Sức khỏe và đời sống
Nói không với đường, một bước cần thiết để có một cuộc sống khỏe mạnh
Đường trong tiếng Phạn có nghĩa là ngọt. Việc sản xuất đường từ mía là một quá trình mất thời gian và công sức, vì vậy trong thời cổ đại, đường không được sử dụng cho thực phẩm, nhưng được dùng trong y học.
Tình hình đã thay đổi từ khi châu Phi bị thuộc địa hóa với việc sử dụng lao động nô lệ. Điều này cho phép đường thâm nhập vào châu Âu trong thế kỷ thứ 16. Ngày nay, đường có mặt trong gần như tất cả các sản phẩm trên bàn ăn của chúng ta.
Vị ngọt của đường là một cách để cảm thấy tốt hơn, tự hài lòng hơn. Ngày nay đường được dùng cho trẻ em ngay khi còn nhỏ và trở thành một thói quen xấu. Qua thời gian, đường đã trở thành một phương cách để cải thiện tâm trạng, nhưng nó lại gây nghiện.
Bước đầu tiên của sự nghiện ngập
Nhiều chuyên gia tin rằng những đứa trẻ có xu hướng ăn nhiều đường thường dễ bị nghiện rượu.
Đường làm tăng lượng serotonin, là hormone của niềm vui, nhưng cũng gây ra một luồng năng lượng ngắn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó kết thúc cũng nhanh như khi nó bắt đầu. Sau khi mức serotonin tụt xuống, thì tâm trạng cũng xấu đi, dẫn đến lại cần một lượng đường mới. Điều này làm nhiễu loạn sự nhạy cảm của các thụ thể insulin. Chất cồn có tác dụng tương tự. Những chu kỳ thay đổi tâm trạng này dẫn đến hình thành cơn nghiện.
Điều này gây ra những vấn đề về sức khỏe như kháng insulin
Các tế bào phát triển kháng insulin, khiến mức insulin bắt đầu tăng lên. Insulin là một hormone đồng hóa chịu trách nhiệm cho việc tích lũy và lưu trữ chất béo, có nghĩa là làm gia tăng trọng lượng cơ thể.
Các kháng insulin gây ra bệnh béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch và thúc đẩy sự hoạt hóa của phản ứng viêm, sự phát triển của ung thư. Tất cả điều này làm giảm tuổi thọ của con người.
Ngày nay, đường hiện diện ở khắp mọi nơi, chúng ta đang chứng kiến một sự gia tăng chưa từng thấy của các loại bệnh. Theo y học Trung Quốc, thèm của ngọt là triệu chứng của thiếu tỳ khí. Tuy nhiên, đường không thể bù đắp cho sự thiếu hụt này. Để làm điều này, thì có các loại rau mềm, trái cây, và quả mọng, chúng sẽ mang lại cái ngọt tự nhiên và là chất dinh dưỡng có lợi.
Nói không với đường là một bước quan trọng để có một cuộc sống khỏe mạnh. Nếu bạn không thể đạt được điều này ngay lập tức, thì hãy giảm dần lượng đường trong khẩu phần ăn và hãy chọn đồ ngọt trong tự nhiên.
http://vietdaikynguyen.com/v3/
Nói không với đường, một bước cần thiết để có một cuộc sống khỏe mạnh
Đường trong tiếng Phạn có nghĩa là ngọt. Việc sản xuất đường từ mía là một quá trình mất thời gian và công sức, vì vậy trong thời cổ đại, đường không được sử dụng cho thực phẩm, nhưng được dùng trong y học.
Tình hình đã thay đổi từ khi châu Phi bị thuộc địa hóa với việc sử dụng lao động nô lệ. Điều này cho phép đường thâm nhập vào châu Âu trong thế kỷ thứ 16. Ngày nay, đường có mặt trong gần như tất cả các sản phẩm trên bàn ăn của chúng ta.
Vị ngọt của đường là một cách để cảm thấy tốt hơn, tự hài lòng hơn. Ngày nay đường được dùng cho trẻ em ngay khi còn nhỏ và trở thành một thói quen xấu. Qua thời gian, đường đã trở thành một phương cách để cải thiện tâm trạng, nhưng nó lại gây nghiện.
Bước đầu tiên của sự nghiện ngập
Nhiều chuyên gia tin rằng những đứa trẻ có xu hướng ăn nhiều đường thường dễ bị nghiện rượu.
Đường làm tăng lượng serotonin, là hormone của niềm vui, nhưng cũng gây ra một luồng năng lượng ngắn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó kết thúc cũng nhanh như khi nó bắt đầu. Sau khi mức serotonin tụt xuống, thì tâm trạng cũng xấu đi, dẫn đến lại cần một lượng đường mới. Điều này làm nhiễu loạn sự nhạy cảm của các thụ thể insulin. Chất cồn có tác dụng tương tự. Những chu kỳ thay đổi tâm trạng này dẫn đến hình thành cơn nghiện.
Điều này gây ra những vấn đề về sức khỏe như kháng insulin
Các tế bào phát triển kháng insulin, khiến mức insulin bắt đầu tăng lên. Insulin là một hormone đồng hóa chịu trách nhiệm cho việc tích lũy và lưu trữ chất béo, có nghĩa là làm gia tăng trọng lượng cơ thể.
Các kháng insulin gây ra bệnh béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch và thúc đẩy sự hoạt hóa của phản ứng viêm, sự phát triển của ung thư. Tất cả điều này làm giảm tuổi thọ của con người.
Ngày nay, đường hiện diện ở khắp mọi nơi, chúng ta đang chứng kiến một sự gia tăng chưa từng thấy của các loại bệnh. Theo y học Trung Quốc, thèm của ngọt là triệu chứng của thiếu tỳ khí. Tuy nhiên, đường không thể bù đắp cho sự thiếu hụt này. Để làm điều này, thì có các loại rau mềm, trái cây, và quả mọng, chúng sẽ mang lại cái ngọt tự nhiên và là chất dinh dưỡng có lợi.
Nói không với đường là một bước quan trọng để có một cuộc sống khỏe mạnh. Nếu bạn không thể đạt được điều này ngay lập tức, thì hãy giảm dần lượng đường trong khẩu phần ăn và hãy chọn đồ ngọt trong tự nhiên.
http://vietdaikynguyen.com/v3/