Nhiều bệnh mang tên ung thư nhưng không phải là ung thư
“Ung
thư” là từ đáng sợ đối với mọi người trên trái đất. Các bác sĩ hay nói
với chúng ta rằng: Nếu bạn phát hiện ung thư sớm, cơ hội chữa khỏi sẽ
càng cao. Nhưng lời khuyên của họ có thể khiến chúng ta hành động sai.
Theo các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ, một số tình trạng
tiền ác tính, như ung thư ống dẫn sữa có giới hạn (DCIS), thực tế không
phải là ung thư. Theo họ, giới chuyên môn nên bỏ từ "ung thư" trong tên
của DCIS để bệnh nhân không sợ hãi và tìm kiếm những biện pháp chữa trị
không cần thiết như cắt bỏ ngực. Xác suất DCIS chuyển thành khối u ác
tính rất thấp nên những người mắc DCIS thường sống sót.
“Chúng ta cần những định nghĩa của thế kỷ 21 cho ung thư để thay thế
những định nghĩa từ thế kỷ 19 mà chúng ta vẫn đang dùng”, Otis W.
Brawley, một nhà nghiên cứu hàng đầu của Hiệp hội Ung thư Mỹ, nói.
Ảnh minh họa: blogspot.com |
Nhưng khi các bác ghi kết quả khám bệnh, họ thường đưa cả DCIS vào danh sách mà không giải thích rằng bản chất của nó không phải là ung thư. Xu hướng đó khiến hàng triệu người lo lắng một cách vô ích, bởi số người mắc DCIS chiếm tới 30% tổng số người mắc ung thư vú tại Mỹ. Đương nhiên, phần lớn bệnh nhân sẽ chọn những biện pháp điều trị gây hại cho cơ thể nhưng lại không cần thiết để loại bỏ DCIS. Họ không hề biết rằng DCIS gây thiệt hại nhỏ hơn nhiều so với biện pháp điều trị nó.
Một số loại vaccine không có khả năng ngừa bệnh
Năm
2012, dân Mỹ chứng kiến một đợt ho gà tồi tệ nhất từ năm 1955. Đây là
hiện tượng lạ, bởi dân Mỹ tiêm phòng vaccine họ suốt hơn 50 năm qua. Thủ
phạm gây bệnh ho gà là hai loại vi khuẩn - Bordatella pertussis và Bortatella parapertussis. Nhưng vaccine phòng ho gà DTaP chỉ có thể chống vi khuẩn Bordatella pertussis, chứ không có tác dụng với loại vi khuẩn
Ngày nay số trường hợp ho gà vì Bortatella parapertussis đã
tăng gấp 40 lần so với trước đây. Trong thời gian qua, tác dụng của
vaccine ngừa ho gà đã giảm mạnh. Vào năm 2011, Trung tâm Phòng ngừa Bệnh
dịch Mỹ (
Ảnh minh họa: Listverse |
Nếu nghe theo lời khuyên của
Thuốc giảm đau có thể gây xuất huyết trong
Một trong những lời khuyên phổ biến nhất của bác sĩ là bạn nên dùng thuốc giảm đau aspirin với liều lượng thấp hàng ngày. Họ khuyên thế vì aspirin có khả năng ngăn chặn sự hình thành của các cục máu đông – thủ phạm gây đau tim và đột quỵ. Nhưng họ không nói với bạn rằng việc dùng aspirin có thể gây chảy máu trong.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cứ
10.000 người dùng aspirin hàng ngày thì 46 người sẽ thoát chết trong
vòng 10 năm. Tuy nhiên, họ cũng nhận thấy tất cả 10.000 người đều hứng
chịu hiện tượng xuất huyết trong và 117 người trong số ấy bị xuất huyết
dạ dày. Như vậy, aspirin có thể mang tới một số lợi ích, song rủi ro mà
nó gây nên cũng khá đáng sợ.
Song điều đáng lưu ý nhất là: Aspirin không phát huy tác dụng với mọi
người. Cơ thể của một số người có khả năng kháng aspirin, nghĩa là nó vô
hiệu hóa mọi tác dụng tích cực của thuốc. Nhưng do chúng ta không có
cách nào để biết cơ thể ta kháng aspirin hay không nên rất có thể lời
khuyên của bác sĩ về việc dùng aspirin có thể trở thành thảm họa đối với
một số người.
Nhiều thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư
Vài loại thuốc chống tăng huyết áp có thể làm tăng gấp ba lần nguy cơ mắc ung thư vú. Chỉ riêng tại Mỹ, khoảng 58,6 triệu người dùng thuốc để điều trị chứng huyết áp cao. Vì thế bạn hoàn toàn có lý do để nghĩ rằng họ sẽ là mục tiêu dễ dàng của ung thư.
Một nghiên cứu phát hiện ra mối quan hệ giữa thuốc trị huyết áp và ung thư khi họ theo dõi 1.763 phụ nữ mắc ung thư vú. Kết quả cho thấy nguy cơ mắc ung thư ở những phụ nữ dùng những thuốc chặn canxi để trị huyết áp cao tăng gấp 2,5 lần so với những người khác. Nguy cơ tăng lên ở những phụ nữ trên 55 tuổi.
Song vấn đề sẽ không trở nên quá nghiêm trọng nếu các bác sĩ không kê đơn theo hướng lạm dụng thuốc. Một cuộc khảo sát trong một bệnh viện cho thấy 150/161 bác sĩ kê thuốc chặn canxi cho bệnh nhân. Bao nhiêu bác sĩ trong số đó nói với nạn nhân về nguy cơ? Đúng 8 người.
Còn nữa