Nhân Vật
Ông Giang Trạch Dân đã “xử lý” cựu Thủ tướng Lý Bằng thế nào?
Trợ lý Giáo sư Ngô Quốc Quang thuộc khoa Chính trị và Hành chính Đại học Trung văn Hồng Kông từng có bài viết bàn về thời kỳ đầu khi ông Giang Trạch Dân nắm quyền đã khiến ông Lý Bằng không hài lòng.
Giang Trạch Dân và Lý Bằng (Ảnh: internet)
Trợ lý Giáo sư Ngô Quốc Quang thuộc khoa Chính trị và Hành chính Đại học Trung văn Hồng Kông từng có bài viết bàn về thời kỳ đầu khi ông Giang Trạch Dân nắm quyền đã khiến ông Lý Bằng không hài lòng.
Bài viết còn cho biết, về sau, một trong những khó khăn lớn nhất của ông Giang Trạch Dân là vấn đề vai trò tiếp theo sau khi ông Lý Bằng hết nhiệm kỳ Thủ tướng. Theo Hiến pháp Trung Quốc, nhiệm kỳ của Thủ tướng Quốc vụ viện không vượt quá hai khóa; tới Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc khóa IX vào mùa xuân 1998, ông Lý Bằng đã kết thúc hai khóa Thủ tướng, phải giải nhiệm. Con đường tiếp theo của Lý Bằng là gì? Thủ tướng mới sẽ là ai? Đây là vấn đề nhân sự quan trọng cần quyết định trong Đại hội 15 Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào nửa cuối năm 1997.
Tác giả chỉ ra, vấn đề lối ra của ông Lý Bằng đóng vai trò then chốt trong chia sẻ quyền lực đặt ra trong Đại hội 15 ĐCSTQ. Nếu làm không tốt sẽ là mối đe dọa cho địa vị của ông Giang Trạch Dân.
Trong lịch sử dựng chính quyền của ĐCSTQ, trước ông Lý Bằng từng có ba đời Thủ tướng. Con đường của ba người này cũng khác nhau. Người đầu tiên là ông Chu Ân Lai, qua đời ngay khi còn đương nhiệm nên không tồn tại vấn đề sau khi hết nhiệm kỳ. Người tiếp theo là ông Hoa Quốc Phong, vì thất thế chính trị và phải rời bỏ ghế Thủ tướng, bị mất chức. Thủ tướng thứ ba là ông Triệu Tử Dương, leo đến đỉnh cao quyền lực, sau khi hết nhiệm kỳ lại trở thành Tổng Bí thư, thành người lãnh đạo tối cao; cuối cùng bị hạ bệ sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989.
Với trường hợp ông Lý Bằng, hoàn toàn khác với những người tiền nhiệm. Tác giả cho biết, hướng tiếp theo lý tưởng nhất cho ông Lý Bằng là nhậm chức Chủ tịch nước. Một là ít nhất về lễ nghi là lên chức, trong bộ máy lãnh đạo tối cao đứng địa vị thứ hai, khuôn mặt còn xinh đẹp; hai là có thể tiếp tục ở trong thượng tầng lãnh đạo tối cao, được danh chính ngôn thuận phụ trách việc đối ngoại, giống như trường hợp ông Lý Tiên Niệm trước đây; ba là còn có được thực quyền. Nhưng vấn đề lại liên quan đến sự chia sẻ quyền lực từ ông Giang Trạch Dân.
Nếu ông Giang Trạch Dân không muốn nhường bất cứ vị trí quan trọng nào thì phải nghĩ ra một cách khác. Một là cho hồi phục lại chế độ Chủ tịch Đảng, thiết kế thêm số lượng Phó chủ tịch. Một Phó chủ tịch là quá ít, sẽ làm mất thể diện của Chủ tịch, vì thế nên có từ hai người trở nên. Ông Lý Bằng sẽ vào chức Phó Chủ tịch Đảng chủ chốt. Nhưng điều đáng quan tâm là: chức Phó Chủ tịch này có thực quyền không? Nếu không có thực quyền, ông Lý Bằng sẽ không vừa ý, sẽ cảm thấy mình bị cho đi tàu bay giấy, gặp nguy hiểm về chính trị, giống như ông Lâm Bưu trước đây; còn nếu có thực quyền thì thực quyền này được chia sẻ từ vị trí của ai?
Hướng đi tiếp theo của ông Lý Bằng quay đi quay lại đều liên quan đến địa vị ông Giang Trạch Dân. Nhường quyền lực là điều tuyệt đối không thể. Bố trí không cẩn thận thì địa vị “trung tâm” của ông Giang Trạch Dân sẽ bị suy yếu. Như vậy, mâu thuẫn giữa ông Lý Bằng và ông Giang Trạch Dân là điều khó tránh khỏi.
Bài báo chỉ ra, thực lực chính trị của ông Lý Bằng rất mạnh, đủ sức thách thức thế lực của ông Giang Trạch Dân. Nếu tiếp quản chức Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc hoặc Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị, điều này lại kéo theo triển vọng chính trị của ông Kiều Thạch và ông Lý Thụy Hoàn, sẽ tạo nên cục diện mới trong bộ máy chính trị cao tầng. Tóm lại, vấn đề hậu nhiệm kỳ Thủ tướng của ông Lý Bằng có liên quan chặt chẽ đến địa vị “trung tâm” của ông Giang Trạch Dân.
Qua những thông tin từ giới truyền thông ngoài Trung Quốc, sau sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6/1989, việc ông Giang Trạch Dân làm chủ Trung Nam Hải khiến ông Lý Bằng khi đó không hài lòng, phải nhờ sự can thiệp của ông Đặng Tiểu Bình thế cục mới tạm ổn định. Sau khi ông Đặng Tiểu Bình qua đời, việc suy nghĩ làm sao để giải quyết ông Lý Bằng là vấn đề mà ông Giang Trạch Dân đau đầu nhất.
Theo bài báo, ông Giang Trạch Dân đã bố trí người đi thu thập các tài liệu hủ bại về hai vợ chồng ông Lý Bằng, sau đó cố ý làm lộ cho ông Lý Bằng biết tình hình. Không biết thực hư thế nào, tuy nhiên có thể thấy là sau đó ông Lý Bằng mới chấp nhận sự “sắp đặt”. Năm 1998, sau khi kết thúc hai khóa Thủ tướng, tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc khóa IX, ông Lý Bằng đã tiếp nhận chức Ủy viên Trưởng Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Bài báo cũng tiết lộ, ông Giang Trạch Dân cũng phải trả công về việc để ông Kiều Thạch “nhường” chức vụ này cho ông Lý Bằng. Trong Đại hội 15 ĐCSTQ, ông Kiều Thạch qua tuổi 70 và phải giải nhiệm, vì muốn bảo đảm cho “thái tử” Hồ Cẩm Đào, ông Kiều Thạch liên kết với ông Lý Thụy Hoàn và ông Vạn Lý công khai tiết lộ ông Hồ Cẩm Đào là nòng cốt thế hệ lãnh đạo thứ 4 do chính ông Đặng Tiểu Bình chỉ định, sau đó yêu cầu ông Giang Trạch Dân chuyển giao quyền lực trong Đại hội 16 ĐCSTQ.
Theo secretchina
Tinh Vệ biên dịch
(Đại Kỷ Nguyên VN)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Ông Giang Trạch Dân đã “xử lý” cựu Thủ tướng Lý Bằng thế nào?
Trợ lý Giáo sư Ngô Quốc Quang thuộc khoa Chính trị và Hành chính Đại học Trung văn Hồng Kông từng có bài viết bàn về thời kỳ đầu khi ông Giang Trạch Dân nắm quyền đã khiến ông Lý Bằng không hài lòng.
Giang Trạch Dân và Lý Bằng (Ảnh: internet)
Trợ lý Giáo sư Ngô Quốc Quang thuộc khoa Chính trị và Hành chính Đại học Trung văn Hồng Kông từng có bài viết bàn về thời kỳ đầu khi ông Giang Trạch Dân nắm quyền đã khiến ông Lý Bằng không hài lòng.
Bài viết còn cho biết, về sau, một trong những khó khăn lớn nhất của ông Giang Trạch Dân là vấn đề vai trò tiếp theo sau khi ông Lý Bằng hết nhiệm kỳ Thủ tướng. Theo Hiến pháp Trung Quốc, nhiệm kỳ của Thủ tướng Quốc vụ viện không vượt quá hai khóa; tới Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc khóa IX vào mùa xuân 1998, ông Lý Bằng đã kết thúc hai khóa Thủ tướng, phải giải nhiệm. Con đường tiếp theo của Lý Bằng là gì? Thủ tướng mới sẽ là ai? Đây là vấn đề nhân sự quan trọng cần quyết định trong Đại hội 15 Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào nửa cuối năm 1997.
Tác giả chỉ ra, vấn đề lối ra của ông Lý Bằng đóng vai trò then chốt trong chia sẻ quyền lực đặt ra trong Đại hội 15 ĐCSTQ. Nếu làm không tốt sẽ là mối đe dọa cho địa vị của ông Giang Trạch Dân.
Trong lịch sử dựng chính quyền của ĐCSTQ, trước ông Lý Bằng từng có ba đời Thủ tướng. Con đường của ba người này cũng khác nhau. Người đầu tiên là ông Chu Ân Lai, qua đời ngay khi còn đương nhiệm nên không tồn tại vấn đề sau khi hết nhiệm kỳ. Người tiếp theo là ông Hoa Quốc Phong, vì thất thế chính trị và phải rời bỏ ghế Thủ tướng, bị mất chức. Thủ tướng thứ ba là ông Triệu Tử Dương, leo đến đỉnh cao quyền lực, sau khi hết nhiệm kỳ lại trở thành Tổng Bí thư, thành người lãnh đạo tối cao; cuối cùng bị hạ bệ sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989.
Với trường hợp ông Lý Bằng, hoàn toàn khác với những người tiền nhiệm. Tác giả cho biết, hướng tiếp theo lý tưởng nhất cho ông Lý Bằng là nhậm chức Chủ tịch nước. Một là ít nhất về lễ nghi là lên chức, trong bộ máy lãnh đạo tối cao đứng địa vị thứ hai, khuôn mặt còn xinh đẹp; hai là có thể tiếp tục ở trong thượng tầng lãnh đạo tối cao, được danh chính ngôn thuận phụ trách việc đối ngoại, giống như trường hợp ông Lý Tiên Niệm trước đây; ba là còn có được thực quyền. Nhưng vấn đề lại liên quan đến sự chia sẻ quyền lực từ ông Giang Trạch Dân.
Nếu ông Giang Trạch Dân không muốn nhường bất cứ vị trí quan trọng nào thì phải nghĩ ra một cách khác. Một là cho hồi phục lại chế độ Chủ tịch Đảng, thiết kế thêm số lượng Phó chủ tịch. Một Phó chủ tịch là quá ít, sẽ làm mất thể diện của Chủ tịch, vì thế nên có từ hai người trở nên. Ông Lý Bằng sẽ vào chức Phó Chủ tịch Đảng chủ chốt. Nhưng điều đáng quan tâm là: chức Phó Chủ tịch này có thực quyền không? Nếu không có thực quyền, ông Lý Bằng sẽ không vừa ý, sẽ cảm thấy mình bị cho đi tàu bay giấy, gặp nguy hiểm về chính trị, giống như ông Lâm Bưu trước đây; còn nếu có thực quyền thì thực quyền này được chia sẻ từ vị trí của ai?
Hướng đi tiếp theo của ông Lý Bằng quay đi quay lại đều liên quan đến địa vị ông Giang Trạch Dân. Nhường quyền lực là điều tuyệt đối không thể. Bố trí không cẩn thận thì địa vị “trung tâm” của ông Giang Trạch Dân sẽ bị suy yếu. Như vậy, mâu thuẫn giữa ông Lý Bằng và ông Giang Trạch Dân là điều khó tránh khỏi.
Bài báo chỉ ra, thực lực chính trị của ông Lý Bằng rất mạnh, đủ sức thách thức thế lực của ông Giang Trạch Dân. Nếu tiếp quản chức Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc hoặc Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị, điều này lại kéo theo triển vọng chính trị của ông Kiều Thạch và ông Lý Thụy Hoàn, sẽ tạo nên cục diện mới trong bộ máy chính trị cao tầng. Tóm lại, vấn đề hậu nhiệm kỳ Thủ tướng của ông Lý Bằng có liên quan chặt chẽ đến địa vị “trung tâm” của ông Giang Trạch Dân.
Qua những thông tin từ giới truyền thông ngoài Trung Quốc, sau sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6/1989, việc ông Giang Trạch Dân làm chủ Trung Nam Hải khiến ông Lý Bằng khi đó không hài lòng, phải nhờ sự can thiệp của ông Đặng Tiểu Bình thế cục mới tạm ổn định. Sau khi ông Đặng Tiểu Bình qua đời, việc suy nghĩ làm sao để giải quyết ông Lý Bằng là vấn đề mà ông Giang Trạch Dân đau đầu nhất.
Theo bài báo, ông Giang Trạch Dân đã bố trí người đi thu thập các tài liệu hủ bại về hai vợ chồng ông Lý Bằng, sau đó cố ý làm lộ cho ông Lý Bằng biết tình hình. Không biết thực hư thế nào, tuy nhiên có thể thấy là sau đó ông Lý Bằng mới chấp nhận sự “sắp đặt”. Năm 1998, sau khi kết thúc hai khóa Thủ tướng, tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc khóa IX, ông Lý Bằng đã tiếp nhận chức Ủy viên Trưởng Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Bài báo cũng tiết lộ, ông Giang Trạch Dân cũng phải trả công về việc để ông Kiều Thạch “nhường” chức vụ này cho ông Lý Bằng. Trong Đại hội 15 ĐCSTQ, ông Kiều Thạch qua tuổi 70 và phải giải nhiệm, vì muốn bảo đảm cho “thái tử” Hồ Cẩm Đào, ông Kiều Thạch liên kết với ông Lý Thụy Hoàn và ông Vạn Lý công khai tiết lộ ông Hồ Cẩm Đào là nòng cốt thế hệ lãnh đạo thứ 4 do chính ông Đặng Tiểu Bình chỉ định, sau đó yêu cầu ông Giang Trạch Dân chuyển giao quyền lực trong Đại hội 16 ĐCSTQ.
Theo secretchina
Tinh Vệ biên dịch
(Đại Kỷ Nguyên VN)