Đoạn Đường Chiến Binh

Nhớ Chiến Trường Xưa - Bài 6- Trần Văn Ngà

( HNPĐ )Từ bên dòng sông Bến Hải (thuộc tỉnh Quảng Trị), chiếu theo Hiệp Định Quốc Tế Genève ký ngày 20.7.1954, nước Việt Nam bị chia cắt 2 miền Nam Bắc, từ ngày 22 tháng 7 năm 1954.

CHIẾN TRƯỜNG VIỆT NAM:  

 TRẠI LỰC LƯỢNG ĐẶC BIỆT A SHAU BỊ CỘNG QUÂN TRÀN NGẬP (tt)- Bài 6

 

ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH - HO CHI MINH TRAIL

Từ bên dòng sông Bến Hải (thuộc tỉnh Quảng Trị), chiếu theo Hiệp Định Quốc Tế Genève ký ngày 20.7.1954, nước Việt Nam bị chia cắt 2 miền Nam Bắc, từ ngày 22 tháng 7 năm 1954.

Với sự quyết tâm thôn tính Miền Nam tự do, bất kể Hiệp Định Quốc Tế Genève đã chia đôi đất nước Việt Nam ra 2 vùng lãnh thổ có đầy đủ chủ quyền và thể chể chính trị khác biệt nhau. Bộ Chính Trị cộng sản Bắc Việt (CSBV) đã chỉ thị các địa phương ở Miền Nam, cài đặt hàng ngàn cán bộ chính trị và quân sự ở lại Miền Nam cùng chôn giấu nhiều vũ khí, thay vì tập kết hết ra Bắc như quy định của Hiệp Định Genève 1954. Đến cuối thập niên 50, Bộ Chánh Trị  CSBV họp bàn hạ quyết tâm "nhất trí" xâm lăng chiếm cho bằng được Miền Nam tự do với mọi giá. Cũng từ năm 1959, CSBV đã thực hiện kế hoạch xâm nhập quy mô bằng đường bộ, chúng tái xây dựng tuyến đường tiếp vận từ miền Bắc, xuyên qua lãnh thổ "anh em" Lào, xâm nhập miền Nam.

Khi gần đến sông Bến Hải, ranh giới của 2 nước Việt Nam, cộng sản BV mở con đường này thành 2 mũi thẳng tiến vào Nam, qua 2 ngã. Một ngã đi dọc theo đường biên giới Việt Lào thẳng tới Thừa Thiên - Huế..., phải vượt qua vùng phi quân sự. Ngã thứ 2 hoàn toàn mới xuyên qua biên giới, đi sâu vào lãnh thổ Lào. Con đường này được xây dựng quy mô, ròng rã 5 năm, từ năm 1959 đến năm 1964, to rộng cho xe cơ giới lớn, nặng, di chuyển dễ dàng chạy vào Nam (như hình vẽ). Tuyến đường này, với những đường rẽ vào các tỉnh của Vùng I - Vùng II - Vùng III Chiến Thuật.  Con đường huyết mạch đó được gọi là con đường mòn Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh Trail), hoàn toàn giữ bí mật khi xây dựng, lộ trình dài hàng trăm cây số nằm sâu trong đất nước Lào xuyên qua tỉnh Savannakhet, Paksé... Khi đường mòn HCM chạy đến vùng 3 biên giới Việt Miên Lào, đâm sâu vào lãnh thổ VNCH, xuyên qua nhiều tỉnh Vùng I Chiến Thuật, các tỉnh Cao Nguyên Vùng II Chiến Thuật như Kontum - Pleiku - Phú Bổn - Ban Mê Thuột..., đến Vùng III Chiến Thuật: Bình Long - Phước Long cho đến các tỉnh vòng đai Thủ Đô Sài Gòn như Bình Dương - Biên Hòa kể cả tỉnh Long Khánh.

 

TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG ĐỒN TRÚ CỨ ĐIỂM A SHAU & QUÂN CHÍNH QUY BV

Những địa danh vô cùng quan trong, áng ngữ, ngăn chặn sự xâm nhập quân, cán bộ, tiếp vận của CSBV xâm nhập miền Nam khi vượt qua vùng phi quân sự - sông Bến Hải hay đi theo con đường mòn HCM. Quân Mỹ đã thiết đặt hàng chục căn cứ hỏa lực lớn và nhiều Trại Lực Lượng Đặc Biệt (do các toán LLĐB Việt Mỹ chỉ huy - Tất cả các căn cứ hỏa lực và thiết bị điện tử đặt hoặc rải trong vùng phi quân sự gọi là hàng rào điện tử Mc Namara - tên ô. Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ chủ xướng) dọc theo 2 ngã xâm nhập của CSBV ở Vùng I - II - III  Chiến Thuật. Những căn cứ - địa danh vô cùng quan trọng có tầm vóc lịch sử, như các Trại LLĐB: Khe Sanh - A Lưới  - Tà Bạt - A Shau... thuộc Vùng I Chiến Thuật. Ngoài ra, còn có cả chục Trại LLĐB ở Vùng II - Vùng III Chiến Thuật và các trại LLĐB khác ở biên giới Việt Miên thuộc Vùng IV Chiến Thuật.

Thung lũng A Shau chạy dài từ tỉnh Quảng Trị qua Thừa Thiên đến Quảng Nam, một vùng rừng núi bạt ngàn trùng trùng điệp điệp cũng là lộ trình huyết mạch cho các cuộc chuyển quân, tiếp vận từ Bắc vào Nam. CSBV lúc nào cũng muốn nhổ những "chốt" ngăn chặn sự xâm nhập, di chuyển tối quan trọng này của CSBV. Các Trại Lực Lượng Đặc Biệt và các căn cứ hỏa lực lớn nhỏ của Mỹ luôn là điểm nóng mà CSBV luôn luôn muốn thanh toán, dọn sạch để chúng dễ dàng xâm nhập, không bị dòm ngó ngăn chặn, cản bước tiến quân...

Quân trú phòng Trại Lực Lượng Đặc biệt A Shau, lúc ban đầu chỉ có 1 Đại đội Dân Sự Chiến Đấu (Civilian Irregular Defense Group - CIDG) gần 250 quân, đa số là người dân tộc thiểu số Nùng cùng với thông dịch viên, không thấy tài liệu đề cập đến cấp chỉ huy thuộc LLĐB Việt Nam, có 10 (cố vấn) chiến sĩ Mũ Xanh Mỹ trong Trại này. Lực lượng yễm trợ dồi dào của không lực Mỹ đối với A Shau bất cứ ngày đêm, lúc nào cần thiết, ngoại trừ thời tiết quá xấu.

Trại LLĐB A Shau - Thung lũng A Shau chạy dài từ địa phận tỉnh Quảng Trị đến tỉnh Thừa Thiên, Quảng Nam, dài 40 cây số (25 dặm), chiều rộng của thung lũng Ashau gần 2 cây số, cách biên giới Lào Việt 5 dặm (8 cây số) Đông, cách Huế chừng 50 cây số (30 miles) về hướng Tây và cách Đà Nẵng cũng gần cho nên mọi sự tiếp tế và yễm trợ bằng không lực rất dễ dàng. Cuộc chiến ác liệt ở vùng này, bắt đầu hé lộ:

* - Ngày 5.3.1966, cuộc hành quân an ninh của Trại, bắt được 2 cán binh CSBV, khai thác, biết rõ ý định của  CSBV, bằng mọị giá chiếm cho bằng được căn cứ này. Trận đánh sắp xảy ra chính thức vì nhiều đơn vị bộ đội chánh quy CSBV (Sư Đoàn 325) đã áp sát quanh trại, bố trí hỏa lực phòng không dày đặt, công sự chiến đấu đều khắp, CSBV chuẩn bị kỹ trước khi tấn công. Thời tiết xấu đến, giúp thêm thuận lợi cho CSBV mở cuộc tấn công vì yếu tố thiên thời hạn chế mưa bom của không lực Mỹ...

* - Ngày 7.3, Trại được tăng cường thêm 1 Đại đội Dân Sự Chiến Đấu (có tên gọi khác là Mike Force do Mỹ trực tiếp tuyển mộ), quân số cũng trên 200 người, tăng cường thêm 7 Mũ Xanh Mỹ và 9 thông dịch viên. Quân số chung của Trại lên xấp xỉ 450. Trong khi đó lực lượng của CSBV với 2 ngàn quân thuộc Sư Đoàn chính quy 325 và số quân còn lại của SĐ này làm lực lượng trừ bị đang ẩn nấp ở vùng rừng núi hiểm trở - biên giới Việt Lào.

* - Ngày 8.3, toàn khu vực gần Trại LLĐB vùng A Shau được báo động đỏ - khẩn cấp, quân CSBV có lệnh tấn công ngay trong đêm vì thời tiết quá xấu, hạn chế rất nhiều các phi vụ oanh kích của các chiến đấu cơ A - 1 và C 47 Spooky gunships và các loại phi cơ khác.

 

TRẠI LLĐB A SHAU BỊ QUÂN CSBV TRÀN NGẬP (OVERRUN) SAU 2 NGÀY CHIẾN ĐẤU ĐẪM MÁU

Từ tối ngày 8.3, với thời tiết quá xấu, tiếp tục mưa gió lớn hạn chế các phi vụ thả trải sáng, những gunships  - con rồng lửa C47 bị hạn chế, trong lúc đó, quân CSBV rót đạn pháo như mưa vào vị trí phòng thủ, cày nát, phá hủy nhiều khu doanh trại, hầm hố, công sự, kho đạn... Cuộc chiến kéo dài suốt đêm đến trưa, các chiếc máy bay vận tải cơ C.123 và CV 2 từ phi trường Phú Bài - Huế, bay đến thả dù tiếp tế đạn dược và tiếp liệu, thực phẩm...Thời tiết xấu và súng phòng không của CSBV thi nhau nổ vang dày đặc không trung trên căn cứ trú phòng, cho nên phần lớn các dù tiếp tế bay rớt ngoài hàng rào phòng thủ vì máy bay, bay cao và gió lớn. Trong lúc đó, quân CSBV tấn công liên tục bằng pháo kích và các đơn vị nhỏ xâm nhập sát hàng rào phòng thủ chờ lệnh xung phong tiến chiếm mục tiêu.

(H: Phi đạo và doanh trại của LLĐB A Shau).

Quân trú phòng chết và bị thương cũng khá nhiều, thiếu phương tiện cứu thương, cạn lương thực và đạn dược. Mặc dù được các vận tải cơ, cố gắng hết đợt này tới đợt khác bay đến thả dù tiếp tế suốt chiều 9.3. 66. Nhưng, tất cả các phi vụ tiếp tế đó đều không may, quân trú phòng không nhận được. Chiều tối ập tới với nổi kinh hoàng của quân trú phòng quyết tâm phòng thủ, chờ sáng ngày sau, may ra được tiếp tế đầy đủ và được tăng viện...Cuộc chiến dằng dai kéo dài từ suốt ngày 9.3.1966 với thời tiết càng xấu hơn, quân CSBV, dứơi sự yễm trợ pháo dữ dội và súng DKZ - súng không giật nả liên tục vào các nơi phòng thủ của Trại. Trong khi đó, quân bộ chiến, đặc công của CSBV càng lúc càng áp sát tuyến phòng phủ của quân trú phòng. Lúc 1 giờ trưa, một chiếc C 47 Spooky xạ kích yễm trợ quanh Trại LLĐB A Shau, bị phòng không địch bắn hạ, 6 phi hành đoàn nhảy dù rơi xuống ngoài vòng rào phòng thủ, và phi hành đoàn tự vệ chiến đấu chống lại quân CSBV đang bao vây tấn công. Trực thăng H34 đến tiếp cứu, có 3 quân nhân phi hành bị thiệt mạng và cứu thoát được 3 người.

* Ngày 10.3.1966 là ngày cuối cùng, ngày định mệnh của Trại Lực Lượng Đặc Biệt A Shau. Sau một đêm dài 9.3 như bất tận, các chiến sĩ của Trại nằm dưới các giao thông hào đội cơn mưa gió dữ dội và đội đạn pháo của cộng quân rót vào trại liên tục, không ngơi nghỉ. Đến 5 giờ sáng,  một đơn vị đặc công cộng quân đã tấn công xâm nhập được qua hàng rào phòng thủ, vào Trại ở hướng đông, hai bên phải dùng cận chiến - xáp lá cà đẫm máu. Sau đó, cộng quân đã chiếm được vùng phòng thủ này, làm bàn đạp tấn công vào các hướng khác. Từ cấp trên, có lệnh cho các chiến sĩ phòng thủ Trại A Shau, chuẩn bị "di tản chiến thuật", các công sự chiến đấu và  doanh trại cũng như kho tàng đều phải phá hủy toàn bộ. Tất cả chiến sĩ được lệnh cùng mở vòng chiến hướng về hướng Bắc của Trại, nơi đây đã có hàng đàn chiến đấu cơ của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, Sư Đoàn 1 Không Quân QLVNCH luân phiên cày nát vòng ngoài để các trực thăng được an toàn bay đến thực hiện cuộc di tản đầy nguy hiểm này. Hơn nữa, hướng Bắc của Trại, các công sự phòng thủ còn vững, cơ may sẽ thoát hiểm ra khỏi Trại A Shau an toàn hơn. Có 15 chiếc trực thăng loại lớn, thời bấy giờ, H34 và 4 gunships HU1B xạ kích yễm trợ để bốc quân ra  khỏi địa ngục trần gian A Shau. Trong cuộc di tản lịch sử này có thêm 2 chiếc H34 bị bắn hạ.

Tất cả 17 chiến sĩ Lực Lượng Đặc Biệt đồn trú trong Trại A Shau đều bị thương vong, với 5 chết và 12 bị thương. Các chiến sĩ Dân Sự Chiến Đấu Việt, kể như còn sống sót 1/3.

Theo lời kể của Trung sĩ nhứt (HSQ cao cấp) - Sergeant Master Bennie G. Addins được Tổng Thống Barack Obama gắn huy chương cao quý nhứt của Mỹ - Medal of Honor - tại Tòa Bạch Ốc tháng 9 năm 2014. Ông tiết lộ cho báo chí biết, có 122/410 chiến sĩ CIDG còn sống sót, hầu hết đều bị thương . Một điều đáng trân trọng khác, một gương dũng cảm phi thường của phi công Thiếu tá Bernie Fisher, đã dùng phi cơ của mình đã xà đáp xuống phi đạo của A Shau dưới làn mưa pháo của cộng quân, cứu phi công Thiếu tá Jump Myers lái chiếc phi cơ khác bị công quân bắn hạ, Thiếu tá Bernie Fisher vút bay lên thoát hiểm trong đường tơ kẽ tóc. Vì vậy, Thiếu tá phi công Fisher được tưởng thưởng huy chương cao qúy của Mỹ - Medal of Honor, cách nay khá lâu.

TỔN THẤT CHUNG CỦA TRẬN CHIẾN A SHAU

Theo hồ sơ trận liệt, đơn vị cộng sản BV là Sư Đoan 325 của lực lượng chính quy Bắc Việt, bao vây cứ điểm A Shau, cộng quân sử dụng khoảng 2 ngàn quân, có 800 quân chết tại mặt trận, lực lượng Dân Sự Chiến Đấu VN chết và mất tích từ 200 - 300 quân, tài liệu không cho biết có bao nhiêu thông dịch viên chết hay có các cán bộ LLĐB VN tham chiến hay không? Có 2 trực thăng H34 và 1 C47 bị bắn hạ. Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ với 5 chết và 12 bị thương, nghĩa là tất cả Mũ Xanh Mỹ 17 người của Trại LLĐB A Shau không chết thì đều bị thương.

Hai năm sau - năm 1968, Sư Đoàn 101 Không Kỵ Hoa Kỳ nhảy xuống vùng Trại Lực Lượng Đặc Biệt A Shau cũ trong cuộc hành quân quy mô Delaware để giải tỏa áp lực địch khi CSBV mở cuộc Tổng Tấn Công và Nổi Dậy Tết Mậu Thân - năm 1968, cộng quân đã chiếm được cựu Kinh Đô Huế khoảng gần 4 tuần.

Trong  thung lũng A Shau, kể từ sau khi A Shau bị CSBV tràn ngập ở cực nam và Khe Sanh ở cực bắc cũng di tản chiến thuật - ngày 9.7.1968. Căn cứ hỏa lực Khe Sanh -  Khe Sanh Combat Base, quan trọng nhứt của khu vực này với 6 ngàn quân Mỹ của Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến. Ngoài ra,  còn có Trại Lực Lượng Đặc Biệt và 1 Tiểu đoàn Biệt Động Quân QLVNCH cùng đồn trú trong cứ điểm chiến lược Khe Sanh. Sau khi, di tản chiến thuật khỏi Khe Sanh, Mỹ và QLVNCH đã bỏ ngõ vùng quan yếu chiến lược này, CSBV đã đưa vào đây trên 58,000 quân chính quy mai phục ẩn trú chuẩn bị cho các chiến trường kế tiếp. Chiến dịch tổng công kích, tổng nổi dậy Tết Mậu Thân - năm 1968, dù còn căn cứ Khe Sanh (bị cô lập - bao vây), nơi đây vẫn là đầu não chỉ huy của quân CSBV vì địa thế vô cùng hiểm trở, gần biên giới Lào...

 

HẬU QUẢ CỦA CHIẾN DỊCH TỔNG TẤN CÔNG VÀ TỔNG  NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN - 1968 CỦA CỘNG SẢN BẮC VIỆT

Chiến tranh Việt Nam kéo dài đến năm 1968, sau 3 năm trực tiếp chiến đấu, quân Mỹ đã tiêu tốn nhiều tỷ đô la, có hàng chục ngàn lính Mỹ tử trận mà cuộc chiến tranh VN chưa biết bao giờ kết thúc.

Vào dịp Tết Mậu Thân - năm 1968, VNCH và CSBV thỏa thuận ngừng chiến để 2 bên quốc cộng hưu chiến đón mừng năm mới, ăn Tết Mậu Thân - năm 1968. CSBV cùng với cái gọi là Việt Cộng (Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam - MTGPMN, CSBV trá hình) lợi dụng cuộc hưu chiến này, chúng tung ra chiến dịch Tổng Tấn Công và Tổng Nổi Dậy Tết Mậu Thân  - năm 1968 khắp lãnh thổ miền Nam, đã gây ra chết chốc đau thương cho biết bao thường dân vô tội VN. Đặc biệt với thành Phố Huế có hơn 7 ngàn người già trẻ bị CS thảm sát, thủ tiêu và chôn sống...  

Trong bối cảnh này, phong trào phản chiến Mỹ đã đồng loạt nở rộ khắp mọi nơi trên đất nước Hoa Kỳ, đặc biệt là tại các trường đại học của Mỹ với biết bao cuộc xuống đường rầm rộ thường xuyên chống Mỹ tham chiến ở Việt Nam. Có nhiều vụ bạo động, xô xát giữa cảnh sát chống dẹp biểu tình với các sinh viên Mỹ, có nhiều người bị thương vong. Và các cuộc chống đối, phản chiến ở Mỹ lây lan sang  các nước phương tây và thế giới.

Trước đây, chiến trường VN chỉ quanh quẩn ở các căn cứ địa, mật khu rừng núi, địa thế hiểm trở hay các làng mạc xa xôi, heo hút. Đến năm 1968, CSBV đưa chiến trường vào thành phố, thị xã, tỉnh lỵ ngay cả Toà Đại Sứ Mỹ - một nơi gọi là bất khả xâm phạm, Thủ đô Sàigòn của VNCH, Thành phố cổ Huế và hàng chục tỉnh lỵ, thị xã... Khắp 4 vùng chiến thuật bị cộng quân đồng loạt tấn công, dù VNCH bị bất ngờ lúc ban đầu, sau đó CSBV & VC bị quân Việt Mỹ và đồng minh đánh trả mãnh liệt gây tổn thất vô cùng lớn lao cho chúng và cộng quân phải "chèm vè" trốn chạy vô sâu vùng rừng núi hiểm trở, các căn cứ địa - mật khu.

Về mặt chánh trị, CSBV đã giáng một đòn chí tử vào chính thể VNCH và Chính phủ Mỹ, CSBV đã  chiến thắng vẻ vang về mặt tuyên truyền ngoại giao, chính trị, kích động tinh thần chống chiến tranh Việt Nam lên cao điểm qua các diễn đàn quốc tế và quan trọng nhứt là tại chính quốc Hoa Kỳ. Sự kiện này đã thúc đẩy mạnh mẽ, đưa phong trào phản chiến Mỹ lên cao tột đỉnh , kích động lòng dân Mỹ chống lại chiến tranh ở VN bằng mọi giá.

Cuộc chiến VN đã thật sự sa lầy, Mỹ vì quyền lợi, bị ràng buộc, phải tương nhượng với 2 siêu cường cộng sản Tàu và Liên Sô, cho nên Mỹ bị cột tay, không thể tốc chiến tốc thắng CSBV như dự kiến ban đầu của các nhà hoạch định chính sách của Mỹ (từ 1 đến 3 năm). Nay, người dân Mỹ phải hy sinh xương máu càng ngày càng lên cao và tổn phí ngân sách quốc phòng càng ngày càng chồng chất...

Cái gì đến tất phải đến, cuộc chiến VN kết thúc bi thảm cho Miền Nam VN - chính thể VNCH bị sụp đổ toàn diện và đồng bào miền Nam đi vào con đường xã hội chủ nghĩa bần cùng tủi nhục từ ngày 30.4.1975 cho đến nay.

Ngày nay, dưới con mắt của những người viết sử hay những ai từng trải chiến đấu, có tầm nhìn chiến thuật, chiến lược - những thức giả am hiểu tình thế về cuộc chiến ý thức hệ quốc cộng 30 năm ở VN (1945 - 1975), thấy rõ. Nếu Mỹ chỉ để QLVNCH đối chọi với đạo quân đông đảo của CSBV mà QLVNCH vẫn chiến thắng. Mỹ và quân đồng minh khác đứng ngoài vòng chiến, chỉ yễm trợ tối đa phương tìện chiến tranh: súng tốt, đạn nhiều, phi pháo dồi dào, đời sống gia đình người lính được bảo đảm, CSBV không tài nào mà chiếm được Miền Nam VN.

Chúng ta biết, một người lính Mỹ với tốn phí cao gấp từ 10 đến 20  lần so với 1 chiến sĩ QLVNCH. Tốn phí ngân sách quốc phòng Mỹ quá cao, lính Mỹ chết càng lúc càng nhiều, dân chúng Mỹ không còn đủ kiên nhẫn, chịu đựng, hy sinh cho nên phong trào phản chiến tại Mỹ càng ngày càng dâng cao. Còn  quân CSBV nghèo khổ lại không quý trọng sinh mạng, được Tàu cộng và Liên Sô hà hơi tiếp sức, chỉ có giúp nhiều phương tiện chiến tranh, cho nên cộng quân có chết nhiều không sao cả miễn chiếm được miền Nam.

QLVNCH trang bị đầy đủ và được trui rèn huấn luyện tốt như một quân đội chính quy hiện đại của các nước tiên tiến trên thế giới. Hơn nữa, với đầy đủ cơ giới, máy bay, tàu chiến các loại mà cộng quân không có, pháo binh, súng đạn được tiếp tế nhanh chóng dồi dào, lại có chánh nghĩa với cuộc chiến đấu tự vệ, nên ở vào thế thượng phong, VNCH sẽ tất thắng và CSBV phải thảm bại.

Ai cũng thấy, thời Đệ Nhất Cộng Hòa, sau năm 1956, Cố vấn Mỹ chỉ có 800 người mà QLVNCH luôn làm chủ chiến trường, chiến thắng và chiến thắng liên tục. Hơn nữa, QLVNCH đã chận đứng được nguồn tiếp vận về người và vũ khí từ miền Bắc tuồn vào chiến trường Miền Nam qua đường bộ hay đường biển. Với Quốc Sách Ấp Chiến Lược, cán binh cộng sản đã bị vô hiệu hóa sự xâm nhập vào chung sống với dân chúng để nhận tiếp tế, che chở. Đến cuối năm 1964, Cố Vấn Mỹ tăng lên 23 ngàn người, chiến tranh đã khởi động leo thang. Từ năm 1965 đến năm 1968, có Cố Vấn Mỹ ở các đơn vị từ cấp Tiểu đoàn trở lên và nhiều đại đơn vị Mỹ đến VN, tính chung lên 485 ngàn quân. Đến năm 1968, con số này vượt trên 550 ngàn quân Mỹ, nếu tính cả các đơn vị đồng minh khác, quân "ngoại nhập" - không phải QLVNCH lên gần 600 ngàn người. Chưa kể, sau vụ CSBV mở chiến dịch với cái gọi là tổng công kích tổng nổi dậy Tết Mâu Thân - 1968, Chính Phủ VNCH có lệnh tổng động viên mới, đưa quân số QLVNCH lên trên 1 triệu 100 ngàn quân - quân số VNCH đông đứng hàng thứ 4 trên thế giới.

Chiến trường VN thật sự sôi động khi 2 quân đội chính quy Mỹ và CSBV đổ quân ồ ạt vào chiến trường VN với các loại vũ khí hiện tại tối tân của Mỹ và của khối CS quốc Tế Nga Tàu. Trong khi đó, QLVNCH vẫn còn sử dụng những loại vũ khí cũ của thời Đệ Nhị Thế Chiến và Chiến tranh Hàn Quốc. Trận chiến Tết Mậu Thân - 1968 xảy đến, chính phủ Mỹ mới viện trợ nhỏ giọt súng mới M16 cho các đơn vị thuộc lực lượng tổng trừ bị QLVNCH để đánh trả, đương đầu với súng AK 47 hiện đại của cộng sản quốc tế. Sau đó, mới đến các đơn vị Sư Đoàn Bộ Binh, thay thế súng Garant M1, Carbine M1 lỗi thời, Đại liên 30 được thay thế đại liên 50...Trực thăng cũ kỹ già nua nặng nề H21 thường rớt, gây tai nạn được thay thế HU1(A - B...) mới hơn. Kể cả chiến đấu cơ cánh quạt chậm chạp cũng được tăng cường thêm chiến đấu cơ phản lực F5, tàu chiến cũng vậy, toàn là loại tàu cũ, phế thải tân trang lại. Tóm lại, Mỹ viện trợ những vũ khí, phương tiện chiến tranh loại cũ mèm, phế thải được tân trang đôi chút. Nếu chính sách viện trợ của Mỹ thật lòng giúp QLVNCH làm nổ lực chính để chiến đấu chống CSBV như cung cấp các phương tiện, vũ khí tối tân như các đơn vị Mỹ ngay từ đầu, chắc chắn không có ngày Quốc Hận 30.4.1975 nhục nhã và đau buồn.!!! @

BÚT KÝ - Trần Văn Ngà (Khóa 13 Thủ Đức)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nhớ Chiến Trường Xưa - Bài 6- Trần Văn Ngà

( HNPĐ )Từ bên dòng sông Bến Hải (thuộc tỉnh Quảng Trị), chiếu theo Hiệp Định Quốc Tế Genève ký ngày 20.7.1954, nước Việt Nam bị chia cắt 2 miền Nam Bắc, từ ngày 22 tháng 7 năm 1954.

CHIẾN TRƯỜNG VIỆT NAM:  

 TRẠI LỰC LƯỢNG ĐẶC BIỆT A SHAU BỊ CỘNG QUÂN TRÀN NGẬP (tt)- Bài 6

 

ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH - HO CHI MINH TRAIL

Từ bên dòng sông Bến Hải (thuộc tỉnh Quảng Trị), chiếu theo Hiệp Định Quốc Tế Genève ký ngày 20.7.1954, nước Việt Nam bị chia cắt 2 miền Nam Bắc, từ ngày 22 tháng 7 năm 1954.

Với sự quyết tâm thôn tính Miền Nam tự do, bất kể Hiệp Định Quốc Tế Genève đã chia đôi đất nước Việt Nam ra 2 vùng lãnh thổ có đầy đủ chủ quyền và thể chể chính trị khác biệt nhau. Bộ Chính Trị cộng sản Bắc Việt (CSBV) đã chỉ thị các địa phương ở Miền Nam, cài đặt hàng ngàn cán bộ chính trị và quân sự ở lại Miền Nam cùng chôn giấu nhiều vũ khí, thay vì tập kết hết ra Bắc như quy định của Hiệp Định Genève 1954. Đến cuối thập niên 50, Bộ Chánh Trị  CSBV họp bàn hạ quyết tâm "nhất trí" xâm lăng chiếm cho bằng được Miền Nam tự do với mọi giá. Cũng từ năm 1959, CSBV đã thực hiện kế hoạch xâm nhập quy mô bằng đường bộ, chúng tái xây dựng tuyến đường tiếp vận từ miền Bắc, xuyên qua lãnh thổ "anh em" Lào, xâm nhập miền Nam.

Khi gần đến sông Bến Hải, ranh giới của 2 nước Việt Nam, cộng sản BV mở con đường này thành 2 mũi thẳng tiến vào Nam, qua 2 ngã. Một ngã đi dọc theo đường biên giới Việt Lào thẳng tới Thừa Thiên - Huế..., phải vượt qua vùng phi quân sự. Ngã thứ 2 hoàn toàn mới xuyên qua biên giới, đi sâu vào lãnh thổ Lào. Con đường này được xây dựng quy mô, ròng rã 5 năm, từ năm 1959 đến năm 1964, to rộng cho xe cơ giới lớn, nặng, di chuyển dễ dàng chạy vào Nam (như hình vẽ). Tuyến đường này, với những đường rẽ vào các tỉnh của Vùng I - Vùng II - Vùng III Chiến Thuật.  Con đường huyết mạch đó được gọi là con đường mòn Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh Trail), hoàn toàn giữ bí mật khi xây dựng, lộ trình dài hàng trăm cây số nằm sâu trong đất nước Lào xuyên qua tỉnh Savannakhet, Paksé... Khi đường mòn HCM chạy đến vùng 3 biên giới Việt Miên Lào, đâm sâu vào lãnh thổ VNCH, xuyên qua nhiều tỉnh Vùng I Chiến Thuật, các tỉnh Cao Nguyên Vùng II Chiến Thuật như Kontum - Pleiku - Phú Bổn - Ban Mê Thuột..., đến Vùng III Chiến Thuật: Bình Long - Phước Long cho đến các tỉnh vòng đai Thủ Đô Sài Gòn như Bình Dương - Biên Hòa kể cả tỉnh Long Khánh.

 

TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG ĐỒN TRÚ CỨ ĐIỂM A SHAU & QUÂN CHÍNH QUY BV

Những địa danh vô cùng quan trong, áng ngữ, ngăn chặn sự xâm nhập quân, cán bộ, tiếp vận của CSBV xâm nhập miền Nam khi vượt qua vùng phi quân sự - sông Bến Hải hay đi theo con đường mòn HCM. Quân Mỹ đã thiết đặt hàng chục căn cứ hỏa lực lớn và nhiều Trại Lực Lượng Đặc Biệt (do các toán LLĐB Việt Mỹ chỉ huy - Tất cả các căn cứ hỏa lực và thiết bị điện tử đặt hoặc rải trong vùng phi quân sự gọi là hàng rào điện tử Mc Namara - tên ô. Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ chủ xướng) dọc theo 2 ngã xâm nhập của CSBV ở Vùng I - II - III  Chiến Thuật. Những căn cứ - địa danh vô cùng quan trọng có tầm vóc lịch sử, như các Trại LLĐB: Khe Sanh - A Lưới  - Tà Bạt - A Shau... thuộc Vùng I Chiến Thuật. Ngoài ra, còn có cả chục Trại LLĐB ở Vùng II - Vùng III Chiến Thuật và các trại LLĐB khác ở biên giới Việt Miên thuộc Vùng IV Chiến Thuật.

Thung lũng A Shau chạy dài từ tỉnh Quảng Trị qua Thừa Thiên đến Quảng Nam, một vùng rừng núi bạt ngàn trùng trùng điệp điệp cũng là lộ trình huyết mạch cho các cuộc chuyển quân, tiếp vận từ Bắc vào Nam. CSBV lúc nào cũng muốn nhổ những "chốt" ngăn chặn sự xâm nhập, di chuyển tối quan trọng này của CSBV. Các Trại Lực Lượng Đặc Biệt và các căn cứ hỏa lực lớn nhỏ của Mỹ luôn là điểm nóng mà CSBV luôn luôn muốn thanh toán, dọn sạch để chúng dễ dàng xâm nhập, không bị dòm ngó ngăn chặn, cản bước tiến quân...

Quân trú phòng Trại Lực Lượng Đặc biệt A Shau, lúc ban đầu chỉ có 1 Đại đội Dân Sự Chiến Đấu (Civilian Irregular Defense Group - CIDG) gần 250 quân, đa số là người dân tộc thiểu số Nùng cùng với thông dịch viên, không thấy tài liệu đề cập đến cấp chỉ huy thuộc LLĐB Việt Nam, có 10 (cố vấn) chiến sĩ Mũ Xanh Mỹ trong Trại này. Lực lượng yễm trợ dồi dào của không lực Mỹ đối với A Shau bất cứ ngày đêm, lúc nào cần thiết, ngoại trừ thời tiết quá xấu.

Trại LLĐB A Shau - Thung lũng A Shau chạy dài từ địa phận tỉnh Quảng Trị đến tỉnh Thừa Thiên, Quảng Nam, dài 40 cây số (25 dặm), chiều rộng của thung lũng Ashau gần 2 cây số, cách biên giới Lào Việt 5 dặm (8 cây số) Đông, cách Huế chừng 50 cây số (30 miles) về hướng Tây và cách Đà Nẵng cũng gần cho nên mọi sự tiếp tế và yễm trợ bằng không lực rất dễ dàng. Cuộc chiến ác liệt ở vùng này, bắt đầu hé lộ:

* - Ngày 5.3.1966, cuộc hành quân an ninh của Trại, bắt được 2 cán binh CSBV, khai thác, biết rõ ý định của  CSBV, bằng mọị giá chiếm cho bằng được căn cứ này. Trận đánh sắp xảy ra chính thức vì nhiều đơn vị bộ đội chánh quy CSBV (Sư Đoàn 325) đã áp sát quanh trại, bố trí hỏa lực phòng không dày đặt, công sự chiến đấu đều khắp, CSBV chuẩn bị kỹ trước khi tấn công. Thời tiết xấu đến, giúp thêm thuận lợi cho CSBV mở cuộc tấn công vì yếu tố thiên thời hạn chế mưa bom của không lực Mỹ...

* - Ngày 7.3, Trại được tăng cường thêm 1 Đại đội Dân Sự Chiến Đấu (có tên gọi khác là Mike Force do Mỹ trực tiếp tuyển mộ), quân số cũng trên 200 người, tăng cường thêm 7 Mũ Xanh Mỹ và 9 thông dịch viên. Quân số chung của Trại lên xấp xỉ 450. Trong khi đó lực lượng của CSBV với 2 ngàn quân thuộc Sư Đoàn chính quy 325 và số quân còn lại của SĐ này làm lực lượng trừ bị đang ẩn nấp ở vùng rừng núi hiểm trở - biên giới Việt Lào.

* - Ngày 8.3, toàn khu vực gần Trại LLĐB vùng A Shau được báo động đỏ - khẩn cấp, quân CSBV có lệnh tấn công ngay trong đêm vì thời tiết quá xấu, hạn chế rất nhiều các phi vụ oanh kích của các chiến đấu cơ A - 1 và C 47 Spooky gunships và các loại phi cơ khác.

 

TRẠI LLĐB A SHAU BỊ QUÂN CSBV TRÀN NGẬP (OVERRUN) SAU 2 NGÀY CHIẾN ĐẤU ĐẪM MÁU

Từ tối ngày 8.3, với thời tiết quá xấu, tiếp tục mưa gió lớn hạn chế các phi vụ thả trải sáng, những gunships  - con rồng lửa C47 bị hạn chế, trong lúc đó, quân CSBV rót đạn pháo như mưa vào vị trí phòng thủ, cày nát, phá hủy nhiều khu doanh trại, hầm hố, công sự, kho đạn... Cuộc chiến kéo dài suốt đêm đến trưa, các chiếc máy bay vận tải cơ C.123 và CV 2 từ phi trường Phú Bài - Huế, bay đến thả dù tiếp tế đạn dược và tiếp liệu, thực phẩm...Thời tiết xấu và súng phòng không của CSBV thi nhau nổ vang dày đặc không trung trên căn cứ trú phòng, cho nên phần lớn các dù tiếp tế bay rớt ngoài hàng rào phòng thủ vì máy bay, bay cao và gió lớn. Trong lúc đó, quân CSBV tấn công liên tục bằng pháo kích và các đơn vị nhỏ xâm nhập sát hàng rào phòng thủ chờ lệnh xung phong tiến chiếm mục tiêu.

(H: Phi đạo và doanh trại của LLĐB A Shau).

Quân trú phòng chết và bị thương cũng khá nhiều, thiếu phương tiện cứu thương, cạn lương thực và đạn dược. Mặc dù được các vận tải cơ, cố gắng hết đợt này tới đợt khác bay đến thả dù tiếp tế suốt chiều 9.3. 66. Nhưng, tất cả các phi vụ tiếp tế đó đều không may, quân trú phòng không nhận được. Chiều tối ập tới với nổi kinh hoàng của quân trú phòng quyết tâm phòng thủ, chờ sáng ngày sau, may ra được tiếp tế đầy đủ và được tăng viện...Cuộc chiến dằng dai kéo dài từ suốt ngày 9.3.1966 với thời tiết càng xấu hơn, quân CSBV, dứơi sự yễm trợ pháo dữ dội và súng DKZ - súng không giật nả liên tục vào các nơi phòng thủ của Trại. Trong khi đó, quân bộ chiến, đặc công của CSBV càng lúc càng áp sát tuyến phòng phủ của quân trú phòng. Lúc 1 giờ trưa, một chiếc C 47 Spooky xạ kích yễm trợ quanh Trại LLĐB A Shau, bị phòng không địch bắn hạ, 6 phi hành đoàn nhảy dù rơi xuống ngoài vòng rào phòng thủ, và phi hành đoàn tự vệ chiến đấu chống lại quân CSBV đang bao vây tấn công. Trực thăng H34 đến tiếp cứu, có 3 quân nhân phi hành bị thiệt mạng và cứu thoát được 3 người.

* Ngày 10.3.1966 là ngày cuối cùng, ngày định mệnh của Trại Lực Lượng Đặc Biệt A Shau. Sau một đêm dài 9.3 như bất tận, các chiến sĩ của Trại nằm dưới các giao thông hào đội cơn mưa gió dữ dội và đội đạn pháo của cộng quân rót vào trại liên tục, không ngơi nghỉ. Đến 5 giờ sáng,  một đơn vị đặc công cộng quân đã tấn công xâm nhập được qua hàng rào phòng thủ, vào Trại ở hướng đông, hai bên phải dùng cận chiến - xáp lá cà đẫm máu. Sau đó, cộng quân đã chiếm được vùng phòng thủ này, làm bàn đạp tấn công vào các hướng khác. Từ cấp trên, có lệnh cho các chiến sĩ phòng thủ Trại A Shau, chuẩn bị "di tản chiến thuật", các công sự chiến đấu và  doanh trại cũng như kho tàng đều phải phá hủy toàn bộ. Tất cả chiến sĩ được lệnh cùng mở vòng chiến hướng về hướng Bắc của Trại, nơi đây đã có hàng đàn chiến đấu cơ của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, Sư Đoàn 1 Không Quân QLVNCH luân phiên cày nát vòng ngoài để các trực thăng được an toàn bay đến thực hiện cuộc di tản đầy nguy hiểm này. Hơn nữa, hướng Bắc của Trại, các công sự phòng thủ còn vững, cơ may sẽ thoát hiểm ra khỏi Trại A Shau an toàn hơn. Có 15 chiếc trực thăng loại lớn, thời bấy giờ, H34 và 4 gunships HU1B xạ kích yễm trợ để bốc quân ra  khỏi địa ngục trần gian A Shau. Trong cuộc di tản lịch sử này có thêm 2 chiếc H34 bị bắn hạ.

Tất cả 17 chiến sĩ Lực Lượng Đặc Biệt đồn trú trong Trại A Shau đều bị thương vong, với 5 chết và 12 bị thương. Các chiến sĩ Dân Sự Chiến Đấu Việt, kể như còn sống sót 1/3.

Theo lời kể của Trung sĩ nhứt (HSQ cao cấp) - Sergeant Master Bennie G. Addins được Tổng Thống Barack Obama gắn huy chương cao quý nhứt của Mỹ - Medal of Honor - tại Tòa Bạch Ốc tháng 9 năm 2014. Ông tiết lộ cho báo chí biết, có 122/410 chiến sĩ CIDG còn sống sót, hầu hết đều bị thương . Một điều đáng trân trọng khác, một gương dũng cảm phi thường của phi công Thiếu tá Bernie Fisher, đã dùng phi cơ của mình đã xà đáp xuống phi đạo của A Shau dưới làn mưa pháo của cộng quân, cứu phi công Thiếu tá Jump Myers lái chiếc phi cơ khác bị công quân bắn hạ, Thiếu tá Bernie Fisher vút bay lên thoát hiểm trong đường tơ kẽ tóc. Vì vậy, Thiếu tá phi công Fisher được tưởng thưởng huy chương cao qúy của Mỹ - Medal of Honor, cách nay khá lâu.

TỔN THẤT CHUNG CỦA TRẬN CHIẾN A SHAU

Theo hồ sơ trận liệt, đơn vị cộng sản BV là Sư Đoan 325 của lực lượng chính quy Bắc Việt, bao vây cứ điểm A Shau, cộng quân sử dụng khoảng 2 ngàn quân, có 800 quân chết tại mặt trận, lực lượng Dân Sự Chiến Đấu VN chết và mất tích từ 200 - 300 quân, tài liệu không cho biết có bao nhiêu thông dịch viên chết hay có các cán bộ LLĐB VN tham chiến hay không? Có 2 trực thăng H34 và 1 C47 bị bắn hạ. Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ với 5 chết và 12 bị thương, nghĩa là tất cả Mũ Xanh Mỹ 17 người của Trại LLĐB A Shau không chết thì đều bị thương.

Hai năm sau - năm 1968, Sư Đoàn 101 Không Kỵ Hoa Kỳ nhảy xuống vùng Trại Lực Lượng Đặc Biệt A Shau cũ trong cuộc hành quân quy mô Delaware để giải tỏa áp lực địch khi CSBV mở cuộc Tổng Tấn Công và Nổi Dậy Tết Mậu Thân - năm 1968, cộng quân đã chiếm được cựu Kinh Đô Huế khoảng gần 4 tuần.

Trong  thung lũng A Shau, kể từ sau khi A Shau bị CSBV tràn ngập ở cực nam và Khe Sanh ở cực bắc cũng di tản chiến thuật - ngày 9.7.1968. Căn cứ hỏa lực Khe Sanh -  Khe Sanh Combat Base, quan trọng nhứt của khu vực này với 6 ngàn quân Mỹ của Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến. Ngoài ra,  còn có Trại Lực Lượng Đặc Biệt và 1 Tiểu đoàn Biệt Động Quân QLVNCH cùng đồn trú trong cứ điểm chiến lược Khe Sanh. Sau khi, di tản chiến thuật khỏi Khe Sanh, Mỹ và QLVNCH đã bỏ ngõ vùng quan yếu chiến lược này, CSBV đã đưa vào đây trên 58,000 quân chính quy mai phục ẩn trú chuẩn bị cho các chiến trường kế tiếp. Chiến dịch tổng công kích, tổng nổi dậy Tết Mậu Thân - năm 1968, dù còn căn cứ Khe Sanh (bị cô lập - bao vây), nơi đây vẫn là đầu não chỉ huy của quân CSBV vì địa thế vô cùng hiểm trở, gần biên giới Lào...

 

HẬU QUẢ CỦA CHIẾN DỊCH TỔNG TẤN CÔNG VÀ TỔNG  NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN - 1968 CỦA CỘNG SẢN BẮC VIỆT

Chiến tranh Việt Nam kéo dài đến năm 1968, sau 3 năm trực tiếp chiến đấu, quân Mỹ đã tiêu tốn nhiều tỷ đô la, có hàng chục ngàn lính Mỹ tử trận mà cuộc chiến tranh VN chưa biết bao giờ kết thúc.

Vào dịp Tết Mậu Thân - năm 1968, VNCH và CSBV thỏa thuận ngừng chiến để 2 bên quốc cộng hưu chiến đón mừng năm mới, ăn Tết Mậu Thân - năm 1968. CSBV cùng với cái gọi là Việt Cộng (Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam - MTGPMN, CSBV trá hình) lợi dụng cuộc hưu chiến này, chúng tung ra chiến dịch Tổng Tấn Công và Tổng Nổi Dậy Tết Mậu Thân  - năm 1968 khắp lãnh thổ miền Nam, đã gây ra chết chốc đau thương cho biết bao thường dân vô tội VN. Đặc biệt với thành Phố Huế có hơn 7 ngàn người già trẻ bị CS thảm sát, thủ tiêu và chôn sống...  

Trong bối cảnh này, phong trào phản chiến Mỹ đã đồng loạt nở rộ khắp mọi nơi trên đất nước Hoa Kỳ, đặc biệt là tại các trường đại học của Mỹ với biết bao cuộc xuống đường rầm rộ thường xuyên chống Mỹ tham chiến ở Việt Nam. Có nhiều vụ bạo động, xô xát giữa cảnh sát chống dẹp biểu tình với các sinh viên Mỹ, có nhiều người bị thương vong. Và các cuộc chống đối, phản chiến ở Mỹ lây lan sang  các nước phương tây và thế giới.

Trước đây, chiến trường VN chỉ quanh quẩn ở các căn cứ địa, mật khu rừng núi, địa thế hiểm trở hay các làng mạc xa xôi, heo hút. Đến năm 1968, CSBV đưa chiến trường vào thành phố, thị xã, tỉnh lỵ ngay cả Toà Đại Sứ Mỹ - một nơi gọi là bất khả xâm phạm, Thủ đô Sàigòn của VNCH, Thành phố cổ Huế và hàng chục tỉnh lỵ, thị xã... Khắp 4 vùng chiến thuật bị cộng quân đồng loạt tấn công, dù VNCH bị bất ngờ lúc ban đầu, sau đó CSBV & VC bị quân Việt Mỹ và đồng minh đánh trả mãnh liệt gây tổn thất vô cùng lớn lao cho chúng và cộng quân phải "chèm vè" trốn chạy vô sâu vùng rừng núi hiểm trở, các căn cứ địa - mật khu.

Về mặt chánh trị, CSBV đã giáng một đòn chí tử vào chính thể VNCH và Chính phủ Mỹ, CSBV đã  chiến thắng vẻ vang về mặt tuyên truyền ngoại giao, chính trị, kích động tinh thần chống chiến tranh Việt Nam lên cao điểm qua các diễn đàn quốc tế và quan trọng nhứt là tại chính quốc Hoa Kỳ. Sự kiện này đã thúc đẩy mạnh mẽ, đưa phong trào phản chiến Mỹ lên cao tột đỉnh , kích động lòng dân Mỹ chống lại chiến tranh ở VN bằng mọi giá.

Cuộc chiến VN đã thật sự sa lầy, Mỹ vì quyền lợi, bị ràng buộc, phải tương nhượng với 2 siêu cường cộng sản Tàu và Liên Sô, cho nên Mỹ bị cột tay, không thể tốc chiến tốc thắng CSBV như dự kiến ban đầu của các nhà hoạch định chính sách của Mỹ (từ 1 đến 3 năm). Nay, người dân Mỹ phải hy sinh xương máu càng ngày càng lên cao và tổn phí ngân sách quốc phòng càng ngày càng chồng chất...

Cái gì đến tất phải đến, cuộc chiến VN kết thúc bi thảm cho Miền Nam VN - chính thể VNCH bị sụp đổ toàn diện và đồng bào miền Nam đi vào con đường xã hội chủ nghĩa bần cùng tủi nhục từ ngày 30.4.1975 cho đến nay.

Ngày nay, dưới con mắt của những người viết sử hay những ai từng trải chiến đấu, có tầm nhìn chiến thuật, chiến lược - những thức giả am hiểu tình thế về cuộc chiến ý thức hệ quốc cộng 30 năm ở VN (1945 - 1975), thấy rõ. Nếu Mỹ chỉ để QLVNCH đối chọi với đạo quân đông đảo của CSBV mà QLVNCH vẫn chiến thắng. Mỹ và quân đồng minh khác đứng ngoài vòng chiến, chỉ yễm trợ tối đa phương tìện chiến tranh: súng tốt, đạn nhiều, phi pháo dồi dào, đời sống gia đình người lính được bảo đảm, CSBV không tài nào mà chiếm được Miền Nam VN.

Chúng ta biết, một người lính Mỹ với tốn phí cao gấp từ 10 đến 20  lần so với 1 chiến sĩ QLVNCH. Tốn phí ngân sách quốc phòng Mỹ quá cao, lính Mỹ chết càng lúc càng nhiều, dân chúng Mỹ không còn đủ kiên nhẫn, chịu đựng, hy sinh cho nên phong trào phản chiến tại Mỹ càng ngày càng dâng cao. Còn  quân CSBV nghèo khổ lại không quý trọng sinh mạng, được Tàu cộng và Liên Sô hà hơi tiếp sức, chỉ có giúp nhiều phương tiện chiến tranh, cho nên cộng quân có chết nhiều không sao cả miễn chiếm được miền Nam.

QLVNCH trang bị đầy đủ và được trui rèn huấn luyện tốt như một quân đội chính quy hiện đại của các nước tiên tiến trên thế giới. Hơn nữa, với đầy đủ cơ giới, máy bay, tàu chiến các loại mà cộng quân không có, pháo binh, súng đạn được tiếp tế nhanh chóng dồi dào, lại có chánh nghĩa với cuộc chiến đấu tự vệ, nên ở vào thế thượng phong, VNCH sẽ tất thắng và CSBV phải thảm bại.

Ai cũng thấy, thời Đệ Nhất Cộng Hòa, sau năm 1956, Cố vấn Mỹ chỉ có 800 người mà QLVNCH luôn làm chủ chiến trường, chiến thắng và chiến thắng liên tục. Hơn nữa, QLVNCH đã chận đứng được nguồn tiếp vận về người và vũ khí từ miền Bắc tuồn vào chiến trường Miền Nam qua đường bộ hay đường biển. Với Quốc Sách Ấp Chiến Lược, cán binh cộng sản đã bị vô hiệu hóa sự xâm nhập vào chung sống với dân chúng để nhận tiếp tế, che chở. Đến cuối năm 1964, Cố Vấn Mỹ tăng lên 23 ngàn người, chiến tranh đã khởi động leo thang. Từ năm 1965 đến năm 1968, có Cố Vấn Mỹ ở các đơn vị từ cấp Tiểu đoàn trở lên và nhiều đại đơn vị Mỹ đến VN, tính chung lên 485 ngàn quân. Đến năm 1968, con số này vượt trên 550 ngàn quân Mỹ, nếu tính cả các đơn vị đồng minh khác, quân "ngoại nhập" - không phải QLVNCH lên gần 600 ngàn người. Chưa kể, sau vụ CSBV mở chiến dịch với cái gọi là tổng công kích tổng nổi dậy Tết Mâu Thân - 1968, Chính Phủ VNCH có lệnh tổng động viên mới, đưa quân số QLVNCH lên trên 1 triệu 100 ngàn quân - quân số VNCH đông đứng hàng thứ 4 trên thế giới.

Chiến trường VN thật sự sôi động khi 2 quân đội chính quy Mỹ và CSBV đổ quân ồ ạt vào chiến trường VN với các loại vũ khí hiện tại tối tân của Mỹ và của khối CS quốc Tế Nga Tàu. Trong khi đó, QLVNCH vẫn còn sử dụng những loại vũ khí cũ của thời Đệ Nhị Thế Chiến và Chiến tranh Hàn Quốc. Trận chiến Tết Mậu Thân - 1968 xảy đến, chính phủ Mỹ mới viện trợ nhỏ giọt súng mới M16 cho các đơn vị thuộc lực lượng tổng trừ bị QLVNCH để đánh trả, đương đầu với súng AK 47 hiện đại của cộng sản quốc tế. Sau đó, mới đến các đơn vị Sư Đoàn Bộ Binh, thay thế súng Garant M1, Carbine M1 lỗi thời, Đại liên 30 được thay thế đại liên 50...Trực thăng cũ kỹ già nua nặng nề H21 thường rớt, gây tai nạn được thay thế HU1(A - B...) mới hơn. Kể cả chiến đấu cơ cánh quạt chậm chạp cũng được tăng cường thêm chiến đấu cơ phản lực F5, tàu chiến cũng vậy, toàn là loại tàu cũ, phế thải tân trang lại. Tóm lại, Mỹ viện trợ những vũ khí, phương tiện chiến tranh loại cũ mèm, phế thải được tân trang đôi chút. Nếu chính sách viện trợ của Mỹ thật lòng giúp QLVNCH làm nổ lực chính để chiến đấu chống CSBV như cung cấp các phương tiện, vũ khí tối tân như các đơn vị Mỹ ngay từ đầu, chắc chắn không có ngày Quốc Hận 30.4.1975 nhục nhã và đau buồn.!!! @

BÚT KÝ - Trần Văn Ngà (Khóa 13 Thủ Đức)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm