Quán Bên Đường
Những dấu chân diệt giặc (tặng huynh LĐ6BĐQ)
Còn đâu những lúc tuyến đầu quân reo,
Giữa đêm đỉnh núi cheo leo.
Tiếng quân vang dậy, nhớ chiều giặc tan.
Mỗi năm cứ đến ngày 19 tháng 6. Lòng người chiến sĩ
quặn đau, ngậm ngùi nhớ đến những người trai tráng năm xưa đã từ bỏ kiếp sống thư sinh để băng mình vào sương gió, tiến ra sa trường theo bước chân những bậc đàn anh đi trước bảo vệ non sông, cho chính nghĩa tự do, chiến đấu với quân thù Cộng sản bạo tàn, sắt máu... đem sự an lành cho quê hương đất nước mà mọi người dân hằng vời vợi khát khao mong đợi .
Kể từ sau năm 1954, hiệp định Geneve giữa Pháp và Việt-Minh Cộng-Sản đã ký kết. Chính nó đã đánh dấu sự chia cắt và phân minh rõ rệt một miền Bắc trong chế độ Cộng-sản độc tài, sắt máu, khắt khe đời sống bị đảng trị... không có tự do, bị bóc lột, lừa bịp, ngu dân... Miền Nam trong thể chế tự do tuy rằng sự lãnh đạo còn yếu kém, nhưng nó đã bắt đầu phục hồi và ổn định tình hình chính trị, kinh tế, an ninh... Trong nước Quân đội và chính quyền đã và đang được xây dựng, phát triển qui mô, khiến các cơ sở và cán bộ Cộng sản nằm vùng đã gần như bị tiêu diệt hết. Về đối ngoại, chính thể quốc gia Miền Nam đã được hầu hết các nước tự-do công nhận và đặt Tòa Lãnh-sự, Sứ-quán ngoại giao. Trong khi đó Miền Bắc đang ráo riết với chủ trương kế hoạch thôn tính nhuộm đỏ nốt phần đất còn lại, với chủ-nghĩa Cộng-sản vô thần, vô nhân , vô đạo lý...
Rồi cái mặt trận trá hình được gọi là " Mặt trận giải phóng Miền Nam " ra đời vào năm 1960. Cái ngụy danh để Miền Bắc ồ ạt chuyển quân và vũ khí ngày đêm vào Miền Nam trên đường Hồ-Chí-Minh trong mưu đồ xích hóa, tròng lên đầu người dân cái ách " Chủ nghĩa xã hội "
Để đối phó với tình hình hiện tại. Quân đội Mỹ cũng bắt đầu đổ bộ vào năm 1965 và cuộc chiến ngày càng khốc liệt và dai dẳng hơn bao giờ hết.
Nhằm thích ứng với tình thế. Binh chủng Biệt-Động-Quân được ra đời vào ngày 1 tháng 7 năm 1960 bằng những Đại-Đội Biệt lập. Sau đó các Tiểu-Đoàn Biệt-Động-Quân tiếp tục thành hình và Tiểu-Đoàn 51/B.Đ.Q được thành lập vào năm 1962 tại vùng 4 chiến thuật, hoạt động hữu hiệu tại các vùng Năm-Căn, Đầm-Dơi, Cái-Nước, Chương-Thiện, Cà-Mau, Kiến-phong, Kiến-Tường, Mộc-Hóa...để ứng phó với tình thế trong sự gia tăng quân số rầm rộ của Bắc quân
Những bước chân người chiến-sĩ TĐ.51/BĐQ đi đến đâu giặc tan nơi đó tạo nên những chiến công uy-danh hiển hách bạt vía quân thù.
Năm 1965 những chiến sĩ TĐ.51/B.Đ.Q. được lệnh hành quân truy tìm tiêu diệt Bắc quân Cộng-sản tại Bắc Bình-Định...
Từ năm 1966 đến đầu năm 1968 TĐ/51/B.Đ.Q. hoạt động tại vùng Đức-Hòa, Đức-Huệ, nhằm đón đánh, tiêu diệt Cộng quân từ đất Miên lén lút xâm nhập qua lãnh thổ V.N.C.H. Tại đây dưới sự chỉ huy tài ba khéo léo và dũng cảm của Thiếu-Tá Nguyễn-Công-Thông, Đơn vị đã lập được những chiến công to lớn, vang danh. Đặc biệt trong trận đánh tại Trầm-Lạc, Đức-Hòa, TĐ/51/B.Đ.Q. đã đánh tan 1 Trung-Đoàn Cộng quân vừa mới lén lút xâm nhập từ đất Miên qua. Tịch thu đạn dược, vũ khí đủ loại trên 1000 khẩu. Cũng trong một trận đánh khác tại Đức-Hòa vào dịp Mậu-Thân 68, TĐ.51B/Đ.Q. lại tiêu diệt gọn một Trung-Đoàn Cộng-quân. Tịch thu vũ khí đủ loại trên 1000 súng cùng nhiều quân trang quân dụng và giết chết được tên Chính-Ủy Trung-Đoàn. Những chiến công này Tiểu-Đoàn 51/B.Đ.Q. đều được tuyên dương trước Quân-Đội và đặc biệt được ân thưởng Biểu Chương màu " Bảo Quốc huân chương". Vũ khí đạn dược, quân trang, quân-dụng... tịch thu được trong hai trận, cũng được hai lần triển lãm tại phòng thông tin Đức-Hòa, dưới sự chủ tọa của Thiếu-Tướng Nguyễn-Xuân-Thịnh, Tư lệnh Sư-Đoàn 25 Bộ Binh.
Năm 1968, sau chiến thắng Mậu Thân, TĐ.51/B.Đ.Q. cùng các TĐ.34/B.Đ.Q. TĐ.35/B.Đ.Q. về Nhà-Bè đặt Bản doanh BCH/Tiền phương và thành lập Liên-Đoàn 6/B.Đ.Q. ra đời từ thuở đó.
Tháng 4/1970 Tiểu-Đoàn 51/B.Đ.Q. tham dự hành quân truy tầm, tiêu diệt và phá hủy Hậu cần Bắc quân trên đất Miên cả thảy 5 lần trên các địa danh như : Krek - Snoul - Soung - Chipou - Damber - Mỏ Vẹt - Lưỡi Câu ...
Sau đó TĐ.51/Đ.Q. cùng các TĐ.34/B.Đ.Q. TĐ/35/B.Đ.Q. trở về hoán chuyển với các Đơn-vị Nhảy-Dù hoạt đông tại hành lang Biên giới Việt-Miên từ Vân-Đồn, Bổ-Túc, Quang-Trung tới tận Tống-lê-chân. BCH/LĐ.6/BĐQ. Đặt bản doanh tại căn cứ Kàtum điều động, chỉ huy các Tiểu Đoàn trực thuọâc. Tại vùng rừng già này, các Đơn-vị B.Đ.Q. đã trưởng thành trong chiến thuật chống và tiêu diệt Đặc-công Bắc phương vô cùng hữu hiệu. Trong nhưng lần Cộng quân thả đặc-công xâm nhập là mỗi lần chúng bị Chiến sĩ TĐ/51/BĐQ tiêu diệt thảm hại. Ngoài ra các Chiến sĩ Biệt-Động-Quân còn thông rành phục kích, giăng đặt các bãi mìn cơ động đánh tan, tịch thu vũ khí những Đơn vị VC di chuyển từ đất Miên qua các mật khu dọc hành lang biên giới Việt-Miên thuộc tỉnh Tây-Ninh. Mùa hè năm 1972, khi chiến trận khắp nơi ngày càng trở nên khốc liệt. Liên-Đoàn 6/B.Đ.Q. được không vận từ chiến trường Tây-Ninh tới chiến trường Trị-Thiên bàn giao vùng trách nhiệm cho Đơn vị thuộc Sư-Đoàn 25/BB, nơi mà các Chiến sĩ B.Đ.Q. đã đổ biết bao mồ hôi và xương máu suốt bao tháng ngày giữ vững miền tuyến ải đem lại sự an lành cho quê hương đất nước.
Khoảng thượng tuần tháng 4/1972 BCH/LĐ.6/BĐQ đặt bản doanh tại BCH/Tiền phương một Đơn-vị Sư-Đoàn 1/BB điều động hành quân trực thuộc.
Tiểu-Đoàn 51/BĐQ hành quân hướng Tây bắc Phong-Điền, Mỹ-Chánh, trên đỉnh Trường Sơn, hứng chịu cái nóng của gió Hạ Lào khắt khe thổi đến rát mặt và cái lạnh thật tê buốt về đêm, lạnh đến thấu xương. Họ ngày đêm đào hầm, khoét đa,ù làm công sự chiến đấu để sẵn sàng giao tranh, tiêu diệt, ngăn bước xâm lăng kẻ thù phương Bắc .
Nhu cầu chiến trường, Liên-Đoàn 6/BĐQ lại được lệnh di chuyển khẩn cấp bằng không vận C.130 đến chiến trường Tây Nguyên, nơi mệnh danh gặp nhau ba miền biên giới Việt-Miên-Lào, vơí bao trọng trách đầy gian lao và hứa hẹn với những trận đánh đẫm máu đang chờ trước mặt, để thay thế nhiệm vụ cho Lữ-Đoàn 2 Nhảy dù, do Đại-Tá Trần-Quốc-Lịch LĐT/LĐ.2/ND đang điều động, chỉ huy các trận đánh khốc liệt mà đã bị tổn thất quân số khá nhiều vì áp lực nặng nề với quân số lớn lao của Cộng quân, bằng nhiều Sư-Đoàn, như Sư-Đoàn 3 Sao Vàng, Sư-đoàn 320 Thép, Sư-Đoàn 304, Sư-Đoàn 307 cùng các Đơn vị Đặc công, pháo 130 ly, 122 ly, phòng không và Tăng của Địch quân phối hợp tung ra uy hiếp, chiếm lĩnh các nơi. Từ trên nhìn xuống là các cao điểm chiến thuật chập chùng, uốn khúc quanh co, có cao độ khoảng từ 800 mét đến 900 mét, như căn cứ 5, Căn cứ 6, Charlie... chạy dài đến đèo Chu-Pao Nhìn về hướng đông bắc là Tân-Cảnh, đông nam là thị xã Kontum, một thị trấn nhỏ bé thuộc vùng cực bắc Tây nguyên, một thành phố miền núi rừng như nằm dưới một lòng chảo, nó mang một tính chất huyền ảo, đầy hiểm nguy và mong manh như làn mây khói tỏa, sương mù u-uất... Nằm dọc bên cạnh giòng sông Pô-Kơ và đường 14 nối liền từ Pleiku tới Tân-Cảnh để đi đến vùng Ben-Hét hoặc rẽ sang A-Sao - A-Lưới nơi mà Cộng quân ngày đêm vận chuyển người và vũ-khí từ miền Bắc vào đây, trong kế hoạch xâm lăng thôn tính miền Nam, trong ý đồ nhuộm đỏ nốt phần đất còn lại.
Khi chiếc phi cơ C-130 xuống thấp để hạ cánh, cái bửng phía đuôi cũng từ từ hạ xuống, cho đến lúc phi cơ chạm bánh chạy dài trên phi đạo, vừa ngừng bánh là anh em BĐQ chúng tôi phóng mạnh, súng cầm tay chạy lao ra hướng bên ngoài bố- trí, tránh đạn pháo kích. Ngay khi đó thì lập tức các anh em Đơn vi Nhảy dù cũng vội vã tiến nhanh lao mình vào phi cơ. Chiếc maý bay lại chạy dài trên phi đạo rồi cất cánh. Nếu chẳng may có chiếc phi cơ nào bị trúng đạn pháo kích không thể xử dụng được nữa, lập tức có những chiếc xe ủi có nhiệm vụ đẩy đẩy chiếc phi-cơ này sang bên lề phi đạo để các chiếc khác tiếp tục nhiệm vụ. Đạn pháo kích cứ rơi, các Chiến sĩ TĐ.51/BĐQ vẫn gấp rút di hành mà không hề hoảng hốt, giữ vững nhiệm vụ quân hành mà chẳng hề lùi bước hoặc nao núng trước lằn đạn pháo kích của địch quân. Sẵn sàng chiến đấu dù phải chấp nhận sự hy sinh bất cứ lúc nào, từ đâu xảy đến. Lực lượng hùng hậu của Cộng quân trải dài, chúng dùng đại pháo 130 ly, 122 ly trải mưa pháo khắp nơi như Cheo-Reo, Dakto, Căn cứ 5, căn cứ 6 .v.v... Riêng Charlie đã bị chúng trải mưa pháo và tràn ngập. Tiểu-Đoàn 11/Nhảy dù đã anh dũng giao tranh. Cố Đại-Tá Nguyễn-Đình-Bảo đã vĩnh viễn ở lại chốn này.
Sau trận Bắc quân dùng Đặc-công làm thiệt hại tiêu hao lực lượng Quân Đoàn II, BCH/Lữ-đoàn 2/ND, Một Đơn vị Dù phòng vệ tại Căn cứ 42 nằm dọc trên QL.14. Bây giờ CH/LĐ.6/BĐQ. Và TĐ.51/BĐQ. Đã thay thế gánh vác trách nhiệm tại đây hằng ngày hứng đạn pháo 130 ly của giặc.
TĐ/51/BĐQ cho đặt các bãi mìn cơ động từ xa, những chỗ nghi ngờ bằng mìn claymore. Đầu đạn 155ly, l05ly cũng gắn tự động thành một thế trận. Sau cùng là lớp mìn claymore bấm tay được xử dụng trong trường hợp địch tràn ngập biển người.
Chiến sĩ TĐ.51/BĐQ, ngày đêm đã hoàn tất các giao thông hào, công sự chiến đấu hình chữ Y cho mỗi tổ tam chế, có ống phóng M.72, lựu đạn tay ... hai quay mặt ra và một bảo vệ phía lưng khi chiến đấu. Tuyệt đối không ngủ trong banker dù trời mưa gió, hoặc khi giặc pháo kích, giăng concertina khi màn đêm buông phủ tối, việc đi lại liên lạc bằng hệ thống truyền tin khi hữu sự.
Quả như sự dự liệu và tiên đoán, Việt-cộng đã dùng chiến thuật đặc công tấn công Tiểu-Đoàn 34/BĐQ - 35BĐQ - 51/BĐQ. & BCH/LĐ.6/BĐQ trong một đêm tối trời. Nhưng chúng đã bị bẻ gãy kế hoạch, TĐ.35/BĐQ, đã bị chúng đột nhập vào một góc căn cứ đóng quân, liền bị cô lập. Đợi cho đến sáng thì bị thanh toán gọn ghẽ.
Riêng BCH/LĐ.6/BĐQ & TĐ.51/BĐQ. Tại Căn cứ 42 Bắc quân đã thả lực lượng Đặc công bò vào bằng ba hướng ba lần khác nhau. Nhưng lần nào chúng cũng bị sa vào bãi mìn mà không thể tiến lên đươc. Lần sau cùng, sau đợt pháo tới tấp là một hồi kèn thúc quân lanh lảnh, chúng hò hét và xung phong biển người. Nhưng bị đốn gãy trước nhất là những bãi mìn vô hình lợi hại, sau bị pháo binh trực xạ dữ dội, Và các ổ súng cộng đồng, cá nhân thi nhau tác xạ. Bắc quân bị thiệt hại bằng nhiều trăm xác giặc rải rác khắp nơi trên trận địa. Bắc quân thảm bại lần này trước sự chiến đấu dũng cảm của anh em Biệt-Động-Quân TĐ.51/BĐQ. Tân-Cảnh một địa danh hiểm hóc bị áp lực nặng nề bởi quân số đông đảo gấp chục lần hơn, cùng hỏa lực hùng hậu xe tăng, đại pháo, phòng không ... Chúng lăm le sau những trận pháo phủ đầu người là sẽ tràn ngập lực lượng cánh nhẹ Tiểu Đoàn 51/BĐQ bất cứ lúc nào. Các cánh quân thuộc Trung-Đoàn 40, Trung-đoàn 41 thuộc SĐ.22/BB đã bị vỡ khi giặc dùng chiến thuật biển người có chiến xa tùng thiết, uy hiếp tràn ngập. Bây giờ chỉ còn lại Đơn-vị duy nhất là BCH/nhẹ TĐ.51/BĐQ. Gồm 2 Đại Đội BĐQ tác chiến và 1 Pháo Đội pháo binh Dù tăng phái, lực lượng chiến xa gồm có 5 chiếc M.48 loại hạng nặng, có trang bị đại bác không giật 175 ly và đại liên 50 ly, đại bác 90 ly.
Địch quân làm mưa pháo nhiều giờ bàêng hỏa lực 130 ly, 122 ly vào căn cứ phòng thủ Lam-Sơn. Sau đó chúng bắt đầu xung phong. Ta có 5 chiến xa, 5 pháo đài nổi di chuyển hỏa lực bắn trả dữ dội đốn ngã hàng hàng, lớp lớp. Đoàn người Bắc quân, với chiến thuật biển người, dường như bị khựng lại không thể tiến lên được. Sau đó khoảng độ 10 phút địch quân củng cố lực lượng, phối trí hỏa lực vào những chiếc chiến xa từng gây thiệt hại nặng nề cho chúng. Hỏa tiễn SR.7 được phóng ra, vụt đi như lằn tên lửa, 5 chiếc chiến xa bốc cháy dữ dội. Bị thiệt hại những chiếc chiến xa hỏa lực vô cùng mạnh mẽ, quân số tổn thất mỗi lúc càng gia tăng. Nhưng trong tình thế hiện tại giặc vẫn chưa thực hiẹân được ý-định mong muốn.
Lương thực thật sự đã cạn, đạn dược cũng sắp đến lúc chẳng còn. Tình thế này sớm muộn gì cũng bị giặc tràn ngập không xa nữa! Đếm từng ngày, lo lắng tính toán từng giờ. Đêm nay là đêm thứ bảy. Pháo binh Dù được lệnh Đại-Úy Côn: Hãy cố trực xạ cho đến hết đạn rồi hãy phá hủy vũ khí, Antena cứ để nguyên trên nóc hầm chỉ huy (T.O.C.). Mọi người nai nịt gọn gàng sẵn sàng để mở đường máu, khi có lệnh. Tuyệt đối im lặng không được xôn xao.
9 giờ 15 tối pháo đài B.52 trải một loạt bom quá gần vị trí Toán quân phía phòng tuyến xa nhất. Cộng quân hỗn loạn, xác chết ngổn ngang dưới ánh hỏa châu. Tiểu-Đoàn 51/BĐQ thiệt hại mất 1 Trung-Đội trên 40 người vì bom quá gần.
Loạt bom cuối cùng vừa dứt. Lệnh khai hỏa mở đường máu thoát ra bìa rừng hướng bom càn quét dọn đường, rồi theo hướng Tây nam về Kontum. Mười hai cây số đường chim bay trong đói khát đến lịm người... Ngày nghỉ, đêm đi, tránh bị phát giác, giao tranh trong điều kiện thiệt thòi. Lương thực giờ chỉ còn có cỏ non, lá cây rừng như lá bứa, lá khoai mọi và nước suối cầm hơi.
Tháng 9 năm 72, TĐ.51/BĐQ cùng Toàn bộ Liên-Đoàn 6/BĐQ bàn giao vùng trách nhiệm cho Liên-Đoàn 2/BĐQ. nhận nhiệm vụ mới. Cũng tại đây LĐ.2/BĐQ đã tái chiếm quận ly Tân-Cảnh.
Sau những ngày tháng dài giao tranh liên tục, toàn bộ các Tiểu-Đoàn trực thuộc BCH/LĐ.6/BĐQ được không vận về Pleiku bổ xung quân số, trang bị hỏa tiễn " Tow " chống chiến xa và thành lập pháo binh Liên-Đoàn 6/B.Đ.Q. Cuối tháng 11/1972, Tiểu-Đoàn 51/BĐQ & Toàn bộ LĐ.6/BĐQ được không vận vào An-Lôc, Bình-long. Tiểu-Đoàn 51/BĐQ phòng thủ Đồi Gió, ngày ngày hứng đạn pháo kích bầy của Việt-Cộng.
Tháng 12/1972 Thiếu Tá Nguyễn-Khoa-Lộc được bổ nhiệm chức vụ Tiểu-Đoàn-Trưởng TĐ.51/BĐQ & Đại-Úy Đổng-Kim-Quan Tiểu-Đoàn-Phó TĐ.51/BĐQ.
Đầu tháng 3/1973 Toàn bộ LĐ.6/BĐQ bàn giao vùng trách nhiệm cho LĐ.3/BĐQ. và Trung-Đoàn 8 thuộc SĐ.5/BB để đi chiến trường Quảng-Ngãi, từ Mộ-Đức - Đức-Phổ tới cửa biển Sa-Huỳnh thuộc vùng I Chiến thuật.
Tiểu-Đoàn 51/BĐQ đã hành quân và giao tranh với lực lượng Cộng quân tại đây, khi chúng chuyển quân từ Tây Nguyên qua ngã Ba-Tơ xuống. Qua sự phối hợp với lực lượng chiến xa và không trợ, TĐ.51/BĐQ đã đè bẹp lực lượng Cộng quân qua sự điều động chỉ huy gan dạ, mưu lược, kinh nghiệm chiến trường của cánh quân nhẹ, do Đai-Úy Đổng-Kim-Quan TĐP/TĐ.51/BĐQ đã tạo nên những chiến công làm hăng say tinh thần chiến đấu của anh em Biệât-Động-Quân.
Tháng 5/1973, bàn giao vùng trách nhiệm cho một Trung-Đoàn thuộc thuộc Sư-Đoàn 2/BB. Liên-Đoàn 6 cùng Tiểu-Đoàn 51/BĐQ được di chuyển tới vùng Đồng-Xuân - La-Hai thuộc tỉnh Phú-Yên, vùng II chiến thuật. Nơi đây là cái nôi thuở xưa Việt-Minh đã lấy quân, tổ chức hội họp, đám cưới tập thể và tập kết rất nhiều tại đây.
Đồng-Xuân, La-Hai địa danh dễ nghe, lạ tai... Nơi đây TĐ.51/BĐQ hoạt động tung hoành như chốn không người. Thật xứng danh với câu thơ người xưa:
Tháng 8/1973. Liên-Đoàn 6/BĐQ. & Tiểu-Đoàn 51/BĐQ được lệnh bàn giao vùng trách nhiệm cho một Đơn-vị cấp Trung-Đoàn, thuộc Sư-Đoàn 23/BB trở về Hậu cứ Long-Bình Biên Hòa bổ xung quân-số.
Tháng 9/1973, LĐ.6/BĐQ. & TĐ.51/BĐQ di chuyển bằng hải vận, chiếc HQ. 503 đã đưa toàn thể Liên-Đoàn 6/BDQ đến đất Qui-Nhơn, Bình-Định. Tại đây LĐ.6/BĐQ & TĐ.51/BĐQ với nhiệm vụ hành quân tái chiếm các cao điểm chiến lược, từ đèo Bình-Đê giáp với cửa khẩu Sa-Huỳnh xuống Tam Quan, Bồng-Sơn chạy dài về đèo Phù-Củ - đèo Nhông. Tại đây dấu tích chiến tranh đổ vỡ, nơi đã từng giao tranh đẫm máu giữa lực lượng Cộng quân đông đảo với Sư-Đoàn 22/BB. Nhưng Cộng quân vẫn còn chiếm giữ những cao điểm chiến thuật trọng yếu, mà lực lượng LĐ.6/BĐQ phải đổ bao xương máu chiếm lại.
Tiểu-Đoàn 51/BĐQ. đã trải qua biết bao gian lao, khó khăn và nguy hiểm, cùng hy sinh xương máu của các chiến sĩ mũ nâu, với tài điều quân mưu lược gan dạ phi thường, với những trận đánh vang danh, luôn luôn có mặt tại hàng đầu của Đại-Úy Đổng-Kim-Quan TĐP/TĐ.51/BĐQ. cùng anh em binh sĩ, với sự chỉ huy tài ba cùng thương mến hết lòng của quân nhân các cấp đối với Thiếu-Tá Nguyễn-Khoa-Lộc TĐT/Đ.51/BĐQ. Tại đây có những cao điểm chiến lược mà cộng quân mệnh danh là bất khả xâm phạm, vẫn giữ vững từ mùa hè năm 1972, sau khi chiếm cứ được từ các Đơn-vị thuộc Sư-Đoàn 22/BB. Bắc quân đã duy trì trải dài bằng quân số cấp cao và những chốt cấp Đai-Đội, Trung-Đội, bảo vệ từ xa, bằng mìn bẫy cản trở bước tiến quân, bằng đại pháo 130 ly, hỏa tiễn 122 ly yểm trợ đêm ngày. Nhưng cuối cùng vẫn bị TĐ.51/BĐQ. bất thần chiếm lĩnh, đánh tan trong một đêm tối trời mưa to, gió lớn... Tại đây TĐ.51/BĐQ. Có những người con yêu dấu của đất nước thuộc khóa 26/VBQGĐL như anh Nguyễn-Văn-Hùng tình nguyện làm Toán Trưởng chỉ huy đánh đặc-công, đột chiếm cao điểm, đánh tan rã Bắc quân. Nhưng Anh đã phải từ biệt quân- đội vì bị thương vỡ mắt trái, anh Hoàng-Văn-Giai cũng vĩnh biệt chiến trường trở về lòng đất mẹ " Tổ quốc ghi công." May mắn chỉ còn sót lại anh Bính bây giờ nghe nói cũng đang định cư tại Hoa-Kỳ.
Tại đây qua những chiến công lừng lẫy, vang danh, Đại-Úy Đổng-Kim-Quan được vinh thăng đặc cách Thiếu-Tá sau nhiều trận đánh bại quân thù phương Bắc.
Vào khoảng tháng 8 năm 1974 Đại Tá Cao Văn Ủy về đảm trách chức vụ Liên Đoàn 7/BĐQ. Tình hình chiến sự Cao Nguyên trở nên nặng nề bởi áp lực mạnh mẽ gồm nhiều Sư Đoàn Chính Qui của Cộng Quân như Sư Đoàn Sao Vàng, Sư Đoàn F.10, Trung Đoàn 9 Cộng Sản Bắc Việt, Sư Đoàn 968, Sư Đoàn 320, Sư Đoàn 316, Sư Đoàn 304, Sư Đoàn 307...
Liên Đoàn 6/BĐQ, lực lượng Tổng Trừ Bị BĐQ đầu tiên được lệnh đi chuyển về Pleiku, chiến Trường Tây Nguyên, giao vùng trách nhiệm cho Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Sau bao ngày gian nan đánh chiếm các cao điểm chiến lược từ đèo Phù Củ. đèo Nhông tới đèo Bình Đê... Chạy xa về gần tới An Lão hoặc dọc theo những cao điểm hiểm hóc, rải theo Duyên Hải của dãy Trường Sơn, mà Cộng quân đã cố sức chiếm giữ... Cũng chính tại đây vị Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh, Tướng Phan-Đình- Niệm hết sức trông cậy và tin tưởng vào lực lượng Biệt- Động- Quân.
Chiến trường Tây Nguyên, lực lượng Liên Đoàn 6/BĐQ được phối hợp với Thiết giáp giao tranh và làm tổn thất rất nặng nề cho Trung Đoàn 9 Cộng Sản Bắc Việt và các đơn vị khác thuộc các Sư Đoàn Cộng Quân. Sau đó đã được Sư Đoàn 968 Bắc Việt bổ xung quân số 100%.
Ngày 10.3.1975 sau nhứng trận mưa pháo nhiều giờ đồng hồ. Cộng quân với chiến xa và biển người tấn chiếm tỉnh lỵ Ban Mê Thuột, với lực lượng đông đảo gấp 10-15 lần, địch quân đã làm chủ tình hình. Tuy nhiên chúng ta đã ngăn chặn được bớt sức tiến quân như thác lũ của các lực lượng chiến xa, Pháo Binh và Bộ Binh Cộng Sản với quân số vô cùng đông đảo.
Tiểu Đoàn 51/BĐQ đã cùng toàn lực lượng Liên Đoàn 6/BĐQ, gồm các Tiểu Đoàn 34/BĐQ, 35/BĐQ, Pháo Binh Liên Đoàn 6/BĐQ, Liên Đội Quân Y, Truyền Tin Liên Đoàn 6/BĐQ, Pháo Binh Liên Đoàn 6/BĐQ, lực lượng Hỏa Tiễn TOW/LĐ6/BĐQ, Trinh-Sát cùng toàn thể Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn 6/BĐQ, đã được sẵn sàng trang bị lương khô, hỏa lực đạn được đầy đủ... để nhảy vào ác chiến với lực lượng Cộng Quân tại Ban - Mê- Thuột.
Sau cuộc họp lịch sử khẩn cấp của Tướng Phạm Văn Phú Tư Lệnh Quân Đoàn II cùng Tướng Không Quân Nguyễn Văn Lượng, Tư Lệnh Sư Đoàn II Không quân với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, còn có sự hiện diện của Đại Tá Nguyễn Văn Hãn, Giám Đốc An Ninh Quân Đội vùng 2 chiến thuật, Đại Tá Lê Trọng Đàm Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Quốc Gia Quân Khu 2, được diễn ra tại Cam Ranh ngày 14.3.1975.
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã phân tích tình hình đất nước. Ông cho biết số quân viện của Mỹ cho Việt Nam kể từ sau hiệp định Paris, đang từ 2 tỷ Mỹ kim mỗi năm, giờ chỉ còn 1 tỷ cho năm 1974 và 300 triệu đôla cho năm 1975 mà vẵn chưa được Quốc Hội Mỹ chuẩn phê thông qua. Về lực lượng yểm trợ Không quân Hoa Kỳ, nhất là pháo đài bay B.52, để phá tan sức mạnh đông đảo biển người của Cộng quân thì đã được ký kết bởi Ngoại Trưởng Mỹ là ông Kissinger, không còn được sử dụng yểm trợ nữa. Tình trạng phi cơ của Quân Lực VNCH thiếu nguyên liệu, Pháo Binh thiếu đạn dược, Chiến Xa thiếu cơ phận thay thế, mọi thứ hoàn toàn thiếu thốn trong hiện tại, và vô cùng nguy ngập trong tương lai rất gần.
Và sau đó quyết định mang tất cả chủ lực quân, chiến xa, pháo binh, máy bay của QĐ.II khỏi Kontum và Pleiku, và cũng có quyết định như vậy cho Tướng Ngô-Quang-Trưởng ngoài vùng I, QĐ.I của Tổng Thống Thiệu.
Ngày 14-3-1975 lệnh triệt thoái khỏi Cao Nguyên được chính thức ban hành. Không một Tướng lãnh nào chống đối. Tiếp theo đó là các Tướng lãnh họp, thảo luận về lộ trình rút quân. Quốc lộ 19 và 21 đã bị Cộng quân Bắc việt cắt và lực lượng của chúng có khoảng từ 4 đến 5 Sư-đoàn chiếm cứ nên không thể xử dụng được nữa.
Sau cùng Tướng Phú xin đề nghị chọn đường liên tỉnh lộ 7 nối liền Pleiku - Phú Bổn - Phú yên. Đường liên tỉnh lộ 7 đã bỏ trên 10 năm không xử dụng, có nhiều cầu cống bị hư hỏng và mìn bẫy do quân đội đồng minh gài từ trước chưa được gỡ bỏ. Nhưng có được yếu tố bất ngờ.
Tướng Phú thừa ủy nhiệm thăng cấp đặc cách cho đại tá Phạm-duy-Tất Chỉ Huy Trưởng BĐQ/QK II lên Chuẩn Tướng để chỉ huy mặt trận dưới đất. Đại-Tá Tất đã từng ở những Đơn-vị tác chiến như Lực lượng Đặc Biệt, Biệt-Động-Quân.
Tướng Phạm-Duy-Tất được đề cử chỉ huy tổng quát cuộc rút quân. Các Liên-Đoàn B.Đ.Q. đi tiên phong và đoạn hậu với những đơn vị Thiết-giáp để mở đường, bảo vệ đoàn xe và cuộc rút quân. Riêng Liên-Đoàn Công Binh Chiến Đấu sửa chữa những đoạn đường bị đứt đoạn, hoặc cầu cống bị hư hỏng. Các Liên-Đoàn B.Đ.Q khác có nhiệm vụ đi sau cùng, để bảo vệ đoàn quân và chiến cụ, đề phòng địch quân theo sau đánh tập hậu.
Con đường Liên tỉnh lộ 7 chôn vùi hàng ngàn xác đồng bào và trẻ thơ vô tội. Chôn vùi danh dự tất cả các Tướng đang lãnh đạo đất nước trong những năm sau cùng cuộc chiến.
Sau 9 ngày 9 đêm với 300 cây số đường máu, Liên tỉnh lộ 7 nối liền Pleiku - Phú Bổn - Phú Yên đầy rẫy những rủi ro, bất trắc... Vì kế hoạch không được bảo mật, thiếu cẩn trọng, đố kỵ bất mãn, vô kỷ luât... Đây là những ngày thật đau buồn nhất trên chiến trường Cao-nguyên.
Liên-Đoàn 7/BĐQ của Đại-Tá Nguyễn-Kim-Tây đã "clear" xong Việt-Cộng, sẽ cùng đi với Thiết Giáp tăng cường bảo vệ đoàn xe.
Liên-Đoàn 4/BĐQ và Liên-Đoàn 25/BĐQ giữ tuyến" lửa Thanh-An - Pleime đi sau cùng đoạn hậu và chịu nhiều sự thiệt hại bởi sự giao tranh liên tiếp ngày đêm với các lực lượng Cộng quân thay phiên " xa luân chiến ".
Liên-Đoàn 7/BĐQ được lệnh nhổ 3 "chốt quyết tử " của Việt-Cộng, chốt lớn cấp Đại Đội. Những chiên xa M.41 - M.48 - M.113 yểâm trợ Biệt Động Quân ào ào xung phong chiếm mục tiêu. Không-quân được gọi đến yểm trợ phi pháo tối đa.. để giải quyết chiến trường. Nhưng rủi ro xảy đến, bom của Không quân đã đánh trúng hai chiến xa M.41 và Biệt-Động-Quân bị một số thương vong. Mặc dù vậy, chốt quyết tử của Việt-Cộng tại đây đã bị thanh toán nhanh chóng.
Qua báo cáo của Tướng Tất cho biết, quận Phú-Túc bị pháo kích rất nặng nề và vòng vây đang bị xiết chặt. Liên-Đoàn 7/BĐQ phối hợp với Thiếât-Giáp đang tiến nhanh đến giải vây và tiêu diệt địch. Khoảng 2 Tiểu-Đoàn Cộng quân đã cố ý đóng chốt tại đây là trận đánh đẫm máu của Liên-Đoàn 7/BĐQ.
Liên-Đoàn 7/BĐQ. đánh tan lực lượng Bắc quân. Tịch thu 15 khẩu súng cối 82 ly và 81 ly, 4 súng phòng không 12 ly 7 và rất nhiều vũ khí cá nhân, đạn dược. Thiệt hại là trung bình nhẹ. Tuy nhiên, Liên-Đoàn-Trưởng LĐ.7/BĐQ. Đại-Tá Nguyễn-Kim-Tây cũng đã bị thương, một chiến xa M.41 chở hỏa tiễn TOW đã bị bốc cháy.
Liên-Đoàn 6/BĐQ cho lệnh Tiểu-Đoàn 51/BĐQ tiến nhanh để chiếm lĩnh cây cầu Phú-Túc quan trọng nội trong đêm nay để liên-Đoàn Công Binh sửa chữa. Liên-Đoàn Công Binh đã dồn hết nỗ lực sửa chữa, hy vọng sẽ hoàn tất vào sáng sớm hôm sau để đoàn quân di chuyển. Tuy nhiên Cộng quân từ xa pháo kích vào đoàn quân tiên phong Biệt-Động-Quân tới tấp.
Ngày 18-3 & 19-3-1975 Tiểu-Đoàn 51/BĐQ cùng Liên-Đoàn 6/BĐQ đã giao tranh dữ dội với Cộng quân trong khi Liên-Đoàn Công Binh vẫn tiếp tục dùng vỉ sắt P.S.P. của sân bay Củng-Sơn thảy xuống sông làm đường cho chiến xa và đoàn xe di chuyển về Sơn-Hòa. Lữ-Đoàn 3 Nhảy Dù từ vùng I chiến thuật đã về tới Nha-Trang được di chuyển tới Khánh-Dương. Liên-Đoàn 6/BĐQ cũng về đến Nha-Trang được tăng cường cho mặt trận Khánh-Dương với Lữ-Đoàn Dù. Mặt trạân Khánh Dương bị áp lực vô cùng nặng nề của địch quân, gồm các Sư-Đoàn Cộng-Sản BắcViệt như Sư-Đoàn F.10, Sư-Đoàn 320, Sư-Đoàn 316, Trung-Đoàn 9 Cộng sản Bắc-Việt, Sư-Đoàn 968, tất cả đã bỏ mặt trận Cao nguyên kéo dốc về Khánh-Dương, có ý đồ tiến thẳng tới miền duyên hải đánh chiếm Nha-Trang, Nha-Trang mất thì Bình-Định - Phú-Yên sẽ mất theo.
Một trận đánh dò dẫm của một Trung-Đoàn thuộc Sư-Đoàn F.10 chiều qua với Tiểu-Đoàn 2/40 Sư-Đoàn 22/Bộ Binh tại Tây Khánh Dương, đã gây tổn thất nặng nề cho Cộng quân.
Mặt trận Khánh-Dương được ghi nhận có rất nhiều chiến xa đủ loại của Công-Sản Bắc-Việât xuất hiện. Trong khi đó phía QLVNCH chỉ có loại Thiết vận xa M.113 mà không có một chiếc chiến xa M.41 hoặc M.48 nào!
Ngày 1-4-1975 mặt trận Khánh Dương trở nên vô cùng nguy ngập. Tuy nhiên Lữ-Đoàn 3 Nhảy Dù và Tiểu-Đoàn 51/BĐQ. & Liên-Đoàn 6/BĐQ vẫn còn chiến đấu tận sức quyết liệt với Cộng quân.
Mặt trận Khánh-Dương đã bị vỡ sau nhiều ngày đêm giao tranh dữ dội với Bắc quân cố gắng quyết chặn cản bước tiến của đối phương về Miền Nam.
Tiểu-Đoàn 51 BĐQ tại tuyến đầu do Thiếu Tá Đổng-Kim Quan TĐP/TĐ.51/BĐQ, đã anh dũng chỉ huy chiến đấu vô cùng oanh liệt, bởi lòng can đảm, dũng trí mưu lược, bởi giàu kinh nghiệm chiến trường, bởi lòng bất khuất can trường đã tiềm tàng trong huyết thống và sự quyết chiến của mọi Quân nhân các cấp thuộc TĐ.51/BĐQ, cộng quân đã bao phen bị dáng nhưng đòn chí tử, và bị đẩy lui... Sau nhiều đợt xung phong như thác lũ.
Tình trạng vẫn giao tranh ngày đêm và liên lạc chặt chẽ nơi tuyến đầu giữa lực lượng Dù & Biệt-Động-Quân vẫn luôn tốt đẹp.
Đêm 31-3-1975 vì lý do gì? Tình trạng kỹ thuật trở ngại... Tiểu Đoàn 51 BĐQ, tuyến đầu không liên lạc được với cánh quân Dù.
Trưa 1-4-1975, áp lực của Cộng quân càng nặng nề hơn!!! Trung-Tá Nguyễn-Khoa-Lộc TĐT TĐ 51 BĐQ lệnh liên lạc lần cuối với cánh quân Dù và không thấy hoạt động bình thường trên làn sóng siêu tân số.
- " 90 " lệnh cho các đứa con trong gia đình TĐ.51/BĐQ lập tức rút quân theo thế chân vạc, vừa đánh vừa rút từng đoạn một. Thiếu-Tá Đổng-Kim-Quan TĐP /TĐ.51/BĐQ, chỉ huy đánh đoạn hậu cho các đứa con thay phiên nhau rút.
Ngàn năm bàng bạc mây bay.
Oan hồn tử sĩ chốn này vong thân!
Ngày xưa lừng lẫy bao lần,
Thét oai tung kiếm xuất thần xua quân.
Hận thay phận nước phù vân.
Anh đành gởi xác trong lần nay thôi!
Chí trai vùng vẫy ngang trời.
Thịt xương tan nát gan phơi óc lầy.
Làm trai áo trận bọc thây!
Xác thân phiêu bạt từ đây chẳng còn.
Giờ đây người Chiến sĩ Mũ Nâu của Tiểu-Đoàn 51/BĐQ, cố Trung-Tá Đổng-Kim-Quan đã vinh viễn ở lại đất Khánh-Dương bỏ lại vợ trẻ và hai con thơ dại cùng anh em đồng đội.
Anh đã làm đúng trách vụ của người trai đất nước thời ly loạn. Anh không hổ danh với hai câu thơ của anh hùng cổ nhân để lại : Mỹ nhân tự cổ như danh tướng,
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.
Nguyễn Văn Thịnh KBC.3505
Những dấu chân diệt giặc (tặng huynh LĐ6BĐQ)
Còn đâu những lúc tuyến đầu quân reo,
Giữa đêm đỉnh núi cheo leo.
Tiếng quân vang dậy, nhớ chiều giặc tan.
Mỗi năm cứ đến ngày 19 tháng 6. Lòng người chiến sĩ
quặn đau, ngậm ngùi nhớ đến những người trai tráng năm xưa đã từ bỏ kiếp sống thư sinh để băng mình vào sương gió, tiến ra sa trường theo bước chân những bậc đàn anh đi trước bảo vệ non sông, cho chính nghĩa tự do, chiến đấu với quân thù Cộng sản bạo tàn, sắt máu... đem sự an lành cho quê hương đất nước mà mọi người dân hằng vời vợi khát khao mong đợi .
Kể từ sau năm 1954, hiệp định Geneve giữa Pháp và Việt-Minh Cộng-Sản đã ký kết. Chính nó đã đánh dấu sự chia cắt và phân minh rõ rệt một miền Bắc trong chế độ Cộng-sản độc tài, sắt máu, khắt khe đời sống bị đảng trị... không có tự do, bị bóc lột, lừa bịp, ngu dân... Miền Nam trong thể chế tự do tuy rằng sự lãnh đạo còn yếu kém, nhưng nó đã bắt đầu phục hồi và ổn định tình hình chính trị, kinh tế, an ninh... Trong nước Quân đội và chính quyền đã và đang được xây dựng, phát triển qui mô, khiến các cơ sở và cán bộ Cộng sản nằm vùng đã gần như bị tiêu diệt hết. Về đối ngoại, chính thể quốc gia Miền Nam đã được hầu hết các nước tự-do công nhận và đặt Tòa Lãnh-sự, Sứ-quán ngoại giao. Trong khi đó Miền Bắc đang ráo riết với chủ trương kế hoạch thôn tính nhuộm đỏ nốt phần đất còn lại, với chủ-nghĩa Cộng-sản vô thần, vô nhân , vô đạo lý...
Rồi cái mặt trận trá hình được gọi là " Mặt trận giải phóng Miền Nam " ra đời vào năm 1960. Cái ngụy danh để Miền Bắc ồ ạt chuyển quân và vũ khí ngày đêm vào Miền Nam trên đường Hồ-Chí-Minh trong mưu đồ xích hóa, tròng lên đầu người dân cái ách " Chủ nghĩa xã hội "
Để đối phó với tình hình hiện tại. Quân đội Mỹ cũng bắt đầu đổ bộ vào năm 1965 và cuộc chiến ngày càng khốc liệt và dai dẳng hơn bao giờ hết.
Nhằm thích ứng với tình thế. Binh chủng Biệt-Động-Quân được ra đời vào ngày 1 tháng 7 năm 1960 bằng những Đại-Đội Biệt lập. Sau đó các Tiểu-Đoàn Biệt-Động-Quân tiếp tục thành hình và Tiểu-Đoàn 51/B.Đ.Q được thành lập vào năm 1962 tại vùng 4 chiến thuật, hoạt động hữu hiệu tại các vùng Năm-Căn, Đầm-Dơi, Cái-Nước, Chương-Thiện, Cà-Mau, Kiến-phong, Kiến-Tường, Mộc-Hóa...để ứng phó với tình thế trong sự gia tăng quân số rầm rộ của Bắc quân
Những bước chân người chiến-sĩ TĐ.51/BĐQ đi đến đâu giặc tan nơi đó tạo nên những chiến công uy-danh hiển hách bạt vía quân thù.
Năm 1965 những chiến sĩ TĐ.51/B.Đ.Q. được lệnh hành quân truy tìm tiêu diệt Bắc quân Cộng-sản tại Bắc Bình-Định...
Từ năm 1966 đến đầu năm 1968 TĐ/51/B.Đ.Q. hoạt động tại vùng Đức-Hòa, Đức-Huệ, nhằm đón đánh, tiêu diệt Cộng quân từ đất Miên lén lút xâm nhập qua lãnh thổ V.N.C.H. Tại đây dưới sự chỉ huy tài ba khéo léo và dũng cảm của Thiếu-Tá Nguyễn-Công-Thông, Đơn vị đã lập được những chiến công to lớn, vang danh. Đặc biệt trong trận đánh tại Trầm-Lạc, Đức-Hòa, TĐ/51/B.Đ.Q. đã đánh tan 1 Trung-Đoàn Cộng quân vừa mới lén lút xâm nhập từ đất Miên qua. Tịch thu đạn dược, vũ khí đủ loại trên 1000 khẩu. Cũng trong một trận đánh khác tại Đức-Hòa vào dịp Mậu-Thân 68, TĐ.51B/Đ.Q. lại tiêu diệt gọn một Trung-Đoàn Cộng-quân. Tịch thu vũ khí đủ loại trên 1000 súng cùng nhiều quân trang quân dụng và giết chết được tên Chính-Ủy Trung-Đoàn. Những chiến công này Tiểu-Đoàn 51/B.Đ.Q. đều được tuyên dương trước Quân-Đội và đặc biệt được ân thưởng Biểu Chương màu " Bảo Quốc huân chương". Vũ khí đạn dược, quân trang, quân-dụng... tịch thu được trong hai trận, cũng được hai lần triển lãm tại phòng thông tin Đức-Hòa, dưới sự chủ tọa của Thiếu-Tướng Nguyễn-Xuân-Thịnh, Tư lệnh Sư-Đoàn 25 Bộ Binh.
Năm 1968, sau chiến thắng Mậu Thân, TĐ.51/B.Đ.Q. cùng các TĐ.34/B.Đ.Q. TĐ.35/B.Đ.Q. về Nhà-Bè đặt Bản doanh BCH/Tiền phương và thành lập Liên-Đoàn 6/B.Đ.Q. ra đời từ thuở đó.
Tháng 4/1970 Tiểu-Đoàn 51/B.Đ.Q. tham dự hành quân truy tầm, tiêu diệt và phá hủy Hậu cần Bắc quân trên đất Miên cả thảy 5 lần trên các địa danh như : Krek - Snoul - Soung - Chipou - Damber - Mỏ Vẹt - Lưỡi Câu ...
Sau đó TĐ.51/Đ.Q. cùng các TĐ.34/B.Đ.Q. TĐ/35/B.Đ.Q. trở về hoán chuyển với các Đơn-vị Nhảy-Dù hoạt đông tại hành lang Biên giới Việt-Miên từ Vân-Đồn, Bổ-Túc, Quang-Trung tới tận Tống-lê-chân. BCH/LĐ.6/BĐQ. Đặt bản doanh tại căn cứ Kàtum điều động, chỉ huy các Tiểu Đoàn trực thuọâc. Tại vùng rừng già này, các Đơn-vị B.Đ.Q. đã trưởng thành trong chiến thuật chống và tiêu diệt Đặc-công Bắc phương vô cùng hữu hiệu. Trong nhưng lần Cộng quân thả đặc-công xâm nhập là mỗi lần chúng bị Chiến sĩ TĐ/51/BĐQ tiêu diệt thảm hại. Ngoài ra các Chiến sĩ Biệt-Động-Quân còn thông rành phục kích, giăng đặt các bãi mìn cơ động đánh tan, tịch thu vũ khí những Đơn vị VC di chuyển từ đất Miên qua các mật khu dọc hành lang biên giới Việt-Miên thuộc tỉnh Tây-Ninh. Mùa hè năm 1972, khi chiến trận khắp nơi ngày càng trở nên khốc liệt. Liên-Đoàn 6/B.Đ.Q. được không vận từ chiến trường Tây-Ninh tới chiến trường Trị-Thiên bàn giao vùng trách nhiệm cho Đơn vị thuộc Sư-Đoàn 25/BB, nơi mà các Chiến sĩ B.Đ.Q. đã đổ biết bao mồ hôi và xương máu suốt bao tháng ngày giữ vững miền tuyến ải đem lại sự an lành cho quê hương đất nước.
Khoảng thượng tuần tháng 4/1972 BCH/LĐ.6/BĐQ đặt bản doanh tại BCH/Tiền phương một Đơn-vị Sư-Đoàn 1/BB điều động hành quân trực thuộc.
Tiểu-Đoàn 51/BĐQ hành quân hướng Tây bắc Phong-Điền, Mỹ-Chánh, trên đỉnh Trường Sơn, hứng chịu cái nóng của gió Hạ Lào khắt khe thổi đến rát mặt và cái lạnh thật tê buốt về đêm, lạnh đến thấu xương. Họ ngày đêm đào hầm, khoét đa,ù làm công sự chiến đấu để sẵn sàng giao tranh, tiêu diệt, ngăn bước xâm lăng kẻ thù phương Bắc .
Nhu cầu chiến trường, Liên-Đoàn 6/BĐQ lại được lệnh di chuyển khẩn cấp bằng không vận C.130 đến chiến trường Tây Nguyên, nơi mệnh danh gặp nhau ba miền biên giới Việt-Miên-Lào, vơí bao trọng trách đầy gian lao và hứa hẹn với những trận đánh đẫm máu đang chờ trước mặt, để thay thế nhiệm vụ cho Lữ-Đoàn 2 Nhảy dù, do Đại-Tá Trần-Quốc-Lịch LĐT/LĐ.2/ND đang điều động, chỉ huy các trận đánh khốc liệt mà đã bị tổn thất quân số khá nhiều vì áp lực nặng nề với quân số lớn lao của Cộng quân, bằng nhiều Sư-Đoàn, như Sư-Đoàn 3 Sao Vàng, Sư-đoàn 320 Thép, Sư-Đoàn 304, Sư-Đoàn 307 cùng các Đơn vị Đặc công, pháo 130 ly, 122 ly, phòng không và Tăng của Địch quân phối hợp tung ra uy hiếp, chiếm lĩnh các nơi. Từ trên nhìn xuống là các cao điểm chiến thuật chập chùng, uốn khúc quanh co, có cao độ khoảng từ 800 mét đến 900 mét, như căn cứ 5, Căn cứ 6, Charlie... chạy dài đến đèo Chu-Pao Nhìn về hướng đông bắc là Tân-Cảnh, đông nam là thị xã Kontum, một thị trấn nhỏ bé thuộc vùng cực bắc Tây nguyên, một thành phố miền núi rừng như nằm dưới một lòng chảo, nó mang một tính chất huyền ảo, đầy hiểm nguy và mong manh như làn mây khói tỏa, sương mù u-uất... Nằm dọc bên cạnh giòng sông Pô-Kơ và đường 14 nối liền từ Pleiku tới Tân-Cảnh để đi đến vùng Ben-Hét hoặc rẽ sang A-Sao - A-Lưới nơi mà Cộng quân ngày đêm vận chuyển người và vũ-khí từ miền Bắc vào đây, trong kế hoạch xâm lăng thôn tính miền Nam, trong ý đồ nhuộm đỏ nốt phần đất còn lại.
Khi chiếc phi cơ C-130 xuống thấp để hạ cánh, cái bửng phía đuôi cũng từ từ hạ xuống, cho đến lúc phi cơ chạm bánh chạy dài trên phi đạo, vừa ngừng bánh là anh em BĐQ chúng tôi phóng mạnh, súng cầm tay chạy lao ra hướng bên ngoài bố- trí, tránh đạn pháo kích. Ngay khi đó thì lập tức các anh em Đơn vi Nhảy dù cũng vội vã tiến nhanh lao mình vào phi cơ. Chiếc maý bay lại chạy dài trên phi đạo rồi cất cánh. Nếu chẳng may có chiếc phi cơ nào bị trúng đạn pháo kích không thể xử dụng được nữa, lập tức có những chiếc xe ủi có nhiệm vụ đẩy đẩy chiếc phi-cơ này sang bên lề phi đạo để các chiếc khác tiếp tục nhiệm vụ. Đạn pháo kích cứ rơi, các Chiến sĩ TĐ.51/BĐQ vẫn gấp rút di hành mà không hề hoảng hốt, giữ vững nhiệm vụ quân hành mà chẳng hề lùi bước hoặc nao núng trước lằn đạn pháo kích của địch quân. Sẵn sàng chiến đấu dù phải chấp nhận sự hy sinh bất cứ lúc nào, từ đâu xảy đến. Lực lượng hùng hậu của Cộng quân trải dài, chúng dùng đại pháo 130 ly, 122 ly trải mưa pháo khắp nơi như Cheo-Reo, Dakto, Căn cứ 5, căn cứ 6 .v.v... Riêng Charlie đã bị chúng trải mưa pháo và tràn ngập. Tiểu-Đoàn 11/Nhảy dù đã anh dũng giao tranh. Cố Đại-Tá Nguyễn-Đình-Bảo đã vĩnh viễn ở lại chốn này.
Sau trận Bắc quân dùng Đặc-công làm thiệt hại tiêu hao lực lượng Quân Đoàn II, BCH/Lữ-đoàn 2/ND, Một Đơn vị Dù phòng vệ tại Căn cứ 42 nằm dọc trên QL.14. Bây giờ CH/LĐ.6/BĐQ. Và TĐ.51/BĐQ. Đã thay thế gánh vác trách nhiệm tại đây hằng ngày hứng đạn pháo 130 ly của giặc.
TĐ/51/BĐQ cho đặt các bãi mìn cơ động từ xa, những chỗ nghi ngờ bằng mìn claymore. Đầu đạn 155ly, l05ly cũng gắn tự động thành một thế trận. Sau cùng là lớp mìn claymore bấm tay được xử dụng trong trường hợp địch tràn ngập biển người.
Chiến sĩ TĐ.51/BĐQ, ngày đêm đã hoàn tất các giao thông hào, công sự chiến đấu hình chữ Y cho mỗi tổ tam chế, có ống phóng M.72, lựu đạn tay ... hai quay mặt ra và một bảo vệ phía lưng khi chiến đấu. Tuyệt đối không ngủ trong banker dù trời mưa gió, hoặc khi giặc pháo kích, giăng concertina khi màn đêm buông phủ tối, việc đi lại liên lạc bằng hệ thống truyền tin khi hữu sự.
Quả như sự dự liệu và tiên đoán, Việt-cộng đã dùng chiến thuật đặc công tấn công Tiểu-Đoàn 34/BĐQ - 35BĐQ - 51/BĐQ. & BCH/LĐ.6/BĐQ trong một đêm tối trời. Nhưng chúng đã bị bẻ gãy kế hoạch, TĐ.35/BĐQ, đã bị chúng đột nhập vào một góc căn cứ đóng quân, liền bị cô lập. Đợi cho đến sáng thì bị thanh toán gọn ghẽ.
Riêng BCH/LĐ.6/BĐQ & TĐ.51/BĐQ. Tại Căn cứ 42 Bắc quân đã thả lực lượng Đặc công bò vào bằng ba hướng ba lần khác nhau. Nhưng lần nào chúng cũng bị sa vào bãi mìn mà không thể tiến lên đươc. Lần sau cùng, sau đợt pháo tới tấp là một hồi kèn thúc quân lanh lảnh, chúng hò hét và xung phong biển người. Nhưng bị đốn gãy trước nhất là những bãi mìn vô hình lợi hại, sau bị pháo binh trực xạ dữ dội, Và các ổ súng cộng đồng, cá nhân thi nhau tác xạ. Bắc quân bị thiệt hại bằng nhiều trăm xác giặc rải rác khắp nơi trên trận địa. Bắc quân thảm bại lần này trước sự chiến đấu dũng cảm của anh em Biệt-Động-Quân TĐ.51/BĐQ. Tân-Cảnh một địa danh hiểm hóc bị áp lực nặng nề bởi quân số đông đảo gấp chục lần hơn, cùng hỏa lực hùng hậu xe tăng, đại pháo, phòng không ... Chúng lăm le sau những trận pháo phủ đầu người là sẽ tràn ngập lực lượng cánh nhẹ Tiểu Đoàn 51/BĐQ bất cứ lúc nào. Các cánh quân thuộc Trung-Đoàn 40, Trung-đoàn 41 thuộc SĐ.22/BB đã bị vỡ khi giặc dùng chiến thuật biển người có chiến xa tùng thiết, uy hiếp tràn ngập. Bây giờ chỉ còn lại Đơn-vị duy nhất là BCH/nhẹ TĐ.51/BĐQ. Gồm 2 Đại Đội BĐQ tác chiến và 1 Pháo Đội pháo binh Dù tăng phái, lực lượng chiến xa gồm có 5 chiếc M.48 loại hạng nặng, có trang bị đại bác không giật 175 ly và đại liên 50 ly, đại bác 90 ly.
Địch quân làm mưa pháo nhiều giờ bàêng hỏa lực 130 ly, 122 ly vào căn cứ phòng thủ Lam-Sơn. Sau đó chúng bắt đầu xung phong. Ta có 5 chiến xa, 5 pháo đài nổi di chuyển hỏa lực bắn trả dữ dội đốn ngã hàng hàng, lớp lớp. Đoàn người Bắc quân, với chiến thuật biển người, dường như bị khựng lại không thể tiến lên được. Sau đó khoảng độ 10 phút địch quân củng cố lực lượng, phối trí hỏa lực vào những chiếc chiến xa từng gây thiệt hại nặng nề cho chúng. Hỏa tiễn SR.7 được phóng ra, vụt đi như lằn tên lửa, 5 chiếc chiến xa bốc cháy dữ dội. Bị thiệt hại những chiếc chiến xa hỏa lực vô cùng mạnh mẽ, quân số tổn thất mỗi lúc càng gia tăng. Nhưng trong tình thế hiện tại giặc vẫn chưa thực hiẹân được ý-định mong muốn.
Lương thực thật sự đã cạn, đạn dược cũng sắp đến lúc chẳng còn. Tình thế này sớm muộn gì cũng bị giặc tràn ngập không xa nữa! Đếm từng ngày, lo lắng tính toán từng giờ. Đêm nay là đêm thứ bảy. Pháo binh Dù được lệnh Đại-Úy Côn: Hãy cố trực xạ cho đến hết đạn rồi hãy phá hủy vũ khí, Antena cứ để nguyên trên nóc hầm chỉ huy (T.O.C.). Mọi người nai nịt gọn gàng sẵn sàng để mở đường máu, khi có lệnh. Tuyệt đối im lặng không được xôn xao.
9 giờ 15 tối pháo đài B.52 trải một loạt bom quá gần vị trí Toán quân phía phòng tuyến xa nhất. Cộng quân hỗn loạn, xác chết ngổn ngang dưới ánh hỏa châu. Tiểu-Đoàn 51/BĐQ thiệt hại mất 1 Trung-Đội trên 40 người vì bom quá gần.
Loạt bom cuối cùng vừa dứt. Lệnh khai hỏa mở đường máu thoát ra bìa rừng hướng bom càn quét dọn đường, rồi theo hướng Tây nam về Kontum. Mười hai cây số đường chim bay trong đói khát đến lịm người... Ngày nghỉ, đêm đi, tránh bị phát giác, giao tranh trong điều kiện thiệt thòi. Lương thực giờ chỉ còn có cỏ non, lá cây rừng như lá bứa, lá khoai mọi và nước suối cầm hơi.
Tháng 9 năm 72, TĐ.51/BĐQ cùng Toàn bộ Liên-Đoàn 6/BĐQ bàn giao vùng trách nhiệm cho Liên-Đoàn 2/BĐQ. nhận nhiệm vụ mới. Cũng tại đây LĐ.2/BĐQ đã tái chiếm quận ly Tân-Cảnh.
Sau những ngày tháng dài giao tranh liên tục, toàn bộ các Tiểu-Đoàn trực thuộc BCH/LĐ.6/BĐQ được không vận về Pleiku bổ xung quân số, trang bị hỏa tiễn " Tow " chống chiến xa và thành lập pháo binh Liên-Đoàn 6/B.Đ.Q. Cuối tháng 11/1972, Tiểu-Đoàn 51/BĐQ & Toàn bộ LĐ.6/BĐQ được không vận vào An-Lôc, Bình-long. Tiểu-Đoàn 51/BĐQ phòng thủ Đồi Gió, ngày ngày hứng đạn pháo kích bầy của Việt-Cộng.
Tháng 12/1972 Thiếu Tá Nguyễn-Khoa-Lộc được bổ nhiệm chức vụ Tiểu-Đoàn-Trưởng TĐ.51/BĐQ & Đại-Úy Đổng-Kim-Quan Tiểu-Đoàn-Phó TĐ.51/BĐQ.
Đầu tháng 3/1973 Toàn bộ LĐ.6/BĐQ bàn giao vùng trách nhiệm cho LĐ.3/BĐQ. và Trung-Đoàn 8 thuộc SĐ.5/BB để đi chiến trường Quảng-Ngãi, từ Mộ-Đức - Đức-Phổ tới cửa biển Sa-Huỳnh thuộc vùng I Chiến thuật.
Tiểu-Đoàn 51/BĐQ đã hành quân và giao tranh với lực lượng Cộng quân tại đây, khi chúng chuyển quân từ Tây Nguyên qua ngã Ba-Tơ xuống. Qua sự phối hợp với lực lượng chiến xa và không trợ, TĐ.51/BĐQ đã đè bẹp lực lượng Cộng quân qua sự điều động chỉ huy gan dạ, mưu lược, kinh nghiệm chiến trường của cánh quân nhẹ, do Đai-Úy Đổng-Kim-Quan TĐP/TĐ.51/BĐQ đã tạo nên những chiến công làm hăng say tinh thần chiến đấu của anh em Biệât-Động-Quân.
Tháng 5/1973, bàn giao vùng trách nhiệm cho một Trung-Đoàn thuộc thuộc Sư-Đoàn 2/BB. Liên-Đoàn 6 cùng Tiểu-Đoàn 51/BĐQ được di chuyển tới vùng Đồng-Xuân - La-Hai thuộc tỉnh Phú-Yên, vùng II chiến thuật. Nơi đây là cái nôi thuở xưa Việt-Minh đã lấy quân, tổ chức hội họp, đám cưới tập thể và tập kết rất nhiều tại đây.
Đồng-Xuân, La-Hai địa danh dễ nghe, lạ tai... Nơi đây TĐ.51/BĐQ hoạt động tung hoành như chốn không người. Thật xứng danh với câu thơ người xưa:
Tháng 8/1973. Liên-Đoàn 6/BĐQ. & Tiểu-Đoàn 51/BĐQ được lệnh bàn giao vùng trách nhiệm cho một Đơn-vị cấp Trung-Đoàn, thuộc Sư-Đoàn 23/BB trở về Hậu cứ Long-Bình Biên Hòa bổ xung quân-số.
Tháng 9/1973, LĐ.6/BĐQ. & TĐ.51/BĐQ di chuyển bằng hải vận, chiếc HQ. 503 đã đưa toàn thể Liên-Đoàn 6/BDQ đến đất Qui-Nhơn, Bình-Định. Tại đây LĐ.6/BĐQ & TĐ.51/BĐQ với nhiệm vụ hành quân tái chiếm các cao điểm chiến lược, từ đèo Bình-Đê giáp với cửa khẩu Sa-Huỳnh xuống Tam Quan, Bồng-Sơn chạy dài về đèo Phù-Củ - đèo Nhông. Tại đây dấu tích chiến tranh đổ vỡ, nơi đã từng giao tranh đẫm máu giữa lực lượng Cộng quân đông đảo với Sư-Đoàn 22/BB. Nhưng Cộng quân vẫn còn chiếm giữ những cao điểm chiến thuật trọng yếu, mà lực lượng LĐ.6/BĐQ phải đổ bao xương máu chiếm lại.
Tiểu-Đoàn 51/BĐQ. đã trải qua biết bao gian lao, khó khăn và nguy hiểm, cùng hy sinh xương máu của các chiến sĩ mũ nâu, với tài điều quân mưu lược gan dạ phi thường, với những trận đánh vang danh, luôn luôn có mặt tại hàng đầu của Đại-Úy Đổng-Kim-Quan TĐP/TĐ.51/BĐQ. cùng anh em binh sĩ, với sự chỉ huy tài ba cùng thương mến hết lòng của quân nhân các cấp đối với Thiếu-Tá Nguyễn-Khoa-Lộc TĐT/Đ.51/BĐQ. Tại đây có những cao điểm chiến lược mà cộng quân mệnh danh là bất khả xâm phạm, vẫn giữ vững từ mùa hè năm 1972, sau khi chiếm cứ được từ các Đơn-vị thuộc Sư-Đoàn 22/BB. Bắc quân đã duy trì trải dài bằng quân số cấp cao và những chốt cấp Đai-Đội, Trung-Đội, bảo vệ từ xa, bằng mìn bẫy cản trở bước tiến quân, bằng đại pháo 130 ly, hỏa tiễn 122 ly yểm trợ đêm ngày. Nhưng cuối cùng vẫn bị TĐ.51/BĐQ. bất thần chiếm lĩnh, đánh tan trong một đêm tối trời mưa to, gió lớn... Tại đây TĐ.51/BĐQ. Có những người con yêu dấu của đất nước thuộc khóa 26/VBQGĐL như anh Nguyễn-Văn-Hùng tình nguyện làm Toán Trưởng chỉ huy đánh đặc-công, đột chiếm cao điểm, đánh tan rã Bắc quân. Nhưng Anh đã phải từ biệt quân- đội vì bị thương vỡ mắt trái, anh Hoàng-Văn-Giai cũng vĩnh biệt chiến trường trở về lòng đất mẹ " Tổ quốc ghi công." May mắn chỉ còn sót lại anh Bính bây giờ nghe nói cũng đang định cư tại Hoa-Kỳ.
Tại đây qua những chiến công lừng lẫy, vang danh, Đại-Úy Đổng-Kim-Quan được vinh thăng đặc cách Thiếu-Tá sau nhiều trận đánh bại quân thù phương Bắc.
Vào khoảng tháng 8 năm 1974 Đại Tá Cao Văn Ủy về đảm trách chức vụ Liên Đoàn 7/BĐQ. Tình hình chiến sự Cao Nguyên trở nên nặng nề bởi áp lực mạnh mẽ gồm nhiều Sư Đoàn Chính Qui của Cộng Quân như Sư Đoàn Sao Vàng, Sư Đoàn F.10, Trung Đoàn 9 Cộng Sản Bắc Việt, Sư Đoàn 968, Sư Đoàn 320, Sư Đoàn 316, Sư Đoàn 304, Sư Đoàn 307...
Liên Đoàn 6/BĐQ, lực lượng Tổng Trừ Bị BĐQ đầu tiên được lệnh đi chuyển về Pleiku, chiến Trường Tây Nguyên, giao vùng trách nhiệm cho Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Sau bao ngày gian nan đánh chiếm các cao điểm chiến lược từ đèo Phù Củ. đèo Nhông tới đèo Bình Đê... Chạy xa về gần tới An Lão hoặc dọc theo những cao điểm hiểm hóc, rải theo Duyên Hải của dãy Trường Sơn, mà Cộng quân đã cố sức chiếm giữ... Cũng chính tại đây vị Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh, Tướng Phan-Đình- Niệm hết sức trông cậy và tin tưởng vào lực lượng Biệt- Động- Quân.
Chiến trường Tây Nguyên, lực lượng Liên Đoàn 6/BĐQ được phối hợp với Thiết giáp giao tranh và làm tổn thất rất nặng nề cho Trung Đoàn 9 Cộng Sản Bắc Việt và các đơn vị khác thuộc các Sư Đoàn Cộng Quân. Sau đó đã được Sư Đoàn 968 Bắc Việt bổ xung quân số 100%.
Ngày 10.3.1975 sau nhứng trận mưa pháo nhiều giờ đồng hồ. Cộng quân với chiến xa và biển người tấn chiếm tỉnh lỵ Ban Mê Thuột, với lực lượng đông đảo gấp 10-15 lần, địch quân đã làm chủ tình hình. Tuy nhiên chúng ta đã ngăn chặn được bớt sức tiến quân như thác lũ của các lực lượng chiến xa, Pháo Binh và Bộ Binh Cộng Sản với quân số vô cùng đông đảo.
Tiểu Đoàn 51/BĐQ đã cùng toàn lực lượng Liên Đoàn 6/BĐQ, gồm các Tiểu Đoàn 34/BĐQ, 35/BĐQ, Pháo Binh Liên Đoàn 6/BĐQ, Liên Đội Quân Y, Truyền Tin Liên Đoàn 6/BĐQ, Pháo Binh Liên Đoàn 6/BĐQ, lực lượng Hỏa Tiễn TOW/LĐ6/BĐQ, Trinh-Sát cùng toàn thể Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn 6/BĐQ, đã được sẵn sàng trang bị lương khô, hỏa lực đạn được đầy đủ... để nhảy vào ác chiến với lực lượng Cộng Quân tại Ban - Mê- Thuột.
Sau cuộc họp lịch sử khẩn cấp của Tướng Phạm Văn Phú Tư Lệnh Quân Đoàn II cùng Tướng Không Quân Nguyễn Văn Lượng, Tư Lệnh Sư Đoàn II Không quân với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, còn có sự hiện diện của Đại Tá Nguyễn Văn Hãn, Giám Đốc An Ninh Quân Đội vùng 2 chiến thuật, Đại Tá Lê Trọng Đàm Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Quốc Gia Quân Khu 2, được diễn ra tại Cam Ranh ngày 14.3.1975.
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã phân tích tình hình đất nước. Ông cho biết số quân viện của Mỹ cho Việt Nam kể từ sau hiệp định Paris, đang từ 2 tỷ Mỹ kim mỗi năm, giờ chỉ còn 1 tỷ cho năm 1974 và 300 triệu đôla cho năm 1975 mà vẵn chưa được Quốc Hội Mỹ chuẩn phê thông qua. Về lực lượng yểm trợ Không quân Hoa Kỳ, nhất là pháo đài bay B.52, để phá tan sức mạnh đông đảo biển người của Cộng quân thì đã được ký kết bởi Ngoại Trưởng Mỹ là ông Kissinger, không còn được sử dụng yểm trợ nữa. Tình trạng phi cơ của Quân Lực VNCH thiếu nguyên liệu, Pháo Binh thiếu đạn dược, Chiến Xa thiếu cơ phận thay thế, mọi thứ hoàn toàn thiếu thốn trong hiện tại, và vô cùng nguy ngập trong tương lai rất gần.
Và sau đó quyết định mang tất cả chủ lực quân, chiến xa, pháo binh, máy bay của QĐ.II khỏi Kontum và Pleiku, và cũng có quyết định như vậy cho Tướng Ngô-Quang-Trưởng ngoài vùng I, QĐ.I của Tổng Thống Thiệu.
Ngày 14-3-1975 lệnh triệt thoái khỏi Cao Nguyên được chính thức ban hành. Không một Tướng lãnh nào chống đối. Tiếp theo đó là các Tướng lãnh họp, thảo luận về lộ trình rút quân. Quốc lộ 19 và 21 đã bị Cộng quân Bắc việt cắt và lực lượng của chúng có khoảng từ 4 đến 5 Sư-đoàn chiếm cứ nên không thể xử dụng được nữa.
Sau cùng Tướng Phú xin đề nghị chọn đường liên tỉnh lộ 7 nối liền Pleiku - Phú Bổn - Phú yên. Đường liên tỉnh lộ 7 đã bỏ trên 10 năm không xử dụng, có nhiều cầu cống bị hư hỏng và mìn bẫy do quân đội đồng minh gài từ trước chưa được gỡ bỏ. Nhưng có được yếu tố bất ngờ.
Tướng Phú thừa ủy nhiệm thăng cấp đặc cách cho đại tá Phạm-duy-Tất Chỉ Huy Trưởng BĐQ/QK II lên Chuẩn Tướng để chỉ huy mặt trận dưới đất. Đại-Tá Tất đã từng ở những Đơn-vị tác chiến như Lực lượng Đặc Biệt, Biệt-Động-Quân.
Tướng Phạm-Duy-Tất được đề cử chỉ huy tổng quát cuộc rút quân. Các Liên-Đoàn B.Đ.Q. đi tiên phong và đoạn hậu với những đơn vị Thiết-giáp để mở đường, bảo vệ đoàn xe và cuộc rút quân. Riêng Liên-Đoàn Công Binh Chiến Đấu sửa chữa những đoạn đường bị đứt đoạn, hoặc cầu cống bị hư hỏng. Các Liên-Đoàn B.Đ.Q khác có nhiệm vụ đi sau cùng, để bảo vệ đoàn quân và chiến cụ, đề phòng địch quân theo sau đánh tập hậu.
Con đường Liên tỉnh lộ 7 chôn vùi hàng ngàn xác đồng bào và trẻ thơ vô tội. Chôn vùi danh dự tất cả các Tướng đang lãnh đạo đất nước trong những năm sau cùng cuộc chiến.
Sau 9 ngày 9 đêm với 300 cây số đường máu, Liên tỉnh lộ 7 nối liền Pleiku - Phú Bổn - Phú Yên đầy rẫy những rủi ro, bất trắc... Vì kế hoạch không được bảo mật, thiếu cẩn trọng, đố kỵ bất mãn, vô kỷ luât... Đây là những ngày thật đau buồn nhất trên chiến trường Cao-nguyên.
Liên-Đoàn 7/BĐQ của Đại-Tá Nguyễn-Kim-Tây đã "clear" xong Việt-Cộng, sẽ cùng đi với Thiết Giáp tăng cường bảo vệ đoàn xe.
Liên-Đoàn 4/BĐQ và Liên-Đoàn 25/BĐQ giữ tuyến" lửa Thanh-An - Pleime đi sau cùng đoạn hậu và chịu nhiều sự thiệt hại bởi sự giao tranh liên tiếp ngày đêm với các lực lượng Cộng quân thay phiên " xa luân chiến ".
Liên-Đoàn 7/BĐQ được lệnh nhổ 3 "chốt quyết tử " của Việt-Cộng, chốt lớn cấp Đại Đội. Những chiên xa M.41 - M.48 - M.113 yểâm trợ Biệt Động Quân ào ào xung phong chiếm mục tiêu. Không-quân được gọi đến yểm trợ phi pháo tối đa.. để giải quyết chiến trường. Nhưng rủi ro xảy đến, bom của Không quân đã đánh trúng hai chiến xa M.41 và Biệt-Động-Quân bị một số thương vong. Mặc dù vậy, chốt quyết tử của Việt-Cộng tại đây đã bị thanh toán nhanh chóng.
Qua báo cáo của Tướng Tất cho biết, quận Phú-Túc bị pháo kích rất nặng nề và vòng vây đang bị xiết chặt. Liên-Đoàn 7/BĐQ phối hợp với Thiếât-Giáp đang tiến nhanh đến giải vây và tiêu diệt địch. Khoảng 2 Tiểu-Đoàn Cộng quân đã cố ý đóng chốt tại đây là trận đánh đẫm máu của Liên-Đoàn 7/BĐQ.
Liên-Đoàn 7/BĐQ. đánh tan lực lượng Bắc quân. Tịch thu 15 khẩu súng cối 82 ly và 81 ly, 4 súng phòng không 12 ly 7 và rất nhiều vũ khí cá nhân, đạn dược. Thiệt hại là trung bình nhẹ. Tuy nhiên, Liên-Đoàn-Trưởng LĐ.7/BĐQ. Đại-Tá Nguyễn-Kim-Tây cũng đã bị thương, một chiến xa M.41 chở hỏa tiễn TOW đã bị bốc cháy.
Liên-Đoàn 6/BĐQ cho lệnh Tiểu-Đoàn 51/BĐQ tiến nhanh để chiếm lĩnh cây cầu Phú-Túc quan trọng nội trong đêm nay để liên-Đoàn Công Binh sửa chữa. Liên-Đoàn Công Binh đã dồn hết nỗ lực sửa chữa, hy vọng sẽ hoàn tất vào sáng sớm hôm sau để đoàn quân di chuyển. Tuy nhiên Cộng quân từ xa pháo kích vào đoàn quân tiên phong Biệt-Động-Quân tới tấp.
Ngày 18-3 & 19-3-1975 Tiểu-Đoàn 51/BĐQ cùng Liên-Đoàn 6/BĐQ đã giao tranh dữ dội với Cộng quân trong khi Liên-Đoàn Công Binh vẫn tiếp tục dùng vỉ sắt P.S.P. của sân bay Củng-Sơn thảy xuống sông làm đường cho chiến xa và đoàn xe di chuyển về Sơn-Hòa. Lữ-Đoàn 3 Nhảy Dù từ vùng I chiến thuật đã về tới Nha-Trang được di chuyển tới Khánh-Dương. Liên-Đoàn 6/BĐQ cũng về đến Nha-Trang được tăng cường cho mặt trận Khánh-Dương với Lữ-Đoàn Dù. Mặt trạân Khánh Dương bị áp lực vô cùng nặng nề của địch quân, gồm các Sư-Đoàn Cộng-Sản BắcViệt như Sư-Đoàn F.10, Sư-Đoàn 320, Sư-Đoàn 316, Trung-Đoàn 9 Cộng sản Bắc-Việt, Sư-Đoàn 968, tất cả đã bỏ mặt trận Cao nguyên kéo dốc về Khánh-Dương, có ý đồ tiến thẳng tới miền duyên hải đánh chiếm Nha-Trang, Nha-Trang mất thì Bình-Định - Phú-Yên sẽ mất theo.
Một trận đánh dò dẫm của một Trung-Đoàn thuộc Sư-Đoàn F.10 chiều qua với Tiểu-Đoàn 2/40 Sư-Đoàn 22/Bộ Binh tại Tây Khánh Dương, đã gây tổn thất nặng nề cho Cộng quân.
Mặt trận Khánh-Dương được ghi nhận có rất nhiều chiến xa đủ loại của Công-Sản Bắc-Việât xuất hiện. Trong khi đó phía QLVNCH chỉ có loại Thiết vận xa M.113 mà không có một chiếc chiến xa M.41 hoặc M.48 nào!
Ngày 1-4-1975 mặt trận Khánh Dương trở nên vô cùng nguy ngập. Tuy nhiên Lữ-Đoàn 3 Nhảy Dù và Tiểu-Đoàn 51/BĐQ. & Liên-Đoàn 6/BĐQ vẫn còn chiến đấu tận sức quyết liệt với Cộng quân.
Mặt trận Khánh-Dương đã bị vỡ sau nhiều ngày đêm giao tranh dữ dội với Bắc quân cố gắng quyết chặn cản bước tiến của đối phương về Miền Nam.
Tiểu-Đoàn 51 BĐQ tại tuyến đầu do Thiếu Tá Đổng-Kim Quan TĐP/TĐ.51/BĐQ, đã anh dũng chỉ huy chiến đấu vô cùng oanh liệt, bởi lòng can đảm, dũng trí mưu lược, bởi giàu kinh nghiệm chiến trường, bởi lòng bất khuất can trường đã tiềm tàng trong huyết thống và sự quyết chiến của mọi Quân nhân các cấp thuộc TĐ.51/BĐQ, cộng quân đã bao phen bị dáng nhưng đòn chí tử, và bị đẩy lui... Sau nhiều đợt xung phong như thác lũ.
Tình trạng vẫn giao tranh ngày đêm và liên lạc chặt chẽ nơi tuyến đầu giữa lực lượng Dù & Biệt-Động-Quân vẫn luôn tốt đẹp.
Đêm 31-3-1975 vì lý do gì? Tình trạng kỹ thuật trở ngại... Tiểu Đoàn 51 BĐQ, tuyến đầu không liên lạc được với cánh quân Dù.
Trưa 1-4-1975, áp lực của Cộng quân càng nặng nề hơn!!! Trung-Tá Nguyễn-Khoa-Lộc TĐT TĐ 51 BĐQ lệnh liên lạc lần cuối với cánh quân Dù và không thấy hoạt động bình thường trên làn sóng siêu tân số.
- " 90 " lệnh cho các đứa con trong gia đình TĐ.51/BĐQ lập tức rút quân theo thế chân vạc, vừa đánh vừa rút từng đoạn một. Thiếu-Tá Đổng-Kim-Quan TĐP /TĐ.51/BĐQ, chỉ huy đánh đoạn hậu cho các đứa con thay phiên nhau rút.
Ngàn năm bàng bạc mây bay.
Oan hồn tử sĩ chốn này vong thân!
Ngày xưa lừng lẫy bao lần,
Thét oai tung kiếm xuất thần xua quân.
Hận thay phận nước phù vân.
Anh đành gởi xác trong lần nay thôi!
Chí trai vùng vẫy ngang trời.
Thịt xương tan nát gan phơi óc lầy.
Làm trai áo trận bọc thây!
Xác thân phiêu bạt từ đây chẳng còn.
Giờ đây người Chiến sĩ Mũ Nâu của Tiểu-Đoàn 51/BĐQ, cố Trung-Tá Đổng-Kim-Quan đã vinh viễn ở lại đất Khánh-Dương bỏ lại vợ trẻ và hai con thơ dại cùng anh em đồng đội.
Anh đã làm đúng trách vụ của người trai đất nước thời ly loạn. Anh không hổ danh với hai câu thơ của anh hùng cổ nhân để lại : Mỹ nhân tự cổ như danh tướng,
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.
Nguyễn Văn Thịnh KBC.3505