Cõi Người Ta
Những chuyện lạ ở vườn nhà Nguyễn Khuyến
Một ngày đầu xuân về thăm ngôi nhà của Nguyễn Khuyến mà nay đã trở thành di tích lịch sử văn hoá Quốc gia ở làng Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
TP - Một ngày đầu xuân về thăm ngôi nhà của Nguyễn Khuyến mà nay đã trở thành di tích lịch sử văn hoá Quốc gia ở làng Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Năm tháng trôi qua, nơi ra đời ba bài thơ Thu bất hủ không chỉ giữ được vẻ đẹp hương đồng cỏ nội mà còn nhiều chuyện lạ...
Nhà Nguyễn Khuyến. |
“Giải mã” vườn Bùi
Khu vườn trở nên xanh mướt khi bén hơi xuân. Ông Nguyễn Thanh Tùng hậu duệ đời thứ 5 của nhà thơ Nguyễn Khuyến, dẫn tôi thăm vườn. “Vườn Bùi chốn cũ; Bốn mươi năm lại lụ khụ về đây”, Nguyễn Khuyến đã viết như vậy vào năm 1884 khi vừa tròn 50 tuổi, cáo bệnh, trả chức quan tổng đốc Sơn Hưng Tuyên (Sơn Tây, Hưng Hoá, Tuyên Quang), về với mảnh đất cha ông sống cuộc đời thanh bạch, vui thú điền viên.
Vì sao lại gọi là vườn Bùi? Ít ai để ý giữa những cây lưu niên nhãn na, vú sữa, ngâu, bưởi cùng cúc, đào, hồng, lan, có một cây vối già khẳng khiu nép ở góc vườn. Bậc túc nho Nguyễn Khuyễn vẫn thường uống thứ nước dân dã này.
Nhưng còn một lý do sâu xa hơn thế. Quê gốc ở Treo Vọt, Can Lộc, Hà Tĩnh di cư ra Yên Đổ cho đến đời Nguyễn Khuyến thì được trăm năm. Người xứ Nghệ gọi cây vối là cây Bùi. Danh xưng vườn Bùi để con cháu không quên quê cũ.
Cổng vào nhà Nguyễn Khuyến rêu phong, cổ kính, ở trên có ba chữ nho “Môn Tử Môn”. Ông Tùng thuyết minh: “ Môn Tử môn” có nghĩa là cửa ra vào của học trò. Đây là một lời răn dạy nghiêm khắc về đạo làm trò. Trước khi vào nhà thầy cho dù là quan lớn hay thứ dân đều phải đúng lễ nghĩa, xuống ngựa, xuống xe đi bộ vào viếng thầy.
Ông Nguyễn Thanh Tùng - hậu duệ Nguyễn Khuyến. |
Cả đôi câu đối này nữa - ông Tùng chỉ tay vào cổng: “Kỳ duyên dong duy kỳ đồ ly từ/ Thiểu cáo đại khả dĩ dung tư cái” (Vào luyện đức, luyện tài để giúp dân giúp nước, sau đỗ đạt mang võng lọng mời thầy ra).
Vào cửa “Môn Tử Môn”, trước mặt tôi là ngôi từ đường được xây theo phong cách kiến trúc truyền thống, nhưng vẫn có nét “phá cách” đầy thâm ý. Ông Nguyễn Thanh Tùng cười bảo: “Cách xây ngôi nhà này: ngoài là đại tế, trong là hậu cung. Chỉ những người được sắc phong thần thì mới được xây như thế này.
Nhà cụ có lưỡng long chầu nguyệt, có 9 bậc. Thường thì người ta để hình lưỡng long chầu nguyệt trên nóc nhà nhưng riêng cụ lại để dưới đất. Cụ giải thích với giới chức sắc là làm như vậy để tránh nắng hướng đông và hướng tây nhưng thực ra thì “thâm ý” của cụ là vua nhà Nguyễn bán nước nên không cho cưỡi lên đầu (rồng), chỉ chầu đằng trước nhà thôi.
Đi sâu vào từ đường, gặp những nghiên bút, sắc phong, câu đối gợi lên những lấp lánh khoa bảng một thời. Đó là tấm biển “Ân tứ vinh quy”, “Nhị giáp tiến sĩ” do vua Tự Đức ban cho Tam Nguyên Yên Đổ.
Hậu cung vẫn còn lưu bộ triều phục của quan ngự sử Nguyễn Khuyến. Có bức tượng tạc hình Tam Nguyên Yên Đổ chống gậy trúc, khoan thai nhìn trời xanh. Cây gậy ấy là quà tặng của con trai Nguyễn Khuyến là Nguyễn Hoan sau một lần trảy kinh ứng thí.
Chuyện rằng, trên đường về qua mạn Thanh Hóa, Nguyễn Hoan đang mải mốt về quê sau cả tháng trời lều chõng, ngang đường, có một cụ già bước đến, bảo: “Nhìn ông, tôi biết ông có cha già. Xin tặng ông cây gậy này để dâng cha!”.
Ngôi từ đường còn giữ lại được như ngày nay là cả một kỳ tích. Năm 1947, cụ thân sinh của ông Nguyễn Thanh Tùng (hậu duệ đời thứ tư của cụ Nguyễn Khuyến) làm Tham mưu trưởng Tỉnh đội Nam Hà. Giặc Pháp biết hậu duệ cụ Nguyễn tham gia cách mạng, tìm cách rót bom xuống bắn phá. May thay, tay đồn trưởng bốt Cầu Sắt đã cấm lính của mình “không sờ vào hiện vật”.
Tay đồn trưởng nguyên văn thế này: “Đây là đền thờ một vị thánh nho, một danh nhân, muốn sống không được đụng đến!”. Nhờ thế, dưới nền nhà, du kích đào một cái hầm bí mật để hoạt động.
Vào những năm 1950, tao đoạn loạn lạc, kẻ trộm vào lấy trộm đôi rồng nạm ngọc trong ngôi từ đường. Tên trộm chẳng bán được cho ai. Đến khi sắp chết, người này mới bảo con cháu, lấy kỷ vật ấy để trả lại cho con cháu cụ Nguyễn.
Lại chuyện khác, cách đây mươi năm, có bà cụ 90 tuổi sai con cháu cáng đến tận vườn Bùi, đòi gặp ông Tùng cho bằng được. Bà đến mang trả một mẩu gỗ, nguyên là một câu đối của cụ Nguyễn Khuyến. Bà cụ đến xá tội vì đã trót dại lấy câu đối của cụ… đóng giường cưới cho con trai, cũng bởi cái thời kỳ gỗ lạt hiếm như gạo châu, củi quế. Ông Tùng nhận mẩu gỗ, cất giữ trong số những kỷ vật hiếm hoi còn sót lại.
“Nhân vật” chính của chùm thơ thu
Bước ra khỏi ngôi từ đường, trước mặt tôi là “ngõ trúc quanh co” và “ao thu lạnh lẽo, nước trong veo”. Cái ao đặc trưng của vùng đồng quê chiêm trũng, nước trong leo lẻo, quả ổi vàng ruộm bên bờ rụng xuống, làm tan vỡ cả một mảnh mây trời. “Nhân vật” chính trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến cũng trải qua nhiều bước thăng trầm.
Ao thu lạnh lẽo. |
Trước, ao rộng mênh mông, chạy đến tận mép con mương bao quanh làng. Ấy vậy nên Nguyễn Khuyến đã viết: “Trước ngõ hơn chừng một mẫu ao; Cá không phải thả vẫn dồi dào; Người giàu làm chủ lời hàng vạn; Kẻ khó mua về kiếm được bao; Gạo đắt khôn xoay lo đủ bữa; Nước sâu lại gặp cảnh mưa rào; Giàu nghèo ai biết nào do số; Đừng oán sầu chi, gắng sức vào”.
Vào thập kỷ 1960, hợp tác xã trưng dụng mẫu ao này, rồi kè bờ, đắp mảng, chia nhỏ thành dăm ba miếng. Hơn chục năm lại đây, từ khi từ đường Nguyễn Khuyến được nhà nước xếp bằng Di tích lịch sử Quốc gia, chiếc ao không còn rộng như xưa nữa, chỉ còn 6 sào, nhưng được bè bờ vuông vắn. Học sinh cấp III trường huyện đến trồng tre trúc quanh ao. Tre trúc đan cành đâm lá, tạo thành một khoảng xanh rì, ngăn với cánh đồng trước mặt, sớm trưa chiều tối tiếng chim hót rộn cả góc vườn.
Cái ao nằm trong tính toán phong thủy của Tam Nguyên Yên Đổ. Nguyễn Khuyến mệnh Hỏa nên trấn trạch hai thủy một hỏa để cân bằng âm dương. Hai thủy gồm cái ao lớn có bờ cỏ thẳng ngăn ở giữa rồi đến cái lạch nước trong. Cái ao và lạch giống hình bút lông và nghiên mực của các nhà nho.
Giờ đây, bên cạnh ao, lặng lẽ hiện lên chiếc chiếc bia hình bát giác khắc bài thơ “Thu Điếu” bằng ba thứ tiếng: chữ Nôm, chữ quốc ngữ và tiếng Anh. Các nhà kiến trúc Thụy Điển vượt qua những rào cản ngôn ngữ, đã yêu bài thơ đến mức thiết kế nhà 8 mái để làm sao từ “10 đến 12 giờ ánh nắng phải soi chiếu toàn bộ bài thơ thì mới xứng”.
Kỳ Thanh
http://www.tienphong.vn/Van-Hoa/525278/Nhung-chuyen-la-o-vuon-nha-Nguyen-Khuyen.html
Bàn ra tán vào (0)
Những chuyện lạ ở vườn nhà Nguyễn Khuyến
Một ngày đầu xuân về thăm ngôi nhà của Nguyễn Khuyến mà nay đã trở thành di tích lịch sử văn hoá Quốc gia ở làng Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
TP - Một ngày đầu xuân về thăm ngôi nhà của Nguyễn Khuyến mà nay đã trở thành di tích lịch sử văn hoá Quốc gia ở làng Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Năm tháng trôi qua, nơi ra đời ba bài thơ Thu bất hủ không chỉ giữ được vẻ đẹp hương đồng cỏ nội mà còn nhiều chuyện lạ...
Nhà Nguyễn Khuyến. |
“Giải mã” vườn Bùi
Khu vườn trở nên xanh mướt khi bén hơi xuân. Ông Nguyễn Thanh Tùng hậu duệ đời thứ 5 của nhà thơ Nguyễn Khuyến, dẫn tôi thăm vườn. “Vườn Bùi chốn cũ; Bốn mươi năm lại lụ khụ về đây”, Nguyễn Khuyến đã viết như vậy vào năm 1884 khi vừa tròn 50 tuổi, cáo bệnh, trả chức quan tổng đốc Sơn Hưng Tuyên (Sơn Tây, Hưng Hoá, Tuyên Quang), về với mảnh đất cha ông sống cuộc đời thanh bạch, vui thú điền viên.
Vì sao lại gọi là vườn Bùi? Ít ai để ý giữa những cây lưu niên nhãn na, vú sữa, ngâu, bưởi cùng cúc, đào, hồng, lan, có một cây vối già khẳng khiu nép ở góc vườn. Bậc túc nho Nguyễn Khuyễn vẫn thường uống thứ nước dân dã này.
Nhưng còn một lý do sâu xa hơn thế. Quê gốc ở Treo Vọt, Can Lộc, Hà Tĩnh di cư ra Yên Đổ cho đến đời Nguyễn Khuyến thì được trăm năm. Người xứ Nghệ gọi cây vối là cây Bùi. Danh xưng vườn Bùi để con cháu không quên quê cũ.
Cổng vào nhà Nguyễn Khuyến rêu phong, cổ kính, ở trên có ba chữ nho “Môn Tử Môn”. Ông Tùng thuyết minh: “ Môn Tử môn” có nghĩa là cửa ra vào của học trò. Đây là một lời răn dạy nghiêm khắc về đạo làm trò. Trước khi vào nhà thầy cho dù là quan lớn hay thứ dân đều phải đúng lễ nghĩa, xuống ngựa, xuống xe đi bộ vào viếng thầy.
Ông Nguyễn Thanh Tùng - hậu duệ Nguyễn Khuyến. |
Cả đôi câu đối này nữa - ông Tùng chỉ tay vào cổng: “Kỳ duyên dong duy kỳ đồ ly từ/ Thiểu cáo đại khả dĩ dung tư cái” (Vào luyện đức, luyện tài để giúp dân giúp nước, sau đỗ đạt mang võng lọng mời thầy ra).
Vào cửa “Môn Tử Môn”, trước mặt tôi là ngôi từ đường được xây theo phong cách kiến trúc truyền thống, nhưng vẫn có nét “phá cách” đầy thâm ý. Ông Nguyễn Thanh Tùng cười bảo: “Cách xây ngôi nhà này: ngoài là đại tế, trong là hậu cung. Chỉ những người được sắc phong thần thì mới được xây như thế này.
Nhà cụ có lưỡng long chầu nguyệt, có 9 bậc. Thường thì người ta để hình lưỡng long chầu nguyệt trên nóc nhà nhưng riêng cụ lại để dưới đất. Cụ giải thích với giới chức sắc là làm như vậy để tránh nắng hướng đông và hướng tây nhưng thực ra thì “thâm ý” của cụ là vua nhà Nguyễn bán nước nên không cho cưỡi lên đầu (rồng), chỉ chầu đằng trước nhà thôi.
Đi sâu vào từ đường, gặp những nghiên bút, sắc phong, câu đối gợi lên những lấp lánh khoa bảng một thời. Đó là tấm biển “Ân tứ vinh quy”, “Nhị giáp tiến sĩ” do vua Tự Đức ban cho Tam Nguyên Yên Đổ.
Hậu cung vẫn còn lưu bộ triều phục của quan ngự sử Nguyễn Khuyến. Có bức tượng tạc hình Tam Nguyên Yên Đổ chống gậy trúc, khoan thai nhìn trời xanh. Cây gậy ấy là quà tặng của con trai Nguyễn Khuyến là Nguyễn Hoan sau một lần trảy kinh ứng thí.
Chuyện rằng, trên đường về qua mạn Thanh Hóa, Nguyễn Hoan đang mải mốt về quê sau cả tháng trời lều chõng, ngang đường, có một cụ già bước đến, bảo: “Nhìn ông, tôi biết ông có cha già. Xin tặng ông cây gậy này để dâng cha!”.
Ngôi từ đường còn giữ lại được như ngày nay là cả một kỳ tích. Năm 1947, cụ thân sinh của ông Nguyễn Thanh Tùng (hậu duệ đời thứ tư của cụ Nguyễn Khuyến) làm Tham mưu trưởng Tỉnh đội Nam Hà. Giặc Pháp biết hậu duệ cụ Nguyễn tham gia cách mạng, tìm cách rót bom xuống bắn phá. May thay, tay đồn trưởng bốt Cầu Sắt đã cấm lính của mình “không sờ vào hiện vật”.
Tay đồn trưởng nguyên văn thế này: “Đây là đền thờ một vị thánh nho, một danh nhân, muốn sống không được đụng đến!”. Nhờ thế, dưới nền nhà, du kích đào một cái hầm bí mật để hoạt động.
Vào những năm 1950, tao đoạn loạn lạc, kẻ trộm vào lấy trộm đôi rồng nạm ngọc trong ngôi từ đường. Tên trộm chẳng bán được cho ai. Đến khi sắp chết, người này mới bảo con cháu, lấy kỷ vật ấy để trả lại cho con cháu cụ Nguyễn.
Lại chuyện khác, cách đây mươi năm, có bà cụ 90 tuổi sai con cháu cáng đến tận vườn Bùi, đòi gặp ông Tùng cho bằng được. Bà đến mang trả một mẩu gỗ, nguyên là một câu đối của cụ Nguyễn Khuyến. Bà cụ đến xá tội vì đã trót dại lấy câu đối của cụ… đóng giường cưới cho con trai, cũng bởi cái thời kỳ gỗ lạt hiếm như gạo châu, củi quế. Ông Tùng nhận mẩu gỗ, cất giữ trong số những kỷ vật hiếm hoi còn sót lại.
“Nhân vật” chính của chùm thơ thu
Bước ra khỏi ngôi từ đường, trước mặt tôi là “ngõ trúc quanh co” và “ao thu lạnh lẽo, nước trong veo”. Cái ao đặc trưng của vùng đồng quê chiêm trũng, nước trong leo lẻo, quả ổi vàng ruộm bên bờ rụng xuống, làm tan vỡ cả một mảnh mây trời. “Nhân vật” chính trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến cũng trải qua nhiều bước thăng trầm.
Ao thu lạnh lẽo. |
Trước, ao rộng mênh mông, chạy đến tận mép con mương bao quanh làng. Ấy vậy nên Nguyễn Khuyến đã viết: “Trước ngõ hơn chừng một mẫu ao; Cá không phải thả vẫn dồi dào; Người giàu làm chủ lời hàng vạn; Kẻ khó mua về kiếm được bao; Gạo đắt khôn xoay lo đủ bữa; Nước sâu lại gặp cảnh mưa rào; Giàu nghèo ai biết nào do số; Đừng oán sầu chi, gắng sức vào”.
Vào thập kỷ 1960, hợp tác xã trưng dụng mẫu ao này, rồi kè bờ, đắp mảng, chia nhỏ thành dăm ba miếng. Hơn chục năm lại đây, từ khi từ đường Nguyễn Khuyến được nhà nước xếp bằng Di tích lịch sử Quốc gia, chiếc ao không còn rộng như xưa nữa, chỉ còn 6 sào, nhưng được bè bờ vuông vắn. Học sinh cấp III trường huyện đến trồng tre trúc quanh ao. Tre trúc đan cành đâm lá, tạo thành một khoảng xanh rì, ngăn với cánh đồng trước mặt, sớm trưa chiều tối tiếng chim hót rộn cả góc vườn.
Cái ao nằm trong tính toán phong thủy của Tam Nguyên Yên Đổ. Nguyễn Khuyến mệnh Hỏa nên trấn trạch hai thủy một hỏa để cân bằng âm dương. Hai thủy gồm cái ao lớn có bờ cỏ thẳng ngăn ở giữa rồi đến cái lạch nước trong. Cái ao và lạch giống hình bút lông và nghiên mực của các nhà nho.
Giờ đây, bên cạnh ao, lặng lẽ hiện lên chiếc chiếc bia hình bát giác khắc bài thơ “Thu Điếu” bằng ba thứ tiếng: chữ Nôm, chữ quốc ngữ và tiếng Anh. Các nhà kiến trúc Thụy Điển vượt qua những rào cản ngôn ngữ, đã yêu bài thơ đến mức thiết kế nhà 8 mái để làm sao từ “10 đến 12 giờ ánh nắng phải soi chiếu toàn bộ bài thơ thì mới xứng”.
Kỳ Thanh
http://www.tienphong.vn/Van-Hoa/525278/Nhung-chuyen-la-o-vuon-nha-Nguyen-Khuyen.html