Đoạn Đường Chiến Binh
Pháo chiến ác liệt ở núi lửa giữa pháo thủ Sư đoàn 23 bộ binh và pháo binh cộng quân
* Lược ghi về chiến trường Tây Quảng Đức:
Như đã trình bày trong số trước, vào hai năm 1968 và 1969, khu vực phía
Tây tỉnh Quảng Đức đã trở thành “chiến trường nóng” tại Cao nguyên với
những trận giao tranh ác liệt giữa các đơn vị Việt-Mỹ và các trung đoàn
chủ lực Cộng quân. Một số trận đánh đã thu hút sự theo dõi của phóng
viên các hãng thông tấn quốc tế, được tường trình trong các cuộc họp báo
hàng ngày về tình hình chiến sự của Phát ngôn viên QL/VNCH. Riêng trong
hai tháng cuối của năm 1969, Cộng quân đã mở cao điểm đến đánh chiếm
quận Đức Lập, ở phía Tây Bắc Gia Nghĩa-tỉnh lỵ Quảng Đức. Sau những trận
giao tranh vào thượng tuần tháng 11, từ giữa tháng này, Cộng quân đã
tung vào chiến trường Quảng Đức nhiều đơn vị chủ lực của B 3 (lực lượng
CQ tại Tây Nguyên).
Tin tức tình báo ghi nhận được cho biết lực lượng địch tăng cường ngày
càng nhiều. Ngoài trung đoàn 28 CSBV còn có trung đoàn 40 pháo, tiểu
đoàn 394 pháo, tiểu đoàn 37 đặc công và 3 tiểu đoàn CQ địa phương. Cộng
quân đã lộ rõ ý đồ đánh chiếm Đức Lập qua sự gia tăng mức độ pháo kích
với nhiều loại súng, hỏa tiễn, súng cối vào tuyến phòng ngự của các đơn
vị Sư đoàn 23 BB, Biệt động quân tại khu vực này. Ké hoạch của đối
phương đã được phối kiểm khi một trung sĩ CQ tên là Lê Xuân Kiều ra
trình diện trung đội Nghĩa quân xã Đức An vào ngày 19 tháng 11 để xin
hồi chánh. Theo cung từ, cán binh CSBV này là tiểu đội trưởng tiểu đội
Trinh sát tiểu đoàn K 3 của trung đoàn 28 thuộc Mặt trận B 3 (lực lượng
CQ tại Cao nguyên). Theo lời kể của một cựu sĩ quan đã tham dự cuộc hành
quân thì Kiều ăn nói hoạt bát, hiểu biết khá về quân sự. Khi ra hồi
chánh, Kiều mặc bộ đồ kaki vàng nhàu nát, đi dép cao su, mặt mũi phờ
phạc, chân tay nứt nẻ vì thời tiết. Kiều mang theo một khẩu AK, một địa
bàn và một tấm bản đồ hành quân của tiểu đoàn K 3.
Kiều cho biết trong trận đánh dọc theo Quốc lộ 14 ngày 4 tháng 11, khi
lực lượng VNCH mở cuộc hành quân giao tiếp với 2 đại đội Biệt động quân,
tiểu đoàn K3 vừa chết vừa bị thương trên 50 người. Hồi chánh viên này
cũng cho biết nhiệm vụ của tiểu đoàn K 1, K 2 và một số đơn vị khác
chuẩn bị chiến trường đánh giao thông chiến, rồi sau đó, tập trung đánh
dứt điểm Đức Lập. Về pháo binh CQ, Kiều cho biết ngoài các loại súng
cối, hỏa tiễn, trung đoàn 28 CSBV còn có thể được B3 đưa đơn vị pháo 452
đến yểm trợ. Kiều còn tiết lộ kể từ 19/11, Cộng quân khởi sự ra mặt
ngọn đồi 804, ngọn đồi mà các đơn vị VNCH hành quân tại Đức Lập thường
gọi là Núi Lửa. Đây là một miệng núi lửa đã tắt, hình bầu dục, dài
khoảng 500 thước, rộng khoảng 300 thước, cao hơn mặt đất 80 thước, nơi
trũng nhất trong lòng miệng núi có cao độ 804 (so với mặt biển). Triền
núi phía trong khá dốc, chằng chịt dây leo quấn lấy những cây cổ thụ to
lớn, giữa miệng núi, xanh rì một vạt chuối rừng rậm rạp.
* Trận pháo chiến tại Núi Lửa:
Đơn vị Bộ binh phòng ngự tại Núi Lửa là tiểu đoàn 1/45. Ngay khi chiếm
ngọn núi này, quân sĩ của tiểu đoàn này đã ra sức lập hệ thống phòng ngự
với những cụm hầm được đào kiên cố. Loại hầm chính ở đây là hầm ếch:
một giao thông hào, sâu khoảng 3 mét, đào hườm vào trong những khoảng
trống đủ để cho một hay hai người nằm, phía trên ken cây cứng. Bên cạnh
hầm ếch đều có bậc thềm để binh sĩ nhô lên chiến đấu dễ dàng. Khi trực
thăng chở một toán sĩ quan Pháo binh đến Núi Lửa để xem xét vị trí hỏa
yểm, họ đã phải nhảy thật nhanh để tránh súng cối Cộng quân và để trực
thăng cất cánh liền. Khi trực thăng đến đón, toán sĩ quan Pháo binh phải
lên trong vòng 5 giây đồng hồ. Trung bình cứ 5 lần hạ cánh, trực thăng
bị pháo kích 4 lần bằng hỏa tiễn hoặc bằng súng cối.
Từ ngày 21 đến 23/11, Cộng quân pháo kích tất cả 15 lần vào tất cả vị
trí phòng thủ của các đơn vị VNCH. Ngày 24/11, trận chiến đã diễn ra tại
Núi Lửa vào lúc 8 giờ 50 giữa đại đội 2 tiểu đoàn 1/45, trận đánh kéo
dài đến 3 giờ 30 chiều, 5 Cộng quân bỏ xác tại trận địa, đại đội 2/1/45
tịch thu 1 khẩu B 40. Đến tối, Cộng quân thực hiện 3 đợt pháo kích vào
Núi Lửa nhưng không có hiệu quả, Cộng quân quay sang tấn công trung đội
Nghĩa quân xã Đức An. Trung đội Nghĩa quân này phục kích địch ở ngoài
hàng rào xã, đã loại 5 CQ, tịch thu 2 AK.
Ngày 27 tháng 11, vào xế trưa, trung đội thám kích của tiểu đoàn 1/45
đang án ngữ một đường xâm nhập của CQ ở gần quận lỵ Đức Lập đã được trực
thăng vận đến Núi Lửa để tái nhập với đơn vị gốc tăng cường phòng thủ.
Khi trung đội này vừa nhảy khỏi trực thăn xuống một ngọn đồi nhỏ dưới
chân Núi Lửa thì bị CQ pháo như mưa. Trung đội này liên phân tán thành
từng toán và nhanh nhóng chiếm mục tiêu. Mười phút sau, một chiếc trực
thăng bị bắn rơi ngay tại vị trí trung đội thám kích vừa nhảy xuống.
Chưa kịp khai triển đội hình phòng ngự, trung đội này được lệnh tiếp cứu
phi công. Công việc hoàn tất trong vòng 30 phút, chiếc trực thăng được
khu trục cơ đến oanh kích phá hủy.
Đến tối, một tổ phục kích của tiểu đoàn 1/45 thấp thoáng vài địch quân
từ chân núi bò lên. Chờ mục tiêu đến vừa tầm súng, một loạt đạn khai hỏa
nhưng chưa kịp dứt thì người đi đầu đã giơ hai tay với khẩu súng AK đeo
sau lưng, nòng súng chúc xuống. Đó là một cán binh CSBV xin hồi chánh.
Anh khai tên là Phan Đình Bát, quân hàm trung sĩ, thuộc đại đội 3 tiểu
đoàn K 1/trung đoàn 28 CSBV. Theo lời Bát, ngày hôm trước đại đội 1/K 1
bị tổn thất trên 50% quân số do hỏa lực Pháo binh và Không quân VNCH.
Được hỏi về nhóm người đi cùng, Bát cho biết họ cũng ra hồi chánh như
anh nhưng bất ngờ bị ổ phục kích khai hỏa nên đã lùi xuống đồi. Điều cần
ghi nhận là trong vòng 14 giờ từ khi Phan Đình Bát ra hồi chánh, Cộng
quân đã pháo kích tổng cộng 10 lần vào vị trí phòng thủ của tiểu đoàn
1/45 tại Núi Lửa.
Ngày 28 tháng 11, theo kế hoạch của bộ chỉ huy Hành quân, tiểu đoàn 3/45
được điều động lên Núi Lửa thay thế tiểu đoàn 1/45. Nỗ lực chính để yểm
trợ cho cuộc hoán chuyển quân của hai tiểu đoàn này là tiểu đoàn 1/45
và chi đoàn 1/8 Chiến xa. Nỗ lực phụ là tiểu đoàn 4/45 và chi đoàn 3/8
Thiết quân vận. Về Pháo binh, các pháo đội ở trong thế trận sẵn sàng hỏa
công. Các tin tức ghi nhận vị trí địch tới tấp gửi về trung tâm Phối
hợp Hỏa lực. Từng đơn vị CD được theo dõi cẩn thận trên bản đồ. Những
loạt đạn hỏa tập nổ đồng thời dồn dập phóng đi bất kể ngày đêm. Từ 17/11
đến ngày cuối của tháng 11, nhiều trận pháo chiến ác liệt diễn ra giữa
các pháo đội 105, 155 ly của Pháo binh Sư đoàn 23 BB và các đơn vị pháo
của CQ, trong đó có trận hỏa công diễn ra vào ngày 29 tháng 11. Hoạt
động của các pháo thủ Sư đoàn 23 BB tại chiến trường Đức Lập được pháo
thủ N.A.H ghi lại trong bút ký chiến trường của mình với nội dung như
sau.
* Pháo thủ Sư đoàn 23 BB và trận hỏa công yểm trợ đơn vị bộ chiến:
Chúng tôi dậy từ 5 giờ sáng sửa soạn bắn chuẩn bị. Dưới hầm Trung tâm
Phối hợp Hỏa lực và đài tác xạ, điện thoại reo liên hồi: những chi tiết
cuối cùng được chuyển đạt cho các đơn vị Pháo binh. Ngoài vị trí đại
bác, ráp đầu nổ, kiểm soát súng. Chúng tôi dự tính bắn 2,000 quả cho
cuộc hành quân. 7 giờ 30 chúng tôi nhận thêm 1 trung đội 155 ly (hai
khẩu đội) từ Ban Mê Thuột tới.
8 giờ sáng, đợt hỏa tập bắt đầu, qua máy vô tuyến, một sĩ quan tại trung tâm phối hợp hỏa lực đếm lùi:
-60, 50, 40, 39, 38…4, 3, 2, 1…Nổ đồng thời
20 giây sau, những tiếng nổ từ vùng mục tiêu dội lại. Trong sương mai,
tiếng nổ trở nên lớn hơn, âm u như vang vọng từ đánh vực sâu. 8 giờ 20,
các cánh quân rời tuyến xuất phát trong tiếng ì ầm của đại bác tiếp tục
bắn. Một vài cuộc chạm súng lẻ tẻ diễn ra song địch quân đã bị đánh bật.
Các sĩ quan tham mưu luôn xê dịch ước hiệu của quân bạn trên bản đồ.
Đường tiến quân được nối dài, nối dài… cho đến 11 giờ 20.
Một lực lượng cấp tiểu đoàn tổ chức công sự phòng thủ với hầm hố kiên cố
trên một sườn đồi dùng mọi loại súng bắn như mưa vào cánh quân của tiểu
đoàn 2/45. Chi đoàn 1/8 chiến xa dàn ngay thành hai hàng trợ lực cho
tiểu đoàn 2/45 phản công. Trong khu vực rừng già hoang vu, chiến xa đè
cây đi lên như những con vật kỳ lạ thời tiền sử. Các chiến sĩ Bộ binh
nương theo. Người ta không nghe được tiếng động nào ngoài tiếng súng.
Nhưng rồi chiến xa phải dừng lại vì càng vào sâu, cây càng lớn. Địch
quân đã khéo chọn địa thế để phục kích. Tuy nhiên địch quân không ngờ
tại đây chúng tôi đã tiên liệu một nhóm tác xạ.
Theo lời yêu cầu của sĩ quan tiền sát viên Pháo binh cạnh tiểu đoàn
2/45, loạt đạn đại bác đầu tiên nổ ròn rã. Các toán tiền sát kế cận báo
cáo không trở ngại. Sĩ quan tiền sát viên tiểu đoàn 2/45 xin bắn hiệu
quả. Chỉ trong vòng 12 phút, với tất cả lực lượng Pháo binh khả dụng,
chúng tôi tiêu thụ 480 quả đạn 105 và 155 ly. Trong lúc đang tác xạ, đại
úy tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2/54 reo lên trong máy: Tốt lắm, tôi quan
sát thấy cả xác địch văng lên. Sĩ quan tiền sát báo cáo thấy súng của
địch văng tung lên lẫn cát bụi. Anh phải báo cáo tới lần thứ ba chúng
tôi mới nghe được vì anh nằm cách mục tiêu có 150 mét, tiếng nổ át mất
tiếng nói.
Tác xạ Pháo binh chấm dứt làm kết thúc luôn trận đánh. Bốn bề trở nên
vắng lặng có lẽ vì địch quân phần bị thương vong phần im lìm trốn chạy.
Tiểu đoàn 2/45 lục soát trên khu vực giao tranh ghi hận có trên 40 xác
địch, tịch thu 8 vũ khí, khẩu nào cũng hư hỏng vì mãnh đạn. Trưa nay,
mãi 2 giờ, anh em pháo thủ mới ăn cơm. Ai cũng mệt nhoài vì lo công việc
tác xạ quần quật từ sáng sớm. Người ngồi, kẻ đứng, ai cũng vội vả nuốt
cho đầy bụng càng lẹ càng tốt. Biết đâu, chẳng có nhiệm vụ tác xạ khác
bây giờ. Riêng đại úy pháo đội trưởng chưa ăn, ông tận dụng thời gian
nghỉ bắn để kiểm soát lại đại bác, không có khẩu nào hư hỏng. Ông đến
chỗ anh em binh sĩ ăn cơm, loan báo kết quả tác xạ được, không ai bảo
ai, mọi người reo vang, ngần ấy đôi tay cầm đũa giơ lên khua lấy khua
đề. Có anh khua luôn cả chén cơm chan canh làm nước canh đổ đầy đầu
người kế cận, suýt xảy ra đánh lộn. Một binh sĩ vừa tu bổ đại bác xong,
cầm cái bơm mỡ nhẩy lên chồm chồm làm một cục bơm mỡ rớt xuống chảo
canh, váng nổi lều bều. Mỡ mặc mỡ, mọi người vẫn điềm nhiên ăn ngon
lành, hể hả. Tinh thần lên cao khiến quên hết mệt mỏi…
https://vietbao.com/a60383/phao-chien-ac-liet-o-nui-lua-giua-phao-thu-sd23-phao-cq
Bàn ra tán vào (0)
Pháo chiến ác liệt ở núi lửa giữa pháo thủ Sư đoàn 23 bộ binh và pháo binh cộng quân
* Lược ghi về chiến trường Tây Quảng Đức:
Như đã trình bày trong số trước, vào hai năm 1968 và 1969, khu vực phía
Tây tỉnh Quảng Đức đã trở thành “chiến trường nóng” tại Cao nguyên với
những trận giao tranh ác liệt giữa các đơn vị Việt-Mỹ và các trung đoàn
chủ lực Cộng quân. Một số trận đánh đã thu hút sự theo dõi của phóng
viên các hãng thông tấn quốc tế, được tường trình trong các cuộc họp báo
hàng ngày về tình hình chiến sự của Phát ngôn viên QL/VNCH. Riêng trong
hai tháng cuối của năm 1969, Cộng quân đã mở cao điểm đến đánh chiếm
quận Đức Lập, ở phía Tây Bắc Gia Nghĩa-tỉnh lỵ Quảng Đức. Sau những trận
giao tranh vào thượng tuần tháng 11, từ giữa tháng này, Cộng quân đã
tung vào chiến trường Quảng Đức nhiều đơn vị chủ lực của B 3 (lực lượng
CQ tại Tây Nguyên).
Tin tức tình báo ghi nhận được cho biết lực lượng địch tăng cường ngày
càng nhiều. Ngoài trung đoàn 28 CSBV còn có trung đoàn 40 pháo, tiểu
đoàn 394 pháo, tiểu đoàn 37 đặc công và 3 tiểu đoàn CQ địa phương. Cộng
quân đã lộ rõ ý đồ đánh chiếm Đức Lập qua sự gia tăng mức độ pháo kích
với nhiều loại súng, hỏa tiễn, súng cối vào tuyến phòng ngự của các đơn
vị Sư đoàn 23 BB, Biệt động quân tại khu vực này. Ké hoạch của đối
phương đã được phối kiểm khi một trung sĩ CQ tên là Lê Xuân Kiều ra
trình diện trung đội Nghĩa quân xã Đức An vào ngày 19 tháng 11 để xin
hồi chánh. Theo cung từ, cán binh CSBV này là tiểu đội trưởng tiểu đội
Trinh sát tiểu đoàn K 3 của trung đoàn 28 thuộc Mặt trận B 3 (lực lượng
CQ tại Cao nguyên). Theo lời kể của một cựu sĩ quan đã tham dự cuộc hành
quân thì Kiều ăn nói hoạt bát, hiểu biết khá về quân sự. Khi ra hồi
chánh, Kiều mặc bộ đồ kaki vàng nhàu nát, đi dép cao su, mặt mũi phờ
phạc, chân tay nứt nẻ vì thời tiết. Kiều mang theo một khẩu AK, một địa
bàn và một tấm bản đồ hành quân của tiểu đoàn K 3.
Kiều cho biết trong trận đánh dọc theo Quốc lộ 14 ngày 4 tháng 11, khi
lực lượng VNCH mở cuộc hành quân giao tiếp với 2 đại đội Biệt động quân,
tiểu đoàn K3 vừa chết vừa bị thương trên 50 người. Hồi chánh viên này
cũng cho biết nhiệm vụ của tiểu đoàn K 1, K 2 và một số đơn vị khác
chuẩn bị chiến trường đánh giao thông chiến, rồi sau đó, tập trung đánh
dứt điểm Đức Lập. Về pháo binh CQ, Kiều cho biết ngoài các loại súng
cối, hỏa tiễn, trung đoàn 28 CSBV còn có thể được B3 đưa đơn vị pháo 452
đến yểm trợ. Kiều còn tiết lộ kể từ 19/11, Cộng quân khởi sự ra mặt
ngọn đồi 804, ngọn đồi mà các đơn vị VNCH hành quân tại Đức Lập thường
gọi là Núi Lửa. Đây là một miệng núi lửa đã tắt, hình bầu dục, dài
khoảng 500 thước, rộng khoảng 300 thước, cao hơn mặt đất 80 thước, nơi
trũng nhất trong lòng miệng núi có cao độ 804 (so với mặt biển). Triền
núi phía trong khá dốc, chằng chịt dây leo quấn lấy những cây cổ thụ to
lớn, giữa miệng núi, xanh rì một vạt chuối rừng rậm rạp.
* Trận pháo chiến tại Núi Lửa:
Đơn vị Bộ binh phòng ngự tại Núi Lửa là tiểu đoàn 1/45. Ngay khi chiếm
ngọn núi này, quân sĩ của tiểu đoàn này đã ra sức lập hệ thống phòng ngự
với những cụm hầm được đào kiên cố. Loại hầm chính ở đây là hầm ếch:
một giao thông hào, sâu khoảng 3 mét, đào hườm vào trong những khoảng
trống đủ để cho một hay hai người nằm, phía trên ken cây cứng. Bên cạnh
hầm ếch đều có bậc thềm để binh sĩ nhô lên chiến đấu dễ dàng. Khi trực
thăng chở một toán sĩ quan Pháo binh đến Núi Lửa để xem xét vị trí hỏa
yểm, họ đã phải nhảy thật nhanh để tránh súng cối Cộng quân và để trực
thăng cất cánh liền. Khi trực thăng đến đón, toán sĩ quan Pháo binh phải
lên trong vòng 5 giây đồng hồ. Trung bình cứ 5 lần hạ cánh, trực thăng
bị pháo kích 4 lần bằng hỏa tiễn hoặc bằng súng cối.
Từ ngày 21 đến 23/11, Cộng quân pháo kích tất cả 15 lần vào tất cả vị
trí phòng thủ của các đơn vị VNCH. Ngày 24/11, trận chiến đã diễn ra tại
Núi Lửa vào lúc 8 giờ 50 giữa đại đội 2 tiểu đoàn 1/45, trận đánh kéo
dài đến 3 giờ 30 chiều, 5 Cộng quân bỏ xác tại trận địa, đại đội 2/1/45
tịch thu 1 khẩu B 40. Đến tối, Cộng quân thực hiện 3 đợt pháo kích vào
Núi Lửa nhưng không có hiệu quả, Cộng quân quay sang tấn công trung đội
Nghĩa quân xã Đức An. Trung đội Nghĩa quân này phục kích địch ở ngoài
hàng rào xã, đã loại 5 CQ, tịch thu 2 AK.
Ngày 27 tháng 11, vào xế trưa, trung đội thám kích của tiểu đoàn 1/45
đang án ngữ một đường xâm nhập của CQ ở gần quận lỵ Đức Lập đã được trực
thăng vận đến Núi Lửa để tái nhập với đơn vị gốc tăng cường phòng thủ.
Khi trung đội này vừa nhảy khỏi trực thăn xuống một ngọn đồi nhỏ dưới
chân Núi Lửa thì bị CQ pháo như mưa. Trung đội này liên phân tán thành
từng toán và nhanh nhóng chiếm mục tiêu. Mười phút sau, một chiếc trực
thăng bị bắn rơi ngay tại vị trí trung đội thám kích vừa nhảy xuống.
Chưa kịp khai triển đội hình phòng ngự, trung đội này được lệnh tiếp cứu
phi công. Công việc hoàn tất trong vòng 30 phút, chiếc trực thăng được
khu trục cơ đến oanh kích phá hủy.
Đến tối, một tổ phục kích của tiểu đoàn 1/45 thấp thoáng vài địch quân
từ chân núi bò lên. Chờ mục tiêu đến vừa tầm súng, một loạt đạn khai hỏa
nhưng chưa kịp dứt thì người đi đầu đã giơ hai tay với khẩu súng AK đeo
sau lưng, nòng súng chúc xuống. Đó là một cán binh CSBV xin hồi chánh.
Anh khai tên là Phan Đình Bát, quân hàm trung sĩ, thuộc đại đội 3 tiểu
đoàn K 1/trung đoàn 28 CSBV. Theo lời Bát, ngày hôm trước đại đội 1/K 1
bị tổn thất trên 50% quân số do hỏa lực Pháo binh và Không quân VNCH.
Được hỏi về nhóm người đi cùng, Bát cho biết họ cũng ra hồi chánh như
anh nhưng bất ngờ bị ổ phục kích khai hỏa nên đã lùi xuống đồi. Điều cần
ghi nhận là trong vòng 14 giờ từ khi Phan Đình Bát ra hồi chánh, Cộng
quân đã pháo kích tổng cộng 10 lần vào vị trí phòng thủ của tiểu đoàn
1/45 tại Núi Lửa.
Ngày 28 tháng 11, theo kế hoạch của bộ chỉ huy Hành quân, tiểu đoàn 3/45
được điều động lên Núi Lửa thay thế tiểu đoàn 1/45. Nỗ lực chính để yểm
trợ cho cuộc hoán chuyển quân của hai tiểu đoàn này là tiểu đoàn 1/45
và chi đoàn 1/8 Chiến xa. Nỗ lực phụ là tiểu đoàn 4/45 và chi đoàn 3/8
Thiết quân vận. Về Pháo binh, các pháo đội ở trong thế trận sẵn sàng hỏa
công. Các tin tức ghi nhận vị trí địch tới tấp gửi về trung tâm Phối
hợp Hỏa lực. Từng đơn vị CD được theo dõi cẩn thận trên bản đồ. Những
loạt đạn hỏa tập nổ đồng thời dồn dập phóng đi bất kể ngày đêm. Từ 17/11
đến ngày cuối của tháng 11, nhiều trận pháo chiến ác liệt diễn ra giữa
các pháo đội 105, 155 ly của Pháo binh Sư đoàn 23 BB và các đơn vị pháo
của CQ, trong đó có trận hỏa công diễn ra vào ngày 29 tháng 11. Hoạt
động của các pháo thủ Sư đoàn 23 BB tại chiến trường Đức Lập được pháo
thủ N.A.H ghi lại trong bút ký chiến trường của mình với nội dung như
sau.
* Pháo thủ Sư đoàn 23 BB và trận hỏa công yểm trợ đơn vị bộ chiến:
Chúng tôi dậy từ 5 giờ sáng sửa soạn bắn chuẩn bị. Dưới hầm Trung tâm
Phối hợp Hỏa lực và đài tác xạ, điện thoại reo liên hồi: những chi tiết
cuối cùng được chuyển đạt cho các đơn vị Pháo binh. Ngoài vị trí đại
bác, ráp đầu nổ, kiểm soát súng. Chúng tôi dự tính bắn 2,000 quả cho
cuộc hành quân. 7 giờ 30 chúng tôi nhận thêm 1 trung đội 155 ly (hai
khẩu đội) từ Ban Mê Thuột tới.
8 giờ sáng, đợt hỏa tập bắt đầu, qua máy vô tuyến, một sĩ quan tại trung tâm phối hợp hỏa lực đếm lùi:
-60, 50, 40, 39, 38…4, 3, 2, 1…Nổ đồng thời
20 giây sau, những tiếng nổ từ vùng mục tiêu dội lại. Trong sương mai,
tiếng nổ trở nên lớn hơn, âm u như vang vọng từ đánh vực sâu. 8 giờ 20,
các cánh quân rời tuyến xuất phát trong tiếng ì ầm của đại bác tiếp tục
bắn. Một vài cuộc chạm súng lẻ tẻ diễn ra song địch quân đã bị đánh bật.
Các sĩ quan tham mưu luôn xê dịch ước hiệu của quân bạn trên bản đồ.
Đường tiến quân được nối dài, nối dài… cho đến 11 giờ 20.
Một lực lượng cấp tiểu đoàn tổ chức công sự phòng thủ với hầm hố kiên cố
trên một sườn đồi dùng mọi loại súng bắn như mưa vào cánh quân của tiểu
đoàn 2/45. Chi đoàn 1/8 chiến xa dàn ngay thành hai hàng trợ lực cho
tiểu đoàn 2/45 phản công. Trong khu vực rừng già hoang vu, chiến xa đè
cây đi lên như những con vật kỳ lạ thời tiền sử. Các chiến sĩ Bộ binh
nương theo. Người ta không nghe được tiếng động nào ngoài tiếng súng.
Nhưng rồi chiến xa phải dừng lại vì càng vào sâu, cây càng lớn. Địch
quân đã khéo chọn địa thế để phục kích. Tuy nhiên địch quân không ngờ
tại đây chúng tôi đã tiên liệu một nhóm tác xạ.
Theo lời yêu cầu của sĩ quan tiền sát viên Pháo binh cạnh tiểu đoàn
2/45, loạt đạn đại bác đầu tiên nổ ròn rã. Các toán tiền sát kế cận báo
cáo không trở ngại. Sĩ quan tiền sát viên tiểu đoàn 2/45 xin bắn hiệu
quả. Chỉ trong vòng 12 phút, với tất cả lực lượng Pháo binh khả dụng,
chúng tôi tiêu thụ 480 quả đạn 105 và 155 ly. Trong lúc đang tác xạ, đại
úy tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2/54 reo lên trong máy: Tốt lắm, tôi quan
sát thấy cả xác địch văng lên. Sĩ quan tiền sát báo cáo thấy súng của
địch văng tung lên lẫn cát bụi. Anh phải báo cáo tới lần thứ ba chúng
tôi mới nghe được vì anh nằm cách mục tiêu có 150 mét, tiếng nổ át mất
tiếng nói.
Tác xạ Pháo binh chấm dứt làm kết thúc luôn trận đánh. Bốn bề trở nên
vắng lặng có lẽ vì địch quân phần bị thương vong phần im lìm trốn chạy.
Tiểu đoàn 2/45 lục soát trên khu vực giao tranh ghi hận có trên 40 xác
địch, tịch thu 8 vũ khí, khẩu nào cũng hư hỏng vì mãnh đạn. Trưa nay,
mãi 2 giờ, anh em pháo thủ mới ăn cơm. Ai cũng mệt nhoài vì lo công việc
tác xạ quần quật từ sáng sớm. Người ngồi, kẻ đứng, ai cũng vội vả nuốt
cho đầy bụng càng lẹ càng tốt. Biết đâu, chẳng có nhiệm vụ tác xạ khác
bây giờ. Riêng đại úy pháo đội trưởng chưa ăn, ông tận dụng thời gian
nghỉ bắn để kiểm soát lại đại bác, không có khẩu nào hư hỏng. Ông đến
chỗ anh em binh sĩ ăn cơm, loan báo kết quả tác xạ được, không ai bảo
ai, mọi người reo vang, ngần ấy đôi tay cầm đũa giơ lên khua lấy khua
đề. Có anh khua luôn cả chén cơm chan canh làm nước canh đổ đầy đầu
người kế cận, suýt xảy ra đánh lộn. Một binh sĩ vừa tu bổ đại bác xong,
cầm cái bơm mỡ nhẩy lên chồm chồm làm một cục bơm mỡ rớt xuống chảo
canh, váng nổi lều bều. Mỡ mặc mỡ, mọi người vẫn điềm nhiên ăn ngon
lành, hể hả. Tinh thần lên cao khiến quên hết mệt mỏi…
https://vietbao.com/a60383/phao-chien-ac-liet-o-nui-lua-giua-phao-thu-sd23-phao-cq