Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Những cách chữa bệnh rợn người thời trung cổ
1. Loại bỏ đục thủy tinh thể
Đây là một trong những phương pháp đáng sợ và gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân bởi cách làm thô bạo cũng như không có bất cứ liệu pháp giảm đau nào. Bác sĩ sẽ dùng vật nhọn như dao, kim hoặc một dụng cụ bằng kim loại sắc bén có tên Salaka Jabamukhi đưa thẳng vào mắt xuyên qua giác mạc để loại bỏ đục thủy tinh thể.
Về sau, phương pháp này được cải tiến bởi một số y sĩ Hồi giáo, thay vì dùng vật nhọn thì các ống kim loại rỗng sẽ làm nhiệm vụ hút thủy tinh thể ra.
2. Dwale
Dwale là một hỗn hợp chất gây mê với thành phần từ mật, thuốc phiện, rau diếp, cây độc cần... Hợp chất này bắt đầu xuất hiện ở Anh từ năm 1200 đến 1500. Người ta thường dùng hỗn hợp gây mê cho bệnh nhân trước khi thực hiện những phẫu thuật khác. Tuy nhiên việc sử dụng hỗn hợp này với liều lượng quá mức sẽ gây chết người.
Nguyên liệu và cách điều chế hỗn hợp
3. Đục xương sọ
Đây là liệu pháp chữa bệnh sử dụng để điều trị bệnh động kinh, tâm thần và một số bệnh khác liên quan đến thần kinh. Một số người còn tin rằng sử dụng phương pháp này sẽ nhanh chóng chữa lành được nhiều bệnh tật và xua đuổi được ma quỷ qua lỗ đục trên sọ.
Tuy phương pháp này khá thô sơ và ghê rợn nhưng đã được sử dụng từ thời tiền sử. Một số bằng chứng khảo cổ cho thấy, đục xương sọ bắt đầu từ 6500 đến 5000 năm trước công nguyên. Ngày nay phương pháp này vẫn được sử dụng nhưng trong những trường hợp quan trọng và với những thiết bị hiện đại, ít gây đau đớn và tổn thương cho người bệnh.
4. Sử dụng những ống kim loại
Một số bệnh như giang mai, các bệnh hoa liễu dẫn đến tắc bàng quang khiến chất thải của người bệnh không thể đưa ra ngoài. Các bác sĩ thời trung cổ đã sử dụng một ống kim loại dài đâm thẳng vào niệu đạo để đưa chất thải ra. Biện pháp này bắt đầu sử dụng từ năm 1300. Liệu pháp này không chỉ gây đau đớn mà còn để lại một số di chứng về sau.
5. Thay máu
Thay máu là phương pháp được sử dụng phổ biến và lâu đời nhất trong lịch sử loài người. Vào thời Trung cổ, các bác sĩ tin rằng, mọi bệnh tật của con người đều là kết quả của việc dư thừa “chất lỏng” trong cơ thể. Vì vậy để chữa bệnh cần phải loại bỏ chúng bằng cách “vứt bỏ” một lượng máu lớn ra khỏi cơ thể. Kinh ngạc là lý thuyết của phương pháp thay máu từ thời cổ xưa này xuất phát từ hiện tượng “ngày đèn đỏ” của phụ nữ.
Khi đó, người ta sẽ “mở cửa” tĩnh mạch ở cánh tay để lại một vết thương nhỏ. Máu thoát ra sẽ chạy vào một cái bát được sử dụng để đo lượng máu cần lấy. Tùy thuộc vào giới tính, cân nặng và sức khỏe mà thầy thuốc sẽ lấy ra lượng máu vừa đủ.
Các tu sĩ thời đó thường xuyên sử dụng phương pháp “đổ máu” này bất kể họ có bị ốm hay không như một “tiêu chuẩn” cho việc giữ gìn sức khỏe.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Những cách chữa bệnh rợn người thời trung cổ
1. Loại bỏ đục thủy tinh thể
Đây là một trong những phương pháp đáng sợ và gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân bởi cách làm thô bạo cũng như không có bất cứ liệu pháp giảm đau nào. Bác sĩ sẽ dùng vật nhọn như dao, kim hoặc một dụng cụ bằng kim loại sắc bén có tên Salaka Jabamukhi đưa thẳng vào mắt xuyên qua giác mạc để loại bỏ đục thủy tinh thể.
Về sau, phương pháp này được cải tiến bởi một số y sĩ Hồi giáo, thay vì dùng vật nhọn thì các ống kim loại rỗng sẽ làm nhiệm vụ hút thủy tinh thể ra.
2. Dwale
Dwale là một hỗn hợp chất gây mê với thành phần từ mật, thuốc phiện, rau diếp, cây độc cần... Hợp chất này bắt đầu xuất hiện ở Anh từ năm 1200 đến 1500. Người ta thường dùng hỗn hợp gây mê cho bệnh nhân trước khi thực hiện những phẫu thuật khác. Tuy nhiên việc sử dụng hỗn hợp này với liều lượng quá mức sẽ gây chết người.
Nguyên liệu và cách điều chế hỗn hợp
3. Đục xương sọ
Đây là liệu pháp chữa bệnh sử dụng để điều trị bệnh động kinh, tâm thần và một số bệnh khác liên quan đến thần kinh. Một số người còn tin rằng sử dụng phương pháp này sẽ nhanh chóng chữa lành được nhiều bệnh tật và xua đuổi được ma quỷ qua lỗ đục trên sọ.
Tuy phương pháp này khá thô sơ và ghê rợn nhưng đã được sử dụng từ thời tiền sử. Một số bằng chứng khảo cổ cho thấy, đục xương sọ bắt đầu từ 6500 đến 5000 năm trước công nguyên. Ngày nay phương pháp này vẫn được sử dụng nhưng trong những trường hợp quan trọng và với những thiết bị hiện đại, ít gây đau đớn và tổn thương cho người bệnh.
4. Sử dụng những ống kim loại
Một số bệnh như giang mai, các bệnh hoa liễu dẫn đến tắc bàng quang khiến chất thải của người bệnh không thể đưa ra ngoài. Các bác sĩ thời trung cổ đã sử dụng một ống kim loại dài đâm thẳng vào niệu đạo để đưa chất thải ra. Biện pháp này bắt đầu sử dụng từ năm 1300. Liệu pháp này không chỉ gây đau đớn mà còn để lại một số di chứng về sau.
5. Thay máu
Thay máu là phương pháp được sử dụng phổ biến và lâu đời nhất trong lịch sử loài người. Vào thời Trung cổ, các bác sĩ tin rằng, mọi bệnh tật của con người đều là kết quả của việc dư thừa “chất lỏng” trong cơ thể. Vì vậy để chữa bệnh cần phải loại bỏ chúng bằng cách “vứt bỏ” một lượng máu lớn ra khỏi cơ thể. Kinh ngạc là lý thuyết của phương pháp thay máu từ thời cổ xưa này xuất phát từ hiện tượng “ngày đèn đỏ” của phụ nữ.
Khi đó, người ta sẽ “mở cửa” tĩnh mạch ở cánh tay để lại một vết thương nhỏ. Máu thoát ra sẽ chạy vào một cái bát được sử dụng để đo lượng máu cần lấy. Tùy thuộc vào giới tính, cân nặng và sức khỏe mà thầy thuốc sẽ lấy ra lượng máu vừa đủ.
Các tu sĩ thời đó thường xuyên sử dụng phương pháp “đổ máu” này bất kể họ có bị ốm hay không như một “tiêu chuẩn” cho việc giữ gìn sức khỏe.