TIN CỘNG ĐỒNG
Nhờ đâu người Việt tại Úc đồng lòng chống cộng?Nguyễn Quang Duy
Bạn đọc thân mến,
Đây là bài thứ 4 trong loạt bài “45 năm Người Việt Tự Do tại Melbourne: Thử Thách và Thành Tựu”, xin gởi đến quý bạn đọc. Chúng tôi có lược dịch qua Anh ngữ nếu quý vị muốn có xin liên lạc qua email này.
Chúng tôi cố gắng thu nhặt thông tin để nhìn lại sự phát triển cộng đồng 45 năm qua. Chúng tôi chủ trương không đưa những thông tin sai sự thật nên nếu bạn đọc có thêm thông tin, hay thông tin khác với bằng chứng rõ ràng xin chia sẻ để chúng tôi có thể hiệu đính bài viết.
Chúng tôi cũng tìm kiếm hình ảnh sinh hoạt Cộng Đồng nếu quý vị ở Úc Châu có xin chụp lại chuyển cho chúng tôi để đăng trên Đặc San và trên Báo Nhân Quyền. Hết sức cám ơn.
Thân mến
Nguyễn Quang Duy
Nhờ đâu người Việt tại Úc đồng lòng chống cộng?
Nguyễn Quang Duy
Muốn hướng đến tương lai cần hiểu rõ quá khứ, loạt bài viết về Cộng đồng người Việt tại Úc nhìn từ trong tổ chức Cộng Đồng nhìn ra, giữ nguyên tắc tuyệt đối tôn trọng sự thật, vì thế chúng tôi sẵn sàng hiệu đính nếu được cung cấp thêm thông tin hay thông tin khác có bằng chứng rõ ràng.
Người Việt một cộng đồng đồng nhất
Ở Úc, chỉ cần 3 người họp lại là có thể lập hội, có thể đăng bộ với chính phủ và có thể hoạt động như mọi tổ chức có tư cách pháp nhân khác.
Khi tôi làm chủ tịch Cộng đồng Canberra (1990-94), tham dự các buổi họp cộng đồng sắc tộc, cộng đồng Việt chỉ có tôi đại diện, có sắc dân có đến 4 nhóm đại diện.
Người Trung Hoa, ngoài cộng đồng người Úc gốc Trung Hoa gồm những người đã định cư ở Úc nhiều đời, còn có cộng đồng người Đài Loan, cộng đồng người Hồng Kông và cộng đồng người Trung Hoa Lục Địa.
Cộng đồng Cam Bốt khi ấy có 2 nhóm Hoàng Gia và nhóm Thủ Tướng Hun Sen. Cộng đồng Phillipines cũng 2 nhóm, theo Tổng thống Corazon Aquino và trung thành với cựu Tổng thống Ferdinand Marcos.
Chỉ có 2 cộng đồng thiết lập được một cơ chế cấp liên bang khá đồng nhất là Do Thái và Việt Nam.
Khởi đầu ngồi lại…
Với dân số chỉ trên 2,000 người, vào năm 1976, cộng đồng Việt đã hình thành nhiều hội đoàn với nhiều tên gọi khác nhau, tại tiểu bang NSW có Hội Liên Hương, ở Melbourne, Canberra và Adelaide có Hội Ái Hữu Việt Kiều Tự Do, ở Queensland có Hội Người Việt Tự Do.
Luật sư Lưu Tường Quang, Hội Trưởng Hội Ái Hữu Việt Kiều Tự Do tại Lãnh Thổ Thủ Đô ACT, đã kêu gọi các Hội tiểu bang ngồi lại để vào ngày 26/12/1977 thành lập một tổ chức lấy tên là Liên Hội Ái Hữu Việt Kiều tại Úc.
Liên Hội đảm trách vận động chính trị gia và chính phủ cấp liên bang, báo chí và đấu tranh chính trị với Hà Nội.
Hội tại các tiểu bang vẫn giữ tên cũ và giữ những hoạt động độc lập tại địa phương.
Ông Lưu Tường Quang từ 1970-74 là nhân viên ngoại giao Tòa Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Úc nên quen một số chính trị gia, biết các hội đoàn, giới báo chí, giới khoa bảng và hệ thống chính trị Úc nên được đề cử làm Hội trưởng.
Cứ mỗi năm các Hội lại họp ở một tiểu bang để bầu lại Ban Chấp Hành, ông Quang được tín nhiệm làm hội trưởng cả giai đoạn từ năm 1977 đến năm 1982.
Được sự hỗ trợ của các tiểu bang, Luật sư Quang đã vận động chính phủ Fraser nhận thêm người Việt tị nạn và vận động để đến giữa năm 1982 Úc đạt được thỏa thuận với Hà Nội để người Việt tị nạn được bảo lãnh gia đình còn kẹt lại ở Việt Nam.
Thống nhất danh xưng lập Cộng đồng
Bác sĩ Bùi Trọng Cường một người đã bắt đầu sinh hoạt cộng đồng từ năm 1975 và hiện vẫn là chủ tịch Cộng Đồng tại Queensland, nhớ trong thời gian 1978-82, lần nào Đại Hội danh xưng “Việt kiều” cũng được mang ra thảo luận.
Người tị nạn mới sang rất dị ứng khi bị gọi là “Việt kiều”, Hội Queensland và Victoria đã đổi danh xưng thành “người Việt tự do”, trong khi Liên Hội vẫn sử dụng danh xưng “Việt kiều”.
Mãi đến Đại Hội tổ chức tại Adelaide, ngày 12/4/1982, Bác sĩ Cường, Giáo sư Nguyễn văn Khánh và Luật sư Đinh sĩ Trang mới thuyết phục được Đại Hội rằng người Việt tị nạn phải bỏ nước tìm tự do trong khi “Việt kiều” là “kiều dân Việt” là người Việt sống ở nước ngoài, những người vẫn muốn làm công dân của nước Việt Nam cộng sản, lấy tên “Việt kiều” là không đúng.
Đại diện Hội Queesland thuyết phục được Đại Hội để tu chính lại Nội Quy, Liên Hội đổi tên thành Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc Châu.
Sáu Hội tiểu bang là NSW, Nam Úc, Queensland, Tây Úc, Tasmania, Victoria, lãnh thổ thủ đô Canberra (ACT) và lãnh thổ Bắc Úc cũng đổi tên thành Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu tại NSW, Nam Úc, Queensland,….
Cộng Đồng tại thành phố Wollongong là thành viên sáng lập nên vẫn được kể là thành viên chính thức Cộng Đồng Liên Bang.
Đại Hội năm 1982, Bác sĩ Cường được bầu làm Chủ tịch Liên bang và nhiệm kỳ cũng thay đổi là hai năm thay vì một năm như trước đây.
Xuyên suốt 43 năm từ ngày thành lập, cơ cấu tổ chức Cộng đồng không mấy thay đổi, tạo được thế chính danh và uy tín cả Cộng đồng Tiểu Bang lẫn Liên Bang.
Ở Úc, không có việc Cộng đồng bị xé ra làm hai, làm ba như tại Hoa Kỳ hay một số quốc gia Âu châu.
Tính chính danh của người Việt tự do
Về mặt tinh thần danh xưng gắn bó mọi người Việt sống tại Úc châu vì nó thích hợp cho mọi người bất kể lý do rời Việt Nam, rời khi nào, xuất thân, quê quán, tuổi tác, hiện đang sống ở đâu, họ đều là người bỏ nước tìm tự do, không công nhận Hà Nội làm thể chế đại diện.
Danh xưng người Việt tự do còn bao trùm các thế hệ tiếp nối của người Việt bỏ nước tìm tự do.
Đối nghịch lại là người Việt theo cộng sản hay những người còn muốn giữ quốc tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Gần 6 năm từ khi Luật quốc tịch được ban hành ngày 13/11/2008 đến ngày 1/7/2014, Hà Nội liên tục vận động nhưng trong số 4.5 triệu người Việt hải ngoại chỉ vọn vẹn chưa tới 6,000 Việt kiều xin giữ quốc tịch Việt Nam.
Trong thập niên 1980 và 1990, tại các Đại Hội danh xưng người Việt tự do nhiều lần được đề nghị đổi thành người Việt quốc gia hay người Việt tị nạn nhưng đều không được đa số đồng thuận.
Chính nhờ xác định được danh tính người Việt tự do Cộng đồng mới có thể huy động được hằng chục ngàn người xuống đường biểu tình chống ảnh hưởng của Hà Nội tại Úc.
Giai đoạn 1982-91 tại Úc
Ngày 11/3/1983, đảng Lao Động thắng cử, Thủ tướng Bob Hawke tiếp tục chính sách nhận người tị nạn từ các trại Đông Nam Á và nhận đoàn tụ gia đình từ Việt Nam sang.
Về quan hệ ngoại giao, khi Việt Nam mang quân sang Cam Bốt năm 1979 Chính phủ Fraser đã cắt đứt viện trợ, phong tỏa thương mại và đầu tư với Hà Nội.
Chính phủ Hawke làm ngược lại vào tháng 6/1983, ông Hawke cử Ngoại trưởng Bill Hayden qua Việt Nam công bố tái viện trợ cho Hà Nội và mời Ngoại trưởng cộng sản Nguyễn Cơ Thạch sang thăm Úc.
Tháng 4/1984, ông Nguyễn Cơ Thạch chính thức sang Úc đây là thử thách đầu tiên chứng tỏ sức mạnh chính trị của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc châu.
Vào ngày ông Thạch thăm Quốc Hội Liên Bang, Cộng đồng Người Việt Tự Do các tiểu bang đã đồng loạt tổ chức biểu tình.
Bác sĩ Bùi Trọng Cường nhớ lại có đến 5,000 người tham dự biểu tình tại thủ đô Canberra đa số là bà con từ Sydney. Tham dự với người Việt là hằng trăm thành viên thuộc Hiệp Hội Các Quốc Gia bị Cộng Sản Chiếm Đóng.
Truyền hình và báo chí đưa tin, từ trước đến khi đó, chưa có cuộc biểu tình nào có số lượng người tham dự đông hơn cuộc biểu tình phản đối ông Nguyễn Cơ Thạch.
Một trại tù “cải tạo” được dựng ngay trước Quốc Hội với gần 30 tù nhân bị trói bên trong tố cáo trước dư luận Úc tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Trưởng trại tù là Hải Quân Thiếu tá Trần Thế Diệp, còn Phó trại kiêm phát ngôn viên truyền thông là Trung Úy Phi công Võ Minh Cương. Cả hai đều đã phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và đều trải qua nhiều năm tù cộng sản.
Khi đoàn xe chở ông Nguyễn Cơ Thạch chạy vào Quốc Hội, nhà báo Nguyễn Vi Túy định chạy ra đón đầu bị cảnh sát xô té.
Ở trong Ban Tổ Chức biểu tình tại tiểu bang Tasmania tôi nhớ rõ cuộc biểu tình tại đây.
Với chưa tới 500 người Việt chúng tôi xin nhà trường cho các cháu nhỏ được nghỉ học đi biểu tình, đồng thời đi hàng hai và cách nhau chừng 1 thước để đoàn biểu tình được kéo dài.
Chúng tôi may và in thật nhiều cờ vàng phát cho bà con tham dự, đây là dịp đầu tiên và duy nhất lá cờ vàng tràn ngập thành phố Hobart thủ phủ tiểu bang Tasmania.
Tối đó đài truyền hình và báo chí đưa tin cuộc biểu tình lớn thứ hai trong lịch sử Tasmania, lần trước là cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam, lần này là đoàn người tị nạn thật dài, thật lặng lẽ, thật ôn hòa đồng hành trên đường phố.
Các cuộc biểu tình phản đối Nguyễn Cơ Thạch đã ảnh hưởng lớn đến sách lược của Chính phủ Hawke, nên mãi 9 năm sau năm 1993 thời Chính phủ Keating mới có những chuyến viếng thăm kế tiếp.
Một sự kiện đáng ghi nhớ khác là cuộc đi bộ Đồng Tâm do hai đoàn một từ Melbourne đi hơn 600 cây số và một từ Sydney đi gần 300 cây số cùng hướng tới Thủ đô Canberra dự cuộc biểu tình 30/4/1987.
Ông Hoàng Phương người khởi xướng và tổ chức cuộc đi bộ Đồng Tâm hứa sẽ đóng góp bài về cuộc đi bộ này.
Khi ấy, biểu tình tưởng niệm 30/4/1975 trước tòa Đại sứ cộng sản tại Canberra, cũng đã được tổ chức hằng năm.
Hai dẫn chứng trên thấy vào thập niên 1980 Cộng đồng Liên Bang đã thực sự trưởng thành và là một thực thể có sức mạnh, vững chắc và có tổ chức.
Bác sĩ Bùi Trọng Cường được tín nhiệm 5 nhiệm kỳ liên tiếp (1982-91) nên cùng các Ban Chấp hành còn đóng góp mở ra đường lối phát triển văn hóa, dạy tiếng Việt, giúp người vượt biển, giúp người mới tới định cư.
Giai đoạn 1991-99
Ngày 20/12/1991, dân biểu Paul Keating được các dân biểu và nghị sĩ Lao Động bầu làm Thủ tướng Úc thay cho ông Bob Hawke, ít ngày sau ông Võ Minh Cương cũng được Đại Hội cấp Liên bang bầu làm chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự Do tại Úc châu.
Khi ấy Việt Nam vừa rút quân khỏi Cam Bốt nên Hà Nội đẩy mạnh bang giao với Úc và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ.
Thủ tướng Keating muốn mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước Á châu, nên gởi lời mời Thủ tướng cộng sản Võ Văn Kiệt sang thăm Úc vào tháng 5/1993.
Thời điểm đó Đông Âu và Liên Sô vừa sụp đổ, chiến tranh lạnh chấm dứt, các tổ chức kháng chiến Việt ở Đông Dương tan rã, khuynh hướng đấu tranh ôn hòa hợp tác với Hà Nội được một số người và tổ chức ủng hộ.
Khi đó, tôi đang làm chủ tịch Cộng đồng tại thủ đô Canberra, trước khi ông Kiệt tới, tôi đã được nhiều cá nhân và tổ chức đề nghị gặp ông ta.
Khi họp với Cảnh sát Liên bang và Cơ quan Tình báo Úc một mặt họ thăm dò, mặt khác họ đề nghị Cộng đồng nên gặp ông Kiệt.
Chừng 10 hôm trước cuộc biểu tình, Văn phòng Thủ tướng Úc mời tôi và chừng 10 người khác trong cộng đồng tham dự một cuộc họp cũng đã chính thức đề nghị chúng tôi gặp ông Kiệt.
Chúng tôi đã thảo luận trước với ông Võ Minh Cương, chủ tịch Liên Bang, nên đòi hỏi được “đối chất” về nhân quyền, phải công khai, phải có báo chí tham dự và đòi hỏi một phái đoàn đi Việt Nam điều tra nhân quyền. Đồng thời, chúng tôi ủng hộ Chính phủ Úc viện trợ Việt Nam xây dựng cầu Bắc Mỹ Thuận.
Đến ngày ông Kiệt thăm Quốc Hội, bên ngoài có gần 3,000 người biểu tình, đa số bà con tham dự biểu tình đến từ Sydney.
Vì phải vận động bà con nên Cộng Đồng NSW luôn nhận trách nhiệm Trưởng ban Tổ chức Biểu tình và ông Võ Minh Cương khi ấy còn là chủ tịch Cộng Đồng NSW.
Bên trong Quốc Hội khá bất ngờ ông Võ văn Kiệt đã đồng ý với Thủ tướng Paul Keeting để một phái đoàn Úc đi Việt Nam điều tra nhân quyền.
Đây là một chuyển biến lịch sử một phái đoàn cấp quốc gia chính thức đi Việt Nam điều tra nhân quyền, trước đó Hà Nội luôn phủ nhận việc họ vi phạm nhân quyền và từ chối mọi đề nghị quan tâm đến nhân quyền tại Việt Nam từ các quốc gia Tây Phương hay tổ chức Quốc Tế.
Cộng đồng Úc châu có soạn tập tài liệu bằng Anh ngữ tường trình chuyến điều tra nhân quyền này.
Vào tháng 7/1995, Tổng Bí thư Cộng sản Đỗ Mười sang thăm Úc một cách hết sức âm thầm. Chính phủ Keating chỉ thông báo ít lâu trước khi ông Mười sang và mọi thông tin về chuyến viếng thăm đều được giữ tuyệt đối bí mật đến phút cuối.
Cộng đồng Liên bang đã phải mua tin từ thám tử tư, ngày ông Mười vào Quốc Hội, để tổ chức biểu tình được đúng ngày.
Lúc đó việc tổ chức biểu tình đã đi vào nề nếp nên chỉ trong vài ngày thông báo hằng ngàn người từ khắp các tiểu bang đã đổ về Canberra tham dự biểu tình.
Một lần nữa cho thấy hiệu quả của vận động biểu tình cấp Liên Bang và sự liên kết giữa Cộng đồng NSW và các tiểu bang khác.
Từ đó cả hai đảng Tự Do và Lao Động đều chủ trương mở rộng bang giao với Hà Nội, bởi thế những người lãnh đạo Cộng đồng phải thường xuyên vận động sức mạnh người Việt tự do để biểu lộ quan điểm và lập trường đấu tranh.
Ông Võ Minh Cương, sau này tốt nghiệp luật sư, được tín nhiệm và giữ 4 nhiệm kỳ 2 năm từ 1991-99.
Nội quy được tu chính các Ban Chấp Hành chỉ được giữ 2 nhiệm kỳ liên tục và mỗi nhiệm kỳ vẫn giữ 2 năm.
Chấm dứt tiếp vận chương trình Đài VTV4
Sang giai đoạn Kỹ sư Đoàn Việt Trung làm chủ tịch (1999-2004) đã xảy ra chuyện đài truyền hình sắc tộc SBS chuyển tiếp chương trình tin tức VTV4 từ Hà Nội.
Trong vài tháng chương trình của VTV4 trên SBS mỗi ngày đã thực sự đe dọa cuộc sống bình yên của người Việt tự do tại Úc, bởi thế hằng chục ngàn người Việt khắp nước Úc đã liên tục xuống đường biểu tình chống SBS-VTV4.
Khi Bác sĩ Nguyễn mạnh Tiến, chủ tịch Cộng đồng NSW, lên tiếng kêu gọi 5,000 người biểu tình trước Trụ Sở chính của Đài SBS tại Sydney, ngày 28/10/2003 có trên 5,000 người biểu tình.
Khi Bác sĩ Nguyễn mạnh Tiến lên tiếng kêu gọi 10,000 người, ngày 2/12/2003 đã có 12,000 người từ các tiểu bang đổ về Sydney tham dự cuộc biểu tình.
Sức mạnh chính trị của Cộng đồng Việt Nam đáng được ghi vào lịch sử nước Úc, lần đầu tiên và có thể là duy nhất một cộng đồng nhỏ đã buộc 1 cơ quan truyền thông Úc phải thay đổi chính sách truyền thông “độc lập” do họ đề ra.
Trong cuộc biểu tình ngày 2/12/2003, tôi mướn một xe buýt 12 chỗ ngồi chở bà con từ Canberra lên Sydney tham dự.
Trên đường trở về chúng tôi đồng ý với nhau nếu Bác sĩ Tiến kêu gọi lần thứ 3, chúng tôi sẽ vận động thêm nhiều người Canberra lên Sydney biểu tình.
Trong giai đoạn ông Trung làm chủ tịch đã bắt đầu các cuộc họp viễn liên (telephone conference) với các Cộng đồng tiểu bang cùng Ban Cố vấn vào mỗi tối thứ hai đầu tháng để bàn luận và quyết định các vấn đề liên quan, đây là một cải cách quan trọng trong việc thông tin và lấy quyết định.
Duyên dáng Việt Nam và Nghị quyết 36/2004
Bước sang giai đoạn Bác sĩ Nguyễn mạnh Tiến làm chủ tịch (2004-2008) thách thức mới là Nghị Quyết 36 nhằm bình thường hóa các sinh hoạt của đảng Cộng sản tại hải ngoại.
Sự kiện đáng nhớ nhất là đoàn Duyên Dáng Việt Nam sang Úc trình diễn. Báo Thanh Niên đưa tin với trên 100 người trong đoàn, được Tòa Đại sứ, Tòa Tổng lãnh sự tại Sydney, báo Thanh Niên, Vietnam Airlines và Sở Văn Hóa Thông Tin TP HCM cùng tổ chức.
Ngay khi biết tin đoàn văn công sẽ sang trình diễn tại Canberra vào tối ngày thứ hai 31/10/2005, ông Lê Công chủ tịch Cộng đồng Canberra đã hỏi mượn nhà tôi để họp nên tôi còn nhớ rất rõ.
Cả một đoàn lên tới trên trăm người, tốn phí vài triệu Úc kim, vé vào cửa lại “tặng” ai muốn xem chỉ cần liên lạc Tòa Đại Sứ.
Tổ chức trình diễn vào tối thứ Hai để có thể mời các chính trị gia Úc, vì nếu tổ chức vào cuối tuần, các chính trị gia rời thủ đô Canberra về lại địa phương không ai ở lại tham dự.
Chỉ chưa đến 1 tuần Cộng đồng ra thông báo đã có trên 2,000 bà con tham dự biểu tình. Do sợ mất phiếu nên các chính trị gia được mời đều không tới.
Số khách tham dự hôm đó cũng chỉ chừng 300 khách, trong khi Canberra Theatre Center có thể chứa được 2,000 người.
Trong số 300 khách chính mắt tôi thấy 2 xe buýt lớn chở hằng trăm người, không rõ là khách du lịch từ Việt Nam sang hay người từ các nơi khác được Tòa Đại Sứ mời tham dự.
Nhiều sinh viên du học tại Canberra được phát vé mời, cho tôi biết họ không tham dự.
Đến Chủ Nhật 6/11/2005, Đoàn Duyên Dáng Việt Nam trình diễn tại Hội trường Tòa Thị Chính (Town Hall) thành phố Sydney, bên ngoài lên tới 4,000 người biểu tình phản đối. Đoàn bỏ trình diễn ở 2 thành phố Melbourne và Adlaide, lên máy bay về nước.
Những người cộng sản rút ra bài học, từ đó không phô trương thực hiện Nghị Quyết 36 mà tìm cách chia rẽ cộng đồng bằng những cách thức mềm dẻo hơn như lập Hội Doanh Nhân Việt Nam hay cấp phép và trợ giúp ca sĩ, giới hoạt động dân sự, từ thiện trong nước ra hải ngoại trình diễn.
Có lần Bác sĩ Nguyễn mạnh Tiến, cựu chủ tịch Cộng Đồng, lên tiếng về một MC từ Mỹ sang dẫn chương trình ca hát bị Cộng đồng phản đối.
MC này đặt vấn đề tại sao ở Mỹ ông ta được quyền tổ chức còn khi sang Úc ông lại bị Cộng đồng phản đối.
Có người đặt ngược câu hỏi tại sao ca sĩ ông MC giới thiệu được phép sang Úc hát còn các ca sĩ khác không được phép sang.
Câu hỏi giờ được đổi lại là tại sao nhân vật “xã hội dân sự” A được phép liên tục sang Úc trình diễn, còn nhiều người khác cũng sinh hoạt xã hội dân sự lại bị ngăn cấm ngay tại phi trường không cho xuất ngoại, nhiều người còn bị khép tội nhốt tù.
Nghị Quyết 36 vẫn là thách thức lớn nhất cho cộng đồng hải ngoại, Cộng đồng vẫn tiếp tục dựa vào Nội quy để vận động người dân và sử dụng luật pháp tại Úc để chống lại nỗ lực bình thường hóa hoạt động của đảng Cộng sản tại Úc châu.
3 vị lãnh đạo khác
Các vị lãnh đạo Cộng đồng Liên Bang đều đã từng lãnh đạo Cộng Đồng tiểu bang nên đều có lập trường dứt khoát, có kinh nghiệm điều hành cộng đồng và uy tín vận động người dân tham dự biểu tình.
Ông Nguyễn Thế Phong chủ tịch giai đoạn 2008-2012, Luật sư Võ trí Dũng chủ tịch giai đoạn 2012-2016 và ông Nguyễn văn Bon đương kim chủ tịch giai đoạn 2016-2020, đều đã có thật nhiều đóng góp cho Cộng đồng ở cả cấp tiểu bang lẫn liên bang.
Chúng tôi sẽ có những bài viết khác nói đến những đóng góp của ba vị nói trên.
Nhìn chung những người lãnh đạo cộng đồng và các Ban Chấp Hành không chỉ giữ vững một cộng đồng tự do, còn xây dựng tiếng nói với chính giới và công luận Úc.
Họ còn đóng góp bảo tồn văn hóa dân tộc và hỗ trợ cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền và vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam.
2 thách thức …
Giữa tháng 6/2012 tại Đại Hội Cấp Liên Bang tổ chức tại Melbourne, các Tiểu bang đã đồng thuận chiến lược trẻ trung hóa sinh hoạt và thành phần lãnh đạo cộng đồng, chúng tôi sẽ đi sâu vào đề tài này trong các dịp khác.
Chính quyền tiểu bang Victoria đang lọt vào bẫy nợ “Một Vành Đai, Một Con Đường” do nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh tạo ra. Vay nợ hôm nay, con cháu chúng ta sẽ phải trả mai sau.
Theo tôi đây là một thách thức không riêng cho thành phần lãnh đạo cộng đồng, mà chung cho tất cả người Việt tự do đã từng trải những kinh nghiệm với cộng sản, Cộng đồng Người Việt Tự Do cần đề ra một chiến lược đấu tranh chống lại ảnh hưởng của cộng sản Bắc Kinh ngay trên nước Úc.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Nhờ đâu người Việt tại Úc đồng lòng chống cộng?Nguyễn Quang Duy
Bạn đọc thân mến,
Đây là bài thứ 4 trong loạt bài “45 năm Người Việt Tự Do tại Melbourne: Thử Thách và Thành Tựu”, xin gởi đến quý bạn đọc. Chúng tôi có lược dịch qua Anh ngữ nếu quý vị muốn có xin liên lạc qua email này.
Chúng tôi cố gắng thu nhặt thông tin để nhìn lại sự phát triển cộng đồng 45 năm qua. Chúng tôi chủ trương không đưa những thông tin sai sự thật nên nếu bạn đọc có thêm thông tin, hay thông tin khác với bằng chứng rõ ràng xin chia sẻ để chúng tôi có thể hiệu đính bài viết.
Chúng tôi cũng tìm kiếm hình ảnh sinh hoạt Cộng Đồng nếu quý vị ở Úc Châu có xin chụp lại chuyển cho chúng tôi để đăng trên Đặc San và trên Báo Nhân Quyền. Hết sức cám ơn.
Thân mến
Nguyễn Quang Duy
Nhờ đâu người Việt tại Úc đồng lòng chống cộng?
Nguyễn Quang Duy
Muốn hướng đến tương lai cần hiểu rõ quá khứ, loạt bài viết về Cộng đồng người Việt tại Úc nhìn từ trong tổ chức Cộng Đồng nhìn ra, giữ nguyên tắc tuyệt đối tôn trọng sự thật, vì thế chúng tôi sẵn sàng hiệu đính nếu được cung cấp thêm thông tin hay thông tin khác có bằng chứng rõ ràng.
Người Việt một cộng đồng đồng nhất
Ở Úc, chỉ cần 3 người họp lại là có thể lập hội, có thể đăng bộ với chính phủ và có thể hoạt động như mọi tổ chức có tư cách pháp nhân khác.
Khi tôi làm chủ tịch Cộng đồng Canberra (1990-94), tham dự các buổi họp cộng đồng sắc tộc, cộng đồng Việt chỉ có tôi đại diện, có sắc dân có đến 4 nhóm đại diện.
Người Trung Hoa, ngoài cộng đồng người Úc gốc Trung Hoa gồm những người đã định cư ở Úc nhiều đời, còn có cộng đồng người Đài Loan, cộng đồng người Hồng Kông và cộng đồng người Trung Hoa Lục Địa.
Cộng đồng Cam Bốt khi ấy có 2 nhóm Hoàng Gia và nhóm Thủ Tướng Hun Sen. Cộng đồng Phillipines cũng 2 nhóm, theo Tổng thống Corazon Aquino và trung thành với cựu Tổng thống Ferdinand Marcos.
Chỉ có 2 cộng đồng thiết lập được một cơ chế cấp liên bang khá đồng nhất là Do Thái và Việt Nam.
Khởi đầu ngồi lại…
Với dân số chỉ trên 2,000 người, vào năm 1976, cộng đồng Việt đã hình thành nhiều hội đoàn với nhiều tên gọi khác nhau, tại tiểu bang NSW có Hội Liên Hương, ở Melbourne, Canberra và Adelaide có Hội Ái Hữu Việt Kiều Tự Do, ở Queensland có Hội Người Việt Tự Do.
Luật sư Lưu Tường Quang, Hội Trưởng Hội Ái Hữu Việt Kiều Tự Do tại Lãnh Thổ Thủ Đô ACT, đã kêu gọi các Hội tiểu bang ngồi lại để vào ngày 26/12/1977 thành lập một tổ chức lấy tên là Liên Hội Ái Hữu Việt Kiều tại Úc.
Liên Hội đảm trách vận động chính trị gia và chính phủ cấp liên bang, báo chí và đấu tranh chính trị với Hà Nội.
Hội tại các tiểu bang vẫn giữ tên cũ và giữ những hoạt động độc lập tại địa phương.
Ông Lưu Tường Quang từ 1970-74 là nhân viên ngoại giao Tòa Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Úc nên quen một số chính trị gia, biết các hội đoàn, giới báo chí, giới khoa bảng và hệ thống chính trị Úc nên được đề cử làm Hội trưởng.
Cứ mỗi năm các Hội lại họp ở một tiểu bang để bầu lại Ban Chấp Hành, ông Quang được tín nhiệm làm hội trưởng cả giai đoạn từ năm 1977 đến năm 1982.
Được sự hỗ trợ của các tiểu bang, Luật sư Quang đã vận động chính phủ Fraser nhận thêm người Việt tị nạn và vận động để đến giữa năm 1982 Úc đạt được thỏa thuận với Hà Nội để người Việt tị nạn được bảo lãnh gia đình còn kẹt lại ở Việt Nam.
Thống nhất danh xưng lập Cộng đồng
Bác sĩ Bùi Trọng Cường một người đã bắt đầu sinh hoạt cộng đồng từ năm 1975 và hiện vẫn là chủ tịch Cộng Đồng tại Queensland, nhớ trong thời gian 1978-82, lần nào Đại Hội danh xưng “Việt kiều” cũng được mang ra thảo luận.
Người tị nạn mới sang rất dị ứng khi bị gọi là “Việt kiều”, Hội Queensland và Victoria đã đổi danh xưng thành “người Việt tự do”, trong khi Liên Hội vẫn sử dụng danh xưng “Việt kiều”.
Mãi đến Đại Hội tổ chức tại Adelaide, ngày 12/4/1982, Bác sĩ Cường, Giáo sư Nguyễn văn Khánh và Luật sư Đinh sĩ Trang mới thuyết phục được Đại Hội rằng người Việt tị nạn phải bỏ nước tìm tự do trong khi “Việt kiều” là “kiều dân Việt” là người Việt sống ở nước ngoài, những người vẫn muốn làm công dân của nước Việt Nam cộng sản, lấy tên “Việt kiều” là không đúng.
Đại diện Hội Queesland thuyết phục được Đại Hội để tu chính lại Nội Quy, Liên Hội đổi tên thành Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc Châu.
Sáu Hội tiểu bang là NSW, Nam Úc, Queensland, Tây Úc, Tasmania, Victoria, lãnh thổ thủ đô Canberra (ACT) và lãnh thổ Bắc Úc cũng đổi tên thành Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu tại NSW, Nam Úc, Queensland,….
Cộng Đồng tại thành phố Wollongong là thành viên sáng lập nên vẫn được kể là thành viên chính thức Cộng Đồng Liên Bang.
Đại Hội năm 1982, Bác sĩ Cường được bầu làm Chủ tịch Liên bang và nhiệm kỳ cũng thay đổi là hai năm thay vì một năm như trước đây.
Xuyên suốt 43 năm từ ngày thành lập, cơ cấu tổ chức Cộng đồng không mấy thay đổi, tạo được thế chính danh và uy tín cả Cộng đồng Tiểu Bang lẫn Liên Bang.
Ở Úc, không có việc Cộng đồng bị xé ra làm hai, làm ba như tại Hoa Kỳ hay một số quốc gia Âu châu.
Tính chính danh của người Việt tự do
Về mặt tinh thần danh xưng gắn bó mọi người Việt sống tại Úc châu vì nó thích hợp cho mọi người bất kể lý do rời Việt Nam, rời khi nào, xuất thân, quê quán, tuổi tác, hiện đang sống ở đâu, họ đều là người bỏ nước tìm tự do, không công nhận Hà Nội làm thể chế đại diện.
Danh xưng người Việt tự do còn bao trùm các thế hệ tiếp nối của người Việt bỏ nước tìm tự do.
Đối nghịch lại là người Việt theo cộng sản hay những người còn muốn giữ quốc tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Gần 6 năm từ khi Luật quốc tịch được ban hành ngày 13/11/2008 đến ngày 1/7/2014, Hà Nội liên tục vận động nhưng trong số 4.5 triệu người Việt hải ngoại chỉ vọn vẹn chưa tới 6,000 Việt kiều xin giữ quốc tịch Việt Nam.
Trong thập niên 1980 và 1990, tại các Đại Hội danh xưng người Việt tự do nhiều lần được đề nghị đổi thành người Việt quốc gia hay người Việt tị nạn nhưng đều không được đa số đồng thuận.
Chính nhờ xác định được danh tính người Việt tự do Cộng đồng mới có thể huy động được hằng chục ngàn người xuống đường biểu tình chống ảnh hưởng của Hà Nội tại Úc.
Giai đoạn 1982-91 tại Úc
Ngày 11/3/1983, đảng Lao Động thắng cử, Thủ tướng Bob Hawke tiếp tục chính sách nhận người tị nạn từ các trại Đông Nam Á và nhận đoàn tụ gia đình từ Việt Nam sang.
Về quan hệ ngoại giao, khi Việt Nam mang quân sang Cam Bốt năm 1979 Chính phủ Fraser đã cắt đứt viện trợ, phong tỏa thương mại và đầu tư với Hà Nội.
Chính phủ Hawke làm ngược lại vào tháng 6/1983, ông Hawke cử Ngoại trưởng Bill Hayden qua Việt Nam công bố tái viện trợ cho Hà Nội và mời Ngoại trưởng cộng sản Nguyễn Cơ Thạch sang thăm Úc.
Tháng 4/1984, ông Nguyễn Cơ Thạch chính thức sang Úc đây là thử thách đầu tiên chứng tỏ sức mạnh chính trị của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc châu.
Vào ngày ông Thạch thăm Quốc Hội Liên Bang, Cộng đồng Người Việt Tự Do các tiểu bang đã đồng loạt tổ chức biểu tình.
Bác sĩ Bùi Trọng Cường nhớ lại có đến 5,000 người tham dự biểu tình tại thủ đô Canberra đa số là bà con từ Sydney. Tham dự với người Việt là hằng trăm thành viên thuộc Hiệp Hội Các Quốc Gia bị Cộng Sản Chiếm Đóng.
Truyền hình và báo chí đưa tin, từ trước đến khi đó, chưa có cuộc biểu tình nào có số lượng người tham dự đông hơn cuộc biểu tình phản đối ông Nguyễn Cơ Thạch.
Một trại tù “cải tạo” được dựng ngay trước Quốc Hội với gần 30 tù nhân bị trói bên trong tố cáo trước dư luận Úc tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Trưởng trại tù là Hải Quân Thiếu tá Trần Thế Diệp, còn Phó trại kiêm phát ngôn viên truyền thông là Trung Úy Phi công Võ Minh Cương. Cả hai đều đã phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và đều trải qua nhiều năm tù cộng sản.
Khi đoàn xe chở ông Nguyễn Cơ Thạch chạy vào Quốc Hội, nhà báo Nguyễn Vi Túy định chạy ra đón đầu bị cảnh sát xô té.
Ở trong Ban Tổ Chức biểu tình tại tiểu bang Tasmania tôi nhớ rõ cuộc biểu tình tại đây.
Với chưa tới 500 người Việt chúng tôi xin nhà trường cho các cháu nhỏ được nghỉ học đi biểu tình, đồng thời đi hàng hai và cách nhau chừng 1 thước để đoàn biểu tình được kéo dài.
Chúng tôi may và in thật nhiều cờ vàng phát cho bà con tham dự, đây là dịp đầu tiên và duy nhất lá cờ vàng tràn ngập thành phố Hobart thủ phủ tiểu bang Tasmania.
Tối đó đài truyền hình và báo chí đưa tin cuộc biểu tình lớn thứ hai trong lịch sử Tasmania, lần trước là cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam, lần này là đoàn người tị nạn thật dài, thật lặng lẽ, thật ôn hòa đồng hành trên đường phố.
Các cuộc biểu tình phản đối Nguyễn Cơ Thạch đã ảnh hưởng lớn đến sách lược của Chính phủ Hawke, nên mãi 9 năm sau năm 1993 thời Chính phủ Keating mới có những chuyến viếng thăm kế tiếp.
Một sự kiện đáng ghi nhớ khác là cuộc đi bộ Đồng Tâm do hai đoàn một từ Melbourne đi hơn 600 cây số và một từ Sydney đi gần 300 cây số cùng hướng tới Thủ đô Canberra dự cuộc biểu tình 30/4/1987.
Ông Hoàng Phương người khởi xướng và tổ chức cuộc đi bộ Đồng Tâm hứa sẽ đóng góp bài về cuộc đi bộ này.
Khi ấy, biểu tình tưởng niệm 30/4/1975 trước tòa Đại sứ cộng sản tại Canberra, cũng đã được tổ chức hằng năm.
Hai dẫn chứng trên thấy vào thập niên 1980 Cộng đồng Liên Bang đã thực sự trưởng thành và là một thực thể có sức mạnh, vững chắc và có tổ chức.
Bác sĩ Bùi Trọng Cường được tín nhiệm 5 nhiệm kỳ liên tiếp (1982-91) nên cùng các Ban Chấp hành còn đóng góp mở ra đường lối phát triển văn hóa, dạy tiếng Việt, giúp người vượt biển, giúp người mới tới định cư.
Giai đoạn 1991-99
Ngày 20/12/1991, dân biểu Paul Keating được các dân biểu và nghị sĩ Lao Động bầu làm Thủ tướng Úc thay cho ông Bob Hawke, ít ngày sau ông Võ Minh Cương cũng được Đại Hội cấp Liên bang bầu làm chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự Do tại Úc châu.
Khi ấy Việt Nam vừa rút quân khỏi Cam Bốt nên Hà Nội đẩy mạnh bang giao với Úc và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ.
Thủ tướng Keating muốn mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước Á châu, nên gởi lời mời Thủ tướng cộng sản Võ Văn Kiệt sang thăm Úc vào tháng 5/1993.
Thời điểm đó Đông Âu và Liên Sô vừa sụp đổ, chiến tranh lạnh chấm dứt, các tổ chức kháng chiến Việt ở Đông Dương tan rã, khuynh hướng đấu tranh ôn hòa hợp tác với Hà Nội được một số người và tổ chức ủng hộ.
Khi đó, tôi đang làm chủ tịch Cộng đồng tại thủ đô Canberra, trước khi ông Kiệt tới, tôi đã được nhiều cá nhân và tổ chức đề nghị gặp ông ta.
Khi họp với Cảnh sát Liên bang và Cơ quan Tình báo Úc một mặt họ thăm dò, mặt khác họ đề nghị Cộng đồng nên gặp ông Kiệt.
Chừng 10 hôm trước cuộc biểu tình, Văn phòng Thủ tướng Úc mời tôi và chừng 10 người khác trong cộng đồng tham dự một cuộc họp cũng đã chính thức đề nghị chúng tôi gặp ông Kiệt.
Chúng tôi đã thảo luận trước với ông Võ Minh Cương, chủ tịch Liên Bang, nên đòi hỏi được “đối chất” về nhân quyền, phải công khai, phải có báo chí tham dự và đòi hỏi một phái đoàn đi Việt Nam điều tra nhân quyền. Đồng thời, chúng tôi ủng hộ Chính phủ Úc viện trợ Việt Nam xây dựng cầu Bắc Mỹ Thuận.
Đến ngày ông Kiệt thăm Quốc Hội, bên ngoài có gần 3,000 người biểu tình, đa số bà con tham dự biểu tình đến từ Sydney.
Vì phải vận động bà con nên Cộng Đồng NSW luôn nhận trách nhiệm Trưởng ban Tổ chức Biểu tình và ông Võ Minh Cương khi ấy còn là chủ tịch Cộng Đồng NSW.
Bên trong Quốc Hội khá bất ngờ ông Võ văn Kiệt đã đồng ý với Thủ tướng Paul Keeting để một phái đoàn Úc đi Việt Nam điều tra nhân quyền.
Đây là một chuyển biến lịch sử một phái đoàn cấp quốc gia chính thức đi Việt Nam điều tra nhân quyền, trước đó Hà Nội luôn phủ nhận việc họ vi phạm nhân quyền và từ chối mọi đề nghị quan tâm đến nhân quyền tại Việt Nam từ các quốc gia Tây Phương hay tổ chức Quốc Tế.
Cộng đồng Úc châu có soạn tập tài liệu bằng Anh ngữ tường trình chuyến điều tra nhân quyền này.
Vào tháng 7/1995, Tổng Bí thư Cộng sản Đỗ Mười sang thăm Úc một cách hết sức âm thầm. Chính phủ Keating chỉ thông báo ít lâu trước khi ông Mười sang và mọi thông tin về chuyến viếng thăm đều được giữ tuyệt đối bí mật đến phút cuối.
Cộng đồng Liên bang đã phải mua tin từ thám tử tư, ngày ông Mười vào Quốc Hội, để tổ chức biểu tình được đúng ngày.
Lúc đó việc tổ chức biểu tình đã đi vào nề nếp nên chỉ trong vài ngày thông báo hằng ngàn người từ khắp các tiểu bang đã đổ về Canberra tham dự biểu tình.
Một lần nữa cho thấy hiệu quả của vận động biểu tình cấp Liên Bang và sự liên kết giữa Cộng đồng NSW và các tiểu bang khác.
Từ đó cả hai đảng Tự Do và Lao Động đều chủ trương mở rộng bang giao với Hà Nội, bởi thế những người lãnh đạo Cộng đồng phải thường xuyên vận động sức mạnh người Việt tự do để biểu lộ quan điểm và lập trường đấu tranh.
Ông Võ Minh Cương, sau này tốt nghiệp luật sư, được tín nhiệm và giữ 4 nhiệm kỳ 2 năm từ 1991-99.
Nội quy được tu chính các Ban Chấp Hành chỉ được giữ 2 nhiệm kỳ liên tục và mỗi nhiệm kỳ vẫn giữ 2 năm.
Chấm dứt tiếp vận chương trình Đài VTV4
Sang giai đoạn Kỹ sư Đoàn Việt Trung làm chủ tịch (1999-2004) đã xảy ra chuyện đài truyền hình sắc tộc SBS chuyển tiếp chương trình tin tức VTV4 từ Hà Nội.
Trong vài tháng chương trình của VTV4 trên SBS mỗi ngày đã thực sự đe dọa cuộc sống bình yên của người Việt tự do tại Úc, bởi thế hằng chục ngàn người Việt khắp nước Úc đã liên tục xuống đường biểu tình chống SBS-VTV4.
Khi Bác sĩ Nguyễn mạnh Tiến, chủ tịch Cộng đồng NSW, lên tiếng kêu gọi 5,000 người biểu tình trước Trụ Sở chính của Đài SBS tại Sydney, ngày 28/10/2003 có trên 5,000 người biểu tình.
Khi Bác sĩ Nguyễn mạnh Tiến lên tiếng kêu gọi 10,000 người, ngày 2/12/2003 đã có 12,000 người từ các tiểu bang đổ về Sydney tham dự cuộc biểu tình.
Sức mạnh chính trị của Cộng đồng Việt Nam đáng được ghi vào lịch sử nước Úc, lần đầu tiên và có thể là duy nhất một cộng đồng nhỏ đã buộc 1 cơ quan truyền thông Úc phải thay đổi chính sách truyền thông “độc lập” do họ đề ra.
Trong cuộc biểu tình ngày 2/12/2003, tôi mướn một xe buýt 12 chỗ ngồi chở bà con từ Canberra lên Sydney tham dự.
Trên đường trở về chúng tôi đồng ý với nhau nếu Bác sĩ Tiến kêu gọi lần thứ 3, chúng tôi sẽ vận động thêm nhiều người Canberra lên Sydney biểu tình.
Trong giai đoạn ông Trung làm chủ tịch đã bắt đầu các cuộc họp viễn liên (telephone conference) với các Cộng đồng tiểu bang cùng Ban Cố vấn vào mỗi tối thứ hai đầu tháng để bàn luận và quyết định các vấn đề liên quan, đây là một cải cách quan trọng trong việc thông tin và lấy quyết định.
Duyên dáng Việt Nam và Nghị quyết 36/2004
Bước sang giai đoạn Bác sĩ Nguyễn mạnh Tiến làm chủ tịch (2004-2008) thách thức mới là Nghị Quyết 36 nhằm bình thường hóa các sinh hoạt của đảng Cộng sản tại hải ngoại.
Sự kiện đáng nhớ nhất là đoàn Duyên Dáng Việt Nam sang Úc trình diễn. Báo Thanh Niên đưa tin với trên 100 người trong đoàn, được Tòa Đại sứ, Tòa Tổng lãnh sự tại Sydney, báo Thanh Niên, Vietnam Airlines và Sở Văn Hóa Thông Tin TP HCM cùng tổ chức.
Ngay khi biết tin đoàn văn công sẽ sang trình diễn tại Canberra vào tối ngày thứ hai 31/10/2005, ông Lê Công chủ tịch Cộng đồng Canberra đã hỏi mượn nhà tôi để họp nên tôi còn nhớ rất rõ.
Cả một đoàn lên tới trên trăm người, tốn phí vài triệu Úc kim, vé vào cửa lại “tặng” ai muốn xem chỉ cần liên lạc Tòa Đại Sứ.
Tổ chức trình diễn vào tối thứ Hai để có thể mời các chính trị gia Úc, vì nếu tổ chức vào cuối tuần, các chính trị gia rời thủ đô Canberra về lại địa phương không ai ở lại tham dự.
Chỉ chưa đến 1 tuần Cộng đồng ra thông báo đã có trên 2,000 bà con tham dự biểu tình. Do sợ mất phiếu nên các chính trị gia được mời đều không tới.
Số khách tham dự hôm đó cũng chỉ chừng 300 khách, trong khi Canberra Theatre Center có thể chứa được 2,000 người.
Trong số 300 khách chính mắt tôi thấy 2 xe buýt lớn chở hằng trăm người, không rõ là khách du lịch từ Việt Nam sang hay người từ các nơi khác được Tòa Đại Sứ mời tham dự.
Nhiều sinh viên du học tại Canberra được phát vé mời, cho tôi biết họ không tham dự.
Đến Chủ Nhật 6/11/2005, Đoàn Duyên Dáng Việt Nam trình diễn tại Hội trường Tòa Thị Chính (Town Hall) thành phố Sydney, bên ngoài lên tới 4,000 người biểu tình phản đối. Đoàn bỏ trình diễn ở 2 thành phố Melbourne và Adlaide, lên máy bay về nước.
Những người cộng sản rút ra bài học, từ đó không phô trương thực hiện Nghị Quyết 36 mà tìm cách chia rẽ cộng đồng bằng những cách thức mềm dẻo hơn như lập Hội Doanh Nhân Việt Nam hay cấp phép và trợ giúp ca sĩ, giới hoạt động dân sự, từ thiện trong nước ra hải ngoại trình diễn.
Có lần Bác sĩ Nguyễn mạnh Tiến, cựu chủ tịch Cộng Đồng, lên tiếng về một MC từ Mỹ sang dẫn chương trình ca hát bị Cộng đồng phản đối.
MC này đặt vấn đề tại sao ở Mỹ ông ta được quyền tổ chức còn khi sang Úc ông lại bị Cộng đồng phản đối.
Có người đặt ngược câu hỏi tại sao ca sĩ ông MC giới thiệu được phép sang Úc hát còn các ca sĩ khác không được phép sang.
Câu hỏi giờ được đổi lại là tại sao nhân vật “xã hội dân sự” A được phép liên tục sang Úc trình diễn, còn nhiều người khác cũng sinh hoạt xã hội dân sự lại bị ngăn cấm ngay tại phi trường không cho xuất ngoại, nhiều người còn bị khép tội nhốt tù.
Nghị Quyết 36 vẫn là thách thức lớn nhất cho cộng đồng hải ngoại, Cộng đồng vẫn tiếp tục dựa vào Nội quy để vận động người dân và sử dụng luật pháp tại Úc để chống lại nỗ lực bình thường hóa hoạt động của đảng Cộng sản tại Úc châu.
3 vị lãnh đạo khác
Các vị lãnh đạo Cộng đồng Liên Bang đều đã từng lãnh đạo Cộng Đồng tiểu bang nên đều có lập trường dứt khoát, có kinh nghiệm điều hành cộng đồng và uy tín vận động người dân tham dự biểu tình.
Ông Nguyễn Thế Phong chủ tịch giai đoạn 2008-2012, Luật sư Võ trí Dũng chủ tịch giai đoạn 2012-2016 và ông Nguyễn văn Bon đương kim chủ tịch giai đoạn 2016-2020, đều đã có thật nhiều đóng góp cho Cộng đồng ở cả cấp tiểu bang lẫn liên bang.
Chúng tôi sẽ có những bài viết khác nói đến những đóng góp của ba vị nói trên.
Nhìn chung những người lãnh đạo cộng đồng và các Ban Chấp Hành không chỉ giữ vững một cộng đồng tự do, còn xây dựng tiếng nói với chính giới và công luận Úc.
Họ còn đóng góp bảo tồn văn hóa dân tộc và hỗ trợ cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền và vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam.
2 thách thức …
Giữa tháng 6/2012 tại Đại Hội Cấp Liên Bang tổ chức tại Melbourne, các Tiểu bang đã đồng thuận chiến lược trẻ trung hóa sinh hoạt và thành phần lãnh đạo cộng đồng, chúng tôi sẽ đi sâu vào đề tài này trong các dịp khác.
Chính quyền tiểu bang Victoria đang lọt vào bẫy nợ “Một Vành Đai, Một Con Đường” do nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh tạo ra. Vay nợ hôm nay, con cháu chúng ta sẽ phải trả mai sau.
Theo tôi đây là một thách thức không riêng cho thành phần lãnh đạo cộng đồng, mà chung cho tất cả người Việt tự do đã từng trải những kinh nghiệm với cộng sản, Cộng đồng Người Việt Tự Do cần đề ra một chiến lược đấu tranh chống lại ảnh hưởng của cộng sản Bắc Kinh ngay trên nước Úc.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi