Quán Bên Đường
Những dòng nước mắt trong những cảnh ngộ tang thương của các gia đình cựu tù “cải tạo”!
Những dòng nước mắt trong những cảnh ngộ tang thương của các gia đình cựu tù “cải tạo”!
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
Ngày ấy, vào một thời, Thiếu tá Nguyễn Đạt, Quận trưởng quận Lý Tín, tỉnh Quảng Tín. Quảng Tín, là một tỉnh đã được cắt ra từ tỉnh Quảng Nam vào ngày 31 tháng 7 năm 1962 theo “Sắc lệnh 162-NV, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa”; chia tỉnh Quảng Nam thành hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín. Thiếu tá Đạt làm việc tại quận Lý Tín, nhưng người vợ là bà Trinh, và 6 con vẫn ở tại căn nhà của ông ở phía sau chùa Pháp Lâm, số 500, đường Ông Ích Khiêm, Đà Nẵng, và ông vẫn thường xuyên đi về giữa Lý Tín-Đà Nẵng với vợ con, cho đến ngày 29/3/1975. Ngày thành phố Đà Nẵng đã bị rơi vào tay của Cộng sản Hà Nội. Sau đó, cũng như bao nhiêu vị Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa, ông phải qua nhiều trại giam, rồi cuối cùng là trại “cải tạo” Tiên Lãnh. Trong thời gian ở trong trại, những ngày tháng trước khi ra tù, Th/tá Đạt đã được “Ban Giám thị” chỉ định về phụ trách “kỹ thuật” của trại.
Giờ đây, dẫu quý vị cựu tù ngày xưa đã được sống ở một quốc gia tạm dung nào đó, thì chắc quý vị cũng đều còn nhớ đến một điều đáng buồn nhất cho các cựu tù “cải tạo” là không có gia đình thăm nuôi. Bởi vì, ngoài sự thiếu thốn về vật chất, nghĩa là thiếu ăn, thì còn có một “món ăn” vô cùng cần thiết đối với những người tù “cải tạo”, là “món ăn tinh thần”. Không có nỗi buồn nào có thể sánh bằng, khi người tù “cải tạo” phải sống trong hiu quạnh, đau buồn trong suốt thời gian ở tù, mà không hề thấy bóng dáng của vợ con, dù chỉ một lần. Họ sẽ đau buồn biết mấy, khi thấy các vị đồng tù được vợ con thăm viếng, cũng như mỗi lần nghe từ chiếc loa phóng thanh phát ra những tiếng của “trật tự” đã gọi tên những người sẽ được nghỉ một buổi “lao động” để được thăm nuôi. Vào những lúc ấy, những khuôn mặt gầy gò, khắc khổ, bởi những ngày tháng bị hành hạ, đói khát, bỗng ngời sáng lên qua ánh mắt vì sắp gặp lại vợ, con hoặc người thân yêu cốt nhục.
Thế nhưng, Th/tá Đạt đã đồng cảnh ngộ như một số người thất thế, sa cơ, đã bị vợ con bỏ mặc trong nhà tù, không hề có một lần được cái diễm phúc là đến “nhà thăm nuôi” để gặp lại vợ con của mình. Mặc dù như thế, nhưng trong trại, trong những lần “lao động”gặp Th/tá Đạt, thì theo người viêt, Th/tá Đạt đã hết sức cố gắng để vượt qua những bất hạnh của cuộc đời, và vẫn hy vọng sẽ có một ngày gặp lại các con, dù bà Trinh vợ ông đã bỏ rơi.
Khi viết lại những dòng này, người viết muốn nêu thẳng tên thật của bà Trinh; bởi vì, quả thật bà Trinh là một người đàn bà quá nhẫn tâm, chính bà đã đẩy cô con gái ngây thơ phải tự đi tìm cái chết, bà còn quá tàn ác đối với một người chồng đã hết lòng yêu thương vợ con, đã cho bà hưởng một quãng đời “lên xe xuống ngựa”!
Phản bội - tàn nhẫn!
Đến đây, người viết phải nói thêm cho rõ, ngày xưa, quý vị cựu tù “cải tạo” ở trại này, nếu gia đình đang ở thành phố Đà Nẵng, thì trước khi nhận “Lệnh phóng thích” và “Giấy ra trại”, sẽ được “ban giám thị” của trại cho “về phép” 25 ngày, để trong 25 ngày đó, người tù phải tìm, chọn cho gia đình một “vùng kinh tế mới”, và khi trở lại trại phải “trình” cái địa chỉ của “vùng kinh tế”, thì mới được ra trại.
Tuy nhiên, đa số, các vị cựu tù, sau khi về Đà Nẵng, thì không có đi “vùng kinh tế mới”, vì họ đều tìm mọi cách dù rất khó khăn, để ở lại Đà Nẵng bằng nhiều “con đường” khác nhau như: sau khi “trình diện” công an, ở với vợ con một thời gian không quá một tháng, thì họ phải đi đến những “vùng kinh tế mới” mà họ đã chọn trước lúc ra tù, để xin một cái giấy được “thường trú”. Sau đó, lại trở về Đà Nẵng, lại đi đến “công an phường” “trình” giấy “thường trú” để xin một “giấy tạm trú”. Giấy nầy, có thể được “tạm trú” ở Đà Nẵng từ ba tháng đến sáu tháng (tùy túi tiền phải chi), để rồi cứ theo “chu kỳ”, họ lại phải tiếp tục, đi về giữ hai nơi “thường trú” và “tạm trú” cho đến khi nộp hồ sơ để sang Mỹ theo diện tù “cải tạo”.
Cuối năm 1985, khi ra tù, người viết đã đến thăm Th/tá Đạt tại căn nhà cũ như đã nói, và đã được chính Th/tá Đạt kể lại trước mặt cậu con trai út tên Tân 15 tuổi, những gì đã xảy ra đối với ông, người viết xin tóm lược như sau:
Vào mùa Đông1982, Th/tá Đạt cũng như các vị tù khác, đã được “ban giám thị” cho “về phép” 25 ngày, để chọn “vùng kinh tế mới”. Nhưng khác với những gia đình quý vị cựu tù, vì khi về đến nhà, cũng là lúc cô con gái đầu lòng, tên Kim Anh đã chết, vì uống thuốc trừ sâu để tự tử, bởi bị tên Cường làm nhục. Tên Cường là một “bộ đội” trẻ, không phải là sĩ quan, chưa tới 30 tuổi, đã sống với bà Trinh như vợ chồng, trong lúc bà Trinh (vợ của Th/tá Đạt) tuổi đời đã ngoài 40, và bà Trinh đang mang thai với tên Cường bụng đã lớn.
Ngày trở về, đứng trước chiếc bàn thờ, khói hương bay quyện lấy tấm di ảnh của cô con gái bất hạnh đã chết oan; một hoàn cảnh quá đau đớn, Th/tá Đạt chết lặng, nhưng khi bừng tỉnh, ông đã tát vào mặt bà Trinh một cái, cùng lúc ông đã thẳng tay đuổi tên Cường phải đi ra khỏi nhà của ông, vì ông chính là chủ, thì ngay lập tức bà Trinh liền la hét rằng bà đang mang thai, mà ông lại đánh bà. Vì thế, công an phường Hải Châu 2 đã đến bắt Th/tá Đạt lên Phường, để “làm việc”; còn bà Trinh thì dắt 4 đứa con và tên Cường đi thuê một căn nhà tại đường Trần Cao Vân, Đà Nẵng để ở, chỉ riêng đứa con út tên Tân, 15 tuổi, đã quyết định ở lại với cha của mình.
Tại “Phường Hải Châu 2”, Th/tá Đạt đã trình bày tất cả những gì đã xảy ra đối với gia đình của ông. Trước hoàn cảnh đó, nên Công an phường Hải Châu 2 đã lập hồ sơ để đưa nội vụ ra “tòa án nhân dân” Đà Nẵng.
Khi cả gia đình của Th/tá Đạt ra trước “Tòa án nhân dân” Đà Nẵng, thì trong 5 (năm) đứa con của ông, đã có tới bốn đứa đứng hẳn về phía bà Trinh, vì bà Trinh đang có trong tay một số tiền do bà đã bán căn nhà chính, phía trước, của Th/tá Đạt, còn Th/tá Đạt chỉ là một người mới ra tù với hai bàn tay trắng.
Và khi “tòa án nhân dân” Đà Nẵng hỏi các con của ông sẽ chọn ở với cha hay với mẹ, thì bốn đứa lớn đã chọn theo mẹ, là bà Trinh. Riêng Tân, đứa con út, thì đã chọn ở lại với cha, là Th/tá Đạt.
Khi thấy đứa con út, đã chọn ở lại với mình, thì Th/tá Đạt đã nói với con trước “tòa”:
“Con hãy suy nghĩ cho thật kỹ, vì ở với cha con sẽ phải khổ, phải lao động cực khổ mới có miếng ăn”.
Nhưng một điều bất ngờ, đó là, những lời của đứa con út đã tuyên bố trước “tòa” đã khiến cho những người có dự phiên tòa hôm đó, phải rưng rưng nước mắt! Lời của đứa con hiếu thảo ấy như sau:
“Tôi dù cho có phải dắt cha tôi đi ăn xin, thì tôi cũng đi ăn xin với cha tôi, chứ không bao giờ theo mẹ”.
Mọi việc đến đây, Th/tá Đạt đã tưởng chừng như đã yên. Nhưng không, vì sau đó, “tòa án nhân dân” Đà Nẵng đã ra “phán quyết” là căn nhà nhỏ còn lại, phải bán đi và chia đôi, cho bà Trinh một nửa.
Với “phán quyết” này, Th/tá Đạt không làm được gì, mà chỉ biết bước ra khỏi tòa, run run trong bàn tay bé nhỏ của đứa con út, để trở về căn nhà nhỏ của mình. Nhưng khi về nhà, thì căn nhà chỉ còn có bốn bức tường trống vắng, chẳng có một vật gì để bán nữa; vì bà Trinh đã dọn sạch sẽ mang đi. Xin nhắc lại căn nhà nhỏ này, là căn nhà phía sau, mà trước kia thường dùng làm phòng ăn và nơi nấu ăn; còn căn nhà chính phía trước, thì bà Trinh đã đem bán để có tiền cung phụng cho tên Cường “chống nhí” của bà Trinh.
Mặc dù vậy, nhưng Th/tá Đạt đã có được cậu con trai út hết lòng hiếu thảo, và để hai cha con tạm sống, thì hàng ngày hai cha con của Th/tá Đạt đều đi đến các vùng lân cận ngoại thành Đà Nẵng như Phong Lệ, Cầu Đỏ… để mua những bó rau lang, lá chuối… đem về chợ Cồn, chợ Hàn để đổi lấy ít gạo, mắm…Và vì biết rõ những chuyện đau lòng đã xảy ra cho Th/tá Đạt, nên đồng bào tại Đà Nẵng rất quý Th/tá Đạt. Họ thường đổi lấy những bó rau, xấp lá chuối với cái giá, mà xem như là giúp hai cha con của ông.
Nhưng cuộc sống của Th/tá Đạt đã không hề được yên ổn; bởi bà Trinh lúc nào cũng đi rao bán căn nhà nhỏ mà hai cha con Th/tá Đạt đang ở, mục đích để chia đôi như “tòa án nhân dân” đã “phán quyết”; và bà Trinh cứ thường xuyên dắt người đến để xem nhà và hỏi ý kiến của ông. Mỗi lần như thế, Th/tá Đạt đều nói với người muốn mua nhà rằng:
“Các người ai muốn mua thì cứ mua, những khi nào tôi tìm được nhà cho hai con tôi ở, thì tôi mới dọn đi được”.
Qua những lời của Th/tá Đạt, thì những người muốn mua nhà đã tìm hiểu, và biết được hoàn cảnh của ông, nên không ai còn muốn mua nhà nữa cả.
Một thời gian sau, trước Tết năm 1986, một lần nữa, khi đến thăm Th/tá Đạt, người viết đã chứng kiến cuộc sống của Th/tá Đạt và cậu con trai út. Lúc này, cuộc sống của Th/tá Đạt đã khá hơn, vì “học” được cái nghề trồng nấm mèo trong thời gian làm “kỹ thuật” ở trong nhà tù, nên ông đã tìm những khúc cây gỗ đã mục, đem về chất ở sau nhà để nuôi nấm mèo, khi nấm lớn, hai cha con đem bán ở các chợ, dần dần nhiều người biết được, họ đã đến tận nhà Th/tá Đạt để mua nấm về dùng, nên hai cha con không còn phải đem ra chợ để bán nữa.
Bất hạnh-đau thương!
Mọi việc những tưởng sẽ được êm xuôi; nhưng không, vì theo người viết, có lẽ Th/tá Đạt không chịu bán căn nhà để chia cho bà Trinh, vì bà đã bán đi căn nhà chính to lớn ở phía trước và đã ôm trọn số tiền bán căn nhà ấy rồi, nên ông muốn giữ căn nhà này lại, để hai cha con cùng ở. Còn bà Trinh, thì quyết liệt buộc ông phải bán nhà để chia đôi. Vì thế, bà Trinh không lúc nào để cho hai cha con ông được yên ổn cả.
Thế rồi, sau đó, khi Th/tá Đạt làm thủ tục để sang Hoa Kỳ theo diện H.O., tù “cải tạo”; thì cũng là lúc bà Trinh lại quay trở về khóc lóc, van xin Th/tá Đạt tha thứ, xóa bỏ hồ sơ ly dị của hai người và dắt bà cùng đi theo. Nhưng những giọt nước mắt cá sấu của bà Trinh có rơi rớt, và bà có van lạy như hế nào chăng nữa, cũng không làm sao lay chuyển được trái tin đã tan nát của Th/tá Đạt. Vì vậy, ông đã dứt khoát từ chối, và nói, ông chỉ đem cậu con trai út cùng đi sang Mỹ mà thôi.
Kể từ lúc ấy, ngày nào bà Trinh cũng trở về căn nhà cũ, để van xin Th/tá Đạt hãy cho bà sang Mỹ; còn ông thì một mực chối từ; để rồi cho đến một buổi sáng, khi thấy cha của mình không thức dậy như thường lệ, nên cậu Tân đã vào giường ngủ để lay gọi, thì cậu con trai út mới chết đứng khi biết cả thân thể của Th/tá Đạt đã lạnh ngắt tự bao giờ, thì ra ông đã chết từ tối hôm qua, chết một cách đột ngột ngay trên chiếc giường, tại nhà của mình!
Cái chết đầy bí ẩn của Th/tá Đạt, vì mới tối qua, ông còn chuyện trò với cậu con út, và vẽ cho cậu về một tương lai tươi sáng. Ông không hề có một dấu hiệu bệnh tật gì cả. Nhưng cái chết của một cựu tù “cải tạo”, đã từng một thời làm quận trưởng quận Lý Tín, của chính quyền Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, thì “luật pháp” của cộng sản, chẳng cần phải lưu tâm, hay điều tra làm gì. Vì thế, nên sau khi bà con trong xóm giúp đỡ cho cậu con trai út chôn cất ông xong, thì bà Trinh liền quay trở về để giành lấy căn nhà, chứ không chịu bán để chia cho đứa con út của bà đã sinh nó ra. Chính vì thế, vì đã trưởng thành, cho nên cậu Tân đã lặng lẽ bỏ nhà ra đi, mà cho đến bây giờ, người viết cũng không hề biết gì về cậu Tân nữa. Tuy nhiên, người viết vẫn luôn cầu mong cho cậu có thể đã sang Mỹ theo hồ sơ mà Th/tá Đạt đã làm trước đó.
Và kể từ ngày được tin về cái chết đầy oan khuất của Th/tá Đạt, thì người viết đã nghĩ rằng: có lẽ ngày ấy, Th/tá Đạt đừng vì cái căn nhà nhỏ đó, mà cứ bán ngay đi, để chia cho bà Trinh, rồi dắt cậu con út đi nơi khác mà sống, thì có thể ông đã không phải bị chết một cách oan uổng như thế. Đồng thời, người viết không thể không lên án bà Trinh, một người đàn bà vô cùng độc ác; vì chính bà đã khiến cho cô con gái ruột của mình phải uống thuốc độc mà chết, và cũng là một nghi can trong cái chết của Th/tá Đạt. Người viết muốn nhắn với bà Trinh, cho dù bà có thoát được luật người, luật đời; nhưng bà sẽ không bao giờ thoát được luật Trời, và chắc chắn sẽ có một ngày bà phải trả tất cả những món nợ mà bà đã vay, cả vốn lẫn lời, bà Trinh hãy ghi nhớ lấy!
Paris, 12/11/2012
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
( Dieu Huynh chuyển )
Bàn ra tán vào (0)
Những dòng nước mắt trong những cảnh ngộ tang thương của các gia đình cựu tù “cải tạo”!
Những dòng nước mắt trong những cảnh ngộ tang thương của các gia đình cựu tù “cải tạo”!
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
Ngày ấy, vào một thời, Thiếu tá Nguyễn Đạt, Quận trưởng quận Lý Tín, tỉnh Quảng Tín. Quảng Tín, là một tỉnh đã được cắt ra từ tỉnh Quảng Nam vào ngày 31 tháng 7 năm 1962 theo “Sắc lệnh 162-NV, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa”; chia tỉnh Quảng Nam thành hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín. Thiếu tá Đạt làm việc tại quận Lý Tín, nhưng người vợ là bà Trinh, và 6 con vẫn ở tại căn nhà của ông ở phía sau chùa Pháp Lâm, số 500, đường Ông Ích Khiêm, Đà Nẵng, và ông vẫn thường xuyên đi về giữa Lý Tín-Đà Nẵng với vợ con, cho đến ngày 29/3/1975. Ngày thành phố Đà Nẵng đã bị rơi vào tay của Cộng sản Hà Nội. Sau đó, cũng như bao nhiêu vị Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa, ông phải qua nhiều trại giam, rồi cuối cùng là trại “cải tạo” Tiên Lãnh. Trong thời gian ở trong trại, những ngày tháng trước khi ra tù, Th/tá Đạt đã được “Ban Giám thị” chỉ định về phụ trách “kỹ thuật” của trại.
Giờ đây, dẫu quý vị cựu tù ngày xưa đã được sống ở một quốc gia tạm dung nào đó, thì chắc quý vị cũng đều còn nhớ đến một điều đáng buồn nhất cho các cựu tù “cải tạo” là không có gia đình thăm nuôi. Bởi vì, ngoài sự thiếu thốn về vật chất, nghĩa là thiếu ăn, thì còn có một “món ăn” vô cùng cần thiết đối với những người tù “cải tạo”, là “món ăn tinh thần”. Không có nỗi buồn nào có thể sánh bằng, khi người tù “cải tạo” phải sống trong hiu quạnh, đau buồn trong suốt thời gian ở tù, mà không hề thấy bóng dáng của vợ con, dù chỉ một lần. Họ sẽ đau buồn biết mấy, khi thấy các vị đồng tù được vợ con thăm viếng, cũng như mỗi lần nghe từ chiếc loa phóng thanh phát ra những tiếng của “trật tự” đã gọi tên những người sẽ được nghỉ một buổi “lao động” để được thăm nuôi. Vào những lúc ấy, những khuôn mặt gầy gò, khắc khổ, bởi những ngày tháng bị hành hạ, đói khát, bỗng ngời sáng lên qua ánh mắt vì sắp gặp lại vợ, con hoặc người thân yêu cốt nhục.
Thế nhưng, Th/tá Đạt đã đồng cảnh ngộ như một số người thất thế, sa cơ, đã bị vợ con bỏ mặc trong nhà tù, không hề có một lần được cái diễm phúc là đến “nhà thăm nuôi” để gặp lại vợ con của mình. Mặc dù như thế, nhưng trong trại, trong những lần “lao động”gặp Th/tá Đạt, thì theo người viêt, Th/tá Đạt đã hết sức cố gắng để vượt qua những bất hạnh của cuộc đời, và vẫn hy vọng sẽ có một ngày gặp lại các con, dù bà Trinh vợ ông đã bỏ rơi.
Khi viết lại những dòng này, người viết muốn nêu thẳng tên thật của bà Trinh; bởi vì, quả thật bà Trinh là một người đàn bà quá nhẫn tâm, chính bà đã đẩy cô con gái ngây thơ phải tự đi tìm cái chết, bà còn quá tàn ác đối với một người chồng đã hết lòng yêu thương vợ con, đã cho bà hưởng một quãng đời “lên xe xuống ngựa”!
Phản bội - tàn nhẫn!
Đến đây, người viết phải nói thêm cho rõ, ngày xưa, quý vị cựu tù “cải tạo” ở trại này, nếu gia đình đang ở thành phố Đà Nẵng, thì trước khi nhận “Lệnh phóng thích” và “Giấy ra trại”, sẽ được “ban giám thị” của trại cho “về phép” 25 ngày, để trong 25 ngày đó, người tù phải tìm, chọn cho gia đình một “vùng kinh tế mới”, và khi trở lại trại phải “trình” cái địa chỉ của “vùng kinh tế”, thì mới được ra trại.
Tuy nhiên, đa số, các vị cựu tù, sau khi về Đà Nẵng, thì không có đi “vùng kinh tế mới”, vì họ đều tìm mọi cách dù rất khó khăn, để ở lại Đà Nẵng bằng nhiều “con đường” khác nhau như: sau khi “trình diện” công an, ở với vợ con một thời gian không quá một tháng, thì họ phải đi đến những “vùng kinh tế mới” mà họ đã chọn trước lúc ra tù, để xin một cái giấy được “thường trú”. Sau đó, lại trở về Đà Nẵng, lại đi đến “công an phường” “trình” giấy “thường trú” để xin một “giấy tạm trú”. Giấy nầy, có thể được “tạm trú” ở Đà Nẵng từ ba tháng đến sáu tháng (tùy túi tiền phải chi), để rồi cứ theo “chu kỳ”, họ lại phải tiếp tục, đi về giữ hai nơi “thường trú” và “tạm trú” cho đến khi nộp hồ sơ để sang Mỹ theo diện tù “cải tạo”.
Cuối năm 1985, khi ra tù, người viết đã đến thăm Th/tá Đạt tại căn nhà cũ như đã nói, và đã được chính Th/tá Đạt kể lại trước mặt cậu con trai út tên Tân 15 tuổi, những gì đã xảy ra đối với ông, người viết xin tóm lược như sau:
Vào mùa Đông1982, Th/tá Đạt cũng như các vị tù khác, đã được “ban giám thị” cho “về phép” 25 ngày, để chọn “vùng kinh tế mới”. Nhưng khác với những gia đình quý vị cựu tù, vì khi về đến nhà, cũng là lúc cô con gái đầu lòng, tên Kim Anh đã chết, vì uống thuốc trừ sâu để tự tử, bởi bị tên Cường làm nhục. Tên Cường là một “bộ đội” trẻ, không phải là sĩ quan, chưa tới 30 tuổi, đã sống với bà Trinh như vợ chồng, trong lúc bà Trinh (vợ của Th/tá Đạt) tuổi đời đã ngoài 40, và bà Trinh đang mang thai với tên Cường bụng đã lớn.
Ngày trở về, đứng trước chiếc bàn thờ, khói hương bay quyện lấy tấm di ảnh của cô con gái bất hạnh đã chết oan; một hoàn cảnh quá đau đớn, Th/tá Đạt chết lặng, nhưng khi bừng tỉnh, ông đã tát vào mặt bà Trinh một cái, cùng lúc ông đã thẳng tay đuổi tên Cường phải đi ra khỏi nhà của ông, vì ông chính là chủ, thì ngay lập tức bà Trinh liền la hét rằng bà đang mang thai, mà ông lại đánh bà. Vì thế, công an phường Hải Châu 2 đã đến bắt Th/tá Đạt lên Phường, để “làm việc”; còn bà Trinh thì dắt 4 đứa con và tên Cường đi thuê một căn nhà tại đường Trần Cao Vân, Đà Nẵng để ở, chỉ riêng đứa con út tên Tân, 15 tuổi, đã quyết định ở lại với cha của mình.
Tại “Phường Hải Châu 2”, Th/tá Đạt đã trình bày tất cả những gì đã xảy ra đối với gia đình của ông. Trước hoàn cảnh đó, nên Công an phường Hải Châu 2 đã lập hồ sơ để đưa nội vụ ra “tòa án nhân dân” Đà Nẵng.
Khi cả gia đình của Th/tá Đạt ra trước “Tòa án nhân dân” Đà Nẵng, thì trong 5 (năm) đứa con của ông, đã có tới bốn đứa đứng hẳn về phía bà Trinh, vì bà Trinh đang có trong tay một số tiền do bà đã bán căn nhà chính, phía trước, của Th/tá Đạt, còn Th/tá Đạt chỉ là một người mới ra tù với hai bàn tay trắng.
Và khi “tòa án nhân dân” Đà Nẵng hỏi các con của ông sẽ chọn ở với cha hay với mẹ, thì bốn đứa lớn đã chọn theo mẹ, là bà Trinh. Riêng Tân, đứa con út, thì đã chọn ở lại với cha, là Th/tá Đạt.
Khi thấy đứa con út, đã chọn ở lại với mình, thì Th/tá Đạt đã nói với con trước “tòa”:
“Con hãy suy nghĩ cho thật kỹ, vì ở với cha con sẽ phải khổ, phải lao động cực khổ mới có miếng ăn”.
Nhưng một điều bất ngờ, đó là, những lời của đứa con út đã tuyên bố trước “tòa” đã khiến cho những người có dự phiên tòa hôm đó, phải rưng rưng nước mắt! Lời của đứa con hiếu thảo ấy như sau:
“Tôi dù cho có phải dắt cha tôi đi ăn xin, thì tôi cũng đi ăn xin với cha tôi, chứ không bao giờ theo mẹ”.
Mọi việc đến đây, Th/tá Đạt đã tưởng chừng như đã yên. Nhưng không, vì sau đó, “tòa án nhân dân” Đà Nẵng đã ra “phán quyết” là căn nhà nhỏ còn lại, phải bán đi và chia đôi, cho bà Trinh một nửa.
Với “phán quyết” này, Th/tá Đạt không làm được gì, mà chỉ biết bước ra khỏi tòa, run run trong bàn tay bé nhỏ của đứa con út, để trở về căn nhà nhỏ của mình. Nhưng khi về nhà, thì căn nhà chỉ còn có bốn bức tường trống vắng, chẳng có một vật gì để bán nữa; vì bà Trinh đã dọn sạch sẽ mang đi. Xin nhắc lại căn nhà nhỏ này, là căn nhà phía sau, mà trước kia thường dùng làm phòng ăn và nơi nấu ăn; còn căn nhà chính phía trước, thì bà Trinh đã đem bán để có tiền cung phụng cho tên Cường “chống nhí” của bà Trinh.
Mặc dù vậy, nhưng Th/tá Đạt đã có được cậu con trai út hết lòng hiếu thảo, và để hai cha con tạm sống, thì hàng ngày hai cha con của Th/tá Đạt đều đi đến các vùng lân cận ngoại thành Đà Nẵng như Phong Lệ, Cầu Đỏ… để mua những bó rau lang, lá chuối… đem về chợ Cồn, chợ Hàn để đổi lấy ít gạo, mắm…Và vì biết rõ những chuyện đau lòng đã xảy ra cho Th/tá Đạt, nên đồng bào tại Đà Nẵng rất quý Th/tá Đạt. Họ thường đổi lấy những bó rau, xấp lá chuối với cái giá, mà xem như là giúp hai cha con của ông.
Nhưng cuộc sống của Th/tá Đạt đã không hề được yên ổn; bởi bà Trinh lúc nào cũng đi rao bán căn nhà nhỏ mà hai cha con Th/tá Đạt đang ở, mục đích để chia đôi như “tòa án nhân dân” đã “phán quyết”; và bà Trinh cứ thường xuyên dắt người đến để xem nhà và hỏi ý kiến của ông. Mỗi lần như thế, Th/tá Đạt đều nói với người muốn mua nhà rằng:
“Các người ai muốn mua thì cứ mua, những khi nào tôi tìm được nhà cho hai con tôi ở, thì tôi mới dọn đi được”.
Qua những lời của Th/tá Đạt, thì những người muốn mua nhà đã tìm hiểu, và biết được hoàn cảnh của ông, nên không ai còn muốn mua nhà nữa cả.
Một thời gian sau, trước Tết năm 1986, một lần nữa, khi đến thăm Th/tá Đạt, người viết đã chứng kiến cuộc sống của Th/tá Đạt và cậu con trai út. Lúc này, cuộc sống của Th/tá Đạt đã khá hơn, vì “học” được cái nghề trồng nấm mèo trong thời gian làm “kỹ thuật” ở trong nhà tù, nên ông đã tìm những khúc cây gỗ đã mục, đem về chất ở sau nhà để nuôi nấm mèo, khi nấm lớn, hai cha con đem bán ở các chợ, dần dần nhiều người biết được, họ đã đến tận nhà Th/tá Đạt để mua nấm về dùng, nên hai cha con không còn phải đem ra chợ để bán nữa.
Bất hạnh-đau thương!
Mọi việc những tưởng sẽ được êm xuôi; nhưng không, vì theo người viết, có lẽ Th/tá Đạt không chịu bán căn nhà để chia cho bà Trinh, vì bà đã bán đi căn nhà chính to lớn ở phía trước và đã ôm trọn số tiền bán căn nhà ấy rồi, nên ông muốn giữ căn nhà này lại, để hai cha con cùng ở. Còn bà Trinh, thì quyết liệt buộc ông phải bán nhà để chia đôi. Vì thế, bà Trinh không lúc nào để cho hai cha con ông được yên ổn cả.
Thế rồi, sau đó, khi Th/tá Đạt làm thủ tục để sang Hoa Kỳ theo diện H.O., tù “cải tạo”; thì cũng là lúc bà Trinh lại quay trở về khóc lóc, van xin Th/tá Đạt tha thứ, xóa bỏ hồ sơ ly dị của hai người và dắt bà cùng đi theo. Nhưng những giọt nước mắt cá sấu của bà Trinh có rơi rớt, và bà có van lạy như hế nào chăng nữa, cũng không làm sao lay chuyển được trái tin đã tan nát của Th/tá Đạt. Vì vậy, ông đã dứt khoát từ chối, và nói, ông chỉ đem cậu con trai út cùng đi sang Mỹ mà thôi.
Kể từ lúc ấy, ngày nào bà Trinh cũng trở về căn nhà cũ, để van xin Th/tá Đạt hãy cho bà sang Mỹ; còn ông thì một mực chối từ; để rồi cho đến một buổi sáng, khi thấy cha của mình không thức dậy như thường lệ, nên cậu Tân đã vào giường ngủ để lay gọi, thì cậu con trai út mới chết đứng khi biết cả thân thể của Th/tá Đạt đã lạnh ngắt tự bao giờ, thì ra ông đã chết từ tối hôm qua, chết một cách đột ngột ngay trên chiếc giường, tại nhà của mình!
Cái chết đầy bí ẩn của Th/tá Đạt, vì mới tối qua, ông còn chuyện trò với cậu con út, và vẽ cho cậu về một tương lai tươi sáng. Ông không hề có một dấu hiệu bệnh tật gì cả. Nhưng cái chết của một cựu tù “cải tạo”, đã từng một thời làm quận trưởng quận Lý Tín, của chính quyền Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, thì “luật pháp” của cộng sản, chẳng cần phải lưu tâm, hay điều tra làm gì. Vì thế, nên sau khi bà con trong xóm giúp đỡ cho cậu con trai út chôn cất ông xong, thì bà Trinh liền quay trở về để giành lấy căn nhà, chứ không chịu bán để chia cho đứa con út của bà đã sinh nó ra. Chính vì thế, vì đã trưởng thành, cho nên cậu Tân đã lặng lẽ bỏ nhà ra đi, mà cho đến bây giờ, người viết cũng không hề biết gì về cậu Tân nữa. Tuy nhiên, người viết vẫn luôn cầu mong cho cậu có thể đã sang Mỹ theo hồ sơ mà Th/tá Đạt đã làm trước đó.
Và kể từ ngày được tin về cái chết đầy oan khuất của Th/tá Đạt, thì người viết đã nghĩ rằng: có lẽ ngày ấy, Th/tá Đạt đừng vì cái căn nhà nhỏ đó, mà cứ bán ngay đi, để chia cho bà Trinh, rồi dắt cậu con út đi nơi khác mà sống, thì có thể ông đã không phải bị chết một cách oan uổng như thế. Đồng thời, người viết không thể không lên án bà Trinh, một người đàn bà vô cùng độc ác; vì chính bà đã khiến cho cô con gái ruột của mình phải uống thuốc độc mà chết, và cũng là một nghi can trong cái chết của Th/tá Đạt. Người viết muốn nhắn với bà Trinh, cho dù bà có thoát được luật người, luật đời; nhưng bà sẽ không bao giờ thoát được luật Trời, và chắc chắn sẽ có một ngày bà phải trả tất cả những món nợ mà bà đã vay, cả vốn lẫn lời, bà Trinh hãy ghi nhớ lấy!
Paris, 12/11/2012
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
( Dieu Huynh chuyển )