Xe cán chó
Ông trùm’ MB24 bị phạt tù nhưng vẫn ở ngoài làm ‘sếp’ đa cấp?
18-4-2016
Dù bị tuyên phạt 4 năm tù về hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, thế nhưng “trùm sò” MB24 Vũ Ngọc Thuyển vẫn tại ngoại và ung dung trở thành Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Liên minh tiêu dùng Việt Nam (Vietnet).
Ngày 28/1/2015, “trùm” đường dây lừa đảo MB24 Vũ Ngọc Thuyển (40 tuổi, ở huyện Lạng Giang, Bắc Giang) đã bị Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Giang tuyên phạt 4 năm tù về tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.
Thế nhưng, chẳng hiểu vì sao mà sau khi nhận bản án, “siêu lừa” này vẫn đang tại ngoại và trở thành Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Liên minh tiêu dùng Việt Nam.
Trở lại vụ án lừa đảo gây chấn động dư luận với hình thức mới của Công ty Cổ phần Đào tạo Mua bán trực tuyến MB24, tháng 8/2011 Ban lãnh đạo Công ty MB24 Hà Nội (ở Lô 4 C8, phường Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội) thống nhất thành lập Công ty MB24 – Chi nhánh thành phố Bắc Giang và bổ nhiệm Vũ Ngọc Thuyển làm giám đốc chi nhánh.
Ngay sau khi được bổ nhiệm, Thuyển đã mua 5 bộ máy tính, thuê nhân viên thành lập công ty và thuê nhà số 794 đường Lê Lợi (phường Dĩnh Kế, TP. Bắc Giang, Bắc Giang) làm trụ sở của công ty.
Thuyển đã tổ chức tuyên truyền việc kinh doanh của Công ty MB24 – Chi nhánh thành phố Bắc Giang là giao dịch thương mại điện tử và bán các gian hàng ảo để được hưởng hoa hồng kiếm lời, nhưng thực chất là để lừa đảo người khác để thu lợi bất chính. Từ ngày 28/7/2011 đến hết ngày 31/7/2012, Thuyển cầm đầu Công ty MB24 – Chi nhánh Bắc Giang để chiếm đoạt số tiền gần 170 triệu đồng.
Bị báo chí vạch trần bộ mặt lừa đảo của Công ty MB24, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã vào cuộc điều tra, bắt tạm giam Vũ Ngọc Thuyển và Tạ Quang Phú (33 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty Muaban24 – Chi nhánh huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang).
Cùng với các “trùm sò” khác đã lần lượt lĩnh án, ngày 28/1/2015, TAND tỉnh Bắc Giang đã tuyên phạt bị cáo Vũ Ngọc Thuyển 4 năm tù về tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.
Trụ sở Công ty CP Liên minh tiêu dùng Việt Nam tại Hà Nội. Ảnh: PetroTimes
Mặc dù đã bị tuyên án, nhưng không biết vì lí do gì mà Thuyển vẫn chưa phải thi hành án. Hơn nữa, Thuyển còn trở thành Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Liên minh tiêu dùng Việt Nam (ở số 15 phố Đặng Thùy Trâm, Hà Nội).
Không những thế, Thuyển vẫn ung dung phát ngôn trên nhiều tờ báo về hoạt động kinh doanh đa cấp của Công ty CP Liên minh tiêu dùng Việt Nam.
Theo Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Công ty cổ phần Liên minh Tiêu dùng Việt Nam được thành lập theo giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp. Công ty này được đăng ký lần đầu ngày 21/6/2013 do Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cấp.
Thời điểm này, Thuyển tham gia Công ty CP Liên minh tiêu dùng Việt Nam với vai trò là Tổng Giám đốc.
Điều khiến dư luận quan tâm chính là thời điểm đăng ký kinh doanh trùng với thời điểm Thuyển đang bị cơ quan công an bắt giữ để điều tra. Phải chăng, cơ quan chức năng cố tình “nhắm mắt bỏ qua” để siêu lừa này tiếp tục tác oai tác quái bên ngoài.
Trong một diễn biến khác, Công ty CP Liên minh tiêu dùng Việt Nam đã bị cơ quan chức năng Hà Nội tiến hành kiểm tra và kết luận có sai phạm trong quá trình kinh doanh của chi nhánh tại Hà Nội.
Cụ thể, giấy phép kinh doanh do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bắc Giang cấp cho công ty mẹ liên minh tiêu dùng tại Bắc Giang được hoạt động kinh doanh đa cấp.
Tuy nhiên, đối với chi nhánh tại Hà Nội, mặc dù giấy phép lần 1 vào ngày 3/3/2014 và bổ sung lần 2 vào ngày 20/6/2014 lại không có nội dung kinh doanh đa cấp.
Đoàn kiểm tra tiến hành lập biên bản đối với Công ty CP liên minh tiêu dùng Việt Nam về hành vi dùng website để giao dịch thương mại điện tử cho sản phẩm của mình, nhưng chưa được sự công nhận chính thức của Cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin (Bộ Công Thương).
Cũng trong đợt kiểm tra, đoàn công tác chỉ rõ, trong 9 mặt hàng mà doanh nghiệp này kinh doanh tại Hà Nội chỉ có 3 mặt hàng thông báo với Sở Công Thương Hà Nội về kinh doanh đa cấp. Còn 6 mặt hàng chưa thông báo.
Cơ quan chức năng đã tiến hành thu giữ hơn 380 túi kẹo sâm và 750 lọ đông trùng hạ thảo và tinh chất nước sâm do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn chứng từ tại kho của công ty.
V.M
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Ông trùm’ MB24 bị phạt tù nhưng vẫn ở ngoài làm ‘sếp’ đa cấp?
18-4-2016
Dù bị tuyên phạt 4 năm tù về hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, thế nhưng “trùm sò” MB24 Vũ Ngọc Thuyển vẫn tại ngoại và ung dung trở thành Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Liên minh tiêu dùng Việt Nam (Vietnet).
Ngày 28/1/2015, “trùm” đường dây lừa đảo MB24 Vũ Ngọc Thuyển (40 tuổi, ở huyện Lạng Giang, Bắc Giang) đã bị Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Giang tuyên phạt 4 năm tù về tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.
Thế nhưng, chẳng hiểu vì sao mà sau khi nhận bản án, “siêu lừa” này vẫn đang tại ngoại và trở thành Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Liên minh tiêu dùng Việt Nam.
Trở lại vụ án lừa đảo gây chấn động dư luận với hình thức mới của Công ty Cổ phần Đào tạo Mua bán trực tuyến MB24, tháng 8/2011 Ban lãnh đạo Công ty MB24 Hà Nội (ở Lô 4 C8, phường Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội) thống nhất thành lập Công ty MB24 – Chi nhánh thành phố Bắc Giang và bổ nhiệm Vũ Ngọc Thuyển làm giám đốc chi nhánh.
Ngay sau khi được bổ nhiệm, Thuyển đã mua 5 bộ máy tính, thuê nhân viên thành lập công ty và thuê nhà số 794 đường Lê Lợi (phường Dĩnh Kế, TP. Bắc Giang, Bắc Giang) làm trụ sở của công ty.
Thuyển đã tổ chức tuyên truyền việc kinh doanh của Công ty MB24 – Chi nhánh thành phố Bắc Giang là giao dịch thương mại điện tử và bán các gian hàng ảo để được hưởng hoa hồng kiếm lời, nhưng thực chất là để lừa đảo người khác để thu lợi bất chính. Từ ngày 28/7/2011 đến hết ngày 31/7/2012, Thuyển cầm đầu Công ty MB24 – Chi nhánh Bắc Giang để chiếm đoạt số tiền gần 170 triệu đồng.
Bị báo chí vạch trần bộ mặt lừa đảo của Công ty MB24, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã vào cuộc điều tra, bắt tạm giam Vũ Ngọc Thuyển và Tạ Quang Phú (33 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty Muaban24 – Chi nhánh huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang).
Cùng với các “trùm sò” khác đã lần lượt lĩnh án, ngày 28/1/2015, TAND tỉnh Bắc Giang đã tuyên phạt bị cáo Vũ Ngọc Thuyển 4 năm tù về tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.
Trụ sở Công ty CP Liên minh tiêu dùng Việt Nam tại Hà Nội. Ảnh: PetroTimes
Mặc dù đã bị tuyên án, nhưng không biết vì lí do gì mà Thuyển vẫn chưa phải thi hành án. Hơn nữa, Thuyển còn trở thành Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Liên minh tiêu dùng Việt Nam (ở số 15 phố Đặng Thùy Trâm, Hà Nội).
Không những thế, Thuyển vẫn ung dung phát ngôn trên nhiều tờ báo về hoạt động kinh doanh đa cấp của Công ty CP Liên minh tiêu dùng Việt Nam.
Theo Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, Công ty cổ phần Liên minh Tiêu dùng Việt Nam được thành lập theo giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp. Công ty này được đăng ký lần đầu ngày 21/6/2013 do Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cấp.
Thời điểm này, Thuyển tham gia Công ty CP Liên minh tiêu dùng Việt Nam với vai trò là Tổng Giám đốc.
Điều khiến dư luận quan tâm chính là thời điểm đăng ký kinh doanh trùng với thời điểm Thuyển đang bị cơ quan công an bắt giữ để điều tra. Phải chăng, cơ quan chức năng cố tình “nhắm mắt bỏ qua” để siêu lừa này tiếp tục tác oai tác quái bên ngoài.
Trong một diễn biến khác, Công ty CP Liên minh tiêu dùng Việt Nam đã bị cơ quan chức năng Hà Nội tiến hành kiểm tra và kết luận có sai phạm trong quá trình kinh doanh của chi nhánh tại Hà Nội.
Cụ thể, giấy phép kinh doanh do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bắc Giang cấp cho công ty mẹ liên minh tiêu dùng tại Bắc Giang được hoạt động kinh doanh đa cấp.
Tuy nhiên, đối với chi nhánh tại Hà Nội, mặc dù giấy phép lần 1 vào ngày 3/3/2014 và bổ sung lần 2 vào ngày 20/6/2014 lại không có nội dung kinh doanh đa cấp.
Đoàn kiểm tra tiến hành lập biên bản đối với Công ty CP liên minh tiêu dùng Việt Nam về hành vi dùng website để giao dịch thương mại điện tử cho sản phẩm của mình, nhưng chưa được sự công nhận chính thức của Cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin (Bộ Công Thương).
Cũng trong đợt kiểm tra, đoàn công tác chỉ rõ, trong 9 mặt hàng mà doanh nghiệp này kinh doanh tại Hà Nội chỉ có 3 mặt hàng thông báo với Sở Công Thương Hà Nội về kinh doanh đa cấp. Còn 6 mặt hàng chưa thông báo.
Cơ quan chức năng đã tiến hành thu giữ hơn 380 túi kẹo sâm và 750 lọ đông trùng hạ thảo và tinh chất nước sâm do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn chứng từ tại kho của công ty.
V.M