TIN CỘNG ĐỒNG
Phim Master Hoa’s Requiem Được Đón Nhận Nồng Nhiệt
Khán giả được đưa từ khung cảnh êm đềm đó tới những cảnh chiến tranh và cảnh người Việt phải bỏ làng thôn chạy lánh nạn khi cộng sản VN đến đánh chiếm và cuộc vượt thoát đầy máu và nước mắt của võ sư Vovinam Nguyễn Tiến Hoá. Và sau cùng là cảnh ông đi về bốn nước Đông Nam Á để tìm mộ của vợ con.
*Tri ều Giang (Hình ảnh của Bùi Ngọc Triển & Hoàng Dung) Tìm xem phim ở đâu?
* Được chọn từ trên 350 phim đến từ 26 quốc gia
* Hiện phim được chọn vào 9 giải điện ảnh. Thắng 2 giải quốc gia và quốc tế.
Khoảng trên 200 khán giả đã có mặt tại phòng chiếu phim số 1 của rạp The Campus Theater tại Đại hội Điện ảnh The Thin Line Film Festival thuộc thành phố Denton, phía bắc của thành phố Dallsas, Texas để xem phim do hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn hoá Người Mỹ Gốc Việt (VAHF) sản xuất, phim Master Hoa’s Requiem (Võ Sư Hoá Đi Tìm Mộ) đã được trình chiếu cùng với 4 phim ngắn khác vào lúc 6 giờ chiều ngày 19 tháng 2, 2015.
Những vấn đề trong các phim tài liệu hôm nay
Phim đầu tiên là “Ghosts On The Hill” nói về hoàn cảnh làm việc cực khổ của những người Mễ Tây Cơ di dân bất hợp pháp đến Hoa Kỳ. Họ phải trả số tiền $5,000 cho những kẻ dẫn đường. Kiếm đưọc việc làm thì hầu hết là công việc nặng nhọc như đồng áng, chăn nuôi súc vật. Lương không đủ về thăm gia đình vì mỗi lần về lại một lần trả phí tổn đưa đường. Nhân vật chínnh trong phim là một người chăn cừu. Ông sống lẻ loi trên một ngọn đồi. Hàng ngày người ta thấy bóng ông trở về trên ngọn đồi sau khi đã luà đàn cừu về. Ông sống như một cái bóng, một con ma lẻ loi. Hình ảnh của phim rất đẹp với những cảnh đồi núi và đồng cỏ xanh rì và những con cừu màu trắng xám.
Phim Gringa của Đạo diễn kiêm Producer Vanessa Juarez, nói về một làng Mễ Tây Cơ vùng biên giới Mỹ-Mễ hoàn toàn mất an ninh vì chính phủ nước này bó tay trước những trùm buôn thuốc ma túy. Những người dân ở đây sống trong những căn nhà rách nát và họ luôn là nạn nhân cuả nhũng toán buôn lậu. Họ bị bắt đi chuyển hàng hoặc làm bất cứ việc gì mà bọn buôn lậu muốn. Khi được trả về thì bị thương tích đầy người. Có người bị giết mất xác. Một phụ nữ người Mỹ thường đến làng này để làm việc xã hội, bà chứng kiến những cảnh đau thương đó và kể lại những câu chuyện thương tâm của những người sống trong địa ngục trần gian này. Khung cảnh của phim là những xa mạc khô cằn đầy nắng và gió.
Phim khác mang tên Now! Again! của Đạo diễn Alex Johnston mang đầy tính cách thòi sự. Đó là một bản tường trình về những người da đen bị cảnh sát Mỹ trắng bạo hành, đánh giết. Phim không có lời mà chỉ có nhạc; khi thật kích động, vũ bão như cơn giận cuồng nộ khi thì ai oán đau thương. Một phim đầy tính cách đấu tranh, thời sự.
Master Hoa’s Requiem; vấn đề của người Mỹ gốc Việt
Khi phim Master Hoa’s Requiem được trình chiếu hình ảnh của biển đông; trời và nước xanh biếc và tiếng nhạc êm dịu khiến khung cảnh của rạp hát như dịu lại. Khán giả được đưa từ khung cảnh êm đềm đó tới những cảnh chiến tranh và cảnh người Việt phải bỏ làng thôn chạy lánh nạn khi cộng sản VN đến đánh chiếm và cuộc vượt thoát đầy máu và nước mắt của võ sư Vovinam Nguyễn Tiến Hoá. Và sau cùng là cảnh ông đi về bốn nước Đông Nam Á để tìm mộ của vợ con. Hàng chục nghĩa trang rải rác tại những làng chài với hàng nhiều ngàn ngôi mộ của thuyền nhân, những người đã bỏ mình trên đường đi tìm tự do khiến khán giả từ kinh ngạc đến xúc động dâng trào.
Nhà Sản Xuất, Đạo diễn, và Nhân vật chính
Khi phim chấm dứt, tràng pháo tay của khán giả dài như không muốn dứt, nhà sản xuất Nany Bùi, Đạo diễn Scott Edwards, và vai chính của phim, võ sư Nguyễn Tiến Hoá đã cùng với các nhà sản xuất đạo diễn của các phim kể trên được mời lên sâu khấu để trả lời những câu hỏi của khán giả. Những câu hỏi dành cho Phim Master Hoa’s Requiem chú trọng về lý do phim được sản xuất? Làm thế nào mà Đạo diễn Scott Edwards có thể có những thước phim cũ quá hay và thật thích hợp với truyện phim? Và cảm tưởng của võ sư Hoá sau khi xem phim?
Nhà sản xuất Nancy Bùi đã trả lời: “Mặc dù hiện có gần hai triệu người Mỹ gốc Việt sống tại Hoa Kỳ, họ được coi như là nhóm ngưòi tị nạn chính trị đông đảo nhất tại Hoa Kỳ nhưng thông tin và nhất là phim ảnh nói về lý do họ phải bỏ nưóc ra đi, hành trình đi tìm tự do của họ ra sao thì rất ít. Do đó, hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt thực hiện cuốn phim này với mục đích cho người Mỹ và giới trẻ hiểu biết về nhóm người tị nạn đông đảo này, đặc biệt là người Mỹ gốc Việt đã và đang làm gì để đóng góp vào Hoa Kỳ?
Đạo diễn Scott Edwards trả lời: Phần lớn những thước phim cũ là do hội VAHF đã tìm kiếm ra vì khi Scott tham dự vào việc làm phim thì hội VAHF đã có những thước phim này trong hơn 10 năm làm việc của hội. Đạo diễn Scott cũng bày tỏ sự hài lòng trong quá trình thực hiện phim với hội. Anh tiết lộ: “Master Hoa’s Requiem chỉ là một phần của phim lớn mà hội đang hoàn tất, phim VIETNAMERICA sẽ được ra mắt khán gỉa nội trong năm 2015 để kỷ niệm 40 năm Sàigòn mất và người Việt phải rời bỏ quê hương đi khắp nơi vì không thể sống trên quê hương của họ”
Võ sư Hoá bày tỏ sự đau buồn của ông sau khi xem phim. Ông nói” Tôi rất lấy làm đau buồn vì dĩ vãng của những ngày kinh hoàng đó đã trởi về với tôi. Nhưng tôi muốn làm công việc này để cám ơn nước Mỹ và những cơ quan thiện nguyện đã giúp tôi trở lại với đòi sống hôm nay.”
Những giọt nước mắt từ khán giả
Cô Vũ Hoàng Dung, Phụ tá nhà sản xuất, người được giao cho nhiệm vụ chụp hình và tìm hiểu phản ứng của khán giả, cô cho biết cô đã thật xúc động và cô đã không cầm được nước mắt khi xem phim. Cô nhìn sang khán giả chung quanh thì mọi người cũng đang sụt xùi. Cô Hoàng Dung bày tỏ:
“Khi phim chiếu xong, em đem máy ảnh ra ngoài để chụp hình và hỏỉ thăm ý kiến của khán giả, có hai bà người Mỹ đến gặp em và ôm em để cám ơn hội đã thực hiện cuốn phim. Bà nói:
“ Cám ơn quý vị đã cho chúng tôi được hiểu biết về một giai đoạn lịch sử mà chúng tôi chưa hề biết đến”.
Chúng tôi có tìm gặp Giám đốc của Đại hội Thin Line Film Festval để đặt câu hỏi về Đại hội năm nay có gì đặc biệt, ông Joshua Butler cho biết Thin Line Film Festival năm nay được diễn ra từ ngày 18-22 tháng 2, 2015. Ban tổ chức đã nhận được trên 350 phim từ 26 quốc gia trên thế giới. Đại hội đã chọn vào chung kết 49 phim và Master Hoa’s Requiem là một trong những phim được chọn vào vòng chung kết.
Được hỏi lý do khiến Ban Tổ chức chọn Master Hoa’s Requiem, ông Butler cười thật vui và trả lời:
“ Tôi cảm thấy thông cảm được với Master Hoa. Phim đã làm nổi bật nhân vật này, thật là sống động, nhưng lại rất người. Thú thật tôi cũng đã phải khóc khi xem phim.”
Mang giá trị giáo dục & lịch sử
Ông Ron Dietrick đã đến gặp chúng tôi và chia sẻ:
“ Vào những năm 1980’s khi tôi còn là thầy giáo tại trường Trung học tại Minisota, trường chúng tôi đã có rất nhiều những học sinh đến từ Việt Nam. Chúng tôi đã có những chương trình dạy tiếng Anh cấp tốc cho các em. Các em rất thông minh và học rất nhanh. Đó là những gì chúng tôi làm lúc bấy giờ và không để ý đến việc vì sao các em và gia đình lại đến Hoa kỳ? Nhưng qua phim này, tôi hiểu rõ hơn hoàn cảnh của các em và ưóc rằng lúc đó tôi có hoàn cảnh để biết rõ như hiện nay để có thể giúp các em nhiều hơn. Rất cám ơn những người làm phim này. Tôi nghĩ rằng cuốn phim có giá trị lịch sử và giáo dục rất cao.”
Tìm thấy một phần đời của mình
Người viết gặp một gia đình Việt Nam và chạy đến hỏi chuyện:
“Hay lắm và cảm động lắm chị! Hôm nay là ngày Tết Ất Mùi nhưng em đã cho gia đình ăn Tết sớm vì muốn đi coi phim khi chúng em xem báo và được biết phim được trình chiếu tại đây. Em và chồng em đều là những người vượt biên khi tuổi còn nhỏ. Chúng em không bao giờ quên được và muốn cho con cái mình biết thuyền nhân như ba mẹ đã phải trải qua khó khăn ra sao?”
Đó là lời phát biểu của chị Lan Nguyễn đến từ Grand Prairy, khi chúng tôi hỏi cảm tưởng của chị. Chị đi cùng với chồng là anh Peter Nguyễn và hai người con; con Brian 13 tuổi và cháu gái Rachel 9 tuổi.
Được hỏi điều gì khiến cho chị cảm động nhất và chị có khóc hay không? Chị Lan cười nhưng khoé mắt còn ướt:
“Có chị, em không cầm được nước mắt khi nhìn thấy cảnh khốn khổ của thuyền nhân. Em đi vưọt biên cùng với ba má em năm 1986 khi em 10 tuổi. Tàu của gia đình em tới đảo Bidong. Trong phim thấy đảo Bidong và cảnh các thuyền nhân cập bến, hình ảnh mấy em gái nhỏ mặt mũi lem luốc, gầy ốm, lo âu khiến em nhớ lại chính mình vào những ngày đó. Em đã xúc động thật nhiều. Nước mắt em cứ tuôn trào, cảnh ông võ sư Hoá ôm ngôi mộ của người em khiến em cũng không cầm được nước mắt. Hai con của em cũng rất xúc động, chúng ngồi yên lặng để xem từ đầu đến cuối. Cám ơn các anh chị trong hội đã làm cuốn phim để giúp chúng em có tài liệu để giải thích với các con chúng đã được đến từ đâu” .
Chúng tôi hỏi Brian:
“Cảnh nào trong phim khiến cháu thích nhất? Brian trả lời không ngần ngại:
“ Cảnh mấy em nhỏ đánhh võ Vovinam”.
Hầu như mỗi người tìm thấy một điều gì đó gần gũi, thích thú với chính mình khi xem phim.
Niềm vui của những kẻ làm việc thiện nguyện trong ngày đầu xuân Ất Mùi
Phải nói rằng nhóm làm phim Master Hoa’s Requiem hôm đó được chú ý đến nhiều nhất, đưọc chụp hình và phỏng vấn bởi báo chí và đài truyền hình nhiều nhất. Khán giả người Việt ra về với lòng cảm động hân hoan và người ngoại quốc vói những nét mặt cảm thông và hài lòng về cuốn phim mà họ cho rằng thật hữu ích.
Riêng 6 anh chị em hội viên VAHF và nhóm làm phim của Edwards Media bao gồm Scott Edawards, Megan Edwards, writer và Andrew Bennet editor đã cùng ghé tiệm Phở Viet Bites tại khu đại học Univerity of North Texas để cùng liên hoan và ăn Tết tưng bừng như đạm bạc với món bánh mì, phở và bò kho trước khi lên đường với 4 tiếng lái xe để trở về Austin. Tuy mệt nhưng ai cũng hoan hỷ vì nhìn thấy phim được khán giả đón nhận nồng nhiệt.
Trên chuyến xe van 6 chỗ do anh Bùi Ngọc Triển lái, niềm vui của những người “ăn cơm nhà vác ngà voi” sau những ngày mài miệt với sự hỗ trợ hết lòng của các nhà bảo trợ, các cơ quan truyền thông, và đồng hương, thành quả chung hôm nay thật đáng khích lệ, có những tiếng reo vui không dứt của Nguyễn Cẩm Vân, cô bkỹ sư tại IBM, đã có mặt với hội trên 8 năm, anh Nguyễn Phong, người chuyên lo về các cuộc triển lãm của hội và giao tế cho hội, Dược sĩ Tuyết Trần, một trong những sáng lập viên và là thủ quỹ của hội, Dung Hoàng, Phụ tá hội trưởng, khi hội trưởng Nancy Bùi vừa nhận được thêm tin vui: phim vừa được nhận vào vòng chung kết của Đại hội Điện ảnh WorldFest Film Festival tại Houston và Đại hội Dallas International Film Festival. Hai Đại hội Điện ảnh này này mang tính cách quốc tế. Riêng giải WoldFest thì Ban tổ chức cho biết Mater Hoa’s Requiem đã đoạt giải Remi Award. Ban Tổ chức sẽ công bố phim được giải vàng, bac hay đồng vào ngay cuối của 4 ngày Đại hội WorldFest từ16-19 tháng 4 sắp tói và phim cũng đã được chọn để chiếu tại rạp AMC là hệ thống rạp chiếu phim chuyên nghiệp tại Houston.
Như thế, phim Master Hoa’s Requiem đã được chọn vào 9 Đại hội Điện ảnh, bao gồm:
1. Thine Line Festival, Denton, TX.
2. 2. Nagcodoches Film Festival, Nagcodoches, TX.
3. 3. Boom Town Film Festival, Baumont, TX .
4. 4. Asian On Film, Los Angeles, CA. Trúng gỉai Phim Tài Liệu Hay Nhất Muà Thu 2014.
5. 5. Big As Texas Film Festival, Austin, TX
6. 6. DisOrient Asian American Film Festival, Eugen, Oregon
7. 7. Viet Film Fest, Irvine, CA.
8. 8. Worldfest Film Festival, Houston, TX.
9. 9. Dallas International Film Festival, Dallas, TX.
Độc giả có thể vào các trang mạng của từng Đại hội Điện ảnhh để xem lịch trình chiếu phim của từng địa phương để đón coi.
Nhiều đồng hương đã gọi điện thoại và email cho hội VAHF và hỏi nếu muốn đặt mua phim phải làm cách nào? Chị Nancy Bùi cho biết hiện phim đang tham dự các Đại hội Điện ảnh. Nếu muốn xem phim thì quý vị có thể đến với các Đại hội Điện ảnh. Sau thời gian này, hội sẽ liên lạc với các nhà phát hành và nếu được chấp nhận, phim sẽ được phát hành qua hệ thống NetFix hay các đài TV. Vì là một phim ngắn 18 phút, được cắt ra từ phim dài VIETNAMERICA cho các lớp học nên việc phát hành sẽ nhắm vào việc phổ biến tại các trưòng Đại học là chính.
Riêng phim VIETNAMERICA dài 90 phút sẽ được ra mắt đồng hương tại Nam California dự trù vào ngày 17 tháng 5 sắp tới và lịch trình ra mắt tại các thành phố đông đảo người Việt sẽ được công bố sau.
Buổi chiếu phim tại Đại hội Điện ảnh The Thin Line còn có sự có mặt của đài truyền hình VIETV và Link dưới đây là phần của phần tường trình của phóng viên Ngọc Yến và chuyên viên quay phim Wilson Hoàng để kính tường.
TG
02/2015
Một số anh chị trong hội VAHF tham dụ Đại hội Điện ảnh The Thin Line Film Festival để xem phim Master Hoa’s Requiem lần đầu tiên được trình chiếu tại Denton, Hoa Kỳ
Tấm poster quảng cáo giờ chiếu phim: Master Hoa’s Requie,
Các nhà Sản suất, Đạo diễn và vai chính lên sân khấu để trả lời các câu hỏi của khán giả
Khách đứng đợi để được tiếp chuyện với đoàn làm phim Master Hoa’s Requiem
Đại diện hẵng phim Edwards Media và hội VAHF đang được phóng viên đài VIETV phỏng vấn. Từ trái: Andrew Bennett (EM) Megan Edwards (EM) Nancy Bui (VAHF), Triển Bui (VAHF), Tuyết Trần VAHF, Phong Nguyễn (VAHF) Cẫm Vân Nguyễn (VAHF).
Giám đốc Đại hội Điện ảnh The Thin Line Film Festival đang đưọc đài VieTV phỏng vần. Từ trái: phóng viên Ngọc Yến, Hoàng Dung (VAHF),Nancy Bùi (VAHF) Joshua Butler (TLFF)
Đại diện Edwars Media chụp hình chung với gia đình võ sư Nguyễn Tiến Hoá. Từ trái: Scott Edwards, võ sư Nguyễn Tiến Hoá, Hạnh Nguyễn, ái nữ của võ sư Hoá, Bích Nguyễn, phu nhân võ sư Hoá, và Andrew Bennett (EM)
Niềm vui đầu xuân đã đến với hội VAHF là đã đem phim nói về lịch sủ người Mỹ gốc Việt đến đây để giới thiệu với dân của thành phố Denton, một thành phố nổi tiếng về âm nhạc và Đại học. Toà nhà phiá sau các hội viên VAHF là Toà án Denton đã được xây khoảng 150 năm, cùng khoảng thời gian thành phố lớn đứng hàng thứ 27 của nước Mỹ này được thành lập.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Phim Master Hoa’s Requiem Được Đón Nhận Nồng Nhiệt
Khán giả được đưa từ khung cảnh êm đềm đó tới những cảnh chiến tranh và cảnh người Việt phải bỏ làng thôn chạy lánh nạn khi cộng sản VN đến đánh chiếm và cuộc vượt thoát đầy máu và nước mắt của võ sư Vovinam Nguyễn Tiến Hoá. Và sau cùng là cảnh ông đi về bốn nước Đông Nam Á để tìm mộ của vợ con.
* Được chọn từ trên 350 phim đến từ 26 quốc gia
* Hiện phim được chọn vào 9 giải điện ảnh. Thắng 2 giải quốc gia và quốc tế.
Khoảng trên 200 khán giả đã có mặt tại phòng chiếu phim số 1 của rạp The Campus Theater tại Đại hội Điện ảnh The Thin Line Film Festival thuộc thành phố Denton, phía bắc của thành phố Dallsas, Texas để xem phim do hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn hoá Người Mỹ Gốc Việt (VAHF) sản xuất, phim Master Hoa’s Requiem (Võ Sư Hoá Đi Tìm Mộ) đã được trình chiếu cùng với 4 phim ngắn khác vào lúc 6 giờ chiều ngày 19 tháng 2, 2015.
Những vấn đề trong các phim tài liệu hôm nay
Phim đầu tiên là “Ghosts On The Hill” nói về hoàn cảnh làm việc cực khổ của những người Mễ Tây Cơ di dân bất hợp pháp đến Hoa Kỳ. Họ phải trả số tiền $5,000 cho những kẻ dẫn đường. Kiếm đưọc việc làm thì hầu hết là công việc nặng nhọc như đồng áng, chăn nuôi súc vật. Lương không đủ về thăm gia đình vì mỗi lần về lại một lần trả phí tổn đưa đường. Nhân vật chínnh trong phim là một người chăn cừu. Ông sống lẻ loi trên một ngọn đồi. Hàng ngày người ta thấy bóng ông trở về trên ngọn đồi sau khi đã luà đàn cừu về. Ông sống như một cái bóng, một con ma lẻ loi. Hình ảnh của phim rất đẹp với những cảnh đồi núi và đồng cỏ xanh rì và những con cừu màu trắng xám.
Phim Gringa của Đạo diễn kiêm Producer Vanessa Juarez, nói về một làng Mễ Tây Cơ vùng biên giới Mỹ-Mễ hoàn toàn mất an ninh vì chính phủ nước này bó tay trước những trùm buôn thuốc ma túy. Những người dân ở đây sống trong những căn nhà rách nát và họ luôn là nạn nhân cuả nhũng toán buôn lậu. Họ bị bắt đi chuyển hàng hoặc làm bất cứ việc gì mà bọn buôn lậu muốn. Khi được trả về thì bị thương tích đầy người. Có người bị giết mất xác. Một phụ nữ người Mỹ thường đến làng này để làm việc xã hội, bà chứng kiến những cảnh đau thương đó và kể lại những câu chuyện thương tâm của những người sống trong địa ngục trần gian này. Khung cảnh của phim là những xa mạc khô cằn đầy nắng và gió.
Phim khác mang tên Now! Again! của Đạo diễn Alex Johnston mang đầy tính cách thòi sự. Đó là một bản tường trình về những người da đen bị cảnh sát Mỹ trắng bạo hành, đánh giết. Phim không có lời mà chỉ có nhạc; khi thật kích động, vũ bão như cơn giận cuồng nộ khi thì ai oán đau thương. Một phim đầy tính cách đấu tranh, thời sự.
Master Hoa’s Requiem; vấn đề của người Mỹ gốc Việt
Khi phim Master Hoa’s Requiem được trình chiếu hình ảnh của biển đông; trời và nước xanh biếc và tiếng nhạc êm dịu khiến khung cảnh của rạp hát như dịu lại. Khán giả được đưa từ khung cảnh êm đềm đó tới những cảnh chiến tranh và cảnh người Việt phải bỏ làng thôn chạy lánh nạn khi cộng sản VN đến đánh chiếm và cuộc vượt thoát đầy máu và nước mắt của võ sư Vovinam Nguyễn Tiến Hoá. Và sau cùng là cảnh ông đi về bốn nước Đông Nam Á để tìm mộ của vợ con. Hàng chục nghĩa trang rải rác tại những làng chài với hàng nhiều ngàn ngôi mộ của thuyền nhân, những người đã bỏ mình trên đường đi tìm tự do khiến khán giả từ kinh ngạc đến xúc động dâng trào.
Nhà Sản Xuất, Đạo diễn, và Nhân vật chính
Khi phim chấm dứt, tràng pháo tay của khán giả dài như không muốn dứt, nhà sản xuất Nany Bùi, Đạo diễn Scott Edwards, và vai chính của phim, võ sư Nguyễn Tiến Hoá đã cùng với các nhà sản xuất đạo diễn của các phim kể trên được mời lên sâu khấu để trả lời những câu hỏi của khán giả. Những câu hỏi dành cho Phim Master Hoa’s Requiem chú trọng về lý do phim được sản xuất? Làm thế nào mà Đạo diễn Scott Edwards có thể có những thước phim cũ quá hay và thật thích hợp với truyện phim? Và cảm tưởng của võ sư Hoá sau khi xem phim?
Nhà sản xuất Nancy Bùi đã trả lời: “Mặc dù hiện có gần hai triệu người Mỹ gốc Việt sống tại Hoa Kỳ, họ được coi như là nhóm ngưòi tị nạn chính trị đông đảo nhất tại Hoa Kỳ nhưng thông tin và nhất là phim ảnh nói về lý do họ phải bỏ nưóc ra đi, hành trình đi tìm tự do của họ ra sao thì rất ít. Do đó, hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt thực hiện cuốn phim này với mục đích cho người Mỹ và giới trẻ hiểu biết về nhóm người tị nạn đông đảo này, đặc biệt là người Mỹ gốc Việt đã và đang làm gì để đóng góp vào Hoa Kỳ?
Đạo diễn Scott Edwards trả lời: Phần lớn những thước phim cũ là do hội VAHF đã tìm kiếm ra vì khi Scott tham dự vào việc làm phim thì hội VAHF đã có những thước phim này trong hơn 10 năm làm việc của hội. Đạo diễn Scott cũng bày tỏ sự hài lòng trong quá trình thực hiện phim với hội. Anh tiết lộ: “Master Hoa’s Requiem chỉ là một phần của phim lớn mà hội đang hoàn tất, phim VIETNAMERICA sẽ được ra mắt khán gỉa nội trong năm 2015 để kỷ niệm 40 năm Sàigòn mất và người Việt phải rời bỏ quê hương đi khắp nơi vì không thể sống trên quê hương của họ”
Võ sư Hoá bày tỏ sự đau buồn của ông sau khi xem phim. Ông nói” Tôi rất lấy làm đau buồn vì dĩ vãng của những ngày kinh hoàng đó đã trởi về với tôi. Nhưng tôi muốn làm công việc này để cám ơn nước Mỹ và những cơ quan thiện nguyện đã giúp tôi trở lại với đòi sống hôm nay.”
Những giọt nước mắt từ khán giả
Cô Vũ Hoàng Dung, Phụ tá nhà sản xuất, người được giao cho nhiệm vụ chụp hình và tìm hiểu phản ứng của khán giả, cô cho biết cô đã thật xúc động và cô đã không cầm được nước mắt khi xem phim. Cô nhìn sang khán giả chung quanh thì mọi người cũng đang sụt xùi. Cô Hoàng Dung bày tỏ:
“Khi phim chiếu xong, em đem máy ảnh ra ngoài để chụp hình và hỏỉ thăm ý kiến của khán giả, có hai bà người Mỹ đến gặp em và ôm em để cám ơn hội đã thực hiện cuốn phim. Bà nói:
“ Cám ơn quý vị đã cho chúng tôi được hiểu biết về một giai đoạn lịch sử mà chúng tôi chưa hề biết đến”.
Chúng tôi có tìm gặp Giám đốc của Đại hội Thin Line Film Festval để đặt câu hỏi về Đại hội năm nay có gì đặc biệt, ông Joshua Butler cho biết Thin Line Film Festival năm nay được diễn ra từ ngày 18-22 tháng 2, 2015. Ban tổ chức đã nhận được trên 350 phim từ 26 quốc gia trên thế giới. Đại hội đã chọn vào chung kết 49 phim và Master Hoa’s Requiem là một trong những phim được chọn vào vòng chung kết.
Được hỏi lý do khiến Ban Tổ chức chọn Master Hoa’s Requiem, ông Butler cười thật vui và trả lời:
“ Tôi cảm thấy thông cảm được với Master Hoa. Phim đã làm nổi bật nhân vật này, thật là sống động, nhưng lại rất người. Thú thật tôi cũng đã phải khóc khi xem phim.”
Mang giá trị giáo dục & lịch sử
Ông Ron Dietrick đã đến gặp chúng tôi và chia sẻ:
“ Vào những năm 1980’s khi tôi còn là thầy giáo tại trường Trung học tại Minisota, trường chúng tôi đã có rất nhiều những học sinh đến từ Việt Nam. Chúng tôi đã có những chương trình dạy tiếng Anh cấp tốc cho các em. Các em rất thông minh và học rất nhanh. Đó là những gì chúng tôi làm lúc bấy giờ và không để ý đến việc vì sao các em và gia đình lại đến Hoa kỳ? Nhưng qua phim này, tôi hiểu rõ hơn hoàn cảnh của các em và ưóc rằng lúc đó tôi có hoàn cảnh để biết rõ như hiện nay để có thể giúp các em nhiều hơn. Rất cám ơn những người làm phim này. Tôi nghĩ rằng cuốn phim có giá trị lịch sử và giáo dục rất cao.”
Tìm thấy một phần đời của mình
Người viết gặp một gia đình Việt Nam và chạy đến hỏi chuyện:
“Hay lắm và cảm động lắm chị! Hôm nay là ngày Tết Ất Mùi nhưng em đã cho gia đình ăn Tết sớm vì muốn đi coi phim khi chúng em xem báo và được biết phim được trình chiếu tại đây. Em và chồng em đều là những người vượt biên khi tuổi còn nhỏ. Chúng em không bao giờ quên được và muốn cho con cái mình biết thuyền nhân như ba mẹ đã phải trải qua khó khăn ra sao?”
Đó là lời phát biểu của chị Lan Nguyễn đến từ Grand Prairy, khi chúng tôi hỏi cảm tưởng của chị. Chị đi cùng với chồng là anh Peter Nguyễn và hai người con; con Brian 13 tuổi và cháu gái Rachel 9 tuổi.
Được hỏi điều gì khiến cho chị cảm động nhất và chị có khóc hay không? Chị Lan cười nhưng khoé mắt còn ướt:
“Có chị, em không cầm được nước mắt khi nhìn thấy cảnh khốn khổ của thuyền nhân. Em đi vưọt biên cùng với ba má em năm 1986 khi em 10 tuổi. Tàu của gia đình em tới đảo Bidong. Trong phim thấy đảo Bidong và cảnh các thuyền nhân cập bến, hình ảnh mấy em gái nhỏ mặt mũi lem luốc, gầy ốm, lo âu khiến em nhớ lại chính mình vào những ngày đó. Em đã xúc động thật nhiều. Nước mắt em cứ tuôn trào, cảnh ông võ sư Hoá ôm ngôi mộ của người em khiến em cũng không cầm được nước mắt. Hai con của em cũng rất xúc động, chúng ngồi yên lặng để xem từ đầu đến cuối. Cám ơn các anh chị trong hội đã làm cuốn phim để giúp chúng em có tài liệu để giải thích với các con chúng đã được đến từ đâu” .
Chúng tôi hỏi Brian:
“Cảnh nào trong phim khiến cháu thích nhất? Brian trả lời không ngần ngại:
“ Cảnh mấy em nhỏ đánhh võ Vovinam”.
Hầu như mỗi người tìm thấy một điều gì đó gần gũi, thích thú với chính mình khi xem phim.
Niềm vui của những kẻ làm việc thiện nguyện trong ngày đầu xuân Ất Mùi
Phải nói rằng nhóm làm phim Master Hoa’s Requiem hôm đó được chú ý đến nhiều nhất, đưọc chụp hình và phỏng vấn bởi báo chí và đài truyền hình nhiều nhất. Khán giả người Việt ra về với lòng cảm động hân hoan và người ngoại quốc vói những nét mặt cảm thông và hài lòng về cuốn phim mà họ cho rằng thật hữu ích.
Riêng 6 anh chị em hội viên VAHF và nhóm làm phim của Edwards Media bao gồm Scott Edawards, Megan Edwards, writer và Andrew Bennet editor đã cùng ghé tiệm Phở Viet Bites tại khu đại học Univerity of North Texas để cùng liên hoan và ăn Tết tưng bừng như đạm bạc với món bánh mì, phở và bò kho trước khi lên đường với 4 tiếng lái xe để trở về Austin. Tuy mệt nhưng ai cũng hoan hỷ vì nhìn thấy phim được khán giả đón nhận nồng nhiệt.
Trên chuyến xe van 6 chỗ do anh Bùi Ngọc Triển lái, niềm vui của những người “ăn cơm nhà vác ngà voi” sau những ngày mài miệt với sự hỗ trợ hết lòng của các nhà bảo trợ, các cơ quan truyền thông, và đồng hương, thành quả chung hôm nay thật đáng khích lệ, có những tiếng reo vui không dứt của Nguyễn Cẩm Vân, cô bkỹ sư tại IBM, đã có mặt với hội trên 8 năm, anh Nguyễn Phong, người chuyên lo về các cuộc triển lãm của hội và giao tế cho hội, Dược sĩ Tuyết Trần, một trong những sáng lập viên và là thủ quỹ của hội, Dung Hoàng, Phụ tá hội trưởng, khi hội trưởng Nancy Bùi vừa nhận được thêm tin vui: phim vừa được nhận vào vòng chung kết của Đại hội Điện ảnh WorldFest Film Festival tại Houston và Đại hội Dallas International Film Festival. Hai Đại hội Điện ảnh này này mang tính cách quốc tế. Riêng giải WoldFest thì Ban tổ chức cho biết Mater Hoa’s Requiem đã đoạt giải Remi Award. Ban Tổ chức sẽ công bố phim được giải vàng, bac hay đồng vào ngay cuối của 4 ngày Đại hội WorldFest từ16-19 tháng 4 sắp tói và phim cũng đã được chọn để chiếu tại rạp AMC là hệ thống rạp chiếu phim chuyên nghiệp tại Houston.
Như thế, phim Master Hoa’s Requiem đã được chọn vào 9 Đại hội Điện ảnh, bao gồm:
1. Thine Line Festival, Denton, TX.
2. 2. Nagcodoches Film Festival, Nagcodoches, TX.
3. 3. Boom Town Film Festival, Baumont, TX .
4. 4. Asian On Film, Los Angeles, CA. Trúng gỉai Phim Tài Liệu Hay Nhất Muà Thu 2014.
5. 5. Big As Texas Film Festival, Austin, TX
6. 6. DisOrient Asian American Film Festival, Eugen, Oregon
7. 7. Viet Film Fest, Irvine, CA.
8. 8. Worldfest Film Festival, Houston, TX.
9. 9. Dallas International Film Festival, Dallas, TX.
Độc giả có thể vào các trang mạng của từng Đại hội Điện ảnhh để xem lịch trình chiếu phim của từng địa phương để đón coi.
Nhiều đồng hương đã gọi điện thoại và email cho hội VAHF và hỏi nếu muốn đặt mua phim phải làm cách nào? Chị Nancy Bùi cho biết hiện phim đang tham dự các Đại hội Điện ảnh. Nếu muốn xem phim thì quý vị có thể đến với các Đại hội Điện ảnh. Sau thời gian này, hội sẽ liên lạc với các nhà phát hành và nếu được chấp nhận, phim sẽ được phát hành qua hệ thống NetFix hay các đài TV. Vì là một phim ngắn 18 phút, được cắt ra từ phim dài VIETNAMERICA cho các lớp học nên việc phát hành sẽ nhắm vào việc phổ biến tại các trưòng Đại học là chính.
Riêng phim VIETNAMERICA dài 90 phút sẽ được ra mắt đồng hương tại Nam California dự trù vào ngày 17 tháng 5 sắp tới và lịch trình ra mắt tại các thành phố đông đảo người Việt sẽ được công bố sau.
Buổi chiếu phim tại Đại hội Điện ảnh The Thin Line còn có sự có mặt của đài truyền hình VIETV và Link dưới đây là phần của phần tường trình của phóng viên Ngọc Yến và chuyên viên quay phim Wilson Hoàng để kính tường.
TG
02/2015
Một số anh chị trong hội VAHF tham dụ Đại hội Điện ảnh The Thin Line Film Festival để xem phim Master Hoa’s Requiem lần đầu tiên được trình chiếu tại Denton, Hoa Kỳ
Tấm poster quảng cáo giờ chiếu phim: Master Hoa’s Requie,
Các nhà Sản suất, Đạo diễn và vai chính lên sân khấu để trả lời các câu hỏi của khán giả
Khách đứng đợi để được tiếp chuyện với đoàn làm phim Master Hoa’s Requiem
Đại diện hẵng phim Edwards Media và hội VAHF đang được phóng viên đài VIETV phỏng vấn. Từ trái: Andrew Bennett (EM) Megan Edwards (EM) Nancy Bui (VAHF), Triển Bui (VAHF), Tuyết Trần VAHF, Phong Nguyễn (VAHF) Cẫm Vân Nguyễn (VAHF).
Giám đốc Đại hội Điện ảnh The Thin Line Film Festival đang đưọc đài VieTV phỏng vần. Từ trái: phóng viên Ngọc Yến, Hoàng Dung (VAHF),Nancy Bùi (VAHF) Joshua Butler (TLFF)
Đại diện Edwars Media chụp hình chung với gia đình võ sư Nguyễn Tiến Hoá. Từ trái: Scott Edwards, võ sư Nguyễn Tiến Hoá, Hạnh Nguyễn, ái nữ của võ sư Hoá, Bích Nguyễn, phu nhân võ sư Hoá, và Andrew Bennett (EM)
Niềm vui đầu xuân đã đến với hội VAHF là đã đem phim nói về lịch sủ người Mỹ gốc Việt đến đây để giới thiệu với dân của thành phố Denton, một thành phố nổi tiếng về âm nhạc và Đại học. Toà nhà phiá sau các hội viên VAHF là Toà án Denton đã được xây khoảng 150 năm, cùng khoảng thời gian thành phố lớn đứng hàng thứ 27 của nước Mỹ này được thành lập.