Tin nóng trong ngày
Pháp triệu Đại sứ Mỹ tới về vụ nghe lén
Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) theo dõi lén các Tổng thống Pháp Jacques Chirac, Nicolas Sarkozy và Francois Hollande trong giai đoạn 2006-12, Wikileaks cho biết.
Pháp đã triệu
Đại sứ Hoa Kỳ tại Paris lên về vụ được cho là Mỹ theo dõi Tổng thống
Francois Hollande và hai tổng thống tiền nhiệm, các quan chức nói.
Cơ quan An ninh
Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) theo dõi lén các Tổng thống Pháp Jacques Chirac,
Nicolas Sarkozy và Francois Hollande trong giai đoạn 2006-12, Wikileaks
cho biết.
Trang web tố giác thông tin mật dẫn nguồn từ "các báo cáo tình báo tuyệt mật và tài liệu kỹ thuật" của NSA.
Ông Hollande triệu tập phiên họp Hội đồng Quốc phòng về vấn đề này vào ngày thứ Tư, một trợ lý của ông nói với hãng tin AFP.
Ông nói Pháp sẽ "không tha thứ" cho các hành động đe dọa an ninh.
Hoa Kỳ từ chối bình luận về "các cáo buộc tình báo cụ thể".
Ned Price, phát
ngôn nhân của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ nói thêm rằng Mỹ "không
nhắm vào và sẽ không nhắm vào các cuộc trao đổi liên lạc của ông
Hollande".
NSA trước đây từng bị cáo buộc do thám Thủ tướng Đức Angela Merkel và các lãnh đạo Brazil, Mexico.
Ngoại trưởng
Pháp Laurent Fabius đã triệu Đại sứ Mỹ Jane Hartley tới để thảo luận
về các tin tức mới nhất, các quan chức Pháp nói.
Bà Hartley được trông đợi là sẽ tới Bộ Ngoại giao ở Paris vào cuối ngày thứ Tư.
NSA đã phải tăng cường kiểm tra bảo mật sau vụ cựu nhân viên Edward Snowden tiết lộ thông tin
Một tuyên bố
từ Phủ Tổng thống Pháp nói Hoa Kỳ cần phải tôn trọng lời hứa không lén
theo dõi các lãnh đạo Pháp. Tuyên bố được đưa ra sau khi các quan chức
an ninh cao cấp nhất có cuộc họp khẩn cấp tại Paris.
Một quan chức tình báo cao cấp của Pháp cũng dự kiến sẽ tới Washington để thảo luận về các cáo buộc nghe lén.
Pháp có nhận biết việc bị nghe lén?
Hôm thứ ba,
WikiLeaks cho biết họ bắt đầu công bố các tập tin dưới tiêu đề
"Espionnage Elysee" – (Theo dõi Elysee), tức nói về theo dõi lén dinh
tổng thống Pháp.
WikiLeaks cho
biết các tập tin mật "xuất phát từ hoạt động theo dõi lén liên lạc mà
NSA nhắm trực tiếp tới ba tổng thống cũng như các bộ trưởng Pháp và đại
sứ Pháp tại Hoa Kỳ."
Một trong các
tập tin vào năm 2012 là về ông Hollande thảo luận khả năng Hy Lạp có thể
rời khu vực dùng đồng euro, trong khi một tệp tin khác - từ năm 2011 -
cáo buộc ông Sarkozy quyết tâm nối lại đàm phán hòa bình giữa Israel và
Palestine, có thể không có sự tham gia của Hoa Kỳ.
Một tệp tin
vào năm 2010 nói rằng các quan chức Pháp nhận biết được việc Hoa Kỳ
đang nghe lén mình và định sẽ khiếu nại chuyện này.
Theo nội dung
tóm tắt một lần trao đổi bị nghe lén thì đại sứ Pháp tại Washington và
cố vấn ngoại giao của ông Sarkozy đã thảo luận về kế hoạch ông Sarkozy
bày tỏ sự "thất vọng" về việc Mỹ không sẵn lòng ký một "thỏa thuận
hợp tác tình báo song phương".
"Điểm mắc kẹt chủ yếu là việc Mỹ muốn tiếp tục nghe lén Pháp," nội dung này nói.
Hiện chưa rõ
liệu các tài liệu xuất phát từ dữ liệu bị đánh cắp của người từng được
NSA dùng là Edward Snowden hay không, phóng viên an ninh của BBC là
Gordon Corera nói.
Các tập tin
Wikileaks đã được báo ngày Liberation tại Pháp đăng và Mediapart, một
tạp chí mạng thiên tả chuyên về phóng sự điều tra, đang tìm hiểu thông
tin đưa lên Wikileaks.
'Dân cũng bị nghe lén như lãnh đạo'
WikiLeaks từng cáo buộc NSA theo dõi lén Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Bình luận về các thông tin rò rỉ được báo chí đăng tải từ WikiLeaks, người phát ngôn Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ nói:
"Chúng tôi sẽ
không bình luận về các cáo buộc tình báo cụ thể. Xét về bối cảnh chung,
chúng tôi không tiếnhafnh các hoạt động do thám tình báo nước ngoài trừ
phi vì mục đích an ninh quốc gia có lý và cụ thể.
''Hoạt động này được áp dụng với công dân thường hệt như với lãnh đạo các nước."
Trong khi đó
trợ lý tổng thống Pháp nói với hãng tin AFP rằng ông Holland sẽ chủ trì
một phiên họp hội đồng quốc phòng để "đánh giá bản chất của thông tin
được báo chí đăng tải vào tối thứ Ba và đưa ra kết luận hữu ích."
Cáo buộc rằng
Hoa Kỳ theo dõi lén Thủ tướng Đức Merkel đến từ tài liệu do ông Snowden
tiết lộ ra về hoạt động do thám qui mô lớn của Hoa Kỳ vào năm 2013.
Khi có cáo buộc
này, Tòa Bạch Ốc không bác bỏ thẳng thừng nhưng nói rằng điện thoại của
bà Merkel vào chính khi đó không bị nghe lén và sẽ không bị theo dõi
trong tương lai.
Truyền thông
Đức sau đó đưa tin cơ quan tình báo quốc gia Đức từng theo dõi lén các
quan chức hàng đầu của Pháp và những trụ sở chính của EU theo đề nghị
của Hoa Kỳ.
(BBC)
Bàn ra tán vào (0)
Pháp triệu Đại sứ Mỹ tới về vụ nghe lén
Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) theo dõi lén các Tổng thống Pháp Jacques Chirac, Nicolas Sarkozy và Francois Hollande trong giai đoạn 2006-12, Wikileaks cho biết.
Pháp đã triệu
Đại sứ Hoa Kỳ tại Paris lên về vụ được cho là Mỹ theo dõi Tổng thống
Francois Hollande và hai tổng thống tiền nhiệm, các quan chức nói.
Cơ quan An ninh
Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) theo dõi lén các Tổng thống Pháp Jacques Chirac,
Nicolas Sarkozy và Francois Hollande trong giai đoạn 2006-12, Wikileaks
cho biết.
Trang web tố giác thông tin mật dẫn nguồn từ "các báo cáo tình báo tuyệt mật và tài liệu kỹ thuật" của NSA.
Ông Hollande triệu tập phiên họp Hội đồng Quốc phòng về vấn đề này vào ngày thứ Tư, một trợ lý của ông nói với hãng tin AFP.
Ông nói Pháp sẽ "không tha thứ" cho các hành động đe dọa an ninh.
Hoa Kỳ từ chối bình luận về "các cáo buộc tình báo cụ thể".
Ned Price, phát
ngôn nhân của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ nói thêm rằng Mỹ "không
nhắm vào và sẽ không nhắm vào các cuộc trao đổi liên lạc của ông
Hollande".
NSA trước đây từng bị cáo buộc do thám Thủ tướng Đức Angela Merkel và các lãnh đạo Brazil, Mexico.
Ngoại trưởng
Pháp Laurent Fabius đã triệu Đại sứ Mỹ Jane Hartley tới để thảo luận
về các tin tức mới nhất, các quan chức Pháp nói.
Bà Hartley được trông đợi là sẽ tới Bộ Ngoại giao ở Paris vào cuối ngày thứ Tư.
NSA đã phải tăng cường kiểm tra bảo mật sau vụ cựu nhân viên Edward Snowden tiết lộ thông tin
Một tuyên bố
từ Phủ Tổng thống Pháp nói Hoa Kỳ cần phải tôn trọng lời hứa không lén
theo dõi các lãnh đạo Pháp. Tuyên bố được đưa ra sau khi các quan chức
an ninh cao cấp nhất có cuộc họp khẩn cấp tại Paris.
Một quan chức tình báo cao cấp của Pháp cũng dự kiến sẽ tới Washington để thảo luận về các cáo buộc nghe lén.
Pháp có nhận biết việc bị nghe lén?
Hôm thứ ba,
WikiLeaks cho biết họ bắt đầu công bố các tập tin dưới tiêu đề
"Espionnage Elysee" – (Theo dõi Elysee), tức nói về theo dõi lén dinh
tổng thống Pháp.
WikiLeaks cho
biết các tập tin mật "xuất phát từ hoạt động theo dõi lén liên lạc mà
NSA nhắm trực tiếp tới ba tổng thống cũng như các bộ trưởng Pháp và đại
sứ Pháp tại Hoa Kỳ."
Một trong các
tập tin vào năm 2012 là về ông Hollande thảo luận khả năng Hy Lạp có thể
rời khu vực dùng đồng euro, trong khi một tệp tin khác - từ năm 2011 -
cáo buộc ông Sarkozy quyết tâm nối lại đàm phán hòa bình giữa Israel và
Palestine, có thể không có sự tham gia của Hoa Kỳ.
Một tệp tin
vào năm 2010 nói rằng các quan chức Pháp nhận biết được việc Hoa Kỳ
đang nghe lén mình và định sẽ khiếu nại chuyện này.
Theo nội dung
tóm tắt một lần trao đổi bị nghe lén thì đại sứ Pháp tại Washington và
cố vấn ngoại giao của ông Sarkozy đã thảo luận về kế hoạch ông Sarkozy
bày tỏ sự "thất vọng" về việc Mỹ không sẵn lòng ký một "thỏa thuận
hợp tác tình báo song phương".
"Điểm mắc kẹt chủ yếu là việc Mỹ muốn tiếp tục nghe lén Pháp," nội dung này nói.
Hiện chưa rõ
liệu các tài liệu xuất phát từ dữ liệu bị đánh cắp của người từng được
NSA dùng là Edward Snowden hay không, phóng viên an ninh của BBC là
Gordon Corera nói.
Các tập tin
Wikileaks đã được báo ngày Liberation tại Pháp đăng và Mediapart, một
tạp chí mạng thiên tả chuyên về phóng sự điều tra, đang tìm hiểu thông
tin đưa lên Wikileaks.
'Dân cũng bị nghe lén như lãnh đạo'
WikiLeaks từng cáo buộc NSA theo dõi lén Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Bình luận về các thông tin rò rỉ được báo chí đăng tải từ WikiLeaks, người phát ngôn Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ nói:
"Chúng tôi sẽ
không bình luận về các cáo buộc tình báo cụ thể. Xét về bối cảnh chung,
chúng tôi không tiếnhafnh các hoạt động do thám tình báo nước ngoài trừ
phi vì mục đích an ninh quốc gia có lý và cụ thể.
''Hoạt động này được áp dụng với công dân thường hệt như với lãnh đạo các nước."
Trong khi đó
trợ lý tổng thống Pháp nói với hãng tin AFP rằng ông Holland sẽ chủ trì
một phiên họp hội đồng quốc phòng để "đánh giá bản chất của thông tin
được báo chí đăng tải vào tối thứ Ba và đưa ra kết luận hữu ích."
Cáo buộc rằng
Hoa Kỳ theo dõi lén Thủ tướng Đức Merkel đến từ tài liệu do ông Snowden
tiết lộ ra về hoạt động do thám qui mô lớn của Hoa Kỳ vào năm 2013.
Khi có cáo buộc
này, Tòa Bạch Ốc không bác bỏ thẳng thừng nhưng nói rằng điện thoại của
bà Merkel vào chính khi đó không bị nghe lén và sẽ không bị theo dõi
trong tương lai.
Truyền thông
Đức sau đó đưa tin cơ quan tình báo quốc gia Đức từng theo dõi lén các
quan chức hàng đầu của Pháp và những trụ sở chính của EU theo đề nghị
của Hoa Kỳ.
(BBC)