Xe cán chó

Ông " Nhà Văn Quân Đội" Này Từng Viết Nhiều Bài Chửi " Mỹ Ngụy ": Tôi qua Mỹ...

Nhà văn Trung Trung Đỉnh vốn là một người lính thời chống Mỹ. Ông được biết đến như một nhà văn viết về chiến tranh với những tác phẩm có giá trị lớn.


Nhà văn Trung Trung Đỉnh vốn là một người lính thời chống Mỹ. Ông được biết đến như một nhà văn viết về chiến tranh với những tác phẩm có giá trị lớn. Ông cũng đã từng đi nhiều nơi và cũng đã đến Mỹ -  đất nước một thời ở “bên kia chiến tuyến” không ít lần. Lần này, ông trở lại nước Mỹ với một tâm thế khác, tâm thế của một người “đi chơi” nhưng những “chuyện nhặt” mà  ông gom được mang đến cho độc giả không ít thú vị…

Không ăn, mà đi “xem” học

Tôi gặp anh Quan do sự giới thiệu của dịch giả Nguyễn Trọng Nguyên, người rất “thạo Mỹ” vì anh có nhiều năm học tập và làm việc ở đây. Anh Quan từng là kỹ sư điện tử, là giám đốc một công ty, có trong tay một tài sản lớn, quản lý trên 200 người làm. Nay thì… thất nghiệp. Ở đây sao mà lắm người thất nghiệp thế! Lại nhớ hôm trước đi Arizona gặp anh Quang, cũng là một kỹ sư điện tử lâu năm, cũng do đang thất nghiệp mà đưa tôi đi thăm chơi được nhiều nơi.

Quan bảo tôi: “Anh thích đi đâu cũng được, xa thì đi bằng máy bay, gần thì bằng ô-tô, anh muốn ăn gì ở Mỹ tôi chiêu đãi thỏa thích…”. Theo Quan, sang Mỹ mà không ăn thịt bò bít-tết do chính nhà hàng Mỹ, người Mỹ làm, uống vang Mỹ (anh nhấn mạnh: “Phải là vang Mỹ kia, vang sản xuất ở vùng nho San Francisco mới thật là ngon và đã!”), thì không ổn.

Tôi phải thú thật, cái khoản ẩm thực của tôi rất “vớ vẩn”, ăn gì cũng thấy ngon, lại thêm thấy ăn những món nấu nướng cầu kỳ quá không hợp, nên ra sức từ chối. Quan bảo tôi, anh không ép. Ăn cũng phải có hứng thú, có tình yêu, ngoài thói quen ra. Có đủ ba thứ ấy mới là ăn. “Thôi, vậy ăn mà không thích thì bác muốn gì?”- Quan lại bảo. Muốn gì ư? Tôi sang đây để đi, để xem, để gặp gỡ vui vẻ, chả có mục đích gì, cũng chả nghĩ ra xem mình đang có ý định gì. Thế mới chán!

Rồi sau khoảng lặng của mấy cú đi chơi, tôi bèn bày tỏ nguyện vọng được đi “xem” mấy trường đại học. Xem và tìm hiểu, vì thú thực, tôi cũng có cậu con út năm nay vừa vào học trường Đại học Ngoại ngữ  Hà Nội, khoa tiếng Anh. Xem xem thế nào, may ra “vớ” được mối nào giới thiệu cho con qua học cũng hay hay. Quan bảo giáo dục của Mỹ khác nhiều với ở ta.

Anh cũng có nhiều năm “theo đòi” lĩnh vực này vì anh có hai cậu con trai hiện đang học ở hai trường “xịn”. Tôi rất mừng. Quả thật, tôi cũng tò mò, muốn xem hai cậu con nhà anh Quan ăn ở học hành ra sao. Anh Quan bảo, hai con anh vì là người Mỹ nên học hành được miễn phí, chứ như con tôi sang học, một năm cũng phải lo chừng 50-60.000 USD. Nghe đã khiếp!

Xe đón chúng xịch vào lề đường. Chúng lên xe, sững lại khi thấy tôi giây lát. Anh Quan bảo: “ạ” bác đi các con. Hai cậu chàng ngoài hai mươi tuổi khoanh tay nhìn tôi, “ạ” một phát rồi kéo theo một tràng tiếng Anh rất rộn ràng với nhau, khiến tôi phì cười vì cái tiếng chào “ạ” ngộ nghĩnh. Quan bảo, bọn trẻ con Việt Nam ở San Francisco thì không cần biết tiếng Anh vì ở đó  người Việt đông, đi đâu, làm gì cũng đụng.  Còn ở đây (Wasington DC) thì không nói được tiếng Anh, giống  như tôi đó, được xếp vào hàng  những “người khuyết tật”.

Mà quả thật, nửa câm nửa điếc, nửa ngô nghê như cái thằng tôi thì đích thị là thế rồi, chứ cãi sao đặng! Nếu không tin mình là “người khuyết tật”, sang Mỹ, đi một mình ra sân bay, bạn chỉ cần nhờ người thông báo với nhân viên hàng không là bạn không biết tiếng Anh, họ sẽ cho xe đẩy đến, rước bạn, bạn ngồi đấy, người ta sẽ đưa bạn đi, lo các thủ tục cho bạn đến nơi đến chốn, không phải nói lời nào!

Anh Quang vốn là một dịch giả cao tay, từng dịch “Đêm trắng” của Dostoievsky, rồi dịch sách sử thi Ấn Độ. Anh đã dịch tuyển tập Edgar Poe (nhà văn viết truyện trinh thám lừng danh người Mỹ) cách nay khoảng 25 năm kia. Vậy mà Quang bảo, dao sắc không gọt được chuôi. Anh chịu thua cô con gái hoàn toàn. Nó thấy nó không cần thiết học tiếng Việt.

Rồi  anh quay sang tôi, kể: “Cũng như anh vậy. Anh cũng thấy mình không cần học tiếng Anh nên anh không thèm học!”. Ôi, lạy thánh mớ bái, cái nhà anh Quang này, xỏ tôi vừa vừa thôi! Tôi thì thấy cần ghê gớm, cần đến mức bức xúc, nhưng vì cái đầu hũ nút mang dáng hình bã đậu của tôi nó không chịu nạp thôi. Quang bảo, ở Mỹ, chuyện học tiếng Anh quan trọng ghê gớm lắm, chứ không lơ mơ như ở Việt Nam.

Anh làm cuộc thống kê nho nhỏ: Du học sinh Việt Nam sang Mỹ học với chi phí thấp, thì cũng mất khoảng 10-12.000/USD/năm, gồm học phí và sách vở. Đây là mức phí dành cho người có thẻ Xanh hay quốc tịch Mỹ, đã cư trú tại tiểu bang có trường đại học muốn theo học, lâu hơn 1 năm tính đến ngày nhập học.

Và loại “giá cao”, thì tốn khoảng 20-25.000/USD/năm, dành cho du học sinh nước ngoài hay người dân Mỹ chưa sống đủ 1 năm tại tiểu bang theo học. Lý do của sự chênh lệch giá là vì trường đại học được hỗ trợ một phần từ tiền thuế của tiểu bang thu từ người dân sống tại đó, nên ưu tiên hơn cho chính con cái của dân sống lâu năm!

Ở Mỹ người ta tuân thủ pháp luật rất nghiêm, bản thân pháp luật cũng rất nghiêm. Và nội quy, quy định của nhà trường cũng vậy, không có chuyện mua điểm, hoặc thầy cô thiên vị hay trù úm. Càng không có chuyện báo cáo thành tích học tập nống lên, không có chuyện quay cóp, học hộ, học thêm với xin xỏ. Lại càng  không có chuyện ưu tiên, ưu đãi.

Ở đây người ta đề cao sự thể hiện bản thân, em nào có sáng kiến gì hay thì lập tức được thầy cô phát hiện, tạo điều kiện tối đa cho phát huy ngay. Những năng khiếu hay hoạt động văn hóa nghệ thuật cũng luôn luôn được khích lệ. Người Mỹ không thích nói dối. Nói thẳng, nói thật,  nói như làm, làm như nói, không có chuyện lắt léo “vòng vo tam quốc”.  Ở Mỹ học ra học, chơi ra chơi, thi cử thì nghiêm ngặt, bài bản.

Rồi đi “ngắm” nề nếp

Và nói chung từ đi đứng đến ăn ở, cái gì cũng thấy nề nếp. Mỗi người là một lái xe, tôi để ý thấy ai cũng như ai. Mỗi khi dừng xe, đậu xe, ai ai cũng có ý thức nghiêm ngặt trong việc chấp hành luật lệ đi đường. Nghiêm ngặt cho những đồng xu chuẩn bị sẵn vào cây cột trả tiền lệ phí mà ngân hàng đã đặt sẵn. Đó là tập quán. Tập quán chấp hành nghiêm luật lệ giao thông. Và xếp hàng cũng thế.

Ở Mỹ, đi đến đâu cũng thấy người ta xếp hàng, chỉ cần có hai ba người cùng làm một việc, thế là họ đứng vào hàng. Trẻ em được học điều này từ nhỏ. Từ nhỏ các em đã biết xếp hàng, biết vứt rác ở đâu… thậm chí biết lúc nào cần nói to hay nhỏ, cười lớn hay cười bé, đến cả… cú ngáp cũng đều “thuộc bài” làu làu.

Việc lo giữ gìn chăm sóc môi trường trong trường học cũng như ở ngoài đường, nhất là ở nơi công cộng thì thật là đáng nể phục và phải nói là tươm tất, gọn ghẽ, chu đáo vô cùng. Trường học của các con anh Quan mà tôi được đi “xem” có đầy đủ các  phòng thí nghiệm, các khu vui chơi giải trí, khu ký túc xá, phòng học, phòng hội thảo, sân vận động. khu nhà vệ sinh…

Tất cả đều thơm tho, êm nhẹ, đều trật tự gọn gàng. Bước vào không gian này là tự dưng cảm  thấy mình nghiêm ngắn, lịch duyệt, thấy mình phải đi nhẹ, nói khẽ.  Tôi không thấy có lớp có trường nào mặc đồng phục, nhưng các cháu đều ăn mặc rất tươm tất gọn gàng.

Cả tháng đi chơi ở Mỹ, tôi thường tới những nơi công cộng đông người, như chợ, bến cảng, bảo tàng, phòng triển lãm, hay trường học. Vậy mà  tôi toàn thấy cái hay, cái đẹp, cái sạch sẽ nề nếp gọn gàng đến hoàn hảo. Cái gốc ở đây là gì? Tôi tự hỏi và tự cảm thấy, đó có lẽ là do luật pháp, rồi đến ý thức của người dân.

Luật pháp và ý thức, ý thức và luật pháp đan xen nhau. Tôi đã thấy mấy bà dắt chó đi chơi phố, họ có đem theo một cái  túi nilon. Nếu một khi chó yêu nhà mình có “vô ý thức” ị bậy thì bà chủ đã vui vẻ sẵn sàng lượm cho vào túi, đem về xử lý. Ở đây không có chuyện chó thả rông. Nước Mỹ rộng lớn và ngăn nắp. Người Mỹ nhanh nhẹn, hoạt bát và lịch duyệt. Đi đâu làm gì cũng cảm thấy yên tâm.

Người khắp nơi trên thế giới đổ về đây, ai cũng thấy Mỹ hay, nhưng không phải ai cũng chịu ngay từ đầu. Thời gian đầu tiếp xúc với người Mỹ người ta thường khó chịu vì họ nguyên tắc cứng nhắc và lề luật thái quá.

Năm thứ hai thấy quen nếp sống với người Mỹ thì hòa nhập một cách vui vẻ, thấy được cái hay, cái tốt nên thích thú và cảm thấy dễ chịu, cảm thấy yêu. Năm thứ ba trở đi thì không ai là không cảm phục và nhận ra rằng, con người văn minh thì phải sống và làm việc thế này mới đúng.

Tôi nói thật, tôi qua Mỹ để đi chơi.

Nhà văn Trung Trung Đỉnh


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Ông " Nhà Văn Quân Đội" Này Từng Viết Nhiều Bài Chửi " Mỹ Ngụy ": Tôi qua Mỹ...

Nhà văn Trung Trung Đỉnh vốn là một người lính thời chống Mỹ. Ông được biết đến như một nhà văn viết về chiến tranh với những tác phẩm có giá trị lớn.


Nhà văn Trung Trung Đỉnh vốn là một người lính thời chống Mỹ. Ông được biết đến như một nhà văn viết về chiến tranh với những tác phẩm có giá trị lớn. Ông cũng đã từng đi nhiều nơi và cũng đã đến Mỹ -  đất nước một thời ở “bên kia chiến tuyến” không ít lần. Lần này, ông trở lại nước Mỹ với một tâm thế khác, tâm thế của một người “đi chơi” nhưng những “chuyện nhặt” mà  ông gom được mang đến cho độc giả không ít thú vị…

Không ăn, mà đi “xem” học

Tôi gặp anh Quan do sự giới thiệu của dịch giả Nguyễn Trọng Nguyên, người rất “thạo Mỹ” vì anh có nhiều năm học tập và làm việc ở đây. Anh Quan từng là kỹ sư điện tử, là giám đốc một công ty, có trong tay một tài sản lớn, quản lý trên 200 người làm. Nay thì… thất nghiệp. Ở đây sao mà lắm người thất nghiệp thế! Lại nhớ hôm trước đi Arizona gặp anh Quang, cũng là một kỹ sư điện tử lâu năm, cũng do đang thất nghiệp mà đưa tôi đi thăm chơi được nhiều nơi.

Quan bảo tôi: “Anh thích đi đâu cũng được, xa thì đi bằng máy bay, gần thì bằng ô-tô, anh muốn ăn gì ở Mỹ tôi chiêu đãi thỏa thích…”. Theo Quan, sang Mỹ mà không ăn thịt bò bít-tết do chính nhà hàng Mỹ, người Mỹ làm, uống vang Mỹ (anh nhấn mạnh: “Phải là vang Mỹ kia, vang sản xuất ở vùng nho San Francisco mới thật là ngon và đã!”), thì không ổn.

Tôi phải thú thật, cái khoản ẩm thực của tôi rất “vớ vẩn”, ăn gì cũng thấy ngon, lại thêm thấy ăn những món nấu nướng cầu kỳ quá không hợp, nên ra sức từ chối. Quan bảo tôi, anh không ép. Ăn cũng phải có hứng thú, có tình yêu, ngoài thói quen ra. Có đủ ba thứ ấy mới là ăn. “Thôi, vậy ăn mà không thích thì bác muốn gì?”- Quan lại bảo. Muốn gì ư? Tôi sang đây để đi, để xem, để gặp gỡ vui vẻ, chả có mục đích gì, cũng chả nghĩ ra xem mình đang có ý định gì. Thế mới chán!

Rồi sau khoảng lặng của mấy cú đi chơi, tôi bèn bày tỏ nguyện vọng được đi “xem” mấy trường đại học. Xem và tìm hiểu, vì thú thực, tôi cũng có cậu con út năm nay vừa vào học trường Đại học Ngoại ngữ  Hà Nội, khoa tiếng Anh. Xem xem thế nào, may ra “vớ” được mối nào giới thiệu cho con qua học cũng hay hay. Quan bảo giáo dục của Mỹ khác nhiều với ở ta.

Anh cũng có nhiều năm “theo đòi” lĩnh vực này vì anh có hai cậu con trai hiện đang học ở hai trường “xịn”. Tôi rất mừng. Quả thật, tôi cũng tò mò, muốn xem hai cậu con nhà anh Quan ăn ở học hành ra sao. Anh Quan bảo, hai con anh vì là người Mỹ nên học hành được miễn phí, chứ như con tôi sang học, một năm cũng phải lo chừng 50-60.000 USD. Nghe đã khiếp!

Xe đón chúng xịch vào lề đường. Chúng lên xe, sững lại khi thấy tôi giây lát. Anh Quan bảo: “ạ” bác đi các con. Hai cậu chàng ngoài hai mươi tuổi khoanh tay nhìn tôi, “ạ” một phát rồi kéo theo một tràng tiếng Anh rất rộn ràng với nhau, khiến tôi phì cười vì cái tiếng chào “ạ” ngộ nghĩnh. Quan bảo, bọn trẻ con Việt Nam ở San Francisco thì không cần biết tiếng Anh vì ở đó  người Việt đông, đi đâu, làm gì cũng đụng.  Còn ở đây (Wasington DC) thì không nói được tiếng Anh, giống  như tôi đó, được xếp vào hàng  những “người khuyết tật”.

Mà quả thật, nửa câm nửa điếc, nửa ngô nghê như cái thằng tôi thì đích thị là thế rồi, chứ cãi sao đặng! Nếu không tin mình là “người khuyết tật”, sang Mỹ, đi một mình ra sân bay, bạn chỉ cần nhờ người thông báo với nhân viên hàng không là bạn không biết tiếng Anh, họ sẽ cho xe đẩy đến, rước bạn, bạn ngồi đấy, người ta sẽ đưa bạn đi, lo các thủ tục cho bạn đến nơi đến chốn, không phải nói lời nào!

Anh Quang vốn là một dịch giả cao tay, từng dịch “Đêm trắng” của Dostoievsky, rồi dịch sách sử thi Ấn Độ. Anh đã dịch tuyển tập Edgar Poe (nhà văn viết truyện trinh thám lừng danh người Mỹ) cách nay khoảng 25 năm kia. Vậy mà Quang bảo, dao sắc không gọt được chuôi. Anh chịu thua cô con gái hoàn toàn. Nó thấy nó không cần thiết học tiếng Việt.

Rồi  anh quay sang tôi, kể: “Cũng như anh vậy. Anh cũng thấy mình không cần học tiếng Anh nên anh không thèm học!”. Ôi, lạy thánh mớ bái, cái nhà anh Quang này, xỏ tôi vừa vừa thôi! Tôi thì thấy cần ghê gớm, cần đến mức bức xúc, nhưng vì cái đầu hũ nút mang dáng hình bã đậu của tôi nó không chịu nạp thôi. Quang bảo, ở Mỹ, chuyện học tiếng Anh quan trọng ghê gớm lắm, chứ không lơ mơ như ở Việt Nam.

Anh làm cuộc thống kê nho nhỏ: Du học sinh Việt Nam sang Mỹ học với chi phí thấp, thì cũng mất khoảng 10-12.000/USD/năm, gồm học phí và sách vở. Đây là mức phí dành cho người có thẻ Xanh hay quốc tịch Mỹ, đã cư trú tại tiểu bang có trường đại học muốn theo học, lâu hơn 1 năm tính đến ngày nhập học.

Và loại “giá cao”, thì tốn khoảng 20-25.000/USD/năm, dành cho du học sinh nước ngoài hay người dân Mỹ chưa sống đủ 1 năm tại tiểu bang theo học. Lý do của sự chênh lệch giá là vì trường đại học được hỗ trợ một phần từ tiền thuế của tiểu bang thu từ người dân sống tại đó, nên ưu tiên hơn cho chính con cái của dân sống lâu năm!

Ở Mỹ người ta tuân thủ pháp luật rất nghiêm, bản thân pháp luật cũng rất nghiêm. Và nội quy, quy định của nhà trường cũng vậy, không có chuyện mua điểm, hoặc thầy cô thiên vị hay trù úm. Càng không có chuyện báo cáo thành tích học tập nống lên, không có chuyện quay cóp, học hộ, học thêm với xin xỏ. Lại càng  không có chuyện ưu tiên, ưu đãi.

Ở đây người ta đề cao sự thể hiện bản thân, em nào có sáng kiến gì hay thì lập tức được thầy cô phát hiện, tạo điều kiện tối đa cho phát huy ngay. Những năng khiếu hay hoạt động văn hóa nghệ thuật cũng luôn luôn được khích lệ. Người Mỹ không thích nói dối. Nói thẳng, nói thật,  nói như làm, làm như nói, không có chuyện lắt léo “vòng vo tam quốc”.  Ở Mỹ học ra học, chơi ra chơi, thi cử thì nghiêm ngặt, bài bản.

Rồi đi “ngắm” nề nếp

Và nói chung từ đi đứng đến ăn ở, cái gì cũng thấy nề nếp. Mỗi người là một lái xe, tôi để ý thấy ai cũng như ai. Mỗi khi dừng xe, đậu xe, ai ai cũng có ý thức nghiêm ngặt trong việc chấp hành luật lệ đi đường. Nghiêm ngặt cho những đồng xu chuẩn bị sẵn vào cây cột trả tiền lệ phí mà ngân hàng đã đặt sẵn. Đó là tập quán. Tập quán chấp hành nghiêm luật lệ giao thông. Và xếp hàng cũng thế.

Ở Mỹ, đi đến đâu cũng thấy người ta xếp hàng, chỉ cần có hai ba người cùng làm một việc, thế là họ đứng vào hàng. Trẻ em được học điều này từ nhỏ. Từ nhỏ các em đã biết xếp hàng, biết vứt rác ở đâu… thậm chí biết lúc nào cần nói to hay nhỏ, cười lớn hay cười bé, đến cả… cú ngáp cũng đều “thuộc bài” làu làu.

Việc lo giữ gìn chăm sóc môi trường trong trường học cũng như ở ngoài đường, nhất là ở nơi công cộng thì thật là đáng nể phục và phải nói là tươm tất, gọn ghẽ, chu đáo vô cùng. Trường học của các con anh Quan mà tôi được đi “xem” có đầy đủ các  phòng thí nghiệm, các khu vui chơi giải trí, khu ký túc xá, phòng học, phòng hội thảo, sân vận động. khu nhà vệ sinh…

Tất cả đều thơm tho, êm nhẹ, đều trật tự gọn gàng. Bước vào không gian này là tự dưng cảm  thấy mình nghiêm ngắn, lịch duyệt, thấy mình phải đi nhẹ, nói khẽ.  Tôi không thấy có lớp có trường nào mặc đồng phục, nhưng các cháu đều ăn mặc rất tươm tất gọn gàng.

Cả tháng đi chơi ở Mỹ, tôi thường tới những nơi công cộng đông người, như chợ, bến cảng, bảo tàng, phòng triển lãm, hay trường học. Vậy mà  tôi toàn thấy cái hay, cái đẹp, cái sạch sẽ nề nếp gọn gàng đến hoàn hảo. Cái gốc ở đây là gì? Tôi tự hỏi và tự cảm thấy, đó có lẽ là do luật pháp, rồi đến ý thức của người dân.

Luật pháp và ý thức, ý thức và luật pháp đan xen nhau. Tôi đã thấy mấy bà dắt chó đi chơi phố, họ có đem theo một cái  túi nilon. Nếu một khi chó yêu nhà mình có “vô ý thức” ị bậy thì bà chủ đã vui vẻ sẵn sàng lượm cho vào túi, đem về xử lý. Ở đây không có chuyện chó thả rông. Nước Mỹ rộng lớn và ngăn nắp. Người Mỹ nhanh nhẹn, hoạt bát và lịch duyệt. Đi đâu làm gì cũng cảm thấy yên tâm.

Người khắp nơi trên thế giới đổ về đây, ai cũng thấy Mỹ hay, nhưng không phải ai cũng chịu ngay từ đầu. Thời gian đầu tiếp xúc với người Mỹ người ta thường khó chịu vì họ nguyên tắc cứng nhắc và lề luật thái quá.

Năm thứ hai thấy quen nếp sống với người Mỹ thì hòa nhập một cách vui vẻ, thấy được cái hay, cái tốt nên thích thú và cảm thấy dễ chịu, cảm thấy yêu. Năm thứ ba trở đi thì không ai là không cảm phục và nhận ra rằng, con người văn minh thì phải sống và làm việc thế này mới đúng.

Tôi nói thật, tôi qua Mỹ để đi chơi.

Nhà văn Trung Trung Đỉnh


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm