TIN CỘNG ĐỒNG
Những con số phải nhớ
Sống ở Mỹ, có những con số mà bạn phải học thuộc lòng. Chúng gắn liền với đời sống như một phần của thân thể. Chẳng hạn như số An Sinh Xã Hội, số trương mục nhà băng, số điện thoại hay địa chỉ nhà...
Thế nhưng bên cạnh đó, còn có nhiều con số và con chữ khác mà mình phải nhớ nữa.
Và đó là cái rắc rối của cuộc đời .
Hôm nay, tôi sẽ tâm sự với bạn về kinh nghiệm cá nhân khi phải đối diện với chuyện “quên và nhớ” mấy con số, hay mấy con chữ, vô tri đó. Và tôi đoán bạn sẽ gật gù vì thấy sao tôi giống bạn thế!
Những tiến bộ của điện tử giúp con người giải quyết và hưởng thụ được nhiều tiện ích, trong đó có việc sử dụng computer để viết bài, làm báo cáo, đọc tin tức, gửi thư cho bạn không tốn tiền tem và mất thời gian tính, rút tiền ở máy ATM bất cứ lúc nào trong ngày....
Thế nhưng, để đề phòng những vụ ăn cắp thông tin cá nhận khi sử dụng bất cứ một trong những tiện nghi dễ thương nói trên, bạn phải có một ám số (ID Number) và mật mã (passwords) thì mới vào được chương trình nào đó mà mình muốn.
Chẳng hạn như muốn gởi email cho bạn bè thì bạn chỉ phải ghi danh vào một trong các chương trình Yahoo, AOL, Gmail hay Hotmail... và chọn cho mình một địa chỉ Email. Rồi chọn số ID và ám số (passwords) cho riêng mình. Chọn xong thi phải bỏ vào “bộ nhớ” ngay để mỗi lần gủi thư là phải biết liền.
Chuyện sử dụng email thì ai cũng biết rồi nhưng vấn đề là có người mở đến hai địa chỉ emails ở hai công ty khác nhau: thí dụ một địa chỉ với Yahoo, cái kia của AOL.( Có tin đồn không kiểm chứng là một số ít người ngoại tình hay mở hai địa chỉ emails!) Thế là có chuyện mở “AOL” mà lại đánh vô ám số và mật mã của “Yahoo”. Rồi ngồi thừ ra trước máy vì không còn biết cái nào của cái nào!
Như hầu hết công dân Mỹ khác, có tí đồng ra, đồng vào, bạn sẽ nhờ nhà băng giữ tiền dùm để cho chắc ăn hơn và sẽ sở hữu một cái thẻ rút tiền ATM. Bạn phải nhớ thuộc lòng cái mã số này để bấm ngay và rời máy trong vòng... 2 phút! Chứ không thể đứng thừ người trước máy ATM để nhớ passwords, vì đàng sau bạn, mấy khách khác đang chờ một cách thiếu kiên nhẫn!
Bây giờ vì vụ ăn cắp căn cước cá nhân diễn ra như cơm bữa nên nếu vào bên trong nhà băng để rút tiền hay gởi tiền, bạn sẽ phải cung cấp cho nhân viên một mật mã mà bạn đã chọn trước đó thì họ mới cho bạn hoàn tất thủ tục.
Tôi đã từng đứng trước cô nhân viên ở nhà băng và đọc khoảng chừng 5 mật mã khác nhau: tên con, tên con chó, tên ca sĩ mình thích... mà đều sai cả. Tôi bị quê một bữa và cảm thấy những người đang xếp hàng chờ, bực mình vì cái bà Á Châu là tôi đang cười nói gì mà lâu thế!
Một cá nhân còn đang đi làm việc như tôi, dĩ nhiện cuộc đời sẽ có nhiều ám số và mật mã cần phải nhớ vì hầu hết tất cả việc ở sở làm điều qua hệ thống computer.
Bên cạnh cái mã số của điạ chỉ email ở nhà phải nhớ khi muốn đọc thư của bạn hay người thân gởi, khi vô đến sở, trước tiên, cái bộ nhớ trên đầu tôi phải gởi tín hiệu xuống bàn tay mã số (passwords) riêng của mình để dùng Computer.
Tiếp đó, muốn vào chương trình nào cũng phải có passwords cả. Ðiền đơn về giờ giấc làm việc của mình để được trả lương phải có passwords riêng. Ðiền đơn cho khách hàng thì vào chương trình khác, passwords khác...
Bây giờ, cô đồng nghiệp 30 tuổi của tôi lại thử thách xem tôi có theo kịp cô trong việc dùng Facebook, một chương trình computer mới để thông tin và liên lạc. Và việc đầu tiên dĩ nhiên là tôi phải nhớ thêm một cái mã số nữa !
Với thời đại tin học, chủ nhân của mấy cái cellphones hầu như không cần cuốn Sổ ghi điện thoại nữa. Một người còn dùng Sổ ÐT như tôi là quá lỗi thời!
Nhiều người không cần phải nhớ số điện thoại của người khác, chỉ cần đừng làm mất cái cellphone có ghi tất cả điện thoại của người quen, bạn bè trong đó, để khi cần dùng chỉ việc bấm nút và bấm nút...
Một người bạn thấy tôi than thở về chuyện nhớ và quên những mã số khác nhau đã đề nghị là tôi nên áp dụng phương cách dùng một số mật mã mà thôi, cho tất cả các chương trình nào dính dáng đến hệ thống computer mà mình sử dụng: từ ATM của nhà băng cho đến hệ thống Internet, nơi làm việc, ở nhà...
Cũng là một đề nghị hay và có lý, nhưng mà tôi chưa thử áp dụng để bớt nhức đầu về những con số phải nhớ!
Nắng đã lên ngoài sân, đã đến lúc tôi phải đối diện với những con số của công việc nên xin chia tay với bạn.
Hẹn bạn thư sau nhé. (Y.T)
Song Phuong chuyen
K.Post
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Những con số phải nhớ
Sống ở Mỹ, có những con số mà bạn phải học thuộc lòng. Chúng gắn liền với đời sống như một phần của thân thể. Chẳng hạn như số An Sinh Xã Hội, số trương mục nhà băng, số điện thoại hay địa chỉ nhà...
Thế nhưng bên cạnh đó, còn có nhiều con số và con chữ khác mà mình phải nhớ nữa.
Và đó là cái rắc rối của cuộc đời .
Hôm nay, tôi sẽ tâm sự với bạn về kinh nghiệm cá nhân khi phải đối diện với chuyện “quên và nhớ” mấy con số, hay mấy con chữ, vô tri đó. Và tôi đoán bạn sẽ gật gù vì thấy sao tôi giống bạn thế!
Những tiến bộ của điện tử giúp con người giải quyết và hưởng thụ được nhiều tiện ích, trong đó có việc sử dụng computer để viết bài, làm báo cáo, đọc tin tức, gửi thư cho bạn không tốn tiền tem và mất thời gian tính, rút tiền ở máy ATM bất cứ lúc nào trong ngày....
Thế nhưng, để đề phòng những vụ ăn cắp thông tin cá nhận khi sử dụng bất cứ một trong những tiện nghi dễ thương nói trên, bạn phải có một ám số (ID Number) và mật mã (passwords) thì mới vào được chương trình nào đó mà mình muốn.
Chẳng hạn như muốn gởi email cho bạn bè thì bạn chỉ phải ghi danh vào một trong các chương trình Yahoo, AOL, Gmail hay Hotmail... và chọn cho mình một địa chỉ Email. Rồi chọn số ID và ám số (passwords) cho riêng mình. Chọn xong thi phải bỏ vào “bộ nhớ” ngay để mỗi lần gủi thư là phải biết liền.
Chuyện sử dụng email thì ai cũng biết rồi nhưng vấn đề là có người mở đến hai địa chỉ emails ở hai công ty khác nhau: thí dụ một địa chỉ với Yahoo, cái kia của AOL.( Có tin đồn không kiểm chứng là một số ít người ngoại tình hay mở hai địa chỉ emails!) Thế là có chuyện mở “AOL” mà lại đánh vô ám số và mật mã của “Yahoo”. Rồi ngồi thừ ra trước máy vì không còn biết cái nào của cái nào!
Như hầu hết công dân Mỹ khác, có tí đồng ra, đồng vào, bạn sẽ nhờ nhà băng giữ tiền dùm để cho chắc ăn hơn và sẽ sở hữu một cái thẻ rút tiền ATM. Bạn phải nhớ thuộc lòng cái mã số này để bấm ngay và rời máy trong vòng... 2 phút! Chứ không thể đứng thừ người trước máy ATM để nhớ passwords, vì đàng sau bạn, mấy khách khác đang chờ một cách thiếu kiên nhẫn!
Bây giờ vì vụ ăn cắp căn cước cá nhân diễn ra như cơm bữa nên nếu vào bên trong nhà băng để rút tiền hay gởi tiền, bạn sẽ phải cung cấp cho nhân viên một mật mã mà bạn đã chọn trước đó thì họ mới cho bạn hoàn tất thủ tục.
Tôi đã từng đứng trước cô nhân viên ở nhà băng và đọc khoảng chừng 5 mật mã khác nhau: tên con, tên con chó, tên ca sĩ mình thích... mà đều sai cả. Tôi bị quê một bữa và cảm thấy những người đang xếp hàng chờ, bực mình vì cái bà Á Châu là tôi đang cười nói gì mà lâu thế!
Một cá nhân còn đang đi làm việc như tôi, dĩ nhiện cuộc đời sẽ có nhiều ám số và mật mã cần phải nhớ vì hầu hết tất cả việc ở sở làm điều qua hệ thống computer.
Bên cạnh cái mã số của điạ chỉ email ở nhà phải nhớ khi muốn đọc thư của bạn hay người thân gởi, khi vô đến sở, trước tiên, cái bộ nhớ trên đầu tôi phải gởi tín hiệu xuống bàn tay mã số (passwords) riêng của mình để dùng Computer.
Tiếp đó, muốn vào chương trình nào cũng phải có passwords cả. Ðiền đơn về giờ giấc làm việc của mình để được trả lương phải có passwords riêng. Ðiền đơn cho khách hàng thì vào chương trình khác, passwords khác...
Bây giờ, cô đồng nghiệp 30 tuổi của tôi lại thử thách xem tôi có theo kịp cô trong việc dùng Facebook, một chương trình computer mới để thông tin và liên lạc. Và việc đầu tiên dĩ nhiên là tôi phải nhớ thêm một cái mã số nữa !
Với thời đại tin học, chủ nhân của mấy cái cellphones hầu như không cần cuốn Sổ ghi điện thoại nữa. Một người còn dùng Sổ ÐT như tôi là quá lỗi thời!
Nhiều người không cần phải nhớ số điện thoại của người khác, chỉ cần đừng làm mất cái cellphone có ghi tất cả điện thoại của người quen, bạn bè trong đó, để khi cần dùng chỉ việc bấm nút và bấm nút...
Một người bạn thấy tôi than thở về chuyện nhớ và quên những mã số khác nhau đã đề nghị là tôi nên áp dụng phương cách dùng một số mật mã mà thôi, cho tất cả các chương trình nào dính dáng đến hệ thống computer mà mình sử dụng: từ ATM của nhà băng cho đến hệ thống Internet, nơi làm việc, ở nhà...
Cũng là một đề nghị hay và có lý, nhưng mà tôi chưa thử áp dụng để bớt nhức đầu về những con số phải nhớ!
Nắng đã lên ngoài sân, đã đến lúc tôi phải đối diện với những con số của công việc nên xin chia tay với bạn.
Hẹn bạn thư sau nhé. (Y.T)
Song Phuong chuyen
K.Post