Xe cán chó
Phá sản chính sách kêu gọi Việt kiều 'giữ quốc tịch Việt Nam'
Ông Hà Ngọc Cư, giám đốc điều hành cơ quan CISS chuyên về di dân và tị nạn tại Houston, Texas, bình luận như vậy với báo Người Việt, về quy định của Bộ Tư Pháp Việt Nam là “ngày 1 tháng 7, 2014 là hạn chót để người Việt hải ngoại đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.”
Cô Phương Hà (trái), một người nhập cư từ Việt Nam, tuyên thệ nhập quốc tịch Hoa Kỳ trong buổi lễ tổ chức tại Fairfax, Virginia, hôm 3, Tháng Bảy, 2013. Trên nguyên tắc, khi một người tuyên thệ nhập quốc tịch Mỹ là đã xin từ bỏ quốc tịch gốc. (Hình: Getty Images) |
Cách đây 5 năm, Bộ Tư Pháp Việt Nam ban hành “Luật Quốc Tịch Việt Nam” có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2009. Theo luật này, người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài “chưa mất quốc tịch Việt Nam phải ‘đăng ký’ với cơ quan đại diện Việt Nam ở nơi định cư để giữ quốc tịch gốc. Thời hạn đăng ký sẽ kéo dài 5 năm.”
Tuy nhiên, báo Tiền Phong hôm 30 Tháng Ba, dẫn phúc trình của “Cơ Quan Ðại Diện Người Việt Nam Ở Nước Ngoài” cho hay, tính đến đầu năm 2014, chỉ mới có khoảng 6,000 người Việt Nam ở hải ngoại ghi danh giữ quốc tịch Việt Nam.
So với con số xấp xỉ 4.5 triệu người Việt định cư ở ngoại quốc, tỉ lệ người Việt Nam ghi danh giữ quốc tịch “mẹ” chỉ vào khoảng 0.13%. Tức là, cứ 1,000 người thì chỉ có 1.3 người ‘đăng ký.”
Phúc trình này không công bố con số rõ ràng, chỉ cho biết rằng, người Việt Nam định cư ở Hoa Kỳ và Úc ghi danh giữ quốc tịch Việt Nam chiếm một tỉ lệ rất thấp.
Nếu con số này tiếp tục đứng yên vào sau ngày 1 tháng 7, 2014, có nghĩa là hơn 4 triệu người Việt Nam ở hải ngoại giữ thái độ “từ chối quốc tịch Việt Nam.”
Khoản 2 Ðiều 13, “Luật Quốc Tịch Việt Nam năm 2008 và nghị định hướng dẫn nói rằng, ngày 1 tháng 7, 2014 là hạn chót để người Việt hải ngoại ghi danh giữ quốc tịch Việt Nam. Sau ngày này, người nào không ghi danh có nghĩa là sẽ bị mất quốc tịch Việt Nam.”
* Phá sản
“Luật
Quốc Tịch Việt Nam” được ban hành năm 2008 được cho là đã “nới rộng
cho người Việt ở hải ngoại được giữ lại quốc tịch Việt Nam,” trong
trường hợp không từ bỏ, hoặc không bị tước quốc tịch.
Nhưng phúc trình của Cơ Quan Ðại Diện Người Việt Nam ở hải ngoại
thú nhận rằng, trong suốt 5 năm qua, số người ghi danh giữ quốc tịch
quá ít ỏi. Nhiều người cho biết, không tha thiết đến việc ghi danh vì
tờ giấy này chỉ có ý nghĩa như để “giữ chỗ,” để không bị mất quốc tịch
Việt Nam sau ngày 1 tháng 7, 2014.
Có người cho rằng tờ giấy đó không có giá trị về mặt pháp lý, lại
càng không phải là căn cứ để đương sự có thể xin cấp phát các giấy tờ
khác như sổ thông hành, chiếu khán hoặc giấy miễn thị thực.
Báo
Tiền Phong cũng cho hay, rất nhiều tổ chức pháp lý như Ủy Ban Pháp Luật
của Quốc Hội Việt Nam cho rằng, việc buộc người Việt hải ngoại phải
ghi danh giữ quốc tịch Việt Nam là không thực tế.
Các tổ chức này yêu cầu Bộ Tư Pháp gấp rút hủy bỏ điều khoản này
trong Luật Quốc Tịch sửa đổi để kịp thông qua tại cuộc họp Quốc Hội
Việt Nam vào tháng 5 tới đây.
Theo báo Tiền Phong, Bộ Tư pháp
Việt Nam đến nay vẫn không tán đồng lời đề nghị trên, và cho rằng Việt
Nam cần “vận động công dân mình tôn vinh quốc tịch Việt Nam.”
Theo lập luận của Bộ Tư Pháp, người Việt Nam ở hải ngoại không ghi
danh giữ, có nghĩa là mặc nhiên bị mất quốc tịch Việt Nam kể từ sau ngày
1 tháng 7 tới.
* Giữ lại quốc tịch Việt Nam thì được lợi gì?
Ðó
là câu hỏi của ông Hà Ngọc Cư, Giám đốc điều hành cơ quan CISS chuyên
về di dân và tị nạn tại Houston, Texas, đặt ra, khi trả lời phóng viên
Người Việt về việc tại sao phải "đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam."
Theo ông Hà Ngọc Cư, vấn đề song tịch thay đổi theo luật lệ của
từng quốc gia. Một số quốc gia như Pháp, Mexico, Ba Lan, Nga, Thụy Sĩ,
Canada, Anh quốc,... cho phép công dân giữ quốc tịch của họ khi nhập
quốc tịch mới.
Một số quốc gia khác quy định rằng nếu công dân nhập quốc tịch một
quốc gia khác thì đương nhiên mất quốc tịch của họ như Áo, Úc, Tây Ban
Nha, Thụy Ðiển, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hòa Lan, Philippines, Trung Quốc...
Ðối với Hoa Kỳ, thì “dù có đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam hay không thì
trên nguyên tắc, khi tuyên thệ nhập quốc tịch Mỹ là ta đã xin từ bỏ
quốc tịch gốc.”
“Luật pháp Hoa Kỳ không công nhận song tịch
nhưng cũng không cấm ta giữ song tịch vì việc cho người Việt Nam giữ
quốc tịch Việt Nam hay không là do luật pháp của Việt Nam. Luật pháp
Hoa Kỳ không có quyền hạn gì đối với luật của các nước khác.”
Mặt khác, theo ông Hà Ngọc Cư, “Công dân Hoa Kỳ khi nhập quốc tịch
khác vẫn không mất quốc tịch Mỹ. Vì công dân Mỹ chỉ mất quốc tịch Mỹ khi
tuyên thệ trước Bộ Ngoại Giao hay Sứ Quán là tự nguyện bỏ quốc tịch
Mỹ.”
Và rằng, “Nếu chính quyền Việt Nam coi người Mỹ gốc Việt vẫn đang
là công dân Việt Nam thì chả cần phải buộc họ làm đơn xin giữ quốc tịch
Việt Nam như họ vẫn hành xử từ trước tới nay.”
Câu hỏi ở đây
là, phải chăng phía chính quyền Việt Nam muốn giương ra một “cái bẫy.”
Vì thế, nếu muốn “đăng ký” giữ quốc tịch Việt Nam thì hãy suy nghĩ cẩn
thận bằng việc trả lời câu hỏi, nếu muốn giữ lại quốc tịch Việt Nam thì
được cái lợi gì? (KN-PL)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Phá sản chính sách kêu gọi Việt kiều 'giữ quốc tịch Việt Nam'
Ông Hà Ngọc Cư, giám đốc điều hành cơ quan CISS chuyên về di dân và tị nạn tại Houston, Texas, bình luận như vậy với báo Người Việt, về quy định của Bộ Tư Pháp Việt Nam là “ngày 1 tháng 7, 2014 là hạn chót để người Việt hải ngoại đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.”
Cô Phương Hà (trái), một người nhập cư từ Việt Nam, tuyên thệ nhập quốc tịch Hoa Kỳ trong buổi lễ tổ chức tại Fairfax, Virginia, hôm 3, Tháng Bảy, 2013. Trên nguyên tắc, khi một người tuyên thệ nhập quốc tịch Mỹ là đã xin từ bỏ quốc tịch gốc. (Hình: Getty Images) |
Cách đây 5 năm, Bộ Tư Pháp Việt Nam ban hành “Luật Quốc Tịch Việt Nam” có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2009. Theo luật này, người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài “chưa mất quốc tịch Việt Nam phải ‘đăng ký’ với cơ quan đại diện Việt Nam ở nơi định cư để giữ quốc tịch gốc. Thời hạn đăng ký sẽ kéo dài 5 năm.”
Tuy nhiên, báo Tiền Phong hôm 30 Tháng Ba, dẫn phúc trình của “Cơ Quan Ðại Diện Người Việt Nam Ở Nước Ngoài” cho hay, tính đến đầu năm 2014, chỉ mới có khoảng 6,000 người Việt Nam ở hải ngoại ghi danh giữ quốc tịch Việt Nam.
So với con số xấp xỉ 4.5 triệu người Việt định cư ở ngoại quốc, tỉ lệ người Việt Nam ghi danh giữ quốc tịch “mẹ” chỉ vào khoảng 0.13%. Tức là, cứ 1,000 người thì chỉ có 1.3 người ‘đăng ký.”
Phúc trình này không công bố con số rõ ràng, chỉ cho biết rằng, người Việt Nam định cư ở Hoa Kỳ và Úc ghi danh giữ quốc tịch Việt Nam chiếm một tỉ lệ rất thấp.
Nếu con số này tiếp tục đứng yên vào sau ngày 1 tháng 7, 2014, có nghĩa là hơn 4 triệu người Việt Nam ở hải ngoại giữ thái độ “từ chối quốc tịch Việt Nam.”
Khoản 2 Ðiều 13, “Luật Quốc Tịch Việt Nam năm 2008 và nghị định hướng dẫn nói rằng, ngày 1 tháng 7, 2014 là hạn chót để người Việt hải ngoại ghi danh giữ quốc tịch Việt Nam. Sau ngày này, người nào không ghi danh có nghĩa là sẽ bị mất quốc tịch Việt Nam.”
* Phá sản
“Luật
Quốc Tịch Việt Nam” được ban hành năm 2008 được cho là đã “nới rộng
cho người Việt ở hải ngoại được giữ lại quốc tịch Việt Nam,” trong
trường hợp không từ bỏ, hoặc không bị tước quốc tịch.
Nhưng phúc trình của Cơ Quan Ðại Diện Người Việt Nam ở hải ngoại
thú nhận rằng, trong suốt 5 năm qua, số người ghi danh giữ quốc tịch
quá ít ỏi. Nhiều người cho biết, không tha thiết đến việc ghi danh vì
tờ giấy này chỉ có ý nghĩa như để “giữ chỗ,” để không bị mất quốc tịch
Việt Nam sau ngày 1 tháng 7, 2014.
Có người cho rằng tờ giấy đó không có giá trị về mặt pháp lý, lại
càng không phải là căn cứ để đương sự có thể xin cấp phát các giấy tờ
khác như sổ thông hành, chiếu khán hoặc giấy miễn thị thực.
Báo
Tiền Phong cũng cho hay, rất nhiều tổ chức pháp lý như Ủy Ban Pháp Luật
của Quốc Hội Việt Nam cho rằng, việc buộc người Việt hải ngoại phải
ghi danh giữ quốc tịch Việt Nam là không thực tế.
Các tổ chức này yêu cầu Bộ Tư Pháp gấp rút hủy bỏ điều khoản này
trong Luật Quốc Tịch sửa đổi để kịp thông qua tại cuộc họp Quốc Hội
Việt Nam vào tháng 5 tới đây.
Theo báo Tiền Phong, Bộ Tư pháp
Việt Nam đến nay vẫn không tán đồng lời đề nghị trên, và cho rằng Việt
Nam cần “vận động công dân mình tôn vinh quốc tịch Việt Nam.”
Theo lập luận của Bộ Tư Pháp, người Việt Nam ở hải ngoại không ghi
danh giữ, có nghĩa là mặc nhiên bị mất quốc tịch Việt Nam kể từ sau ngày
1 tháng 7 tới.
* Giữ lại quốc tịch Việt Nam thì được lợi gì?
Ðó
là câu hỏi của ông Hà Ngọc Cư, Giám đốc điều hành cơ quan CISS chuyên
về di dân và tị nạn tại Houston, Texas, đặt ra, khi trả lời phóng viên
Người Việt về việc tại sao phải "đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam."
Theo ông Hà Ngọc Cư, vấn đề song tịch thay đổi theo luật lệ của
từng quốc gia. Một số quốc gia như Pháp, Mexico, Ba Lan, Nga, Thụy Sĩ,
Canada, Anh quốc,... cho phép công dân giữ quốc tịch của họ khi nhập
quốc tịch mới.
Một số quốc gia khác quy định rằng nếu công dân nhập quốc tịch một
quốc gia khác thì đương nhiên mất quốc tịch của họ như Áo, Úc, Tây Ban
Nha, Thụy Ðiển, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hòa Lan, Philippines, Trung Quốc...
Ðối với Hoa Kỳ, thì “dù có đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam hay không thì
trên nguyên tắc, khi tuyên thệ nhập quốc tịch Mỹ là ta đã xin từ bỏ
quốc tịch gốc.”
“Luật pháp Hoa Kỳ không công nhận song tịch
nhưng cũng không cấm ta giữ song tịch vì việc cho người Việt Nam giữ
quốc tịch Việt Nam hay không là do luật pháp của Việt Nam. Luật pháp
Hoa Kỳ không có quyền hạn gì đối với luật của các nước khác.”
Mặt khác, theo ông Hà Ngọc Cư, “Công dân Hoa Kỳ khi nhập quốc tịch
khác vẫn không mất quốc tịch Mỹ. Vì công dân Mỹ chỉ mất quốc tịch Mỹ khi
tuyên thệ trước Bộ Ngoại Giao hay Sứ Quán là tự nguyện bỏ quốc tịch
Mỹ.”
Và rằng, “Nếu chính quyền Việt Nam coi người Mỹ gốc Việt vẫn đang
là công dân Việt Nam thì chả cần phải buộc họ làm đơn xin giữ quốc tịch
Việt Nam như họ vẫn hành xử từ trước tới nay.”
Câu hỏi ở đây
là, phải chăng phía chính quyền Việt Nam muốn giương ra một “cái bẫy.”
Vì thế, nếu muốn “đăng ký” giữ quốc tịch Việt Nam thì hãy suy nghĩ cẩn
thận bằng việc trả lời câu hỏi, nếu muốn giữ lại quốc tịch Việt Nam thì
được cái lợi gì? (KN-PL)