Đoạn Đường Chiến Binh
Nói tục _Nguyễn Hưng Quốc
Viết xong về bài luận văn đang gây “choáng váng” mọi người trong nước do tính chất tục tĩu của nó, tự dưng tôi lại nghĩ đến chuyện nói tục của người lớn.
Blog / Nguyễn Hưng Quốc
Nói tục
Viết xong về bài luận văn đang gây “choáng váng” mọi người trong nước do tính chất tục tĩu của nó, tự dưng tôi lại nghĩ đến chuyện nói tục của người lớn.
Không nhắc có lẽ ai cũng nhớ người nổi tiếng nhất về việc nói tục ở trong nước trong năm 2012 vừa qua không ai khác hơn là Trung tá công an Vũ Văn Hiển tại phiên xử Điếu Cày Nguyễn Văn Hải tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 24/9: “Tự do cái con c.!”
Văng “con c.” trước người khác là điều không nên; với phụ nữ (vợ cũ của Điếu Cày) lại càng không nên; trước đám đông, lại càng không nên nữa. Không những vậy, chữ “con c.” ấy lại phát ra từ miệng một người đang mặc đồng phục, đứng trước toà án, và đi liền với hai chữ “tự do”: Tất cả lại càng không nên. Không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều người xúm vào phê phán Vũ Văn Hiển tơi tả. Họ xem câu văng tục ấy như một cách nói tiêu biểu của giới thống trị tại Việt Nam hiện nay nói chung.
Nhưng nói cho công bằng, không phải chỉ một mình Vũ Văn Hiển mới văng tục như thế. Đầu thế kỷ 20, trong cảnh hộ đê ở miền Bắc, khi, trước nguy cơ nước lũ càng lúc càng dâng cao, nguy cơ vỡ đê càng lúc càng lớn và trong lúc người dân đang hùng hục khuân cát, khuân đá nặng nề dưới những cơn mưa tầm tã, một vị quan nào đó vẫn lớn tiếng xổ c. um sùm. Tiếng chửi tục ấy được nhà thơ trào phúng Nguyễn Thiện Kế, anh rể của Tản Đà, ghi lại trong hai câu thơ đến bây giờ vẫn được ghi nhớ:
Trên đê cụ lớn văng con c.
Dưới đất thầy cai thượng cẳng tay.
Ngày xưa có “cụ lớn”, bây giờ có “cụ Hiển”: Cả hai đều thuộc giới có quyền lực. Họ dùng những chữ “con c.” để quất vào tai người khác. Để nhục mạ người khác. Và cũng để chứng tỏ uy quyền của mình.
Còn những người thấp cổ bé miệng thì sao? Chắc cũng không vừa gì. Trong cuốn “Ghi” của Trần Dần (2001), có một đoạn nhật ký viết rải rác từ ngày 20 tháng 9 đến ngày 1 tháng 10 năm 1954, nhân nhắc đến các chủ trương bắt mọi người phải học tập chính trị liên tục của chính quyền miền Bắc ngay sau hiệp định Geneva, Trần Dần viết:
“Tôi muốn tả được những chiến sĩ cố nông lấy thân mình lấp lỗ châu mai. Và cũng người chiến sĩ cố nông chỉ muốn lấy thân mình làm túi cơm giá áo. Những người chiến sĩ xô vào lửa quên mình và những chiến sĩ sĩ chùn về sau xó bếp, cháy quần vì rang ngô. Người anh hùng và người dút dát. Người đang dút dát thành anh hùng. Người đang anh hùng tụt xuống dút dát. Người lấy súng bắn địch và người lại lấy súng tự thương. Những người chiến sĩ lầm lì và những người chiến sĩ ba hoa. Người thuần, người ngổ ngáo. Người chỉ biết phục tùng, người hay cãi bướng. Và đa số là ngại học tập, ngại nghe đả thông. Ngại nghe cán bộ nói nhiều. Ngại bị ‘nắm tư tưởng’. Nắm, nắm con c.” (tr. 47-8).
Trong một bài viết trước đây, sau khi trích đoạn ấy, tôi có viết:
“Tôi thích cái câu cuối cùng ấy. Nó hiên ngang. Nó hùng dũng. Nó đầy khí lực và khí thế. Và tôi tin là tôi hiểu được tại sao Trần Dần lại hạ bút viết như vậy. Cũng như tôi hiểu tại sao ngày xưa Nguyễn Công Trứ từng hạ bút làm thơ ‘Ð…o mẹ nhân tình đã biết rồi’. Sống trong một xã hội như xã hội Việt Nam, chỉ có thánh may ra mới không biết chửi tục.” http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=1410
Mới đây, tôi mới sực nhớ đến một “con c.” khác trong thơ Việt Nam. Đó là bài “Ký sự 30.4.1975” (1) in trong tập Nổi lửa của Nguyễn Mậu Lâm. Cả bài thơ như sau:
Ngày ba mươi tháng tư năm tám lăm
Mới ba giờ khuya
Trời còn tối đen
Sương rơi mờ cả mắt
Thằng công an khu vực đã xông đến trước cửa từng nhà, từng nhà, hét:
“Dậy, dậy lẹ lên, đi mít-ting”
Tôi cũng dậy
“Ừ, thì thôi, mày bắt, tao đi.”
Đã khá đông người đứng trước
đồn công an phường
Mọi người đứng co ro lại vì rét.
Lác đác đôi ba ngọn đèn đường đỏ hắt
Không đủ làm hồng những mặt người
đang tái mét
Mọi người đứng yên
Trên mặt
Giấc ngủ còn đọng lại.
Mọi người đứng yên
Như những ngôi mộ lặng lẽ đi trên một nghĩa trang
Chỉ có cái mỏ của thằng công an là
luôn luôn hoạt động
Nó la
Nó hét
Lồng lộng trong đêm khuya:
“Trẻ em hả? – Hàng này!”
“Thanh niên hả? – Hàng này!”
“Đàn bà, hàng này!”
“Đàn ông, hàng này!”
“Bọn tu sĩ, hàng này!”
“Còn bọn nguỵ, lại đây! Lại đây!”
Chúng tôi đi
Những ngôi mả biết đi
Những thây người biết run trong rét
Bước đi.
Năm giờ sáng, chúng tôi tới quảng trường thành phố
Người bị lùa về đây như thác đổ
Từng hàng
Từng hàng
Đứng lặng yên.
Trẻ con tựa vào nhau ngủ gật
Người lớn ngồi bệt cả xuống đất
Tôi vấn điếu thuốc rê
Đốt mãi không cháy
Gió lạnh.
Chín giờ sáng cuộc mít-ting bắt đầu
Mọi người đứng lên
Nghiêm
Chào chủ tịch đoàn
Chào đồng chí bí thư tỉnh uỷ
Chào đồng chí chủ tịch uỷ ban nhân dân
Nghiêm
Chào tất cả các đồng chí đến sau
ngồi ngất ngưởng trên hàng ghế cao.
Rồi hát
Mọi người đều phải hát
“Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng…”
Tôi im.
Thằng công an ào tới như một cơn gió
“Hát, hát! Đ. Má, tại sao mày không hát?”
Ừ, thì tôi hát
Lí nhí như nhai cơm nát
Thằng công an lại quát:
“Hát to lên!”
Tôi lại phải gào lên như ễnh ương kêu
Mọi người đều phải hát
Tôi muốn trào nước mắt
Lòng đau như cắt
Trong bụng cứ sôi lên tiếng chửi lầm thầm:
“Con c.!”
(Quê Mẹ xuất bản tại Paris năm 1988, tr. 41-3)
Tôi không biết các bạn có thích hai chữ “con c.” của Trần Dần hay Nguyễn Mậu Lâm hay không, tuy nhiên, tôi biết chắc một điều: Nếu “Bác Hồ” còn sống, chắc “Bác” sẽ thích. Tôi tin như thế vì tôi chợt nhớ đến đoạn văn của ông, được in lại trong cuốn Hồ Chí Minh với văn hóa – văn nghệ do Đinh Xuân Dũng và Nguyên An tuyển chọn, nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa ấn hành năm 2005 như sau:
“Có một lần, một vị tướng của Napoleon đệ nhất bị bao vây ở Waterloo. Kẻ địch ra lệnh cho ông ta đầu hàng, ông đáp cộc lốc: “Cứt”. Câu nói ấy chỉ là một từ, lại là một từ tục tĩu. Nhưng trong tình thế nguy kịch nghiêm trọng ấy của một vị tướng nghìn lời nói cũng không thể nào thể hiện được hơn lòng dũng cảm và sự khinh bỉ của ông đối với kẻ thù. Và chỉ một lời đáp ấy cũng đủ để vị tướng củng cố được đội ngũ của mình. Chỉ câu nói ấy cũng đủ làm cho tên ông vang dội khắp châu Âu. Nó còn được ghi vào biên niên sử cho đến ngày nay và người Pháp ai cũng biết đến lời đáp ấy.” (tr. 12).
“Cứt” hay “c.” thì cũng vậy. Từ một kẻ quyền lực và muốn phô trương quyền lực, nó là một sự thô bỉ. Nhưng từ những kẻ đang thất thế, nó lại thể hiện được thái độ mà Hồ Chí Minh gọi là “lòng dũng cảm và sự khinh bỉ”.
Cùng một chữ, nhưng ở hai góc độ, nó có ý nghĩa khác hẳn nhau. (2)
Chú thích:
Không nhắc có lẽ ai cũng nhớ người nổi tiếng nhất về việc nói tục ở trong nước trong năm 2012 vừa qua không ai khác hơn là Trung tá công an Vũ Văn Hiển tại phiên xử Điếu Cày Nguyễn Văn Hải tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 24/9: “Tự do cái con c.!”
Văng “con c.” trước người khác là điều không nên; với phụ nữ (vợ cũ của Điếu Cày) lại càng không nên; trước đám đông, lại càng không nên nữa. Không những vậy, chữ “con c.” ấy lại phát ra từ miệng một người đang mặc đồng phục, đứng trước toà án, và đi liền với hai chữ “tự do”: Tất cả lại càng không nên. Không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều người xúm vào phê phán Vũ Văn Hiển tơi tả. Họ xem câu văng tục ấy như một cách nói tiêu biểu của giới thống trị tại Việt Nam hiện nay nói chung.
Nhưng nói cho công bằng, không phải chỉ một mình Vũ Văn Hiển mới văng tục như thế. Đầu thế kỷ 20, trong cảnh hộ đê ở miền Bắc, khi, trước nguy cơ nước lũ càng lúc càng dâng cao, nguy cơ vỡ đê càng lúc càng lớn và trong lúc người dân đang hùng hục khuân cát, khuân đá nặng nề dưới những cơn mưa tầm tã, một vị quan nào đó vẫn lớn tiếng xổ c. um sùm. Tiếng chửi tục ấy được nhà thơ trào phúng Nguyễn Thiện Kế, anh rể của Tản Đà, ghi lại trong hai câu thơ đến bây giờ vẫn được ghi nhớ:
Trên đê cụ lớn văng con c.
Dưới đất thầy cai thượng cẳng tay.
Ngày xưa có “cụ lớn”, bây giờ có “cụ Hiển”: Cả hai đều thuộc giới có quyền lực. Họ dùng những chữ “con c.” để quất vào tai người khác. Để nhục mạ người khác. Và cũng để chứng tỏ uy quyền của mình.
Còn những người thấp cổ bé miệng thì sao? Chắc cũng không vừa gì. Trong cuốn “Ghi” của Trần Dần (2001), có một đoạn nhật ký viết rải rác từ ngày 20 tháng 9 đến ngày 1 tháng 10 năm 1954, nhân nhắc đến các chủ trương bắt mọi người phải học tập chính trị liên tục của chính quyền miền Bắc ngay sau hiệp định Geneva, Trần Dần viết:
“Tôi muốn tả được những chiến sĩ cố nông lấy thân mình lấp lỗ châu mai. Và cũng người chiến sĩ cố nông chỉ muốn lấy thân mình làm túi cơm giá áo. Những người chiến sĩ xô vào lửa quên mình và những chiến sĩ sĩ chùn về sau xó bếp, cháy quần vì rang ngô. Người anh hùng và người dút dát. Người đang dút dát thành anh hùng. Người đang anh hùng tụt xuống dút dát. Người lấy súng bắn địch và người lại lấy súng tự thương. Những người chiến sĩ lầm lì và những người chiến sĩ ba hoa. Người thuần, người ngổ ngáo. Người chỉ biết phục tùng, người hay cãi bướng. Và đa số là ngại học tập, ngại nghe đả thông. Ngại nghe cán bộ nói nhiều. Ngại bị ‘nắm tư tưởng’. Nắm, nắm con c.” (tr. 47-8).
Trong một bài viết trước đây, sau khi trích đoạn ấy, tôi có viết:
“Tôi thích cái câu cuối cùng ấy. Nó hiên ngang. Nó hùng dũng. Nó đầy khí lực và khí thế. Và tôi tin là tôi hiểu được tại sao Trần Dần lại hạ bút viết như vậy. Cũng như tôi hiểu tại sao ngày xưa Nguyễn Công Trứ từng hạ bút làm thơ ‘Ð…o mẹ nhân tình đã biết rồi’. Sống trong một xã hội như xã hội Việt Nam, chỉ có thánh may ra mới không biết chửi tục.” http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=1410
Mới đây, tôi mới sực nhớ đến một “con c.” khác trong thơ Việt Nam. Đó là bài “Ký sự 30.4.1975” (1) in trong tập Nổi lửa của Nguyễn Mậu Lâm. Cả bài thơ như sau:
Ngày ba mươi tháng tư năm tám lăm
Mới ba giờ khuya
Trời còn tối đen
Sương rơi mờ cả mắt
Thằng công an khu vực đã xông đến trước cửa từng nhà, từng nhà, hét:
“Dậy, dậy lẹ lên, đi mít-ting”
Tôi cũng dậy
“Ừ, thì thôi, mày bắt, tao đi.”
Đã khá đông người đứng trước
đồn công an phường
Mọi người đứng co ro lại vì rét.
Lác đác đôi ba ngọn đèn đường đỏ hắt
Không đủ làm hồng những mặt người
đang tái mét
Mọi người đứng yên
Trên mặt
Giấc ngủ còn đọng lại.
Mọi người đứng yên
Như những ngôi mộ lặng lẽ đi trên một nghĩa trang
Chỉ có cái mỏ của thằng công an là
luôn luôn hoạt động
Nó la
Nó hét
Lồng lộng trong đêm khuya:
“Trẻ em hả? – Hàng này!”
“Thanh niên hả? – Hàng này!”
“Đàn bà, hàng này!”
“Đàn ông, hàng này!”
“Bọn tu sĩ, hàng này!”
“Còn bọn nguỵ, lại đây! Lại đây!”
Chúng tôi đi
Những ngôi mả biết đi
Những thây người biết run trong rét
Bước đi.
Năm giờ sáng, chúng tôi tới quảng trường thành phố
Người bị lùa về đây như thác đổ
Từng hàng
Từng hàng
Đứng lặng yên.
Trẻ con tựa vào nhau ngủ gật
Người lớn ngồi bệt cả xuống đất
Tôi vấn điếu thuốc rê
Đốt mãi không cháy
Gió lạnh.
Chín giờ sáng cuộc mít-ting bắt đầu
Mọi người đứng lên
Nghiêm
Chào chủ tịch đoàn
Chào đồng chí bí thư tỉnh uỷ
Chào đồng chí chủ tịch uỷ ban nhân dân
Nghiêm
Chào tất cả các đồng chí đến sau
ngồi ngất ngưởng trên hàng ghế cao.
Rồi hát
Mọi người đều phải hát
“Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng…”
Tôi im.
Thằng công an ào tới như một cơn gió
“Hát, hát! Đ. Má, tại sao mày không hát?”
Ừ, thì tôi hát
Lí nhí như nhai cơm nát
Thằng công an lại quát:
“Hát to lên!”
Tôi lại phải gào lên như ễnh ương kêu
Mọi người đều phải hát
Tôi muốn trào nước mắt
Lòng đau như cắt
Trong bụng cứ sôi lên tiếng chửi lầm thầm:
“Con c.!”
(Quê Mẹ xuất bản tại Paris năm 1988, tr. 41-3)
Tôi không biết các bạn có thích hai chữ “con c.” của Trần Dần hay Nguyễn Mậu Lâm hay không, tuy nhiên, tôi biết chắc một điều: Nếu “Bác Hồ” còn sống, chắc “Bác” sẽ thích. Tôi tin như thế vì tôi chợt nhớ đến đoạn văn của ông, được in lại trong cuốn Hồ Chí Minh với văn hóa – văn nghệ do Đinh Xuân Dũng và Nguyên An tuyển chọn, nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa ấn hành năm 2005 như sau:
“Có một lần, một vị tướng của Napoleon đệ nhất bị bao vây ở Waterloo. Kẻ địch ra lệnh cho ông ta đầu hàng, ông đáp cộc lốc: “Cứt”. Câu nói ấy chỉ là một từ, lại là một từ tục tĩu. Nhưng trong tình thế nguy kịch nghiêm trọng ấy của một vị tướng nghìn lời nói cũng không thể nào thể hiện được hơn lòng dũng cảm và sự khinh bỉ của ông đối với kẻ thù. Và chỉ một lời đáp ấy cũng đủ để vị tướng củng cố được đội ngũ của mình. Chỉ câu nói ấy cũng đủ làm cho tên ông vang dội khắp châu Âu. Nó còn được ghi vào biên niên sử cho đến ngày nay và người Pháp ai cũng biết đến lời đáp ấy.” (tr. 12).
“Cứt” hay “c.” thì cũng vậy. Từ một kẻ quyền lực và muốn phô trương quyền lực, nó là một sự thô bỉ. Nhưng từ những kẻ đang thất thế, nó lại thể hiện được thái độ mà Hồ Chí Minh gọi là “lòng dũng cảm và sự khinh bỉ”.
Cùng một chữ, nhưng ở hai góc độ, nó có ý nghĩa khác hẳn nhau. (2)
Chú thích:
- Tôi đoán ở đây có sự nhầm lẫn: 1985 thay vì 1975 (theo nội dung bài thơ ở dưới).
- Xin lưu ý: Tôn trọng quy định chung của các cơ sở truyền thông đại chúng, tôi viết tắt những chữ bị xem là tục (c.) Trong nhật ký của Trần Dần và thơ Nguyễn Mậu Lâm, tất cả đều được viết nguyên. Đầy đủ.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. - VOA
Bàn ra tán vào (0)
Nói tục _Nguyễn Hưng Quốc
Viết xong về bài luận văn đang gây “choáng váng” mọi người trong nước do tính chất tục tĩu của nó, tự dưng tôi lại nghĩ đến chuyện nói tục của người lớn.
Blog / Nguyễn Hưng Quốc
Nói tục
Viết xong về bài luận văn đang gây “choáng váng” mọi người trong nước do tính chất tục tĩu của nó, tự dưng tôi lại nghĩ đến chuyện nói tục của người lớn.
Không nhắc có lẽ ai cũng nhớ người nổi tiếng nhất về việc nói tục ở trong nước trong năm 2012 vừa qua không ai khác hơn là Trung tá công an Vũ Văn Hiển tại phiên xử Điếu Cày Nguyễn Văn Hải tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 24/9: “Tự do cái con c.!”
Văng “con c.” trước người khác là điều không nên; với phụ nữ (vợ cũ của Điếu Cày) lại càng không nên; trước đám đông, lại càng không nên nữa. Không những vậy, chữ “con c.” ấy lại phát ra từ miệng một người đang mặc đồng phục, đứng trước toà án, và đi liền với hai chữ “tự do”: Tất cả lại càng không nên. Không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều người xúm vào phê phán Vũ Văn Hiển tơi tả. Họ xem câu văng tục ấy như một cách nói tiêu biểu của giới thống trị tại Việt Nam hiện nay nói chung.
Nhưng nói cho công bằng, không phải chỉ một mình Vũ Văn Hiển mới văng tục như thế. Đầu thế kỷ 20, trong cảnh hộ đê ở miền Bắc, khi, trước nguy cơ nước lũ càng lúc càng dâng cao, nguy cơ vỡ đê càng lúc càng lớn và trong lúc người dân đang hùng hục khuân cát, khuân đá nặng nề dưới những cơn mưa tầm tã, một vị quan nào đó vẫn lớn tiếng xổ c. um sùm. Tiếng chửi tục ấy được nhà thơ trào phúng Nguyễn Thiện Kế, anh rể của Tản Đà, ghi lại trong hai câu thơ đến bây giờ vẫn được ghi nhớ:
Trên đê cụ lớn văng con c.
Dưới đất thầy cai thượng cẳng tay.
Ngày xưa có “cụ lớn”, bây giờ có “cụ Hiển”: Cả hai đều thuộc giới có quyền lực. Họ dùng những chữ “con c.” để quất vào tai người khác. Để nhục mạ người khác. Và cũng để chứng tỏ uy quyền của mình.
Còn những người thấp cổ bé miệng thì sao? Chắc cũng không vừa gì. Trong cuốn “Ghi” của Trần Dần (2001), có một đoạn nhật ký viết rải rác từ ngày 20 tháng 9 đến ngày 1 tháng 10 năm 1954, nhân nhắc đến các chủ trương bắt mọi người phải học tập chính trị liên tục của chính quyền miền Bắc ngay sau hiệp định Geneva, Trần Dần viết:
“Tôi muốn tả được những chiến sĩ cố nông lấy thân mình lấp lỗ châu mai. Và cũng người chiến sĩ cố nông chỉ muốn lấy thân mình làm túi cơm giá áo. Những người chiến sĩ xô vào lửa quên mình và những chiến sĩ sĩ chùn về sau xó bếp, cháy quần vì rang ngô. Người anh hùng và người dút dát. Người đang dút dát thành anh hùng. Người đang anh hùng tụt xuống dút dát. Người lấy súng bắn địch và người lại lấy súng tự thương. Những người chiến sĩ lầm lì và những người chiến sĩ ba hoa. Người thuần, người ngổ ngáo. Người chỉ biết phục tùng, người hay cãi bướng. Và đa số là ngại học tập, ngại nghe đả thông. Ngại nghe cán bộ nói nhiều. Ngại bị ‘nắm tư tưởng’. Nắm, nắm con c.” (tr. 47-8).
Trong một bài viết trước đây, sau khi trích đoạn ấy, tôi có viết:
“Tôi thích cái câu cuối cùng ấy. Nó hiên ngang. Nó hùng dũng. Nó đầy khí lực và khí thế. Và tôi tin là tôi hiểu được tại sao Trần Dần lại hạ bút viết như vậy. Cũng như tôi hiểu tại sao ngày xưa Nguyễn Công Trứ từng hạ bút làm thơ ‘Ð…o mẹ nhân tình đã biết rồi’. Sống trong một xã hội như xã hội Việt Nam, chỉ có thánh may ra mới không biết chửi tục.” http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=1410
Mới đây, tôi mới sực nhớ đến một “con c.” khác trong thơ Việt Nam. Đó là bài “Ký sự 30.4.1975” (1) in trong tập Nổi lửa của Nguyễn Mậu Lâm. Cả bài thơ như sau:
Ngày ba mươi tháng tư năm tám lăm
Mới ba giờ khuya
Trời còn tối đen
Sương rơi mờ cả mắt
Thằng công an khu vực đã xông đến trước cửa từng nhà, từng nhà, hét:
“Dậy, dậy lẹ lên, đi mít-ting”
Tôi cũng dậy
“Ừ, thì thôi, mày bắt, tao đi.”
Đã khá đông người đứng trước
đồn công an phường
Mọi người đứng co ro lại vì rét.
Lác đác đôi ba ngọn đèn đường đỏ hắt
Không đủ làm hồng những mặt người
đang tái mét
Mọi người đứng yên
Trên mặt
Giấc ngủ còn đọng lại.
Mọi người đứng yên
Như những ngôi mộ lặng lẽ đi trên một nghĩa trang
Chỉ có cái mỏ của thằng công an là
luôn luôn hoạt động
Nó la
Nó hét
Lồng lộng trong đêm khuya:
“Trẻ em hả? – Hàng này!”
“Thanh niên hả? – Hàng này!”
“Đàn bà, hàng này!”
“Đàn ông, hàng này!”
“Bọn tu sĩ, hàng này!”
“Còn bọn nguỵ, lại đây! Lại đây!”
Chúng tôi đi
Những ngôi mả biết đi
Những thây người biết run trong rét
Bước đi.
Năm giờ sáng, chúng tôi tới quảng trường thành phố
Người bị lùa về đây như thác đổ
Từng hàng
Từng hàng
Đứng lặng yên.
Trẻ con tựa vào nhau ngủ gật
Người lớn ngồi bệt cả xuống đất
Tôi vấn điếu thuốc rê
Đốt mãi không cháy
Gió lạnh.
Chín giờ sáng cuộc mít-ting bắt đầu
Mọi người đứng lên
Nghiêm
Chào chủ tịch đoàn
Chào đồng chí bí thư tỉnh uỷ
Chào đồng chí chủ tịch uỷ ban nhân dân
Nghiêm
Chào tất cả các đồng chí đến sau
ngồi ngất ngưởng trên hàng ghế cao.
Rồi hát
Mọi người đều phải hát
“Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng…”
Tôi im.
Thằng công an ào tới như một cơn gió
“Hát, hát! Đ. Má, tại sao mày không hát?”
Ừ, thì tôi hát
Lí nhí như nhai cơm nát
Thằng công an lại quát:
“Hát to lên!”
Tôi lại phải gào lên như ễnh ương kêu
Mọi người đều phải hát
Tôi muốn trào nước mắt
Lòng đau như cắt
Trong bụng cứ sôi lên tiếng chửi lầm thầm:
“Con c.!”
(Quê Mẹ xuất bản tại Paris năm 1988, tr. 41-3)
Tôi không biết các bạn có thích hai chữ “con c.” của Trần Dần hay Nguyễn Mậu Lâm hay không, tuy nhiên, tôi biết chắc một điều: Nếu “Bác Hồ” còn sống, chắc “Bác” sẽ thích. Tôi tin như thế vì tôi chợt nhớ đến đoạn văn của ông, được in lại trong cuốn Hồ Chí Minh với văn hóa – văn nghệ do Đinh Xuân Dũng và Nguyên An tuyển chọn, nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa ấn hành năm 2005 như sau:
“Có một lần, một vị tướng của Napoleon đệ nhất bị bao vây ở Waterloo. Kẻ địch ra lệnh cho ông ta đầu hàng, ông đáp cộc lốc: “Cứt”. Câu nói ấy chỉ là một từ, lại là một từ tục tĩu. Nhưng trong tình thế nguy kịch nghiêm trọng ấy của một vị tướng nghìn lời nói cũng không thể nào thể hiện được hơn lòng dũng cảm và sự khinh bỉ của ông đối với kẻ thù. Và chỉ một lời đáp ấy cũng đủ để vị tướng củng cố được đội ngũ của mình. Chỉ câu nói ấy cũng đủ làm cho tên ông vang dội khắp châu Âu. Nó còn được ghi vào biên niên sử cho đến ngày nay và người Pháp ai cũng biết đến lời đáp ấy.” (tr. 12).
“Cứt” hay “c.” thì cũng vậy. Từ một kẻ quyền lực và muốn phô trương quyền lực, nó là một sự thô bỉ. Nhưng từ những kẻ đang thất thế, nó lại thể hiện được thái độ mà Hồ Chí Minh gọi là “lòng dũng cảm và sự khinh bỉ”.
Cùng một chữ, nhưng ở hai góc độ, nó có ý nghĩa khác hẳn nhau. (2)
Chú thích:
Không nhắc có lẽ ai cũng nhớ người nổi tiếng nhất về việc nói tục ở trong nước trong năm 2012 vừa qua không ai khác hơn là Trung tá công an Vũ Văn Hiển tại phiên xử Điếu Cày Nguyễn Văn Hải tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 24/9: “Tự do cái con c.!”
Văng “con c.” trước người khác là điều không nên; với phụ nữ (vợ cũ của Điếu Cày) lại càng không nên; trước đám đông, lại càng không nên nữa. Không những vậy, chữ “con c.” ấy lại phát ra từ miệng một người đang mặc đồng phục, đứng trước toà án, và đi liền với hai chữ “tự do”: Tất cả lại càng không nên. Không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều người xúm vào phê phán Vũ Văn Hiển tơi tả. Họ xem câu văng tục ấy như một cách nói tiêu biểu của giới thống trị tại Việt Nam hiện nay nói chung.
Nhưng nói cho công bằng, không phải chỉ một mình Vũ Văn Hiển mới văng tục như thế. Đầu thế kỷ 20, trong cảnh hộ đê ở miền Bắc, khi, trước nguy cơ nước lũ càng lúc càng dâng cao, nguy cơ vỡ đê càng lúc càng lớn và trong lúc người dân đang hùng hục khuân cát, khuân đá nặng nề dưới những cơn mưa tầm tã, một vị quan nào đó vẫn lớn tiếng xổ c. um sùm. Tiếng chửi tục ấy được nhà thơ trào phúng Nguyễn Thiện Kế, anh rể của Tản Đà, ghi lại trong hai câu thơ đến bây giờ vẫn được ghi nhớ:
Trên đê cụ lớn văng con c.
Dưới đất thầy cai thượng cẳng tay.
Ngày xưa có “cụ lớn”, bây giờ có “cụ Hiển”: Cả hai đều thuộc giới có quyền lực. Họ dùng những chữ “con c.” để quất vào tai người khác. Để nhục mạ người khác. Và cũng để chứng tỏ uy quyền của mình.
Còn những người thấp cổ bé miệng thì sao? Chắc cũng không vừa gì. Trong cuốn “Ghi” của Trần Dần (2001), có một đoạn nhật ký viết rải rác từ ngày 20 tháng 9 đến ngày 1 tháng 10 năm 1954, nhân nhắc đến các chủ trương bắt mọi người phải học tập chính trị liên tục của chính quyền miền Bắc ngay sau hiệp định Geneva, Trần Dần viết:
“Tôi muốn tả được những chiến sĩ cố nông lấy thân mình lấp lỗ châu mai. Và cũng người chiến sĩ cố nông chỉ muốn lấy thân mình làm túi cơm giá áo. Những người chiến sĩ xô vào lửa quên mình và những chiến sĩ sĩ chùn về sau xó bếp, cháy quần vì rang ngô. Người anh hùng và người dút dát. Người đang dút dát thành anh hùng. Người đang anh hùng tụt xuống dút dát. Người lấy súng bắn địch và người lại lấy súng tự thương. Những người chiến sĩ lầm lì và những người chiến sĩ ba hoa. Người thuần, người ngổ ngáo. Người chỉ biết phục tùng, người hay cãi bướng. Và đa số là ngại học tập, ngại nghe đả thông. Ngại nghe cán bộ nói nhiều. Ngại bị ‘nắm tư tưởng’. Nắm, nắm con c.” (tr. 47-8).
Trong một bài viết trước đây, sau khi trích đoạn ấy, tôi có viết:
“Tôi thích cái câu cuối cùng ấy. Nó hiên ngang. Nó hùng dũng. Nó đầy khí lực và khí thế. Và tôi tin là tôi hiểu được tại sao Trần Dần lại hạ bút viết như vậy. Cũng như tôi hiểu tại sao ngày xưa Nguyễn Công Trứ từng hạ bút làm thơ ‘Ð…o mẹ nhân tình đã biết rồi’. Sống trong một xã hội như xã hội Việt Nam, chỉ có thánh may ra mới không biết chửi tục.” http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=1410
Mới đây, tôi mới sực nhớ đến một “con c.” khác trong thơ Việt Nam. Đó là bài “Ký sự 30.4.1975” (1) in trong tập Nổi lửa của Nguyễn Mậu Lâm. Cả bài thơ như sau:
Ngày ba mươi tháng tư năm tám lăm
Mới ba giờ khuya
Trời còn tối đen
Sương rơi mờ cả mắt
Thằng công an khu vực đã xông đến trước cửa từng nhà, từng nhà, hét:
“Dậy, dậy lẹ lên, đi mít-ting”
Tôi cũng dậy
“Ừ, thì thôi, mày bắt, tao đi.”
Đã khá đông người đứng trước
đồn công an phường
Mọi người đứng co ro lại vì rét.
Lác đác đôi ba ngọn đèn đường đỏ hắt
Không đủ làm hồng những mặt người
đang tái mét
Mọi người đứng yên
Trên mặt
Giấc ngủ còn đọng lại.
Mọi người đứng yên
Như những ngôi mộ lặng lẽ đi trên một nghĩa trang
Chỉ có cái mỏ của thằng công an là
luôn luôn hoạt động
Nó la
Nó hét
Lồng lộng trong đêm khuya:
“Trẻ em hả? – Hàng này!”
“Thanh niên hả? – Hàng này!”
“Đàn bà, hàng này!”
“Đàn ông, hàng này!”
“Bọn tu sĩ, hàng này!”
“Còn bọn nguỵ, lại đây! Lại đây!”
Chúng tôi đi
Những ngôi mả biết đi
Những thây người biết run trong rét
Bước đi.
Năm giờ sáng, chúng tôi tới quảng trường thành phố
Người bị lùa về đây như thác đổ
Từng hàng
Từng hàng
Đứng lặng yên.
Trẻ con tựa vào nhau ngủ gật
Người lớn ngồi bệt cả xuống đất
Tôi vấn điếu thuốc rê
Đốt mãi không cháy
Gió lạnh.
Chín giờ sáng cuộc mít-ting bắt đầu
Mọi người đứng lên
Nghiêm
Chào chủ tịch đoàn
Chào đồng chí bí thư tỉnh uỷ
Chào đồng chí chủ tịch uỷ ban nhân dân
Nghiêm
Chào tất cả các đồng chí đến sau
ngồi ngất ngưởng trên hàng ghế cao.
Rồi hát
Mọi người đều phải hát
“Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng…”
Tôi im.
Thằng công an ào tới như một cơn gió
“Hát, hát! Đ. Má, tại sao mày không hát?”
Ừ, thì tôi hát
Lí nhí như nhai cơm nát
Thằng công an lại quát:
“Hát to lên!”
Tôi lại phải gào lên như ễnh ương kêu
Mọi người đều phải hát
Tôi muốn trào nước mắt
Lòng đau như cắt
Trong bụng cứ sôi lên tiếng chửi lầm thầm:
“Con c.!”
(Quê Mẹ xuất bản tại Paris năm 1988, tr. 41-3)
Tôi không biết các bạn có thích hai chữ “con c.” của Trần Dần hay Nguyễn Mậu Lâm hay không, tuy nhiên, tôi biết chắc một điều: Nếu “Bác Hồ” còn sống, chắc “Bác” sẽ thích. Tôi tin như thế vì tôi chợt nhớ đến đoạn văn của ông, được in lại trong cuốn Hồ Chí Minh với văn hóa – văn nghệ do Đinh Xuân Dũng và Nguyên An tuyển chọn, nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa ấn hành năm 2005 như sau:
“Có một lần, một vị tướng của Napoleon đệ nhất bị bao vây ở Waterloo. Kẻ địch ra lệnh cho ông ta đầu hàng, ông đáp cộc lốc: “Cứt”. Câu nói ấy chỉ là một từ, lại là một từ tục tĩu. Nhưng trong tình thế nguy kịch nghiêm trọng ấy của một vị tướng nghìn lời nói cũng không thể nào thể hiện được hơn lòng dũng cảm và sự khinh bỉ của ông đối với kẻ thù. Và chỉ một lời đáp ấy cũng đủ để vị tướng củng cố được đội ngũ của mình. Chỉ câu nói ấy cũng đủ làm cho tên ông vang dội khắp châu Âu. Nó còn được ghi vào biên niên sử cho đến ngày nay và người Pháp ai cũng biết đến lời đáp ấy.” (tr. 12).
“Cứt” hay “c.” thì cũng vậy. Từ một kẻ quyền lực và muốn phô trương quyền lực, nó là một sự thô bỉ. Nhưng từ những kẻ đang thất thế, nó lại thể hiện được thái độ mà Hồ Chí Minh gọi là “lòng dũng cảm và sự khinh bỉ”.
Cùng một chữ, nhưng ở hai góc độ, nó có ý nghĩa khác hẳn nhau. (2)
Chú thích:
- Tôi đoán ở đây có sự nhầm lẫn: 1985 thay vì 1975 (theo nội dung bài thơ ở dưới).
- Xin lưu ý: Tôn trọng quy định chung của các cơ sở truyền thông đại chúng, tôi viết tắt những chữ bị xem là tục (c.) Trong nhật ký của Trần Dần và thơ Nguyễn Mậu Lâm, tất cả đều được viết nguyên. Đầy đủ.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. - VOA