Văn Học & Nghệ Thuật
Những bản nhạc mùa đông nổi tiếng
Vậy là một mùa đông nữa lại về, và trong tiết trời lạnh lẽo, Vũ Hoàng chắc hẳn sẽ không có gì thú vị hơn là ngồi trong nhà ấm cúng, thưởng thức một ly trà hay cà phê nghi ngút khói và thả hồn mình vào những bản nhạc tình mùa đông nổi tiếng, phải không thưa quý vị?
Năm ngoái, Hoa Kỳ vừa trải qua một mùa đông thật tệ hại và người ta dự đoán là năm nay, mùa đông ở xứ sở Cờ Hoa có lẽ còn lạnh hơn nhiều…
Nhạc phẩm nổi tiếng Đêm Đông của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương qua tiếng hát danh ca Bạch Yến, bà là người đầu tiên thể hiện ca khúc nổi tiếng này theo điệu slow rock. Nhắc đến những bản tình ca viết về mùa đông mà không nói đến Đêm Đông thì chắc chắn là thiếu sót. Bài hát kinh điển Đêm Đông được nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương sáng tác năm 1939… tài liệu ghi rằng hồi đó do kẹt tiền nên nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương còn là học sinh, không thể về quê ăn Tết với gia đình, mà Hà Nội năm đó lại rất rét, thấu cảnh cô đơn trong đêm tối, ông chợt nảy ra ý định tìm những người cùng cảnh ngộ với mình… Và khi đi qua phố Khâm Thiên, nơi từng nổi tiếng là phố ả đào, ông muốn xem có ca nhi nào vì kế sinh nhai mà phải ở lại đêm giao thừa nơi đất khách và thế nên nhưng câu chữ như “ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng” ra đời, còn “thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư” hoặc “cô lữ đêm đông không nhà” là ông viết cho chính bản thân ông.
Nói đến mùa đông là nói đến cái lạnh, cái rét… cảnh vật như buồn hơn, lòng người như trùng xuống… đột nhiên sự cô đơn, rét mướt bao vây… ở đó là những cơn gió run rẩy, khô cứng, bầu trời ảm đạm, xám xịt… Có lẽ những hình ảnh trên là điều dễ tìm thấy trong những bản nhạc viết về mùa đông… Mùa đông khiến người ta dễ có cảm giác nao lòng, bước chân ra đi chỉ muốn được quay về tìm một hơi ấm. Hình như nói đến mùa đông cũng đồng nghĩa tự sự với nỗi buồn, một nỗi buồn vu vơ không gọi thành tên… và nếu chẳng may một cuộc tình nào đó tan vỡ, kẻ ra đi, người ở lại thì chắc chắn nỗi buồn sẽ nhân lên gấp nhiều lần khi trời đất vào đông… Đó cũng là nội dung bản nhạc của Mùa Đông Sắp Đến Trong Thành Phố của Đức Huy.
Trong văn học Việt Nam cũng có nhiều câu chuyện đặc sắc lột tả mùa đông, mà có lẽ nổi tiếng hơn cả là Gió Lạnh Đầu Mùa của Thạch Lam… Người đọc bắt gặp những mảng đất khô trắng, cơn gió bấc làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn lá khô lạo xạo, trời một màu trắng đục, u ám và chậu lan lá rung động và sắc lại vì rét.
Ngoài văn chương, thơ ca cũng có những chùm thơ độc đáo về mùa đông mà được biết nhiều đến hơn cả là bản thơ phổ nhạc Nỗi Nhớ Mùa Đông của Phú Quang từ nguyên gốc của thi sĩ Thảo Phương.
Về cảm nhận riêng thì chắc nhiều quí vị sẽ đồng ý với Vũ Hoàng là khi lắng nghe tiếng hát Thu Phương, tự cảm nhận thấy có cái gì đó rất riêng của mùa đông phương Bắc, thấy được cái rét ngọt của gió mùa, một cảm giác chới với, tiếc nuối đầy tâm trạng… và chính nhạc sĩ Phú Quang đã đẩy cảm xúc lên tột cùng khi nhấn nhá “thôi đành ru lòng mình vậy, vờ như mùa đông đã về”
Có thể thấy, bên cạnh những bài hát kinh điển viết về mùa đông, thời gian gần đây nhiều nhạc sĩ trẻ cũng viết về chủ đề mùa đông nhưng lời thơ, ý nhạc mang hơi hướng khác hơn nhiều. Không bi lụy, não nề, không dùng lối ví von, ẩn dụ… mà mùa đông được xâu chuỗi qua những hình ảnh thực tế lồng vào đó là một tình yêu được sưởi ấm nhờ những trái tim đang yêu… Mùa đông dù lạnh lẽo nhưng vẫn mang trong mình một vẻ đẹp riêng có vì đã được những nhạc sĩ, ca sĩ trẻ thổi vào đó sự tươi mới, hồn nhiên của tình yêu tuổi trẻ… nhịp điệu nhanh, được phối khí hòa âm hiện đại… Vì thế dù vẫn ẩn chứa thông điệp về mùa đông, nhưng người nghe không cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo. Có thể kể đến một số nhạc phẩm mới viết về mùa đông như Tự Khúc Mùa Đông, Cô Bé Mùa Đông, Mùa Đông Không Lạnh, Đông Dịu Ngọt, Mùa Đông Đã Qua….
Vũ Hoàng xin chào và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tuần sau
Bàn ra tán vào (0)
Những bản nhạc mùa đông nổi tiếng
Vậy là một mùa đông nữa lại về, và trong tiết trời lạnh lẽo, Vũ Hoàng chắc hẳn sẽ không có gì thú vị hơn là ngồi trong nhà ấm cúng, thưởng thức một ly trà hay cà phê nghi ngút khói và thả hồn mình vào những bản nhạc tình mùa đông nổi tiếng, phải không thưa quý vị?
Năm ngoái, Hoa Kỳ vừa trải qua một mùa đông thật tệ hại và người ta dự đoán là năm nay, mùa đông ở xứ sở Cờ Hoa có lẽ còn lạnh hơn nhiều…
Nhạc phẩm nổi tiếng Đêm Đông của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương qua tiếng hát danh ca Bạch Yến, bà là người đầu tiên thể hiện ca khúc nổi tiếng này theo điệu slow rock. Nhắc đến những bản tình ca viết về mùa đông mà không nói đến Đêm Đông thì chắc chắn là thiếu sót. Bài hát kinh điển Đêm Đông được nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương sáng tác năm 1939… tài liệu ghi rằng hồi đó do kẹt tiền nên nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương còn là học sinh, không thể về quê ăn Tết với gia đình, mà Hà Nội năm đó lại rất rét, thấu cảnh cô đơn trong đêm tối, ông chợt nảy ra ý định tìm những người cùng cảnh ngộ với mình… Và khi đi qua phố Khâm Thiên, nơi từng nổi tiếng là phố ả đào, ông muốn xem có ca nhi nào vì kế sinh nhai mà phải ở lại đêm giao thừa nơi đất khách và thế nên nhưng câu chữ như “ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng” ra đời, còn “thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư” hoặc “cô lữ đêm đông không nhà” là ông viết cho chính bản thân ông.
Nói đến mùa đông là nói đến cái lạnh, cái rét… cảnh vật như buồn hơn, lòng người như trùng xuống… đột nhiên sự cô đơn, rét mướt bao vây… ở đó là những cơn gió run rẩy, khô cứng, bầu trời ảm đạm, xám xịt… Có lẽ những hình ảnh trên là điều dễ tìm thấy trong những bản nhạc viết về mùa đông… Mùa đông khiến người ta dễ có cảm giác nao lòng, bước chân ra đi chỉ muốn được quay về tìm một hơi ấm. Hình như nói đến mùa đông cũng đồng nghĩa tự sự với nỗi buồn, một nỗi buồn vu vơ không gọi thành tên… và nếu chẳng may một cuộc tình nào đó tan vỡ, kẻ ra đi, người ở lại thì chắc chắn nỗi buồn sẽ nhân lên gấp nhiều lần khi trời đất vào đông… Đó cũng là nội dung bản nhạc của Mùa Đông Sắp Đến Trong Thành Phố của Đức Huy.
Trong văn học Việt Nam cũng có nhiều câu chuyện đặc sắc lột tả mùa đông, mà có lẽ nổi tiếng hơn cả là Gió Lạnh Đầu Mùa của Thạch Lam… Người đọc bắt gặp những mảng đất khô trắng, cơn gió bấc làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn lá khô lạo xạo, trời một màu trắng đục, u ám và chậu lan lá rung động và sắc lại vì rét.
Ngoài văn chương, thơ ca cũng có những chùm thơ độc đáo về mùa đông mà được biết nhiều đến hơn cả là bản thơ phổ nhạc Nỗi Nhớ Mùa Đông của Phú Quang từ nguyên gốc của thi sĩ Thảo Phương.
Về cảm nhận riêng thì chắc nhiều quí vị sẽ đồng ý với Vũ Hoàng là khi lắng nghe tiếng hát Thu Phương, tự cảm nhận thấy có cái gì đó rất riêng của mùa đông phương Bắc, thấy được cái rét ngọt của gió mùa, một cảm giác chới với, tiếc nuối đầy tâm trạng… và chính nhạc sĩ Phú Quang đã đẩy cảm xúc lên tột cùng khi nhấn nhá “thôi đành ru lòng mình vậy, vờ như mùa đông đã về”
Có thể thấy, bên cạnh những bài hát kinh điển viết về mùa đông, thời gian gần đây nhiều nhạc sĩ trẻ cũng viết về chủ đề mùa đông nhưng lời thơ, ý nhạc mang hơi hướng khác hơn nhiều. Không bi lụy, não nề, không dùng lối ví von, ẩn dụ… mà mùa đông được xâu chuỗi qua những hình ảnh thực tế lồng vào đó là một tình yêu được sưởi ấm nhờ những trái tim đang yêu… Mùa đông dù lạnh lẽo nhưng vẫn mang trong mình một vẻ đẹp riêng có vì đã được những nhạc sĩ, ca sĩ trẻ thổi vào đó sự tươi mới, hồn nhiên của tình yêu tuổi trẻ… nhịp điệu nhanh, được phối khí hòa âm hiện đại… Vì thế dù vẫn ẩn chứa thông điệp về mùa đông, nhưng người nghe không cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo. Có thể kể đến một số nhạc phẩm mới viết về mùa đông như Tự Khúc Mùa Đông, Cô Bé Mùa Đông, Mùa Đông Không Lạnh, Đông Dịu Ngọt, Mùa Đông Đã Qua….
Vũ Hoàng xin chào và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tuần sau