Tin nóng trong ngày
Phản ứng của các nhà lập pháp Mỹ về Thông điệp Liên bang
ÐIỆN CAPITOL — Phản ứng của các nhà lập pháp trước các bài diễn văn của tổng thống thường được phân ra bằng những lằn ranh đảng phái và chủ thuyết, và bài diễn văn về tình trạng
Lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ đón chào Tổng thống Obama đến đọc bài diễn văn về Tình trạng Liên bang, ngày 12/2/2013.
ÐIỆN CAPITOL — Phản ứng của các nhà lập pháp trước các bài diễn văn của tổng thống thường được phân ra bằng những lằn ranh đảng phái và chủ thuyết, và bài diễn văn về tình trạng liên bang của Tổng thống Obama không phải là một ngoại lệ. Phe Dân chủ cảm thấy hồ hởi về các đề nghị của ông, trong khi phe Cộng hòa thì không mấy nồng nhiệt. Thông tín viên VOA Michael Bowman tường trình từ Thượng viện Hoa Kỳ trong bài tường thuật sau đây.
Thượng nghị sĩ Dân chủ Jeanne Shaheen của tiểu bang New Hampshire đã hết lời ca ngợi các đề nghị về kinh tế của Tổng thống Obama.
Bà Shaheen nói: “Tôi rất vui mừng nghe ông nói về những gì chúng ta cần phải làm để cải thiện nền kinh tế và tạo công ăn việc làm, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, và bảo đảm là chúng ta có cái vốn nhân sự mà chúng ta cần đến.”
Thượng nghị sĩ thứ hai của tiểu bang New Hampshire, bà Kelly Ayotte thuộc đảng Cộng Hoà, tán đồng việc ông Obama thừa nhận rằng các chương trình tốn kém cung cấp thu nhập và chăm sóc y tế cho những người về hưu cần phải được cải tổ. Nhưng bà hoài nghi về các chương trình mà tổng thống đề nghị để thúc đẩy sinh lực kinh tế của nước nước Mỹ.
Bà Ayotte nói: “Ông ấy đã đề cập đến một số khoản về chi tiêu đêm nay. Tôi không nghe thấy là chúng ta sẽ làm cách nào để chi trả cho các khoản đó.”
Thực vậy, Tổng thống Obama hứa rằng các đề nghị của ông sẽ không làm tăng thêm mức thâm hụt ngân sách. Nhưng theo dân biểu James Langford của đảng Cộng Hòa, thì sự kiện ấy không đáp ứng được một mục tiêu lớn hơn.
Dân biểu Langford nói: “Ông ấy nói, Tất cả các chương trình của tôi sẽ không làm cho mức thâm hụt ngân sách tăng thêm một xu nào. Tôi nghĩ rằng, không tăng thêm mức thâm hụt một xu nào không phải là mục tiêu ở đây. Giảm mức thâm hụt chừng 10.000 tỷ hào mới thực sự là mục tiêu.”
Mặt khác, dân biểu Peter DeFazio của đảng Dân chủ muốn thấy chính phủ có nhiều biện pháp hơn để thúc đẩy nền kinh tế so với những gì mà ông Obama đề xuất.
Ông DeFazio nói: “Chắc chắn là tổng thống đã nói về sự cần thiết phải có thêm đầu tư của liên bang vào cơ sở hạ tầng. Con số quá thấp, nhưng ông đã đề cập đến.”
Về các vấn đề đối ngoại, dân biểu Chris Van Hollen của đảng Dân chủ ca ngợi cam kết của Tổng thống Obama chấm dứt cuộc chiến ở Afghanistan.
Ông Van Hollen nói: “Sách lược của chúng ta từ trước đến nay vẫn là bàn giao trách nhiệm an ninh cho người Afghanistan. Quân đội Hoa Kỳ không thể có mặt mãi mãi ở Afghanistan.”
Nhưng dân biểu Trent Franks của đảng Cộng Hòa lo ngại rằng việc Hoa Kỳ triệt thoái ra khỏi Afghanistan có thể là quá sớm.
Thượng nghị sĩ Dân chủ Jeanne Shaheen của tiểu bang New Hampshire đã hết lời ca ngợi các đề nghị về kinh tế của Tổng thống Obama.
Bà Shaheen nói: “Tôi rất vui mừng nghe ông nói về những gì chúng ta cần phải làm để cải thiện nền kinh tế và tạo công ăn việc làm, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, và bảo đảm là chúng ta có cái vốn nhân sự mà chúng ta cần đến.”
Thượng nghị sĩ thứ hai của tiểu bang New Hampshire, bà Kelly Ayotte thuộc đảng Cộng Hoà, tán đồng việc ông Obama thừa nhận rằng các chương trình tốn kém cung cấp thu nhập và chăm sóc y tế cho những người về hưu cần phải được cải tổ. Nhưng bà hoài nghi về các chương trình mà tổng thống đề nghị để thúc đẩy sinh lực kinh tế của nước nước Mỹ.
Bà Ayotte nói: “Ông ấy đã đề cập đến một số khoản về chi tiêu đêm nay. Tôi không nghe thấy là chúng ta sẽ làm cách nào để chi trả cho các khoản đó.”
Thực vậy, Tổng thống Obama hứa rằng các đề nghị của ông sẽ không làm tăng thêm mức thâm hụt ngân sách. Nhưng theo dân biểu James Langford của đảng Cộng Hòa, thì sự kiện ấy không đáp ứng được một mục tiêu lớn hơn.
Dân biểu Langford nói: “Ông ấy nói, Tất cả các chương trình của tôi sẽ không làm cho mức thâm hụt ngân sách tăng thêm một xu nào. Tôi nghĩ rằng, không tăng thêm mức thâm hụt một xu nào không phải là mục tiêu ở đây. Giảm mức thâm hụt chừng 10.000 tỷ hào mới thực sự là mục tiêu.”
Mặt khác, dân biểu Peter DeFazio của đảng Dân chủ muốn thấy chính phủ có nhiều biện pháp hơn để thúc đẩy nền kinh tế so với những gì mà ông Obama đề xuất.
Ông DeFazio nói: “Chắc chắn là tổng thống đã nói về sự cần thiết phải có thêm đầu tư của liên bang vào cơ sở hạ tầng. Con số quá thấp, nhưng ông đã đề cập đến.”
Về các vấn đề đối ngoại, dân biểu Chris Van Hollen của đảng Dân chủ ca ngợi cam kết của Tổng thống Obama chấm dứt cuộc chiến ở Afghanistan.
Ông Van Hollen nói: “Sách lược của chúng ta từ trước đến nay vẫn là bàn giao trách nhiệm an ninh cho người Afghanistan. Quân đội Hoa Kỳ không thể có mặt mãi mãi ở Afghanistan.”
Nhưng dân biểu Trent Franks của đảng Cộng Hòa lo ngại rằng việc Hoa Kỳ triệt thoái ra khỏi Afghanistan có thể là quá sớm.
Ông Franks nói như sau: “Mục tiêu là chiến thắng và về nước, không những chỉ trong chiến thắng, mà là trong một cách để lại phía sau một môi trường an ninh, không tạo thuận lợi cho việc nẩy sinh thêm khủng bố có thể đe dọa chúng ta trong tương lai.”
Dân biểu Keith Ellison của đảng Dân chủ nói các mối quan ngại của ông Franks là vô căn cứ.
Dân biểu Ellison nói: “Tổng thống xác định là chúng ta sẽ không bỏ rơi Afghanistan. Chúng ta sẽ không để cho họ không được huấn luyện, không có sự hỗ trợ, không có sự hợp tác thực sự với Hoa Kỳ.”
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham của đảng Cộng Hoà cho rằng có những lãnh vực mà đảng của ông có thể hợp tác với Tổng thống, nhưng nói thêm rằng ông Obama là người canh giữa của cải của đất nước.
Ông Graham nói: “Ông Obama là người sở hữu nền kinh tế này. Tôi sẽ ủng hộ ông trong cải cách di trú. Tôi sẽ đứng sau lưng ông để giúp tìm ra một chính sách bảo đảm để cho Afghanistan đừng tan rã như Iraq. Nhưng chung cuộc, đây là di sản của ông. Và những gì xảy diễn về mặt kinh tế và trên khắp thế giới về mặt đối ngoại, thì ông là người chịu trách nhiệm hơn ai hết.”
Tổng thống Obama đã đề ra khái niệm cho tương lai. Quốc Hội sẽ quyết định liệu khái niệm đó có thành luật hay không.
Dân biểu Keith Ellison của đảng Dân chủ nói các mối quan ngại của ông Franks là vô căn cứ.
Dân biểu Ellison nói: “Tổng thống xác định là chúng ta sẽ không bỏ rơi Afghanistan. Chúng ta sẽ không để cho họ không được huấn luyện, không có sự hỗ trợ, không có sự hợp tác thực sự với Hoa Kỳ.”
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham của đảng Cộng Hoà cho rằng có những lãnh vực mà đảng của ông có thể hợp tác với Tổng thống, nhưng nói thêm rằng ông Obama là người canh giữa của cải của đất nước.
Ông Graham nói: “Ông Obama là người sở hữu nền kinh tế này. Tôi sẽ ủng hộ ông trong cải cách di trú. Tôi sẽ đứng sau lưng ông để giúp tìm ra một chính sách bảo đảm để cho Afghanistan đừng tan rã như Iraq. Nhưng chung cuộc, đây là di sản của ông. Và những gì xảy diễn về mặt kinh tế và trên khắp thế giới về mặt đối ngoại, thì ông là người chịu trách nhiệm hơn ai hết.”
Tổng thống Obama đã đề ra khái niệm cho tương lai. Quốc Hội sẽ quyết định liệu khái niệm đó có thành luật hay không.
VOA
Bàn ra tán vào (0)
Phản ứng của các nhà lập pháp Mỹ về Thông điệp Liên bang
ÐIỆN CAPITOL — Phản ứng của các nhà lập pháp trước các bài diễn văn của tổng thống thường được phân ra bằng những lằn ranh đảng phái và chủ thuyết, và bài diễn văn về tình trạng
ÐIỆN CAPITOL — Phản ứng của các nhà lập pháp trước các bài diễn văn của tổng thống thường được phân ra bằng những lằn ranh đảng phái và chủ thuyết, và bài diễn văn về tình trạng liên bang của Tổng thống Obama không phải là một ngoại lệ. Phe Dân chủ cảm thấy hồ hởi về các đề nghị của ông, trong khi phe Cộng hòa thì không mấy nồng nhiệt. Thông tín viên VOA Michael Bowman tường trình từ Thượng viện Hoa Kỳ trong bài tường thuật sau đây.
Thượng nghị sĩ Dân chủ Jeanne Shaheen của tiểu bang New Hampshire đã hết lời ca ngợi các đề nghị về kinh tế của Tổng thống Obama.
Bà Shaheen nói: “Tôi rất vui mừng nghe ông nói về những gì chúng ta cần phải làm để cải thiện nền kinh tế và tạo công ăn việc làm, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, và bảo đảm là chúng ta có cái vốn nhân sự mà chúng ta cần đến.”
Thượng nghị sĩ thứ hai của tiểu bang New Hampshire, bà Kelly Ayotte thuộc đảng Cộng Hoà, tán đồng việc ông Obama thừa nhận rằng các chương trình tốn kém cung cấp thu nhập và chăm sóc y tế cho những người về hưu cần phải được cải tổ. Nhưng bà hoài nghi về các chương trình mà tổng thống đề nghị để thúc đẩy sinh lực kinh tế của nước nước Mỹ.
Bà Ayotte nói: “Ông ấy đã đề cập đến một số khoản về chi tiêu đêm nay. Tôi không nghe thấy là chúng ta sẽ làm cách nào để chi trả cho các khoản đó.”
Thực vậy, Tổng thống Obama hứa rằng các đề nghị của ông sẽ không làm tăng thêm mức thâm hụt ngân sách. Nhưng theo dân biểu James Langford của đảng Cộng Hòa, thì sự kiện ấy không đáp ứng được một mục tiêu lớn hơn.
Dân biểu Langford nói: “Ông ấy nói, Tất cả các chương trình của tôi sẽ không làm cho mức thâm hụt ngân sách tăng thêm một xu nào. Tôi nghĩ rằng, không tăng thêm mức thâm hụt một xu nào không phải là mục tiêu ở đây. Giảm mức thâm hụt chừng 10.000 tỷ hào mới thực sự là mục tiêu.”
Mặt khác, dân biểu Peter DeFazio của đảng Dân chủ muốn thấy chính phủ có nhiều biện pháp hơn để thúc đẩy nền kinh tế so với những gì mà ông Obama đề xuất.
Ông DeFazio nói: “Chắc chắn là tổng thống đã nói về sự cần thiết phải có thêm đầu tư của liên bang vào cơ sở hạ tầng. Con số quá thấp, nhưng ông đã đề cập đến.”
Về các vấn đề đối ngoại, dân biểu Chris Van Hollen của đảng Dân chủ ca ngợi cam kết của Tổng thống Obama chấm dứt cuộc chiến ở Afghanistan.
Ông Van Hollen nói: “Sách lược của chúng ta từ trước đến nay vẫn là bàn giao trách nhiệm an ninh cho người Afghanistan. Quân đội Hoa Kỳ không thể có mặt mãi mãi ở Afghanistan.”
Nhưng dân biểu Trent Franks của đảng Cộng Hòa lo ngại rằng việc Hoa Kỳ triệt thoái ra khỏi Afghanistan có thể là quá sớm.
Thượng nghị sĩ Dân chủ Jeanne Shaheen của tiểu bang New Hampshire đã hết lời ca ngợi các đề nghị về kinh tế của Tổng thống Obama.
Bà Shaheen nói: “Tôi rất vui mừng nghe ông nói về những gì chúng ta cần phải làm để cải thiện nền kinh tế và tạo công ăn việc làm, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, và bảo đảm là chúng ta có cái vốn nhân sự mà chúng ta cần đến.”
Thượng nghị sĩ thứ hai của tiểu bang New Hampshire, bà Kelly Ayotte thuộc đảng Cộng Hoà, tán đồng việc ông Obama thừa nhận rằng các chương trình tốn kém cung cấp thu nhập và chăm sóc y tế cho những người về hưu cần phải được cải tổ. Nhưng bà hoài nghi về các chương trình mà tổng thống đề nghị để thúc đẩy sinh lực kinh tế của nước nước Mỹ.
Bà Ayotte nói: “Ông ấy đã đề cập đến một số khoản về chi tiêu đêm nay. Tôi không nghe thấy là chúng ta sẽ làm cách nào để chi trả cho các khoản đó.”
Thực vậy, Tổng thống Obama hứa rằng các đề nghị của ông sẽ không làm tăng thêm mức thâm hụt ngân sách. Nhưng theo dân biểu James Langford của đảng Cộng Hòa, thì sự kiện ấy không đáp ứng được một mục tiêu lớn hơn.
Dân biểu Langford nói: “Ông ấy nói, Tất cả các chương trình của tôi sẽ không làm cho mức thâm hụt ngân sách tăng thêm một xu nào. Tôi nghĩ rằng, không tăng thêm mức thâm hụt một xu nào không phải là mục tiêu ở đây. Giảm mức thâm hụt chừng 10.000 tỷ hào mới thực sự là mục tiêu.”
Mặt khác, dân biểu Peter DeFazio của đảng Dân chủ muốn thấy chính phủ có nhiều biện pháp hơn để thúc đẩy nền kinh tế so với những gì mà ông Obama đề xuất.
Ông DeFazio nói: “Chắc chắn là tổng thống đã nói về sự cần thiết phải có thêm đầu tư của liên bang vào cơ sở hạ tầng. Con số quá thấp, nhưng ông đã đề cập đến.”
Về các vấn đề đối ngoại, dân biểu Chris Van Hollen của đảng Dân chủ ca ngợi cam kết của Tổng thống Obama chấm dứt cuộc chiến ở Afghanistan.
Ông Van Hollen nói: “Sách lược của chúng ta từ trước đến nay vẫn là bàn giao trách nhiệm an ninh cho người Afghanistan. Quân đội Hoa Kỳ không thể có mặt mãi mãi ở Afghanistan.”
Nhưng dân biểu Trent Franks của đảng Cộng Hòa lo ngại rằng việc Hoa Kỳ triệt thoái ra khỏi Afghanistan có thể là quá sớm.
Ông Franks nói như sau: “Mục tiêu là chiến thắng và về nước, không những chỉ trong chiến thắng, mà là trong một cách để lại phía sau một môi trường an ninh, không tạo thuận lợi cho việc nẩy sinh thêm khủng bố có thể đe dọa chúng ta trong tương lai.”
Dân biểu Keith Ellison của đảng Dân chủ nói các mối quan ngại của ông Franks là vô căn cứ.
Dân biểu Ellison nói: “Tổng thống xác định là chúng ta sẽ không bỏ rơi Afghanistan. Chúng ta sẽ không để cho họ không được huấn luyện, không có sự hỗ trợ, không có sự hợp tác thực sự với Hoa Kỳ.”
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham của đảng Cộng Hoà cho rằng có những lãnh vực mà đảng của ông có thể hợp tác với Tổng thống, nhưng nói thêm rằng ông Obama là người canh giữa của cải của đất nước.
Ông Graham nói: “Ông Obama là người sở hữu nền kinh tế này. Tôi sẽ ủng hộ ông trong cải cách di trú. Tôi sẽ đứng sau lưng ông để giúp tìm ra một chính sách bảo đảm để cho Afghanistan đừng tan rã như Iraq. Nhưng chung cuộc, đây là di sản của ông. Và những gì xảy diễn về mặt kinh tế và trên khắp thế giới về mặt đối ngoại, thì ông là người chịu trách nhiệm hơn ai hết.”
Tổng thống Obama đã đề ra khái niệm cho tương lai. Quốc Hội sẽ quyết định liệu khái niệm đó có thành luật hay không.
Dân biểu Keith Ellison của đảng Dân chủ nói các mối quan ngại của ông Franks là vô căn cứ.
Dân biểu Ellison nói: “Tổng thống xác định là chúng ta sẽ không bỏ rơi Afghanistan. Chúng ta sẽ không để cho họ không được huấn luyện, không có sự hỗ trợ, không có sự hợp tác thực sự với Hoa Kỳ.”
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham của đảng Cộng Hoà cho rằng có những lãnh vực mà đảng của ông có thể hợp tác với Tổng thống, nhưng nói thêm rằng ông Obama là người canh giữa của cải của đất nước.
Ông Graham nói: “Ông Obama là người sở hữu nền kinh tế này. Tôi sẽ ủng hộ ông trong cải cách di trú. Tôi sẽ đứng sau lưng ông để giúp tìm ra một chính sách bảo đảm để cho Afghanistan đừng tan rã như Iraq. Nhưng chung cuộc, đây là di sản của ông. Và những gì xảy diễn về mặt kinh tế và trên khắp thế giới về mặt đối ngoại, thì ông là người chịu trách nhiệm hơn ai hết.”
Tổng thống Obama đã đề ra khái niệm cho tương lai. Quốc Hội sẽ quyết định liệu khái niệm đó có thành luật hay không.
VOA