn nữa, Chánh Phủ và Quốc Hội Mỹ, ngay cả Tổng Thống Mỹ Nixon viết nhiều thơ gởi Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu cam kết ủng hộ, viện trợ cho quân dân VNCH đủ phương tiện chống cộng, tiếp tục giữ tiền đồn chống chủ nghĩa cộng sản độc hại đang có kế sách bành trướng nhuộm đỏ cả Đông Dương - Đông Nam Á - Á Châu và cả thế giới. Người Mỹ nói vậy mà không phải vậy, "người ta" nuốt lời.@

Trần Văn Ngà (Khóa 13 Thủ Đức - Email: tiengvangusa@yahoo.com  & Tel: 916.519.8961)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nhớ Chiến Trường Xưa - Bài 4 - Trần Văn Ngà

( HNPD) Từ chủ nghĩa vô sản của giới bần cố nông thất học, cộng sản Tàu, cộng sản Việt hay các nước cộng sản khác luôn tiến hành cuộc chiến qua chiến thuật du kích, chuyên sử dụng nông thôn làm địa bàn hoạt động

NĂM 1965: CUỘC CHIẾN KHỐC LIỆT BẮT ĐẦU VỚI 1,365 LÍNH MỸ CHẾT

TỔNG THỂ CUỘC CHIẾN VIỆT NAM TỪ NĂM 1965

Từ chủ nghĩa vô sản của giới bần cố nông thất học, cộng sản Tàu, cộng sản Việt hay các nước cộng sản khác luôn tiến hành cuộc chiến qua chiến thuật du kích, chuyên sử dụng nông thôn làm địa bàn hoạt động để tiến tới bao vây thành thị và lật đổ chánh quyền...Nguyên tắc bài học vỡ lòng này của chủ nghĩa cộng sản luôn được ứng dụng nhịp nhàng và thành công ở nhiều nơi trên thế giới: Liên sô, Trung cộng, Bắc Hàn, Cu Ba, kể cả Việt Nam, Miên, Lào...

Đến năm 1965, chiến trường Việt Nam đã có chỉnh sửa chiến thuật du kích chiến, tăng tiến tốc độ vừa sử dụng lực lượng chánh quy của CSBV xâm nhập vào Miền Nam VN qua các trận đánh trận địa chiến khốc liệt. Cộng sản vừa đẩy mạnh vai trò du kích chiến khắp mọi nơi trên lãnh thổ VNCH, đặc biệt tại vùng I, Vùng II Chiến Thuật và Vùng III Chiến Thuật với sự khai thác tối đa địa hình rừng núi thiên nhiên hiểm trở che giấu tốt quân và các căn cứ địa được an toàn, vững chắc.

Về mặt chiến thuật, chiến lược, CSVN lợi dụng thời cơ thuận tiện nhứt của Miền Nam VN, chánh phủ chống cộng quyết liệt VNCH với sách lược cứng rắn độc tài, một phần nào, cũng có thể làm mất lòng dân ít nhiều ở nông thôn qua Quốc Sách Ấp Chiến Lược. Nhưng, Quốc Sách Ấp Chiến Lược ngăn chặn cộng sản xâm nhập trà trộn vào cùng sống với dân vô cùng hữu hiệu, đã bị chánh quyền mới (TT Dương Văn Minh - sau cuộc đảo chánh 1.11.1963) dẹp bỏ.

Từ năm 1963 đến năm 1965, những năm bất ổn tình hình nội chính VNCH, chánh phủ thay đổi như thay áo. Cấp chỉ huy quân sự và chính trị thường mải mê bảo vệ địa vị, ảnh hưởng, quyền bính mà sao lảng các cuộc hành quân lùng và diệt địch ở vùng biên giới, vùng núi rừng hiểm trở... Vì vậy, CSBV xâm nhập dễ dàng qua đường mòn Hồ Chí Minh, được mở rộng từ Bắc vào Nam, sang Lào, vùng biên giới Cam Bốt - Việt Nam. CSBV còn tận dụng đường biển xâm nhập vũ khí vào miền Nam mà QLVNCH đã đánh bắt được nhiều chiếc tàu chở đầy vũ khí, đạn dược như tại Vũng Rô, Ba Động và vài vùng ven biển khác của Miền Nam VN trong thời kỳ "quá độ" từ cuộc lật đổ nền Đệ Nhất Cộng Hòa (cách mạng 1.11.63) đến năm 1965 và sau đó. CSBV cũng tận dụng vận chuyển vũ khí đến đất nước Cam Bốt để tiếp tế cho bộ đội, đặc biệt đang chiến đấu ở Miền Tây và Miền Đông Nam VN. CSBV đã hoàn chỉnh hệ thống di chuyển tiếp vận về quân, vũ khí, quân trang, quân dụng hiện đại mới mẻ... vô cùng hữu hiệu khắp 4 vùng chiến thuật của VNCH. Thời điểm này, cộng sản BV thường phối hợp tiến hành cuộc chiến "cường tập" vừa du kích chiến vừa trận địa chiến tại những địa thế hiểm trở, khó khăn cho sự di chuyển quân và tiếp liệu của VNCH và đồng minh bằng phi cơ...

Các chiến trường, CSBV mở rộng ở Vùng I - Vùng II - Vùng III Chiến Thuật. (the Gulf of Tonkin Resolution on August 7,1964).

 Riêng Vùng IV Chiến Thuật, các mật khu U Minh Thượng, U Minh Hạ, Thất Sơn, Đồng Tháp Mười, Mõ Vẹt... cũng trên đà phát triển mạnh về quân số và vũ khí mới từ miền Bắc chuyển tải qua đường biển và từ Cam Bốt vận chuyến đến. Nhưng, chiến trường Vùng IV (Miền Tây) sình lầy, đồng ruộng, tương đối trống trải cho nên không thích hợp di chuyển và ém dấu quân đơn vị lớn. Vũ khí nặng như đại bác 130 ly và chiến xa, xe tăng T54 để yễm trợ bộ chiến, không thể đưa đến Vùng 4 CT an toàn. Vì vậy, các trận địa chiến cấp trung đoàn, sư đoàn ít xảy ra tại vùng đồng bằng sông Cửu Long - Vùng IV Chiến Thuật cho đến tàn cuộc chiến ngày 30.4.1975, mà chỉ diễn ra thường trực ở 3 vùng chiến thuật I - II và III.

 

NĂM 1965 THẬT SỰ LÀ NĂM MỞ ĐẦU CÁC TRẬN CHIẾN KHỐC LIỆT TẠI VIỆT NAM

Cái gì đến là phải đến và cũng là ý muốn của các siêu cường quốc. Mỹ đưa quân vào VN càng nhiều, CSBV trước đó và sau này cũng càng đưa các đơn vị chính quy xâm nhập đông với vũ khí tối tân hơn QLVNCH để quyết chiến với các đơn vị thiện chiến Mỹ có trang bị hiện đại tới tận răng và hỏa lực phi pháo như bất tận của một quân đội giàu tiền dư của.

Chúng ta biết lý cớ của Mỹ nhằm đưa quân rầm rộ vào chiến trường Việt Nam từ ngày 8.3.1965, qua vụ tàu chiến Mỹ khiêu khích bị "CSBV tấn công" ở vùng biển - Vịnh Bắc Việt (Gulf of Tonkin) nên Quốc Hội Mỹ đã mau chóng thông qua Nghị Quyết, bật đèn xanh cho phép chánh phủ Mỹ đưa quân Mỹ ồ ạt vào Việt Nam từ ngày 7.8.1964 Trên tờ Vietnam magazine - Vol.28 - số 4 - December 2015, trong bài xã luận (Editor's Note Book) với cái tít lớn The Year the War Really Began có kèm hình ảnh trận chiến đang diễn ra ở vùng Ia Drang - Cao nguyên Trung Phần từ ngày 14 đến ngày 18.11.1965. Lần đầu tiên tại chiến trường Viêt Nam, quân Mỹ đụng trận lớn vô cùng ác liệt với quân chánh quy CSBV, tử trận 234 & gần 500 bị thương và quân chính quy CSBV có trên 1 ngàn chết. Đây, quả thật là năm, cuộc chiến VN đến khúc quanh lịch sử - khốc liệt. Với chiến thuật trực thăng vận mới mẻ và trực thăng bao vùng đã giải cứu được căn cứ LZ Albany không lọt về tay CSBV. Năm đầu cuộc chiến Việt Nam có quân Mỹ trực tiếp lâm trận và trong cái nhìn, nhận định của các giới chức Mỹ, bao gồm các nhà hoạch định chính sách, nhà báo, các chính trị gia, các nhà tài phiệt về vũ khí... đã khẳng định cuộc chiến VN mới thật sự bắt đầu.

Trong khi đó, người Việt chúng ta biết rõ là cuộc chiến VN về ý thức hệ quốc cộng đã bắt đầu hình thành khi CSBV đặt bút ký Hiệp Ước Genève ngày 20.7.1954 chưa ráo mực. Trước đó, CSBV đã cài đặt cán bộ, tình báo, bộ đội trà trộn vào sống chung với thường dân ở Miền Nam gọi là sách lược mai phục chờ thời cơ nổi dậy. Thay vì, tất cả những thành phần cộng sản này phải tập kết ra Bắc hết, đúng với tinh thần Hiệp Định Genève 1954. CSBV âm thầm chuẩn bị kỹ, rèn cán chỉnh quân, mãi cho đến năm 1960, CSBV mới nặn ra cái chiêu bài mới mị dân, lừa phỉnh dư luận trong ngoài nước, với cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tự phát.

Từ năm 1960, là năm Mỹ cũng muốn nhảy vào lãnh đạo cuộc chiến VN, nhưng bị Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa Ngô Đình Diệm khước từ. Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị Mỹ cảnh cáo bằng vụ đảo chánh hụt ngày 11.11.1960 của nhóm Đại Tá Nguyễn Chánh Thi. Mãi cho đến ngày 1.11.1963, cuộc đảo chánh và sát hại Tổng Thống Ngô Đình Diệm thành công, quân Mỹ mới tự do thoải mái đưa quân vào tham chiến và lãnh đạo cuộc chiến VN từ năm 1965 cho đến khi Mỹ ký được Hiệp Ước Đình Chiến Paris năm 1973. (IA DRANG: Helicopter Rescue at LZ Albany). (IA DRANG: Helicopter Rescue at LZ Albany).

 

NHỮNG NGÀY ĐẦU TIÊN QUÂN MỸ VÀO CHIẾN TRƯỜNG VIỆT NAM

* Ngày đầu tiên quân bộ chiến Mỹ đến Đà Nẵng, trong đó có 2 tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến, ngày 8.3.1965.

Chiến sự từ từ leo thang, qua các cuộc chạm súng với các đơn vị địa phương, đến các trận đụng độ lớn - trận địa chiến với quân chính quy CSBV từ tháng 11.65, điển hình tại vùng thung lũng Ia Drang, thuộc vùng Cao Nguyên Trung Phần (Vùng II Chiến Thuật) với 3 tiền đồn - căn cứ hỏa lực của Quân Đội Mỹ X-Ray, Albany, Colombus. Xa hơn một chút ở rặng núi Chu Pong, hướng Nam và Trại Pleime của Lực Lượng Đặc Biệt Việt Mỹ ở hướng Đông, hướng Tây Bắc có Trại Đức Cơ...Vùng thung lũng Ia Drang, nằm cạnh con sông nhỏ Ia Drang với vài phụ lưu mà Mỹ đặt đến 3 căn cứ hỏa lực vì là vùng quan yếu mà quân CSBV sẽ đi qua, gần 2 bên ven sông: X-Ray, Albany, Colombus. Vùng núi rừng Chu Pong là căn cứ điạ mà CSBV thường ém quân, tích trử hậu cần chuẩn bị cho các trận chiến ở vùng này. Chỉ huy bộ đội CSBV vùng rừng núi Cao Nguyên do Tướng Chu Huy Mân làm Tư Lệnh chiến trường. Lúc bấy giờ về phía QLVNCH có Trung Tướng Vĩnh Lộc là Tư Lệnh Quân Đoàn 2 và Vùng II Chiến Thuật.

* Ngày 22.4.1965, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đụng trận đầu tiên với du kích VC tại Vùng I Chiến Thuật mà phía Mỹ không có tổn thất.

* Ngày 3.5. 1965, 1 Lữ Đoàn thuộc Sư Đoàn 173 Dù Mỹ, đơn vị bộ chiến đầu tiên đến đóng quân vùng gần Sài Gòn (Vùng III Chiến Thuật) và sau đó, đến ngày 27.6.1965, với cuộc hành quân tìm và diệt địch (Search-and-destroy Op.) trong 3 ngày, LĐ/SĐ 173 Dù không tìm thấy dấu vết VC.

* Ngày 11.8.1965, lần đầu tiên, nguyên 1 đại đơn vị, Sư Đoàn Không Kỵ 1 (1st Cavalry Division - Airmobile) đến VN. Đây là một "bước nhảy vọt" sự dính líu sâu đậm về quân số tại chiến trường Việt Nam, cả 1 sư đoàn Mỹ đầy đủ (the first full Army division) được chuyển tới VN.

 

TRẬN ĐỤNG ĐỘ ĐẦU TIÊN GIỮA 2 TIỂU ĐOÀN TQLC MỸ VÀ 1 TRUNG ĐOÀN VC - CUỘC HÀNH QUÂN STARLITE (18 - 24.8.1965) - TỔN THẤT: 50 QUÂN MỸ TỬ TRẬN & 600 VC CHẾT

Từ ngày quân Mỹ ồ ạt đến chiến trường VN, các cuộc hành quân nhỏ cấp đại đội, tiểu đoàn nhằm thăm dò, thám sát địa thế và các cuộc hành quân cấp vài tiểu đoàn hay cấp trung đoàn, lữ đoàn lùng diệt địch luôn được tung ra, nhưng phía cộng quân thường né tránh đụng độ với quân Mỹ. Từ tháng 3.65 cho mãi đến tháng 8.1965, mới có trận đánh lớn qua cuộc hành quân Starlite, từ 18 - 24.8.1965 ở vùng Cao Nguyên.

Với 3 tiểu đoàn từ Sư Đoàn 1 và Sư Đoàn 3 TQLC Mỹ mở cuộc hành tìm và diệt địch cấp trung đoàn VC được đặt tên là cuộc hành quân Starlite với sự không yễm tối đa, thu được chiến thắng vẻ vang với hơn 600 VC chết và bên TQLC Mỹ cũng trả giá với 50 chiến sĩ hy sinh tại mặt trận. Đây là cuộc hành quân chạm địch dữ dội đầu tiên cấp Trung Đoàn của 2 phía.

Trong khi đó, cuộc Hành quân Hump của 1 tiểu đoàn thuộc Sư Đoàn 173 Không Kỵ Mỹ ở Vùng III Chiến Thuật, từ ngày 5 - 9.11.1965 đã chạm địch cấp Trung Đoàn với tổn thất khá cao có 50 quân Mỹ tử trận và có khoảng 400 VC chết.

 

TRẬN ĐÁNH KHỐC LIỆT NHẤT - THUNG LŨNG IA DRANG - VÙNG II CHIẾN THUẬT

Bên bờ sông Ia Drang với 3 căn cứ hỏa lực, khi trận chiến ác liệt bắt đầu với 2 căn cứ hỏa lực LZ. X-Ray - LZ. Albany. Và LZ. Colombus cũng bị tấn công bằng pháo kích chỉ có 3 lính Mỹ chết và 13 bị thương. Sau trận chiến đẫm máu, khốc liệt này, tại thung lũng Ia Drang, quân Mỹ còn thiết đặt thêm vài căn cứ hỏa lực nữa, tạo thành thế liên hoàn hổ tương yễm trợ cho nhau (LZ có nghĩa là Landing Zone - căn cứ LZ, trực thăng lên xuống thuận tiện).  

Trận đánh tại Ia Drang diễn ra từ ngày 14 đến ngày 18.11.1965. Như thường lệ, lực lượng 2 căn cứ hỏa lực X-Ray và Albany có những cuộc hành quân mở đường, liên lạc giữa 2 căn cứ. Ngày 14.11.1965, từ X-Ray, quân Mỹ từ từ đi theo đội hình tiến qua căn cứ hỏa lực Albany, bỗng lọt vào ổ phục kích, đụng trận dữ dội với quân chính quy CSBV (Phóng đồ hành quân  - quân CSBV được Mỹ gọi là PAVN, còn tên gọi khác là NVA - Mũi tên đỏ đậm chỉ hướng tấn công của quân CSBV và đỏ lợt chỉ hướng rút quân của CSBV. Mũi tên xanh chỉ hướng tiến quân Mỹ) mà chúng đã mai phục chuẩn bị sẵn. Lực lượng Mỹ được tăng viện tiếp cứu đơn vị đang lâm trận, bị quân CSBV tấn công bao vây. Không những cuộc chiến khốc liệt diễn ra trên đường hành quân tuần tiểu mở đường, đồng thời quân chính quy CSBV còn tấn công dữ dội vào 2 căn cứ hỏa lực X-Ray và Albany mà căn cứ Albany là nơi diễn ra các trận đánh ngày đêm kinh hoàng đẫm máu nhứt.

Ngày 17.11.1965, từ căn cứ LZ X-Ray, Tiểu đoàn 2 Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn Không Kỵ 1 do Trung tá McDade chỉ huy mở cuộc hành quân tăng viện đến LZ Albany bị lọt vào ổ phục kích củaTiểu đoàn 8 Trung đoàn 66 quân CSBV do Trung tá CSBV Nguyễn Hữu An chỉ huy.

Theo một bài viết của 1 cựu chiến binh Mỹ tham gia trận phục kích đẫm máu này được phổ biến trên Net ngày 14.11.2015, đánh dấu kỷ niệm 50 năm cuộc chiến khốc liệt nhứt trong lịch sử chiến tranh VN cấp tiểu đoàn mà quân Mỹ tổn thất nặng nề. Tiểu đoàn 2/7/SĐ1 Không Kỵ với quân số 400 người tham chiến mà chết 155 và bị thương 124 chiến binh. Lý do, quá bất ngờ, khi bắt được 2 tù binh CSBV khai thác trên đường tiến quân xong, Trung Tá McDade vội mời gọi các Đại đội trưởng và những hạ sĩ quan quan trọng đến họp nghe ông diễn giải chiến thuật của CSBV (có thể là chiến thuật công đồn đả viện). Các sĩ quan cấp nhỏ và "lính lác", thiếu kinh nghiệm cảnh giác, không canh phòng cẩn mật. Và sau 1 đêm mệt nhọc mất ngủ vì cộng quân tấn công LC. X-Ray, có dịp không di chuyển, nhiều chiến binh ngồi hút thuốc, nghỉ ngơi hay lim dim, thiêm thiếp ngủ. Bổng nhiên súng nổ vang rền khắp nơi, có tiếng kèn và tiếng hô xung phong với súng lắp lưỡi lê, mã tấu tấn công cận chiến với đám quân đang thong dong ngơi nghỉ của các "lính cậu" và là lính nhà giàu nữa. Vì vậy sự tổn thất quá lớn lao cho 1 tiểu đoàn tác chiến của Quân Lực Mỹ. Đó là  1 bài học đắt giá mà quân Mỹ phải trả để rút ra 1 bài học kinh nghiệm xương máu quý báu, khinh địch là mất mạng. (The battle at Albany (Ia Drang) proved to be one of the worst defeats of an American battalion in the entire Vietnam War).

Cuộc chiến khốc liệt này kéo dài suốt gần 5 ngày với quân số tham chiến của 2 phía như sau:

* Quân Mỹ: Ngoài các đơn vị đồn trú tại căn cứ hỏa lực, còn có sự tăng viện của 2 Tiểu đoàn của Trung đoàn 7, 1 Tiểu đoàn của Trung đoàn 5 thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ. Ngoài các phi yễm hùng hậu, quân Mỹ còn sử dụng Tiểu đoàn 229 trực thăng xung kích (229th Assault Helicopter Battalion- theo bài tường thuật của ký giả Dan Reed - CBS: Shootout at LZ. Albany) bao vùng tiếp cứu và yễm trợ hữu hiệu.

* Quân chính quy chuyên nghiệp CSBV, lần đầu tiên xuất hiện đánh trực diện với quân Mỹ, gồm có nhiều tiểu đoàn của 2 Trung đoàn và sau thêm 1 trung đoàn nữa (the first time the US military went up against the Communists' professional military force - North Vietnamese Army, NVA).

Trận chiến đẫm máu khốc liệt tại mặt trận Ia Drang từ ngày 14 đến ngày 18.11.1965, đây cũng là lần đầu tiên quân Mỹ "thử lửa" với quân chính quy thiện chiến nhà nghề của CSBV - NVA. Vì vậy, tổn thất của 2 phiá tương đối cao như sau: quân Mỹ chết tại căn cứ hỏa lực LZ. X-Ray: 79 và bị thương 121 người và tại căn cứ hỏa lực LZ. Albany với một tổn thất khá cao: 155 chiến sĩ  tử trận và 124 bị thương. Theo trận liệt được báo caó có trên 1 ngàn quân chính quy CSBV chết tại chiến trường. Trận chiến đầu tiên với các đơn vị chính quy CSBV cấp nhiều trung đoàn, quân Mỹ đã thiệt hại tại mặt trận Ia Drang 234 chiến sĩ tử trận và 245 chiến sĩ khác bị thương, 4 mất tích. Trực thăng có 4 chiếc bị bắn hạ, và 55 chiếc trực thăng khác bị hư hại...Với 740 phi vụ tác chiến dội bom và bắn rốc kết cùng với các phi vụ không tập lần đầu tiên yễm trợ chiến trường VN  bằng pháo đài bay B52, tất cả 96 phi vụ.

 

NĂM 1965: QUÂN MỸ THAM CHIẾN Ở VIỆT NAM VỚI TỔN THẤT 1,365 TỬ TRẬN

Các đơn vị chính quy cộng sản Bắc Việt, từ tháng 11 năm 1965 cũng là lần đầu tiên đã hiểu rõ sức mạnh khổng lồ khủng khiếp của không lực Hoa Kỳ qua các phi vụ trải thảm của pháo đài bay B52. Qua trận chiến đẫm máu ở chiến trường Ia Drang, quân Mỹ cũng đã sử dụng đợt đầu 8 pháo đài bay B52 làm mưa bom, vào lúc 11:37 phút ngày 17.11.1965, xuống rừng núi Chu Pong (núi cao trên 2,400 FT) - sào huyệt, căn cứ địa của CSBV, cách căn cứ hỏa lực LZ. X-Ray vài dặm. Khu vực này kể như bị san bằng, không có báo cáo sự thiệt hại của CSBV.

(H: Thương binh ngổn ngang Mỹ tại trận chiến LZ Albany)

Gần khu vực Ia Drang, còn có các tiền đồn do Lực Lượng Đặc Biệt Việt Mỹ trú đóng, ở phía Đông có tiền đồn - Trại - Pleime. Nơi đây, người viết (TVN) có dịp hướng dẫn một phái đoàn báo chí VN và ngoại quốc, chừng 10 người, đáp xuống  đây thăm viếng vào thời điểm đã thực thi kế hoạch "Việt Nam Hóa Chiến Tranh", năm 1972, sau Mùa Hè Đỏ Lửa. Các ký giả được dự một buổi thuyết trình dưới căn hầm kiên cố nằm sâu dưới đất, dùng làm Trung Tâm Hành Quân. Chúng ta có đến tận nơi, quan sát chung quanh, không có một nơi nào của tiền đồn này không bị thương tích, cày xới do cộng quân pháo kích thường xuyên ngày đêm, nhất là có trực thăng bay lên hay đáp xuống liên lạc tiếp tế. Những cây xanh xa xa xung quanh tiền đồn, chúng ta thấy toàn 1 màu trắng trên các đầu ngọn và cành cây. Đó là những chiếc dù của những trái pháo chiếu sáng mà thường xuyên trong căn cứ bắn ra hay những lần cộng quân pháo kích tấn công, các phi cơ hỏa long và những phi vụ yễm trợ thả dù chiếu sáng giúp cho căn cứ quan sát rõ địa thế...Người viết mới đến căn cứ này lần đầu tiên - tiền đồn heo hút Pleime nổi tiếng bị cộng quân tấn công liên tục ở Cao Nguyên - Vùng 2 Chiến Thuật, dù mình cũng là một người lính từng chiến đấu ở mặt trận, lòng tôi không khỏi xao xuyến bồi hồi thương cảm và vô cùng trân trọng kính phục những chiến sĩ oai hùng ở các tiền đồn đèo heo hút gió tràn đầy hiểm nguy như Trại Pleime.

Từ mốc thời gian năm 1965 và cho đến ngày 30.4.1975, CSBV cưỡng chiếm hoàn toàn Miền Nam Việt Nam, một thời gian cuộc chiến Việt Nam cực kỳ khốc liệt qua đỉnh cao của 2 chiến dịch đẫm máu và khốc liệt nhứt trong lịch sử Việt Nam:

* Tổng Công Kích và Tổng Khởi Nghĩa Tết Mậu Thân - năm 1968 mà CSBV hoàn toàn thảm bại trên chiến trường Việt Nam. Nhưng, CSBV lại chiến thắng vẻ vang tại sân khấu chính trị và dư luận dân chúng Hoa Kỳ được giới phản chiến a dua kích động làm lợi cho cộng sản. Chính giới và dân Nhớ Chiến Trường Xưa - Huế Mậu Thân - image13.jpgchúng Mỹ không còn quyết tâm chống cộng như năm 1965 dù năm đó quân Mỹ chết trên 1 ngàn chiến sĩ mà dân chúng vẫn hoan nghênh sự chính nghĩa của lực lượng Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam. Và từ năm 1968 về sau, thì ngược lại, người Mỹ không còn "mặn mà" với cuộc chiến Việt Nam, chỉ muốn rút quân, lấy tù binh, bỏ mặt cho VNCH chết...

(H: CSBV chiến thắng "vẻ vang" tại Huế - Tết Mậu Thân, 1968)

* Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, CSBV mở ra cùng lúc 3 mặt trận, chiến dịch lớn: Quảng Trị, Vùng I Chiến Thuật - Mặt trận Kontum, Vùng II Chiến Thuật và Mặt trận Bình Long, Vùng III Chiến Thuật. Nhưng, CSBV cũng hoàn toàn chuốc lấy thảm bại và QLVNCH cũng trả một cái giá đắt có hàng ngàn chiến sĩ phải hy sinh đền nợ nước. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu khi đến uỷ lạo các đơn vị, chiến thắng tại 3 mặt trận này, với câu nói đầy tự hào, Tổng Thống khen tặng, vinh danh các đơn vị tham chiến: Bình Long Anh Dũng - Kontum Kiêu Hùng - Trị Thiên Vùng Dậy.

Trở lại thời điểm năm 1965 mà dư luận Mỹ tán thành ủng hộ hết mình cuộc chiến chính nghĩa của quân Mỹ và QLVNCH chống lại chủ thuyết cộng sản muốn nuốt trọn Miền Nam Việt Nam tự do. Chỉ có 3 tháng từ tháng 8 đến tháng 11 năm 1965, dù thời gian ngắn ngủi mà quân Mỹ  đã hy sinh tại chiến trường Việt Nam, cộng với những ngày khác của năm, con số tử trận quân Mỹ năm 1965 lên 1,365 chiến sĩ. Nếu tính chung, trong 10 năm chính thức và 12 năm không chính thức, quân Mỹ tham chiến trực tiếp tại chiến trường Việt Nam với con số tử trận: 58,307 chiến sĩ và 303,644 bị thương.

Nếu chúng ta chịu khó so sánh số người Mỹ chết trong chiến tranh Việt Nam với số người Mỹ chết tại nội địa một cách lảng nhách về chơi súng (sử dụng súng), trung bình 1 năm có trên 31 ngàn người chết vì súng mà người Mỹ vẫn dửng dưng. Người ta không la toáng lên như thời điểm phản chiến lên cao cứ nằng nặc đòi chánh phủ Mỹ rút quân ra khỏi chiến trường VN tránh cho người Mỹ chết dù Mỹ có lời cam kết danh dự, vì chánh nghĩa tự do. Hơn nữa, Chánh Phủ và Quốc Hội Mỹ, ngay cả Tổng Thống Mỹ Nixon viết nhiều thơ gởi Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu cam kết ủng hộ, viện trợ cho quân dân VNCH đủ phương tiện chống cộng, tiếp tục giữ tiền đồn chống chủ nghĩa cộng sản độc hại đang có kế sách bành trướng nhuộm đỏ cả Đông Dương - Đông Nam Á - Á Châu và cả thế giới. Người Mỹ nói vậy mà không phải vậy, "người ta" nuốt lời.@

Trần Văn Ngà (Khóa 13 Thủ Đức - Email: tiengvangusa@yahoo.com  & Tel: 916.519.8961)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm