Văn Học & Nghệ Thuật
Những bài văn điểm không
Những bài văn điểm không
“Một buổi sáng thức giấc, bạn chợt thấy những cơn gió se lạnh len lỏi qua từng góc phố, từng hàng cây, mơn man trên da mặt, xua đi cái nóng oi ả của mùa hè. Đó là bước chuyển mình dịu dàng, tinh tế của mùa thu - mùa tôi yêu thích nhất...”
Đây là đoạn mở đầu của bài văn kiểm tra định kỳ của một học sinh lớp 7 bị điểm “không” lan truyền trên mạng xã hội được báo chí trích dẫn khá nhiều trong các bài viết. Đoạn văn mở đầu được nhiều người đồng tình là hay so với lứa tuổi các em nhưng nhiều người cho rằng em bị cô giáo “đì” mới cho điểm không oan uổng như thế.
Nhà văn Ý Nhi với cái nhìn của một người viết lách bà cho biết:
“Tôi nghe đọc đọan văn ấy thì tôi thấy rất hay và nếu như nó được viết từ một em bé lớp sáu thì nó rất giỏi còn chuyện cô giáo cho nó điểm không thì không biết như thế nào. Có thể cô giáo cô ây bị một cái quy định nào đấy chứ tôi nghĩ tả mùa thu mà tả như thế thì quá đẹp.”
Bị nghi ngờ đã lấy trộm
Thế nhưng cũng không ít người lại nhìn vấn đề ở một góc nhìn khác với nhà văn Ý Nhi khi xác định đoạn văn này vượt chuẩn và vì hay quá nên cậu học sinh bị nghi ngờ đã lấy trộm nó từ một bài văn mẫu nào đó và bị cô giáo phát hiện ra với kết quả nghiêm khắc là một con zero to tướng.
Tôi không thích giọng văn của cậu bé ấy nên nếu tôi là cô giáo tôi sẽ làm khác. Thế nhưng chắc cô giáo nghĩ nó không chịu theo bài văn mẫu của mình nên mới như vậy.
-Nhà giáo Phạm Toàn
Cả hai giả thiết đều bất lợi cho một bài văn lớp bảy, nhất là ở giả thiết thứ hai, nó nói lên một thực trạng đáng buồn khác trong việc giảng dạy văn trong nhà trường và “văn mẫu” là một trong các quy định, hướng dẫn đang góp phần thui chột lòng tự trọng, sự sáng tạo và tính trong sáng của các em học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường.
Nhà giáo Phạm Toàn, người làm việc với nhóm Cánh Buồm trong chương trình viết sách hướng dẫn học tập tiếng Việt cho các em từ lớp 1 tới lớp 9 chia sẻ cái nhìn của ông về vấn đề này:
“Tôi không thích giọng văn của cậu bé ấy nên nếu tôi là cô giáo tôi sẽ làm khác. Thế nhưng chắc cô giáo nghĩ nó không chịu theo bài văn mẫu của mình nên mới như vậy. Cái việc dạy cho trẻ con tả cảnh trong một bài như thế lả điều hết sức sai lầm lâu nay là vì văn tả cảnh không bao giờ có một nhà văn nào tả cảnh như thế cả. Nhà văn tả cảnh chỉ sau khi kể chuyện thì người ta nhảy vào miêu tả bằng ấn tượng của người ta, cái đó không dạy được.”
Nhà giáo Phạm Toàn cũng bày tỏ sự ngạc nhiên khi cô giáo cho em không điểm mà không hỏi han một câu nào về sự “đạo văn” của em, nếu có. Ông cho biết:
“Trong trường hợp này cô giáo phải thảo luận với em ấy, cô không đồng ý điểm nào, cô phải tìm hiểu tại sao em nó viết như thế. Cô không được cho điểm nó bởi vì cảm nhận một tâm hồn trẻ em thì cô nhiều khi cũng không biết, thậm chí chồng cô cô cũng không hiểu nữa cho nên đối với học sinh cô không được dùng cái quyền này. Bộ Giáo dục trước đây họ cho điểm từ 1 tới 10, sau đó lại cho điểm bằng nhận xét, nhận xét thì vẫn là giáo viên nhận xét.
Một chương trình học là một lý tưởng đào tạo. Người có lý tưởng đào tạo học sinh mình thành công dân giỏi sau lớp 9 lớp 10 thì người ta có một chương trình khác. Hiện nay người ta cứ mãi quảng cáo hình ảnh của cô này bán cái này bán cái kia để nuôi con học đại học như thế là vô nhân đạo. Phải cho nó kiếm sống để nó sống chứ. Nó phải học nghề để kiếm sống cho sung sướng hơn.”
Nhà thơ Ý Nhi tuy xác nhận một đứa trẻ học lớp 7 vẫn có thể làm những bài văn hay như bài văn mẫu, không nhất thiết cứ văn mẫu là không học sinh nào làm được, tuy nhiên tính cách phản giáo dục trong “văn mẫu” không được bà dồng tình bởi nó là lực cản không cho các em sáng tạo trong cách viết và ngay cả trong cách tư duy:
“Tôi không nghĩ là nó lấy của ai đâu vì lớp sáu thì nó cỏ thế cảm nhận được điều đó. Mình không biết bây giờ thầy cô giáo người ta có còn áp dụng văn mẫu hay có cái barem dựng sẵn cho những bài văn hay không, cái này ở Việt Nam người ta nói rất nhiều rồi vì sợ nó hạn chế mức sáng tạo của trẻ em vì nó có những cái mẫu những cái barem, quy định tương đối ngặt nghèo cho trẻ em nó làm bài.”
Nhà thơ Trần Đăng Khoa, nổi tiếng thần đồng thơ ngay từ còn rất nhỏ. Với ông bài thơ này không thể gọi là xuất sắc như số đông vẫn đồng ý, ông chia sẻ cái nhìn của mình:
“Tôi thấy cái này bình thường, câu văn trung bình không có gì xuất sắc cả. Viết theo dạng như thế thì nhiều em có thể viết được và nếu viết như thế thì không có gì ấn tượng.
Vừa rồi có một em bé lớp 9 nó viết một bức thư được UPU (Liên minh Bưu chính Thế giới) chấm giải nhất trong nước sau đó chấm ở nước ngoài thì Hội đồng chấm giải UPU quốc tế cũng trao cho em giải nhất của bức thư với nội dung là “Em hãy viết thư cho chính mình khi ở tuổi 45”. Tức là giống với Việt Nam thường có đề tài “Em hãy nói về ước mơ của em”. Cái đề văn Việt Nam bao giờ cũng ra cái đề như thế, cái này nó quen thuộc lắm rồi, đến mức không có gì mới mẻ cả.
Các bạn nước ngoài người ta có cái ý rất hay là hãy viết thư cho mình ở tuổi 45. Tuổi 45 chưa phải là già nhưng không còn là trẻ con nữa, đấy là cái tuổi thực sự trưởng thành. Nhiều em viết cái đó rất bình dị khi mà em trở thành bác sĩ, trở thành người đưa thư hay trở thành Chủ tịch Tỉnh Hoàng Sa, Trường Sa… tất cả đều viết rất bình thường riêng có một cháu bé học lớp 9 cháu đóng vai em bé Aylan Kurdi đã chết lúc 3 tuổi trên bãi biển Thổ Nhĩ Kỳ. Cô bé Việt Nam viết cho chính cháu ấy ở cái tuổi 45 và nó lý giải đây chỉ là giấc mơ thôi. Làm sao cấm được cái giấc mơ của trẻ con. Nó viết câu chuyện đấy rất hay và sâu sắc vô cùng.
Cái bài như thế còn đưa đến cho con người ta một cái gì đó rất độc đáo vì thằng bé đã chết từ lúc 3 tuổi thì làm sao còn sống đến tuổi 45 nữa. Em ấy lý giải điều đó rất hợp lý và sâu sắc. Bài viết của em đọc rất cảm động và làm cho người ta ngạc nhiên rất nhiều.”
Đứa con hư của một nền giáo dục
Không phải đến bây giờ mới xảy ra bài luận văn bị không điểm mặc dù rất hay. Người ta còn nhớ hàng chục lần trước đây nhiều bài văn xuất thần, sáng tạo thật sự nhưng vẫn bị điểm không vì ám ảm các bài văn mẫu. Nếu bài văn ngắn gọn xúc tích và đúng tiêu chuẩn theo cách định nghĩa của từng giáo viên thì sẽ bị nghi ngờ là trích từ đâu đó. Ngược lại nếu có ý tưởng, có sức sáng tạo cao và muốn vượt ra ngoài khuôn khổ định sẵn thì bài văn ấy sẽ bị phê là không đúng hướng, không có nội dung xây dựng hay thậm chí là phá phách, nổi loạn.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho biết vấn đề văn mẫu là đứa con hư của một nền giáo dục bị lũng đoạn từ việc thương mại hóa:
Gần đây mới có văn mẫu chứ thời chúng tôi đi học làm gì có văn mẫu. Gần đây có những bài văn mẫu cũng do chúng ta đã bị thương mại hóa giáo dục.
-Nhà thơ Trần Đăng Khoa
“Gần đây mới có văn mẫu chứ thời chúng tôi đi học làm gì có văn mẫu. Gần đây có những bài văn mẫu cũng do chúng ta đã bị thương mại hóa giáo dục. Tuy nhiên không ai lường được có những tác hại khác nữa đó là các em đôi khi cứ mang bài văn mẫu vào các bài thi, bài làm thì khác rồi. Còn nếu cho các em đọc như loại tham khảo thì được nhưng nếu biến thành văn mẫu để rồi các em chép nguyên si ra thì rất là không ổn.”
Bên cạnh sự sao chép là những đường mòn trong cách dạy văn. Phụ huynh từng ngạc nhiên trước câu chuyện cô giáo ra đề tài cho các em viết về cha của mình. Với một bài văn ngắn ngủi của học sinh khi em viết rằng: “Làm sao tôi có thể diễn tả được cha của tôi khi từ nhỏ đến giờ tôi không hề biết mặt ông ấy là ai, cao thấp già cả hay trẻ trung thế nào. Xin được không viết bài này”.
Và dĩ nhiên những dòng chữ ngay thật này được thưởng bằng một con số không to tướng.
Những đề tài sáo mòn ấy vẫn lập đi lập lại hàng ngàn lần trong các lớp dạy văn khiến trẻ em không còn một chút ngạc nhiên nào bên cạnh đời sống mà chúng chứng kiến hàng ngày. Sự hồn nhiên của chúng cũng dần dần được thay thế bằng các phạm trù “cao cả” hơn trong khi nhận thức của chúng chỉ là nhận thức của những đứa trẻ con trước hàng ngàn khuôn mặt của đời sống.
“Văn mẫu” vốn được viết ra từ người lớn với những kinh nghiệm mà trẻ con không thể chia sẻ. Văn mẫu cũng được nhìn dưới cái nhìn của người lớn khi đánh giá và tuyển chọn do đó khó được sự đồng cảm của trẻ nhỏ khi hai đối tượng tư duy hoàn toàn khác biệt.
Bên cạnh sai lầm của chương trình giáo dục là sai lầm của các nhận xét từ cộng đồng, cổ vũ khuyến khích sự “sáng tạo” mất phương hướng của học sinh khiến chúng như sa vào mê hồn trận.
Một bài văn nộp cho cô giáo với đề tài: “Phân tích vấn nạn bạo lực học đường” bị điểm không to tướng nhưng vẫn được cộng đồng mạng góp ý là xuất sắc và nên được nhân rộng do tính chất sáng tạo của nó. Bài văn có nội dung như sau:
“Bạo lực học đường là một vấn đề vô cùng nhức nhối. Bạo lực không chỉ xuất hiện ở nam sinh hay nữ sinh, mà còn bạo lực về cả vấn đề tâm lý, hay người ta còn gọi là khủng bố tinh thần.
Ví dụ tiêu biểu là học sinh không được đáp ứng những nhu cầu cần thiết trong giờ học. Ví dụ mùa hè, quạt trong phòng học chỉ mang tính chất minh họa, không có giá trị thực tiễn. Một phòng học chỉ có 5 cái quạt, một cái ở chỗ ngồi giáo viên, hai cái ở giữa lối đi cho giáo viên đi lại, và hai cái dành cho 50 học sinh còn lại.”
Em học sinh này nhầm lẫn giữa thiếu thốn tiện nghi với bạo lực giữa con người với con người. Có lẽ sống trong môi trường bị phê phán quá nhiều về những sai trái vật chất nên một cách vô thức em bị đánh đồng giữa vật chất và tinh thần, vốn khác nhau như nước với lửa.
Môn văn từng được xem là môn học xây dựng nhân văn nhưng đang bị rẻ rúng vì không mang lại lợi ích thiết thực cho học sinh khi tìm việc làm. Xã hội quá vinh danh giá trị vật chất nên phụ huynh có khuynh hướng chỉ định hay thậm chí bắt buộc con em mình phải theo học các môn khoa học tự nhiên vốn mang lại nhiều việc làm cho sinh viên mới ra trường hơn là các bài luận văn tuyệt đẹp nhưng không nuôi sống được chính tác giả của nó.
“Văn mẫu” đã góp phần làm cho môn văn trở thành cứng ngắt, công thức và được lộng kiếng đặt trong một môi trường xa lạ với tự do biểu đạt, diễn giải ý tưởng và lập ngôn theo cách của từng cá nhân, những cung cách làm cho một học sinh kiến tạo nhân cách bằng chính khả năng của mình chứ không cần trông cậy vào một khuôn mẫu nào khác.
Văn chương vốn là thứ dị ứng với khuôn mẫu, dù cho khuôn mẫu ấy thuyết phục cả xã hội vẫn không thuyết phục được một em bé mới học lớp sáu, khi em viết rằng em cần độc lập trong suy nghĩ và tự do trong cách diễn tả của em.
Bàn ra tán vào (0)
Những bài văn điểm không
Những bài văn điểm không
“Một buổi sáng thức giấc, bạn chợt thấy những cơn gió se lạnh len lỏi qua từng góc phố, từng hàng cây, mơn man trên da mặt, xua đi cái nóng oi ả của mùa hè. Đó là bước chuyển mình dịu dàng, tinh tế của mùa thu - mùa tôi yêu thích nhất...”
Đây là đoạn mở đầu của bài văn kiểm tra định kỳ của một học sinh lớp 7 bị điểm “không” lan truyền trên mạng xã hội được báo chí trích dẫn khá nhiều trong các bài viết. Đoạn văn mở đầu được nhiều người đồng tình là hay so với lứa tuổi các em nhưng nhiều người cho rằng em bị cô giáo “đì” mới cho điểm không oan uổng như thế.
Nhà văn Ý Nhi với cái nhìn của một người viết lách bà cho biết:
“Tôi nghe đọc đọan văn ấy thì tôi thấy rất hay và nếu như nó được viết từ một em bé lớp sáu thì nó rất giỏi còn chuyện cô giáo cho nó điểm không thì không biết như thế nào. Có thể cô giáo cô ây bị một cái quy định nào đấy chứ tôi nghĩ tả mùa thu mà tả như thế thì quá đẹp.”
Bị nghi ngờ đã lấy trộm
Thế nhưng cũng không ít người lại nhìn vấn đề ở một góc nhìn khác với nhà văn Ý Nhi khi xác định đoạn văn này vượt chuẩn và vì hay quá nên cậu học sinh bị nghi ngờ đã lấy trộm nó từ một bài văn mẫu nào đó và bị cô giáo phát hiện ra với kết quả nghiêm khắc là một con zero to tướng.
Tôi không thích giọng văn của cậu bé ấy nên nếu tôi là cô giáo tôi sẽ làm khác. Thế nhưng chắc cô giáo nghĩ nó không chịu theo bài văn mẫu của mình nên mới như vậy.
-Nhà giáo Phạm Toàn
Cả hai giả thiết đều bất lợi cho một bài văn lớp bảy, nhất là ở giả thiết thứ hai, nó nói lên một thực trạng đáng buồn khác trong việc giảng dạy văn trong nhà trường và “văn mẫu” là một trong các quy định, hướng dẫn đang góp phần thui chột lòng tự trọng, sự sáng tạo và tính trong sáng của các em học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường.
Nhà giáo Phạm Toàn, người làm việc với nhóm Cánh Buồm trong chương trình viết sách hướng dẫn học tập tiếng Việt cho các em từ lớp 1 tới lớp 9 chia sẻ cái nhìn của ông về vấn đề này:
“Tôi không thích giọng văn của cậu bé ấy nên nếu tôi là cô giáo tôi sẽ làm khác. Thế nhưng chắc cô giáo nghĩ nó không chịu theo bài văn mẫu của mình nên mới như vậy. Cái việc dạy cho trẻ con tả cảnh trong một bài như thế lả điều hết sức sai lầm lâu nay là vì văn tả cảnh không bao giờ có một nhà văn nào tả cảnh như thế cả. Nhà văn tả cảnh chỉ sau khi kể chuyện thì người ta nhảy vào miêu tả bằng ấn tượng của người ta, cái đó không dạy được.”
Nhà giáo Phạm Toàn cũng bày tỏ sự ngạc nhiên khi cô giáo cho em không điểm mà không hỏi han một câu nào về sự “đạo văn” của em, nếu có. Ông cho biết:
“Trong trường hợp này cô giáo phải thảo luận với em ấy, cô không đồng ý điểm nào, cô phải tìm hiểu tại sao em nó viết như thế. Cô không được cho điểm nó bởi vì cảm nhận một tâm hồn trẻ em thì cô nhiều khi cũng không biết, thậm chí chồng cô cô cũng không hiểu nữa cho nên đối với học sinh cô không được dùng cái quyền này. Bộ Giáo dục trước đây họ cho điểm từ 1 tới 10, sau đó lại cho điểm bằng nhận xét, nhận xét thì vẫn là giáo viên nhận xét.
Một chương trình học là một lý tưởng đào tạo. Người có lý tưởng đào tạo học sinh mình thành công dân giỏi sau lớp 9 lớp 10 thì người ta có một chương trình khác. Hiện nay người ta cứ mãi quảng cáo hình ảnh của cô này bán cái này bán cái kia để nuôi con học đại học như thế là vô nhân đạo. Phải cho nó kiếm sống để nó sống chứ. Nó phải học nghề để kiếm sống cho sung sướng hơn.”
Nhà thơ Ý Nhi tuy xác nhận một đứa trẻ học lớp 7 vẫn có thể làm những bài văn hay như bài văn mẫu, không nhất thiết cứ văn mẫu là không học sinh nào làm được, tuy nhiên tính cách phản giáo dục trong “văn mẫu” không được bà dồng tình bởi nó là lực cản không cho các em sáng tạo trong cách viết và ngay cả trong cách tư duy:
“Tôi không nghĩ là nó lấy của ai đâu vì lớp sáu thì nó cỏ thế cảm nhận được điều đó. Mình không biết bây giờ thầy cô giáo người ta có còn áp dụng văn mẫu hay có cái barem dựng sẵn cho những bài văn hay không, cái này ở Việt Nam người ta nói rất nhiều rồi vì sợ nó hạn chế mức sáng tạo của trẻ em vì nó có những cái mẫu những cái barem, quy định tương đối ngặt nghèo cho trẻ em nó làm bài.”
Nhà thơ Trần Đăng Khoa, nổi tiếng thần đồng thơ ngay từ còn rất nhỏ. Với ông bài thơ này không thể gọi là xuất sắc như số đông vẫn đồng ý, ông chia sẻ cái nhìn của mình:
“Tôi thấy cái này bình thường, câu văn trung bình không có gì xuất sắc cả. Viết theo dạng như thế thì nhiều em có thể viết được và nếu viết như thế thì không có gì ấn tượng.
Vừa rồi có một em bé lớp 9 nó viết một bức thư được UPU (Liên minh Bưu chính Thế giới) chấm giải nhất trong nước sau đó chấm ở nước ngoài thì Hội đồng chấm giải UPU quốc tế cũng trao cho em giải nhất của bức thư với nội dung là “Em hãy viết thư cho chính mình khi ở tuổi 45”. Tức là giống với Việt Nam thường có đề tài “Em hãy nói về ước mơ của em”. Cái đề văn Việt Nam bao giờ cũng ra cái đề như thế, cái này nó quen thuộc lắm rồi, đến mức không có gì mới mẻ cả.
Các bạn nước ngoài người ta có cái ý rất hay là hãy viết thư cho mình ở tuổi 45. Tuổi 45 chưa phải là già nhưng không còn là trẻ con nữa, đấy là cái tuổi thực sự trưởng thành. Nhiều em viết cái đó rất bình dị khi mà em trở thành bác sĩ, trở thành người đưa thư hay trở thành Chủ tịch Tỉnh Hoàng Sa, Trường Sa… tất cả đều viết rất bình thường riêng có một cháu bé học lớp 9 cháu đóng vai em bé Aylan Kurdi đã chết lúc 3 tuổi trên bãi biển Thổ Nhĩ Kỳ. Cô bé Việt Nam viết cho chính cháu ấy ở cái tuổi 45 và nó lý giải đây chỉ là giấc mơ thôi. Làm sao cấm được cái giấc mơ của trẻ con. Nó viết câu chuyện đấy rất hay và sâu sắc vô cùng.
Cái bài như thế còn đưa đến cho con người ta một cái gì đó rất độc đáo vì thằng bé đã chết từ lúc 3 tuổi thì làm sao còn sống đến tuổi 45 nữa. Em ấy lý giải điều đó rất hợp lý và sâu sắc. Bài viết của em đọc rất cảm động và làm cho người ta ngạc nhiên rất nhiều.”
Đứa con hư của một nền giáo dục
Không phải đến bây giờ mới xảy ra bài luận văn bị không điểm mặc dù rất hay. Người ta còn nhớ hàng chục lần trước đây nhiều bài văn xuất thần, sáng tạo thật sự nhưng vẫn bị điểm không vì ám ảm các bài văn mẫu. Nếu bài văn ngắn gọn xúc tích và đúng tiêu chuẩn theo cách định nghĩa của từng giáo viên thì sẽ bị nghi ngờ là trích từ đâu đó. Ngược lại nếu có ý tưởng, có sức sáng tạo cao và muốn vượt ra ngoài khuôn khổ định sẵn thì bài văn ấy sẽ bị phê là không đúng hướng, không có nội dung xây dựng hay thậm chí là phá phách, nổi loạn.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho biết vấn đề văn mẫu là đứa con hư của một nền giáo dục bị lũng đoạn từ việc thương mại hóa:
Gần đây mới có văn mẫu chứ thời chúng tôi đi học làm gì có văn mẫu. Gần đây có những bài văn mẫu cũng do chúng ta đã bị thương mại hóa giáo dục.
-Nhà thơ Trần Đăng Khoa
“Gần đây mới có văn mẫu chứ thời chúng tôi đi học làm gì có văn mẫu. Gần đây có những bài văn mẫu cũng do chúng ta đã bị thương mại hóa giáo dục. Tuy nhiên không ai lường được có những tác hại khác nữa đó là các em đôi khi cứ mang bài văn mẫu vào các bài thi, bài làm thì khác rồi. Còn nếu cho các em đọc như loại tham khảo thì được nhưng nếu biến thành văn mẫu để rồi các em chép nguyên si ra thì rất là không ổn.”
Bên cạnh sự sao chép là những đường mòn trong cách dạy văn. Phụ huynh từng ngạc nhiên trước câu chuyện cô giáo ra đề tài cho các em viết về cha của mình. Với một bài văn ngắn ngủi của học sinh khi em viết rằng: “Làm sao tôi có thể diễn tả được cha của tôi khi từ nhỏ đến giờ tôi không hề biết mặt ông ấy là ai, cao thấp già cả hay trẻ trung thế nào. Xin được không viết bài này”.
Và dĩ nhiên những dòng chữ ngay thật này được thưởng bằng một con số không to tướng.
Những đề tài sáo mòn ấy vẫn lập đi lập lại hàng ngàn lần trong các lớp dạy văn khiến trẻ em không còn một chút ngạc nhiên nào bên cạnh đời sống mà chúng chứng kiến hàng ngày. Sự hồn nhiên của chúng cũng dần dần được thay thế bằng các phạm trù “cao cả” hơn trong khi nhận thức của chúng chỉ là nhận thức của những đứa trẻ con trước hàng ngàn khuôn mặt của đời sống.
“Văn mẫu” vốn được viết ra từ người lớn với những kinh nghiệm mà trẻ con không thể chia sẻ. Văn mẫu cũng được nhìn dưới cái nhìn của người lớn khi đánh giá và tuyển chọn do đó khó được sự đồng cảm của trẻ nhỏ khi hai đối tượng tư duy hoàn toàn khác biệt.
Bên cạnh sai lầm của chương trình giáo dục là sai lầm của các nhận xét từ cộng đồng, cổ vũ khuyến khích sự “sáng tạo” mất phương hướng của học sinh khiến chúng như sa vào mê hồn trận.
Một bài văn nộp cho cô giáo với đề tài: “Phân tích vấn nạn bạo lực học đường” bị điểm không to tướng nhưng vẫn được cộng đồng mạng góp ý là xuất sắc và nên được nhân rộng do tính chất sáng tạo của nó. Bài văn có nội dung như sau:
“Bạo lực học đường là một vấn đề vô cùng nhức nhối. Bạo lực không chỉ xuất hiện ở nam sinh hay nữ sinh, mà còn bạo lực về cả vấn đề tâm lý, hay người ta còn gọi là khủng bố tinh thần.
Ví dụ tiêu biểu là học sinh không được đáp ứng những nhu cầu cần thiết trong giờ học. Ví dụ mùa hè, quạt trong phòng học chỉ mang tính chất minh họa, không có giá trị thực tiễn. Một phòng học chỉ có 5 cái quạt, một cái ở chỗ ngồi giáo viên, hai cái ở giữa lối đi cho giáo viên đi lại, và hai cái dành cho 50 học sinh còn lại.”
Em học sinh này nhầm lẫn giữa thiếu thốn tiện nghi với bạo lực giữa con người với con người. Có lẽ sống trong môi trường bị phê phán quá nhiều về những sai trái vật chất nên một cách vô thức em bị đánh đồng giữa vật chất và tinh thần, vốn khác nhau như nước với lửa.
Môn văn từng được xem là môn học xây dựng nhân văn nhưng đang bị rẻ rúng vì không mang lại lợi ích thiết thực cho học sinh khi tìm việc làm. Xã hội quá vinh danh giá trị vật chất nên phụ huynh có khuynh hướng chỉ định hay thậm chí bắt buộc con em mình phải theo học các môn khoa học tự nhiên vốn mang lại nhiều việc làm cho sinh viên mới ra trường hơn là các bài luận văn tuyệt đẹp nhưng không nuôi sống được chính tác giả của nó.
“Văn mẫu” đã góp phần làm cho môn văn trở thành cứng ngắt, công thức và được lộng kiếng đặt trong một môi trường xa lạ với tự do biểu đạt, diễn giải ý tưởng và lập ngôn theo cách của từng cá nhân, những cung cách làm cho một học sinh kiến tạo nhân cách bằng chính khả năng của mình chứ không cần trông cậy vào một khuôn mẫu nào khác.
Văn chương vốn là thứ dị ứng với khuôn mẫu, dù cho khuôn mẫu ấy thuyết phục cả xã hội vẫn không thuyết phục được một em bé mới học lớp sáu, khi em viết rằng em cần độc lập trong suy nghĩ và tự do trong cách diễn tả của em.