Văn Học & Nghệ Thuật

Phụcchế một tác phẩm sơn mài có tuổi thọ 74 năm của nhà danh hoạ Nguyễn Gia Trí

Hoạ sĩ Nguyễn Lâm phục chế một tác phẩm sơn mài có tuổi thọ 74 năm của nhà danh hoạ Nguyễn Gia Trí
 
Hoạ sĩ Nguyễn Lâm phục chế một tác phẩm sơn mài có tuổi thọ 74 năm của nhà danh hoạ Nguyễn Gia Trí    

Trịnh Cung

NguyenGiaTri-sonmai1939
NguyenGiaTri-1992
Nguyễn Gia Trí (1908-1993)
Khoá 4, Trường Mỹ Thuật Đông Dương
(Hình tư liệu Trịnh Cung)
 
 
 
Bức tranh được cố hoạ sĩ lừng danh về sơn mài Nguyễn Gia Trí vẽ năm 1939 tại Hà Nội, sau khi ông tốt nghiệp Trường Mỹ Thuật Đông Dương, Hà Nội, năm 1936. Bức tranh sơn mài có kích thước 3m x 1m80 được ghép lại từ 9 tấm nhỏ, mỗi tấm có kích cỡ 1m x 0m56 trên nền vóc có bề dầy 0m10, là tài sản riêng của Toà Đại Sứ Pháp ở Sài Gòn trước năm 1975, nay là Toà Tổng Lãnh Sự Pháp ở Tp. HCM.
Sau một thời gian dài chịu đựng sự tác động của bụi, khói và độ ẩm của thời tiết một đất nước vùng cận xích đạo mà không được bảo quản đúng cách, bức tranh đã bị xuống cấp trầm trọng. Từ mầu nền son đỏ, toàn thể bức tranh đã chuyển hoàn toàn sang mầu nâu trầm. Phía người Pháp đã tiến hành một cuộc tìm kiếm nhà chuyên môn phục chế để giúp cứu lấy bức tranh thuộc hàng quí hiếm của Việt Nam đã được sáng tác bởi một hoạ sĩ bậc thầy. Cuối cùng, sau khi những chuyên gia phục chế người Pháp bó tay vì không hề biết gì về loại chất liệu sơn ta và qui trình thực hiện bức tranh của tác giả, những chuyên gia sơn mài của Hà Nội, của Huế và của Nhật cũng đều không được chọn lựa, vì một là họ cần phải di chuyển bức tranh ra khỏi Tổng Lãnh Sự Quán, hoặc hai là sử dụng các phương tiện công nghiệp để phục chế (Nhật). Với luận chứng phục chế hoàn toàn thủ công theo sơn mài truyền thống Việt Nam, Nguyễn Lâm, một hoạ sĩ chuyên vẽ tranh sơn mài có hơn 50 năm tay nghề của Sài Gòn, đã được cơ quan Tổng Lãnh Sự Pháp uỷ thác việc phục chế bức tranh.
Cuộc phục chế đã kéo dài trong một tháng trời bởi 4 người trong gia đình chuyên về tranh sơn mài, trong đó Nguyễn Lâm là một hoạ sĩ nổi tiếng của Sài Gòn từ trước 1975 và cũng từng là thành viên sáng lập của Hội Hoạ Sĩ Trẻ Việt Nam, Việt Nam Cộng Hoà. Những người còn lại trong nhóm phục chế đều là con của ông, và họ cũng là những hoạ sĩ xuất thân từ Trường Đại Học Mỹ Thuật.
 
Những điều kiện cơ bản và khắt khe cho việc này bao gồm:
1. Không được đưa tác phẩm ra khỏi Lãnh Sự Quán Pháp tại Thành Phố Saigon.
2. Tất cả các công đoạn tháo ráp, phục chế phải được thực hiện tại một chỗ trong Lãnh Sự Quán Pháp do phía chủ quản chỉ định và giám sát.
3. Không được tiết lộ kích thước chính xác của tác phẩm để tránh bị làm giá.
4. Không được tiết lộ giá công phục chế.
 
Thể loại, nội dung tác phẩm, và tình trạng trước khi phục chế
Đây là một tác phẩm sơn mài khắc chìm (coromandel), khổ 3m x 1m80 được chia thành 9 tấm lắp ghép trên một bộ khung gỗ loại nhóm A , dầy 0m25. Tranh được thực hiện trên vóc lấy từ gỗ mít (thời ở Miền Bắc Việt Nam chưa có ván ép), dầy 0m10, sau khi bọc vải và lót nhiều lớp sơn sống, mài phẳng rồi phủ mầu son. Nội dung là một tổng thể đời sống người Việt ở Miền Bắc thuộc những thập niên 30 của thế kỷ 20 bao gồm cây cảnh, đền chùa và con người với cuộc sống lao động hằng ngày.
Thực ra, sự xuống cấp của chất liệu sơn mài thường do thời tiết với độ ẩm cao, hoặc sự thay đổi đột ngột của thời tiết làm co giãn phần gỗ nền (vóc) và bụi khói thời gian tạo ra tình trạng oxy hoá lên một số màu có nguồn gốc từ chất có liên quan đến kim loại, trong đó bạc thường được dùng khá nhiều. Kẻ viết bài này đã từng có dịp tiếp cận tác phẩm này tại một phòng ở Tổng Lãnh Sự Quán Pháp cách đây hơn 10 năm. Nó được treo trên tường một cách bình thường như bất cứ nơi nào tại Việt Nam, không được đặt trong chế độ bảo quản đúng cách như tại các viện bảo tàng nghệ thuật ở Hoa Kỳ dành riêng cho loại tranh như sơn mài, thiếu kính chắn bụi, không có đồng hồ đo nhiệt độ. Tình trạng thiếu sự bảo quản cần thiết như bức sơn mài thuộc Tổng Lãnh Sự Quán Pháp vừa nêu cũng đang xảy ra cho những tác phẩm quí giá loại này của Nguyễn Gia Trí đang được lưu giữ tại những toà nhà như Thư Viện Quốc Gia, các nhà tu Thiên Chúa Giáo, Bảo Tàng Mỹ Thuật và các tư gia tại Việt Nam.
 
Các công đoạn phục chế:
Việc phục chế trên được tiến hành qua 5 giai đoạn (xem hình):
1. Tháo gỡ
phucche01
Hoạ sĩ Nguyễn Lâm (người mặc áo đen) đang chỉ huy việc tháo gỡ bức tranh.
 
2. Lấy lớp bụi khói ra khỏi bề mặt bức tranh
phucche02
 
3. Hom và đắp những chỗ sơn bị ăn mòn hoặc trầy xước
phucche03
Công đoạn hom và đắp vá những chỗ bị bong tróc
 
4. Đánh bóng bằng tay với bụi tro, chu
phucche04
Hoạ sĩ Huyền Lam, trưởng nữ họa sĩ Nguyễn Lâm,
đang đánh bóng mặt tranh bằng tay với bột than và chu.
 
5. Lắp ghép lại bức tranh vào đúng vị trí trên khung gỗ
NguyenGiaTri-sonmai1939
Bức tranh sơn mài khổ 3mx1m80 của Nguyễn Gia trí vẽ năm 1939
sau khi được phục chế
 
Dưới đây là hai cặp tranh cho thấy kết quả của sự phục chế. Những bức có màu nâu thâm là tranh trước khi phục chế, những bức có màu son tươi là tranh sau khi phục chế. Công việc chỉ có lấy ra lớp khói bụi trên mặt tranh bằng kỹ thuật dùng nước sạch và giấy nhám nhục xoa nhẹ trên mặt tranh cho tới khi nào thấy màu son nguyên thuỷ của bức tranh hiện lên là ngưng. Sau đó xem chỗ nào bị ăn mòn bởi oxy hoá do tác giả có dùng màu thuộc nhóm có khoáng chất, nhất là những nơi có sử dụng bạc, nhà phục chế phải dùng sơn đúng như bản gốc để đắp lại đúng vị trí và cao độ rồi phủ mài và sau cùng là đánh bóng bằng lòng bàn tay, tốt nhất là bàn tay phụ nữ vì có da mịn và không đổ mồ hôi. Mồ hôi tay thường có axit muối, dễ làm hỏng mặt sơn. Người mài bóng phải dùng một loại bụi than toát ra từ một gói bột than làm từ lá tranh khô được đốt rồi bỏ vào một túi nhỏ bằng vải tám, túm lại và cột kín, có hình như củ tỏi. Người thợ phải vỗ túi than trên mặt tranh để bụi than bung ra thật mịn trên mặt tranh chỗ cần đánh bóng. Sau đó dùng lòng bàn tay đã thấm nước xoa đều và nhẹ nhàng lên mặt tranh cho đến khi màu tươi lên và bóng như ý muốn. Cách này chỉ có ở sơn mài Việt Nam.
 
phucche-truoc01 phucche-sau01
 
phucche-truoc02 phucche-sau02
 
Cảm tưởng của hoạ sĩ Nguyễn Lâm sau khi hoàn tất công trình phục chế một tác phẩm lâu năm của một hoạ sĩ bậc thầy:
- Tôi rất hạnh phúc và hãnh diện được giao công trình này, sau một quá trình tìm kiếm cẩn trọng của người Pháp về một giải pháp tối ưu cho việc phục chế một tác phẩm sơn mài khổ lớn và đã được thực hiện từ năm 1939 bởi hoạ sĩ bậc thầy về sơn mài Nguyễn Gia Trí. Thực ra, đây là một tác phẩm sơn mài được thực hiện theo phương pháp truyền thống, nên không có gì mới so với những tiến bộ của kỹ thuật vẽ tranh sơn mài của Việt Nam ngày nay, nhưng tôi vẫn luôn có cảm giác hứng thú như được sống trong không khí sáng tác tại xưởng vẽ của nhà danh hoạ thời xa xưa, những năm mà tôi còn chưa được sinh ra.
 
TP Saigon, ngày 1 tháng 10-2013
Trịnh Cung
 
TC&NGT
Hoạ sĩ Trịnh Cung trong một lần được trò chuyện với nhà danh hoạ Nguyễn Gia Trí
tại tư gia của ông trên đường Công Lý (tên cũ). Hình chụp năm 1992.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Phụcchế một tác phẩm sơn mài có tuổi thọ 74 năm của nhà danh hoạ Nguyễn Gia Trí

Hoạ sĩ Nguyễn Lâm phục chế một tác phẩm sơn mài có tuổi thọ 74 năm của nhà danh hoạ Nguyễn Gia Trí
 
Hoạ sĩ Nguyễn Lâm phục chế một tác phẩm sơn mài có tuổi thọ 74 năm của nhà danh hoạ Nguyễn Gia Trí    

Trịnh Cung

NguyenGiaTri-sonmai1939
NguyenGiaTri-1992
Nguyễn Gia Trí (1908-1993)
Khoá 4, Trường Mỹ Thuật Đông Dương
(Hình tư liệu Trịnh Cung)
 
 
 
Bức tranh được cố hoạ sĩ lừng danh về sơn mài Nguyễn Gia Trí vẽ năm 1939 tại Hà Nội, sau khi ông tốt nghiệp Trường Mỹ Thuật Đông Dương, Hà Nội, năm 1936. Bức tranh sơn mài có kích thước 3m x 1m80 được ghép lại từ 9 tấm nhỏ, mỗi tấm có kích cỡ 1m x 0m56 trên nền vóc có bề dầy 0m10, là tài sản riêng của Toà Đại Sứ Pháp ở Sài Gòn trước năm 1975, nay là Toà Tổng Lãnh Sự Pháp ở Tp. HCM.
Sau một thời gian dài chịu đựng sự tác động của bụi, khói và độ ẩm của thời tiết một đất nước vùng cận xích đạo mà không được bảo quản đúng cách, bức tranh đã bị xuống cấp trầm trọng. Từ mầu nền son đỏ, toàn thể bức tranh đã chuyển hoàn toàn sang mầu nâu trầm. Phía người Pháp đã tiến hành một cuộc tìm kiếm nhà chuyên môn phục chế để giúp cứu lấy bức tranh thuộc hàng quí hiếm của Việt Nam đã được sáng tác bởi một hoạ sĩ bậc thầy. Cuối cùng, sau khi những chuyên gia phục chế người Pháp bó tay vì không hề biết gì về loại chất liệu sơn ta và qui trình thực hiện bức tranh của tác giả, những chuyên gia sơn mài của Hà Nội, của Huế và của Nhật cũng đều không được chọn lựa, vì một là họ cần phải di chuyển bức tranh ra khỏi Tổng Lãnh Sự Quán, hoặc hai là sử dụng các phương tiện công nghiệp để phục chế (Nhật). Với luận chứng phục chế hoàn toàn thủ công theo sơn mài truyền thống Việt Nam, Nguyễn Lâm, một hoạ sĩ chuyên vẽ tranh sơn mài có hơn 50 năm tay nghề của Sài Gòn, đã được cơ quan Tổng Lãnh Sự Pháp uỷ thác việc phục chế bức tranh.
Cuộc phục chế đã kéo dài trong một tháng trời bởi 4 người trong gia đình chuyên về tranh sơn mài, trong đó Nguyễn Lâm là một hoạ sĩ nổi tiếng của Sài Gòn từ trước 1975 và cũng từng là thành viên sáng lập của Hội Hoạ Sĩ Trẻ Việt Nam, Việt Nam Cộng Hoà. Những người còn lại trong nhóm phục chế đều là con của ông, và họ cũng là những hoạ sĩ xuất thân từ Trường Đại Học Mỹ Thuật.
 
Những điều kiện cơ bản và khắt khe cho việc này bao gồm:
1. Không được đưa tác phẩm ra khỏi Lãnh Sự Quán Pháp tại Thành Phố Saigon.
2. Tất cả các công đoạn tháo ráp, phục chế phải được thực hiện tại một chỗ trong Lãnh Sự Quán Pháp do phía chủ quản chỉ định và giám sát.
3. Không được tiết lộ kích thước chính xác của tác phẩm để tránh bị làm giá.
4. Không được tiết lộ giá công phục chế.
 
Thể loại, nội dung tác phẩm, và tình trạng trước khi phục chế
Đây là một tác phẩm sơn mài khắc chìm (coromandel), khổ 3m x 1m80 được chia thành 9 tấm lắp ghép trên một bộ khung gỗ loại nhóm A , dầy 0m25. Tranh được thực hiện trên vóc lấy từ gỗ mít (thời ở Miền Bắc Việt Nam chưa có ván ép), dầy 0m10, sau khi bọc vải và lót nhiều lớp sơn sống, mài phẳng rồi phủ mầu son. Nội dung là một tổng thể đời sống người Việt ở Miền Bắc thuộc những thập niên 30 của thế kỷ 20 bao gồm cây cảnh, đền chùa và con người với cuộc sống lao động hằng ngày.
Thực ra, sự xuống cấp của chất liệu sơn mài thường do thời tiết với độ ẩm cao, hoặc sự thay đổi đột ngột của thời tiết làm co giãn phần gỗ nền (vóc) và bụi khói thời gian tạo ra tình trạng oxy hoá lên một số màu có nguồn gốc từ chất có liên quan đến kim loại, trong đó bạc thường được dùng khá nhiều. Kẻ viết bài này đã từng có dịp tiếp cận tác phẩm này tại một phòng ở Tổng Lãnh Sự Quán Pháp cách đây hơn 10 năm. Nó được treo trên tường một cách bình thường như bất cứ nơi nào tại Việt Nam, không được đặt trong chế độ bảo quản đúng cách như tại các viện bảo tàng nghệ thuật ở Hoa Kỳ dành riêng cho loại tranh như sơn mài, thiếu kính chắn bụi, không có đồng hồ đo nhiệt độ. Tình trạng thiếu sự bảo quản cần thiết như bức sơn mài thuộc Tổng Lãnh Sự Quán Pháp vừa nêu cũng đang xảy ra cho những tác phẩm quí giá loại này của Nguyễn Gia Trí đang được lưu giữ tại những toà nhà như Thư Viện Quốc Gia, các nhà tu Thiên Chúa Giáo, Bảo Tàng Mỹ Thuật và các tư gia tại Việt Nam.
 
Các công đoạn phục chế:
Việc phục chế trên được tiến hành qua 5 giai đoạn (xem hình):
1. Tháo gỡ
phucche01
Hoạ sĩ Nguyễn Lâm (người mặc áo đen) đang chỉ huy việc tháo gỡ bức tranh.
 
2. Lấy lớp bụi khói ra khỏi bề mặt bức tranh
phucche02
 
3. Hom và đắp những chỗ sơn bị ăn mòn hoặc trầy xước
phucche03
Công đoạn hom và đắp vá những chỗ bị bong tróc
 
4. Đánh bóng bằng tay với bụi tro, chu
phucche04
Hoạ sĩ Huyền Lam, trưởng nữ họa sĩ Nguyễn Lâm,
đang đánh bóng mặt tranh bằng tay với bột than và chu.
 
5. Lắp ghép lại bức tranh vào đúng vị trí trên khung gỗ
NguyenGiaTri-sonmai1939
Bức tranh sơn mài khổ 3mx1m80 của Nguyễn Gia trí vẽ năm 1939
sau khi được phục chế
 
Dưới đây là hai cặp tranh cho thấy kết quả của sự phục chế. Những bức có màu nâu thâm là tranh trước khi phục chế, những bức có màu son tươi là tranh sau khi phục chế. Công việc chỉ có lấy ra lớp khói bụi trên mặt tranh bằng kỹ thuật dùng nước sạch và giấy nhám nhục xoa nhẹ trên mặt tranh cho tới khi nào thấy màu son nguyên thuỷ của bức tranh hiện lên là ngưng. Sau đó xem chỗ nào bị ăn mòn bởi oxy hoá do tác giả có dùng màu thuộc nhóm có khoáng chất, nhất là những nơi có sử dụng bạc, nhà phục chế phải dùng sơn đúng như bản gốc để đắp lại đúng vị trí và cao độ rồi phủ mài và sau cùng là đánh bóng bằng lòng bàn tay, tốt nhất là bàn tay phụ nữ vì có da mịn và không đổ mồ hôi. Mồ hôi tay thường có axit muối, dễ làm hỏng mặt sơn. Người mài bóng phải dùng một loại bụi than toát ra từ một gói bột than làm từ lá tranh khô được đốt rồi bỏ vào một túi nhỏ bằng vải tám, túm lại và cột kín, có hình như củ tỏi. Người thợ phải vỗ túi than trên mặt tranh để bụi than bung ra thật mịn trên mặt tranh chỗ cần đánh bóng. Sau đó dùng lòng bàn tay đã thấm nước xoa đều và nhẹ nhàng lên mặt tranh cho đến khi màu tươi lên và bóng như ý muốn. Cách này chỉ có ở sơn mài Việt Nam.
 
phucche-truoc01 phucche-sau01
 
phucche-truoc02 phucche-sau02
 
Cảm tưởng của hoạ sĩ Nguyễn Lâm sau khi hoàn tất công trình phục chế một tác phẩm lâu năm của một hoạ sĩ bậc thầy:
- Tôi rất hạnh phúc và hãnh diện được giao công trình này, sau một quá trình tìm kiếm cẩn trọng của người Pháp về một giải pháp tối ưu cho việc phục chế một tác phẩm sơn mài khổ lớn và đã được thực hiện từ năm 1939 bởi hoạ sĩ bậc thầy về sơn mài Nguyễn Gia Trí. Thực ra, đây là một tác phẩm sơn mài được thực hiện theo phương pháp truyền thống, nên không có gì mới so với những tiến bộ của kỹ thuật vẽ tranh sơn mài của Việt Nam ngày nay, nhưng tôi vẫn luôn có cảm giác hứng thú như được sống trong không khí sáng tác tại xưởng vẽ của nhà danh hoạ thời xa xưa, những năm mà tôi còn chưa được sinh ra.
 
TP Saigon, ngày 1 tháng 10-2013
Trịnh Cung
 
TC&NGT
Hoạ sĩ Trịnh Cung trong một lần được trò chuyện với nhà danh hoạ Nguyễn Gia Trí
tại tư gia của ông trên đường Công Lý (tên cũ). Hình chụp năm 1992.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm