Xe cán chó
Nói cười hô hố... chỉ có thể là người Việt ( Cộng ) !!
- Sau khi bài viết Muối mặt mỗi khi đi Tây ăn buffet được đăng tải, VietNamNet đã nhận được rất nhiều phản hồi của độc giả xoay quanh vấn đề tính xấu của người Việt. Phần lớn độc giả đồng tình với tác giả bài viết, nhiều độc giả còn chia sẻ thêm các tình huống “khiếm nhã” của người Việt.
Vào quán ăn không dám nhận là người Việt
Thói tham ăn, tục uống của người Việt không chỉ phản cảm mà còn làm xấu đi hình ảnh của người Việt trong mắt người nước ngoài. Nhiều người khi ra nước ngoài không dám nhận mình là người Việt cũng là vì thế.
Độc giả Hà cho biết, mỗi lần anh ra nước ngoài đều dùng tiếng Anh để giao tiếp và luôn nói mình không phải là người Việt. Cũng bởi anh đã chứng kiến quá nhiều cảnh tham ăn, tục uống của người Việt trong các nhà hàng nước ngoài.
Những cảnh chen lấn như thế này rất thường thấy ở Việt Nam. Ảnh: Tuổi trẻ |
Độc giả này kể: “Rất buồn và đau khi chứng kiến cách ăn và sống của người Việt. Tôi đang làm nhà hàng buffet, đoàn khách 500 công nhân người Nhật vào ăn nhưng rất trật tự xếp hàng, nhưng 300 công nhân người Việt vào ăn thì như một lũ côn đồ đói từ thủa nào, giành ăn, đem về bàn đống thức ăn cao như núi. Nhìn họ ăn thôi là tôi muốn độn thổ. Sau khi đoàn về, nhà hàng phải đổ bỏ đồ thừa là 5 thau giặt đồ loại lớn. Nhà hàng lỗ”.
Cũng xấu hổ vì thói ham ăn của người Việt, độc giả Hoàng Ngân mỗi lần đi du lịch đều dùng Tiếng Anh để giao tiếp, không dám nhận mình là người Việt.
Ngân kể: “Tôi đã đôi ba lần sang Thái Lan, những cái biển viết bằng tiếng Việt ở các nhà hàng buffet tôi gặp rất nhiều. Có nhà hàng còn bắc hẳn loa ra thông báo “xếp hàng, xếp hàng” chỉ nói bằng tiếng Việt. Thế mà vẫn có một ông người Việt tầm U40 chen ngang, hốt lấy hốt để các loại đồ ăn trên bàn cho đến khi đầy ự hai đĩa, mọi người lắc đầu cười mỉa. Còn tôi thì không dám hé răng nói nửa lời vì sợ bị mọi người phát hiện cùng dân tộc với cái ông kia”.
Còn độc giả Trần Thanh thì cảm thấy nhục cho cách ăn uống của người Việt. Độc giả này chia sẻ: “Có lần mình gặp thấy 1 thằng cha người Việt, đi du lịch cùng đoàn với mình. Cổ nó đeo 1 cái dây chuyền đến cân vàng, tay đầy nhẫn. Nó đứng ngay ở quầy buffet, nhặt ăn thử ngay mấy món. Bọn Tây xếp hàng cạnh mình nhìn thằng cha kia xanh mắt, cô quản lý nhà hàng chạy ra bảo "mày ăn thế thì mọi người ăn thừa của mày à". Thằng cha ấy không hiểu vì không biết tiếng Anh. Nhục như con trùng trục”.
“Lần nào đi ăn buffet cũng thấy cảnh chen lấn nhau, cố lấy cho thật nhiều thức ăn càng tốt, chứ chưa nghĩ tới là mình có ăn được không, và ăn có hết không, và rồi một bãi chiến trường thức ăn đầy trên bàn không ăn hết, vẫn ngồi cười đắc ý là lấy được nhiều, nhanh tay lẹ chân và có sức khoẻ tốt chen lấn mới lấy được như vậy, trong khi người khác đang ngơ ngác vì trong tay đã cầm đĩa nhưng không còn món gì để lấy cả. Nhiều người tham ăn tham uống không chịu nổi”, độc giả Nguyễn Ánh tiếp lời.
Nói cười hô hố… chỉ có thể là người Việt!
Độc giả Đặng Lê Quang cho biết, anh là phiên dịch cho nhiều đoàn công tác của Việt Nam ra nước ngoài. Anh đã gặp nhiều cảnh ăn to nói lớn của người Việt khiến anh muốn độn thổ vì xấu hổ.
Anh Quang kể: “Mỗi lần tôi đi máy bay xuất phát từ Hà Nội (cả nội địa và quốc tế) thì xung quanh tôi hành khách cứ hồn nhiên nói chuyện ầm ĩ. Tất nhiên bằng tiếng Việt... rồi! Mặc dù khi máy bay lên cao tai tôi bị ù do áp suất, nhưng tiếng nói vẫn vang vọng vào vỏ não. Không sót một chuyện gì. Còn đi chuyến transit thì yên lặng đến kỳ lạ vì xung quanh toàn là khách nước ngoài”.
Thói “ăn to nói lớn” của người Việt phổ biến đến mức trở thành đặc điểm “nhận dạng” người Việt với các dân tộc khác khi ra nước ngoài.
Độc giả Hoàng Phương chia sẻ: “Cực nhục luôn. Tôi thường đi nước ngoài công tác, cứ gặp đoàn Việt Nam nào là biết ngay từ xa. Nói năng cứ bô bô ầm ĩ, xếp hàng làm thủ tục thì chẳng có hàng lối, chen nhau, nói cười hô hố. Cứ như kiểu chỉ có ta đây mới là người ngoại quốc. Khi vào khách sạn cũng vậy, ở sảnh mà cứ thấy ầm ầm thì y như rằng chỗ đấy là người Việt mình. Ăn buffet ở khách sạn thì các bác nhà ta cứ thích đâu là nhào tới múc 1 đống, thấy cái gì hơi ngon 1 tí là xúc, ăn không hết là để đấy. Xấu hổ không dám nói gì sợ người nước ngoài biết mình cũng là dân Việt Nam. Nhục thật”.
Không chỉ gây ầm ĩ, hình ảnh xấu xí của người Việt còn hiện ra ở chỗ vứt rác và khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
Độc giả Vũ Xuân Quang hãi hùng khi chứng kiến một chàng thanh niên Việt vô tư khạc nhổ trên máy bay: “Một thanh niên tướng người cao lớn ngồi ghế ngoài cùng trên chuyến bay trễ (19h10 của Vietjet Air, cất cánh khoảng 3 giờ sáng ngày 02/3/2013) đã vô tư ho và khạc nhổ vào thành máy bay bọc nỉ vài ba lần. Hành động này khiến tôi vô cùng ghê sợ vì cả hàng chục chuyến bay từ trước tới nay tôi chưa từng chứng kiến trường hợp nào như vậy. Đã thế, anh này còn bật iPhone để chụp mặt đất khi máy bay đang hạ cánh. Thật vô ý thức nhưng tôi cố nhịn để tránh xảy ra phản ứng khi đang bay”.
K. Minh (tổng hợp)
VNNET
Hoài Khánh chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Nói cười hô hố... chỉ có thể là người Việt ( Cộng ) !!
- Sau khi bài viết Muối mặt mỗi khi đi Tây ăn buffet được đăng tải, VietNamNet đã nhận được rất nhiều phản hồi của độc giả xoay quanh vấn đề tính xấu của người Việt. Phần lớn độc giả đồng tình với tác giả bài viết, nhiều độc giả còn chia sẻ thêm các tình huống “khiếm nhã” của người Việt.
Vào quán ăn không dám nhận là người Việt
Thói tham ăn, tục uống của người Việt không chỉ phản cảm mà còn làm xấu đi hình ảnh của người Việt trong mắt người nước ngoài. Nhiều người khi ra nước ngoài không dám nhận mình là người Việt cũng là vì thế.
Độc giả Hà cho biết, mỗi lần anh ra nước ngoài đều dùng tiếng Anh để giao tiếp và luôn nói mình không phải là người Việt. Cũng bởi anh đã chứng kiến quá nhiều cảnh tham ăn, tục uống của người Việt trong các nhà hàng nước ngoài.
Những cảnh chen lấn như thế này rất thường thấy ở Việt Nam. Ảnh: Tuổi trẻ |
Độc giả này kể: “Rất buồn và đau khi chứng kiến cách ăn và sống của người Việt. Tôi đang làm nhà hàng buffet, đoàn khách 500 công nhân người Nhật vào ăn nhưng rất trật tự xếp hàng, nhưng 300 công nhân người Việt vào ăn thì như một lũ côn đồ đói từ thủa nào, giành ăn, đem về bàn đống thức ăn cao như núi. Nhìn họ ăn thôi là tôi muốn độn thổ. Sau khi đoàn về, nhà hàng phải đổ bỏ đồ thừa là 5 thau giặt đồ loại lớn. Nhà hàng lỗ”.
Cũng xấu hổ vì thói ham ăn của người Việt, độc giả Hoàng Ngân mỗi lần đi du lịch đều dùng Tiếng Anh để giao tiếp, không dám nhận mình là người Việt.
Ngân kể: “Tôi đã đôi ba lần sang Thái Lan, những cái biển viết bằng tiếng Việt ở các nhà hàng buffet tôi gặp rất nhiều. Có nhà hàng còn bắc hẳn loa ra thông báo “xếp hàng, xếp hàng” chỉ nói bằng tiếng Việt. Thế mà vẫn có một ông người Việt tầm U40 chen ngang, hốt lấy hốt để các loại đồ ăn trên bàn cho đến khi đầy ự hai đĩa, mọi người lắc đầu cười mỉa. Còn tôi thì không dám hé răng nói nửa lời vì sợ bị mọi người phát hiện cùng dân tộc với cái ông kia”.
Còn độc giả Trần Thanh thì cảm thấy nhục cho cách ăn uống của người Việt. Độc giả này chia sẻ: “Có lần mình gặp thấy 1 thằng cha người Việt, đi du lịch cùng đoàn với mình. Cổ nó đeo 1 cái dây chuyền đến cân vàng, tay đầy nhẫn. Nó đứng ngay ở quầy buffet, nhặt ăn thử ngay mấy món. Bọn Tây xếp hàng cạnh mình nhìn thằng cha kia xanh mắt, cô quản lý nhà hàng chạy ra bảo "mày ăn thế thì mọi người ăn thừa của mày à". Thằng cha ấy không hiểu vì không biết tiếng Anh. Nhục như con trùng trục”.
“Lần nào đi ăn buffet cũng thấy cảnh chen lấn nhau, cố lấy cho thật nhiều thức ăn càng tốt, chứ chưa nghĩ tới là mình có ăn được không, và ăn có hết không, và rồi một bãi chiến trường thức ăn đầy trên bàn không ăn hết, vẫn ngồi cười đắc ý là lấy được nhiều, nhanh tay lẹ chân và có sức khoẻ tốt chen lấn mới lấy được như vậy, trong khi người khác đang ngơ ngác vì trong tay đã cầm đĩa nhưng không còn món gì để lấy cả. Nhiều người tham ăn tham uống không chịu nổi”, độc giả Nguyễn Ánh tiếp lời.
Nói cười hô hố… chỉ có thể là người Việt!
Độc giả Đặng Lê Quang cho biết, anh là phiên dịch cho nhiều đoàn công tác của Việt Nam ra nước ngoài. Anh đã gặp nhiều cảnh ăn to nói lớn của người Việt khiến anh muốn độn thổ vì xấu hổ.
Anh Quang kể: “Mỗi lần tôi đi máy bay xuất phát từ Hà Nội (cả nội địa và quốc tế) thì xung quanh tôi hành khách cứ hồn nhiên nói chuyện ầm ĩ. Tất nhiên bằng tiếng Việt... rồi! Mặc dù khi máy bay lên cao tai tôi bị ù do áp suất, nhưng tiếng nói vẫn vang vọng vào vỏ não. Không sót một chuyện gì. Còn đi chuyến transit thì yên lặng đến kỳ lạ vì xung quanh toàn là khách nước ngoài”.
Thói “ăn to nói lớn” của người Việt phổ biến đến mức trở thành đặc điểm “nhận dạng” người Việt với các dân tộc khác khi ra nước ngoài.
Độc giả Hoàng Phương chia sẻ: “Cực nhục luôn. Tôi thường đi nước ngoài công tác, cứ gặp đoàn Việt Nam nào là biết ngay từ xa. Nói năng cứ bô bô ầm ĩ, xếp hàng làm thủ tục thì chẳng có hàng lối, chen nhau, nói cười hô hố. Cứ như kiểu chỉ có ta đây mới là người ngoại quốc. Khi vào khách sạn cũng vậy, ở sảnh mà cứ thấy ầm ầm thì y như rằng chỗ đấy là người Việt mình. Ăn buffet ở khách sạn thì các bác nhà ta cứ thích đâu là nhào tới múc 1 đống, thấy cái gì hơi ngon 1 tí là xúc, ăn không hết là để đấy. Xấu hổ không dám nói gì sợ người nước ngoài biết mình cũng là dân Việt Nam. Nhục thật”.
Không chỉ gây ầm ĩ, hình ảnh xấu xí của người Việt còn hiện ra ở chỗ vứt rác và khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
Độc giả Vũ Xuân Quang hãi hùng khi chứng kiến một chàng thanh niên Việt vô tư khạc nhổ trên máy bay: “Một thanh niên tướng người cao lớn ngồi ghế ngoài cùng trên chuyến bay trễ (19h10 của Vietjet Air, cất cánh khoảng 3 giờ sáng ngày 02/3/2013) đã vô tư ho và khạc nhổ vào thành máy bay bọc nỉ vài ba lần. Hành động này khiến tôi vô cùng ghê sợ vì cả hàng chục chuyến bay từ trước tới nay tôi chưa từng chứng kiến trường hợp nào như vậy. Đã thế, anh này còn bật iPhone để chụp mặt đất khi máy bay đang hạ cánh. Thật vô ý thức nhưng tôi cố nhịn để tránh xảy ra phản ứng khi đang bay”.
K. Minh (tổng hợp)
VNNET
Hoài Khánh chuyển