Chính vì có thể nhờ tay những người chống cộng theo cảm tính và quần chúng dễ tin ấy “đốt cháy” những người chống cộng từ trong nước ra hải ngoại, mà chúng thường tìm cách đẩy những nhà đấu tranh
Chính vì có thể nhờ tay những người chống cộng theo cảm tính
và quần chúng dễ tin ấy “đốt cháy” những người chống cộng từ trong nước
ra hải ngoại, mà chúng thường tìm cách đẩy những nhà đấu tranh trong
nước đang gây khó khăn và bất lợi rất lớn cho chúng ra hải ngoại. Chúng
mong muốn nhờ tay kẻ thù của chúng tại hải ngoại “giết chết” những người
đang gây khó khăn và rắc rối cho chúng.
Nguyễn Chính Kết
- Những người đọc “Tam Thập Lục Kế”
của Tôn Tử không lạ gì kế “tá đao sát nhân”. Đó là kế mượn tay người
khác để giết người mình muốn giết, hầu tránh bị mang tiếng là thủ phạm
giết người. Kế này thật hay, và người ra tay giết giùm nạn nhân thay cho
thủ phạm giấu mặt ấy là kẻ bị trúng kế.
Để minh họa cho kế “Tá đao sát nhân”, các tác giả binh pháp thường
kể chuyện Tào Tháo mượn tay Lưu Biểu giết Nễ Hành, nhưng Lưu Biểu nhận
ra thâm ý của Tào Tháo, bèn nhờ tay người khác là Hoàng Tố giết. Câu
chuyện được lấy trong “Tam Quốc diễn nghĩa” hồi 23, có thể tóm lược như
sau:
Nễ Hành là một tay có tài nhưng tính tình ngang tàng, dễ gây mất
lòng. Ông được người bạn là Khổng Dung tiến cử lên Tào Tháo để Tháo
trọng dụng. Nhưng khi đến gặp Tháo, Nễ Hành bất mãn vì không được Tháo
mời ngồi. Do quá thẳng tính và nóng nảy, Hành đã nói những lời xúc phạm
đến Tháo và cả triều thần của Tháo. Tào Tháo giận tím gan và được triều
thần đề nghị giết Hành. Nhưng Tháo không muốn trực tiếp ra lệnh giết vì
sợ mang tiếng là giết người tài, một tai tiếng không tốt mà những người
lãnh đạo thời ấy muốn tránh né. Tháo bèn cử Nễ Hành đi sứ sang Kinh Châu
để dụ Lưu Biểu đầu hàng.
Photo courtesy: www.vn-zoom.com
Đến Kinh Châu vào yết kiến Lưu Biểu, Nễ Hành tuy khen ngợi Biểu,
nhưng trong lời khen vẫn hàm ý trào phúng khiến Biểu giận muốn giết
Hành. Tuy nhiên, Lưu Biểu tinh ý nhận ra ngay thâm ý của Tháo là muốn
mượn tay mình giết Nễ Hành. Không muốn bị mang tiếng mắc mưu Tháo, Biểu
bèn sai Hành đến thuyết phục Hoàng Tổ. Hoàng Tổ ban đầu cũng nể tài của
Nễ Hành, nên mở tiệc chiêu đãi, cả hai đều uống rượu say. Khi Tổ hỏi
Hành nhận xét gì về mình, Hành nói trong cơn say: “Ông giống như tượng
thần trong miếu, tuy được cúng tế nhưng chẳng thiêng liêng gì!” Tổ giận
nói: “Mày bảo tao là tượng gỗ à?” liền sai thủ hạ đem Hành ra chém. Thế
là Hoàng Tổ trúng kế Lưu Biểu khi ra tay giết Hành thay Biểu. Còn Biểu
tuy không trực tiếp giết Hành, nhưng vẫn trúng kế Tào Tháo ở chỗ gián
tiếp giết Nễ Hành thay cho Tháo.
Người sử dụng kế “tá đao sát nhân” mà tài giỏi thì làm cho người
mình mượn tay nhờ giết không biết rằng họ giết người là giết thay cho
mình, đồng thời mang tội hay mang tiếng giết người thay thế cho mình.
Trong câu chuyện ta thấy người muốn giết Nễ Hành là Tào Tháo, nhưng
người ra tay giết Hành lại là Hoàng Tổ. Chính Tào Tháo mới là thủ phạm
giết Hành, nhưng Hoàng Tổ vô tình trở thành tay sai cho Tào Tháo mà hoàn
toàn không biết.
Để thi hành kế “tá đao sát nhân” tài tình như vậy, Tào Tháo phải
nắm được tính tình của Nễ Hành là người tuy có thực tài nhưng có bản
chất vừa cao ngạo lại vừa thẳng tính, không kềm được lời xúc phạm khi bị
chạm tự ái. Ngoài ra Tào Tháo cũng nắm được tâm lý của những kẻ có
quyền cao chức trọng như Lưu Biểu, khi bị chạm tự ái thì rất dễ đi đến
chỗ giết người. Tuy nhiên, Lưu Biểu cũng quá rành kế “tá đao sát nhân”
nên đã không mắc mưu Tào Tháo, nhưng nổi giận vì bị Nễ Hành chạm tự ái,
Biểu cũng dùng ngay kế này để nhờ tay Hoàng Tổ giết Hành thay mình.
Cộng sản có thể rất ngu xuẩn trong việc xây dựng đất nước, trong
việc làm dân giàu nước mạnh, nhưng lại rất giỏi trong những mưu sâu kế
độc để bảo vệ quyền bính và lợi lộc của chúng. Việc sử dụng kế “tá đao
sát nhân” có thể là một sở trường của chúng. Trước đây, Hồ Chí Minh đã
mượn tay Pháp để giết hại cụ Phan Bội Châu và nhiều người yêu nước chống
Pháp khác. Hiện nay, CSVN thường mượn tay bọn du côn du đãng hành hung
các nhà đấu tranh dân chủ, những dân oan biểu tình để tránh tiếng đàn áp
nhân quyền. Ở hải ngoại, chúng thường mượn tay những người chống cộng
theo cảm tính để đánh phá những người chống cộng thật tình nhưng nổi bật
hơn họ... vừa để triệt hạ những người này vừa để ly gián những người
chống cộng với nhau.
Do đó, nếu cứ chống cộng theo cảm tính, ta rất dễ sa vào bẫy của chúng, khiến ta vô tình làm tay sai cho chúng mà không hề biết.
Điều chúng nắm chắc được ở hải ngoại, là có một số nhỏ người tuy
chống cộng rất triệt để, nhưng lại thường hành động theo cảm tính, chẳng
hạn như:
− có khuynh hướng độc đoán, hễ ai chống cộng theo cách thức hay
đường hướng khác với mình là vội vàng lên tiếng chống đối, chụp cho
người ấy một cái mũ bất lợi nào đó như cộng sản, tay sai cộng sản, thân
cộng, “bưng bô” cộng sản, hòa hợp hòa giải với cộng sản, muốn chia ghế
chia quyền với cộng sản, v.v...
− hoặc có khuynh hướng ganh tị, đố kỵ, không chấp nhận cho ai nổi
bật hơn mình, giỏi hơn mình, giàu có hơn mình, nhiều quyền lực hơn mình,
được mọi người quý mến hơn mình, v.v...
− hoặc có tính phe phái, chỉ muốn cho phe đảng của mình thắng thế,
nổi bật, nắm quyền chi phối cộng đồng, không chấp nhận cho phe phái khác
nổi trội hơn, v.v...
Số nhỏ người này thường rất hiếu động trên các phương tiện truyền
thông như các diễn đàn, các room paltalk. Họ lợi dụng tối đa những
phương tiện truyền thông như báo chí, web, blog, email, facebook, v.v...
để phổ biến những điều họ muốn nói, muốn truyền bá đến mọi người. Những
người này một khi ghét ai, chống ai thì có khi họ ghét và chống đối
người ấy còn hơn cả chống cộng sản nữa.
Thêm vào đó, trong số những người có dịp đọc họ, nghe họ, có khá
nhiều người dễ tin, thường tin một cách dễ dàng những gì mình nghe mình
đọc, không cần suy xét xem nó có đáng tin không, đáng tin tới mức nào,
có thể tin được bao nhiêu phần trăm, người viết hay người đọc có uy tín
không, người kể sự việc là nhân chứng trực tiếp hay chỉ là người nghe ai
nói rồi nói lại, khi nghe và nói lại qua nhiều lần truyền tai thì liệu
có bị tam sao thất bản không, v.v... Trong số người dễ tin này, có những
người sẵn sàng tiếp tục phổ biến đến hàng trăm người khác những gì mình
đọc hay mình nghe, không cần xét xem nó đúng hay sai, việc phổ biến ấy
lợi hay hại cho cuộc đấu tranh.
Kinh nghiệm quá khứ cho thấy nhiều người ở trong nước đấu tranh rất
mạnh mẽ, rất can đảm được mọi người tin tưởng và quý mến, nhưng khi cần
ra hải ngoại để tị nạn thì bị đánh phá tơi bời, bị chụp mũ, bị nghi ngờ
khiến cho nỗ lực đấu tranh của họ ít nhiều bị vô hiệu hóa, tiếng nói
của họ không còn sức mạnh… cho dù họ vẫn kiên trì chống cộng, không hề
làm điều gì có hại cho cuộc đấu tranh hay có lợi cho cộng sản cả.
Từ kinh nghiệm đó, cộng sản có thể mượn tay những người chống cộng
theo cảm tính ấy để giết chết sinh mạng chính trị của những người đấu
tranh mà chúng ghét, những người đang gây nguy hiểm hoặc bất lợi rất lớn
cho chúng. Những người này, chúng chỉ có thể giết chết sinh mạng thể
chất của họ, nhưng không thể giết chết sinh mạng chính trị của họ. Những
người chống cộng theo cảm tính rất dễ bị bọn “dư luận viên” cộng sản
khích động bằng kế “khích tướng” để họ chống cộng theo hướng có lợi cho
chúng, tạo chia rẽ trong nội bộ cộng đồng, nhất là tiếp tay cho chúng
đánh phá những người chống cộng khác.
Chính vì có thể nhờ tay những người chống cộng theo cảm tính và
quần chúng dễ tin ấy “đốt cháy” những người chống cộng từ trong nước ra
hải ngoại, mà chúng thường tìm cách đẩy những nhà đấu tranh trong nước
đang gây khó khăn và bất lợi rất lớn cho chúng ra hải ngoại. Chúng mong
muốn nhờ tay kẻ thù của chúng tại hải ngoại “giết chết” những người đang
gây khó khăn và rắc rối cho chúng.
Vì thế, trong cuộc đấu tranh chống với cộng sản đầy mưu kế gian trá
này, chúng ta cần sáng suốt, đừng để “thất tình lục dục” chi phối, thúc
đẩy chúng ta làm những điều ngoài sự kiểm soát của lý trí. Kẻ thù của
chúng ta có thể lợi dụng những cảm xúc ấy để điều khiển chúng ta làm
theo ý chúng mà chúng ta vô tình không biết.
Nguyễn Chính Kết
Cali Today News