Đoạn Đường Chiến Binh
Nhớ một mùa Xuân - Phan Đức Minh
*
- Phan Đức Minh -
Trung Úy Minh đã lên phiên Sĩ Quan trực nhật được mấy tiếng đồng hồ. Trời tối đen như mực. Trước cổng trại, đoạn đường Trưng Nữ Vương ngoài ven thành phố Đà Nẵng, thật im vắng. Lâu lâu mới có 1 chiếc quân xa vụt qua, rồi tất cả chỉ còn lại những bóng đèn đường vàng vọt xa xa…
Tiếng điện thoại dã chiến reo vang trong phòng trực. Minh nói với ông Thượng Sĩ già, “Thượng Sĩ nghe coi có chuyện chi vào lúc này ! “Ông Thượng Sĩ nói vọng ra phía Minh, “Có điện thoại từ Bộ Chỉ Huy Quân Trấn, muốn gặp Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng hay Sĩ Quan trực.”
- Người Lính VN Cộng Hòa trong Tết Mậu Thân 1968 –
Minh bắt điện thoại, “Trung Úy Phan Đức Minh, Sĩ Quan trực Tiểu Đoàn Truyền Tin Quân Đoàn I, tôi nghe đây!” Có tiếng nói ở đầu dây bên kia… Minh quả quyết “Chúng tôi đã thi hành đúng đắn lệnh của Quân Đoàn và Bộ Chỉ Huy Quân Trấn. Xin Đại Tá yên tâm ! Cấm trại và ứng chiến 100 phần trăm. Các toán ứng chiến đã đi nhận nhiệm vụ.Toán đóng quân ở chốt Hòa Cường do 1 Thiếu Úy chỉ huy, tinh thần rất tốt. Đại tá yên tâm đi ! Vâng, xin kính chào Đại Tá ! ”Ông Thượng Sĩ già lo lắng hỏi “Có chi quan trọng không Trung Úy ?” “Bình thường thôi! Đại Tá Tham Mưu Trưởng Bộ Chỉ Huy Quân Trấn nhắc nhở anh em mình. Tính ông cẩn thận lắm.”
Minh vớ khẩu Colt-45 trên bàn rồi xách đèn pin đi kiểm soát canh phòng. Đêm nay điểm canh gác nào cũng gác đôi. Một binh sĩ chặn Minh lại từ xa, hỏi mật khẩu “Quyết Tâm!” Minh đáp lại “ Xây Dựng !” Hai binh sĩ cùng nói “Chào Trung Úy !” Minh dặn dò “Anh em cẩn thận tối đa nghe không ! Nhất là phía bên kia đường rầy xe lửa.”
Qua khu vực bãi đậu quân xa, Minh thấy anh em canh gác cẩn thận, nghiêm chỉnh. Đã định quay đi, Minh lại gọi cậu lính trẻ tới dặn “Anh em cẩn thận coi chừng phia bên kia hàng rào kẽm gai, cánh đồng hướng ra đài khí tượng và trại gia đình binh sĩ ! “ Nói xong, theo thói quen, Minh vỗ vai cậu binh sĩ rồi đi về phía đồn canh.
Minh xuất thân là binh nhì, không theo học Trường Sĩ Quan nào cả nhưng vì tinh thần và khả năng làm việc, trình độ học vấn, anh lên cấp rất mau, bỏ băng nhiều cấp bậc so với những trường hợp bình thường. Ngày xưa đi kháng chiến chống Pháp hơn 6 năm, bị Tây bắt, giam lên giam xuống. Lần sau chót, khi được tha khỏi trại giam Nhà máy Rượu Nam Định, anh quyết định ở lại thành phố dù rằng ở lại thành phố lúc ấy chưa chắc đã là con đường tốt nhất. Tuy nhiên, giữa hai cái xấu, mình phải chọn cái nào ít xấu hơn.
Được động viên gọi đi học khoá Sĩ Quan trừ bị Thủ Đức, vì nhiều lý do, nhất là sức khỏe lúc đó, anh không đi, nhưng tình nguyện nhập ngũ với tư cách binh nhì, vào Đại Đội 3 Truyền Tin Việt Nam, lúc đó còn do Sĩ Quan người Pháp chỉ huy và đang chuyển dần sang cho Sĩ Quan Việt Nam. Mới ba tháng sau, Đại Úy Miraucourt, Đại Đội Trưởng, gắn lon Hạ Sĩ ( Caporal ) cho anh tại sân cờ đơn vị. Rồi 16 ngày sau nữa, cũng tại sân cờ này, trước hàng quân, Đại Úy Miraucourt long trọng đọc quyết định thăng cấp đặc biệt của Tướng Tư Lệnh Đệ Tam Quân Khu, có hiệu lực hồi tố ( retroactive effect ) và gắn lon Trung Sĩ ( Sergent ) cho anh. Cả đơn vị, anh em ai nấy đều ngạc nhiên vì từ ngày thành lập, đây là lần đầu tiên trong đơn vị chuyên môn, không tác chiến, một binh sĩ dược thăng cấp quá mau, mang lon Hạ Sĩ rồi Trung Sĩ chỉ trong vòng hơn 4 tháng nhập ngũ và có hiệu lực cùng 1 ngày, bỏ băng hàng Binh Nhất, Hạ Sĩ, Hạ Sĩ Nhất. Theo lệ thông thường thì hàng Binh sĩ, Hạ sĩ quan ở đơn vị chuyên môn, không tác chiến thời đó, cần có 1 hay 2 năm công vụ mới lên được 1 bậc, 1 cấp…Sau này anh còn bỏ băng thêm cấp bậc khác nữa, như là từ Thượng sĩ lên thẳng Chuẩn Úy hiện dịch, bỏ qua cấp Thượng sĩ nhất… Đại Úy Miraucourt cần Minh ngồi vào cái chỗ thay thế Sergent-Chef Cordier sắp sửa hồi hương trở về Pháp, cho nên ông đã bằng mọi cách và thẩm quyền của ông lúc đó, đang chỉ huy một đơn vị 600 quân, phụ trách truyền tin cho toàn lãnh thổ Quân Khu 3, trên toàn lãnh thổ Bắc Việt. Ông muốn Minh ngồi vào chỗ đó,điều khiển cái văn phòng khá đồ sộ của đơn vị, gồm cả chục nhân viên, điều hành, quản trị mọi mặt cho đơn vị, với rất nhiều toán nhân viên làm việc tại thành phố Nam Định, cả cho quân đội quốc gia Việt Nam, lẫn vài cơ sở quân đội Pháp, lại còn nhiều toán nhân viên biệt phái ( détachements ) đi khắp các nơi trên lãnh thổ Bắc Việt… Anh luôn được giao phó chức vụ cao hơn cấp bậc thực sự của mình cho nên khi anh đã lên Thiếu Tá, giữ chức vụ Phó Uỷ Viên Chính Phủ Tòa Án Quân Sự Mặt Trận Quân Khu I thì bạn bè cùng nhập ngũ 1 ngày với anh, gặp lại nhau thật tưng bừng vui vẻ, có điều họ vẫn còn ở cấp Thượng Sĩ hay cao lắm là Chuẩn Uý. .. Minh còn có dịp đặc biệt . được mời về đơn vị cũ là Tiểu Đoàn Truyền Tin Quân Đoàn 1- Đà nẵng - tham dự buổi Lễ gắn lon Thiếu Úy cho anh bạn Nguyễn Văn Dương, cùng lên Thượng sĩ với Minh 1 ngày, hồi tháng 8, năm 1956. Theo lời yêu cầu của Thiếu úy Dương, Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng, gốc ca sĩ đài phát thanh Huế, vốn là Trung Úy Đại Đội Trưởng của Thượng sĩ trẻ Phan Đức Minh ngày trước đồng ý, điện thoại cho Minh về đơn vị cũ, dự Lễ gắn lon cho anh bạn ngày xưa, tên Nguyễn văn Dương.
Đâu xe trước Bộ Chỉ Huy, Minh bước vào phòng họp Tiểu Đoàn giữa tiếng vỗ tay chào đón của các Sĩ Quan bạn cũ cũng như mới mẻ sau này. Những cái bắt tay thân thiết khi anh em gặp lại nhau… Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng nói vài lời rồi yêu cầu Minh gắn lon cho tân Thiếu úy Nguyễn Văn Dương…
Những tràng vỗ tay vang phòng họp… Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng mời tất cả xuống Câu Lạc Bộ dự buổi họp mặt mừng Sĩ Quan tân thăng. Dọc lối đi, Minh cứ phải xin phép dừng lại bắt tay, chào hỏi những anh em Hạ sĩ Quan, Binh sĩ đón chào với những lời chúc mừng: Trời đất ! Thiếu Tá ở đây từ hồi còn là Thượng sĩ. Mấy năm trước, rời đơn vị chuyển sang tòa án, là Trung Úy, nay về thăm đơn vị cũ, cũng là Thiếu Tá như Tiểu Đoàn Trưởng…. Nhiều anh em đứng từ xa, cũng giơ tay chào và la to như để chúc mừng…
*
Minh luôn luôn sống gần gũi và thương mến anh em. Có lẽ đã từng là binh sĩ cho nên anh hiểu họ nhiều hơn và họ cũng thương mến anh hơn…
Bước vào đồn canh, Minh giơ tay chào lại anh em khi Trung Sĩ Nhất đồn trưởng hô “Phắc!” để tất cả anh em đứng lên, chào vị Sĩ Quan chỉ huy của mình. Sau khi xem xét, Minh dặn Hạ Sĩ Quan đồn trưởng “ Không một ai được phép ra khỏi cổng trại đêm nay, dù là đêm 30 Tết, nếu không có Sự Vụ Lệnh do Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng hay tôi ký. Nếu gặp khó khăn ( ý Minh muốn nói: nếu có các Sĩ Quan khác tự ý lái xe Jeep ra khỏi cổng ), cứ gọi điện thoại cho tôi giải quyết !” Giống hệt Thiếu Tá Nguyễn Hữu Viên, Tiểu Đoàn Trưởng, xuất thân Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, Minh thích làm việc là làm việc hết mình, khi chơi là chơi xả láng, thứ nào ra thứ đó, không có lộn xộn…
Chỉ còn nửa tiếng đồng hồ nữa là sang năm mới. Đúng 12 giờ đêm 30 Tết, đón chào năm mới Mậu Thân 1968… Pháo nổ tưng bừng. Chiêng trống vang lên khắp nơi. Lính tráng đâu đó đem súng ra bắn chơi cho vui. Riêng đơn vị anh, không một quân nhân nào được phép làm như vậy. Pháo nổ hoài mà súng cũng nổ hoài. Thế là cái gì ? Minh chạy như bay vào phòng trực, đích thân nhấn còi điện báo động. Tất cả mọi quân nhân trong trại ào ra các hố cá nhân, giao thông hào chung quanh trại trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Các Sĩ Quan đi kiểm soát khu vực trách nhiệm của mình. Những ánh đèn pin xanh lè, loáng thoáng đó đây…
- Chiến trận Tết Mậu Thân diễn ra ở nhiều nơi –
Tin từ Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I và đài phát thanh cho hay: Việt Cộng đang từ ngả Đò Xu đánh vào doanh trại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn. Một cánh quân khác đang tấn công vào Bộ Chỉ Huy Quân Trấn…
Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng điện thoại cho Minh, dặn dò rồi cho biết: Việt Cộng đang mở cuộc tổng tấn công vào thủ đô Sài Gòn cũng như hầu hết các thành phố quan trọng trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Việt Cộng đã chiếm và kiểm soát một khu vực thành phố Huế. Tại Đà Nẵng, Việt Cộng từ hướng Đò Xu đánh vào Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn, nhưng không gây được áp lực mạnh mẽ. Phía Bộ Chỉ Huy Quân Trấn, Việt Cộng từ phía Ty Ngân Khố, đánh sang, do lực lượng đặc công chủ động. Các mũi tấn công từ ngoại vi thành phố đã bị lực lượng Thiết Giáp và Biệt Động Quân của ta chặn đánh. Tin từ Trung Tâm Hành Quân Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn cho hay: Lực lượng tấn công của địch đã bị quân ta chặn đánh ngay từ vòng đai bên ngoài cho nên số quân lọt được vào doanh trại Bộ Tư Lệnh rất yếu ớt và bị đánh bật ra ngay…
Minh cùng đơn vị đã thức suốt đêm. Đơn vị anh rất kỷ luật, quân số cấm trại ứng chiến luôn luôn đủ 100 phần trăm. Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng rất thông cảm với binh sĩ cho nên những lúc cấm trại, ông luôn sống sát với anh em, chia sẻ vui buồn với mọi người. Ngày nghỉ, ban ngày bình yên, ông cho phép anh em thay phiên 50 % quân số về thăm gia đình. Tối đến, giờ điểm danh bắt buộc đông đủ 100 %. Ông lo lắng đến đời sống tinh thần, vật chất, giải trí cho mọi quân nhân trong đơn vị, giúp đỡ gia đình binh sĩ trong những hoàn cảnh khó khăn. Vấn đề thưởng phạt công minh. Hầu hết mọi người trong đơn vị đều thương mến và dành cho ông một lòng kính phục. Tháng 6 - 1968, sau vụ Tết Mậu Thân ít lâu, Thiếu Tá Viên từ trần tại Tổng Y Viện Duy Tân, Đà Nẵng vì bệnh tai biến mạch máu não trầm trọng. Khi tiễn đưa ông đến nơi an nghỉ cuối cùng, nhiều anh em đã khóc thật sự, trong đó có Trung Úy Phan Đức Minh, người từng mang ơn Quân Đội, mang ơn Thiếu Tá Viên là người đã cho anh những bài học quý giá, những gương sáng về nghệ thuật chỉ huy. Lúc hạ huyệt, Minh cầm một hòn đất thả xuống nắp quan tài, xong đứng thẳng , chào Thiếu Tá Viên một lần cuối , rồi bỗng nhiên hai tay ôm lấy mặt … Anh bước vội ra chiếc xe Jeep đậu gần đó. Cậu Hạ Sĩ tài xế thấy thế cũng hai tay ôm lấy mặt, gục đầu xuống, hai vai rung lên trong sự nghẹn ngào… Tình thương yêu Huynh Đệ Chi Binh trong Quân Đội ta là thế đấy!
Sáng Mồng Một Tết Mậu Thân, Minh nhận được tin quân sự chính thức: Lực lượng vũ trang cộng sản đánh vào thành phố Đà Nẵng đã hoàn toàn bị đẩy lui. Việt Cộng coi như hoàn toàn thất bại, phải tháo chạy trở lại phía Đò Xu, rút về ngả Vĩnh Điện, Hội An. Một phần lực lượng địa phương của Tỉnh Đội Quảng Nam – Đà Nẵng bị kẹt, phải chạy qua ngả Hòa Cường. Ở đây, chúng đụng phải một đơn vị bộ binh Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa và Tiểu đội ứng chiến của Tiểu Đoàn Truyền Tin Quân Đoàn I. Minh nhận được báo cáo vô tuyến của Thiếu Uý Thạch, Sĩ Quan chỉ huy toán ứng chiến: Có 1 binh sĩ bị thương nặng, cần đưọc di tản ngay vào Tổng Y Viện Duy Tân. Với tư cách Sĩ Quan trực nhật, Minh cho toán cấp cứu nhẩy ngay lên xe Dodge 4 x 4 đi liền, sau khi ra lệnh “ Tất cả: lên đạn ! Trừ tài xế, còn tất cả súng cầm tay, sẵn sàng phản ứng ngay tức khắc! ”
Một lúc sau, toán cấp cứu trở về. Toán trưởng báo cáo: “Thưa Trung Úy! Binh nhất Thắng bị đạn AK thủng bụng, đã đưa vào Tổng Y Viện Duy Tân, phòng cấp cứu ! “ Thì ra: Một toán Việt Cộng bị đánh bật ra khỏi khu vực Quân Đoàn, chạy ngược về hướng Đò Xu, bị đụng Biệt Động Quân. Thế là tụi nó chạy dạt sang phía Hòa Cường, phía có toán ứng chiến của Thiếu Uý Thạch. Vì không phải là đơn vị tác chiến thật sự nên Thiếu Uý Thạch cho quân nằm tại chỗ, chỉ nổ súng khi địch lọt vào khu vực trách nhiệm, không tấn công hay truy kích địch trong khu vực trách nhiệm của các đơn vị bạn. Từ xa, Binh Nhất Thắng thấy thằng Việt Cộng chạy sau cùng bị thương ở chân, chạy không kịp đồng bọn. Thắng thấy thèm khẩu AK của nó quá nên dầu là lính truyền tin, nó
- Người lính Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ xóm làng -
cũng xách khẩu Carbin M-2 nhẩy lên khỏi hố cá nhân, rượt theo tên Việt Cộng bị thương. Thiếu Uý Thạch quát lên, nhưng nó không còn nghe thấy gì nữa, nó phóng theo, ria 1 băng. Thằng Việt Cộng té nhào. Đồng bọn của nó thấy chỉ có 1 người đuổi theo cho nên 1 thằng khác cố quay lại đáp lễ cho Thắng 1 băng AK. Thắng qụy xuống, nhưng vẫn còn trông rõ bọn chúng quay lại xốc thằng bị thương đem đi, lượm luôn khẩu AK dưới đất và biến sau lùm cây kế đó…
Tối Mồng Một Tết, cả Tiểu Đoàn tập họp tại Hội Trường đơn vị để Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng nói chuyện trước khi Ban 5 chiếu phim. Thiếu Tá Viên ngồi ở chiếc bàn phía trước. Cả Tiểu Đoàn, từ Sĩ Quan đến Hạ Sĩ Quan, Binh Sĩ ngồi đối diện với ông trên những hàng ghế chật ních Hội Trường. Thiếu tá Viên cất tiếng hỏi, “Anh em có biết tôi tập họp Tiểu Đoàn như thế này để nói chuyện chi không?”. Mọi người yên lặng . Có tiếng xì xào bàn tán. Thiếu Tá Viên tiếp theo, “ Đơn vị chúng ta có chuyện đáng buồn. Đáng lẽ nó không xẩy ra mới phải. Đó là Binh Nhất Thắng, dưới quyền chỉ huy của Thiếu Úy Thạch, đóng chốt ở Hoà Cường, đã vô kỷ luật, không tuân lệnh cấp chỉ huy, tự ý đuổi theo địch để đến nỗi bị bắn thủng bụng. May mà không thiệt mạng. Quân Đội là phải có chỉ huy, không phải ai muốn làm chi thì làm…” Ông nói hăng say như muốn lôi đầu Binh Nhất Thắng ở bệnh viện về đây mà trị tội cho nó biết thế nào là kỷ luật. Sau cùng Thiếu Tá Viên tiếp, “ Đó, sự việc vô kỷ luật là như thế đó! Đến đây có anh em nào muốn nói chi không, nhất là các Sĩ Quan? ” Mọi người yên lặng trong không khí trang nghiêm, căng thẳng. Vừa lúc ấy thì Trung Úy Minh đứng dậy: “Thưa Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng, qúy vị Sĩ Quan cùng tất cả anh em! Tôi hoàn toàn công nhận những điều Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng vừa chỉ bảo, khuyên nhủ anh em chúng tôi là đúng với cương vị của một cấp chỉ huy có trách nhiệm. Tuy nhiên, thưa Thiếu Tá ! Trường hợp vô kỷ luật của Binh Nhất Thắng có những điều làm cho chúng ta suy nghĩ mà không thể đem nhốt Binh Nhất Thắng vào nhà giam chung với những quân nhân vô kỷ luật khác như: vi phạm những điều nghiêm cấm trong quân kỷ, cờ bạc, rượu chè, trai gái, đánh lộn, chống lại nhân viên công lực, trộm cướp, hiếp dâm, đào ngũ chạy theo địch vv… Hành động vô kỷ luật của Binh Nhất Thắng xuất phát từ tinh thần chiến đấu, hi sinh, dũng cảm, danh dự, trách nhiệm của 1 quân nhân trước kẻ thù. Thưa Thiếu tá ! Nếu Binh Nhất Thắng bắn hạ được tên Việt Cộng, lấy được khẩu AK của nó, đem về tặng cho Thiếu Tá, và danh tiếng của Tiểu Đoàn Truyền Tin Quân Đoàn I, dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá, tuy là đơn vị hoàn toàn chuyên môn, được loan truyền trên đài phát thanh Quân Đội cũng như Quốc Gia là có những quân nhân anh hùng, dũng cảm, nêu cao tinh thần chiến đấu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, thì liệu lúc đó Thiếu Tá có thấy hành động vô kỷ luật của Binh Nhất Thắng là đáng đem nhốt vào nhà giam kỷ luật giống như những quân nhân vô kỷ luật khác hay không? Nhân danh Sĩ Quan trực trong thời gian đó, tôi xin Thiếu Tá tha tội vô kỷ luật cho Binh Nhất Thắng. Nếu Thiếu Tá phạt nó thì xin Thiếu Tá phạt luôn cả tôi vì tôi cũng có phần nào trách nhiệm về hành động của nó…” Cả Hội Trường vỗ tay ào ào không dứt. Anh em binh sĩ đứng hết cả lên: “ Hoan hô Trung Úy Phan Đức Minh ! Hoan hô Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng ! Hoan hô Binh Nhất Thắng!” Thiếu Tá Viên trầm ngâm suy nghĩ rồi nói, “ Tôi có làm chi đâu mà anh em hoan hô tôi? Điều đó nên dành cho Trung Úy Minh vì ông ấy nói như vậy thì còn ai cãi được nữa? Cái nghề của ông ấy là nghề Luật Sư, Thầy Cãi chớ không phải Sĩ Quan truyền tin. Mai mốt ông ấy có đổi sang ngành Quân Pháp để phục vụ tại các Tòa Án Quân Sự thì cũng đúng thôi ! Tôi chấp thuận lời xin của ông ấy ! Anh em nghĩ sao?” Cả Hội Trường lại vỗ tay vang như sấm dậy liên hồi…
Ngày Mồng 2 Tết Mậu Thân… Việt Cộng chiếm đóng và kiểm soát phần quan trọng của thành phố Huế. Một số Sĩ Quan cùng bị bắt với nhân viên chính quyền khi có mặt tại gia đình trong đêm 30 Tết, trong đó có vài người bạn thân của Minh. Anh chép miệng, “ Nếu chúng nó cứ nằm trong đơn vị với anh em thì đâu đến nỗi ! Ngày Tết ai chẳng muốn về đón Giao Thừa với gia đình, nhưng quân đội cần mình làm gương cho binh sĩ, tại sao mình không làm ?”
Minh đã hết nhiệm vụ Sĩ Quan Trực từ chiều Mồng Một Tết. Sĩ Quan Trực ngày Mồng 2 là Sĩ Quan Trung Đội Trưởng vô tuyến. Vì nhu cầu hành quân của Quân Đoàn, Sĩ Quan này phải dẫn 1 toán chuyên viên với máy móc lên xe đi ngay. Khi trình ký Sự Vụ Lệnh, Thiếu Tá Viên hỏi Minh, “ Trung Úy Phúc đang là sĩ quan trực, đã có ai thay nó chưa?” Ngày Tết mà dính mấy cái vụ này thật là kẹt ! Muốn lẹt xẹt đây đó trong hay ngoài đơn vị một tí, dù là ban ngày, cũng chịu chết! Thiếu Tá Viên đùa dai với Minh, “Cậu làm Sĩ Quan Trực ngày Mồng Một rồi, nay làm luôn ngày Mồng 2 được không ? ” Minh đáp, “Nếu Thiếu Tá và đơn vị cần thì tôi làm liền !” Thiếu tá Viên vui vẻ, “Ờ thôi, Cậu làm luôn đi! Mai mốt rảnh rang, muốn nghỉ ngơi, Moa cho Cậu thoải mái! ” Thế là Minh lại lên Phòng Trực nhận bàn giao. Minh vừa nhấc điện thoại kiểm soát các điểm canh phòng thì Hạ Sĩ Quan trực báo cáo “ Thưa Trung úy, có báo cáo vô tuyến từ toán ứng chiến Hòa Cường!” Minh nghe vô tuyến rồi ra lệnh “Giữ chúng nó cẩn thận, sẽ có người tới đem về Tiểu Đoàn ! ” Thì ra toán Việt Cộng bị rượt đuổi hôm qua, chui rúc đâu đó, sang Mồng 2, bị Quân Đội ta lục soát kỹ quá nên đành chạy qua ngả Hòa Cường, nhào vào khu vực của Tiểu Đội truyền tin đóng chốt. Chúng nó vừa chạy vừa bắn xối xả vào các mục tiêu nghi ngờ phía trước. Tiểu đội truyền tin nổ súng. Một tên té nhào. Toán Việt Cộng xả đạn như mưa vào Tiểu Đội truyền tin rồi chạy dạt sang phía khác. Chúng nó cần súng đạn hơn là cần người của nó nên chúng bắn phủ lên Toán truyền tin rồi nhào vô lượm khẩu AK chạy đi, bỏ thằng bị thương nằm lại. Thằng Việt Cộng cầm 2 khẩu AK lúng túng nên tụt lại phía sau. Nó lãnh luôn 1 băng Carbin M-2, chạy được vài buớc thí qụy xuống, nhưng nó vẫn cố quăng 2 khẩu AK cho đồng bọn mang đi rồi mới chịu nằm yên tại chỗ. Toán truyền tin bắt được 2 tù binh nhưng tiếc là không lấy được khẩu AK nào. Tụi Việt Cộng trở về đơn vị mà mất súng thì chỉ có nước nó chôn sống hay bắn bỏ. Chúng nó cần súng đạn chớ đâu có cần sinh mạng con người, dù là con người của chúng nó.
Chiếc xe Dodge 4 x 4 đậu trước cửa Phòng Trực. Minh ra lệnh “ Dẫn 2 anh đó vào trong này ! Gọi y tá chăm sóc cho họ. Họ bị bắt rồi. Mình phải đối xử tử tế ! ” Hai tên Việt Cộng nhìn Minh với vẻ sợ sệt. Minh cởi dây nịt, đưa khẩu súng Colt-45 cho 1 binh sĩ phía sau cầm để chúng nó đỡ sợ. Hai tên Việt Cộng còn trẻ măng, nói tiếng Quảng Nam. Minh hỏi họ “Các anh có phải là bộ đội chủ lực của Tỉnh không ? ” Chúng gật đầu. Minh bảo họ, “Các anh cứ yên tâm. Các anh bị bắt rồi. Chúng tôi không làm gì các anh cả. Lát nữa sẽ có người đưa các anh tới cơ quan có trách nhiệm. À, mà các anh có đói không ? ” Hai tên Việt Cộng mắt sáng lên. Minh bảo Hạ Sĩ Quan trực xuống Câu Lạc Bộ nói đem lên đây 2 tô bún bò và 2 ổ bánh mì. Trông 2 tên Việt Cộng ăn uống ngon lành, Minh nói với họ, “Cách đây nhiều năm, tôi cũng đã từng chiến đấu như các anh. Các anh còn trẻ quá ! Một ngày nào đó, các anh cũng sẽ nhận ra bộ mặt thật của cuộc chiến đấu này, giống như tôi cách đây nhiều năm về trước.” Cả hai ngước mắt nhìn anh chậm chạp rồi cúi gầm mặt xuống. Ăn xong, hai tên Việt Cộng tỉnh táo hẳn lên, chứng tỏ rằng họ đã bị đói có thể từ hôm trước. Minh hỏi cậu binh sĩ đứng bên cạnh, “ Có bật lửa không ? Lấy bao thuốc lá trên bàn kia, đưa cho các anh ấy hút một điếu đỡ lạnh. Trời đất ngày Tết lạnh hơi nhiều ! ” Bất chợt, Minh nhìn xuống bộ quân phục của mình: một cái áo “Field Jacket ” cổ bọc lông thú nhân tạo, hai bông mai vàng gắn trên cái nền bằng nhung mầu hạt dẻ, cài trên ngực áo, giầy cao cổ, đầu đội mũ, đeo bao tay da mà còn thấy lạnh, vậy mà hai thanh niên kia còn quá trẻ, đói khát cả ngày, bị thương, mỗi người 1 cái quần đùi và cái áo vải đen mỏng dính, sát vào người, lại bị rách vài ba chỗ hở cả da, cả thịt… Ai cũng là người cả, dù họ là 2 tên Việt Cộng bị bắt làm tù binh… Đất nước, dân tộc mình đau khổ là thế. Không biết đến bao giờ ?
Chiếc xe Dodge lăn bánh, chở toán lính vũ trang, đem 2 tên tù binh Việt Cộng giao cho Đặc Khu Đà Nẵng. Minh nhìn theo, buông 1 tiếng thở dài…
Tin tức quân sự cho hay: cuộc tổng tấn công của Việt Cộng trên khắp lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa đã bị đánh bại hoàn toàn. Địch chỉ còn chiếm giữ và kiểm soát khu vực Thành Nội của Cố Đô Huế. Một lúc nào đó, bọn Việt Cộng rồi cũng phải bỏ chạy khỏi nơi này. Số phận của các quân nhân, nhất là Sĩ Quan, nhân viên chính quyền, Đảng phái chính trị, nhân dân bị chúng coi là phản động đang trong gọng kìm kiểm soát của chúng nó rồi sẽ ra sao?
Khi lực lượng Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Biệt Động Quân, rảnh tay ở các chiến
- Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tái chiếm Huế -
trường đã thanh toán xong, cùng đổ về đây thì bọn Việt Cộng chịu chi cho nổi. Chúng nó trên đường tháo chạy, đã lùa theo hàng ngàn người thuộc loại kể trên, trói lại từng xâu rồi cho lệnh bắn hàng loạt. Tiếc đạn quá, chúng nó cho lệnh giết bằng mã tấu, lưỡi lê, dao găm. Cứ thế mà chém ngang cần cổ, cứ lụi vào lưng. Không chết cũng đạp xuống những cái hố chôn tập thể đã được dân quân, du kích và dân công địa phương đào sẵn khi chúng thấy tình hình giữ Huế không còn nổi nữa. Phát xít Đức tàn sát người Do Thái, giết các quân nhân Ba Lan bằng phòng hơi ngạt, bằng lò thiêu tập thể, hồi Thế Chiến thứ 2 đâu có ghê gớm, kinh khủng bằng lối giết người của Việt Cộng ở Huế trong dịp Tết Mậu Thân !
Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa đã chiến thắng oanh liệt trên khắp 4 Vùng chiến thuật, cũng như tại thủ đô Sài Gòn…Tất cả Tiểu Đoàn tập họp tại Hội Trường. Thiếu Tá Viên muốn dành quyền cho các quân nhân trong đơn vị đề cử những Binh sĩ đã phục vụ xuất sắc, thuộc mọi lãnh vực công tác, trong chiến dịch Tết Mậu Thân, vào danh sách thăng thưởng gửi lên Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn duyệt xét. Các Sĩ Quan Đại Đội Trưởng, Trung Đội Trưởng đưa ra những binh sĩ xuất sắc thuộc quyền chỉ huy của mình, như các chyên viên điện thoại dã chiến, chuyên viên vô tuyến điện, viễn ấn tự, siêu tần số, chuyên viên sưả chữa quân xa vv… đã tích cực phục vụ khi đi theo các cuộc hành quân trong vùng hay ngay tại đơn vị bất kể ngày đêm. Danh sách gồm những binh sĩ thật là xứng đáng được cấp trên khen thưởng, cho thăng cấp. Đến lượt Trung Úy Phan Đức Minh đứng lên. Anh nói,“Thưa Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng! Thưa quý vị Sĩ Quan cùng toàn thể anh em! Những binh sĩ xuất sắc của đơn vị ta đã được đề nghị ghi vào danh sách thăng thưởng, thật là xứng đáng! Tuy nhiên, chúng ta đã quên, đã bỏ sót một binh sĩ, theo tôi rất xứng đáng được ghi tên vào danh sách này. Đó là binh sĩ mà cách đây vài hôm tôi đã xin Thiếu Tá tha cho tội “Vô kỷ luật, bất tuân thượng lệnh”. Binh sĩ đó đang nằm bệnh viện với vết thương nơi bụng. Thiếu Tá đã chấp thuận. Hôm nay, một lần nữa tôi xin Thiếu Tá, quý vị Sĩ Quan cùng anh em hãy nghĩ đến Binh nhất Thắng đang nằm bệnh viện. Nếu Thắng nó cũng bình thường như mọi người bình thường khác thì giờ này nó cũng đang vui xuân với đơn vị, với anh em, với gia đình, bạn bè của nó. Tôi dùng tiếng “Nó” ở đây vì chúng tôi coi nhau như anh em ruột thịt trong một gia đình, như bạn bè thân thiết. Ngày gần đây, tại sân cờ đơn vị, chúng ta sẽ có nhiều binh sĩ được thăng cấp vì công lao khó nhọc, gian khổ. Tại sao chúng ta không cho Binh Nhất Thắng được chia sẻ niềm vinh dự đó? Trong phạm vi chuyên môn, kỹ thuật, Binh Nhất Thắng là một binh sĩ giỏi, luôn luôn xung phong trong mọi công tác khi cần. Điều này chắc Đại Úy Đại Đội Trưởng của Thắng cũng đồng ý với tôi! Ngoài ra, Binh nhất Thắng, dù là một binh sĩ truyền tin, không thuộc đơn vị tác chiến, nhưng có một tinh thần chiến đấu, hi sinh, dũng cảm, sẵn sàng vì Quân Đội, mà xả thân, lăn vào nguy hiểm, dám quên sinh mạng của chính mình. Trong cuộc chiến tranh không trận tuyến này, có thể một ngày nào đó, biết đâu đơn vị chúng ta lại chẳng có khi bị địch tấn công, tràn vào như ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn, Bộ Chỉ Huy Quân Trấn. Lúc đó, chúng ta không những chỉ cần có các chuyên viên kỹ thuật tài giỏi, phục vụ hăng say như quý vị Sĩ Quan và anh em đã đề nghị ghi vào danh sách. Lúc đó chúng ta nhất định cần phải có những quân nhân dũng cảm như Binh Nhất Thắng để chúng ta không bị tiêu diệt, không bị bắt làm tù binh, để chúng ta chiến thắng.…”. Cả Hội trường lại chìm ngập trong tiếng vỗ tay, lẫn những tiếng hoan hô… Yên lặng một lát, Thiếu tá Viên hỏi, “Các Sĩ Quan nghĩ sao về điều này?” Tất cả đều đồng thanh “Binh nhất Thắng xứng đáng được thăng thưởng như lời Trung Úy Minh!” Thiếu tá Viên nửa đùa nửa thật, “Quân đội không có chơi cái màn lấy đa số mà áp đảo như vậy nghe! Quân Đội mà như thế thì tôi, Tiểu Đoàn Trưởng cũng chịu thua anh em là cái chắc! Nói vui vậy thôi, tôi chấp thuận lời đề nghị của Trung Úy Minh.” Anh em lại vỗ tay ào ào một lần nữa. Ở phía sau có tiếng ồn ào, “Ghê thật! Trung Uy Minh đã xin tha tội vô kỷ luật cho thằng Thắng, nay lại còn xin thăng cấp đặc cách cho nó nữa. Thật chịu ông ấy luôn!” Có tiếng anh em khác, “Mà không chịu ông ấy làm sao được? Sĩ Quan xuất thân Trường Luật chớ bộ! Có lý quá đi chớ !Quân Đội là phải thưởng phạt công minh, rõ ràng.”.
Ít ngày sau, tại sân cờ đơn vị, một sáng đẹp trời, dưới bóng cờ bay phất phới, Thiếu Tá Viên cùng một số Sĩ Quan Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn đi duyệt hàng quân thật nghiêm trang, long trọng. Quân nhân từng Đại đội, đều như máy, nhất loạt bồng súng chào, sau tiếng hô của Sĩ Quan trực nhật. Thế rồi buổi họp mặt “khao lon” tuy đơn giản nhưng vô cùng vui vẻ rộn ràng trong tiếng đàn, giọng hát của Ban Văn Nghệ Tiểu Đoàn, đã nhiều phen đoạt giải xuất sắc của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn .
Trung Úy Minh xin phép Thiếu Tá Viên, dẫn một “Phái Đoàn” sang Tổng Y Viện Duy Tân, gắn lon Hạ Sĩ cho Binh nhất Thắng, người quân nhân anh hùng của đơn vị. Vì là bạn thân văn chương, báo chí với Bác sĩ Thiếu tá Chỉ Huy Phó bệnh viện, và thường có mặt trong các buổi sinh hoạt vui vẻ của đơn vị Quân Y này cho nên khi Trung Úy Minh dẫn phái đoàn sang tới nơi thì đã có một số nhân viên bệnh viện túc trực tại đây. Sau khi đọc quyết định thăng cấp đặc cách của Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn I kiêm Tư Lệnh Vùng I chiến thuật, Trung Úy Minh tươi cười, nói với Thắng, “Cậu đang nằm trên giường bệnh, không mặc quân phục nên tôi xin phép thượng cấp, gắn cấp hiệu Hạ Sĩ lên ngực áo bệnh nhân cho cậu như thế này.” Anh em và đám nhân viên bệnh viện vui vẻ vỗ tay chúc mừng Hạ Sĩ Thắng, người quân nhân dũng cảm của Tiểu Đoàn truyền tin Quân Đoàn I, quên cả là mọi người đang ở bệnh viện. Hạ Sĩ Thắng xúc động, hai mắt long lanh, “Bạn bè thân thiết đã kể cho em biết hết về câu chuyện này. Xin vô cùng cảm ơn Trung Úy !”
Minh xiết tay Hạ Sĩ Thắng cùng toán anh chị em nhân viên bệnh viện với tình Huynh đệ chi binh dâng ngập trong lòng, tất cả thân thương như anh em một nhà…Trung Úy Minh và phái đoàn đã ra xe đậu gần đó mà Hạ Sĩ Thắng và anh chị em nhân viên bệnh viện vẫn còn vẫy tay chào từ biệt. Ngoài trời, nắng ấm đã lên tràn ngập khung trời bệnh viện Duy Tân…
*
- Bài viết này sau khi xuất hiện trên Net, đã được 1 vị ẩn danh chuyển dịch sang Anh ngữ và chuyển đi khắp nơi.
San Diego, California
Phan Đức MinhĐố vui Xuân Tân Sửu – 2021
***
Phần Câu Hỏi :
- Câu số 1 : Tết Tân Sửu ( 2021 ) tới rồi, mục Đố Vui các Bạn biết mần chi đây hè ! Bí quá, Lão Phan đành… chỉ dám đố các Cô, các Cậu dân Mỹ gốc Việt nhà ta từ 18 tuổi trở xuống, còn đang đi học…mấy Lớp Việt ngữ, nói tiếng Việt phải có…thông dịch viên để dịch tiềng Việt ra…tiếng Việt thì bà con ta mới hiểu thôi. Không có chạy tứ tung đi hỏi các vị phụ huynh đâu đấy nghe !
1.-Ngày đầu năm âm lịch là ngày Lễ gì của dân tộc Việt Nam ?
2.- Tháng 12 Âm lịch gọi là gì ?
3.- Tháng 01 Âm lịch gọi là gì ?
4 -Tết Nguyên Đán nhằm ngày nào của năm Âm Lịch ?
5- Tên của bốn mùa trong năm là gì ?
6- Trong năm, lá cây rụng nhiều vào mùa nào?
7 - Mùa nào lạnh nhất trong năm?
8 - Mùa nào nóng nhất trong năm?
9- Hoa mai thường trưng bày trong ngày Tết có màu gì ?
10 – Hạt dưa ngày Tết là hạt dưa gì ?
11 - Bao lì xì màu gì?
12 - Bánh chưng làm bằng gạo chi ?
13 - Câu “Cung chúc tân xuân ” có nghĩa là chi ?
14 - Ngày Tết thường có một đoàn múa biểu diễn gọi là chi ?
15 -Tên 3 vị Thần tượng trưng cho sự giầu sang, hạnh phúc và sức khỏe, trong dịp Tết nguyên đán là gì ?
16 - Ruột trái dưa hấu màu chi ?
17 -Bánh chưng hình gì và tượng trưng cho cái chi ?
18 - Bánh dầy hình gì và tượng trưng cho cái chi ?
19 – Tại sao dân ta dùng bánh dầy và bánh chưng để cúng Tổ Tiên ?
20- Tối 30 Tết, gia đình Việt Nam thường xum họp đầy đủ để chuẩn bị đón giao thừa. Vậy giao thừa là chi ?
21-. Sống ở Hoa Kỳ, cộng đồng người Việt có tổ chức đón mừng Tết không ? Hình thức tổ chức, nói chung như
thế nào? Hãy kể ra. sơ sơ cho bà con nghe với…
22-.Diễn hành và hội chợ Tết có ý nghĩa như thế nào ? Nói sơ qua xem sao !
- Câu số 2 : Các cô, các cậu nhà ta cho biết vài câu ca dao, tục ngữ nói về con trâu xem ra sao hè ! Cho tụm lại từng nhóm vài ba người bàn bạc với nhau coi xem có nhớ được câu nào không . OK !
- Câu số 3 : Nói đến Tết Nguyên Đán của dân Việt mình mà không nói vế cái vụ…” Mâm ngũ Quả “ thì coi như thiếu sót nặng nề, mà theo ngôn ngữ của dân ta ở quê nhà thì phải nói là…siêu nặng mới đúng. Vậy bà con ta ai biết, ai rành…6 câu vọng cổ về cái dzụ “ Mâm ngũ quả “ thì nói sơ sơ cho bà con chúng tôi nghe với, nhất là các cô, các cậu sinh trưởng ở hải ngoại , lại càng mù tịt về những tập tục truyền thống của Tổ tiên, Ông bà chúng ta đối với ngày Tềt cổ truyền. Nói được chừng mô hay chừng đó, không ai bắt bẻ chi đâu mà ngán nghe bà con !
- Câu số 4 :
Đã định sì-tốp ở đây để…đi nhậu với mây ông bạn già , nhưng hệ thống….an ninh, tình báo thời đại siêu nguyên tử này báo động tùm lum cho hay rằng : bà con độc giả khắp nơi yêu cầu Lão Phan mần tiếp chút nữa kẻo không…bà con xuống đường biểu tình loạn cả lên bây giờ. Ớn quá, cái món biểu tình bây giờ ngán lắm, nên đành ráng đố tiếp vẫn về chuyện ngày Tết, ngày Xuân, cho vui vẻ cả…a…a …a…là…làng….( xuống câu vọng cổ đàng hoàng …)
A/- Em như cô gái hãy còn xuân, trong trắng oanh chưa lấm bụi trần. Xuân đến hoa mơ, hoa mận nở. Gái xuân giũ lụa trên sông Vân… Là đoạn mở đầu của bài hát nào ? Tác giả bài hát là ai ?
B/- Mênh mang thương nhớ trôi về đâu ? Xa em anh nhớ mùa trăng nào ? Đời phiêu lãng theo sóng giang hồ từ ngàn kiếp xưa, neo thuyền bến mơ. Đàn ơi lên khúc yêu rồi…. Là khoảng giữa của bài hát tên là chi ? Tác giả là nhạc sĩ nào ?
C/- Ngày thắm tươi bên đời xuân mới. Lòng đắm say bao nguồn vui sống . Xuân về với ngàn hoa tươi sáng. Ta muốn hái muôn ngàn đóa hồng…. Là mở đầu của bài hát tên là gì ? Tác giả là ai ?
***
( Coi phần trả lời ở ….. )
Phần trả lời Câu Đố :
Câu số 1 : Mới nghe qua Câu Đố thì bọn cháu, cả con trai lẫn con gái cứ thấy ngon lành quá, cứ tưởng dư sức…qua cầu một cách thoải mái vô tư, ai ngờ cũng phải đi…tra cứu tài liệu ( và có tí ti bấm điện thoại hỏi thêm các bậc đàn anh, đàn chị ) ghê gớm lắm mới có thể trả lời như ri :
1/- Ngày đầu năm âm lịch là ngày lễ gì của dân tộc Việt Nam ? - Là ngày Tết Nguyên Đán
2/- Tháng 12 Âm lịch gọi là gì ? - Tháng 12 Âm Lịch gọi là tháng Chạp.
3/- Tháng 01 Âm lịch gọi là gì ? - Tháng 01 Âm lịch gọi là tháng Giêng.
4/- Tết Nguyên Đán nhằm ngày nào của năm Âm lịch ? - Nhằm ngày mồng một tháng giêng Âm lịch.
5/- Tên của bốn mùa trong năm là gì ? - Là: Mùa Xuân, mùa Hạ, mùa Thu và mùa Đông
6/- Trong năm lá cây rụng nhiều vào mùa nào? - Lá rụng nhiều vào mùa Thu
7/- Mùa nào lạnh nhất trong năm ? - Mùa Đông lạnh nhất trong năm
8/- Mùa nào nóng nhất trong năm ? - Mùa Hạ nóng nhất trong năm
9/- Hoa mai thường trưng bày trong ngày Tết có màu gì ? - Có màu vàng
10//- Hạt dưa ngày Tết là hạt dưa gì ? - Là hạt dưa hấu
11/- Bao lì xì màu gì ? - Bao lì xì màu đỏ
12/- Bánh chưng làm bằng gạo gì ? - Bánh chưng làm bằng gạo nếp
13/- Câu “Cung chúc tân xuân ” có nghĩa là gì ? - Có nghĩa là : Chúc mừng năm mới !
14/- Ngày Tết thường có một đoàn múa biểu diễn gọi là gì ? - Múa Lân
15/- Tên 3 vị Thần tượng trưng cho sự giầu sang, hạnh phúc và sức khỏe, trong dịp Tết nguyên đán là gì ?- Là
Phúc , Lộc , Thọ.
16/- Ruột trái dưa hấu màu gì ? - Ruột trái dưa hấu màu đỏ
17/- Bánh chưng hình gì và tượng trưng cho cái gì ? - Bánh chưng hình vuông và tượng trưng cho Đất
18/- Bánh dầy hình gì và tượng trưng cho cái gì ? - Bánh dầy hình tròn và tượng trưng cho Trời
19/-Tại sao dân ta dùng bánh dầy và bánh chưng để cúng tổ tiên ? - Để ví công lao Tổ Tiên to lớn như Trời và Đất.
20/- Tối 30 Tết, gia đình Việt Nam thường xum họp đông đủ để chuẩn bị đón giao thừa. Vậy giao thừa là gì ?
- Giao thừa là khoảng thời gian giao tiếp giữa năm mới và năm cũ…..
21-. Sống ở Hoa Kỳ, cộng đồng người Việt có tổ chức đón mừng Tết không ? Hình thức tổ chức chung chung như
thế nào? Hãy kể ra cho bà con nghe với ! - Hằng năm, vào dịp Tết Nguyên Đán, Cộng Đồng Việt Nam tại
nhiều nơi ở Hoa Kỳ, tùy theo địa phương và điều kiện, đều có tổ chức Hội chợ Tết và diễn hành ở những đại lộ
chính của thành phố..
22-.Diễn hành và hội chợ Tết có ý nghĩa như thế nào ?- Diễn hành và Hội chợ Tết là một truyền thống của người Việt sống tại nhiều nơi ở Hoa Kỳ. Điều đó có ý nghĩa là đem lại niềm vui cho mọi người, giữ được bản sắc và văn hoá dân tộc của người Việt Nam đang sống nơi hải ngoại, nhất là trên đất nước Hoa Kỳ.
Câu số 2 : Á à !!! Tụi cháu mà nói về Ca dao, tục ngữ Việt , về trâu thì coi bộ …dám chết quá à …Thôi cho tụi cháu bấm…Cell phone coi sơ sơ xem ra sao, may ra kiếm được ít chữ, chớ không thì đành chịu thua ở chỗ này quá !
OK! Cho coi sơ sơ …3 phút, 59 giây thôi đấy nghe !
Đây rồi ! Vài câu về ca dao, tục ngữ nói về Trâu đây nè !!!
Ca sao, tục ngữ nói về…trâu :
* Thằng Cuội ngồi gốc cây đa
Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời
Cha còn cắt cỏ trên trời
Mẹ còn cưỡi ngựa đi chơi cầu vồng…
* Dù ai buôn đâu bán đâu,
Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về.
Dù ai buôn bán trăm nghề,
Mồng mười tháng tám trở về chọi trâu.
* Trâu ơi! Ta bảo trâu này!
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cày cấy vốn nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công!
Bao giờ cây lúa trổ bông,
Thời còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
* Lao xao gà gáy rạng ngày,
Vai vác cái cày, tay dắt con trâu.
Bước chân xuống cánh đồng sâu,
Mắt nhắm mắt mở đuổi trâu đi cày.
Ai ơi! Bưng bát cơm đầy,
Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng…
* Đàn đâu mà gảy tai trâu,
Đạn đâu bắn sẻ, gươm đâu chém ruồi ..
Được chưa ? Số zách bên Tầu là cái chắc !
Câu số 3 : Do điều kiện ở các khu vực sinh sống của người Việt có khác biệt nên có nhiều cách bày mâm ngũ quả khác nhau. Mâm ngũ quả của người miền Bắc thường gồm: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt [7] hay chuối, ớt, bưởi, quất, lê. Có thể thay thế bằng cam, táo, lê, lê-ki-ma,... Chuối xanh cong lên ôm lấy bưởi mang ý nghĩa đùm bọc. Nói chung, người miền Bắc không có phong tục khắt khe về mâm ngũ quả và hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày được, miễn là nhiều màu sắc.
Mâm ngũ quả người miền Nam gồm mãng cầu Xiêm, dừa (hay dưa), đu đủ, xoài, sung, với ngụ ý "cầu sung (túc) vừa đủ xài". Đôi khi thêm trái dứa ( người Nam gọi là "thơm") và thường là phải có một cặp dưa hấu để riêng bên cạnh. Khác với người Bắc là gia đình người miền Nam thường kiêng kỵ chưng trái có tên mang ý nghĩa xấu nên mâm trái cây của họ không có chuối (vì âm chuối đọc như "chúi nhủi", ngụ ý thất bại), cam ("quýt làm cam chịu"), lê ("lê lết"), táo (người Nam gọi là "bom"), lựu ("lựu đạn") và không có cả sầu riêng, dù người Nam bình thường rất thích ăn sầu riêng, và không chọn trái có vị đắng, cay.
Các loại trái cây sau đây thường dùng để bày mâm ngũ quả hay mâm trái cây :
- Miền Bắc: - Lê - Lựu - Đào - Phật thủ - Táo: táo tây, táo ta, táo tàu - Hồng - Bưởi - Nải chuối - Na / Mãng cầu - Cam, Quýt
- Miền Nam : - Dưa hấu - Sung - Đu đủ - Xoài - Mãng cầu Xiêm - Thơm / Khóm (Dứa) - Dừa - Nho - Sa pô chê (Hồng xiêm)- Thanh long.
Thôi nghe bà con ! Sơ sơ như rứa về mâm ngũ quả coi bộ các cô, các cậu lớn lên ở hải ngoại coi bộ…ngất ngư con tầu đi rồi đó !
Câu số 4 :
A/- Em như cô gái hãy còn xuân, trong trắng oanh chưa lấm bụi trần. Xuân đến hoa mơ, hoa mận nở. Gái xuân giũ lụa trên sông Vân… Là đoạn mở đầu của bài hát nào ? Tác giả bài hát là ai ? - Bài này coi hơi là lạ tí ti đây, không như mấy bài : Ly rượu mừng, Xuân đã về, Đồn vắng chiều xuân… thì mình cũng thuộc chút chút…À…nhớ ra rồi ! Đó là bài…Gái Xuân của Từ Vũ.
B/- Mênh mang thương nhớ trôi về đâu ? Xa em anh nhớ mùa trăng nào ? Đời phiêu lãng theo sóng giang hồ từ ngàn kiếp xưa, neo thuyền bến mơ. Đàn ơi lên khúc yêu rồi…. Là khoảng giữa của bài hát tên là chi ? Tác giả là nhạc sĩ nào ? Cũng hơi là lạ… Quay hỏi anh bạn ở gần coi có nhớ không . Đúng rồi ! – Đó là bài…Bến Đàn Xuân của Ngọc Bích .
C/- Ngày thắm tươi bên đời xuân mới. Lòng đắm say bao nguồn vui sống . Xuân về với ngàn hoa tươi sáng. Ta muốn hái muôn ngàn đóa hồng…. Là phần mở đầu của bài hát tên là gì ? Tác giả là ai ? – Nhớ mãi không ra, bí quá đành bấm phôn cầu cứu mấy tay ca sĩ…Karaoke… Thì ra: đó là bản… Xuân và Tuổi Trẻ, Nhạc và lời : La Hối và Thế Lữ…
Giỏi lắm ! Như thế là đáng thưởng cho 1 chầu nhậu “ Ăn chết bỏ “ ở nhà hàng Buffet nào gần nhất !
San Diego, ngày…đón Tết Con Trâu
Lão PhanSố 24 - Lễ Hội :
Đón Tết Tân Sửu 2021 ở Nam California
*
Lão Phan sưu tầm
Bàn ra tán vào (0)
Nhớ một mùa Xuân - Phan Đức Minh
*
- Phan Đức Minh -
Trung Úy Minh đã lên phiên Sĩ Quan trực nhật được mấy tiếng đồng hồ. Trời tối đen như mực. Trước cổng trại, đoạn đường Trưng Nữ Vương ngoài ven thành phố Đà Nẵng, thật im vắng. Lâu lâu mới có 1 chiếc quân xa vụt qua, rồi tất cả chỉ còn lại những bóng đèn đường vàng vọt xa xa…
Tiếng điện thoại dã chiến reo vang trong phòng trực. Minh nói với ông Thượng Sĩ già, “Thượng Sĩ nghe coi có chuyện chi vào lúc này ! “Ông Thượng Sĩ nói vọng ra phía Minh, “Có điện thoại từ Bộ Chỉ Huy Quân Trấn, muốn gặp Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng hay Sĩ Quan trực.”
- Người Lính VN Cộng Hòa trong Tết Mậu Thân 1968 –
Minh bắt điện thoại, “Trung Úy Phan Đức Minh, Sĩ Quan trực Tiểu Đoàn Truyền Tin Quân Đoàn I, tôi nghe đây!” Có tiếng nói ở đầu dây bên kia… Minh quả quyết “Chúng tôi đã thi hành đúng đắn lệnh của Quân Đoàn và Bộ Chỉ Huy Quân Trấn. Xin Đại Tá yên tâm ! Cấm trại và ứng chiến 100 phần trăm. Các toán ứng chiến đã đi nhận nhiệm vụ.Toán đóng quân ở chốt Hòa Cường do 1 Thiếu Úy chỉ huy, tinh thần rất tốt. Đại tá yên tâm đi ! Vâng, xin kính chào Đại Tá ! ”Ông Thượng Sĩ già lo lắng hỏi “Có chi quan trọng không Trung Úy ?” “Bình thường thôi! Đại Tá Tham Mưu Trưởng Bộ Chỉ Huy Quân Trấn nhắc nhở anh em mình. Tính ông cẩn thận lắm.”
Minh vớ khẩu Colt-45 trên bàn rồi xách đèn pin đi kiểm soát canh phòng. Đêm nay điểm canh gác nào cũng gác đôi. Một binh sĩ chặn Minh lại từ xa, hỏi mật khẩu “Quyết Tâm!” Minh đáp lại “ Xây Dựng !” Hai binh sĩ cùng nói “Chào Trung Úy !” Minh dặn dò “Anh em cẩn thận tối đa nghe không ! Nhất là phía bên kia đường rầy xe lửa.”
Qua khu vực bãi đậu quân xa, Minh thấy anh em canh gác cẩn thận, nghiêm chỉnh. Đã định quay đi, Minh lại gọi cậu lính trẻ tới dặn “Anh em cẩn thận coi chừng phia bên kia hàng rào kẽm gai, cánh đồng hướng ra đài khí tượng và trại gia đình binh sĩ ! “ Nói xong, theo thói quen, Minh vỗ vai cậu binh sĩ rồi đi về phía đồn canh.
Minh xuất thân là binh nhì, không theo học Trường Sĩ Quan nào cả nhưng vì tinh thần và khả năng làm việc, trình độ học vấn, anh lên cấp rất mau, bỏ băng nhiều cấp bậc so với những trường hợp bình thường. Ngày xưa đi kháng chiến chống Pháp hơn 6 năm, bị Tây bắt, giam lên giam xuống. Lần sau chót, khi được tha khỏi trại giam Nhà máy Rượu Nam Định, anh quyết định ở lại thành phố dù rằng ở lại thành phố lúc ấy chưa chắc đã là con đường tốt nhất. Tuy nhiên, giữa hai cái xấu, mình phải chọn cái nào ít xấu hơn.
Được động viên gọi đi học khoá Sĩ Quan trừ bị Thủ Đức, vì nhiều lý do, nhất là sức khỏe lúc đó, anh không đi, nhưng tình nguyện nhập ngũ với tư cách binh nhì, vào Đại Đội 3 Truyền Tin Việt Nam, lúc đó còn do Sĩ Quan người Pháp chỉ huy và đang chuyển dần sang cho Sĩ Quan Việt Nam. Mới ba tháng sau, Đại Úy Miraucourt, Đại Đội Trưởng, gắn lon Hạ Sĩ ( Caporal ) cho anh tại sân cờ đơn vị. Rồi 16 ngày sau nữa, cũng tại sân cờ này, trước hàng quân, Đại Úy Miraucourt long trọng đọc quyết định thăng cấp đặc biệt của Tướng Tư Lệnh Đệ Tam Quân Khu, có hiệu lực hồi tố ( retroactive effect ) và gắn lon Trung Sĩ ( Sergent ) cho anh. Cả đơn vị, anh em ai nấy đều ngạc nhiên vì từ ngày thành lập, đây là lần đầu tiên trong đơn vị chuyên môn, không tác chiến, một binh sĩ dược thăng cấp quá mau, mang lon Hạ Sĩ rồi Trung Sĩ chỉ trong vòng hơn 4 tháng nhập ngũ và có hiệu lực cùng 1 ngày, bỏ băng hàng Binh Nhất, Hạ Sĩ, Hạ Sĩ Nhất. Theo lệ thông thường thì hàng Binh sĩ, Hạ sĩ quan ở đơn vị chuyên môn, không tác chiến thời đó, cần có 1 hay 2 năm công vụ mới lên được 1 bậc, 1 cấp…Sau này anh còn bỏ băng thêm cấp bậc khác nữa, như là từ Thượng sĩ lên thẳng Chuẩn Úy hiện dịch, bỏ qua cấp Thượng sĩ nhất… Đại Úy Miraucourt cần Minh ngồi vào cái chỗ thay thế Sergent-Chef Cordier sắp sửa hồi hương trở về Pháp, cho nên ông đã bằng mọi cách và thẩm quyền của ông lúc đó, đang chỉ huy một đơn vị 600 quân, phụ trách truyền tin cho toàn lãnh thổ Quân Khu 3, trên toàn lãnh thổ Bắc Việt. Ông muốn Minh ngồi vào chỗ đó,điều khiển cái văn phòng khá đồ sộ của đơn vị, gồm cả chục nhân viên, điều hành, quản trị mọi mặt cho đơn vị, với rất nhiều toán nhân viên làm việc tại thành phố Nam Định, cả cho quân đội quốc gia Việt Nam, lẫn vài cơ sở quân đội Pháp, lại còn nhiều toán nhân viên biệt phái ( détachements ) đi khắp các nơi trên lãnh thổ Bắc Việt… Anh luôn được giao phó chức vụ cao hơn cấp bậc thực sự của mình cho nên khi anh đã lên Thiếu Tá, giữ chức vụ Phó Uỷ Viên Chính Phủ Tòa Án Quân Sự Mặt Trận Quân Khu I thì bạn bè cùng nhập ngũ 1 ngày với anh, gặp lại nhau thật tưng bừng vui vẻ, có điều họ vẫn còn ở cấp Thượng Sĩ hay cao lắm là Chuẩn Uý. .. Minh còn có dịp đặc biệt . được mời về đơn vị cũ là Tiểu Đoàn Truyền Tin Quân Đoàn 1- Đà nẵng - tham dự buổi Lễ gắn lon Thiếu Úy cho anh bạn Nguyễn Văn Dương, cùng lên Thượng sĩ với Minh 1 ngày, hồi tháng 8, năm 1956. Theo lời yêu cầu của Thiếu úy Dương, Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng, gốc ca sĩ đài phát thanh Huế, vốn là Trung Úy Đại Đội Trưởng của Thượng sĩ trẻ Phan Đức Minh ngày trước đồng ý, điện thoại cho Minh về đơn vị cũ, dự Lễ gắn lon cho anh bạn ngày xưa, tên Nguyễn văn Dương.
Đâu xe trước Bộ Chỉ Huy, Minh bước vào phòng họp Tiểu Đoàn giữa tiếng vỗ tay chào đón của các Sĩ Quan bạn cũ cũng như mới mẻ sau này. Những cái bắt tay thân thiết khi anh em gặp lại nhau… Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng nói vài lời rồi yêu cầu Minh gắn lon cho tân Thiếu úy Nguyễn Văn Dương…
Những tràng vỗ tay vang phòng họp… Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng mời tất cả xuống Câu Lạc Bộ dự buổi họp mặt mừng Sĩ Quan tân thăng. Dọc lối đi, Minh cứ phải xin phép dừng lại bắt tay, chào hỏi những anh em Hạ sĩ Quan, Binh sĩ đón chào với những lời chúc mừng: Trời đất ! Thiếu Tá ở đây từ hồi còn là Thượng sĩ. Mấy năm trước, rời đơn vị chuyển sang tòa án, là Trung Úy, nay về thăm đơn vị cũ, cũng là Thiếu Tá như Tiểu Đoàn Trưởng…. Nhiều anh em đứng từ xa, cũng giơ tay chào và la to như để chúc mừng…
*
Minh luôn luôn sống gần gũi và thương mến anh em. Có lẽ đã từng là binh sĩ cho nên anh hiểu họ nhiều hơn và họ cũng thương mến anh hơn…
Bước vào đồn canh, Minh giơ tay chào lại anh em khi Trung Sĩ Nhất đồn trưởng hô “Phắc!” để tất cả anh em đứng lên, chào vị Sĩ Quan chỉ huy của mình. Sau khi xem xét, Minh dặn Hạ Sĩ Quan đồn trưởng “ Không một ai được phép ra khỏi cổng trại đêm nay, dù là đêm 30 Tết, nếu không có Sự Vụ Lệnh do Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng hay tôi ký. Nếu gặp khó khăn ( ý Minh muốn nói: nếu có các Sĩ Quan khác tự ý lái xe Jeep ra khỏi cổng ), cứ gọi điện thoại cho tôi giải quyết !” Giống hệt Thiếu Tá Nguyễn Hữu Viên, Tiểu Đoàn Trưởng, xuất thân Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, Minh thích làm việc là làm việc hết mình, khi chơi là chơi xả láng, thứ nào ra thứ đó, không có lộn xộn…
Chỉ còn nửa tiếng đồng hồ nữa là sang năm mới. Đúng 12 giờ đêm 30 Tết, đón chào năm mới Mậu Thân 1968… Pháo nổ tưng bừng. Chiêng trống vang lên khắp nơi. Lính tráng đâu đó đem súng ra bắn chơi cho vui. Riêng đơn vị anh, không một quân nhân nào được phép làm như vậy. Pháo nổ hoài mà súng cũng nổ hoài. Thế là cái gì ? Minh chạy như bay vào phòng trực, đích thân nhấn còi điện báo động. Tất cả mọi quân nhân trong trại ào ra các hố cá nhân, giao thông hào chung quanh trại trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Các Sĩ Quan đi kiểm soát khu vực trách nhiệm của mình. Những ánh đèn pin xanh lè, loáng thoáng đó đây…
- Chiến trận Tết Mậu Thân diễn ra ở nhiều nơi –
Tin từ Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I và đài phát thanh cho hay: Việt Cộng đang từ ngả Đò Xu đánh vào doanh trại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn. Một cánh quân khác đang tấn công vào Bộ Chỉ Huy Quân Trấn…
Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng điện thoại cho Minh, dặn dò rồi cho biết: Việt Cộng đang mở cuộc tổng tấn công vào thủ đô Sài Gòn cũng như hầu hết các thành phố quan trọng trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Việt Cộng đã chiếm và kiểm soát một khu vực thành phố Huế. Tại Đà Nẵng, Việt Cộng từ hướng Đò Xu đánh vào Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn, nhưng không gây được áp lực mạnh mẽ. Phía Bộ Chỉ Huy Quân Trấn, Việt Cộng từ phía Ty Ngân Khố, đánh sang, do lực lượng đặc công chủ động. Các mũi tấn công từ ngoại vi thành phố đã bị lực lượng Thiết Giáp và Biệt Động Quân của ta chặn đánh. Tin từ Trung Tâm Hành Quân Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn cho hay: Lực lượng tấn công của địch đã bị quân ta chặn đánh ngay từ vòng đai bên ngoài cho nên số quân lọt được vào doanh trại Bộ Tư Lệnh rất yếu ớt và bị đánh bật ra ngay…
Minh cùng đơn vị đã thức suốt đêm. Đơn vị anh rất kỷ luật, quân số cấm trại ứng chiến luôn luôn đủ 100 phần trăm. Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng rất thông cảm với binh sĩ cho nên những lúc cấm trại, ông luôn sống sát với anh em, chia sẻ vui buồn với mọi người. Ngày nghỉ, ban ngày bình yên, ông cho phép anh em thay phiên 50 % quân số về thăm gia đình. Tối đến, giờ điểm danh bắt buộc đông đủ 100 %. Ông lo lắng đến đời sống tinh thần, vật chất, giải trí cho mọi quân nhân trong đơn vị, giúp đỡ gia đình binh sĩ trong những hoàn cảnh khó khăn. Vấn đề thưởng phạt công minh. Hầu hết mọi người trong đơn vị đều thương mến và dành cho ông một lòng kính phục. Tháng 6 - 1968, sau vụ Tết Mậu Thân ít lâu, Thiếu Tá Viên từ trần tại Tổng Y Viện Duy Tân, Đà Nẵng vì bệnh tai biến mạch máu não trầm trọng. Khi tiễn đưa ông đến nơi an nghỉ cuối cùng, nhiều anh em đã khóc thật sự, trong đó có Trung Úy Phan Đức Minh, người từng mang ơn Quân Đội, mang ơn Thiếu Tá Viên là người đã cho anh những bài học quý giá, những gương sáng về nghệ thuật chỉ huy. Lúc hạ huyệt, Minh cầm một hòn đất thả xuống nắp quan tài, xong đứng thẳng , chào Thiếu Tá Viên một lần cuối , rồi bỗng nhiên hai tay ôm lấy mặt … Anh bước vội ra chiếc xe Jeep đậu gần đó. Cậu Hạ Sĩ tài xế thấy thế cũng hai tay ôm lấy mặt, gục đầu xuống, hai vai rung lên trong sự nghẹn ngào… Tình thương yêu Huynh Đệ Chi Binh trong Quân Đội ta là thế đấy!
Sáng Mồng Một Tết Mậu Thân, Minh nhận được tin quân sự chính thức: Lực lượng vũ trang cộng sản đánh vào thành phố Đà Nẵng đã hoàn toàn bị đẩy lui. Việt Cộng coi như hoàn toàn thất bại, phải tháo chạy trở lại phía Đò Xu, rút về ngả Vĩnh Điện, Hội An. Một phần lực lượng địa phương của Tỉnh Đội Quảng Nam – Đà Nẵng bị kẹt, phải chạy qua ngả Hòa Cường. Ở đây, chúng đụng phải một đơn vị bộ binh Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa và Tiểu đội ứng chiến của Tiểu Đoàn Truyền Tin Quân Đoàn I. Minh nhận được báo cáo vô tuyến của Thiếu Uý Thạch, Sĩ Quan chỉ huy toán ứng chiến: Có 1 binh sĩ bị thương nặng, cần đưọc di tản ngay vào Tổng Y Viện Duy Tân. Với tư cách Sĩ Quan trực nhật, Minh cho toán cấp cứu nhẩy ngay lên xe Dodge 4 x 4 đi liền, sau khi ra lệnh “ Tất cả: lên đạn ! Trừ tài xế, còn tất cả súng cầm tay, sẵn sàng phản ứng ngay tức khắc! ”
Một lúc sau, toán cấp cứu trở về. Toán trưởng báo cáo: “Thưa Trung Úy! Binh nhất Thắng bị đạn AK thủng bụng, đã đưa vào Tổng Y Viện Duy Tân, phòng cấp cứu ! “ Thì ra: Một toán Việt Cộng bị đánh bật ra khỏi khu vực Quân Đoàn, chạy ngược về hướng Đò Xu, bị đụng Biệt Động Quân. Thế là tụi nó chạy dạt sang phía Hòa Cường, phía có toán ứng chiến của Thiếu Uý Thạch. Vì không phải là đơn vị tác chiến thật sự nên Thiếu Uý Thạch cho quân nằm tại chỗ, chỉ nổ súng khi địch lọt vào khu vực trách nhiệm, không tấn công hay truy kích địch trong khu vực trách nhiệm của các đơn vị bạn. Từ xa, Binh Nhất Thắng thấy thằng Việt Cộng chạy sau cùng bị thương ở chân, chạy không kịp đồng bọn. Thắng thấy thèm khẩu AK của nó quá nên dầu là lính truyền tin, nó
- Người lính Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ xóm làng -
cũng xách khẩu Carbin M-2 nhẩy lên khỏi hố cá nhân, rượt theo tên Việt Cộng bị thương. Thiếu Uý Thạch quát lên, nhưng nó không còn nghe thấy gì nữa, nó phóng theo, ria 1 băng. Thằng Việt Cộng té nhào. Đồng bọn của nó thấy chỉ có 1 người đuổi theo cho nên 1 thằng khác cố quay lại đáp lễ cho Thắng 1 băng AK. Thắng qụy xuống, nhưng vẫn còn trông rõ bọn chúng quay lại xốc thằng bị thương đem đi, lượm luôn khẩu AK dưới đất và biến sau lùm cây kế đó…
Tối Mồng Một Tết, cả Tiểu Đoàn tập họp tại Hội Trường đơn vị để Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng nói chuyện trước khi Ban 5 chiếu phim. Thiếu Tá Viên ngồi ở chiếc bàn phía trước. Cả Tiểu Đoàn, từ Sĩ Quan đến Hạ Sĩ Quan, Binh Sĩ ngồi đối diện với ông trên những hàng ghế chật ních Hội Trường. Thiếu tá Viên cất tiếng hỏi, “Anh em có biết tôi tập họp Tiểu Đoàn như thế này để nói chuyện chi không?”. Mọi người yên lặng . Có tiếng xì xào bàn tán. Thiếu Tá Viên tiếp theo, “ Đơn vị chúng ta có chuyện đáng buồn. Đáng lẽ nó không xẩy ra mới phải. Đó là Binh Nhất Thắng, dưới quyền chỉ huy của Thiếu Úy Thạch, đóng chốt ở Hoà Cường, đã vô kỷ luật, không tuân lệnh cấp chỉ huy, tự ý đuổi theo địch để đến nỗi bị bắn thủng bụng. May mà không thiệt mạng. Quân Đội là phải có chỉ huy, không phải ai muốn làm chi thì làm…” Ông nói hăng say như muốn lôi đầu Binh Nhất Thắng ở bệnh viện về đây mà trị tội cho nó biết thế nào là kỷ luật. Sau cùng Thiếu Tá Viên tiếp, “ Đó, sự việc vô kỷ luật là như thế đó! Đến đây có anh em nào muốn nói chi không, nhất là các Sĩ Quan? ” Mọi người yên lặng trong không khí trang nghiêm, căng thẳng. Vừa lúc ấy thì Trung Úy Minh đứng dậy: “Thưa Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng, qúy vị Sĩ Quan cùng tất cả anh em! Tôi hoàn toàn công nhận những điều Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng vừa chỉ bảo, khuyên nhủ anh em chúng tôi là đúng với cương vị của một cấp chỉ huy có trách nhiệm. Tuy nhiên, thưa Thiếu Tá ! Trường hợp vô kỷ luật của Binh Nhất Thắng có những điều làm cho chúng ta suy nghĩ mà không thể đem nhốt Binh Nhất Thắng vào nhà giam chung với những quân nhân vô kỷ luật khác như: vi phạm những điều nghiêm cấm trong quân kỷ, cờ bạc, rượu chè, trai gái, đánh lộn, chống lại nhân viên công lực, trộm cướp, hiếp dâm, đào ngũ chạy theo địch vv… Hành động vô kỷ luật của Binh Nhất Thắng xuất phát từ tinh thần chiến đấu, hi sinh, dũng cảm, danh dự, trách nhiệm của 1 quân nhân trước kẻ thù. Thưa Thiếu tá ! Nếu Binh Nhất Thắng bắn hạ được tên Việt Cộng, lấy được khẩu AK của nó, đem về tặng cho Thiếu Tá, và danh tiếng của Tiểu Đoàn Truyền Tin Quân Đoàn I, dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá, tuy là đơn vị hoàn toàn chuyên môn, được loan truyền trên đài phát thanh Quân Đội cũng như Quốc Gia là có những quân nhân anh hùng, dũng cảm, nêu cao tinh thần chiến đấu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, thì liệu lúc đó Thiếu Tá có thấy hành động vô kỷ luật của Binh Nhất Thắng là đáng đem nhốt vào nhà giam kỷ luật giống như những quân nhân vô kỷ luật khác hay không? Nhân danh Sĩ Quan trực trong thời gian đó, tôi xin Thiếu Tá tha tội vô kỷ luật cho Binh Nhất Thắng. Nếu Thiếu Tá phạt nó thì xin Thiếu Tá phạt luôn cả tôi vì tôi cũng có phần nào trách nhiệm về hành động của nó…” Cả Hội Trường vỗ tay ào ào không dứt. Anh em binh sĩ đứng hết cả lên: “ Hoan hô Trung Úy Phan Đức Minh ! Hoan hô Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng ! Hoan hô Binh Nhất Thắng!” Thiếu Tá Viên trầm ngâm suy nghĩ rồi nói, “ Tôi có làm chi đâu mà anh em hoan hô tôi? Điều đó nên dành cho Trung Úy Minh vì ông ấy nói như vậy thì còn ai cãi được nữa? Cái nghề của ông ấy là nghề Luật Sư, Thầy Cãi chớ không phải Sĩ Quan truyền tin. Mai mốt ông ấy có đổi sang ngành Quân Pháp để phục vụ tại các Tòa Án Quân Sự thì cũng đúng thôi ! Tôi chấp thuận lời xin của ông ấy ! Anh em nghĩ sao?” Cả Hội Trường lại vỗ tay vang như sấm dậy liên hồi…
Ngày Mồng 2 Tết Mậu Thân… Việt Cộng chiếm đóng và kiểm soát phần quan trọng của thành phố Huế. Một số Sĩ Quan cùng bị bắt với nhân viên chính quyền khi có mặt tại gia đình trong đêm 30 Tết, trong đó có vài người bạn thân của Minh. Anh chép miệng, “ Nếu chúng nó cứ nằm trong đơn vị với anh em thì đâu đến nỗi ! Ngày Tết ai chẳng muốn về đón Giao Thừa với gia đình, nhưng quân đội cần mình làm gương cho binh sĩ, tại sao mình không làm ?”
Minh đã hết nhiệm vụ Sĩ Quan Trực từ chiều Mồng Một Tết. Sĩ Quan Trực ngày Mồng 2 là Sĩ Quan Trung Đội Trưởng vô tuyến. Vì nhu cầu hành quân của Quân Đoàn, Sĩ Quan này phải dẫn 1 toán chuyên viên với máy móc lên xe đi ngay. Khi trình ký Sự Vụ Lệnh, Thiếu Tá Viên hỏi Minh, “ Trung Úy Phúc đang là sĩ quan trực, đã có ai thay nó chưa?” Ngày Tết mà dính mấy cái vụ này thật là kẹt ! Muốn lẹt xẹt đây đó trong hay ngoài đơn vị một tí, dù là ban ngày, cũng chịu chết! Thiếu Tá Viên đùa dai với Minh, “Cậu làm Sĩ Quan Trực ngày Mồng Một rồi, nay làm luôn ngày Mồng 2 được không ? ” Minh đáp, “Nếu Thiếu Tá và đơn vị cần thì tôi làm liền !” Thiếu tá Viên vui vẻ, “Ờ thôi, Cậu làm luôn đi! Mai mốt rảnh rang, muốn nghỉ ngơi, Moa cho Cậu thoải mái! ” Thế là Minh lại lên Phòng Trực nhận bàn giao. Minh vừa nhấc điện thoại kiểm soát các điểm canh phòng thì Hạ Sĩ Quan trực báo cáo “ Thưa Trung úy, có báo cáo vô tuyến từ toán ứng chiến Hòa Cường!” Minh nghe vô tuyến rồi ra lệnh “Giữ chúng nó cẩn thận, sẽ có người tới đem về Tiểu Đoàn ! ” Thì ra toán Việt Cộng bị rượt đuổi hôm qua, chui rúc đâu đó, sang Mồng 2, bị Quân Đội ta lục soát kỹ quá nên đành chạy qua ngả Hòa Cường, nhào vào khu vực của Tiểu Đội truyền tin đóng chốt. Chúng nó vừa chạy vừa bắn xối xả vào các mục tiêu nghi ngờ phía trước. Tiểu đội truyền tin nổ súng. Một tên té nhào. Toán Việt Cộng xả đạn như mưa vào Tiểu Đội truyền tin rồi chạy dạt sang phía khác. Chúng nó cần súng đạn hơn là cần người của nó nên chúng bắn phủ lên Toán truyền tin rồi nhào vô lượm khẩu AK chạy đi, bỏ thằng bị thương nằm lại. Thằng Việt Cộng cầm 2 khẩu AK lúng túng nên tụt lại phía sau. Nó lãnh luôn 1 băng Carbin M-2, chạy được vài buớc thí qụy xuống, nhưng nó vẫn cố quăng 2 khẩu AK cho đồng bọn mang đi rồi mới chịu nằm yên tại chỗ. Toán truyền tin bắt được 2 tù binh nhưng tiếc là không lấy được khẩu AK nào. Tụi Việt Cộng trở về đơn vị mà mất súng thì chỉ có nước nó chôn sống hay bắn bỏ. Chúng nó cần súng đạn chớ đâu có cần sinh mạng con người, dù là con người của chúng nó.
Chiếc xe Dodge 4 x 4 đậu trước cửa Phòng Trực. Minh ra lệnh “ Dẫn 2 anh đó vào trong này ! Gọi y tá chăm sóc cho họ. Họ bị bắt rồi. Mình phải đối xử tử tế ! ” Hai tên Việt Cộng nhìn Minh với vẻ sợ sệt. Minh cởi dây nịt, đưa khẩu súng Colt-45 cho 1 binh sĩ phía sau cầm để chúng nó đỡ sợ. Hai tên Việt Cộng còn trẻ măng, nói tiếng Quảng Nam. Minh hỏi họ “Các anh có phải là bộ đội chủ lực của Tỉnh không ? ” Chúng gật đầu. Minh bảo họ, “Các anh cứ yên tâm. Các anh bị bắt rồi. Chúng tôi không làm gì các anh cả. Lát nữa sẽ có người đưa các anh tới cơ quan có trách nhiệm. À, mà các anh có đói không ? ” Hai tên Việt Cộng mắt sáng lên. Minh bảo Hạ Sĩ Quan trực xuống Câu Lạc Bộ nói đem lên đây 2 tô bún bò và 2 ổ bánh mì. Trông 2 tên Việt Cộng ăn uống ngon lành, Minh nói với họ, “Cách đây nhiều năm, tôi cũng đã từng chiến đấu như các anh. Các anh còn trẻ quá ! Một ngày nào đó, các anh cũng sẽ nhận ra bộ mặt thật của cuộc chiến đấu này, giống như tôi cách đây nhiều năm về trước.” Cả hai ngước mắt nhìn anh chậm chạp rồi cúi gầm mặt xuống. Ăn xong, hai tên Việt Cộng tỉnh táo hẳn lên, chứng tỏ rằng họ đã bị đói có thể từ hôm trước. Minh hỏi cậu binh sĩ đứng bên cạnh, “ Có bật lửa không ? Lấy bao thuốc lá trên bàn kia, đưa cho các anh ấy hút một điếu đỡ lạnh. Trời đất ngày Tết lạnh hơi nhiều ! ” Bất chợt, Minh nhìn xuống bộ quân phục của mình: một cái áo “Field Jacket ” cổ bọc lông thú nhân tạo, hai bông mai vàng gắn trên cái nền bằng nhung mầu hạt dẻ, cài trên ngực áo, giầy cao cổ, đầu đội mũ, đeo bao tay da mà còn thấy lạnh, vậy mà hai thanh niên kia còn quá trẻ, đói khát cả ngày, bị thương, mỗi người 1 cái quần đùi và cái áo vải đen mỏng dính, sát vào người, lại bị rách vài ba chỗ hở cả da, cả thịt… Ai cũng là người cả, dù họ là 2 tên Việt Cộng bị bắt làm tù binh… Đất nước, dân tộc mình đau khổ là thế. Không biết đến bao giờ ?
Chiếc xe Dodge lăn bánh, chở toán lính vũ trang, đem 2 tên tù binh Việt Cộng giao cho Đặc Khu Đà Nẵng. Minh nhìn theo, buông 1 tiếng thở dài…
Tin tức quân sự cho hay: cuộc tổng tấn công của Việt Cộng trên khắp lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa đã bị đánh bại hoàn toàn. Địch chỉ còn chiếm giữ và kiểm soát khu vực Thành Nội của Cố Đô Huế. Một lúc nào đó, bọn Việt Cộng rồi cũng phải bỏ chạy khỏi nơi này. Số phận của các quân nhân, nhất là Sĩ Quan, nhân viên chính quyền, Đảng phái chính trị, nhân dân bị chúng coi là phản động đang trong gọng kìm kiểm soát của chúng nó rồi sẽ ra sao?
Khi lực lượng Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Biệt Động Quân, rảnh tay ở các chiến
- Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tái chiếm Huế -
trường đã thanh toán xong, cùng đổ về đây thì bọn Việt Cộng chịu chi cho nổi. Chúng nó trên đường tháo chạy, đã lùa theo hàng ngàn người thuộc loại kể trên, trói lại từng xâu rồi cho lệnh bắn hàng loạt. Tiếc đạn quá, chúng nó cho lệnh giết bằng mã tấu, lưỡi lê, dao găm. Cứ thế mà chém ngang cần cổ, cứ lụi vào lưng. Không chết cũng đạp xuống những cái hố chôn tập thể đã được dân quân, du kích và dân công địa phương đào sẵn khi chúng thấy tình hình giữ Huế không còn nổi nữa. Phát xít Đức tàn sát người Do Thái, giết các quân nhân Ba Lan bằng phòng hơi ngạt, bằng lò thiêu tập thể, hồi Thế Chiến thứ 2 đâu có ghê gớm, kinh khủng bằng lối giết người của Việt Cộng ở Huế trong dịp Tết Mậu Thân !
Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa đã chiến thắng oanh liệt trên khắp 4 Vùng chiến thuật, cũng như tại thủ đô Sài Gòn…Tất cả Tiểu Đoàn tập họp tại Hội Trường. Thiếu Tá Viên muốn dành quyền cho các quân nhân trong đơn vị đề cử những Binh sĩ đã phục vụ xuất sắc, thuộc mọi lãnh vực công tác, trong chiến dịch Tết Mậu Thân, vào danh sách thăng thưởng gửi lên Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn duyệt xét. Các Sĩ Quan Đại Đội Trưởng, Trung Đội Trưởng đưa ra những binh sĩ xuất sắc thuộc quyền chỉ huy của mình, như các chyên viên điện thoại dã chiến, chuyên viên vô tuyến điện, viễn ấn tự, siêu tần số, chuyên viên sưả chữa quân xa vv… đã tích cực phục vụ khi đi theo các cuộc hành quân trong vùng hay ngay tại đơn vị bất kể ngày đêm. Danh sách gồm những binh sĩ thật là xứng đáng được cấp trên khen thưởng, cho thăng cấp. Đến lượt Trung Úy Phan Đức Minh đứng lên. Anh nói,“Thưa Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng! Thưa quý vị Sĩ Quan cùng toàn thể anh em! Những binh sĩ xuất sắc của đơn vị ta đã được đề nghị ghi vào danh sách thăng thưởng, thật là xứng đáng! Tuy nhiên, chúng ta đã quên, đã bỏ sót một binh sĩ, theo tôi rất xứng đáng được ghi tên vào danh sách này. Đó là binh sĩ mà cách đây vài hôm tôi đã xin Thiếu Tá tha cho tội “Vô kỷ luật, bất tuân thượng lệnh”. Binh sĩ đó đang nằm bệnh viện với vết thương nơi bụng. Thiếu Tá đã chấp thuận. Hôm nay, một lần nữa tôi xin Thiếu Tá, quý vị Sĩ Quan cùng anh em hãy nghĩ đến Binh nhất Thắng đang nằm bệnh viện. Nếu Thắng nó cũng bình thường như mọi người bình thường khác thì giờ này nó cũng đang vui xuân với đơn vị, với anh em, với gia đình, bạn bè của nó. Tôi dùng tiếng “Nó” ở đây vì chúng tôi coi nhau như anh em ruột thịt trong một gia đình, như bạn bè thân thiết. Ngày gần đây, tại sân cờ đơn vị, chúng ta sẽ có nhiều binh sĩ được thăng cấp vì công lao khó nhọc, gian khổ. Tại sao chúng ta không cho Binh Nhất Thắng được chia sẻ niềm vinh dự đó? Trong phạm vi chuyên môn, kỹ thuật, Binh Nhất Thắng là một binh sĩ giỏi, luôn luôn xung phong trong mọi công tác khi cần. Điều này chắc Đại Úy Đại Đội Trưởng của Thắng cũng đồng ý với tôi! Ngoài ra, Binh nhất Thắng, dù là một binh sĩ truyền tin, không thuộc đơn vị tác chiến, nhưng có một tinh thần chiến đấu, hi sinh, dũng cảm, sẵn sàng vì Quân Đội, mà xả thân, lăn vào nguy hiểm, dám quên sinh mạng của chính mình. Trong cuộc chiến tranh không trận tuyến này, có thể một ngày nào đó, biết đâu đơn vị chúng ta lại chẳng có khi bị địch tấn công, tràn vào như ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn, Bộ Chỉ Huy Quân Trấn. Lúc đó, chúng ta không những chỉ cần có các chuyên viên kỹ thuật tài giỏi, phục vụ hăng say như quý vị Sĩ Quan và anh em đã đề nghị ghi vào danh sách. Lúc đó chúng ta nhất định cần phải có những quân nhân dũng cảm như Binh Nhất Thắng để chúng ta không bị tiêu diệt, không bị bắt làm tù binh, để chúng ta chiến thắng.…”. Cả Hội trường lại chìm ngập trong tiếng vỗ tay, lẫn những tiếng hoan hô… Yên lặng một lát, Thiếu tá Viên hỏi, “Các Sĩ Quan nghĩ sao về điều này?” Tất cả đều đồng thanh “Binh nhất Thắng xứng đáng được thăng thưởng như lời Trung Úy Minh!” Thiếu tá Viên nửa đùa nửa thật, “Quân đội không có chơi cái màn lấy đa số mà áp đảo như vậy nghe! Quân Đội mà như thế thì tôi, Tiểu Đoàn Trưởng cũng chịu thua anh em là cái chắc! Nói vui vậy thôi, tôi chấp thuận lời đề nghị của Trung Úy Minh.” Anh em lại vỗ tay ào ào một lần nữa. Ở phía sau có tiếng ồn ào, “Ghê thật! Trung Uy Minh đã xin tha tội vô kỷ luật cho thằng Thắng, nay lại còn xin thăng cấp đặc cách cho nó nữa. Thật chịu ông ấy luôn!” Có tiếng anh em khác, “Mà không chịu ông ấy làm sao được? Sĩ Quan xuất thân Trường Luật chớ bộ! Có lý quá đi chớ !Quân Đội là phải thưởng phạt công minh, rõ ràng.”.
Ít ngày sau, tại sân cờ đơn vị, một sáng đẹp trời, dưới bóng cờ bay phất phới, Thiếu Tá Viên cùng một số Sĩ Quan Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn đi duyệt hàng quân thật nghiêm trang, long trọng. Quân nhân từng Đại đội, đều như máy, nhất loạt bồng súng chào, sau tiếng hô của Sĩ Quan trực nhật. Thế rồi buổi họp mặt “khao lon” tuy đơn giản nhưng vô cùng vui vẻ rộn ràng trong tiếng đàn, giọng hát của Ban Văn Nghệ Tiểu Đoàn, đã nhiều phen đoạt giải xuất sắc của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn .
Trung Úy Minh xin phép Thiếu Tá Viên, dẫn một “Phái Đoàn” sang Tổng Y Viện Duy Tân, gắn lon Hạ Sĩ cho Binh nhất Thắng, người quân nhân anh hùng của đơn vị. Vì là bạn thân văn chương, báo chí với Bác sĩ Thiếu tá Chỉ Huy Phó bệnh viện, và thường có mặt trong các buổi sinh hoạt vui vẻ của đơn vị Quân Y này cho nên khi Trung Úy Minh dẫn phái đoàn sang tới nơi thì đã có một số nhân viên bệnh viện túc trực tại đây. Sau khi đọc quyết định thăng cấp đặc cách của Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn I kiêm Tư Lệnh Vùng I chiến thuật, Trung Úy Minh tươi cười, nói với Thắng, “Cậu đang nằm trên giường bệnh, không mặc quân phục nên tôi xin phép thượng cấp, gắn cấp hiệu Hạ Sĩ lên ngực áo bệnh nhân cho cậu như thế này.” Anh em và đám nhân viên bệnh viện vui vẻ vỗ tay chúc mừng Hạ Sĩ Thắng, người quân nhân dũng cảm của Tiểu Đoàn truyền tin Quân Đoàn I, quên cả là mọi người đang ở bệnh viện. Hạ Sĩ Thắng xúc động, hai mắt long lanh, “Bạn bè thân thiết đã kể cho em biết hết về câu chuyện này. Xin vô cùng cảm ơn Trung Úy !”
Minh xiết tay Hạ Sĩ Thắng cùng toán anh chị em nhân viên bệnh viện với tình Huynh đệ chi binh dâng ngập trong lòng, tất cả thân thương như anh em một nhà…Trung Úy Minh và phái đoàn đã ra xe đậu gần đó mà Hạ Sĩ Thắng và anh chị em nhân viên bệnh viện vẫn còn vẫy tay chào từ biệt. Ngoài trời, nắng ấm đã lên tràn ngập khung trời bệnh viện Duy Tân…
*
- Bài viết này sau khi xuất hiện trên Net, đã được 1 vị ẩn danh chuyển dịch sang Anh ngữ và chuyển đi khắp nơi.
San Diego, California
Phan Đức MinhĐố vui Xuân Tân Sửu – 2021
***
Phần Câu Hỏi :
- Câu số 1 : Tết Tân Sửu ( 2021 ) tới rồi, mục Đố Vui các Bạn biết mần chi đây hè ! Bí quá, Lão Phan đành… chỉ dám đố các Cô, các Cậu dân Mỹ gốc Việt nhà ta từ 18 tuổi trở xuống, còn đang đi học…mấy Lớp Việt ngữ, nói tiếng Việt phải có…thông dịch viên để dịch tiềng Việt ra…tiếng Việt thì bà con ta mới hiểu thôi. Không có chạy tứ tung đi hỏi các vị phụ huynh đâu đấy nghe !
1.-Ngày đầu năm âm lịch là ngày Lễ gì của dân tộc Việt Nam ?
2.- Tháng 12 Âm lịch gọi là gì ?
3.- Tháng 01 Âm lịch gọi là gì ?
4 -Tết Nguyên Đán nhằm ngày nào của năm Âm Lịch ?
5- Tên của bốn mùa trong năm là gì ?
6- Trong năm, lá cây rụng nhiều vào mùa nào?
7 - Mùa nào lạnh nhất trong năm?
8 - Mùa nào nóng nhất trong năm?
9- Hoa mai thường trưng bày trong ngày Tết có màu gì ?
10 – Hạt dưa ngày Tết là hạt dưa gì ?
11 - Bao lì xì màu gì?
12 - Bánh chưng làm bằng gạo chi ?
13 - Câu “Cung chúc tân xuân ” có nghĩa là chi ?
14 - Ngày Tết thường có một đoàn múa biểu diễn gọi là chi ?
15 -Tên 3 vị Thần tượng trưng cho sự giầu sang, hạnh phúc và sức khỏe, trong dịp Tết nguyên đán là gì ?
16 - Ruột trái dưa hấu màu chi ?
17 -Bánh chưng hình gì và tượng trưng cho cái chi ?
18 - Bánh dầy hình gì và tượng trưng cho cái chi ?
19 – Tại sao dân ta dùng bánh dầy và bánh chưng để cúng Tổ Tiên ?
20- Tối 30 Tết, gia đình Việt Nam thường xum họp đầy đủ để chuẩn bị đón giao thừa. Vậy giao thừa là chi ?
21-. Sống ở Hoa Kỳ, cộng đồng người Việt có tổ chức đón mừng Tết không ? Hình thức tổ chức, nói chung như
thế nào? Hãy kể ra. sơ sơ cho bà con nghe với…
22-.Diễn hành và hội chợ Tết có ý nghĩa như thế nào ? Nói sơ qua xem sao !
- Câu số 2 : Các cô, các cậu nhà ta cho biết vài câu ca dao, tục ngữ nói về con trâu xem ra sao hè ! Cho tụm lại từng nhóm vài ba người bàn bạc với nhau coi xem có nhớ được câu nào không . OK !
- Câu số 3 : Nói đến Tết Nguyên Đán của dân Việt mình mà không nói vế cái vụ…” Mâm ngũ Quả “ thì coi như thiếu sót nặng nề, mà theo ngôn ngữ của dân ta ở quê nhà thì phải nói là…siêu nặng mới đúng. Vậy bà con ta ai biết, ai rành…6 câu vọng cổ về cái dzụ “ Mâm ngũ quả “ thì nói sơ sơ cho bà con chúng tôi nghe với, nhất là các cô, các cậu sinh trưởng ở hải ngoại , lại càng mù tịt về những tập tục truyền thống của Tổ tiên, Ông bà chúng ta đối với ngày Tềt cổ truyền. Nói được chừng mô hay chừng đó, không ai bắt bẻ chi đâu mà ngán nghe bà con !
- Câu số 4 :
Đã định sì-tốp ở đây để…đi nhậu với mây ông bạn già , nhưng hệ thống….an ninh, tình báo thời đại siêu nguyên tử này báo động tùm lum cho hay rằng : bà con độc giả khắp nơi yêu cầu Lão Phan mần tiếp chút nữa kẻo không…bà con xuống đường biểu tình loạn cả lên bây giờ. Ớn quá, cái món biểu tình bây giờ ngán lắm, nên đành ráng đố tiếp vẫn về chuyện ngày Tết, ngày Xuân, cho vui vẻ cả…a…a …a…là…làng….( xuống câu vọng cổ đàng hoàng …)
A/- Em như cô gái hãy còn xuân, trong trắng oanh chưa lấm bụi trần. Xuân đến hoa mơ, hoa mận nở. Gái xuân giũ lụa trên sông Vân… Là đoạn mở đầu của bài hát nào ? Tác giả bài hát là ai ?
B/- Mênh mang thương nhớ trôi về đâu ? Xa em anh nhớ mùa trăng nào ? Đời phiêu lãng theo sóng giang hồ từ ngàn kiếp xưa, neo thuyền bến mơ. Đàn ơi lên khúc yêu rồi…. Là khoảng giữa của bài hát tên là chi ? Tác giả là nhạc sĩ nào ?
C/- Ngày thắm tươi bên đời xuân mới. Lòng đắm say bao nguồn vui sống . Xuân về với ngàn hoa tươi sáng. Ta muốn hái muôn ngàn đóa hồng…. Là mở đầu của bài hát tên là gì ? Tác giả là ai ?
***
( Coi phần trả lời ở ….. )
Phần trả lời Câu Đố :
Câu số 1 : Mới nghe qua Câu Đố thì bọn cháu, cả con trai lẫn con gái cứ thấy ngon lành quá, cứ tưởng dư sức…qua cầu một cách thoải mái vô tư, ai ngờ cũng phải đi…tra cứu tài liệu ( và có tí ti bấm điện thoại hỏi thêm các bậc đàn anh, đàn chị ) ghê gớm lắm mới có thể trả lời như ri :
1/- Ngày đầu năm âm lịch là ngày lễ gì của dân tộc Việt Nam ? - Là ngày Tết Nguyên Đán
2/- Tháng 12 Âm lịch gọi là gì ? - Tháng 12 Âm Lịch gọi là tháng Chạp.
3/- Tháng 01 Âm lịch gọi là gì ? - Tháng 01 Âm lịch gọi là tháng Giêng.
4/- Tết Nguyên Đán nhằm ngày nào của năm Âm lịch ? - Nhằm ngày mồng một tháng giêng Âm lịch.
5/- Tên của bốn mùa trong năm là gì ? - Là: Mùa Xuân, mùa Hạ, mùa Thu và mùa Đông
6/- Trong năm lá cây rụng nhiều vào mùa nào? - Lá rụng nhiều vào mùa Thu
7/- Mùa nào lạnh nhất trong năm ? - Mùa Đông lạnh nhất trong năm
8/- Mùa nào nóng nhất trong năm ? - Mùa Hạ nóng nhất trong năm
9/- Hoa mai thường trưng bày trong ngày Tết có màu gì ? - Có màu vàng
10//- Hạt dưa ngày Tết là hạt dưa gì ? - Là hạt dưa hấu
11/- Bao lì xì màu gì ? - Bao lì xì màu đỏ
12/- Bánh chưng làm bằng gạo gì ? - Bánh chưng làm bằng gạo nếp
13/- Câu “Cung chúc tân xuân ” có nghĩa là gì ? - Có nghĩa là : Chúc mừng năm mới !
14/- Ngày Tết thường có một đoàn múa biểu diễn gọi là gì ? - Múa Lân
15/- Tên 3 vị Thần tượng trưng cho sự giầu sang, hạnh phúc và sức khỏe, trong dịp Tết nguyên đán là gì ?- Là
Phúc , Lộc , Thọ.
16/- Ruột trái dưa hấu màu gì ? - Ruột trái dưa hấu màu đỏ
17/- Bánh chưng hình gì và tượng trưng cho cái gì ? - Bánh chưng hình vuông và tượng trưng cho Đất
18/- Bánh dầy hình gì và tượng trưng cho cái gì ? - Bánh dầy hình tròn và tượng trưng cho Trời
19/-Tại sao dân ta dùng bánh dầy và bánh chưng để cúng tổ tiên ? - Để ví công lao Tổ Tiên to lớn như Trời và Đất.
20/- Tối 30 Tết, gia đình Việt Nam thường xum họp đông đủ để chuẩn bị đón giao thừa. Vậy giao thừa là gì ?
- Giao thừa là khoảng thời gian giao tiếp giữa năm mới và năm cũ…..
21-. Sống ở Hoa Kỳ, cộng đồng người Việt có tổ chức đón mừng Tết không ? Hình thức tổ chức chung chung như
thế nào? Hãy kể ra cho bà con nghe với ! - Hằng năm, vào dịp Tết Nguyên Đán, Cộng Đồng Việt Nam tại
nhiều nơi ở Hoa Kỳ, tùy theo địa phương và điều kiện, đều có tổ chức Hội chợ Tết và diễn hành ở những đại lộ
chính của thành phố..
22-.Diễn hành và hội chợ Tết có ý nghĩa như thế nào ?- Diễn hành và Hội chợ Tết là một truyền thống của người Việt sống tại nhiều nơi ở Hoa Kỳ. Điều đó có ý nghĩa là đem lại niềm vui cho mọi người, giữ được bản sắc và văn hoá dân tộc của người Việt Nam đang sống nơi hải ngoại, nhất là trên đất nước Hoa Kỳ.
Câu số 2 : Á à !!! Tụi cháu mà nói về Ca dao, tục ngữ Việt , về trâu thì coi bộ …dám chết quá à …Thôi cho tụi cháu bấm…Cell phone coi sơ sơ xem ra sao, may ra kiếm được ít chữ, chớ không thì đành chịu thua ở chỗ này quá !
OK! Cho coi sơ sơ …3 phút, 59 giây thôi đấy nghe !
Đây rồi ! Vài câu về ca dao, tục ngữ nói về Trâu đây nè !!!
Ca sao, tục ngữ nói về…trâu :
* Thằng Cuội ngồi gốc cây đa
Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời
Cha còn cắt cỏ trên trời
Mẹ còn cưỡi ngựa đi chơi cầu vồng…
* Dù ai buôn đâu bán đâu,
Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về.
Dù ai buôn bán trăm nghề,
Mồng mười tháng tám trở về chọi trâu.
* Trâu ơi! Ta bảo trâu này!
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cày cấy vốn nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công!
Bao giờ cây lúa trổ bông,
Thời còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
* Lao xao gà gáy rạng ngày,
Vai vác cái cày, tay dắt con trâu.
Bước chân xuống cánh đồng sâu,
Mắt nhắm mắt mở đuổi trâu đi cày.
Ai ơi! Bưng bát cơm đầy,
Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng…
* Đàn đâu mà gảy tai trâu,
Đạn đâu bắn sẻ, gươm đâu chém ruồi ..
Được chưa ? Số zách bên Tầu là cái chắc !
Câu số 3 : Do điều kiện ở các khu vực sinh sống của người Việt có khác biệt nên có nhiều cách bày mâm ngũ quả khác nhau. Mâm ngũ quả của người miền Bắc thường gồm: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt [7] hay chuối, ớt, bưởi, quất, lê. Có thể thay thế bằng cam, táo, lê, lê-ki-ma,... Chuối xanh cong lên ôm lấy bưởi mang ý nghĩa đùm bọc. Nói chung, người miền Bắc không có phong tục khắt khe về mâm ngũ quả và hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày được, miễn là nhiều màu sắc.
Mâm ngũ quả người miền Nam gồm mãng cầu Xiêm, dừa (hay dưa), đu đủ, xoài, sung, với ngụ ý "cầu sung (túc) vừa đủ xài". Đôi khi thêm trái dứa ( người Nam gọi là "thơm") và thường là phải có một cặp dưa hấu để riêng bên cạnh. Khác với người Bắc là gia đình người miền Nam thường kiêng kỵ chưng trái có tên mang ý nghĩa xấu nên mâm trái cây của họ không có chuối (vì âm chuối đọc như "chúi nhủi", ngụ ý thất bại), cam ("quýt làm cam chịu"), lê ("lê lết"), táo (người Nam gọi là "bom"), lựu ("lựu đạn") và không có cả sầu riêng, dù người Nam bình thường rất thích ăn sầu riêng, và không chọn trái có vị đắng, cay.
Các loại trái cây sau đây thường dùng để bày mâm ngũ quả hay mâm trái cây :
- Miền Bắc: - Lê - Lựu - Đào - Phật thủ - Táo: táo tây, táo ta, táo tàu - Hồng - Bưởi - Nải chuối - Na / Mãng cầu - Cam, Quýt
- Miền Nam : - Dưa hấu - Sung - Đu đủ - Xoài - Mãng cầu Xiêm - Thơm / Khóm (Dứa) - Dừa - Nho - Sa pô chê (Hồng xiêm)- Thanh long.
Thôi nghe bà con ! Sơ sơ như rứa về mâm ngũ quả coi bộ các cô, các cậu lớn lên ở hải ngoại coi bộ…ngất ngư con tầu đi rồi đó !
Câu số 4 :
A/- Em như cô gái hãy còn xuân, trong trắng oanh chưa lấm bụi trần. Xuân đến hoa mơ, hoa mận nở. Gái xuân giũ lụa trên sông Vân… Là đoạn mở đầu của bài hát nào ? Tác giả bài hát là ai ? - Bài này coi hơi là lạ tí ti đây, không như mấy bài : Ly rượu mừng, Xuân đã về, Đồn vắng chiều xuân… thì mình cũng thuộc chút chút…À…nhớ ra rồi ! Đó là bài…Gái Xuân của Từ Vũ.
B/- Mênh mang thương nhớ trôi về đâu ? Xa em anh nhớ mùa trăng nào ? Đời phiêu lãng theo sóng giang hồ từ ngàn kiếp xưa, neo thuyền bến mơ. Đàn ơi lên khúc yêu rồi…. Là khoảng giữa của bài hát tên là chi ? Tác giả là nhạc sĩ nào ? Cũng hơi là lạ… Quay hỏi anh bạn ở gần coi có nhớ không . Đúng rồi ! – Đó là bài…Bến Đàn Xuân của Ngọc Bích .
C/- Ngày thắm tươi bên đời xuân mới. Lòng đắm say bao nguồn vui sống . Xuân về với ngàn hoa tươi sáng. Ta muốn hái muôn ngàn đóa hồng…. Là phần mở đầu của bài hát tên là gì ? Tác giả là ai ? – Nhớ mãi không ra, bí quá đành bấm phôn cầu cứu mấy tay ca sĩ…Karaoke… Thì ra: đó là bản… Xuân và Tuổi Trẻ, Nhạc và lời : La Hối và Thế Lữ…
Giỏi lắm ! Như thế là đáng thưởng cho 1 chầu nhậu “ Ăn chết bỏ “ ở nhà hàng Buffet nào gần nhất !
San Diego, ngày…đón Tết Con Trâu
Lão PhanSố 24 - Lễ Hội :
Đón Tết Tân Sửu 2021 ở Nam California
*
Lão Phan sưu tầm