Văn Học & Nghệ Thuật
Những tay guitar rock không thể thay thế
Bốn mươi năm trước, Mick Taylor rời The Rolling Stones khi nhóm đang ở đỉnh cao. Tay guitar này là một trong một số rất ít các nhạc công guitar thật sự làm nên các nhóm nổi tiếng, theo Greg Kot.
Bốn mươi năm trước, Mick Taylor rời The Rolling Stones khi nhóm đang ở đỉnh cao. Tay guitar này là một trong một số rất ít các nhạc công guitar thật sự làm nên các nhóm nổi tiếng, theo Greg Kot.
Mick Taylor đã làm một điều hiếm thấy và đầy bất ngờ cách đây 40 năm trước, vào đúng tuần này. Ngày 12/12/1974, anh rời khỏi nhóm The Rolling Stones.
Một số người cũng lựa chọn đi theo bước của anh trong vài thập niên sau, gồm Joe Perry, Slash và John Frusciante.
Tất cả họ đều là những tay guitar tài hoa và tất cả họ đều tự nguyện bỏ nhóm nhạc rock nổi tiếng khi đang ở đỉnh cao.
Đối với nhiều người hâm mộ Rolling Stones, giai đoạn có Taylor là lúc ban nhạc hay nhất.
Taylor đã có buổi diễn đầu tiên với Rolling Stones tại một buổi hòa nhạc miễn phí ở công viên Hyde Park, London trước 250.000 người - và Taylor là một phần không thể thiếu của các album kinh điển như Let it Bleed, Sticky Fingers và Exile on Main Street.
Thời gian 5 năm Mick Taylor gắn bó với The Rolling Stones thường được coi là giai đoạn sáng chói nhất của ban.
"Một số người nghĩ rằng đó là các bản chơi hay nhất của ban nhạc," ca sỹ Mick Jagger từng nói. Nhưng Taylor đã tuyên bố chia tay sau 5 năm ở cùng nhóm và không bao giờ nhìn lại, mặc dù lẽ ra ông đã trở thành triệu phú giống các thành viên khác trong nhóm nếu không dứt áo ra đi.
Tuy nhiên, Taylor khẳng định không hề hối tiếc. "Để hỏi xem liệu tôi có hối tiếc vì rời khỏi nhóm Rolling Stones không là hỏi câu hỏi sai", ông từng nói. "Câu hỏi nặng ký hơn là liệu tôi có tiếc khi tham gia nhóm hay không!"
Việc Taylor ra đi đã làm Rolling Stones choáng váng. Trong những năm sau, Jagger và Keith Richards đã bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với khả năng của nghệ sĩ guitar này. Ông đã được mời trở lại để xuất hiện trong tour diễn của nhóm năm 2013.
Không hối tiếc
Trong năm 1979, việc ra đi của Taylor đã được lặp lại với Joe Perry, người xách guitar bỏ về nhà sau khi cãi nhau với ca sĩ Steven Tyler trong lúc Aerosmith đang thu âm album Night in the Ruts. Tyler đã không hề choáng ngợp và hoàn thiện album này.
Việc Slash bỏ Guns N’ Roses hồi 1996 đã hầu như chấm dứt ban nhạc - họ chỉ ra được thêm một album nữa, Chinese Democracy, mà thôi
Mặc dù vậy "cặp bài trùng" Tyler - Perry mới là điều khiến Aerosmith xuất hiện nhiều trên trang nhất các báo vào thập niên 1970, với các bản nổi tiếng từ Walk This Way cho tới phong cách mới thể hiện bản Come Together của The Beatles. Perry đã đi thu ba album với The Joe Perry Project trước khi Perry và Tyler hòa giải.
Thế nhưng ca sĩ Axl Rose và nghệ sĩ guitar Slash của Guns N 'Roses lại không thể làm lành.
Ban nhạc hard-rock Los Angeles cứ mãi vừa lòng trong những năm đầu thập niên 1990 sau thành công của các album Appetite for Destruction và Use Your Illusion, khiến Slash, tay guitar nổi tiếng với câu nền cho bài Sweet Child O' Mine, rốt cùng mệt mỏi vì chờ đợi Rose để tiếp tục thu âm các album tiếp theo và đã bỏ nhóm vào năm 1996.
Slash bức xúc vì những gì anh xem là nỗ lực của Rose tách mình khỏi phần còn lại của ban nhạc khi đuổi tay trống Steven Adler, thường tới tập muộn và đòi quyền sở hữu đối với tên ban nhạc. Rose đã phát hành một album với chính tên Guns N 'Roses kể từ khi Slash rời, nhưng đã không có động thái để đưa tay guitar này trở lại.
Slash bực tức với Rose do những khúc mắc về kinh doanh. Nhưng đối với John Frusciante của Red Hot Chili Peppers, kinh doanh không phải là điều đi tới quyết định bỏ nhóm mà là ngược lại.
Ám ảnh bởi những thành công nhanh chóng của mình, John Frusciante rời The Red Hot Chili Peppers hồi 1992 và mất hầu như cả thập niên 1990 để chống chọi lại những cơn ghiền ma túy.
Album Blood Sugar Sex Magik vào năm 1991 đã đưa ban nhạc punk-funk vào vị trí các nhóm có tên tuổi, và cuối cùng đã bán được hơn 13 triệu bản trên toàn cầu. Nhưng Frusciante đột ngột bỏ nhóm vào năm 1992.
Ma túy và bệnh thần kinh đã hủy hoại tay guitar này trước khi Frusciante quay lại với Red Hot Chili Peppers vào năm 1997 cho một tour diễn thứ hai để một lần nữa lại chia tay nhóm vào năm 2009.
Mặc dù hoàn cảnh Frusciante từ giã cả hai lần vẫn khó hiểu, nhưng không ai có thể bác bỏ là Red Hot Chili Peppers chơi nhạc hay nhất khi tay guitar này chơi trong nhóm.
Đối với nhiều người hâm mộ, album được yêu thích nhất của Hot Chili Peppers là album đã thực hiện với Frusciante qua các tác phẩm Blood Sugar Sex Magik và Californication vào năm 1999.
Người ta có thể nói rằng điều tương tự xảy đến với Perry, Slash và thậm chí cả Mick Taylor. Rolling Stones tiếp tục có những thành công và ra một hoặc hai album tuyệt vời sau khi Taylor rời nhóm, nhưng tay guitar giữ một vị trí đặc biệt trong lịch sử ban nhạc khét tiếng này: Taylor đã bỏ nhóm theo cách riêng của mình.
Greg Kot
http://baomai.blogspot.com/
http://baomai.blogspot.com/
Bàn ra tán vào (0)
Những tay guitar rock không thể thay thế
Bốn mươi năm trước, Mick Taylor rời The Rolling Stones khi nhóm đang ở đỉnh cao. Tay guitar này là một trong một số rất ít các nhạc công guitar thật sự làm nên các nhóm nổi tiếng, theo Greg Kot.
Bốn mươi năm trước, Mick Taylor rời The Rolling Stones khi nhóm đang ở đỉnh cao. Tay guitar này là một trong một số rất ít các nhạc công guitar thật sự làm nên các nhóm nổi tiếng, theo Greg Kot.
Mick Taylor đã làm một điều hiếm thấy và đầy bất ngờ cách đây 40 năm trước, vào đúng tuần này. Ngày 12/12/1974, anh rời khỏi nhóm The Rolling Stones.
Một số người cũng lựa chọn đi theo bước của anh trong vài thập niên sau, gồm Joe Perry, Slash và John Frusciante.
Tất cả họ đều là những tay guitar tài hoa và tất cả họ đều tự nguyện bỏ nhóm nhạc rock nổi tiếng khi đang ở đỉnh cao.
Đối với nhiều người hâm mộ Rolling Stones, giai đoạn có Taylor là lúc ban nhạc hay nhất.
Taylor đã có buổi diễn đầu tiên với Rolling Stones tại một buổi hòa nhạc miễn phí ở công viên Hyde Park, London trước 250.000 người - và Taylor là một phần không thể thiếu của các album kinh điển như Let it Bleed, Sticky Fingers và Exile on Main Street.
Thời gian 5 năm Mick Taylor gắn bó với The Rolling Stones thường được coi là giai đoạn sáng chói nhất của ban.
"Một số người nghĩ rằng đó là các bản chơi hay nhất của ban nhạc," ca sỹ Mick Jagger từng nói. Nhưng Taylor đã tuyên bố chia tay sau 5 năm ở cùng nhóm và không bao giờ nhìn lại, mặc dù lẽ ra ông đã trở thành triệu phú giống các thành viên khác trong nhóm nếu không dứt áo ra đi.
Tuy nhiên, Taylor khẳng định không hề hối tiếc. "Để hỏi xem liệu tôi có hối tiếc vì rời khỏi nhóm Rolling Stones không là hỏi câu hỏi sai", ông từng nói. "Câu hỏi nặng ký hơn là liệu tôi có tiếc khi tham gia nhóm hay không!"
Việc Taylor ra đi đã làm Rolling Stones choáng váng. Trong những năm sau, Jagger và Keith Richards đã bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với khả năng của nghệ sĩ guitar này. Ông đã được mời trở lại để xuất hiện trong tour diễn của nhóm năm 2013.
Không hối tiếc
Trong năm 1979, việc ra đi của Taylor đã được lặp lại với Joe Perry, người xách guitar bỏ về nhà sau khi cãi nhau với ca sĩ Steven Tyler trong lúc Aerosmith đang thu âm album Night in the Ruts. Tyler đã không hề choáng ngợp và hoàn thiện album này.
Việc Slash bỏ Guns N’ Roses hồi 1996 đã hầu như chấm dứt ban nhạc - họ chỉ ra được thêm một album nữa, Chinese Democracy, mà thôi
Mặc dù vậy "cặp bài trùng" Tyler - Perry mới là điều khiến Aerosmith xuất hiện nhiều trên trang nhất các báo vào thập niên 1970, với các bản nổi tiếng từ Walk This Way cho tới phong cách mới thể hiện bản Come Together của The Beatles. Perry đã đi thu ba album với The Joe Perry Project trước khi Perry và Tyler hòa giải.
Thế nhưng ca sĩ Axl Rose và nghệ sĩ guitar Slash của Guns N 'Roses lại không thể làm lành.
Ban nhạc hard-rock Los Angeles cứ mãi vừa lòng trong những năm đầu thập niên 1990 sau thành công của các album Appetite for Destruction và Use Your Illusion, khiến Slash, tay guitar nổi tiếng với câu nền cho bài Sweet Child O' Mine, rốt cùng mệt mỏi vì chờ đợi Rose để tiếp tục thu âm các album tiếp theo và đã bỏ nhóm vào năm 1996.
Slash bức xúc vì những gì anh xem là nỗ lực của Rose tách mình khỏi phần còn lại của ban nhạc khi đuổi tay trống Steven Adler, thường tới tập muộn và đòi quyền sở hữu đối với tên ban nhạc. Rose đã phát hành một album với chính tên Guns N 'Roses kể từ khi Slash rời, nhưng đã không có động thái để đưa tay guitar này trở lại.
Slash bực tức với Rose do những khúc mắc về kinh doanh. Nhưng đối với John Frusciante của Red Hot Chili Peppers, kinh doanh không phải là điều đi tới quyết định bỏ nhóm mà là ngược lại.
Ám ảnh bởi những thành công nhanh chóng của mình, John Frusciante rời The Red Hot Chili Peppers hồi 1992 và mất hầu như cả thập niên 1990 để chống chọi lại những cơn ghiền ma túy.
Album Blood Sugar Sex Magik vào năm 1991 đã đưa ban nhạc punk-funk vào vị trí các nhóm có tên tuổi, và cuối cùng đã bán được hơn 13 triệu bản trên toàn cầu. Nhưng Frusciante đột ngột bỏ nhóm vào năm 1992.
Ma túy và bệnh thần kinh đã hủy hoại tay guitar này trước khi Frusciante quay lại với Red Hot Chili Peppers vào năm 1997 cho một tour diễn thứ hai để một lần nữa lại chia tay nhóm vào năm 2009.
Mặc dù hoàn cảnh Frusciante từ giã cả hai lần vẫn khó hiểu, nhưng không ai có thể bác bỏ là Red Hot Chili Peppers chơi nhạc hay nhất khi tay guitar này chơi trong nhóm.
Đối với nhiều người hâm mộ, album được yêu thích nhất của Hot Chili Peppers là album đã thực hiện với Frusciante qua các tác phẩm Blood Sugar Sex Magik và Californication vào năm 1999.
Người ta có thể nói rằng điều tương tự xảy đến với Perry, Slash và thậm chí cả Mick Taylor. Rolling Stones tiếp tục có những thành công và ra một hoặc hai album tuyệt vời sau khi Taylor rời nhóm, nhưng tay guitar giữ một vị trí đặc biệt trong lịch sử ban nhạc khét tiếng này: Taylor đã bỏ nhóm theo cách riêng của mình.
Greg Kot
http://baomai.blogspot.com/
http://baomai.blogspot.com/