Đoạn Đường Chiến Binh
Những ngày cuối
Những chiều hè ở Ðà Nẵng không khí thật oi bức ngột ngạt. Tôi thường thả bộ xuống góc đường Lê Lợi – Phan Ðình Phùng sát nhàtôi không biết làm gì và ở đây tôi gặp Ð. bạn tôi cũng là con trai của nhàs ản xuất ngói gạch Nguyễn Hữu Ðoan. Chúng tôi thăm hỏi và trao đổi tin tức chiến sự đang xảy ra xung quanh. Ð thì hình như không có ý định ra đi. Dãy khách sạn đồ sộ, tân kỳ đúng tiêu chuẩn quốc tế như sợi dây vô hình trói chân Ð. lại. Rồi như thấy nước sắp đến chân Ð. kêu tôi và như muốn cho không một hai căn phòng của khách sạn tùy tôi lựa chọn. Ð. cũng muốn đổi chiếc xe Ladalat để lấy chiếc xe Honda của tôi, nhưng tôi chỉ muốn cười và không trả lời. Lòng tốt của Ð. lúc này biểu lộ sự ngây thơ pha lẫn chút trào lộng quá đáng.
Người dân Huế tỵ nạn tạm trú ở bên kia trường Nữ Trung Học đối diện với nhà tôi. Những ngày gần cuối tháng 3, ngồi trên lầu nhà tôi nhìn qua bên kia trường Nữ tôi thấy có dấu hiệu bất thường. Người tỵ nạn dáo dác chạy ra, chạy vô có vẻ gấp rút. Chưa biết được lý do chính xác, tôi nghe tin sét đánh: Huế mất, đó là ngày 26 tháng 3 năm 1975. Lòng tôi buồn vô hạn. Cái cảm giác mất mác, đau đớn như trước đây nghe tin ba tôi mất. Huế quê tôi như chôn nhau cắt rốn và gia đình tôi hết thảy còn đang ở ngoài đó. Tôi bổng chốc thấy mình mang tâm trạng của người Miền Bắc di cư năm 1954 mà ranh giới chia cắt bây giờ là đỉnh đèo Hải Vân. Người tỵ nạn tiếp tục chạy vô chạy ra ở hông trường Nữ. Nghe tin đồn ở chợ Hàn có nhiều tiệm đã bị trộm cạy phá để cướp của. Ðường phố lác đác người qua lại. Có tiếng súng nổ xa vắng đâu đó. Một đụn khói bốc lên từ đường Hùng Vương. Người lối xóm khuyên chúng tôi nên đề phòng và khóa cửa cẩn thận. Nghe đồn có nhiều vụ xông vào nhà uy hiếp. Qua đài phát thanh, trung tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh Vùng I kêu gọi quân nhân ở lại tiếp tục chiến đấu vàn ghiêm trị thẳng tay những kẻ lợi dụng tình thế để cướp bóc. Lời kêu gọi phát ra nhưng không thấy ai đáp ứng. Tình hìng càng lúc càng rối ren. Không biết ai đó đã đem vứt súng rất nhiều ở gốc cây dừa ở phía trước nhà tôi có cả quần áo lính, giày trận. Tôi lấy một cây AR 15 mang vô nhà, nhưng chị tôi phản đối, tôi phải mang vất lại chổ cũ. Chú Ba ở căn nhà kế cạnh, rủ gia đình tôi xuống lánh nạn ở một hãng bia nằm trên đường Ðộc Lập cạnh bờ sông Bạch Ðằng. Ðây là một công ty chuyên sản xuất bia của người Pháp, phía trước cửa có treo lá cờ tam tài thật lớn.
Chúng tôi năm, sáu gia đình vào phía trong trãi chiếu nằm, ngồi trên nền xi măng. Tôi và chị tôi cứ đi đi, về về để lo thức ăn cho gia đình. Một buổi sáng, khi vừa ra đến đường Thống Nhất tôi nghe tiếng loa phát thanh hướng Cầu Vồng đi xuống và âm thanh càng lúc càng rõ dần. Một đoàn xe nhà binh, dẫn đầu là chiếc xe jeep mui trần. Một vị ..( đại diện tôn giáo) đứng trên xe tay cầm loa đọc lời kêu gọi khuyên các quân nhân nên giao nạp vũ khí, đừng chống cự để tránh đổ máu. Ðứng bên cạnh có hai người bộ đội mang đầy đủ súng ống vàtrên tay cầm cây cờ “Giải Phóng” thật lớn. Theo sau chiếc xe jeep làmấy chiếc Dodge nhà binh trên chở thanh niên, thanh nữ và cả bộ đội đứng chen lẫn vai mang súng và đeo băng đỏ ở cánh tay. Tôi biết mọi sự đã xong xuôi.
Niềm hy vọng dù rất mong manh, nay cũng tan tành thành mây khói. Ðà Nẵng đã cũng chịu cùng chung số phận với Quảng Trị và Huế. Tai tôi lùng bùng, đầu óc choáng váng như một bệnh nhân uống thuốc quá liều lượng . Ðó là ngày 29 tháng 3 năm 1975.
Người Ðà Nẵng lúc này chỉ còn hy vọng vào Sài Gòn, vào Vùng 4 chiến
thuật. Ngoài đường bộ đội, công an đang kiểm soát, tiếp thu thành phố.
Người Huế tỵ nạn chộn rộn sửa soạn hồi hương. Một số ít ráng ở lại như
kỳ vọng vào một thỏa hiệp, một phép lạ xảy ra vào giờ thứ 25. Ðã thấy có
nhiều xe Honda chạy trên đường phố. Tôi cũng xách xe chạy dòng dòng lên
Ngã Năm, qua đường Trưng Nữ Vương rồi thẳng lên đường Hoàng Diệu, Chợ
Mới. Nhà nhàvẫn còn đóng cửa. Chạy đến kho Quân Nhu, nơi đây đông đảo
dân chúng đang tụ tập, người chạy vô, chạy ra. Khi trở ra người nào cũng
vác trên vai hay chở trên xe một bao gạo. Những người lính Bắc Việt
mang súng đứng nhìn chứ không tỏ thái độ ngăn cấm hay nói năng gì. Tôi
quẹo qua khu đường rầy để về đường Ông Ích Khiêm. Giấy tờ hồ sơ kế toán
của quân đội từ các trại lính gần đó vất bừa bãi trắng cả lối đi. Một
vài thanh niên chỉ mặc độc cái quần lính, ở trần và đi chân đất đang lẻ
tẻ di chuyển dọc theo đường rầy. Không có tiếng súng nổ nhưng không khí
ngột ngạt bao trùm báo hiệu nhiều tai họa sắp xảy đến.
Từ ngày gia đình chúng tôi không còn tạm trú ở hãng bia ở đường Ðộc Lập.
Chúng tôi về lại nhà, nhưng cửa nhà vẫn luôn luôn đóng kín và khóa
chặt. Chẳng ai biết phải làm gì trong thời gian này. Chúng tôi lo dự trử
lương thực và bắt đầu cuộc sống tiết kiệm. Chợ búa đóng cửa. Thời gian
buồn chán như thế cứ chầm chậm trôi qua. Chợ rồi cũng được nhóm lại
nhưng không sầm uất như lúc trước.
Mấy căn nhà mà chủ nhân đã di tản, đứng ở nhà tôi thấy thấp thoáng bóng
dáng công an bộ đội đến tiếp thu. Chị tôi bảo đem tờ khai gia đình qua
nộp ở tổ trưởng dân phố. Tôi hỏi ai ? Chị tôi trả lời người đàn bà có
tiệm sách ở ngã tư Lê Lợi – Thống Nhất cạnh văn phòng Bác Sĩ Nguyễn Quý
Thể. Tôi nhớ đến người đàn bà thường hay vui vẻ hỏi thăm, trò chuyện mỗi
khi tôi ghé mua tờ báo…
Niềm hy vọng vào Mỹ, vào chính quyền Sài Gòn càng ngày càng như quả
bóng xì hơi . Lãnh thổ của Miền Nam càng ngày càng co rụm lại. Không có
dấu hiệu của chiến thắng dành lại màchỉ có nghe những rút lui mất mát.
ÐàNẵng đã có Ủy Ban Quân Quản thành phố như chính quyền địa phương mới.
Buổi sáng sớm ngày 27 thángg 4 năm 1975, vợ tôi chuyển bụng phải đưa đến
Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa Ðà Nẵng. Tôi cùng đi với vợ tôi nhưng đến bệnh
viện, người công an gác cổng không cho tôi vào. Câu trả lời: Vợ tôi
sanh chứ không phải tôi, nên tôi không có lý do gì vào trong đó.
Vợ tôi một tay ôm bụng, một tay xách giỏ áo quần, khăn tả, đi vào bệnh
viện vàtự lo liệu lấy một mình. Cũng may cho chúng tôi, nhàcô y tá đỡ đẻ
ở cạnh nhàtôi. Buổi chiều cô ta ghé nhàbáo tin vợ tôi vừa sanh một con
trai vàsức khỏe của hai mẹ con đều tốt. Cô ta cũng cho tôi biết bệnh
viện không cho nằm lâu, ba ngày sau tôi phải đến đưa vợ con tôi về. Ðúng
ngày tôi lên bệnh viện thật sớm vàngồi chờ ở bên ngoài. Ðến gần trưa vợ
tôi mới bồng con ra. Về đến nhàchúng tôi chưa kịp lên phòng, một vài
người hàng xóm nghe tin đến thăm. H. đến bên cạnh tôi nói nhỏ: Sài Gòn
mất rồi.
Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện vào hôm nay. Ðó
làngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày đen của lịch sử. Như một con bệnh
màbác sĩ đành bó tay vàcho biết sự sống còn chỉ thời gian ngắn nhưng
không hiểu sau khi nghe tin Sài Gòn mất tôi vẫn ngạc nhiên, thấy mình
mất bình tĩnh. Người tôi lúc này buồn vui lẫn lộn dể cuối cùng tất cả
đều tan biến chỉ còn lại một nổi lo khổng lồ. An ủi vì dù sao cũng có
thêm một đứa con, lại làđứa con trai đầu lòng. Nhưng buồn vì tương lai
đen tối trước mắt. Ðời sống bên ngoài như có vẻ miễn cưỡng trở lại bình
thường. Một buổi tối vừa về đến nhàchị tôi cho biết ở khu phố đã lập
xong danh sách của thành phần thanh niên và tôi được xếp vào đoàn thể
này. Vì tôi vắng nhà, vàtôi cũng có gia đình nên bàtổ trưởng dân phố cho
tôi vào danh sách của những người trung niên. Bàta cũng thông báo cho
biết sáng sớm ngày mai tôi phải đến một trường Công Giáo gần chợ Hàn để
học tập. Thời gian 2 ngày, sáng đi chiều về vàăn uống tự túc. Sáng sớm
hôm sau tôi đến đúng hẹn. Có nhiều người cùng đến . Chúng tôi dò tên
trên những danh sách dán ở cửa để tìm phòng, như thí sinh dò số ký danh.
Vì đang mùa nghĩ hè vàtình hình chiến sự sôi động nên các trường học đã
đóng cửa từ lâu. Cuối cùng tôi cũng đã tìm ra phòng họp.
Chưa tới mười người trong phòng. Người ta chia ra từng nhóm vàmỗi nhóm
sinh hoạt một phòng. Trường học vẫn còn đóng cửa nên bàn ghế trong lớp
được dồn vào một lớp vàđầy cả bụi bặm.Chúng tôi kéo ra ba cái bàn vàmột
ít ghế để ngồi quanh với nhau. Ngoài chúng tôi ra còn có sự hiện diện
của một tên cán bộ trẻ trạc tuổi tôi, trên dưới ba mươi. Tên cán bộ tự
giới thiệu làchính trị viên của nhóm, có nhiệm vụ hướng dẫn buổi học tập
hôm nay. Hắn ta cũng nhấn mạnh làsẽ không tham dự vào cuộc thảo luận
hay đặt câu hỏi màchỉ ngồi lắng nghe.
Nhìn quanh những người trong nhóm ai ai cũng tuổi từ 40 đến 50 duy chỉ
mình tôi làtrẻ nhất. Trong phần tự giới thiệu của mỗi người tôi được
biết chỉ ba bốn người làm nghề tự do như thợ may, buôn bán, chạy xích
lô. Số còn lại đa số làquân nhân phục vụ trong các đơn vị chuyên môn như
quân cụ, quân nhu, hay tiếp liệu vàkhông có ai làsĩ quan. Buổi hội thảo
bắt đầu sau lời gợi ý của tên chính trị viên . Không ai dám mở miệng dù
một lời nói vô thưởng vô phạt. Không khí im lặng bao trùm. Người này
nhìn mặt người kia chờ đợi người đó nói trước mình. Thời gian nặng nề
trôi qua. Anh V. chỉ tay vào tôi như muốn hỏi tôi có ý kiến gì không.
Thực tình tôi chẳng có gì để nói. Kinh nghiệm biến cố Tết Mậu Thân ở Huế
tất cả mọi hình thức phát biểu đều làgiả dối, lừa bịp chưa kể đến
chuyện liên lụy vào thân. Nhưng trong hoàn cảnh này ai cũng im lặng cả,
không ai mở miệng nói lời nào thì biết đâu họ lại bắt chúng tôi học tập
thêm vài ngày nữa. Như để khai thông cái không khí nặng nề này, tôi làm
liều gợi ý:
Trước 30-4-75 chúng ta sống trong chính thể tự do. Bây giờ với chính
quyền mới mỗi khi viết tờ đơn hay nhìn vào các văn thư giấy tờ của chính
quyền, chúng ta thấy mấy chữ như một câu khẩu hiệu: Ðộc lập – Tự Do –
Hạnh Phúc. Chíng quyền nào cũng muốn cho người dân được sự tự do. Thế
thì Tự do của hai nơi hoàn toàn giống nhau hay có sự gì khác biệt.
Tên chính trị viên của nhóm nghe tôi nói hắn ta bỗng nhiên đứng dậy, mắt sáng lên miện cười như người bắt được của:
– Ðúng rồi, anh này đã nêu ra một vấn đề hay. Chúng ta thử thảo luận để tìm hiểu xem sao.
Mọi người chờ đợi. Chẳng có ai lên tiếng. Hình như ai cũng e ngại khi đề
cập đến vấn đề tế nhị này. Thấy không ai muốn phát biểu vàbuổi học tập
không mang lại một kết quả cụ thể, tên chính trị viên thay vì ngồi dự
khán, hắn ta trở thành một thuyết trình viên đã nói thật nhiều. Chúng
tôi ngồi nghe nhưng đầu óc thì mong sao thì giờ chóng qua để được trở về
nhà. Buổi hội thảo kết thúc vào buổi chiều trong sự mệt mỏi. Tên chính
trị viên dặn chúng tôi trở lại vào sáng mai cũng tại trường học này
nhưng tập họp ở hội trường lớn.
Sáng sớm hôm sau tôi lại đến. Rất nhiều người đã có mặt, họ ngồi chật
ních cả hội trường. Tôi được biết được biết đây làbuổi học tập của lớp
đàn ông trung niên cư ngụ ở phường Hải Châu I. Bước vào phòng tôi thấy
Ð. đang ngồi ở hàng ghế cuối, sát bức tường. Tôi xuống ngồi với Ð, khi
đi ngang qua hàng ghế giữa tôi thấy Kh. Một người xuất thân từ học viện
quốc gia hành chánh, tham dự khóa 3 đưa tay chào tôi. Như vậy người
trong hội trường gồm đủ mọi thành phần. Tôi đang nói chuyện với Ð. thì
tên chính trị viên của nhóm ngày hôm qua đến nói nhỏ vào tai tôi. Hắn
muốn khi buổi hội thảo bắt đầu, tôi sẽ lên mấy vi âm để nêu lên câu hỏi
màtôi đã gợi ý trong buổi hội thảo trước. Lúc đo hắn sẽ ra dấu cho tôi
biết. Buổi hội thảo được thông báo bắt đầu. Mọi người im lặng. Một tên
cán bộ có lẽ làngười cao cấp nhất trong phòng nêu lý do buổi học tập hôm
nay. Hắn ta lên án chế độ củ vàkể công cách mạng. Hắn muốn anh em trong
hội trường tỉnh ngộ, ai có thắc mắc cứ mạnh dạn phát biểu để tất cả
cùng chia xẻ thảo luận. Hắt ta muốn chứng tỏ sự cởi mở của mình bằng
những nụ cười sau mỗi câu nói. Không thấy ai đưa tay phát biểu. Sự im
lặng đè nặng.Tên chính trị viên của nhóm từ phía trên đưa tay ra hiệu
cho tôi. Lên đứng trước máy vi âm, tôi lập lại câu gợi ý màtôi đã nói
ngày hôm qua quanh hai chữ tự do. Nói xong tên cán bộ bảo tôi đứng qua
một bên. Có nhiều tiếng xầm xì phía dưới. Người đầu tiên lên phát biểu,
ông ta tự giới thiệu làngười chạy xích lô:
– Trước 75 tôi phải mướn xe xích lô để chạy kiếm cơm với giá thật đắt.
Bây giờ tôi đã làm chủ chiếc xe. Như vậy tôi đã có tự do. Ông ta chỉ nói
chỉ có thế rồi ông đi xuống chứ không có nói trường hợp nào ông ta
làchủ nhân chiếc xe đó.
Tiếp tục người thứ hai lên phát biểu, ông ta làmột thợ may trốn quân dịch:
– Hơn muời năm nay tôi phải trốn chui trốn nhủi vì lo sợ ra đường lo sợ bị bắt lính. Bây giờ tôi được đi lại tự do tùy ý.
Kế đến lời phát biểu của một thanh niên, hắn ta tự giới thiệu làmột sinh
viên. Bằng một giọng nói hằn học, hắn ta nhấn mạnh từng chữ trơn tru
như đã thuộc lòng từ trước:
– Tự do của Thiệu làtự do đi xuống. Tự do của ‘Cách Mạng’ làtự do đi lên.
Tên cán bộ cao cấp cười thích chí, quay qua hỏi tôi:
– Anh có thỏa mãn về câu trả lời đó không ?
Tôi cười lắc đầu màkhông trả lời. Tên cán bộ hơi tỏ vẽ ngạc nhiên, nhưng
vẫn muốn cho tôi nêu ra những điều chưa bằng lòng, hắn ta nói tiếp:
– Anh cứ nói. Tôi cho anh phát biểu những điều anh chưa bằng lòng hay
chưa thấu hiểu triệt để, nhưng anh chỉ được nói trong hội trường này
màthôi, những nơi khác thì không được.
Tôi đứng trước máy vi âm nêu ý kiến của tôi khi nghe ba người phát biểu:
– Chú đạp xích lô làm sao có được xe. Chính phủ tịch thu hay công việc làm ăn được dễ dàng ?
– Anh thợ may trốn không đi lính cho chế độ Miền Nam cũ, với chính quyền
mới, anh ta bị bắt buộc đi bộ đội anh ta có đi không ? Còn anh sinh
viên nói sự khác biệt về tự do của hai chế độ làđi lên vàđi xuống. Ði
xuống tức làđã đi lên rồi mới đi xuống. Làm sao đoan chắc được đi lên
rồi ở luôn trên đó màkhông đi xuống ?
Có nhiều tiếng cười khi họ nghe tôi cứ nhắc đi nhắc lại hai chữ lên, xuống.
Tên cán bộ cao cấp không muốn kéo dài sự thắc mắc nầy, hắn đẩy tôi đứng qua một bên. Hắn nói:
– Tự do của ‘Cách Mạng’ luôn luôn đi lên chứ không bao giờ đi xuống, anh hiểu chưa ?
Buổi hội thảo còn kéo dài cho đến chiều. Tôi chẳng thu lượm được gì
ngoại trừ một điều: tất cả những người ngồi trong hội trường tuy cùng
chung một hoàn cảnh nhưng vẫn còn nhiều thành phần bung xung màdân chúng
mỉa mai gọi làthành phần “cách mạng 30″. Những thành phần nầy rất nguy
hiểm vì họ luôn luôn làhạng chó săn, nịnh bợ chỉ điểm để lập công. Biến
cố Tết Mậu Thân ở Huế đã có rất nhiều người chết cũng do những thành
phần này
Hai ngày học tập chỉ làbước đầu của một chế độ tù tội, đày đọa đang chờ
đợi phía trước. Mấy ngày sau, một buổi trưa tôi có việc phải ghé chợ
Cồn. Ðứng loay hoay dắt chiếc Honda dọc theo lề đường, một người đàn
bàtừ trong chợ Cồn hối hả đi ra, đến bên tôi nói như ra lệnh:
– Chú xe thồ làm ơn chở tôi lên chợ Mới.
Tôi ngạc nhiên. Thời thế đổi thay, hình thù, dung nhan tôi đã biến thành
một người chạy xe thồ màtôi không biết. Tôi không buồn màlại cảm thấy
vui vui để thích ứng với hoàn cảnh mới. Hiện tại tôi cũng đang cần một
việc làm để qua ngày. Tôi đã bỏ cái nghề dạy học vì không muốn cộng tác
với chế độ mới, làm những điều nghịch lý vàtrái với luơng tâm mình. Một
số bạn bè của em tôi mới được tuyển dụng vào giáo chức từ Vĩnh Ðiện, Tam
Kỳ, Hội An… ra tu nghiệp ở ÐàNẵng. Họ ăn cơm ở nhàtôi, vàthấy ngày nào
cũng học tập màtội nghiệp. Học đường lối “cách mạng”, chính sách
nhànước. Học lên án “Mỹ Ngụy” vàhọc cách nhồi sọ trẻ con qua những bài
luận văn, sử ký như trồng cây nhớ Bác, lấy thân cản pháo, trâu bò cũng
diệt Mỹ… vàngay trong những bài tính đố họ cũng phải dùng đến những tên
lính Mỹ, lính Ngụy để thay thế cho những vật dụng như thường dùng trước
đây.
Tôi chở người khách lên chợ Mới như yêu cầu vàsuốt trên đường đi tôi
vàngười khách không nói một lời. Xuống xe người đàn bàđưa cho tôi 2 đồng
“giải phóng” tức 1000 đồng tiền của chính phủ VNCH trước đây. Tôi đứng
trước chợ Mới độ 10 phút nữa, một bàkhác đến hỏi vàmuốn tôi chở về đường
Ðống Ða. Ngày hôm đó tôi thử thời vận vàđến gần chiều mới về nhà.
Sáng ngày hôm sau, tôi ăn mặc vàtrang bị chiếc xe cho đúng một người
chạy xe ôm chính hiệu vàtôi xách xe chạy dòng dòng. Buổi trưa tôi chạy
ngang đường Bạch Ðằng. Mùa hè nắng gay gắt. Những người xe thồ đang ngồi
nói chuyện hay nằm nghĩ trên các ghế cho mướn dọc theo bờ sông. Người
nào cùng nhàn nhã thoải mái. Tôi dựng xe ở một gốc cây. Một người hỏi
tôi:
– Chạy xe thồ hả ?
Tôi gật đầu. Ông ta bảo tôi dựng xe thứ tự theo xe của anh em. Thấy chuyện lạ, tôi tò mò nuốn biết, ông ta giải thích:
– Ở đây lấy khách theo phiên, người nào đến phiên thì chạy, may rũi.
Ðứng nhìn một lúc tôi càng ngạc nhiên hơn nửa, tôi thấy một tên bộ đội
từ dưới tàu thủy đi lên, người chạy xe thồ đưa chìa khóa xe vàtên bộ đội
lên xe chạy mất dạng. Hỏi chuyện với người xe thồ tôi được nghe kể
những chiếc tàu thủy xuất phát từ cảng Hải Phòng vào bến Bạch Ðằng
thường để vận chuyển hàng hóa. Ði theo tàu lànhững bộ đội vàhọ thường
lợi dụng cơ hội này để buôn bán hàng lậu. Họ mang theo vải vóc, thuốc
tây, thuốc hút vàngay cả những hàng quốc cấm như cần sa, ma túy.
– Một số bộ đội trẻ, độc thân đã rành rẽ đường đi nước bước, tàu cập bến
Bạch Ðằng làhọ mướn xe đi. Họ có thật nhiều tiền vàtrả thù lao thật
đẹp. Một người chạy xe thồ một ngày kiếm được 20 đồng nhưng phải chạy
ngược chạy xuôi vất vả.Ở đây đưa xe cho bộ đội tự lái lấy trong vài ba
tiếng đồng hồ có thể nhận trên 100 đồng bạc. Trường hợp bị xe hư dọc
đường hay tai nạn họ chi tiền sửa chữa vàbồi thường. Việc này ít khi xảy
ra. Những người chạy xe thồ biết rất rõ lịch trình của những chiếc tàu
cập bến vàhọ biết sở thích của từng khách hàng. Tôi viện lý do xe tôi
hay chết máy dọc đường để từ chối vào việc làm ăn may rủi này. Trên
đường về tôi suy nghĩ vẩn vơ. Ðất nước tôi đã hết chiến tranh không ai
phải chết vì bom đạn nhưng đồng bào tôi phải chết trong một cuộc chiến
tranh mới trong đó tham nhũng, cửa quyền, băng đảng, ma túy vàđĩ điếm sẽ
được dùng để đầu độc giới trẻ phá nát đất nước nầy.
Buổi chiều chạy xe ngang qua góc đường Phan Ðình Phùng tôi gặp Ð. đang
đứng trước nhà. Tôi kể cho Ð. nghe chuyện chạy xe thồ trong hai ngày
nay. Ð khuyên tôi nên làm việc với ba của Ð. vì ít ra công việc ở đây
thường xuyên và là chổ quen biết cả. Ð. cũng gợi ý nếu tôi không tìm một
nghề nào nhất định thì chính quyền địa phương sẽ làm khó dễ mình trong
việc định cư. Hai ngày sau tôi đi với Ð. Hãng ngói gạch Nguyễn Hữu Ðoan
nằm ngay Ngã Ba Huế. Ðây làcơ sở sản xuất ngói gạch nổi tiếng khắp miền
Trung. Ð. dẫn tôi đến giới thiệu với bác Ðoan. Bác đã trên 60 tuổi nhưng
trông người còn khỏe. Bác không nói được vì bị tắt tiếng. Trong túi
quần của bác luôn luôn có mấy cục phấn vàtrên tay cầm một cặp giấy, cây
viết. Nhìn quanh chổ nào cũng có chữ viết bằng phấn của Bác. Những chỗ
không viết bằng phấn, bác viết lên giấy. Bác hỏi tôi:
– Bạn của Ð hả ?
Tôi trả lời:
– Dạ, bạn hàng xóm.
Bác cười rồi sai đứa cháu tìm người con trai cả vào để tìm cho tôi một
công việc. Tôi nói với anh của Ð việc nào tôi cũng cố gắng học vàsẽ làm
được. Ông ta đề nghị cho tôi mỗi tuần làm một công việc khác nhau, sau
đó tùy tôi lựa chọn.
Sau hơn một tháng làm việc tôi được điều động phụ giúp công việc các tổ,
từ tổ đi chở đất sét ngoài ruộng, đến tổ đúc gạch rồi đem phơi khô
trước khi đem tổ nung lò. Công việc nào cũng nặng nhọc nhưng vui. Chúng
tôi nam nữ làm chung với nhau. Họ lànhững người dân quê chất phát phần
đông còn độc thân. Trong chiến tranh họ phải xa làng quê để ra thành thị
tìm nghề mưu sinh. Họ làm việc ở đây đã lâu nên tay nghề người nào cũng
vững. Cuộc sống của họ rất đơn giản vàcam chịu. Trong những lúc trò
chuyện họ cũng tỏ ra vui vẽ nhưng chừng mực. Hình như trong mỗi con
người họ đều có mang theo cả một hình ảnh của xóm làng, người thân nơi
họ đã sinh ra.
Một buổi sáng tôi đến làm việc, bác Ðoan tìm tôi vàgiao cho tôi một công
việc mới. Từ nay tôi sẽ theo xe tải chở ngói gạch cho những gia đình đã
đặt mua. Tôi thích công việc này vì hợp với tôi.
Từ ÐàNẵng tôi được đi cùng khắp qua các làng quê vô đến Quảng Ngãi –
Bồng Sơn. Nhiều địa danh tôi chưa từng nghe, chưa từng đặt chân đến, nay
tôi được may mắn đi qua. Từ quốc lộ 1 vào sâu các làng xã tiếp giáp bờ
biển hay dãy Trường Sơn đâu đâu cũng thấy gần gủi vàđáng yêu như quê
tôi. Sau những ngày ngột ngạt về chiến sự ở thành phố, rồi đất nước một
sớm một chiều thay ngôi đổi chủ nay tôi được nhìn ngắm lủy tre làng,
được ngửi mùi hoa dại, mùi rơm vànghe tiếng cu gáy tên ngọn cây cao. Tôi
thấy được sinh lực tiềm tàng trong một vùng nghèo cực xác xơ, nhưng
người dân quê ở đây chẳng hề thấy mệt mỏi. Tôi cũng được nhìn thấy sự
giàu sang một sớm một chiều của những tên cán bộ, bộ đội trong những căn
nhàmới xây lợp ngói đỏ au ngạo nghễ, thách thức bên cạnh những căn
nhàtranh, vách đất của người nông dân. Tôi cũng đoán nghĩ ra được trong
những căn nhàcũ kỹ vắng tiếng cười nói ấy lànhững căn nhàcủa anh em quân
nhân, công chức cũ đang chịu đựng sự trả thù vàđang sửa soạn cho những
chuyến ra đi. Nào ai biết được sự ra đi này bao lâu vàcó còn hy vọng trở
về ? Hình ảnh hai cuộc đời tương phản, đối chọi nhau luôn luôn trước
mắt tôi. Tôi co cảm giác mâu thuẩn trong những chuyến đi nầy. Ði để được
nhìn ngắm quê hương nhưng mỗi lần đi tôi lại phải chứng kiến một căn
nhàmới khác của một tên cán bộ, bộ đội nào đó vừa mới xâyxong. Nhưng dù
sao hình ảnh quê hương, vẩn in đậm trong tâm trí tôi vàđeo đẳng trong
suốt cuộc đời.
Một buổi trưa sau khi theo xe chở ngói gạch từ HoàVang trở về. Tôi đang
sửa soạn xuống phụ giúp với tổ đúc gạch thì cháu nội của bác Ðoan đến
tìm tôi. Cậu ta nói có ông Trung tá bộ đội đang ngồi uống tràtrong phòng
khách muốn nói chuyện văn chương với cậu ta nhưng lối nói của ông Trung
tá này có vẻ kỳ quặc nên cậu ta cầu cứu đến tôi. Cậu ta cũng cho biết
ông Trung tá này đến ở đây hơn tuần lễ rồi để tiếp thu hãng ngói gạch
này. Nghe đâ bác Ðoan đã hiến cả tài sản này để làm ăn quốc doanh. Thực
tình trong hoàn cảnh này tôi cũng không hứng thú để nói chuyện văn
chương vả tính tôi không mấy ưa những tên cán bộ, bộ đội. Cháu nội của
bác Ðoan cứ năn nỉ tôi mãi làm tôi không thể khước từ. Vào đến văn phòng
tên trung tá mời tôi ngồi uống nước trà. Hắn hỏi qua về tình trạng gia
đình tôi. Sau đó hắn hỏi tôi một câu bất ngờ:
– Cậu đã đọc truyện Kiều bao giờ chưa ?
Tôi không trả lời có cũng chẳng trả lời không. Tôi chỉ nói:
– Tôi không sống ở miền Bắc nên không biết rỏ tình trạng Văn học ngoài đó.
– Ở miền Nam chúng tôi ai cũng biết truyện Kiều làmột tuyệt tác của
Nguyễn Du làđại thi hào của dân tộc. Có người thuộc một vài câu, một vài
đoạn vàcó người thuộc nguyên cả tác phẩm.
Tên trung tá nhìn thẳng vào mặt tôi rồi tiếp:
– Cậu thấy nhân vật Từ Hải như thế nào ?
Tôi trả lời không do dự:
– Từ Hải chỉ làmột tên thảo khấu như Hoàng Sào nhưng làmột tên thảo khấu đa tình vàđã lụy vì tình.
– Tên Trung tá nghiêm sắt mặt, nhưng sao đó hắn tự chế vàmĩm cười nói tiếp:
– Cậu nói sai rồi, Từ Hải làmột anh hùng nhân dân lao động dám đứng lên
chống lại bọn triều đình phong kiến. Từ Hải như làmột người Cộng sản.
– Tôi không nhịn được nửa nên cướp lời ông ta:
– Lý thuyết Cộng Sản chưa đầy 100 năm nay thôi. Truyện Kiều sáng tác vào
triều vua Minh Mạng cách đây hơn 150 năm. Người đời thường mặc áo cho
những nhân vật văn chương, lịch sử theo cảm quan vàsở thích của mình.
Nếu có ai bảo Thúy Kiều, Thúy Vân mặc áo tứ thân, chít khăn mỏ quạ thì
chắc chắn không ai chấp nhận. Trong văn học Việt Nam cũng có nhàthơ Cao
bá Quát chỉ làmột người bất đắc chí, tâm hồn ông không thích ứng với
cuộc đời này. Làm giặc chỉ làhành vi nổi loạn chính mình. “Mặc áo”
làthái độ bóp méo sự thật vàlịch sử.
Tôi thấy ngồi lâu thêm không ích lợi gì, tôi viện lý do trở lại làm việc
để kiếu từ. Tôi biết không còn bao lâu nữa tên Trung Tá sẽ làthủ trưởng
của công ty ngói gạch này. Tôi không muốn mình trở thành công nhân viên
nhànước. Ðó làngày cuối cùng tôi làm việc cho hãng ngói gạch của bác
Nguyễn Hữu Ðoan.
Về nhàđược gần ba tuần lễ, một buổi tối H. ghé nhàchơi vàrủ tôi đi củi ở
núi BàÐen bên Sơn Trà. H làbạn với em trai vợ tôi, trước đây làlính
không quân phục vụ ở căn cứ Không Quân tại ÐàNẵng. H. cho biết thời gian
đi về có 3 ngày. Ðem theo gạo, thức ăn đến đó chúng ta tự nấu ăn.
Phương tiện di chuyển bằn ghe máy, khởi hành từ bải biển Thanh Bình đến
chân núi BàÐen, ba ngày sau đó họ sẽ trở lại đón mình về. Sống ở ÐàNẵng
tối chưa bao giờ nghe ai nói chuyện đi củi nên cũng tò mò muốn đi, vả
lại lúc này tôi cũng rảnh rỗi. Tôi mang theo những vật dụng cắm lều cùng
những vật dụng như cưa, rìu… Gia đình H đi ba người có thêm người mẹ
vàđứa em trai. Cảnh vật chung quang núi BàÐen thật hữu tình như tranh
vẽ màmỗi lần ngồi xe đò đi Huế tôi chỉ thấy xa xa từ đèo Hải Vân.Khung
cảnh lại yên tỉnh như không dính dáng gì đến những xô bồ bất an ở bên
kia thành phố. Nghe đâu chổ này ngày trước làcăn cứ của lính Mỹ. Một vài
dấu tích còn lưu lại đó đây. Ống dẫn nước đường kính bằng cái nón chạy
dài từ đỉnh núi đến sát bờ biển, trên ống nước ngay trên bãi cát bằng
phẳng có những lỗ khoan làm thành những vòi nước thiên nhiên không bao
giờ ngưng nghỉ. Nước lấy từ suối nên trong vắt vàlạnh. Ban ngày chúng
tôi đi kiếm củi.Công việc thật khó nhọc màtrước đâu chúng tôi chưa bao
giờ làm. Ðêm đến chúng tôi nghĩ ngơi vàđi bắt cua, sò.
Ðúng hẹn ngày về, chúng tôi di chuyển củi và đồ đạc xuống sát bờ biển.
Trong lúc ngồi chờ đợi, thình lình một chiếc ca nô của bộ đội chạy đến.
Ba tên bộ đội nhảy lên bờ mặt đằng đằng sát khí. Họ hỏi ai cho phép
chúng tôi đến đây lấy củi. Mẹ của H. không trả lời màhỏi ngược lại:
– Bộ ở đây cấm người ta đi củi à? Giấy tờ đâu ? Bảng cấm đâu ? người ta đi hàrầm chứ đâu phải tụi tui không đâu.
Mấy tên bộ đội không thèm nghe. Họ chuyền củi vàcác vật dụng khác lên ca
nô. Mẹ của H cố giằng co để dành lại. Em trai H.còn vị thành niên đến
phụ với mẹ. Người vất lên kẻ giựt lại rốt cuộc một trong ba tên bộ đội
xuống giọng nhượng bộ:
– Thôi được cho mấy người đem củi về, nhưng chúng tôi phải tịch thu những dụng cụ đi củi để cảnh cáo. Các người nghe rõ chưa ?
Mẹ của H. biết đôi co, cải vã cũng vô ích, thím bảo chúng tôi cứ để cho
họ lấy đi những vật dụng. Mấy tên bộ đội sau khi lấy xong vật dụng nhảy
lên ca nô chạy mất dạng. Khoảng nữa giờ sau người chủ ghe đến đón chúng
tôi về. Nghe qua câu chuyện ông ta cho biết mấy ông bộ đội Hải Quân đang
cần một số vật dụng để phát rừng nhưng không biết tìm đâu ra. Họ nghĩ
ra cách tịch thu từ những người đi củi. Người chủ ghe còn cho biết thêm ở
bên đồn, dao, rựa, cưa, rìu…họ tịch thu chất đầy cả phòng nhưng vẫn
chưa đủ số. Tôi nghĩ đây làhành vi lợi dụng quyền uy để cướp giựt công
khai. Rất nhiều người đã lànạn nhân nhưng không biết kêu ai, khiếu nại
với ai.
Về đến nhàtôi vẫn còn tức tối trong lòng thì lại nhận được thông báo ra
phường Hải Châu I để học tập. Buổi họp dành cho các chủ hộ đến nghe
chính quyền địa phương khuyến khích, mời gọi người dân đi vùng kinh tế
mới ở Ðắc Lắc. Họ nêu ra những trường hợp những người nên đi như: không
có nghề nghiệp, cư ngụ ở địa phương chưa đủ 10 năm, ở nhàcha mẹ chứ
không làm chủ căn nhà…Mọi trường hợp đều đúng vào hoàn cảnh tôi. Họ hứa
hẹn về những tài trợ của chính phủ vàphát họa về tương lai ở một vùng
đất trù phú, cuộc sống ấm no.
Tôi không thể lung lạc trước những lời đường mật, hoa mỹ nhưng tôi linh tính không còn cơ hội để ở lại ÐàNẵng.
Một vài ngày sau đó, tên cán bộ của phường thường tìm đến nhàtôi giải
thích vàkhuyên tôi nên ghi tên tình nguyện. Tôi nhất quyết không đi,
nhưng ở lại thì tình trạng quá bấp bênh rồi biết đâu nay mai họ ép buộc,
rồi chắc chắn gia đình tôi không thể từ chối.
Ðang băng khoăn tiến thối lưỡng nan thì B. bạn tôi ghé thăm. Tôi vàB ở
cùng quê vàchúng tôi cùng học một lớp ở Ðại Học Sư Phạm. Ra trường B về
dạy ở Quảng Ngãi, xa hơn tôi 60 cây số. B cũng bỏ dạy kể từ tháng 3-75
vàvề Huế với gia đình sống nghề làm ruộng. Như vị cứu tinh, B đem đến
cho tôi quyết định chọn lựa dứt khoát. Thông thường người dân Việt Nam
có khuynh hướng Nam tiến, chứ không ai đi ngược trở ra bao giờ. Tôi nghĩ
đến nơi chôn nhau cắt rốn, đến mẹ tôi, đến em tôi, đến bàcon xóm giềng
bè bạn, vàtôi quyết định về lại Huế. Câu nói của nhàvăn nữ Túy Hồng: “Huế lànơi đi để mànhớ, chứ không phải chỗ ở để màthương” văng vẵng bên tai tôi, nhưng trong hoàn cảnh này thì tôi không còn một chọn lựa nào khác hơn
o O o
Năm xưa tôi đến ÐàNẵng chỉ một thân một mình với túi xách trên vai. Giờ
đây chia tay ÐàNẵng để ra đi, tôi bận bịu tay xách nách mang vợ con đùm
đề. Bao nhiêu đồ đạc tôi thu quén đem theo ra Huế, giường tủ, bàn ghế
cho đến cây đinh cái búa, thứ nào rồi đây cũng cần thiết cho cuộc sống
mới.
Chiếc tàu lửa ÐàNẵng – Huế khởi hành lúc 8 giờ sáng, tôi ngoáy nhìn căn
nhàvàthành phố ÐàNẵng một lần cuối. Lòng tôi buồn vô hạn. Tàu ngang qua
Liên Chiểu, Ngã Ba Huế, Nam Ô rồi chun đèo Hải Vân. Qua đến Lăng Cô thì
trời bổng đổ mưa. Cơn mưa đầu mùa hạ chợt đến rồi chợt đi. Cây cối
vàlòng người cũng sũng ướt như nhau. Tôi bâng khuâng nghĩ về thành phố
ÐàNẵng màtôi đã đi về vàdừng chân ở lại tổng cộng gần 10 năm trời. Bao
nhiêu kỹ niệm gắn bó vui buồn. Quá khứ bàng bạc khắp nơi. Tôi đến ÐàNẵng
hết sức tình cờ vàrời xa ÐàNẵng làđiều không thể tin được…
… cuộc đời đưa đẩy tôi được may mắn dừng chân ở luôn với ÐàNẵng. Tôi bắt
gặp tình yêu đầu đời. Con đường tình rộng mở vàtôi như Lưu Nguyễn vào
thiên thai lạc bước trở về.. ÐàNẵng với tôi như đêm với ngày, khác hẵn
nhau như đen với trắng. Ðêm với những giới nghiêm, thiết quân luật, cấm
trại 100%, những hồi còi hụ báo động pháo kích, những ánh lửa hỏa châu
sáng rực góc trời, những âm thanh của đủ loại máy bay lên xuống phi
trường mỗi phút, mỗi giây làm nhức nhối cả tai. Nhưng ÐàNẵng về ban ngày
thì bình an quá đỗi, như thể chiến tranh không có ở nơi đây màở một nơi
xa xôi nào khác. Cuộc tình của chúng tôi được chắp cánh vàthăng hoa qua
khắp các ngã đường của ÐàNẵng. Thành phố này người lính vàngười dân
sống với nhau như cá với nước. Nói ÐàNẵng làthành phố quân sự quả không
đúng. Ðiều lạ lùng hơn nữa. ÐàNẵng không phải làthành phố của Thừa Thiên
– Huế nhưng đi đâu cũng gặp người Huế. Các gian hàng lớn nhỏ trong các
chợ, các hiệu buôn, các quán ăn, công sở, các cơ quan quân đội, trường
học… đâu đâu người dân Huế cũng chiếm một phần đáng kể. ÐàNẵng không có
những đền đài lăng tẫm như ở Huế nhưng bù lại thiên nhiên cũng ưu đãi
qua các thắng cảnh, giải trí nổi tiếng như: bãi biển Thanh Bình, Mỹ Khê,
Nam Ô, như núi Non Nước, Sơn Tràvàđèo Hải Vân. ÐàNẵng như một thiếu nữ
trẻ trung, sống động, tóc cắt ngắn vàtràn đầy nhựa sống. Chiếc tàu lửa
vẫn ì ạch chạy, lâu lâu rúc lên một hồi còi, nghe rên rỉ.
Sau cơn mưa, nắng lại chan hoà, những giọt mưa còn đọng lại trên từng
nhánh cây, ngọn lá phản chiếu ánh sánh lung linh, như những hạt kim
cương.
Tôi đã bỏ ÐàNẵng ở lại sau lưng. Không biết chuyến trở về Huế của tôi
lần này làsau cùng hay mới chỉ làkhởi đầu của một chuyến ra đi dài.
Tôi ước mơ một ngày nào đó có được dịp trở về với Ðà Nẵng gặp lại những
người thân quen, tìm về những nơi chốn mà tôi đã từng sống và đi qua.
Hai đứa con của tôi còn đang ngủ. Chúng còn quá nhỏ để hiểu thế nào
làchia ly. Mai này khi lớn lên chúng sẽ không mảy may có ký ức về thành
phố này, nhưng có điều chắc chắn khi viết về nơi chôn nhau cắt rốn của
mình, chúng sẻ tự tay viết xuống hai chữ “ÐÀ-NẴNG” và rồi chúng sẽ tìm
kiếm và trở về.
Bàn ra tán vào (0)
Những ngày cuối
Những chiều hè ở Ðà Nẵng không khí thật oi bức ngột ngạt. Tôi thường thả bộ xuống góc đường Lê Lợi – Phan Ðình Phùng sát nhàtôi không biết làm gì và ở đây tôi gặp Ð. bạn tôi cũng là con trai của nhàs ản xuất ngói gạch Nguyễn Hữu Ðoan. Chúng tôi thăm hỏi và trao đổi tin tức chiến sự đang xảy ra xung quanh. Ð thì hình như không có ý định ra đi. Dãy khách sạn đồ sộ, tân kỳ đúng tiêu chuẩn quốc tế như sợi dây vô hình trói chân Ð. lại. Rồi như thấy nước sắp đến chân Ð. kêu tôi và như muốn cho không một hai căn phòng của khách sạn tùy tôi lựa chọn. Ð. cũng muốn đổi chiếc xe Ladalat để lấy chiếc xe Honda của tôi, nhưng tôi chỉ muốn cười và không trả lời. Lòng tốt của Ð. lúc này biểu lộ sự ngây thơ pha lẫn chút trào lộng quá đáng.
Người dân Huế tỵ nạn tạm trú ở bên kia trường Nữ Trung Học đối diện với nhà tôi. Những ngày gần cuối tháng 3, ngồi trên lầu nhà tôi nhìn qua bên kia trường Nữ tôi thấy có dấu hiệu bất thường. Người tỵ nạn dáo dác chạy ra, chạy vô có vẻ gấp rút. Chưa biết được lý do chính xác, tôi nghe tin sét đánh: Huế mất, đó là ngày 26 tháng 3 năm 1975. Lòng tôi buồn vô hạn. Cái cảm giác mất mác, đau đớn như trước đây nghe tin ba tôi mất. Huế quê tôi như chôn nhau cắt rốn và gia đình tôi hết thảy còn đang ở ngoài đó. Tôi bổng chốc thấy mình mang tâm trạng của người Miền Bắc di cư năm 1954 mà ranh giới chia cắt bây giờ là đỉnh đèo Hải Vân. Người tỵ nạn tiếp tục chạy vô chạy ra ở hông trường Nữ. Nghe tin đồn ở chợ Hàn có nhiều tiệm đã bị trộm cạy phá để cướp của. Ðường phố lác đác người qua lại. Có tiếng súng nổ xa vắng đâu đó. Một đụn khói bốc lên từ đường Hùng Vương. Người lối xóm khuyên chúng tôi nên đề phòng và khóa cửa cẩn thận. Nghe đồn có nhiều vụ xông vào nhà uy hiếp. Qua đài phát thanh, trung tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh Vùng I kêu gọi quân nhân ở lại tiếp tục chiến đấu vàn ghiêm trị thẳng tay những kẻ lợi dụng tình thế để cướp bóc. Lời kêu gọi phát ra nhưng không thấy ai đáp ứng. Tình hìng càng lúc càng rối ren. Không biết ai đó đã đem vứt súng rất nhiều ở gốc cây dừa ở phía trước nhà tôi có cả quần áo lính, giày trận. Tôi lấy một cây AR 15 mang vô nhà, nhưng chị tôi phản đối, tôi phải mang vất lại chổ cũ. Chú Ba ở căn nhà kế cạnh, rủ gia đình tôi xuống lánh nạn ở một hãng bia nằm trên đường Ðộc Lập cạnh bờ sông Bạch Ðằng. Ðây là một công ty chuyên sản xuất bia của người Pháp, phía trước cửa có treo lá cờ tam tài thật lớn.
Chúng tôi năm, sáu gia đình vào phía trong trãi chiếu nằm, ngồi trên nền xi măng. Tôi và chị tôi cứ đi đi, về về để lo thức ăn cho gia đình. Một buổi sáng, khi vừa ra đến đường Thống Nhất tôi nghe tiếng loa phát thanh hướng Cầu Vồng đi xuống và âm thanh càng lúc càng rõ dần. Một đoàn xe nhà binh, dẫn đầu là chiếc xe jeep mui trần. Một vị ..( đại diện tôn giáo) đứng trên xe tay cầm loa đọc lời kêu gọi khuyên các quân nhân nên giao nạp vũ khí, đừng chống cự để tránh đổ máu. Ðứng bên cạnh có hai người bộ đội mang đầy đủ súng ống vàtrên tay cầm cây cờ “Giải Phóng” thật lớn. Theo sau chiếc xe jeep làmấy chiếc Dodge nhà binh trên chở thanh niên, thanh nữ và cả bộ đội đứng chen lẫn vai mang súng và đeo băng đỏ ở cánh tay. Tôi biết mọi sự đã xong xuôi.
Niềm hy vọng dù rất mong manh, nay cũng tan tành thành mây khói. Ðà Nẵng đã cũng chịu cùng chung số phận với Quảng Trị và Huế. Tai tôi lùng bùng, đầu óc choáng váng như một bệnh nhân uống thuốc quá liều lượng . Ðó là ngày 29 tháng 3 năm 1975.
Người Ðà Nẵng lúc này chỉ còn hy vọng vào Sài Gòn, vào Vùng 4 chiến
thuật. Ngoài đường bộ đội, công an đang kiểm soát, tiếp thu thành phố.
Người Huế tỵ nạn chộn rộn sửa soạn hồi hương. Một số ít ráng ở lại như
kỳ vọng vào một thỏa hiệp, một phép lạ xảy ra vào giờ thứ 25. Ðã thấy có
nhiều xe Honda chạy trên đường phố. Tôi cũng xách xe chạy dòng dòng lên
Ngã Năm, qua đường Trưng Nữ Vương rồi thẳng lên đường Hoàng Diệu, Chợ
Mới. Nhà nhàvẫn còn đóng cửa. Chạy đến kho Quân Nhu, nơi đây đông đảo
dân chúng đang tụ tập, người chạy vô, chạy ra. Khi trở ra người nào cũng
vác trên vai hay chở trên xe một bao gạo. Những người lính Bắc Việt
mang súng đứng nhìn chứ không tỏ thái độ ngăn cấm hay nói năng gì. Tôi
quẹo qua khu đường rầy để về đường Ông Ích Khiêm. Giấy tờ hồ sơ kế toán
của quân đội từ các trại lính gần đó vất bừa bãi trắng cả lối đi. Một
vài thanh niên chỉ mặc độc cái quần lính, ở trần và đi chân đất đang lẻ
tẻ di chuyển dọc theo đường rầy. Không có tiếng súng nổ nhưng không khí
ngột ngạt bao trùm báo hiệu nhiều tai họa sắp xảy đến.
Từ ngày gia đình chúng tôi không còn tạm trú ở hãng bia ở đường Ðộc Lập.
Chúng tôi về lại nhà, nhưng cửa nhà vẫn luôn luôn đóng kín và khóa
chặt. Chẳng ai biết phải làm gì trong thời gian này. Chúng tôi lo dự trử
lương thực và bắt đầu cuộc sống tiết kiệm. Chợ búa đóng cửa. Thời gian
buồn chán như thế cứ chầm chậm trôi qua. Chợ rồi cũng được nhóm lại
nhưng không sầm uất như lúc trước.
Mấy căn nhà mà chủ nhân đã di tản, đứng ở nhà tôi thấy thấp thoáng bóng
dáng công an bộ đội đến tiếp thu. Chị tôi bảo đem tờ khai gia đình qua
nộp ở tổ trưởng dân phố. Tôi hỏi ai ? Chị tôi trả lời người đàn bà có
tiệm sách ở ngã tư Lê Lợi – Thống Nhất cạnh văn phòng Bác Sĩ Nguyễn Quý
Thể. Tôi nhớ đến người đàn bà thường hay vui vẻ hỏi thăm, trò chuyện mỗi
khi tôi ghé mua tờ báo…
Niềm hy vọng vào Mỹ, vào chính quyền Sài Gòn càng ngày càng như quả
bóng xì hơi . Lãnh thổ của Miền Nam càng ngày càng co rụm lại. Không có
dấu hiệu của chiến thắng dành lại màchỉ có nghe những rút lui mất mát.
ÐàNẵng đã có Ủy Ban Quân Quản thành phố như chính quyền địa phương mới.
Buổi sáng sớm ngày 27 thángg 4 năm 1975, vợ tôi chuyển bụng phải đưa đến
Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa Ðà Nẵng. Tôi cùng đi với vợ tôi nhưng đến bệnh
viện, người công an gác cổng không cho tôi vào. Câu trả lời: Vợ tôi
sanh chứ không phải tôi, nên tôi không có lý do gì vào trong đó.
Vợ tôi một tay ôm bụng, một tay xách giỏ áo quần, khăn tả, đi vào bệnh
viện vàtự lo liệu lấy một mình. Cũng may cho chúng tôi, nhàcô y tá đỡ đẻ
ở cạnh nhàtôi. Buổi chiều cô ta ghé nhàbáo tin vợ tôi vừa sanh một con
trai vàsức khỏe của hai mẹ con đều tốt. Cô ta cũng cho tôi biết bệnh
viện không cho nằm lâu, ba ngày sau tôi phải đến đưa vợ con tôi về. Ðúng
ngày tôi lên bệnh viện thật sớm vàngồi chờ ở bên ngoài. Ðến gần trưa vợ
tôi mới bồng con ra. Về đến nhàchúng tôi chưa kịp lên phòng, một vài
người hàng xóm nghe tin đến thăm. H. đến bên cạnh tôi nói nhỏ: Sài Gòn
mất rồi.
Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện vào hôm nay. Ðó
làngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày đen của lịch sử. Như một con bệnh
màbác sĩ đành bó tay vàcho biết sự sống còn chỉ thời gian ngắn nhưng
không hiểu sau khi nghe tin Sài Gòn mất tôi vẫn ngạc nhiên, thấy mình
mất bình tĩnh. Người tôi lúc này buồn vui lẫn lộn dể cuối cùng tất cả
đều tan biến chỉ còn lại một nổi lo khổng lồ. An ủi vì dù sao cũng có
thêm một đứa con, lại làđứa con trai đầu lòng. Nhưng buồn vì tương lai
đen tối trước mắt. Ðời sống bên ngoài như có vẻ miễn cưỡng trở lại bình
thường. Một buổi tối vừa về đến nhàchị tôi cho biết ở khu phố đã lập
xong danh sách của thành phần thanh niên và tôi được xếp vào đoàn thể
này. Vì tôi vắng nhà, vàtôi cũng có gia đình nên bàtổ trưởng dân phố cho
tôi vào danh sách của những người trung niên. Bàta cũng thông báo cho
biết sáng sớm ngày mai tôi phải đến một trường Công Giáo gần chợ Hàn để
học tập. Thời gian 2 ngày, sáng đi chiều về vàăn uống tự túc. Sáng sớm
hôm sau tôi đến đúng hẹn. Có nhiều người cùng đến . Chúng tôi dò tên
trên những danh sách dán ở cửa để tìm phòng, như thí sinh dò số ký danh.
Vì đang mùa nghĩ hè vàtình hình chiến sự sôi động nên các trường học đã
đóng cửa từ lâu. Cuối cùng tôi cũng đã tìm ra phòng họp.
Chưa tới mười người trong phòng. Người ta chia ra từng nhóm vàmỗi nhóm
sinh hoạt một phòng. Trường học vẫn còn đóng cửa nên bàn ghế trong lớp
được dồn vào một lớp vàđầy cả bụi bặm.Chúng tôi kéo ra ba cái bàn vàmột
ít ghế để ngồi quanh với nhau. Ngoài chúng tôi ra còn có sự hiện diện
của một tên cán bộ trẻ trạc tuổi tôi, trên dưới ba mươi. Tên cán bộ tự
giới thiệu làchính trị viên của nhóm, có nhiệm vụ hướng dẫn buổi học tập
hôm nay. Hắn ta cũng nhấn mạnh làsẽ không tham dự vào cuộc thảo luận
hay đặt câu hỏi màchỉ ngồi lắng nghe.
Nhìn quanh những người trong nhóm ai ai cũng tuổi từ 40 đến 50 duy chỉ
mình tôi làtrẻ nhất. Trong phần tự giới thiệu của mỗi người tôi được
biết chỉ ba bốn người làm nghề tự do như thợ may, buôn bán, chạy xích
lô. Số còn lại đa số làquân nhân phục vụ trong các đơn vị chuyên môn như
quân cụ, quân nhu, hay tiếp liệu vàkhông có ai làsĩ quan. Buổi hội thảo
bắt đầu sau lời gợi ý của tên chính trị viên . Không ai dám mở miệng dù
một lời nói vô thưởng vô phạt. Không khí im lặng bao trùm. Người này
nhìn mặt người kia chờ đợi người đó nói trước mình. Thời gian nặng nề
trôi qua. Anh V. chỉ tay vào tôi như muốn hỏi tôi có ý kiến gì không.
Thực tình tôi chẳng có gì để nói. Kinh nghiệm biến cố Tết Mậu Thân ở Huế
tất cả mọi hình thức phát biểu đều làgiả dối, lừa bịp chưa kể đến
chuyện liên lụy vào thân. Nhưng trong hoàn cảnh này ai cũng im lặng cả,
không ai mở miệng nói lời nào thì biết đâu họ lại bắt chúng tôi học tập
thêm vài ngày nữa. Như để khai thông cái không khí nặng nề này, tôi làm
liều gợi ý:
Trước 30-4-75 chúng ta sống trong chính thể tự do. Bây giờ với chính
quyền mới mỗi khi viết tờ đơn hay nhìn vào các văn thư giấy tờ của chính
quyền, chúng ta thấy mấy chữ như một câu khẩu hiệu: Ðộc lập – Tự Do –
Hạnh Phúc. Chíng quyền nào cũng muốn cho người dân được sự tự do. Thế
thì Tự do của hai nơi hoàn toàn giống nhau hay có sự gì khác biệt.
Tên chính trị viên của nhóm nghe tôi nói hắn ta bỗng nhiên đứng dậy, mắt sáng lên miện cười như người bắt được của:
– Ðúng rồi, anh này đã nêu ra một vấn đề hay. Chúng ta thử thảo luận để tìm hiểu xem sao.
Mọi người chờ đợi. Chẳng có ai lên tiếng. Hình như ai cũng e ngại khi đề
cập đến vấn đề tế nhị này. Thấy không ai muốn phát biểu vàbuổi học tập
không mang lại một kết quả cụ thể, tên chính trị viên thay vì ngồi dự
khán, hắn ta trở thành một thuyết trình viên đã nói thật nhiều. Chúng
tôi ngồi nghe nhưng đầu óc thì mong sao thì giờ chóng qua để được trở về
nhà. Buổi hội thảo kết thúc vào buổi chiều trong sự mệt mỏi. Tên chính
trị viên dặn chúng tôi trở lại vào sáng mai cũng tại trường học này
nhưng tập họp ở hội trường lớn.
Sáng sớm hôm sau tôi lại đến. Rất nhiều người đã có mặt, họ ngồi chật
ních cả hội trường. Tôi được biết được biết đây làbuổi học tập của lớp
đàn ông trung niên cư ngụ ở phường Hải Châu I. Bước vào phòng tôi thấy
Ð. đang ngồi ở hàng ghế cuối, sát bức tường. Tôi xuống ngồi với Ð, khi
đi ngang qua hàng ghế giữa tôi thấy Kh. Một người xuất thân từ học viện
quốc gia hành chánh, tham dự khóa 3 đưa tay chào tôi. Như vậy người
trong hội trường gồm đủ mọi thành phần. Tôi đang nói chuyện với Ð. thì
tên chính trị viên của nhóm ngày hôm qua đến nói nhỏ vào tai tôi. Hắn
muốn khi buổi hội thảo bắt đầu, tôi sẽ lên mấy vi âm để nêu lên câu hỏi
màtôi đã gợi ý trong buổi hội thảo trước. Lúc đo hắn sẽ ra dấu cho tôi
biết. Buổi hội thảo được thông báo bắt đầu. Mọi người im lặng. Một tên
cán bộ có lẽ làngười cao cấp nhất trong phòng nêu lý do buổi học tập hôm
nay. Hắn ta lên án chế độ củ vàkể công cách mạng. Hắn muốn anh em trong
hội trường tỉnh ngộ, ai có thắc mắc cứ mạnh dạn phát biểu để tất cả
cùng chia xẻ thảo luận. Hắt ta muốn chứng tỏ sự cởi mở của mình bằng
những nụ cười sau mỗi câu nói. Không thấy ai đưa tay phát biểu. Sự im
lặng đè nặng.Tên chính trị viên của nhóm từ phía trên đưa tay ra hiệu
cho tôi. Lên đứng trước máy vi âm, tôi lập lại câu gợi ý màtôi đã nói
ngày hôm qua quanh hai chữ tự do. Nói xong tên cán bộ bảo tôi đứng qua
một bên. Có nhiều tiếng xầm xì phía dưới. Người đầu tiên lên phát biểu,
ông ta tự giới thiệu làngười chạy xích lô:
– Trước 75 tôi phải mướn xe xích lô để chạy kiếm cơm với giá thật đắt.
Bây giờ tôi đã làm chủ chiếc xe. Như vậy tôi đã có tự do. Ông ta chỉ nói
chỉ có thế rồi ông đi xuống chứ không có nói trường hợp nào ông ta
làchủ nhân chiếc xe đó.
Tiếp tục người thứ hai lên phát biểu, ông ta làmột thợ may trốn quân dịch:
– Hơn muời năm nay tôi phải trốn chui trốn nhủi vì lo sợ ra đường lo sợ bị bắt lính. Bây giờ tôi được đi lại tự do tùy ý.
Kế đến lời phát biểu của một thanh niên, hắn ta tự giới thiệu làmột sinh
viên. Bằng một giọng nói hằn học, hắn ta nhấn mạnh từng chữ trơn tru
như đã thuộc lòng từ trước:
– Tự do của Thiệu làtự do đi xuống. Tự do của ‘Cách Mạng’ làtự do đi lên.
Tên cán bộ cao cấp cười thích chí, quay qua hỏi tôi:
– Anh có thỏa mãn về câu trả lời đó không ?
Tôi cười lắc đầu màkhông trả lời. Tên cán bộ hơi tỏ vẽ ngạc nhiên, nhưng
vẫn muốn cho tôi nêu ra những điều chưa bằng lòng, hắn ta nói tiếp:
– Anh cứ nói. Tôi cho anh phát biểu những điều anh chưa bằng lòng hay
chưa thấu hiểu triệt để, nhưng anh chỉ được nói trong hội trường này
màthôi, những nơi khác thì không được.
Tôi đứng trước máy vi âm nêu ý kiến của tôi khi nghe ba người phát biểu:
– Chú đạp xích lô làm sao có được xe. Chính phủ tịch thu hay công việc làm ăn được dễ dàng ?
– Anh thợ may trốn không đi lính cho chế độ Miền Nam cũ, với chính quyền
mới, anh ta bị bắt buộc đi bộ đội anh ta có đi không ? Còn anh sinh
viên nói sự khác biệt về tự do của hai chế độ làđi lên vàđi xuống. Ði
xuống tức làđã đi lên rồi mới đi xuống. Làm sao đoan chắc được đi lên
rồi ở luôn trên đó màkhông đi xuống ?
Có nhiều tiếng cười khi họ nghe tôi cứ nhắc đi nhắc lại hai chữ lên, xuống.
Tên cán bộ cao cấp không muốn kéo dài sự thắc mắc nầy, hắn đẩy tôi đứng qua một bên. Hắn nói:
– Tự do của ‘Cách Mạng’ luôn luôn đi lên chứ không bao giờ đi xuống, anh hiểu chưa ?
Buổi hội thảo còn kéo dài cho đến chiều. Tôi chẳng thu lượm được gì
ngoại trừ một điều: tất cả những người ngồi trong hội trường tuy cùng
chung một hoàn cảnh nhưng vẫn còn nhiều thành phần bung xung màdân chúng
mỉa mai gọi làthành phần “cách mạng 30″. Những thành phần nầy rất nguy
hiểm vì họ luôn luôn làhạng chó săn, nịnh bợ chỉ điểm để lập công. Biến
cố Tết Mậu Thân ở Huế đã có rất nhiều người chết cũng do những thành
phần này
Hai ngày học tập chỉ làbước đầu của một chế độ tù tội, đày đọa đang chờ
đợi phía trước. Mấy ngày sau, một buổi trưa tôi có việc phải ghé chợ
Cồn. Ðứng loay hoay dắt chiếc Honda dọc theo lề đường, một người đàn
bàtừ trong chợ Cồn hối hả đi ra, đến bên tôi nói như ra lệnh:
– Chú xe thồ làm ơn chở tôi lên chợ Mới.
Tôi ngạc nhiên. Thời thế đổi thay, hình thù, dung nhan tôi đã biến thành
một người chạy xe thồ màtôi không biết. Tôi không buồn màlại cảm thấy
vui vui để thích ứng với hoàn cảnh mới. Hiện tại tôi cũng đang cần một
việc làm để qua ngày. Tôi đã bỏ cái nghề dạy học vì không muốn cộng tác
với chế độ mới, làm những điều nghịch lý vàtrái với luơng tâm mình. Một
số bạn bè của em tôi mới được tuyển dụng vào giáo chức từ Vĩnh Ðiện, Tam
Kỳ, Hội An… ra tu nghiệp ở ÐàNẵng. Họ ăn cơm ở nhàtôi, vàthấy ngày nào
cũng học tập màtội nghiệp. Học đường lối “cách mạng”, chính sách
nhànước. Học lên án “Mỹ Ngụy” vàhọc cách nhồi sọ trẻ con qua những bài
luận văn, sử ký như trồng cây nhớ Bác, lấy thân cản pháo, trâu bò cũng
diệt Mỹ… vàngay trong những bài tính đố họ cũng phải dùng đến những tên
lính Mỹ, lính Ngụy để thay thế cho những vật dụng như thường dùng trước
đây.
Tôi chở người khách lên chợ Mới như yêu cầu vàsuốt trên đường đi tôi
vàngười khách không nói một lời. Xuống xe người đàn bàđưa cho tôi 2 đồng
“giải phóng” tức 1000 đồng tiền của chính phủ VNCH trước đây. Tôi đứng
trước chợ Mới độ 10 phút nữa, một bàkhác đến hỏi vàmuốn tôi chở về đường
Ðống Ða. Ngày hôm đó tôi thử thời vận vàđến gần chiều mới về nhà.
Sáng ngày hôm sau, tôi ăn mặc vàtrang bị chiếc xe cho đúng một người
chạy xe ôm chính hiệu vàtôi xách xe chạy dòng dòng. Buổi trưa tôi chạy
ngang đường Bạch Ðằng. Mùa hè nắng gay gắt. Những người xe thồ đang ngồi
nói chuyện hay nằm nghĩ trên các ghế cho mướn dọc theo bờ sông. Người
nào cùng nhàn nhã thoải mái. Tôi dựng xe ở một gốc cây. Một người hỏi
tôi:
– Chạy xe thồ hả ?
Tôi gật đầu. Ông ta bảo tôi dựng xe thứ tự theo xe của anh em. Thấy chuyện lạ, tôi tò mò nuốn biết, ông ta giải thích:
– Ở đây lấy khách theo phiên, người nào đến phiên thì chạy, may rũi.
Ðứng nhìn một lúc tôi càng ngạc nhiên hơn nửa, tôi thấy một tên bộ đội
từ dưới tàu thủy đi lên, người chạy xe thồ đưa chìa khóa xe vàtên bộ đội
lên xe chạy mất dạng. Hỏi chuyện với người xe thồ tôi được nghe kể
những chiếc tàu thủy xuất phát từ cảng Hải Phòng vào bến Bạch Ðằng
thường để vận chuyển hàng hóa. Ði theo tàu lànhững bộ đội vàhọ thường
lợi dụng cơ hội này để buôn bán hàng lậu. Họ mang theo vải vóc, thuốc
tây, thuốc hút vàngay cả những hàng quốc cấm như cần sa, ma túy.
– Một số bộ đội trẻ, độc thân đã rành rẽ đường đi nước bước, tàu cập bến
Bạch Ðằng làhọ mướn xe đi. Họ có thật nhiều tiền vàtrả thù lao thật
đẹp. Một người chạy xe thồ một ngày kiếm được 20 đồng nhưng phải chạy
ngược chạy xuôi vất vả.Ở đây đưa xe cho bộ đội tự lái lấy trong vài ba
tiếng đồng hồ có thể nhận trên 100 đồng bạc. Trường hợp bị xe hư dọc
đường hay tai nạn họ chi tiền sửa chữa vàbồi thường. Việc này ít khi xảy
ra. Những người chạy xe thồ biết rất rõ lịch trình của những chiếc tàu
cập bến vàhọ biết sở thích của từng khách hàng. Tôi viện lý do xe tôi
hay chết máy dọc đường để từ chối vào việc làm ăn may rủi này. Trên
đường về tôi suy nghĩ vẩn vơ. Ðất nước tôi đã hết chiến tranh không ai
phải chết vì bom đạn nhưng đồng bào tôi phải chết trong một cuộc chiến
tranh mới trong đó tham nhũng, cửa quyền, băng đảng, ma túy vàđĩ điếm sẽ
được dùng để đầu độc giới trẻ phá nát đất nước nầy.
Buổi chiều chạy xe ngang qua góc đường Phan Ðình Phùng tôi gặp Ð. đang
đứng trước nhà. Tôi kể cho Ð. nghe chuyện chạy xe thồ trong hai ngày
nay. Ð khuyên tôi nên làm việc với ba của Ð. vì ít ra công việc ở đây
thường xuyên và là chổ quen biết cả. Ð. cũng gợi ý nếu tôi không tìm một
nghề nào nhất định thì chính quyền địa phương sẽ làm khó dễ mình trong
việc định cư. Hai ngày sau tôi đi với Ð. Hãng ngói gạch Nguyễn Hữu Ðoan
nằm ngay Ngã Ba Huế. Ðây làcơ sở sản xuất ngói gạch nổi tiếng khắp miền
Trung. Ð. dẫn tôi đến giới thiệu với bác Ðoan. Bác đã trên 60 tuổi nhưng
trông người còn khỏe. Bác không nói được vì bị tắt tiếng. Trong túi
quần của bác luôn luôn có mấy cục phấn vàtrên tay cầm một cặp giấy, cây
viết. Nhìn quanh chổ nào cũng có chữ viết bằng phấn của Bác. Những chỗ
không viết bằng phấn, bác viết lên giấy. Bác hỏi tôi:
– Bạn của Ð hả ?
Tôi trả lời:
– Dạ, bạn hàng xóm.
Bác cười rồi sai đứa cháu tìm người con trai cả vào để tìm cho tôi một
công việc. Tôi nói với anh của Ð việc nào tôi cũng cố gắng học vàsẽ làm
được. Ông ta đề nghị cho tôi mỗi tuần làm một công việc khác nhau, sau
đó tùy tôi lựa chọn.
Sau hơn một tháng làm việc tôi được điều động phụ giúp công việc các tổ,
từ tổ đi chở đất sét ngoài ruộng, đến tổ đúc gạch rồi đem phơi khô
trước khi đem tổ nung lò. Công việc nào cũng nặng nhọc nhưng vui. Chúng
tôi nam nữ làm chung với nhau. Họ lànhững người dân quê chất phát phần
đông còn độc thân. Trong chiến tranh họ phải xa làng quê để ra thành thị
tìm nghề mưu sinh. Họ làm việc ở đây đã lâu nên tay nghề người nào cũng
vững. Cuộc sống của họ rất đơn giản vàcam chịu. Trong những lúc trò
chuyện họ cũng tỏ ra vui vẽ nhưng chừng mực. Hình như trong mỗi con
người họ đều có mang theo cả một hình ảnh của xóm làng, người thân nơi
họ đã sinh ra.
Một buổi sáng tôi đến làm việc, bác Ðoan tìm tôi vàgiao cho tôi một công
việc mới. Từ nay tôi sẽ theo xe tải chở ngói gạch cho những gia đình đã
đặt mua. Tôi thích công việc này vì hợp với tôi.
Từ ÐàNẵng tôi được đi cùng khắp qua các làng quê vô đến Quảng Ngãi –
Bồng Sơn. Nhiều địa danh tôi chưa từng nghe, chưa từng đặt chân đến, nay
tôi được may mắn đi qua. Từ quốc lộ 1 vào sâu các làng xã tiếp giáp bờ
biển hay dãy Trường Sơn đâu đâu cũng thấy gần gủi vàđáng yêu như quê
tôi. Sau những ngày ngột ngạt về chiến sự ở thành phố, rồi đất nước một
sớm một chiều thay ngôi đổi chủ nay tôi được nhìn ngắm lủy tre làng,
được ngửi mùi hoa dại, mùi rơm vànghe tiếng cu gáy tên ngọn cây cao. Tôi
thấy được sinh lực tiềm tàng trong một vùng nghèo cực xác xơ, nhưng
người dân quê ở đây chẳng hề thấy mệt mỏi. Tôi cũng được nhìn thấy sự
giàu sang một sớm một chiều của những tên cán bộ, bộ đội trong những căn
nhàmới xây lợp ngói đỏ au ngạo nghễ, thách thức bên cạnh những căn
nhàtranh, vách đất của người nông dân. Tôi cũng đoán nghĩ ra được trong
những căn nhàcũ kỹ vắng tiếng cười nói ấy lànhững căn nhàcủa anh em quân
nhân, công chức cũ đang chịu đựng sự trả thù vàđang sửa soạn cho những
chuyến ra đi. Nào ai biết được sự ra đi này bao lâu vàcó còn hy vọng trở
về ? Hình ảnh hai cuộc đời tương phản, đối chọi nhau luôn luôn trước
mắt tôi. Tôi co cảm giác mâu thuẩn trong những chuyến đi nầy. Ði để được
nhìn ngắm quê hương nhưng mỗi lần đi tôi lại phải chứng kiến một căn
nhàmới khác của một tên cán bộ, bộ đội nào đó vừa mới xâyxong. Nhưng dù
sao hình ảnh quê hương, vẩn in đậm trong tâm trí tôi vàđeo đẳng trong
suốt cuộc đời.
Một buổi trưa sau khi theo xe chở ngói gạch từ HoàVang trở về. Tôi đang
sửa soạn xuống phụ giúp với tổ đúc gạch thì cháu nội của bác Ðoan đến
tìm tôi. Cậu ta nói có ông Trung tá bộ đội đang ngồi uống tràtrong phòng
khách muốn nói chuyện văn chương với cậu ta nhưng lối nói của ông Trung
tá này có vẻ kỳ quặc nên cậu ta cầu cứu đến tôi. Cậu ta cũng cho biết
ông Trung tá này đến ở đây hơn tuần lễ rồi để tiếp thu hãng ngói gạch
này. Nghe đâ bác Ðoan đã hiến cả tài sản này để làm ăn quốc doanh. Thực
tình trong hoàn cảnh này tôi cũng không hứng thú để nói chuyện văn
chương vả tính tôi không mấy ưa những tên cán bộ, bộ đội. Cháu nội của
bác Ðoan cứ năn nỉ tôi mãi làm tôi không thể khước từ. Vào đến văn phòng
tên trung tá mời tôi ngồi uống nước trà. Hắn hỏi qua về tình trạng gia
đình tôi. Sau đó hắn hỏi tôi một câu bất ngờ:
– Cậu đã đọc truyện Kiều bao giờ chưa ?
Tôi không trả lời có cũng chẳng trả lời không. Tôi chỉ nói:
– Tôi không sống ở miền Bắc nên không biết rỏ tình trạng Văn học ngoài đó.
– Ở miền Nam chúng tôi ai cũng biết truyện Kiều làmột tuyệt tác của
Nguyễn Du làđại thi hào của dân tộc. Có người thuộc một vài câu, một vài
đoạn vàcó người thuộc nguyên cả tác phẩm.
Tên trung tá nhìn thẳng vào mặt tôi rồi tiếp:
– Cậu thấy nhân vật Từ Hải như thế nào ?
Tôi trả lời không do dự:
– Từ Hải chỉ làmột tên thảo khấu như Hoàng Sào nhưng làmột tên thảo khấu đa tình vàđã lụy vì tình.
– Tên Trung tá nghiêm sắt mặt, nhưng sao đó hắn tự chế vàmĩm cười nói tiếp:
– Cậu nói sai rồi, Từ Hải làmột anh hùng nhân dân lao động dám đứng lên
chống lại bọn triều đình phong kiến. Từ Hải như làmột người Cộng sản.
– Tôi không nhịn được nửa nên cướp lời ông ta:
– Lý thuyết Cộng Sản chưa đầy 100 năm nay thôi. Truyện Kiều sáng tác vào
triều vua Minh Mạng cách đây hơn 150 năm. Người đời thường mặc áo cho
những nhân vật văn chương, lịch sử theo cảm quan vàsở thích của mình.
Nếu có ai bảo Thúy Kiều, Thúy Vân mặc áo tứ thân, chít khăn mỏ quạ thì
chắc chắn không ai chấp nhận. Trong văn học Việt Nam cũng có nhàthơ Cao
bá Quát chỉ làmột người bất đắc chí, tâm hồn ông không thích ứng với
cuộc đời này. Làm giặc chỉ làhành vi nổi loạn chính mình. “Mặc áo”
làthái độ bóp méo sự thật vàlịch sử.
Tôi thấy ngồi lâu thêm không ích lợi gì, tôi viện lý do trở lại làm việc
để kiếu từ. Tôi biết không còn bao lâu nữa tên Trung Tá sẽ làthủ trưởng
của công ty ngói gạch này. Tôi không muốn mình trở thành công nhân viên
nhànước. Ðó làngày cuối cùng tôi làm việc cho hãng ngói gạch của bác
Nguyễn Hữu Ðoan.
Về nhàđược gần ba tuần lễ, một buổi tối H. ghé nhàchơi vàrủ tôi đi củi ở
núi BàÐen bên Sơn Trà. H làbạn với em trai vợ tôi, trước đây làlính
không quân phục vụ ở căn cứ Không Quân tại ÐàNẵng. H. cho biết thời gian
đi về có 3 ngày. Ðem theo gạo, thức ăn đến đó chúng ta tự nấu ăn.
Phương tiện di chuyển bằn ghe máy, khởi hành từ bải biển Thanh Bình đến
chân núi BàÐen, ba ngày sau đó họ sẽ trở lại đón mình về. Sống ở ÐàNẵng
tối chưa bao giờ nghe ai nói chuyện đi củi nên cũng tò mò muốn đi, vả
lại lúc này tôi cũng rảnh rỗi. Tôi mang theo những vật dụng cắm lều cùng
những vật dụng như cưa, rìu… Gia đình H đi ba người có thêm người mẹ
vàđứa em trai. Cảnh vật chung quang núi BàÐen thật hữu tình như tranh
vẽ màmỗi lần ngồi xe đò đi Huế tôi chỉ thấy xa xa từ đèo Hải Vân.Khung
cảnh lại yên tỉnh như không dính dáng gì đến những xô bồ bất an ở bên
kia thành phố. Nghe đâu chổ này ngày trước làcăn cứ của lính Mỹ. Một vài
dấu tích còn lưu lại đó đây. Ống dẫn nước đường kính bằng cái nón chạy
dài từ đỉnh núi đến sát bờ biển, trên ống nước ngay trên bãi cát bằng
phẳng có những lỗ khoan làm thành những vòi nước thiên nhiên không bao
giờ ngưng nghỉ. Nước lấy từ suối nên trong vắt vàlạnh. Ban ngày chúng
tôi đi kiếm củi.Công việc thật khó nhọc màtrước đâu chúng tôi chưa bao
giờ làm. Ðêm đến chúng tôi nghĩ ngơi vàđi bắt cua, sò.
Ðúng hẹn ngày về, chúng tôi di chuyển củi và đồ đạc xuống sát bờ biển.
Trong lúc ngồi chờ đợi, thình lình một chiếc ca nô của bộ đội chạy đến.
Ba tên bộ đội nhảy lên bờ mặt đằng đằng sát khí. Họ hỏi ai cho phép
chúng tôi đến đây lấy củi. Mẹ của H. không trả lời màhỏi ngược lại:
– Bộ ở đây cấm người ta đi củi à? Giấy tờ đâu ? Bảng cấm đâu ? người ta đi hàrầm chứ đâu phải tụi tui không đâu.
Mấy tên bộ đội không thèm nghe. Họ chuyền củi vàcác vật dụng khác lên ca
nô. Mẹ của H cố giằng co để dành lại. Em trai H.còn vị thành niên đến
phụ với mẹ. Người vất lên kẻ giựt lại rốt cuộc một trong ba tên bộ đội
xuống giọng nhượng bộ:
– Thôi được cho mấy người đem củi về, nhưng chúng tôi phải tịch thu những dụng cụ đi củi để cảnh cáo. Các người nghe rõ chưa ?
Mẹ của H. biết đôi co, cải vã cũng vô ích, thím bảo chúng tôi cứ để cho
họ lấy đi những vật dụng. Mấy tên bộ đội sau khi lấy xong vật dụng nhảy
lên ca nô chạy mất dạng. Khoảng nữa giờ sau người chủ ghe đến đón chúng
tôi về. Nghe qua câu chuyện ông ta cho biết mấy ông bộ đội Hải Quân đang
cần một số vật dụng để phát rừng nhưng không biết tìm đâu ra. Họ nghĩ
ra cách tịch thu từ những người đi củi. Người chủ ghe còn cho biết thêm ở
bên đồn, dao, rựa, cưa, rìu…họ tịch thu chất đầy cả phòng nhưng vẫn
chưa đủ số. Tôi nghĩ đây làhành vi lợi dụng quyền uy để cướp giựt công
khai. Rất nhiều người đã lànạn nhân nhưng không biết kêu ai, khiếu nại
với ai.
Về đến nhàtôi vẫn còn tức tối trong lòng thì lại nhận được thông báo ra
phường Hải Châu I để học tập. Buổi họp dành cho các chủ hộ đến nghe
chính quyền địa phương khuyến khích, mời gọi người dân đi vùng kinh tế
mới ở Ðắc Lắc. Họ nêu ra những trường hợp những người nên đi như: không
có nghề nghiệp, cư ngụ ở địa phương chưa đủ 10 năm, ở nhàcha mẹ chứ
không làm chủ căn nhà…Mọi trường hợp đều đúng vào hoàn cảnh tôi. Họ hứa
hẹn về những tài trợ của chính phủ vàphát họa về tương lai ở một vùng
đất trù phú, cuộc sống ấm no.
Tôi không thể lung lạc trước những lời đường mật, hoa mỹ nhưng tôi linh tính không còn cơ hội để ở lại ÐàNẵng.
Một vài ngày sau đó, tên cán bộ của phường thường tìm đến nhàtôi giải
thích vàkhuyên tôi nên ghi tên tình nguyện. Tôi nhất quyết không đi,
nhưng ở lại thì tình trạng quá bấp bênh rồi biết đâu nay mai họ ép buộc,
rồi chắc chắn gia đình tôi không thể từ chối.
Ðang băng khoăn tiến thối lưỡng nan thì B. bạn tôi ghé thăm. Tôi vàB ở
cùng quê vàchúng tôi cùng học một lớp ở Ðại Học Sư Phạm. Ra trường B về
dạy ở Quảng Ngãi, xa hơn tôi 60 cây số. B cũng bỏ dạy kể từ tháng 3-75
vàvề Huế với gia đình sống nghề làm ruộng. Như vị cứu tinh, B đem đến
cho tôi quyết định chọn lựa dứt khoát. Thông thường người dân Việt Nam
có khuynh hướng Nam tiến, chứ không ai đi ngược trở ra bao giờ. Tôi nghĩ
đến nơi chôn nhau cắt rốn, đến mẹ tôi, đến em tôi, đến bàcon xóm giềng
bè bạn, vàtôi quyết định về lại Huế. Câu nói của nhàvăn nữ Túy Hồng: “Huế lànơi đi để mànhớ, chứ không phải chỗ ở để màthương” văng vẵng bên tai tôi, nhưng trong hoàn cảnh này thì tôi không còn một chọn lựa nào khác hơn
o O o
Năm xưa tôi đến ÐàNẵng chỉ một thân một mình với túi xách trên vai. Giờ
đây chia tay ÐàNẵng để ra đi, tôi bận bịu tay xách nách mang vợ con đùm
đề. Bao nhiêu đồ đạc tôi thu quén đem theo ra Huế, giường tủ, bàn ghế
cho đến cây đinh cái búa, thứ nào rồi đây cũng cần thiết cho cuộc sống
mới.
Chiếc tàu lửa ÐàNẵng – Huế khởi hành lúc 8 giờ sáng, tôi ngoáy nhìn căn
nhàvàthành phố ÐàNẵng một lần cuối. Lòng tôi buồn vô hạn. Tàu ngang qua
Liên Chiểu, Ngã Ba Huế, Nam Ô rồi chun đèo Hải Vân. Qua đến Lăng Cô thì
trời bổng đổ mưa. Cơn mưa đầu mùa hạ chợt đến rồi chợt đi. Cây cối
vàlòng người cũng sũng ướt như nhau. Tôi bâng khuâng nghĩ về thành phố
ÐàNẵng màtôi đã đi về vàdừng chân ở lại tổng cộng gần 10 năm trời. Bao
nhiêu kỹ niệm gắn bó vui buồn. Quá khứ bàng bạc khắp nơi. Tôi đến ÐàNẵng
hết sức tình cờ vàrời xa ÐàNẵng làđiều không thể tin được…
… cuộc đời đưa đẩy tôi được may mắn dừng chân ở luôn với ÐàNẵng. Tôi bắt
gặp tình yêu đầu đời. Con đường tình rộng mở vàtôi như Lưu Nguyễn vào
thiên thai lạc bước trở về.. ÐàNẵng với tôi như đêm với ngày, khác hẵn
nhau như đen với trắng. Ðêm với những giới nghiêm, thiết quân luật, cấm
trại 100%, những hồi còi hụ báo động pháo kích, những ánh lửa hỏa châu
sáng rực góc trời, những âm thanh của đủ loại máy bay lên xuống phi
trường mỗi phút, mỗi giây làm nhức nhối cả tai. Nhưng ÐàNẵng về ban ngày
thì bình an quá đỗi, như thể chiến tranh không có ở nơi đây màở một nơi
xa xôi nào khác. Cuộc tình của chúng tôi được chắp cánh vàthăng hoa qua
khắp các ngã đường của ÐàNẵng. Thành phố này người lính vàngười dân
sống với nhau như cá với nước. Nói ÐàNẵng làthành phố quân sự quả không
đúng. Ðiều lạ lùng hơn nữa. ÐàNẵng không phải làthành phố của Thừa Thiên
– Huế nhưng đi đâu cũng gặp người Huế. Các gian hàng lớn nhỏ trong các
chợ, các hiệu buôn, các quán ăn, công sở, các cơ quan quân đội, trường
học… đâu đâu người dân Huế cũng chiếm một phần đáng kể. ÐàNẵng không có
những đền đài lăng tẫm như ở Huế nhưng bù lại thiên nhiên cũng ưu đãi
qua các thắng cảnh, giải trí nổi tiếng như: bãi biển Thanh Bình, Mỹ Khê,
Nam Ô, như núi Non Nước, Sơn Tràvàđèo Hải Vân. ÐàNẵng như một thiếu nữ
trẻ trung, sống động, tóc cắt ngắn vàtràn đầy nhựa sống. Chiếc tàu lửa
vẫn ì ạch chạy, lâu lâu rúc lên một hồi còi, nghe rên rỉ.
Sau cơn mưa, nắng lại chan hoà, những giọt mưa còn đọng lại trên từng
nhánh cây, ngọn lá phản chiếu ánh sánh lung linh, như những hạt kim
cương.
Tôi đã bỏ ÐàNẵng ở lại sau lưng. Không biết chuyến trở về Huế của tôi
lần này làsau cùng hay mới chỉ làkhởi đầu của một chuyến ra đi dài.
Tôi ước mơ một ngày nào đó có được dịp trở về với Ðà Nẵng gặp lại những
người thân quen, tìm về những nơi chốn mà tôi đã từng sống và đi qua.
Hai đứa con của tôi còn đang ngủ. Chúng còn quá nhỏ để hiểu thế nào
làchia ly. Mai này khi lớn lên chúng sẽ không mảy may có ký ức về thành
phố này, nhưng có điều chắc chắn khi viết về nơi chôn nhau cắt rốn của
mình, chúng sẻ tự tay viết xuống hai chữ “ÐÀ-NẴNG” và rồi chúng sẽ tìm
kiếm và trở về.