Văn Học & Nghệ Thuật

Niệm khúc Phạm Duy (Viên Linh)

Trong sáu tháng vừa qua, các nhạc sĩ, ca sĩ và tôi trao đổi với nhau nhiều điều quanh một bản nhạc,
Niệm khúc Phạm Duy 
 
 

Viên Linh
 

Trong sáu tháng vừa qua, các nhạc sĩ, ca sĩ và tôi trao đổi với nhau nhiều điều quanh một bản nhạc, đó là bài Trường Ca Gọi Hồn nhạc sĩ Phạm Duy phổ từ một bài thơ dài trong thi phẩm Thủy Mộ Quan, tác giả Viên Linh, xuất bản ở hải ngoại năm 1982. Cũng năm ấy trong Ðêm Thủy Mộ ở thị xã Westminster, Phạm Duy đã bước lên sân khấu một mình hát với giọng sung sức, phấn khởi, trong không khí hơi ồn ào của mấy trăm người trong cái quán của Nguyễn Tú A, tôi nghe không rõ, hỏi Mai Thảo ngồi bên cạnh: “Ông ấy hát bài gì thế?” “Thơ của cậu mà, lúy nói vừa phổ nhạc xong đêm hôm qua.”


Khi hát xong, Phạm Duy bước xuống đưa cho tôi bốn tờ giấy, bản thảo bản nhạc phổ bài thơ Gọi Hồn của tôi. “Bài này phải có ít ra là hai ba bè hát mới được. Tiểu trường ca đấy. Tôi chưa phổ Trường Ca cho ai cả nhé.” Tự dưng giữa năm ngoái gặp Trưởng Du Ca Nguyễn Thiện Cơ ở Little Saigon, tôi hỏi anh qua đây làm gì?” Hóa ra anh vừa thực hiện xong đĩa nhạc Du Ca Nguyễn Ðức Quang, mang qua Mỹ nộp cho thân chủ. Tôi chợt nhớ tới bản nhạc Phạm Duy phổ thơ mình, bỏ trong góc tủ sách đã 30 năm rồi, bèn gom góp đủ 10 bài, kể cả những bài các nhạc sĩ khác phổ thơ thuyền nhân và biển Ðông của tôi,... đưa cho người bạn. “Tôi không có duyên với âm nhạc, nên bỏ xó mấy chục bài anh em phổ nhạc thơ mình, ông xem chỗ nào người ta hòa âm giỏi và hát hay, lại bền và rẻ, thì làm cho tôi một cái đĩa nhạc chơi.” Anh Cơ đồng ý có chỗ quen biết với anh có thể làm một đĩa CD vừa bền vừa rẻ lại vừa hay. Nhạc sĩ Minh Tân coi qua mấy bản nhạc, thấy có cả nhạc Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, Song Ngọc, Nguyễn Ðức An,... phổ thơ Thủy Mộ, thì tiếc rẻ, nói rằng nếu 20 năm trước làm đĩa nhạc này, thì số một. Ðĩa nhạc làm xong đợt một, tôi không vừa ý, làm lại đợt hai, thêm tay ghi-ta Trung Nghĩa, thêm bè nữ và bè nam, hát đi hát lại mãi, 6 tháng chưa xong. Chợt tháng trước thấy Duy Quang ra đi, tôi vội xúc tiến trở lại thực hiện bài Gọi Hồn. Vốn là hai ca sĩ đã nhận lời hát, rồi bỏ ngang. Người ta đề nghị tôi sửa mấy chữ, không thì họ không dám hát.

Trên Huyết Hải thuyền trôi về một chiếc
Chiều bầm đen trời rực rỡ đau thương
Thân chìm xuống băng tuyền giờ tận biệt
Sóng bạc đầu hối hả phủ trùng dương...

Chữ Huyết Hải là biển máu, rất đáng ngại. Hay là đổi thành Hắc Hải nghe cũng cùng một âm thanh không sao cả. Có ca sĩ đưa ra ý kiến như thế.

Ðoạn dưới, sau khi thuyền nhân đã chết: “Xong rồi một cõi u minh, Ngựa Hồ Chim Việt biến hình mà đi” nghe ghê ghê, “Ngựa Hồ khiến người ta liên tưởng tới Bác Hồ, đổi đi thì em mới dám hát. Em (ca sĩ) có đưa bài này hỏi ý thầy học thì thầy bảo không nên hát. Hát bài này e rằng sẽ bị cấm hát ở các phòng trà ở Sài Gòn là em chết đói, nhất là câu: “Hồn còn tầm tã mưa rơi / Tháng Tư úng thủy một trời sương tan.”
Còn nhớ, một hai người bạn có đề nghị lấy mấy chữ ở cuối bài thơ, Qui Hồi Cố Hương, làm nhan đề thứ hai cho bản nhạc, chứ hai chữ Gọi Hồn nghe chết chóc quá. Bài Gọi Hồn không chỉ nói về các thuyền nhân vượt Biển Ðông khi chết rồi vẫn còn quanh quẩn ở Ðông Hải, mà còn gọi những người ấy hãy cùng nhập cuộc xua đuổi quỷ dữ ma vương ra khỏi đất nước:
Nhắm hướng hôi tanh, chia bày trận mạc
Hồn binh tàn hỗn chiến Thủy Môn Quan
...
Năm nghìn năm lại bắt đầu
Chim nào tha đá, người đâu vá trời
Chúng ta rời bỏ xứ người
Loài chim trốn tuyết qui hồi cố hương.
(Gọi Hồn, Viên Linh, Phạm Duy phổ nhạc trong CD Tâm Sử Ca sắp phát hành)

Cái kết của bản nhạc, cũng là điều nhạc sĩ Phạm Duy từng nói với báo chí vào khoảng năm 2000: “Nhiều khi tôi tự hỏi trong 25 năm nay, sinh sống tại một nước giàu sang nhất thế giới là Hoa Kỳ,... Mà cứ không quên mình là người Việt Nam?... Khắc khoải cuối cùng... với sự tôi trở về căn nhà thời thơ ấu ở phố Hàng Dầu, Hà Nội để hoàn tất chu kỳ một đời lang thang.” (Nói với báo Văn, 2000)

Phạm Duy có thể không yêu Việt Nam bằng nhiều người, nhưng tình yêu quê hương của ông, nói lên tình yêu ấy, chưa chắc có ai bằng ông. Ông ra đời ở Hà Nội năm 1921, tên khai sinh là Phạm Duy Cẩn, con nhà văn Phạm Duy Tốn (1883-1924), dòng dõi họ Phạm làng Phượng Vũ, Phượng Dực, Phú Xuyên, Hà Ðông, tự học nhạc rồi trong các năm 1943-1945 đi theo một đoàn ca kịch lưu động, cổ võ cho tân nhạc. Từ 1945-1952 đi theo kháng chiến, sáng tác những ca khúc sau này lừng danh, những Bà Mẹ Gio Linh, Sông Lô,...


Sau này học bổ túc âm nhạc tại Institut de Musicologie ở Pháp và học dương cầm, nhạc lý với Giáo Sư Francois Lopez (1954-1955). Dạy tại trường Quốc Gia Âm Nhạc tại Sài Gòn 1961-1962. Năm 1979, ông cho biết đã soạn trên 600 ca khúc. Trong hơn 30 năm sau đó, không rõ ông soạn thêm bao nhiêu bản nữa. Vợ là ca sĩ Thái Hằng, gia đình có 8 người con. Soạn nhạc và viết ca khúc là việc chính của ông, Phạm Duy còn viết một cuốn sách nhan đề dài dòng là “Ðặc Khảo Dân Nhạc Ở Việt Nam.” Dân nhạc ở Việt Nam gồm nhiều ngành, như nhạc Thượng, nhạc Chàm, ca Huế, ca Quảng, không phải chỉ có tân nhạc. Ông cũng viết về các nhạc cụ như “thạch cầm,” (nhạc cụ bằng đá ở Trường Sơn,) hay trống đồng Ðông Sơn, đàn tre, sáo,...

Quen biết anh từ Ðàm Trường Viễn Kiến của nhà văn Nguyễn Ðức Quỳnh ở Ðường Hai Mươi, Sài Gòn, khoảng 1957, (lúc tôi chưa 20 tuổi), chúng tôi không ngừng gặp nhau. Trong thư riêng gửi cho tôi, anh tự viết cho riêng tôi cái tiểu sử của anh, trong có đoạn như sau - xin dùng đoạn thư đó để tạm kết bài này, viết vội: “...Vì thời cuộc, phải tạm rời xa quê mẹ, nhưng tự tin rằng mình không khởi sự đi từ Ải Nam Quan và ngừng lại ở Mũi Cà Mâu... và tự nhận là dòng dõi Âu Cơ, bước ra đi từ Ðộng Ðình Hồ, cùng nửa triệu người đi tới Grand Canyon, điện Versailles hay Úc đảo để hát lên tình tự dân tộc, thế giới. Có hẹn ngày về nơi chôn rau cắt rốn!” (Thư riêng, Phạm Duy gửi Viên Linh, 26.1.1979). Cho nên anh đã sống như vậy. Sống và chết trên quê hương mình, mãi mãi sau này Phạm Duy vẫn thực hiện được điều mong ước trong tâm khảm, đó là điều hạnh phúc nhất của một đời người.

(VL - trích đoạn, 29.1.2013)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Niệm khúc Phạm Duy (Viên Linh)

Trong sáu tháng vừa qua, các nhạc sĩ, ca sĩ và tôi trao đổi với nhau nhiều điều quanh một bản nhạc,
Niệm khúc Phạm Duy 
 
 

Viên Linh
 

Trong sáu tháng vừa qua, các nhạc sĩ, ca sĩ và tôi trao đổi với nhau nhiều điều quanh một bản nhạc, đó là bài Trường Ca Gọi Hồn nhạc sĩ Phạm Duy phổ từ một bài thơ dài trong thi phẩm Thủy Mộ Quan, tác giả Viên Linh, xuất bản ở hải ngoại năm 1982. Cũng năm ấy trong Ðêm Thủy Mộ ở thị xã Westminster, Phạm Duy đã bước lên sân khấu một mình hát với giọng sung sức, phấn khởi, trong không khí hơi ồn ào của mấy trăm người trong cái quán của Nguyễn Tú A, tôi nghe không rõ, hỏi Mai Thảo ngồi bên cạnh: “Ông ấy hát bài gì thế?” “Thơ của cậu mà, lúy nói vừa phổ nhạc xong đêm hôm qua.”


Khi hát xong, Phạm Duy bước xuống đưa cho tôi bốn tờ giấy, bản thảo bản nhạc phổ bài thơ Gọi Hồn của tôi. “Bài này phải có ít ra là hai ba bè hát mới được. Tiểu trường ca đấy. Tôi chưa phổ Trường Ca cho ai cả nhé.” Tự dưng giữa năm ngoái gặp Trưởng Du Ca Nguyễn Thiện Cơ ở Little Saigon, tôi hỏi anh qua đây làm gì?” Hóa ra anh vừa thực hiện xong đĩa nhạc Du Ca Nguyễn Ðức Quang, mang qua Mỹ nộp cho thân chủ. Tôi chợt nhớ tới bản nhạc Phạm Duy phổ thơ mình, bỏ trong góc tủ sách đã 30 năm rồi, bèn gom góp đủ 10 bài, kể cả những bài các nhạc sĩ khác phổ thơ thuyền nhân và biển Ðông của tôi,... đưa cho người bạn. “Tôi không có duyên với âm nhạc, nên bỏ xó mấy chục bài anh em phổ nhạc thơ mình, ông xem chỗ nào người ta hòa âm giỏi và hát hay, lại bền và rẻ, thì làm cho tôi một cái đĩa nhạc chơi.” Anh Cơ đồng ý có chỗ quen biết với anh có thể làm một đĩa CD vừa bền vừa rẻ lại vừa hay. Nhạc sĩ Minh Tân coi qua mấy bản nhạc, thấy có cả nhạc Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, Song Ngọc, Nguyễn Ðức An,... phổ thơ Thủy Mộ, thì tiếc rẻ, nói rằng nếu 20 năm trước làm đĩa nhạc này, thì số một. Ðĩa nhạc làm xong đợt một, tôi không vừa ý, làm lại đợt hai, thêm tay ghi-ta Trung Nghĩa, thêm bè nữ và bè nam, hát đi hát lại mãi, 6 tháng chưa xong. Chợt tháng trước thấy Duy Quang ra đi, tôi vội xúc tiến trở lại thực hiện bài Gọi Hồn. Vốn là hai ca sĩ đã nhận lời hát, rồi bỏ ngang. Người ta đề nghị tôi sửa mấy chữ, không thì họ không dám hát.

Trên Huyết Hải thuyền trôi về một chiếc
Chiều bầm đen trời rực rỡ đau thương
Thân chìm xuống băng tuyền giờ tận biệt
Sóng bạc đầu hối hả phủ trùng dương...

Chữ Huyết Hải là biển máu, rất đáng ngại. Hay là đổi thành Hắc Hải nghe cũng cùng một âm thanh không sao cả. Có ca sĩ đưa ra ý kiến như thế.

Ðoạn dưới, sau khi thuyền nhân đã chết: “Xong rồi một cõi u minh, Ngựa Hồ Chim Việt biến hình mà đi” nghe ghê ghê, “Ngựa Hồ khiến người ta liên tưởng tới Bác Hồ, đổi đi thì em mới dám hát. Em (ca sĩ) có đưa bài này hỏi ý thầy học thì thầy bảo không nên hát. Hát bài này e rằng sẽ bị cấm hát ở các phòng trà ở Sài Gòn là em chết đói, nhất là câu: “Hồn còn tầm tã mưa rơi / Tháng Tư úng thủy một trời sương tan.”
Còn nhớ, một hai người bạn có đề nghị lấy mấy chữ ở cuối bài thơ, Qui Hồi Cố Hương, làm nhan đề thứ hai cho bản nhạc, chứ hai chữ Gọi Hồn nghe chết chóc quá. Bài Gọi Hồn không chỉ nói về các thuyền nhân vượt Biển Ðông khi chết rồi vẫn còn quanh quẩn ở Ðông Hải, mà còn gọi những người ấy hãy cùng nhập cuộc xua đuổi quỷ dữ ma vương ra khỏi đất nước:
Nhắm hướng hôi tanh, chia bày trận mạc
Hồn binh tàn hỗn chiến Thủy Môn Quan
...
Năm nghìn năm lại bắt đầu
Chim nào tha đá, người đâu vá trời
Chúng ta rời bỏ xứ người
Loài chim trốn tuyết qui hồi cố hương.
(Gọi Hồn, Viên Linh, Phạm Duy phổ nhạc trong CD Tâm Sử Ca sắp phát hành)

Cái kết của bản nhạc, cũng là điều nhạc sĩ Phạm Duy từng nói với báo chí vào khoảng năm 2000: “Nhiều khi tôi tự hỏi trong 25 năm nay, sinh sống tại một nước giàu sang nhất thế giới là Hoa Kỳ,... Mà cứ không quên mình là người Việt Nam?... Khắc khoải cuối cùng... với sự tôi trở về căn nhà thời thơ ấu ở phố Hàng Dầu, Hà Nội để hoàn tất chu kỳ một đời lang thang.” (Nói với báo Văn, 2000)

Phạm Duy có thể không yêu Việt Nam bằng nhiều người, nhưng tình yêu quê hương của ông, nói lên tình yêu ấy, chưa chắc có ai bằng ông. Ông ra đời ở Hà Nội năm 1921, tên khai sinh là Phạm Duy Cẩn, con nhà văn Phạm Duy Tốn (1883-1924), dòng dõi họ Phạm làng Phượng Vũ, Phượng Dực, Phú Xuyên, Hà Ðông, tự học nhạc rồi trong các năm 1943-1945 đi theo một đoàn ca kịch lưu động, cổ võ cho tân nhạc. Từ 1945-1952 đi theo kháng chiến, sáng tác những ca khúc sau này lừng danh, những Bà Mẹ Gio Linh, Sông Lô,...


Sau này học bổ túc âm nhạc tại Institut de Musicologie ở Pháp và học dương cầm, nhạc lý với Giáo Sư Francois Lopez (1954-1955). Dạy tại trường Quốc Gia Âm Nhạc tại Sài Gòn 1961-1962. Năm 1979, ông cho biết đã soạn trên 600 ca khúc. Trong hơn 30 năm sau đó, không rõ ông soạn thêm bao nhiêu bản nữa. Vợ là ca sĩ Thái Hằng, gia đình có 8 người con. Soạn nhạc và viết ca khúc là việc chính của ông, Phạm Duy còn viết một cuốn sách nhan đề dài dòng là “Ðặc Khảo Dân Nhạc Ở Việt Nam.” Dân nhạc ở Việt Nam gồm nhiều ngành, như nhạc Thượng, nhạc Chàm, ca Huế, ca Quảng, không phải chỉ có tân nhạc. Ông cũng viết về các nhạc cụ như “thạch cầm,” (nhạc cụ bằng đá ở Trường Sơn,) hay trống đồng Ðông Sơn, đàn tre, sáo,...

Quen biết anh từ Ðàm Trường Viễn Kiến của nhà văn Nguyễn Ðức Quỳnh ở Ðường Hai Mươi, Sài Gòn, khoảng 1957, (lúc tôi chưa 20 tuổi), chúng tôi không ngừng gặp nhau. Trong thư riêng gửi cho tôi, anh tự viết cho riêng tôi cái tiểu sử của anh, trong có đoạn như sau - xin dùng đoạn thư đó để tạm kết bài này, viết vội: “...Vì thời cuộc, phải tạm rời xa quê mẹ, nhưng tự tin rằng mình không khởi sự đi từ Ải Nam Quan và ngừng lại ở Mũi Cà Mâu... và tự nhận là dòng dõi Âu Cơ, bước ra đi từ Ðộng Ðình Hồ, cùng nửa triệu người đi tới Grand Canyon, điện Versailles hay Úc đảo để hát lên tình tự dân tộc, thế giới. Có hẹn ngày về nơi chôn rau cắt rốn!” (Thư riêng, Phạm Duy gửi Viên Linh, 26.1.1979). Cho nên anh đã sống như vậy. Sống và chết trên quê hương mình, mãi mãi sau này Phạm Duy vẫn thực hiện được điều mong ước trong tâm khảm, đó là điều hạnh phúc nhất của một đời người.

(VL - trích đoạn, 29.1.2013)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm