Nhân Vật
Những điều Mai Lệ Huyền chưa bao giờ thổ lộ
Ðức Tuấn/Người Việt
GARDEN GROVE, California (NV) - Một trong vài ca sĩ chuyên trị nhạc lính, từ trước năm 1975 ở trong nước, đến khi ra hải ngoại, cho đến ngày hôm nay, tiếng hát chị vẫn được những người đã từng là lính yêu thích, ủng hộ.
Chị là Mai Lệ Huyền, chị nói chị có tên thật là Nguyễn Thị Kim Cúc, vậy mà mọi người chẳng ai gọi chị là chị Cúc, mà chỉ biết tên đi hát của chị là Mai Lệ Huyền.
Mai Lệ Huyền là ai?
Chị đi hát năm 17 tuổi, chị kể năm đó dù còn nhỏ, nhưng mà chỉ thích hát nhạc “quậy,” loại nhạc mà người Sài Gòn trước 1975 gọi là kích động nhạc.
Chị kể: “Khi về Sài Gòn hát ở những hộp đêm như Văn Cảnh, gặp mấy ông nhạc sĩ, như Ðinh Việt Lang, Trần Trịnh, và nhà văn Vạn Thuyết Linh, mấy ông đặt cho tôi tên Mai Lệ Huyền, vì Mai là con khỉ, Lệ là nước mắt, còn Huyền là đen.”
Chị chia sẻ, hồi nhỏ tinh nghịch lắm, leo trèo lên các cây cao, ngồi trên đó học bài. Bởi vậy mọi người ví chị giống như con khỉ phá phách, thế nhưng con khỉ lại hay mau nước mắt, và nước da của chị màu đen, nên tổng hợp lại thành tên Mai Lệ Huyền.
Mai Lệ Huyền và nhạc Rock
Khoảng 1965, ca sĩ Mai Lệ Huyền kể, trong một dịp tình cờ gặp nhạc sĩ Trần Văn Trạch ở các hộp đêm, sau khi ông chứng kiến chị hát nhạc giựt, quậy, nhạc sĩ nói ông sẽ giới thiệu chị vào hát cho các câu lạc bộ của quân đội Mỹ thời đó.
Sau đó, chị được nhận vào hát cho các câu lạc bộ của người Mỹ, những bài chị hay hát thời đó như The House of the Rising Sun, Besame Mucho, Twist Again...
Chị nhớ lại thời đi hát ở những câu lạc bộ của Mỹ, cùng với Elvis Phương, Khánh Hà, nhạc sĩ Lê Văn Thiện, anh Trỗ Guitar, Huỳnh Háu, Huỳnh Anh...
“Nhờ mình đi hát chung với nhiều anh chị ca nghệ sĩ nổi tiếng như vậy nên có điều kiện học hỏi thêm, nhờ vậy tôi có thể hát được đủ thể loại nhạc từ slow, boston, tango, hip hop, rock..,” ca sĩ Mai Lệ Huyền tâm sự.
Chị kể, chỉ sau một thời gian đi hát ngắn thôi, nhưng tên tuổi chị được nổi tiếng ngay từ lúc đó, sau đó có những lần gặp các nhạc sĩ nổi tiếng như Khánh Băng, Phùng Trọng... Chính nhờ những nhạc sĩ này về sau mời chị đến biểu diễn ở những đại nhạc hội, và từ đó chị tình cờ gặp được ca sĩ Hùng Cường.
Thời vinh quang nhất
“Ðỉnh vinh quang cao nhất của ca sĩ Mai Lệ Huyền là lúc nào?”
“Tôi nghĩ thời huy hoàng nhất của Mai Lệ Huyền kéo dài hơi lâu, ít nhất 10 năm từ 1965 đến 1975, sở dĩ nói như thế vì lúc đó mặc dù tôi chỉ là một ca sĩ, không hề có kinh nghiệm đóng phim, vậy mà được mời tham gia ít nhất 5, 7 cuốn phim, như phim Gác Chuông Nhà Thờ, Nhà Tôi, Còn Gì Cho Nhau, Mãnh Lực Ðồng Tiền..., hay tôi không biết đóng kịch nhưng cũng được mời đóng những tuồng kịch nặng ký như '45 phút chuyện vui hằng tuần của La Thoại Tân', 'ban kịch Thẩm Thúy Hằng', 'ban kịch Sống Túy Hồng,'” ca sĩ Mai Lệ Huyền nhớ lại những kỷ niệm trước 1975.
Chị cho biết thêm, tiền bạc và thời gian của những năm trước 1975 đối với chị rất quý, bởi vì lúc đó chị chỉ biết đi làm, kiếm ra tiền thật nhiều.
Chị nói: “Năm 17, 18 tuổi tôi đã cầm trong tay bạc triệu, lúc đó tiền đến với tôi nhiều vô số kể, và dễ dàng lắm!”
Mai Lệ Huyền và lính
“Ca sĩ Mai Lệ Huyền hát nhạc lính, có phải vì 'cơm áo gạo tiền' hay vì chị thật sự yêu lính?”
“Lúc đó là thời gian chiến tranh, tất cả mọi nơi đều nhắc về cuộc chiến, những nhạc sĩ tên tuổi đua nhau sáng tác các ca khúc viết cho người lính ở tiền đồn, ở mặt trận. Và tôi có được diễm phúc gặp họ, họ trao cho tôi các ca khúc đó, mặt khác khi tôi thể hiện dòng nhạc ấy lại rất sống động, bên cạnh đó tôi 'thấm' được ý nghĩa của cuộc chiến, tôi mến phục người lính, và vì thế tôi hát cho lính, không phải đơn giản chỉ vì 'cơm áo gạo tiền,'” chị Mai Lệ Huyền trả lời.
“Chị hát nhạc lính, chị ra các tiền đồn được các anh chiến sĩ đón tiếp nồng nhiệt, thế thì có phải mối tình đầu của chị cũng là lính không?”
“Tôi thần tượng người lính, hát nhạc lính nhiều, và nhận được cảm tình sâu đậm từ các anh chiến sĩ VNCH, thế nhưng trong cuộc sống, tôi vẫn tin vào chữ 'duyên' và chữ duyên đó, rơi vào sự gặp gỡ, cảm phục với một người là nhạc sĩ.”
“Chị từng kể về những lần nhảy trực thăng xuống chiến trường, hay tiền đồn rất nguy hiểm để hát cho lính, thế chị có sợ không?”
“Hình như cái gan của tuổi trẻ và những sự đón tiếp nồng hậu của người lính dành cho người ca sĩ đã làm tôi quên, hay bớt sự sợ hãi, tuy nhiên, mỗi lần về đến nhà, đôi lúc ngồi suy nghĩ lại cũng thấy sợ chứ, nhưng mà khi chuyện đến thì lại tiếp tục đi phục vụ,” chị Mai Lệ Huyền giải thích.
Sau 1975
“Sau khi sang Mỹ định cư, được bao lâu thì chị đi hát lại?”
“Nơi đầu tiên tôi đặt chân đến là Washington, DC, ở đó được gần hai năm, sau đó tôi móc nối được với các anh chị em ca nghệ sĩ như chị Kiều Chinh, anh Tế, anh Hoàng Thi Thơ, anh Huỳnh Anh.. tại California, nhờ các anh chị ấy hùn tiền lại, gửi vé máy bay cho Huyền bay sang đây, và định cư tại California kể từ đó.”
“Ðời sống chị hôm nay thế nào?”
“Tôi vẫn đi hát, vẫn sinh hoạt ca nhạc, nghệ thuật như các ca sĩ khác, tuy nhiên vì hoàn cảnh gia đình, tôi là 'mẹ góa, con côi,' mà con gái tôi bị hội chứng down từ bé, năm nay cháu đã 30 tuổi, và cháu chỉ có một mình tôi là người chăm sóc cho cháu, bởi vậy đời sống khá khó khăn, để lo chu toàn cho vừa công ăn việc làm và vừa cho gia đình.”
Ca sĩ Mai Lệ Huyền kể về những gian truân trong suốt mấy chục năm qua, kể từ khi người chồng của chị bị bệnh nặng, rồi mất, chị nói không thể tưởng tượng được thời gian đó nhà cửa bị ngân hàng xiết nợ, ba bốn căn nhà mất hết, một thân một mình chị bươn chải, nuôi con, chỗ ở không ổn định, khi cứ phải đi tìm những căn nhà thuê an toàn cho cả hai mẹ con.
“Con gái tôi vừa bị hội chứng down, lại vừa bị bệnh tim nữa, cháu đã đôi ba lần vào bệnh viện mổ tim, và hiện tại bệnh cũng bắt đầu trở lại, bác sĩ đang rất lo ngại khi phải giải phẫu thêm một lần nữa,” chị Mai Lệ Huyền tâm sự. Chị cho biết, có hôm 3 giờ sáng, một mình phải chở con đi bệnh viện cấp cứu, lúc đó vừa lo, vừa sợ nhưng mà vẫn phải leo lên xe, một mình lái chở con.
Chị tâm sự: “Không phải mình kể lể, vì chuyện đó là chuyện gia đình của mình, nhưng khổ lắm bạn ạ! Bởi vì con bệnh như thế, nên khi bầu sô từ những tiểu bang xa mời mình đi hát, mình phải từ chối, vì xa quá, đi hát mà ở nhà không ai chăm sóc con, làm sao yên tâm mà hát được?”
Nói đến đây, nước mắt người mẹ nhạt nhòa. Chị không cầm được xúc động, kể về đứa con.
“Khi đời sống xuống đến tận cùng, động lực nào giúp chị có thể vực dậy được?”
“Tôi nghĩ cả Chúa, Phật đều không muốn lấy đi tất cả từ một con người, bởi vậy khi bị đời đẩy xuống tận vực thẳm, thì tự nhiên sẽ có một lối thoát khác mở ra, trường hợp tôi cũng vậy, khi ở lúc tận cùng tôi cũng phải cố gắng, vì con mình vùng dậy, chạy tìm lối thoát, mình không cứu mình thì ai cứu mình, phải không?” Mai Lệ Huyền trả lời.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Những điều Mai Lệ Huyền chưa bao giờ thổ lộ
Ðức Tuấn/Người Việt
GARDEN GROVE, California (NV) - Một trong vài ca sĩ chuyên trị nhạc lính, từ trước năm 1975 ở trong nước, đến khi ra hải ngoại, cho đến ngày hôm nay, tiếng hát chị vẫn được những người đã từng là lính yêu thích, ủng hộ.
Chị là Mai Lệ Huyền, chị nói chị có tên thật là Nguyễn Thị Kim Cúc, vậy mà mọi người chẳng ai gọi chị là chị Cúc, mà chỉ biết tên đi hát của chị là Mai Lệ Huyền.
Mai Lệ Huyền là ai?
Chị đi hát năm 17 tuổi, chị kể năm đó dù còn nhỏ, nhưng mà chỉ thích hát nhạc “quậy,” loại nhạc mà người Sài Gòn trước 1975 gọi là kích động nhạc.
Chị kể: “Khi về Sài Gòn hát ở những hộp đêm như Văn Cảnh, gặp mấy ông nhạc sĩ, như Ðinh Việt Lang, Trần Trịnh, và nhà văn Vạn Thuyết Linh, mấy ông đặt cho tôi tên Mai Lệ Huyền, vì Mai là con khỉ, Lệ là nước mắt, còn Huyền là đen.”
Chị chia sẻ, hồi nhỏ tinh nghịch lắm, leo trèo lên các cây cao, ngồi trên đó học bài. Bởi vậy mọi người ví chị giống như con khỉ phá phách, thế nhưng con khỉ lại hay mau nước mắt, và nước da của chị màu đen, nên tổng hợp lại thành tên Mai Lệ Huyền.
Mai Lệ Huyền và nhạc Rock
Khoảng 1965, ca sĩ Mai Lệ Huyền kể, trong một dịp tình cờ gặp nhạc sĩ Trần Văn Trạch ở các hộp đêm, sau khi ông chứng kiến chị hát nhạc giựt, quậy, nhạc sĩ nói ông sẽ giới thiệu chị vào hát cho các câu lạc bộ của quân đội Mỹ thời đó.
Sau đó, chị được nhận vào hát cho các câu lạc bộ của người Mỹ, những bài chị hay hát thời đó như The House of the Rising Sun, Besame Mucho, Twist Again...
Chị nhớ lại thời đi hát ở những câu lạc bộ của Mỹ, cùng với Elvis Phương, Khánh Hà, nhạc sĩ Lê Văn Thiện, anh Trỗ Guitar, Huỳnh Háu, Huỳnh Anh...
“Nhờ mình đi hát chung với nhiều anh chị ca nghệ sĩ nổi tiếng như vậy nên có điều kiện học hỏi thêm, nhờ vậy tôi có thể hát được đủ thể loại nhạc từ slow, boston, tango, hip hop, rock..,” ca sĩ Mai Lệ Huyền tâm sự.
Chị kể, chỉ sau một thời gian đi hát ngắn thôi, nhưng tên tuổi chị được nổi tiếng ngay từ lúc đó, sau đó có những lần gặp các nhạc sĩ nổi tiếng như Khánh Băng, Phùng Trọng... Chính nhờ những nhạc sĩ này về sau mời chị đến biểu diễn ở những đại nhạc hội, và từ đó chị tình cờ gặp được ca sĩ Hùng Cường.
Thời vinh quang nhất
“Ðỉnh vinh quang cao nhất của ca sĩ Mai Lệ Huyền là lúc nào?”
“Tôi nghĩ thời huy hoàng nhất của Mai Lệ Huyền kéo dài hơi lâu, ít nhất 10 năm từ 1965 đến 1975, sở dĩ nói như thế vì lúc đó mặc dù tôi chỉ là một ca sĩ, không hề có kinh nghiệm đóng phim, vậy mà được mời tham gia ít nhất 5, 7 cuốn phim, như phim Gác Chuông Nhà Thờ, Nhà Tôi, Còn Gì Cho Nhau, Mãnh Lực Ðồng Tiền..., hay tôi không biết đóng kịch nhưng cũng được mời đóng những tuồng kịch nặng ký như '45 phút chuyện vui hằng tuần của La Thoại Tân', 'ban kịch Thẩm Thúy Hằng', 'ban kịch Sống Túy Hồng,'” ca sĩ Mai Lệ Huyền nhớ lại những kỷ niệm trước 1975.
Chị cho biết thêm, tiền bạc và thời gian của những năm trước 1975 đối với chị rất quý, bởi vì lúc đó chị chỉ biết đi làm, kiếm ra tiền thật nhiều.
Chị nói: “Năm 17, 18 tuổi tôi đã cầm trong tay bạc triệu, lúc đó tiền đến với tôi nhiều vô số kể, và dễ dàng lắm!”
Mai Lệ Huyền và lính
“Ca sĩ Mai Lệ Huyền hát nhạc lính, có phải vì 'cơm áo gạo tiền' hay vì chị thật sự yêu lính?”
“Lúc đó là thời gian chiến tranh, tất cả mọi nơi đều nhắc về cuộc chiến, những nhạc sĩ tên tuổi đua nhau sáng tác các ca khúc viết cho người lính ở tiền đồn, ở mặt trận. Và tôi có được diễm phúc gặp họ, họ trao cho tôi các ca khúc đó, mặt khác khi tôi thể hiện dòng nhạc ấy lại rất sống động, bên cạnh đó tôi 'thấm' được ý nghĩa của cuộc chiến, tôi mến phục người lính, và vì thế tôi hát cho lính, không phải đơn giản chỉ vì 'cơm áo gạo tiền,'” chị Mai Lệ Huyền trả lời.
“Chị hát nhạc lính, chị ra các tiền đồn được các anh chiến sĩ đón tiếp nồng nhiệt, thế thì có phải mối tình đầu của chị cũng là lính không?”
“Tôi thần tượng người lính, hát nhạc lính nhiều, và nhận được cảm tình sâu đậm từ các anh chiến sĩ VNCH, thế nhưng trong cuộc sống, tôi vẫn tin vào chữ 'duyên' và chữ duyên đó, rơi vào sự gặp gỡ, cảm phục với một người là nhạc sĩ.”
“Chị từng kể về những lần nhảy trực thăng xuống chiến trường, hay tiền đồn rất nguy hiểm để hát cho lính, thế chị có sợ không?”
“Hình như cái gan của tuổi trẻ và những sự đón tiếp nồng hậu của người lính dành cho người ca sĩ đã làm tôi quên, hay bớt sự sợ hãi, tuy nhiên, mỗi lần về đến nhà, đôi lúc ngồi suy nghĩ lại cũng thấy sợ chứ, nhưng mà khi chuyện đến thì lại tiếp tục đi phục vụ,” chị Mai Lệ Huyền giải thích.
Sau 1975
“Sau khi sang Mỹ định cư, được bao lâu thì chị đi hát lại?”
“Nơi đầu tiên tôi đặt chân đến là Washington, DC, ở đó được gần hai năm, sau đó tôi móc nối được với các anh chị em ca nghệ sĩ như chị Kiều Chinh, anh Tế, anh Hoàng Thi Thơ, anh Huỳnh Anh.. tại California, nhờ các anh chị ấy hùn tiền lại, gửi vé máy bay cho Huyền bay sang đây, và định cư tại California kể từ đó.”
“Ðời sống chị hôm nay thế nào?”
“Tôi vẫn đi hát, vẫn sinh hoạt ca nhạc, nghệ thuật như các ca sĩ khác, tuy nhiên vì hoàn cảnh gia đình, tôi là 'mẹ góa, con côi,' mà con gái tôi bị hội chứng down từ bé, năm nay cháu đã 30 tuổi, và cháu chỉ có một mình tôi là người chăm sóc cho cháu, bởi vậy đời sống khá khó khăn, để lo chu toàn cho vừa công ăn việc làm và vừa cho gia đình.”
Ca sĩ Mai Lệ Huyền kể về những gian truân trong suốt mấy chục năm qua, kể từ khi người chồng của chị bị bệnh nặng, rồi mất, chị nói không thể tưởng tượng được thời gian đó nhà cửa bị ngân hàng xiết nợ, ba bốn căn nhà mất hết, một thân một mình chị bươn chải, nuôi con, chỗ ở không ổn định, khi cứ phải đi tìm những căn nhà thuê an toàn cho cả hai mẹ con.
“Con gái tôi vừa bị hội chứng down, lại vừa bị bệnh tim nữa, cháu đã đôi ba lần vào bệnh viện mổ tim, và hiện tại bệnh cũng bắt đầu trở lại, bác sĩ đang rất lo ngại khi phải giải phẫu thêm một lần nữa,” chị Mai Lệ Huyền tâm sự. Chị cho biết, có hôm 3 giờ sáng, một mình phải chở con đi bệnh viện cấp cứu, lúc đó vừa lo, vừa sợ nhưng mà vẫn phải leo lên xe, một mình lái chở con.
Chị tâm sự: “Không phải mình kể lể, vì chuyện đó là chuyện gia đình của mình, nhưng khổ lắm bạn ạ! Bởi vì con bệnh như thế, nên khi bầu sô từ những tiểu bang xa mời mình đi hát, mình phải từ chối, vì xa quá, đi hát mà ở nhà không ai chăm sóc con, làm sao yên tâm mà hát được?”
Nói đến đây, nước mắt người mẹ nhạt nhòa. Chị không cầm được xúc động, kể về đứa con.
“Khi đời sống xuống đến tận cùng, động lực nào giúp chị có thể vực dậy được?”
“Tôi nghĩ cả Chúa, Phật đều không muốn lấy đi tất cả từ một con người, bởi vậy khi bị đời đẩy xuống tận vực thẳm, thì tự nhiên sẽ có một lối thoát khác mở ra, trường hợp tôi cũng vậy, khi ở lúc tận cùng tôi cũng phải cố gắng, vì con mình vùng dậy, chạy tìm lối thoát, mình không cứu mình thì ai cứu mình, phải không?” Mai Lệ Huyền trả lời.