Kể từ năm 2012, vấn nạn phụ nữ bị xâm hại
liên tục được giới chức Ấn Độ quan tâm. Nhiều người đổ lỗi cho quan điểm
cổ hủ của nước này từ lâu nay. Bên cạnh đó là làn sóng ý kiến cho rằng
điện ảnh cũng "góp tay" khiến nạn phân biệt nam nữ trở nên nghiêm trọng
hơn. Bollywood phát triển, ngày càng có nhiều khán giả và song hành với
điều đó là sự ảnh hưởng lớn từ phim vào đời thực. Bollywood bị phê bình
khi chưa bao giờ tẩy chay nạn xâm hại tình dục khi bằng cách này hay
cách khác, vẫn còn có những cách thức làm phim câu khách và xem nhẹ các
yếu tố đạo đức.
|
Thích tôn vinh bạo lực:
Nam chính trong các bom tấn Bollywood thường là những anh hùng hành
động. Tính hành động, bạo lực vì thế trở thành đặc trưng của điện ảnh
nước này. Đa số đàn ông Ấn Độ trưởng thành với lòng hâm mộ dành cho các
anh hùng màn bạc. Họ tôn vinh sự thống trị, không quan tâm đến mặt trái
của bạo lực. Pal, biên tập viên có tiếng của FirstPost thừa
nhận: "Nếu bạn đi ra ngoài và hỏi bất kỳ ai về nữ quyền hay một ngôi sao
xinh đẹp nào đó. Tôi tin chắc rằng đó sẽ là chủ đề khó. Trái lại, nếu
đó là câu chuyện về đàn ông và sức mạnh của họ, câu chuyện sẽ kéo dài
đến ngày mai".
|
Phụ nữ chỉ là "nền" và yếu đuối:
Thống kê cho thấy, Bollywood chưa bao giờ tạo ra nữ siêu anh hùng. Các
nhân vật nữ trong phim được chọn lựa có hình tượng mỏng manh, gợi cảm
bên các anh hùng. Họ chỉ tìm thấy ý nghĩa cuộc sống nếu tìm được một
người đàn ông mạnh mẽ. "Họ mãi là người mẹ, người vợ, bạn gái hay công
cụ tình dục trong câu chuyện của những người đàn ông", một nhà phê bình
Ấn Độ cho biết.
|
Queen, English Vinglish là những phim hiếm hoi thành công khi tạo ra những nữ chính độc lập, cá tính.
|
Quan niệm "cưỡng hiếp không phải là tình dục":
Ở Ấn Độ, cảnh cưỡng hiếp được cho là một "hành động biểu hiện sự nam
tính và mạnh mẽ". Trên màn ảnh, cảnh cưỡng hiếp còn được coi như trò đùa
của những kẻ hung bạo. Khán giả dễ dàng bắt gặp những cảnh cưỡng hôn
thô bạo chỉ để kết thúc một cuộc tranh luận trong phim. Đáng buồn điều
này lại coi là hành động đẹp của Bollywood.
|
Bollywood chưa bao giờ "bài trừ" lạm dụng tình dục: Sự thật là ngay từ poster quảng bá, nhiều khán giả đã có thể đỏ mặt vì độ táo bạo của nhà làm phim. Shootout at Wadala
- bom tấn ra mắt năm 2013 - từng gây nhiều tranh cãi khi nam chính gia
nhập băng đảng xã hội đen. Munir - tên nhân vật - còn tuyên bố sẵn sàng
làm mọi điều, kể cả cưỡng hiếp "nếu cô gái đó trông đủ vừa mắt". "So với
thập niên 1980, 1990, lạm dụng tình dục đã ít hơn nhưng vẫn còn tồn
tại", một nhà phê bình phim đánh giá.
|
Nhạc và vũ điệu nóng bỏng nhan nhản trong phim:
Đây cũng là nét đặc trưng của Bollywood. Gần như 100% trong các phim do
Ấn Độ sản xuất có âm nhạc, vũ điệu và sự xuất hiện của các chân dài
trong trang phục gợi cảm. Nhiều người còn gọi nữ diễn viên múa trong
phim là "công cụ điện ảnh" thay vì chú ý đến vai trò của họ.
|