Văn Học & Nghệ Thuật

Nobel Văn chương 2012: Cơ hội cho người phụ nữ thứ 13?

Với các nhà phê bình văn học thì tỷ lệ đặt cược Nobel ở các nhà cái (nhà văn Nhật Haruki Murakami đang dẫn đầu) không có ý nghĩa gì cả.


(TT&VH) - Với các nhà phê bình văn học thì tỷ lệ đặt cược Nobel ở các nhà cái (nhà văn Nhật Haruki Murakami đang dẫn đầu) không có ý nghĩa gì cả.

Trong số 108 người đoạt giải Nobel Văn chương trong lịch sử (từ năm 1901 đến nay), chỉ 12 người là phụ nữ. 13 là một con số đặc biệt, liệu có phải là năm nay?

Bỏ qua châu Á, giới phê bình hướng về Bắc Mỹ

Theo AFP, những cái tên nữ sáng giá của năm nay là Alice Munro - cây bút nữ được mệnh danh là “bậc thầy truyện ngắn Canada” (có tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt), nhà thơ Anne Carson - đồng hương của Munro và Nawal el Saadawi - tiểu thuyết gia kiêm nhà hoạt động nữ quyền người Ai Cập. Và không thể không kể đến Margaret Atwood, một người Canada khác vẫn được coi là nhà văn vĩ đại của nước này, mãi chưa thấy Nobel vinh danh.

Cũng có những dự đoán hướng về phía các tác giả nam giới của Mỹ như Don DeLillo, Philip Roth và N.Scott Momaday, một người Mỹ bản xứ.

“Quá dễ để dự đoán một tên tuổi Bắc Mỹ sẽ đoạt giải”, Elisabeth Grate, chủ nhà xuất bản cùng tên ở Thụy Điển, nơi đã ấn hành các tác phẩm của Jean-Marie Gustave Le Clezio - chủ nhân Nobel Văn chương 2008, in Sweden, nói với AFP. “Có thể là đàn ông như Don DeLillo hay Philip Roth, nhưng sẽ hay nếu đó là một phụ nữ”.

Nhà văn Alice Munro được biết đến ở Việt Nam với tập truyện ngắn “Trốn chạy” Ảnh: PR

"Nỗ lực giảm mất cân bằng giới"

Theo nhận định của các chuyên gia, Viện Hàn lâm Thụy Điển đang muốn giảm thiểu sự mất cân bằng về giới tính, thể hiện rõ rệt ở con số 12/108. Chỉ trong 10 năm qua, đã có 3 phụ nữ được giải Nobel Văn chương xướng tên, Herta Mueller (Đức), Doris Lessing (Anh) và Elfriede Jelinek (Áo). Mặc dù, Viện Hàn lâm luôn khẳng định các yếu tố giới tính, quốc tịch và ngôn ngữ không ảnh hưởng đến lựa chọn của họ, nhưng các lựa chọn trên vẫn gây tranh luận, đồn đoán, dù ít dù nhiều.

“Luôn có cơ hội dành cho phái nữ”, Bengt Soederhaell - Chủ tịch của tổ chức văn học có uy tín Stig Dagerman Society, nhận định. “Vì có quá ít phụ nữ đoạt giải, sự thống trị của nam giới có thể bị coi như một sự thiên vị có tính chất chính trị. Tương tự cách người ta nghĩ khi không nhiều người chiến thắng đến từ các nền văn học và ngôn ngữ ngoài châu Âu”.

Từ năm 1996, Stig Dagerman Society bắt đầu trao giải thưởng hằng năm có tên Stig Dagerman (một nhà văn nổi tiếng của Thụy Điển). Một sự trùng hợp, từng có hai người chiến thắng tại giải này sau đó giành Nobel Văn chương: Jelinek năm 2004 và Le Clezio năm 2008. Năm nay, người được giải Stig Dagerman là Nawal el Saadawi. Cùng với sự phát triển của thế giới Ả Rập, cơ hội dành cho Saadawi không phải là không có.

Giải Nobel Văn chương được trao cho cả sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Trong lịch sử giải, hai tên tuổi được vinh danh ở độ tuổi trẻ nhất là Rudyard Kipling (Anh) khi 41 tuổi và Albert Camus (Pháp) khi 44 tuổi. Điều các nhà nghiên cứu văn học đang mong đợi là một ai đó dưới tuổi 40, dù điều đó là rất khó.

Nước Mỹ đợi Philip Roth

Trang Bloomberg (Mỹ) thể hiện sự ủng hộ đối với tác giả nổi tiếng người Mỹ bằng nhận định trong một bài viết: “Một giải thưởng có uy tín hay không phụ thuộc những cái tên được trao giải. Trong một thập kỷ qua, giải Nobel Văn chương đã thêm những cái tên như Elfriede Jelinek, Jean- Marie Gustave Le Clezio và Herta Muller vào đại lộ danh vọng của nó (Bloomberg không đánh giá cao lắm - TT&VH). Dù đã thêm vào Coetzee, Doris Lessing và Mario Vargas Llosa (được Bloomberg đánh giá cao hơn - TT&VH), thật khó để không lấn cấn về những cái tên bị bỏ qua như Murakami, Trevor, Atwood”.

“Và Roth, tất nhiên”, trang Bloomberg nhấn mạnh. “Có vẻ như nếu Nobel tiếp tục không tôn vinh ông thì tự giải thưởng này đang làm mất đi ý nghĩa của chính nó”.

Philip Roth là nhà văn hàng đầu của nền văn học Mỹ thời hậu chiến. Ông từng chiến thắng tại nhiều giải thưởng văn học uy tín trên thế giới như Man Booker, Pulitzer, PEN/Faulkner hay Gold Medal in Fiction của Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Văn học Mỹ. Ở Việt Nam, ông được biết đến với tác phẩm Người phàm (Everyman) đã được dịch và ấn hành.

 

Cơ hội nào cho Murakami và Mạc Ngôn?

 

Hai tác gia của Nhật và Trung Quốc đang lần lượt dẫn đầu tỷ lệ cá cược cho giải năm nay, đứng thứ ba là Trevor, cây bút truyện ngắn nổi tiếng Ireland. Nhưng tỷ lệ cược không phải là tất cả, chưa nói là không tạo nên ưu thế nào cho cuộc đua Nobel. Năm ngoái, ca sĩ - nhạc sĩ huyền thoại Bob Dylan cũng được đặt cược rất cao, nhưng “sự nghiệp văn học” của ông không đủ lớn và có tầm ảnh hưởng nên Bob hoàn toàn không phải là một ứng viên thực thụ.

“Murakami sớm hay muộn gì thì cũng sẽ đoạt giải Nobel. Điều đó sẽ rất tốt, nhưng nếu bạn muốn tìm kiếm một cây bút thực sự tìm ra hướng đi mới cho văn chương, tôi nghĩ đến Nuruddin Farah của Somalia”, Bengt Soederhaell nêu ý kiến.

Danh sách đề cử và các thảo luận cho giải Nobel Văn chương mỗi năm được giữ bí mật trong vòng 50 năm sau khi công bố. Viện Hàn lâm vốn được biết đến với những cuộc thảo luận kéo dài và những thủ thuật để che giấu công việc của mình như dùng bìa sách giả khi đọc ở nơi công cộng, sử dụng mật danh để nói về các tác giả được đề cử.

Giải Nobel Văn chương 2012 sẽ được công bố vào 13h ngày 11/10 (giờ Stockholm), tức 18h (giờ Hà Nội). Giải có giá trị 1,2 triệu USD.
Mi Ly

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nobel Văn chương 2012: Cơ hội cho người phụ nữ thứ 13?

Với các nhà phê bình văn học thì tỷ lệ đặt cược Nobel ở các nhà cái (nhà văn Nhật Haruki Murakami đang dẫn đầu) không có ý nghĩa gì cả.


(TT&VH) - Với các nhà phê bình văn học thì tỷ lệ đặt cược Nobel ở các nhà cái (nhà văn Nhật Haruki Murakami đang dẫn đầu) không có ý nghĩa gì cả.

Trong số 108 người đoạt giải Nobel Văn chương trong lịch sử (từ năm 1901 đến nay), chỉ 12 người là phụ nữ. 13 là một con số đặc biệt, liệu có phải là năm nay?

Bỏ qua châu Á, giới phê bình hướng về Bắc Mỹ

Theo AFP, những cái tên nữ sáng giá của năm nay là Alice Munro - cây bút nữ được mệnh danh là “bậc thầy truyện ngắn Canada” (có tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt), nhà thơ Anne Carson - đồng hương của Munro và Nawal el Saadawi - tiểu thuyết gia kiêm nhà hoạt động nữ quyền người Ai Cập. Và không thể không kể đến Margaret Atwood, một người Canada khác vẫn được coi là nhà văn vĩ đại của nước này, mãi chưa thấy Nobel vinh danh.

Cũng có những dự đoán hướng về phía các tác giả nam giới của Mỹ như Don DeLillo, Philip Roth và N.Scott Momaday, một người Mỹ bản xứ.

“Quá dễ để dự đoán một tên tuổi Bắc Mỹ sẽ đoạt giải”, Elisabeth Grate, chủ nhà xuất bản cùng tên ở Thụy Điển, nơi đã ấn hành các tác phẩm của Jean-Marie Gustave Le Clezio - chủ nhân Nobel Văn chương 2008, in Sweden, nói với AFP. “Có thể là đàn ông như Don DeLillo hay Philip Roth, nhưng sẽ hay nếu đó là một phụ nữ”.

Nhà văn Alice Munro được biết đến ở Việt Nam với tập truyện ngắn “Trốn chạy” Ảnh: PR

"Nỗ lực giảm mất cân bằng giới"

Theo nhận định của các chuyên gia, Viện Hàn lâm Thụy Điển đang muốn giảm thiểu sự mất cân bằng về giới tính, thể hiện rõ rệt ở con số 12/108. Chỉ trong 10 năm qua, đã có 3 phụ nữ được giải Nobel Văn chương xướng tên, Herta Mueller (Đức), Doris Lessing (Anh) và Elfriede Jelinek (Áo). Mặc dù, Viện Hàn lâm luôn khẳng định các yếu tố giới tính, quốc tịch và ngôn ngữ không ảnh hưởng đến lựa chọn của họ, nhưng các lựa chọn trên vẫn gây tranh luận, đồn đoán, dù ít dù nhiều.

“Luôn có cơ hội dành cho phái nữ”, Bengt Soederhaell - Chủ tịch của tổ chức văn học có uy tín Stig Dagerman Society, nhận định. “Vì có quá ít phụ nữ đoạt giải, sự thống trị của nam giới có thể bị coi như một sự thiên vị có tính chất chính trị. Tương tự cách người ta nghĩ khi không nhiều người chiến thắng đến từ các nền văn học và ngôn ngữ ngoài châu Âu”.

Từ năm 1996, Stig Dagerman Society bắt đầu trao giải thưởng hằng năm có tên Stig Dagerman (một nhà văn nổi tiếng của Thụy Điển). Một sự trùng hợp, từng có hai người chiến thắng tại giải này sau đó giành Nobel Văn chương: Jelinek năm 2004 và Le Clezio năm 2008. Năm nay, người được giải Stig Dagerman là Nawal el Saadawi. Cùng với sự phát triển của thế giới Ả Rập, cơ hội dành cho Saadawi không phải là không có.

Giải Nobel Văn chương được trao cho cả sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Trong lịch sử giải, hai tên tuổi được vinh danh ở độ tuổi trẻ nhất là Rudyard Kipling (Anh) khi 41 tuổi và Albert Camus (Pháp) khi 44 tuổi. Điều các nhà nghiên cứu văn học đang mong đợi là một ai đó dưới tuổi 40, dù điều đó là rất khó.

Nước Mỹ đợi Philip Roth

Trang Bloomberg (Mỹ) thể hiện sự ủng hộ đối với tác giả nổi tiếng người Mỹ bằng nhận định trong một bài viết: “Một giải thưởng có uy tín hay không phụ thuộc những cái tên được trao giải. Trong một thập kỷ qua, giải Nobel Văn chương đã thêm những cái tên như Elfriede Jelinek, Jean- Marie Gustave Le Clezio và Herta Muller vào đại lộ danh vọng của nó (Bloomberg không đánh giá cao lắm - TT&VH). Dù đã thêm vào Coetzee, Doris Lessing và Mario Vargas Llosa (được Bloomberg đánh giá cao hơn - TT&VH), thật khó để không lấn cấn về những cái tên bị bỏ qua như Murakami, Trevor, Atwood”.

“Và Roth, tất nhiên”, trang Bloomberg nhấn mạnh. “Có vẻ như nếu Nobel tiếp tục không tôn vinh ông thì tự giải thưởng này đang làm mất đi ý nghĩa của chính nó”.

Philip Roth là nhà văn hàng đầu của nền văn học Mỹ thời hậu chiến. Ông từng chiến thắng tại nhiều giải thưởng văn học uy tín trên thế giới như Man Booker, Pulitzer, PEN/Faulkner hay Gold Medal in Fiction của Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Văn học Mỹ. Ở Việt Nam, ông được biết đến với tác phẩm Người phàm (Everyman) đã được dịch và ấn hành.

 

Cơ hội nào cho Murakami và Mạc Ngôn?

 

Hai tác gia của Nhật và Trung Quốc đang lần lượt dẫn đầu tỷ lệ cá cược cho giải năm nay, đứng thứ ba là Trevor, cây bút truyện ngắn nổi tiếng Ireland. Nhưng tỷ lệ cược không phải là tất cả, chưa nói là không tạo nên ưu thế nào cho cuộc đua Nobel. Năm ngoái, ca sĩ - nhạc sĩ huyền thoại Bob Dylan cũng được đặt cược rất cao, nhưng “sự nghiệp văn học” của ông không đủ lớn và có tầm ảnh hưởng nên Bob hoàn toàn không phải là một ứng viên thực thụ.

“Murakami sớm hay muộn gì thì cũng sẽ đoạt giải Nobel. Điều đó sẽ rất tốt, nhưng nếu bạn muốn tìm kiếm một cây bút thực sự tìm ra hướng đi mới cho văn chương, tôi nghĩ đến Nuruddin Farah của Somalia”, Bengt Soederhaell nêu ý kiến.

Danh sách đề cử và các thảo luận cho giải Nobel Văn chương mỗi năm được giữ bí mật trong vòng 50 năm sau khi công bố. Viện Hàn lâm vốn được biết đến với những cuộc thảo luận kéo dài và những thủ thuật để che giấu công việc của mình như dùng bìa sách giả khi đọc ở nơi công cộng, sử dụng mật danh để nói về các tác giả được đề cử.

Giải Nobel Văn chương 2012 sẽ được công bố vào 13h ngày 11/10 (giờ Stockholm), tức 18h (giờ Hà Nội). Giải có giá trị 1,2 triệu USD.
Mi Ly

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm