Xe cán chó
Như Vậy Là Chê Mẹ Ruột : NSƯT Hồng Vân: học chữ “hạnh” từ mẹ chồng
PNCN - “Đến giờ này chất Đông phương trong người tôi vẫn đầy. Tôi thích tóc dài, không bao giờ thích tóc uốn. Tôi thích mặc áo lụa, yêu màu tím Huế của quê mình”. Bà nói thế, dù Bà bảo rằng sau cuộc tình tan vỡ với chồng, Bà phải “căng dây thanh” ra để làm “hũ gạo” trong gia đình có bố mẹ chồng và ba đứa con. Cực nhọc là vậy, nhưng bà vẫn ung dung tự tại, vẫn lãng mạn, lạc quan, yêu đời, yêu người.
Ca sĩ, NSƯT Hồng Vân giờ ở tuổi tri thiên mệnh, mỗi ngày làm “bạn tri âm” với mớ thực phẩm chức năng gồm sáu viên nghệ, bốn viên giảo cổ lam, hai viên linh chi, hai viên nha đam. Bà đã là bà của hai cháu nội và bốn cháu ngoại, là mẹ chồng, mẹ vợ của ba đứa con thành đạt. Nhà không cao lắm, cửa cũng chẳng rộng gì, nhưng với con người “biết đủ là đủ” như Hồng Vân thì cuộc đời đã quá đẹp, chẳng cần đòi hỏi gì thêm. Giờ đây, dẫu các con không muốn mẹ cực nhọc, nhưng hàng tuần bà vẫn đều đặn đến phòng trà Ân Nam và Tiếng Xưa (TP.HCM) để được hát, được nghe tiếng đàn, tiếng sáo, tiếng trống của ban nhạc sau lưng, được hạnh phúc với tiếng vỗ tay, tiếng đề nghị hát thêm của khán giả, để được bước về khuya dưới ánh đèn vàng... như thời tuổi trẻ.
Bà bảo mình là người lãng mạn từ trong bụng mẹ. Sinh ra dù thiếu tháng thiếu ngày, nhưng đã nghe các điệu Nam Bình, Nam Ai của các dì bên ngoại, các cô bên nội. Hồng Vân lớn lên với đủ loại bệnh của trẻ con: ban cua, ban khỉ, trái rạ... nhưng lại xinh như hoa huệ hoa hồng. Bước sang tuổi trăng rằm, Hồng Vân đã thuộc như cháo thơ tình Xuân Diệu, Huy Cận, Vũ Hoàng Chương, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính... sự lãng mạn đã nuôi sống tâm hồn tươi trẻ của bà đến giờ. Lãng mạn nhưng không sống trên mây, không rời xa thực tế. Hồng Vân vẫn biết thế nào là nền nếp gia phong của gia đình từ khi còn rất nhỏ. Bà nhớ như in lời bà nội khi cha “gần xa” việc ông sẽ dẫn về một đứa con trai ngoài giá thú bằng tuổi con gái Hồng Vân: “Nhà ni, gả một lần, cưới một lần. Lần thứ hai, tùy mấy người đem ra mô cưới nhau thì đem, chứ tui không nhận, tui cũng không biết, vì tui không cưới, không hỏi...”.
Thời của bà, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Trong nhà có con gái xinh, thêu giỏi, vẽ đẹp, hát hay mà lại không có cha bên cạnh, chẳng biết “bom nổ” giờ nào. Vì thế, khi bạn cha (Hồng Vân gọi bằng chú), đánh tiếng cưới, mẹ bà đồng ý. Thế là, 18 tuổi Hồng Vân lấy chồng, 19 tuổi sinh con, 20 tuổi theo “chú” vào Sài Gòn. Đúng lúc gặp luồng ánh sáng âm nhạc đang hừng hực ở “Hòn ngọc Viễn Đông”, cái tên Hồng Vân phất lên như diều gặp gió. Nói là may cũng không đủ, nhờ tài cũng không đúng, bởi nếu bà không được gặp những nghệ sĩ bậc thầy có trình độ, có đạo đức như Nguyễn Hữu Ba, Bửu Lộc, Lê Thương, Hùng Lân, Trần Văn Trạch, Phạm Trọng Cầu... thì có “ba đầu sáu tay” cũng chẳng ai mời đi hát cùng lúc ba bốn phòng trà nổi tiếng bấy giờ. Nhưng ông trời, dường như không cho ai cái gì mà không lấy lại cái khác. Danh tiếng bên ngoài càng cao, thì điều tiếng trong nhà càng lớn. “Đã là vợ chồng, nhưng tôi không tài nào gọi “chú” bằng anh được. Ở ngoài, tôi được khán giả săn đón bao nhiêu thì ở nhà “chú” buồn, chú “ghen” bấy nhiêu... Tôi yêu nghề như hơi thở vậy, nhưng “chú” không đồng ý, thế là, hai đứa đã “đập vỡ cây đàn”. Tôi bắt đầu cuộc sống mới như một trụ cột trong nhà, nuôi ba mẹ chồng và các con bằng cái nghề duy nhất của mình”.
Nhiều người bảo Hồng Vân là một nghệ sĩ “đa đoan” với nghề. Bà hát dân ca khắp các vùng miền, hát cả chầu văn ở đình chùa, nhưng bà cũng hát nhạc dance ở các vũ trường, ở những bar rượu. Bà hát nhạc tiền chiến, bà lại ngâm thơ, đóng phim rồi dạy cho sinh viên nhạc viện. Bà nhận thu âm theo yêu cầu của người hâm mộ, nhận đọc thơ cho phong trào xí nghiệp, cơ quan.... Bất cứ gì liên quan đến nghệ thuật là bà nhận lời. Hồng Vân yêu thơ từ trong máu thịt, nhưng cũng rất rạch ròi. “Ngày xưa, thơ rất lặng lẽ, mà rất hay, nghe một câu suy nghĩ hoài, đêm nằm vắt tay lên trán. Còn bây giờ, thơ rất... phong trào, nhiều bài thơ đọc xong chẳng còn gì để nhớ”, bà nói.
Ngồi nghe NSƯT Hồng Vân chuyện trò, người ta dễ dàng nhận ra bà không chỉ là một nghệ sĩ tài hoa, mà còn là dâu thảo, là mẹ chồng “chuẩn không cần chỉnh”, là bà nội bà ngoại... được đám cháu hết mực yêu quý. Vợ chồng bà chia tay, nhưng bà vẫn tròn trách nhiệm dâu con, trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng bố mẹ chồng cho đến khi ông bà qua đời. Vợ chồng con trai ly hôn đã lâu, con dâu vẫn ở chung với bà suốt ba năm sau đó. Hôm vừa rồi, bà bị cướp làm ngã gãy chân, “nguyên con dâu” của bà lại trở về chăm sóc mẹ chồng chu đáo. Bà bảo: “mấy chục năm nay, tôi luôn tự hào mình là… hũ gạo của gia đình. Dù vậy, tôi chưa bao giờ bị nói là tự kiêu. Bởi, từ rất sớm tôi học được ở mẹ chồng mình chữ... hạnh!”.
Nguyễn Thiện
Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Như Vậy Là Chê Mẹ Ruột : NSƯT Hồng Vân: học chữ “hạnh” từ mẹ chồng
PNCN - “Đến giờ này chất Đông phương trong người tôi vẫn đầy. Tôi thích tóc dài, không bao giờ thích tóc uốn. Tôi thích mặc áo lụa, yêu màu tím Huế của quê mình”. Bà nói thế, dù Bà bảo rằng sau cuộc tình tan vỡ với chồng, Bà phải “căng dây thanh” ra để làm “hũ gạo” trong gia đình có bố mẹ chồng và ba đứa con. Cực nhọc là vậy, nhưng bà vẫn ung dung tự tại, vẫn lãng mạn, lạc quan, yêu đời, yêu người.
Ca sĩ, NSƯT Hồng Vân giờ ở tuổi tri thiên mệnh, mỗi ngày làm “bạn tri âm” với mớ thực phẩm chức năng gồm sáu viên nghệ, bốn viên giảo cổ lam, hai viên linh chi, hai viên nha đam. Bà đã là bà của hai cháu nội và bốn cháu ngoại, là mẹ chồng, mẹ vợ của ba đứa con thành đạt. Nhà không cao lắm, cửa cũng chẳng rộng gì, nhưng với con người “biết đủ là đủ” như Hồng Vân thì cuộc đời đã quá đẹp, chẳng cần đòi hỏi gì thêm. Giờ đây, dẫu các con không muốn mẹ cực nhọc, nhưng hàng tuần bà vẫn đều đặn đến phòng trà Ân Nam và Tiếng Xưa (TP.HCM) để được hát, được nghe tiếng đàn, tiếng sáo, tiếng trống của ban nhạc sau lưng, được hạnh phúc với tiếng vỗ tay, tiếng đề nghị hát thêm của khán giả, để được bước về khuya dưới ánh đèn vàng... như thời tuổi trẻ.
Bà bảo mình là người lãng mạn từ trong bụng mẹ. Sinh ra dù thiếu tháng thiếu ngày, nhưng đã nghe các điệu Nam Bình, Nam Ai của các dì bên ngoại, các cô bên nội. Hồng Vân lớn lên với đủ loại bệnh của trẻ con: ban cua, ban khỉ, trái rạ... nhưng lại xinh như hoa huệ hoa hồng. Bước sang tuổi trăng rằm, Hồng Vân đã thuộc như cháo thơ tình Xuân Diệu, Huy Cận, Vũ Hoàng Chương, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính... sự lãng mạn đã nuôi sống tâm hồn tươi trẻ của bà đến giờ. Lãng mạn nhưng không sống trên mây, không rời xa thực tế. Hồng Vân vẫn biết thế nào là nền nếp gia phong của gia đình từ khi còn rất nhỏ. Bà nhớ như in lời bà nội khi cha “gần xa” việc ông sẽ dẫn về một đứa con trai ngoài giá thú bằng tuổi con gái Hồng Vân: “Nhà ni, gả một lần, cưới một lần. Lần thứ hai, tùy mấy người đem ra mô cưới nhau thì đem, chứ tui không nhận, tui cũng không biết, vì tui không cưới, không hỏi...”.
Thời của bà, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Trong nhà có con gái xinh, thêu giỏi, vẽ đẹp, hát hay mà lại không có cha bên cạnh, chẳng biết “bom nổ” giờ nào. Vì thế, khi bạn cha (Hồng Vân gọi bằng chú), đánh tiếng cưới, mẹ bà đồng ý. Thế là, 18 tuổi Hồng Vân lấy chồng, 19 tuổi sinh con, 20 tuổi theo “chú” vào Sài Gòn. Đúng lúc gặp luồng ánh sáng âm nhạc đang hừng hực ở “Hòn ngọc Viễn Đông”, cái tên Hồng Vân phất lên như diều gặp gió. Nói là may cũng không đủ, nhờ tài cũng không đúng, bởi nếu bà không được gặp những nghệ sĩ bậc thầy có trình độ, có đạo đức như Nguyễn Hữu Ba, Bửu Lộc, Lê Thương, Hùng Lân, Trần Văn Trạch, Phạm Trọng Cầu... thì có “ba đầu sáu tay” cũng chẳng ai mời đi hát cùng lúc ba bốn phòng trà nổi tiếng bấy giờ. Nhưng ông trời, dường như không cho ai cái gì mà không lấy lại cái khác. Danh tiếng bên ngoài càng cao, thì điều tiếng trong nhà càng lớn. “Đã là vợ chồng, nhưng tôi không tài nào gọi “chú” bằng anh được. Ở ngoài, tôi được khán giả săn đón bao nhiêu thì ở nhà “chú” buồn, chú “ghen” bấy nhiêu... Tôi yêu nghề như hơi thở vậy, nhưng “chú” không đồng ý, thế là, hai đứa đã “đập vỡ cây đàn”. Tôi bắt đầu cuộc sống mới như một trụ cột trong nhà, nuôi ba mẹ chồng và các con bằng cái nghề duy nhất của mình”.
Nhiều người bảo Hồng Vân là một nghệ sĩ “đa đoan” với nghề. Bà hát dân ca khắp các vùng miền, hát cả chầu văn ở đình chùa, nhưng bà cũng hát nhạc dance ở các vũ trường, ở những bar rượu. Bà hát nhạc tiền chiến, bà lại ngâm thơ, đóng phim rồi dạy cho sinh viên nhạc viện. Bà nhận thu âm theo yêu cầu của người hâm mộ, nhận đọc thơ cho phong trào xí nghiệp, cơ quan.... Bất cứ gì liên quan đến nghệ thuật là bà nhận lời. Hồng Vân yêu thơ từ trong máu thịt, nhưng cũng rất rạch ròi. “Ngày xưa, thơ rất lặng lẽ, mà rất hay, nghe một câu suy nghĩ hoài, đêm nằm vắt tay lên trán. Còn bây giờ, thơ rất... phong trào, nhiều bài thơ đọc xong chẳng còn gì để nhớ”, bà nói.
Ngồi nghe NSƯT Hồng Vân chuyện trò, người ta dễ dàng nhận ra bà không chỉ là một nghệ sĩ tài hoa, mà còn là dâu thảo, là mẹ chồng “chuẩn không cần chỉnh”, là bà nội bà ngoại... được đám cháu hết mực yêu quý. Vợ chồng bà chia tay, nhưng bà vẫn tròn trách nhiệm dâu con, trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng bố mẹ chồng cho đến khi ông bà qua đời. Vợ chồng con trai ly hôn đã lâu, con dâu vẫn ở chung với bà suốt ba năm sau đó. Hôm vừa rồi, bà bị cướp làm ngã gãy chân, “nguyên con dâu” của bà lại trở về chăm sóc mẹ chồng chu đáo. Bà bảo: “mấy chục năm nay, tôi luôn tự hào mình là… hũ gạo của gia đình. Dù vậy, tôi chưa bao giờ bị nói là tự kiêu. Bởi, từ rất sớm tôi học được ở mẹ chồng mình chữ... hạnh!”.
Nguyễn Thiện
Song Phương chuyển