Văn Học & Nghệ Thuật

Phùng Há “đá” Năm Châu Năm Châu “câu” Phùng Há

Trước khi kể giai thoại “Phùng Há Đá Năm Châu – Năm Châu Câu Phùng Há”, tôi xin nói rõ không phải vì tôi thất kính với hai vị cố ân sư trong ngành nghệ thuật sân khấu.

Tôi dùng câu nói “Phùng Há Đá Năm Châu – Năm Châu Câu Phùng Há” là nguyên văn câu chuyện của quái kiệt Ba Vân, người đồng thời với hai nghệ sĩ Phùng Há và Năm Châu, kể cho chúng tôi nghe về “Chuyện tình không đoạn kết” của hai danh tài Phùng Há – Năm Châu trong thập niên 30, 40 của thế kỷ vừa qua.

Trong đầu thập niên 50, đoàn hát Việt Kịch Năm Châu có thông lệ, là sau bữa ăn trưa các nghệ sĩ cùng ngồi chung quanh một cái bàn dài để uống trà hoặc uống cà phê, khi đó những nghệ sĩ trẻ thường hỏi các nghệ sĩ đàn chú, bác về nghệ thuật ca diễn hoặc những chuyện vui buồn trên sân khấu trong các thập niên trước. Hai ông Bảy Nhiêu và Ba Vân là hai nghệ sĩ biết nhiều chuyện vui buồn của lớp nghệ sĩ tiền phong, đặc biệt về hai tài danh Phùng Há và Năm Châu.

Kể về hai tài danh Phùng Há và Năm Châu, ông Bảy Nhiêu nói: “Trong những năm 1934-1935, Phùng Há với Năm Châu là đôi diễn viên được khán giả yêu mến nhứt. Đêm diễn nào không có Phùng Há và Năm Châu diễn chung với nhau là khán giả la ó, trả vé đòi tiền lại. Dẫu ông quản lý có giải thích lý do vắng mặt Phùng Há hay Năm Châu là vì họ không có vai trong tuồng hát đó, thì khán giả cũng ào lên sân khấu làm dữ. Phùng Há hoặc Năm Châu ra sân khấu thì họ vỗ tay yêu cầu Năm Châu và Phùng Há hát, vai nào cũng được, hát cương cũng được, miễn là họ hát chung với nhau một lớp tuồng cho họ coi thì họ mới chịu”.

Còn ông Ba Vân thì kể: “Trong tuồng Tiết Đinh San-Phàn Lê Huê, Phùng Há đóng vai Phàn Lê Huê, Tư Út đóng vai Tiết Đinh San. Bữa hát đó Tư Út nhờ Năm Châu thế vai. Năm Châu không chịu hát cương nhưng anh chưa từng tập vai đó nên phải nương theo lối hát của Phùng Há. Lúc hai người đối trận, vì thầy là Lê San Thánh Mẫu nói Lê Huê và Đinh San có mối duyên tiền định nên Phàn Lê Huê (Phùng Há) ra trận không thật tình đối địch với Tiết Đinh San.

Năm Châu (trong vai Tiết Đinh San) huơ thương lên hét lớn: “Nè đỡ, tôi đâm đa!”

Phùng Há (Phàn Lê Huê) trả lời: “Ai đâm tôi đỡ, ai để hở mà đâm?”

Năm Châu nghe trả lời hơi kỳ, không biết phải hát cương ra sao, nên ỡm ờ nói: “Thế nào cũng có hở, mà hễ hở thì tôi đâm nữa!”

Phùng Há (Phàn Lê Huê) tức cười quá nên nói: “Đâm gì mà đâm hoài vậy?”

Khán giả vỗ tay, la lớn. Người thì la: “Đâm đi! Tiết Đinh San... đâm đại đi...” Người khác hét lại: “Đỡ đi! Đừng để hở cho ổng đâm...”

Đêm hát đó khán giả cảm thấy thật vui, họ xen vô góp ý với Tiết Đinh San hoặc Phàn Lê Huê, giống như họ cùng diễn trên sân khấu”.

Về nghệ thuật sân khấu, tất nhiên ông Năm Châu không đồng ý lối diễn như vậy nhưng về mặt tình cảm thì đây là một kỷ niệm khó quên trong những bước đầu đi hát. Hai diễn viên, Phùng Há và Năm Châu, hát chung nhiều tuồng như: Tái Sanh Duyên (Phùng Há trong vai Mạnh Lệ Quân, Năm Châu trong vai Lưu Khuê Bích), tuồng Đời Cô Lựu (Phùng Há trong vai cô Lựu, Năm Châu trong vai Hai Thành), tuồng Tô Ánh Nguyệt (Phùng Há trong vai Tô Ánh Nguyệt, Năm Châu trong vai Minh), tuồng Giọt Máu Chung Tình (Năm Châu trong vai Võ Đông Sơ, Phùng Há trong vai Bạch Thu Hà)... Những vai diễn chung tình của cặp đào kép trứ danh mang đến cho khán giả những nụ cười, những xao xuyến vì tình yêu hoặc những giọt nước mắt thương cảm cho số phận đau thương của nhân vật. Sau nhiều đêm diễn cặp với nhau, hai nghệ sĩ tài danh đóng vai người tình, người yêu, người chồng, người vợ trên sân khấu đã trở thành đôi tình nhân thật lý tưởng trong giới nghệ sĩ cải lương.

Ông Năm Châu, sau lần hát cương như đã kể trên, đã để lại một ấn tượng sâu đậm trong lòng cô Phùng Há. Hành động hát cương đó cũng là một giai thoại khó quên trong ký ức của các bạn nghệ sĩ đồng thời với Năm Châu và Phùng Há.

Theo lời kể của ông Bảy Nhiêu, sau lần hát cương bất đắc dĩ đó, ông Năm Châu không bao giờ hát cương nữa. Khi ông bầu giao vai để hát, ông buộc phải được tập tuồng đàng hoàng, phải ráp lời thoại hoặc những lớp diễn suất quan trọng với người bạn diễn thật thuần thục rồi ông mới công diễn. Ông cũng sáng tác ba tác phẩm - Nợ Dâu, Men Rượu Hương Tình và Sân Khấu Về Khuya - để nói lên cuộc đời tình cảm và tuyên ngôn về quan điểm Nghệ Thuật Vị Nghệ Thuật của mình.

Năm 1936, ông Nguyễn Bửu, đại điền chủ ở Trà Vinh, thích nữ nghệ sĩ Phùng Há nên lập đoàn hát cải lương tuồng Tàu, lấy nghệ danh Phùng Há đặt tên bảng hiệu là gánh hát Phụng Hảo. Năm Châu và Phùng Há rời đoàn hát Trần Đắc gia nhập gánh hát Phụng Hảo. Nhưng chỉ một thời gian ngắn, nghệ sĩ Năm Châu rời đoàn hát Phụng Hảo để đi Hà Nội hát trong khi đó thì đoàn hát Phụng Hảo đang còn lưu diễn ở thành phố Nam Vang – Cao Miên. Nữ nghệ sĩ Phùng Há kết hôn với ông Nguyễn Bửu, trở thành bà bầu gánh hát trẻ nhất thời bấy giờ.

Trong thập niên 30, 40, nghệ sĩ thay chồng đổi vợ là chuyện bình thường. Phần lớn các nghệ sĩ thời đó đều xa gia đình, xa cha mẹ khi còn rất nhỏ, không được sự chăm sóc và sự quản thúc của cha mẹ nên tự quyết định chuyện vợ chồng của mình.

Nghệ sĩ Ba Vân kết luận chuyện tình của Phùng Há-Năm Châu trong thập niên 30 bằng câu nói “Phùng Há Đá Năm Châu, Năm Châu Câu Phùng Há”, vì anh biết khi Phùng Há bằng lòng làm vợ của ông Nguyễn Bửu đã quyết định xa rời người bạn tình và bạn diễn là Năm Châu, đó là một hình thức “đá” người tình cũ để xáp lại với người mới. Còn Năm Châu thì trước khi đi Hà Nội hát để xa Phùng Há, anh có gởi cho Phùng Há một bức thư, có thể là thơ bày tỏ nỗi lòng, một cách “câu” lại người yêu cũ. Ba Vân chỉ suy đoán rồi nói vậy chớ không ai hiểu nội dung bức thư đó ra sao, cho đến ngày nghệ sĩ Năm Châu mất (ngày 21 tháng 4 năm 1978), bà Phùng Há mới nói rõ chuyện ngày xưa:

“Khi tôi lấy chồng, ảnh đột ngột rời gánh Phụng Hảo, nghe đâu đi Hà Nội một thời gian... Khi đó, gánh Phụng Hảo hát ở Nam Vang và tôi chưa tới 30 tuổi... Tôi quyết định lấy chồng để cả hai chúng tôi có thể dứt khoát... Người ta đưa cho tôi lá thư ảnh gởi trước khi đi, không một lời từ biệt. Lá thư gồm 12 câu vọng cổ là tất cả tâm tình của ảnh. Trong từng lời, từng câu, tôi hiểu ảnh đã buồn bực, thất vọng và trách móc tôi rất nhiều... Nhưng cho dù có hiểu nhau, thương nhau đến mấy, cũng bằng không thôi... Số phận như vậy rồi” -(Phùng Há)

Dưới đây là 12 câu vọng cổ giã biệt và lần chia tay cuối cùng:

1- Ngàn dặm xa trong cánh nhạn xòe, cứ mỗi độ báo tin, sương mờ mịt ngọn khói lam. Nghi ngút tỏa bung lung trên các hàng thành quách cũ.

2- Lơ lửng lá vàng rơi, thoang thoảng gió heo may, đưa hương vị cố nhơn về, đánh thức bao ký vãng xa xăm mà ta đã cùng hưởng chung với nhau ở giữa đất phong trần.

3- Lòng bỗng rạo rực băn khoăn vội vàng tạ liễu từ hoa, ân cần giao trả lại cho nước non, rồi xếp gió trăng thơ mộng, vùn vụt bánh xe lăn trong muôn dặm tử phần.

4- Bồi hồi lòng mong mỏi, xé không gian tìm dấu cũ. Nặng nề lòng nhớ nhung mến tưởng, đinh ninh cái câu tao ngộ ta sẽ cùng sớt chia nhau mà trang trải nợ nần.

5- Nào dè đâu thời gian đã tàn phá bức tranh tình. Mùi đã lạt, tình đã phai, cùng cố nhân tuy gần nhau trong gang tấc mà cách xa nhau như núi Sở sông Tần.

6- Ánh thái dương đương xán lạn trong veo tưng bừng hoa cỏ đón, bỗng thình lình đâu cơn gió vụt, đám mây vần, ôi, cố nhân ơi, sao nỡ để tay hèn nâng phẩm tiên?

7- Bây giờ đây tui có đi hay ở cũng lỡ làng rồi, mảnh hương nguyền đốt không thơm, tơ loan chùng phím trúc. Thơ ngày xưa đã lạt, mộng ngày xưa đã tan. Gió trúc cuốn xa, trăng tà chiếc bóng.

8- Ngao ngán nỗi đường xa quán khách, bây giờ có ra đi thì sức mỏi chân chùng, nhưng hoa còn đâu, liễu còn đâu? Nước non đã bao phen nắng vàng mưa bụi thì biết bao năm đã hỏi liễu tầm hoa.

9- Mờ mịt ánh trăng mây lòng hơi chùng dưới gối. Chiếc nhạn trong sương nhiều khi tràn trụa chảy, không ngăn dòng máu nối dòng châu. Giọt lờ pha giọt đậm.

10- Nhìn trộm cố nhân đang vui tươi bỗng thảm đạm, đang cười cợt bỗng âu sầu nhưng hoa kết gót sen, vàng bao thân ngọc, nhẹ nhàng cố nhân thoăn thoắt lượn như con chim hoàng oang sáng tối hát rồi ca.

11- Ầm ĩ sống bến mê, rạt rào mưa khóm trúc, chiếc thân tàn, con ma dại cứ lầm lũi đi trên con đường gió bão. Kìa, ai ơi một hồn quê mà ai đã bước sa đà.

12- Cõi lòng đang hăm hở vui tươi bỗng đượm lấy một giòng sầu man mác. Giữa độ đầu xanh tuổi trẻ mà tâm khảm vì ai pha màu lạnh cho đến đỗi nét xuân tươi mà nay (tôi) đã hóa ra cằn cỗi héo già.

* * *

Dù đã qua bao nhiêu năm, 12 câu vọng cổ giã biệt đó vẫn không phai trong ký ức của bà Phùng Há. Giọng đã run, ca không còn rõ nhịp, nhưng từng lời, từng câu cứ tuôn tràn theo cảm xúc của bà. Bà kể lại:

“Khi nhận được thư, đọc xong tôi khóc, nhưng thấy lòng bình yên. Thỉnh thoảng tôi ca một mình 12 câu vọng cổ ấy, rồi có khi đọc và hát cho bạn bè nghe. Không ai biết tác giả 12 câu vọng cổ ấy là ai, ngoài tôi. Chính người ấy cũng chưa từng một lần nghe tôi hát... Vậy mà không hiểu sao bao nhiêu năm qua rồi, có nhiều thứ tôi quên, cũng lẫn lộn lung tung, chỉ riêng 12 câu vọng cổ giã biệt của ảnh viết cho tôi thì tôi nhớ mãi. Nếu ngày xưa muốn sống cho thỏa lòng mình thì chắc ảnh và tôi đã không thể làm gì nhiều cho nghệ thuật cải lương - niềm đam mê của chúng tôi”.

Ba tác phẩm - Nợ Dâu, Men Rượu Hương Tình, Sân Khấu Về Khuya - được giới nghệ sĩ cải lương và các ký giả kịch trường xem như những lời tuyên ngôn về quan điểm nghệ thuật và tự kể chuyện tâm tình của nghệ sĩ Năm Châu. Vở tuồng Men Rượu Hương Tình được sáng tác khi ông Năm Châu xa rời bà Phùng Há, ông bỏ đoàn hát Phụng Hảo để đi Hà Nội, tuồng được sáng tác tại Hà Nội, dưới hình thức kịch nói với tựa đề Phụ Phàng. Khi nghệ sĩ Năm Châu trở về Nam, ông mới thêm bài ca cổ nhạc cho vở kịch Phụ Phàng và hoàn thành vở cải lương với nhan đề mới là Men Rượu Hương Tình.

Nghệ sĩ cải lương đồng thời với Năm Châu đều cho là Năm Châu sáng tác vở Men Rượu Hương Tình để nói lên mối tình dở dang của ông với bạn tình Phùng Há. Về sau, ông thành hôn với cô Tư Sạng, danh ca hãng dĩa. Hai vợ chồng ông có với nhau năm đứa con nhưng rồi vợ ông, cô Tư Sạng, lại bỏ ông mà đi lấy ông chủ hãng dĩa Ngô Văn Mạnh. Thế là các bạn nghệ sĩ của ông Năm Châu lại nói: tuồng Men Rượu Hương Tình đúng là một vở tuồng tiền định, tiên đoán mối tình tan vỡ của hai danh tài Năm Châu và Tư Sạng.

Khi còn cộng tác với đoàn Việt Kịch Năm Châu trong những năm đầu thập niên 50, tôi nhiều lần được xem vở tuồng Men Rượu Hương Tình của Nguyễn Thành Châu, diễn viên vai chánh Nam Bình do nghệ sĩ Năm Châu thủ diễn. Giờ đây nhắc lại mối tình tan vỡ và nỗi đam mê sân khấu của ông Năm Châu, tôi xin kể lại chuyện tuồng Men Rượu Hương Tình như sau:

“Nam Bình, một nghệ sĩ sống hết mình cho nghệ thuật, cùng vợ là Thu Hồ phiêu bạt rày đây mai đó trên sân khấu của gánh hát nhỏ do Nam Bình lập ra. Một bầu chủ gánh hát “đại ban” để ý tới vợ chồng anh, liền bỏ tiền ra mời về hát giúp. Tên tuổi Thu Hồ ngày càng sáng chói, trở thành thần tượng của khán giả đến với gánh Nam Thinh này. Thế rồi Thu Hồ phải lòng kép chánh trong đoàn là Bảy Minh. Tin đồn đến tai Nam Bình nhưng anh không tin. Sự thực vẫn là sự thực. Thu Hồ trở nên lạnh nhạt với Nam Bình. Anh buồn tê tái, nhưng với tâm niệm yêu nghệ thuật đến mức xem “sân khấu là thánh đường” thiêng liêng, cao quý, nên Nam Bình dồn hết trái tim và khối óc cho công việc. Những tưởng sẽ quên được con người bạc bẽo kia nhưng nỗi buồn cứ lảng vảng, dằn vặt anh.

Nam Bình đâm ra chè chén, cờ bạc. Nghề của anh ngày càng xuống dốc, khán giả bắt đầu chán anh và tay bầu chủ lắm phen quát mắng.

Một hôm, dưới bóng lạnh lùng của trăng khuya, Nam Bình tận mắt chứng kiến vợ anh hẹn hò thân mật với tình nhân. Nam Bình không can thiệp vào vì anh đã hiểu ra: tình yêu giữa họ đã quá đỗi mặn nồng.

Nam Bình trở về gánh hát xưa, chia sẻ ngọt bùi với đồng nghiệp. Sức lực mỏi mòn nhưng vì cuộc sống của anh em trong gánh hát, Nam Bình vẫn phải đứng ra cáng đáng, ca hát trên sàn diễn ọp ẹp. Cuối cùng trên giường bệnh anh đã vĩnh viễn ra đi, trên môi vẫn thảng thốt gọi tên Thu Hồ vợ anh ngày xưa”.

Nhân câu chuyện kể của cố nghệ sĩ Ba Vân về Năm Châu và Phùng Há – Phùng Há Đá Năm Châu, Năm Châu Câu Phùng Há – tôi ghi lại cốt chuyện tuồng Men Rượu Hương Tình và sưu tầm 12 câu vọng cổ giã biệt của Năm Châu gởi cho Phùng Há trước khi chia tay đi Hà Nội. Câu chuyện tuồng Men Rượu Hương Tình và lời văn cổ phong trong 12 câu vọng cổ giã biệt đã nói lên mối tình sâu đậm giữa hai nghệ sĩ tiền phong nhưng cả hai đành chia tay vì không muốn vấn vương mãi khi một người đã nặng gánh gia đình và người kia phải tìm một quyết định dứt khoát để giữ cho cả hai không bị tiếng đời dị nghị và giữ gìn tình cảm đẹp mà khán giả đã dành cho họ.

Ngày 21 tháng 4 năm 1978, khi nghe tin ông Năm Châu mất, bà bảy Phùng Há đã chạy vào nhà thương, vấp té liên hồi. Người ta nói: “Ảnh đã đi rồi, cô Bảy ơi”, nhưng bà vẫn lay ông Năm Châu, gào khóc: “Khoan, anh khoan đi! Anh có nghe không, có hiểu không? Anh phải nghe tôi nói rồi mới yên lòng ra đi được. Tôi biết anh còn uất hận ở trong lòng, sở dĩ tôi làm vậy là vì anh, vì thương anh... ,giờ này... cho tới giờ phút này, tôi vẫn yêu anh...”

Bà đã nói thật lòng, đã thét lên những lời tận trái tim như người đang trong cơn mê sảng nói những gì đã giấu sâu kín trong trái tim mình. Cuối cùng rồi bà cũng nói ra được những gì bà giấu kín trong tim đã nhiều năm qua, dù lời tự thú mối tình thầm kín đó đã thốt ra trước mặt nhiều người, có cả sự hiện diện của chị Kim Cúc, người vợ đương thời của Năm Châu.

Tôi nghĩ có lẽ mối tình của bà Phùng Há và ông Năm Châu mãi mãi đẹp chính bởi vì nó dang dở...

Nguyễn Phương, 2012

Trước khi kể giai thoại “Phùng Há Đá Năm Châu – Năm Châu Câu Phùng Há”, tôi xin nói rõ không phải vì tôi thất kính với hai vị cố ân sư trong ngành nghệ thuật sân khấu. Tôi dùng câu nói “Phùng Há Đá Năm Châu – Năm Châu Câu Phùng Há” là nguyên văn câu chuyện của quái kiệt Ba Vân, người đồng thời với hai nghệ sĩ Phùng Há và Năm Châu, kể cho chúng tôi nghe về “Chuyện tình không đoạn kết” của hai danh tài Phùng Há – Năm Châu trong thập niên 30, 40 của thế kỷ vừa qua.

Trong đầu thập niên 50, đoàn hát Việt Kịch Năm Châu có thông lệ, là sau bữa ăn trưa các nghệ sĩ cùng ngồi chung quanh một cái bàn dài để uống trà hoặc uống cà phê, khi đó những nghệ sĩ trẻ thường hỏi các nghệ sĩ đàn chú, bác về nghệ thuật ca diễn hoặc những chuyện vui buồn trên sân khấu trong các thập niên trước. Hai ông Bảy Nhiêu và Ba Vân là hai nghệ sĩ biết nhiều chuyện vui buồn của lớp nghệ sĩ tiền phong, đặc biệt về hai tài danh Phùng Há và Năm Châu.

Kể về hai tài danh Phùng Há và Năm Châu, ông Bảy Nhiêu nói: “Trong những năm 1934-1935, Phùng Há với Năm Châu là đôi diễn viên được khán giả yêu mến nhứt. Đêm diễn nào không có Phùng Há và Năm Châu diễn chung với nhau là khán giả la ó, trả vé đòi tiền lại. Dẫu ông quản lý có giải thích lý do vắng mặt Phùng Há hay Năm Châu là vì họ không có vai trong tuồng hát đó, thì khán giả cũng ào lên sân khấu làm dữ. Phùng Há hoặc Năm Châu ra sân khấu thì họ vỗ tay yêu cầu Năm Châu và Phùng Há hát, vai nào cũng được, hát cương cũng được, miễn là họ hát chung với nhau một lớp tuồng cho họ coi thì họ mới chịu”.

Còn ông Ba Vân thì kể: “Trong tuồng Tiết Đinh San-Phàn Lê Huê, Phùng Há đóng vai Phàn Lê Huê, Tư Út đóng vai Tiết Đinh San. Bữa hát đó Tư Út nhờ Năm Châu thế vai. Năm Châu không chịu hát cương nhưng anh chưa từng tập vai đó nên phải nương theo lối hát của Phùng Há. Lúc hai người đối trận, vì thầy là Lê San Thánh Mẫu nói Lê Huê và Đinh San có mối duyên tiền định nên Phàn Lê Huê (Phùng Há) ra trận không thật tình đối địch với Tiết Đinh San.

Năm Châu (trong vai Tiết Đinh San) huơ thương lên hét lớn: “Nè đỡ, tôi đâm đa!”

Phùng Há (Phàn Lê Huê) trả lời: “Ai đâm tôi đỡ, ai để hở mà đâm?”

Năm Châu nghe trả lời hơi kỳ, không biết phải hát cương ra sao, nên ỡm ờ nói: “Thế nào cũng có hở, mà hễ hở thì tôi đâm nữa!”

Phùng Há (Phàn Lê Huê) tức cười quá nên nói: “Đâm gì mà đâm hoài vậy?”

Khán giả vỗ tay, la lớn. Người thì la: “Đâm đi! Tiết Đinh San... đâm đại đi...” Người khác hét lại: “Đỡ đi! Đừng để hở cho ổng đâm...”

Đêm hát đó khán giả cảm thấy thật vui, họ xen vô góp ý với Tiết Đinh San hoặc Phàn Lê Huê, giống như họ cùng diễn trên sân khấu”.

Về nghệ thuật sân khấu, tất nhiên ông Năm Châu không đồng ý lối diễn như vậy nhưng về mặt tình cảm thì đây là một kỷ niệm khó quên trong những bước đầu đi hát. Hai diễn viên, Phùng Há và Năm Châu, hát chung nhiều tuồng như: Tái Sanh Duyên (Phùng Há trong vai Mạnh Lệ Quân, Năm Châu trong vai Lưu Khuê Bích), tuồng Đời Cô Lựu (Phùng Há trong vai cô Lựu, Năm Châu trong vai Hai Thành), tuồng Tô Ánh Nguyệt (Phùng Há trong vai Tô Ánh Nguyệt, Năm Châu trong vai Minh), tuồng Giọt Máu Chung Tình (Năm Châu trong vai Võ Đông Sơ, Phùng Há trong vai Bạch Thu Hà)... Những vai diễn chung tình của cặp đào kép trứ danh mang đến cho khán giả những nụ cười, những xao xuyến vì tình yêu hoặc những giọt nước mắt thương cảm cho số phận đau thương của nhân vật. Sau nhiều đêm diễn cặp với nhau, hai nghệ sĩ tài danh đóng vai người tình, người yêu, người chồng, người vợ trên sân khấu đã trở thành đôi tình nhân thật lý tưởng trong giới nghệ sĩ cải lương.

Ông Năm Châu, sau lần hát cương như đã kể trên, đã để lại một ấn tượng sâu đậm trong lòng cô Phùng Há. Hành động hát cương đó cũng là một giai thoại khó quên trong ký ức của các bạn nghệ sĩ đồng thời với Năm Châu và Phùng Há.

Theo lời kể của ông Bảy Nhiêu, sau lần hát cương bất đắc dĩ đó, ông Năm Châu không bao giờ hát cương nữa. Khi ông bầu giao vai để hát, ông buộc phải được tập tuồng đàng hoàng, phải ráp lời thoại hoặc những lớp diễn suất quan trọng với người bạn diễn thật thuần thục rồi ông mới công diễn. Ông cũng sáng tác ba tác phẩm - Nợ Dâu, Men Rượu Hương Tình và Sân Khấu Về Khuya - để nói lên cuộc đời tình cảm và tuyên ngôn về quan điểm Nghệ Thuật Vị Nghệ Thuật của mình.

Năm 1936, ông Nguyễn Bửu, đại điền chủ ở Trà Vinh, thích nữ nghệ sĩ Phùng Há nên lập đoàn hát cải lương tuồng Tàu, lấy nghệ danh Phùng Há đặt tên bảng hiệu là gánh hát Phụng Hảo. Năm Châu và Phùng Há rời đoàn hát Trần Đắc gia nhập gánh hát Phụng Hảo. Nhưng chỉ một thời gian ngắn, nghệ sĩ Năm Châu rời đoàn hát Phụng Hảo để đi Hà Nội hát trong khi đó thì đoàn hát Phụng Hảo đang còn lưu diễn ở thành phố Nam Vang – Cao Miên. Nữ nghệ sĩ Phùng Há kết hôn với ông Nguyễn Bửu, trở thành bà bầu gánh hát trẻ nhất thời bấy giờ.

Trong thập niên 30, 40, nghệ sĩ thay chồng đổi vợ là chuyện bình thường. Phần lớn các nghệ sĩ thời đó đều xa gia đình, xa cha mẹ khi còn rất nhỏ, không được sự chăm sóc và sự quản thúc của cha mẹ nên tự quyết định chuyện vợ chồng của mình.

Nghệ sĩ Ba Vân kết luận chuyện tình của Phùng Há-Năm Châu trong thập niên 30 bằng câu nói “Phùng Há Đá Năm Châu, Năm Châu Câu Phùng Há”, vì anh biết khi Phùng Há bằng lòng làm vợ của ông Nguyễn Bửu đã quyết định xa rời người bạn tình và bạn diễn là Năm Châu, đó là một hình thức “đá” người tình cũ để xáp lại với người mới. Còn Năm Châu thì trước khi đi Hà Nội hát để xa Phùng Há, anh có gởi cho Phùng Há một bức thư, có thể là thơ bày tỏ nỗi lòng, một cách “câu” lại người yêu cũ. Ba Vân chỉ suy đoán rồi nói vậy chớ không ai hiểu nội dung bức thư đó ra sao, cho đến ngày nghệ sĩ Năm Châu mất (ngày 21 tháng 4 năm 1978), bà Phùng Há mới nói rõ chuyện ngày xưa:

“Khi tôi lấy chồng, ảnh đột ngột rời gánh Phụng Hảo, nghe đâu đi Hà Nội một thời gian... Khi đó, gánh Phụng Hảo hát ở Nam Vang và tôi chưa tới 30 tuổi... Tôi quyết định lấy chồng để cả hai chúng tôi có thể dứt khoát... Người ta đưa cho tôi lá thư ảnh gởi trước khi đi, không một lời từ biệt. Lá thư gồm 12 câu vọng cổ là tất cả tâm tình của ảnh. Trong từng lời, từng câu, tôi hiểu ảnh đã buồn bực, thất vọng và trách móc tôi rất nhiều... Nhưng cho dù có hiểu nhau, thương nhau đến mấy, cũng bằng không thôi... Số phận như vậy rồi” -(Phùng Há)

Dưới đây là 12 câu vọng cổ giã biệt và lần chia tay cuối cùng:

1- Ngàn dặm xa trong cánh nhạn xòe, cứ mỗi độ báo tin, sương mờ mịt ngọn khói lam. Nghi ngút tỏa bung lung trên các hàng thành quách cũ.

2- Lơ lửng lá vàng rơi, thoang thoảng gió heo may, đưa hương vị cố nhơn về, đánh thức bao ký vãng xa xăm mà ta đã cùng hưởng chung với nhau ở giữa đất phong trần.

3- Lòng bỗng rạo rực băn khoăn vội vàng tạ liễu từ hoa, ân cần giao trả lại cho nước non, rồi xếp gió trăng thơ mộng, vùn vụt bánh xe lăn trong muôn dặm tử phần.

4- Bồi hồi lòng mong mỏi, xé không gian tìm dấu cũ. Nặng nề lòng nhớ nhung mến tưởng, đinh ninh cái câu tao ngộ ta sẽ cùng sớt chia nhau mà trang trải nợ nần.

5- Nào dè đâu thời gian đã tàn phá bức tranh tình. Mùi đã lạt, tình đã phai, cùng cố nhân tuy gần nhau trong gang tấc mà cách xa nhau như núi Sở sông Tần.

6- Ánh thái dương đương xán lạn trong veo tưng bừng hoa cỏ đón, bỗng thình lình đâu cơn gió vụt, đám mây vần, ôi, cố nhân ơi, sao nỡ để tay hèn nâng phẩm tiên?

7- Bây giờ đây tui có đi hay ở cũng lỡ làng rồi, mảnh hương nguyền đốt không thơm, tơ loan chùng phím trúc. Thơ ngày xưa đã lạt, mộng ngày xưa đã tan. Gió trúc cuốn xa, trăng tà chiếc bóng.

8- Ngao ngán nỗi đường xa quán khách, bây giờ có ra đi thì sức mỏi chân chùng, nhưng hoa còn đâu, liễu còn đâu? Nước non đã bao phen nắng vàng mưa bụi thì biết bao năm đã hỏi liễu tầm hoa.

9- Mờ mịt ánh trăng mây lòng hơi chùng dưới gối. Chiếc nhạn trong sương nhiều khi tràn trụa chảy, không ngăn dòng máu nối dòng châu. Giọt lờ pha giọt đậm.

10- Nhìn trộm cố nhân đang vui tươi bỗng thảm đạm, đang cười cợt bỗng âu sầu nhưng hoa kết gót sen, vàng bao thân ngọc, nhẹ nhàng cố nhân thoăn thoắt lượn như con chim hoàng oang sáng tối hát rồi ca.

11- Ầm ĩ sống bến mê, rạt rào mưa khóm trúc, chiếc thân tàn, con ma dại cứ lầm lũi đi trên con đường gió bão. Kìa, ai ơi một hồn quê mà ai đã bước sa đà.

12- Cõi lòng đang hăm hở vui tươi bỗng đượm lấy một giòng sầu man mác. Giữa độ đầu xanh tuổi trẻ mà tâm khảm vì ai pha màu lạnh cho đến đỗi nét xuân tươi mà nay (tôi) đã hóa ra cằn cỗi héo già.


* * *

Dù đã qua bao nhiêu năm, 12 câu vọng cổ giã biệt đó vẫn không phai trong ký ức của bà Phùng Há. Giọng đã run, ca không còn rõ nhịp, nhưng từng lời, từng câu cứ tuôn tràn theo cảm xúc của bà. Bà kể lại:

“Khi nhận được thư, đọc xong tôi khóc, nhưng thấy lòng bình yên. Thỉnh thoảng tôi ca một mình 12 câu vọng cổ ấy, rồi có khi đọc và hát cho bạn bè nghe. Không ai biết tác giả 12 câu vọng cổ ấy là ai, ngoài tôi. Chính người ấy cũng chưa từng một lần nghe tôi hát... Vậy mà không hiểu sao bao nhiêu năm qua rồi, có nhiều thứ tôi quên, cũng lẫn lộn lung tung, chỉ riêng 12 câu vọng cổ giã biệt của ảnh viết cho tôi thì tôi nhớ mãi. Nếu ngày xưa muốn sống cho thỏa lòng mình thì chắc ảnh và tôi đã không thể làm gì nhiều cho nghệ thuật cải lương - niềm đam mê của chúng tôi”.

Ba tác phẩm - Nợ Dâu, Men Rượu Hương Tình, Sân Khấu Về Khuya - được giới nghệ sĩ cải lương và các ký giả kịch trường xem như những lời tuyên ngôn về quan điểm nghệ thuật và tự kể chuyện tâm tình của nghệ sĩ Năm Châu. Vở tuồng Men Rượu Hương Tình được sáng tác khi ông Năm Châu xa rời bà Phùng Há, ông bỏ đoàn hát Phụng Hảo để đi Hà Nội, tuồng được sáng tác tại Hà Nội, dưới hình thức kịch nói với tựa đề Phụ Phàng. Khi nghệ sĩ Năm Châu trở về Nam, ông mới thêm bài ca cổ nhạc cho vở kịch Phụ Phàng và hoàn thành vở cải lương với nhan đề mới là Men Rượu Hương Tình.

Nghệ sĩ cải lương đồng thời với Năm Châu đều cho là Năm Châu sáng tác vở Men Rượu Hương Tình để nói lên mối tình dở dang của ông với bạn tình Phùng Há. Về sau, ông thành hôn với cô Tư Sạng, danh ca hãng dĩa. Hai vợ chồng ông có với nhau năm đứa con nhưng rồi vợ ông, cô Tư Sạng, lại bỏ ông mà đi lấy ông chủ hãng dĩa Ngô Văn Mạnh. Thế là các bạn nghệ sĩ của ông Năm Châu lại nói: tuồng Men Rượu Hương Tình đúng là một vở tuồng tiền định, tiên đoán mối tình tan vỡ của hai danh tài Năm Châu và Tư Sạng.

Khi còn cộng tác với đoàn Việt Kịch Năm Châu trong những năm đầu thập niên 50, tôi nhiều lần được xem vở tuồng Men Rượu Hương Tình của Nguyễn Thành Châu, diễn viên vai chánh Nam Bình do nghệ sĩ Năm Châu thủ diễn. Giờ đây nhắc lại mối tình tan vỡ và nỗi đam mê sân khấu của ông Năm Châu, tôi xin kể lại chuyện tuồng Men Rượu Hương Tình như sau:

“Nam Bình, một nghệ sĩ sống hết mình cho nghệ thuật, cùng vợ là Thu Hồ phiêu bạt rày đây mai đó trên sân khấu của gánh hát nhỏ do Nam Bình lập ra. Một bầu chủ gánh hát “đại ban” để ý tới vợ chồng anh, liền bỏ tiền ra mời về hát giúp. Tên tuổi Thu Hồ ngày càng sáng chói, trở thành thần tượng của khán giả đến với gánh Nam Thinh này. Thế rồi Thu Hồ phải lòng kép chánh trong đoàn là Bảy Minh. Tin đồn đến tai Nam Bình nhưng anh không tin. Sự thực vẫn là sự thực. Thu Hồ trở nên lạnh nhạt với Nam Bình. Anh buồn tê tái, nhưng với tâm niệm yêu nghệ thuật đến mức xem “sân khấu là thánh đường” thiêng liêng, cao quý, nên Nam Bình dồn hết trái tim và khối óc cho công việc. Những tưởng sẽ quên được con người bạc bẽo kia nhưng nỗi buồn cứ lảng vảng, dằn vặt anh.

Nam Bình đâm ra chè chén, cờ bạc. Nghề của anh ngày càng xuống dốc, khán giả bắt đầu chán anh và tay bầu chủ lắm phen quát mắng.

Một hôm, dưới bóng lạnh lùng của trăng khuya, Nam Bình tận mắt chứng kiến vợ anh hẹn hò thân mật với tình nhân. Nam Bình không can thiệp vào vì anh đã hiểu ra: tình yêu giữa họ đã quá đỗi mặn nồng.

Nam Bình trở về gánh hát xưa, chia sẻ ngọt bùi với đồng nghiệp. Sức lực mỏi mòn nhưng vì cuộc sống của anh em trong gánh hát, Nam Bình vẫn phải đứng ra cáng đáng, ca hát trên sàn diễn ọp ẹp. Cuối cùng trên giường bệnh anh đã vĩnh viễn ra đi, trên môi vẫn thảng thốt gọi tên Thu Hồ vợ anh ngày xưa”.

Nhân câu chuyện kể của cố nghệ sĩ Ba Vân về Năm Châu và Phùng Há – Phùng Há Đá Năm Châu, Năm Châu Câu Phùng Há – tôi ghi lại cốt chuyện tuồng Men Rượu Hương Tình và sưu tầm 12 câu vọng cổ giã biệt của Năm Châu gởi cho Phùng Há trước khi chia tay đi Hà Nội. Câu chuyện tuồng Men Rượu Hương Tình và lời văn cổ phong trong 12 câu vọng cổ giã biệt đã nói lên mối tình sâu đậm giữa hai nghệ sĩ tiền phong nhưng cả hai đành chia tay vì không muốn vấn vương mãi khi một người đã nặng gánh gia đình và người kia phải tìm một quyết định dứt khoát để giữ cho cả hai không bị tiếng đời dị nghị và giữ gìn tình cảm đẹp mà khán giả đã dành cho họ.

Ngày 21 tháng 4 năm 1978, khi nghe tin ông Năm Châu mất, bà bảy Phùng Há đã chạy vào nhà thương, vấp té liên hồi. Người ta nói: “Ảnh đã đi rồi, cô Bảy ơi”, nhưng bà vẫn lay ông Năm Châu, gào khóc: “Khoan, anh khoan đi! Anh có nghe không, có hiểu không? Anh phải nghe tôi nói rồi mới yên lòng ra đi được. Tôi biết anh còn uất hận ở trong lòng, sở dĩ tôi làm vậy là vì anh, vì thương anh... ,giờ này... cho tới giờ phút này, tôi vẫn yêu anh...”

Bà đã nói thật lòng, đã thét lên những lời tận trái tim như người đang trong cơn mê sảng nói những gì đã giấu sâu kín trong trái tim mình. Cuối cùng rồi bà cũng nói ra được những gì bà giấu kín trong tim đã nhiều năm qua, dù lời tự thú mối tình thầm kín đó đã thốt ra trước mặt nhiều người, có cả sự hiện diện của chị Kim Cúc, người vợ đương thời của Năm Châu.

Tôi nghĩ có lẽ mối tình của bà Phùng Há và ông Năm Châu mãi mãi đẹp chính bởi vì nó dang dở...

Nguyễn Phương, 2012

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Phùng Há “đá” Năm Châu Năm Châu “câu” Phùng Há

Trước khi kể giai thoại “Phùng Há Đá Năm Châu – Năm Châu Câu Phùng Há”, tôi xin nói rõ không phải vì tôi thất kính với hai vị cố ân sư trong ngành nghệ thuật sân khấu.

Tôi dùng câu nói “Phùng Há Đá Năm Châu – Năm Châu Câu Phùng Há” là nguyên văn câu chuyện của quái kiệt Ba Vân, người đồng thời với hai nghệ sĩ Phùng Há và Năm Châu, kể cho chúng tôi nghe về “Chuyện tình không đoạn kết” của hai danh tài Phùng Há – Năm Châu trong thập niên 30, 40 của thế kỷ vừa qua.

Trong đầu thập niên 50, đoàn hát Việt Kịch Năm Châu có thông lệ, là sau bữa ăn trưa các nghệ sĩ cùng ngồi chung quanh một cái bàn dài để uống trà hoặc uống cà phê, khi đó những nghệ sĩ trẻ thường hỏi các nghệ sĩ đàn chú, bác về nghệ thuật ca diễn hoặc những chuyện vui buồn trên sân khấu trong các thập niên trước. Hai ông Bảy Nhiêu và Ba Vân là hai nghệ sĩ biết nhiều chuyện vui buồn của lớp nghệ sĩ tiền phong, đặc biệt về hai tài danh Phùng Há và Năm Châu.

Kể về hai tài danh Phùng Há và Năm Châu, ông Bảy Nhiêu nói: “Trong những năm 1934-1935, Phùng Há với Năm Châu là đôi diễn viên được khán giả yêu mến nhứt. Đêm diễn nào không có Phùng Há và Năm Châu diễn chung với nhau là khán giả la ó, trả vé đòi tiền lại. Dẫu ông quản lý có giải thích lý do vắng mặt Phùng Há hay Năm Châu là vì họ không có vai trong tuồng hát đó, thì khán giả cũng ào lên sân khấu làm dữ. Phùng Há hoặc Năm Châu ra sân khấu thì họ vỗ tay yêu cầu Năm Châu và Phùng Há hát, vai nào cũng được, hát cương cũng được, miễn là họ hát chung với nhau một lớp tuồng cho họ coi thì họ mới chịu”.

Còn ông Ba Vân thì kể: “Trong tuồng Tiết Đinh San-Phàn Lê Huê, Phùng Há đóng vai Phàn Lê Huê, Tư Út đóng vai Tiết Đinh San. Bữa hát đó Tư Út nhờ Năm Châu thế vai. Năm Châu không chịu hát cương nhưng anh chưa từng tập vai đó nên phải nương theo lối hát của Phùng Há. Lúc hai người đối trận, vì thầy là Lê San Thánh Mẫu nói Lê Huê và Đinh San có mối duyên tiền định nên Phàn Lê Huê (Phùng Há) ra trận không thật tình đối địch với Tiết Đinh San.

Năm Châu (trong vai Tiết Đinh San) huơ thương lên hét lớn: “Nè đỡ, tôi đâm đa!”

Phùng Há (Phàn Lê Huê) trả lời: “Ai đâm tôi đỡ, ai để hở mà đâm?”

Năm Châu nghe trả lời hơi kỳ, không biết phải hát cương ra sao, nên ỡm ờ nói: “Thế nào cũng có hở, mà hễ hở thì tôi đâm nữa!”

Phùng Há (Phàn Lê Huê) tức cười quá nên nói: “Đâm gì mà đâm hoài vậy?”

Khán giả vỗ tay, la lớn. Người thì la: “Đâm đi! Tiết Đinh San... đâm đại đi...” Người khác hét lại: “Đỡ đi! Đừng để hở cho ổng đâm...”

Đêm hát đó khán giả cảm thấy thật vui, họ xen vô góp ý với Tiết Đinh San hoặc Phàn Lê Huê, giống như họ cùng diễn trên sân khấu”.

Về nghệ thuật sân khấu, tất nhiên ông Năm Châu không đồng ý lối diễn như vậy nhưng về mặt tình cảm thì đây là một kỷ niệm khó quên trong những bước đầu đi hát. Hai diễn viên, Phùng Há và Năm Châu, hát chung nhiều tuồng như: Tái Sanh Duyên (Phùng Há trong vai Mạnh Lệ Quân, Năm Châu trong vai Lưu Khuê Bích), tuồng Đời Cô Lựu (Phùng Há trong vai cô Lựu, Năm Châu trong vai Hai Thành), tuồng Tô Ánh Nguyệt (Phùng Há trong vai Tô Ánh Nguyệt, Năm Châu trong vai Minh), tuồng Giọt Máu Chung Tình (Năm Châu trong vai Võ Đông Sơ, Phùng Há trong vai Bạch Thu Hà)... Những vai diễn chung tình của cặp đào kép trứ danh mang đến cho khán giả những nụ cười, những xao xuyến vì tình yêu hoặc những giọt nước mắt thương cảm cho số phận đau thương của nhân vật. Sau nhiều đêm diễn cặp với nhau, hai nghệ sĩ tài danh đóng vai người tình, người yêu, người chồng, người vợ trên sân khấu đã trở thành đôi tình nhân thật lý tưởng trong giới nghệ sĩ cải lương.

Ông Năm Châu, sau lần hát cương như đã kể trên, đã để lại một ấn tượng sâu đậm trong lòng cô Phùng Há. Hành động hát cương đó cũng là một giai thoại khó quên trong ký ức của các bạn nghệ sĩ đồng thời với Năm Châu và Phùng Há.

Theo lời kể của ông Bảy Nhiêu, sau lần hát cương bất đắc dĩ đó, ông Năm Châu không bao giờ hát cương nữa. Khi ông bầu giao vai để hát, ông buộc phải được tập tuồng đàng hoàng, phải ráp lời thoại hoặc những lớp diễn suất quan trọng với người bạn diễn thật thuần thục rồi ông mới công diễn. Ông cũng sáng tác ba tác phẩm - Nợ Dâu, Men Rượu Hương Tình và Sân Khấu Về Khuya - để nói lên cuộc đời tình cảm và tuyên ngôn về quan điểm Nghệ Thuật Vị Nghệ Thuật của mình.

Năm 1936, ông Nguyễn Bửu, đại điền chủ ở Trà Vinh, thích nữ nghệ sĩ Phùng Há nên lập đoàn hát cải lương tuồng Tàu, lấy nghệ danh Phùng Há đặt tên bảng hiệu là gánh hát Phụng Hảo. Năm Châu và Phùng Há rời đoàn hát Trần Đắc gia nhập gánh hát Phụng Hảo. Nhưng chỉ một thời gian ngắn, nghệ sĩ Năm Châu rời đoàn hát Phụng Hảo để đi Hà Nội hát trong khi đó thì đoàn hát Phụng Hảo đang còn lưu diễn ở thành phố Nam Vang – Cao Miên. Nữ nghệ sĩ Phùng Há kết hôn với ông Nguyễn Bửu, trở thành bà bầu gánh hát trẻ nhất thời bấy giờ.

Trong thập niên 30, 40, nghệ sĩ thay chồng đổi vợ là chuyện bình thường. Phần lớn các nghệ sĩ thời đó đều xa gia đình, xa cha mẹ khi còn rất nhỏ, không được sự chăm sóc và sự quản thúc của cha mẹ nên tự quyết định chuyện vợ chồng của mình.

Nghệ sĩ Ba Vân kết luận chuyện tình của Phùng Há-Năm Châu trong thập niên 30 bằng câu nói “Phùng Há Đá Năm Châu, Năm Châu Câu Phùng Há”, vì anh biết khi Phùng Há bằng lòng làm vợ của ông Nguyễn Bửu đã quyết định xa rời người bạn tình và bạn diễn là Năm Châu, đó là một hình thức “đá” người tình cũ để xáp lại với người mới. Còn Năm Châu thì trước khi đi Hà Nội hát để xa Phùng Há, anh có gởi cho Phùng Há một bức thư, có thể là thơ bày tỏ nỗi lòng, một cách “câu” lại người yêu cũ. Ba Vân chỉ suy đoán rồi nói vậy chớ không ai hiểu nội dung bức thư đó ra sao, cho đến ngày nghệ sĩ Năm Châu mất (ngày 21 tháng 4 năm 1978), bà Phùng Há mới nói rõ chuyện ngày xưa:

“Khi tôi lấy chồng, ảnh đột ngột rời gánh Phụng Hảo, nghe đâu đi Hà Nội một thời gian... Khi đó, gánh Phụng Hảo hát ở Nam Vang và tôi chưa tới 30 tuổi... Tôi quyết định lấy chồng để cả hai chúng tôi có thể dứt khoát... Người ta đưa cho tôi lá thư ảnh gởi trước khi đi, không một lời từ biệt. Lá thư gồm 12 câu vọng cổ là tất cả tâm tình của ảnh. Trong từng lời, từng câu, tôi hiểu ảnh đã buồn bực, thất vọng và trách móc tôi rất nhiều... Nhưng cho dù có hiểu nhau, thương nhau đến mấy, cũng bằng không thôi... Số phận như vậy rồi” -(Phùng Há)

Dưới đây là 12 câu vọng cổ giã biệt và lần chia tay cuối cùng:

1- Ngàn dặm xa trong cánh nhạn xòe, cứ mỗi độ báo tin, sương mờ mịt ngọn khói lam. Nghi ngút tỏa bung lung trên các hàng thành quách cũ.

2- Lơ lửng lá vàng rơi, thoang thoảng gió heo may, đưa hương vị cố nhơn về, đánh thức bao ký vãng xa xăm mà ta đã cùng hưởng chung với nhau ở giữa đất phong trần.

3- Lòng bỗng rạo rực băn khoăn vội vàng tạ liễu từ hoa, ân cần giao trả lại cho nước non, rồi xếp gió trăng thơ mộng, vùn vụt bánh xe lăn trong muôn dặm tử phần.

4- Bồi hồi lòng mong mỏi, xé không gian tìm dấu cũ. Nặng nề lòng nhớ nhung mến tưởng, đinh ninh cái câu tao ngộ ta sẽ cùng sớt chia nhau mà trang trải nợ nần.

5- Nào dè đâu thời gian đã tàn phá bức tranh tình. Mùi đã lạt, tình đã phai, cùng cố nhân tuy gần nhau trong gang tấc mà cách xa nhau như núi Sở sông Tần.

6- Ánh thái dương đương xán lạn trong veo tưng bừng hoa cỏ đón, bỗng thình lình đâu cơn gió vụt, đám mây vần, ôi, cố nhân ơi, sao nỡ để tay hèn nâng phẩm tiên?

7- Bây giờ đây tui có đi hay ở cũng lỡ làng rồi, mảnh hương nguyền đốt không thơm, tơ loan chùng phím trúc. Thơ ngày xưa đã lạt, mộng ngày xưa đã tan. Gió trúc cuốn xa, trăng tà chiếc bóng.

8- Ngao ngán nỗi đường xa quán khách, bây giờ có ra đi thì sức mỏi chân chùng, nhưng hoa còn đâu, liễu còn đâu? Nước non đã bao phen nắng vàng mưa bụi thì biết bao năm đã hỏi liễu tầm hoa.

9- Mờ mịt ánh trăng mây lòng hơi chùng dưới gối. Chiếc nhạn trong sương nhiều khi tràn trụa chảy, không ngăn dòng máu nối dòng châu. Giọt lờ pha giọt đậm.

10- Nhìn trộm cố nhân đang vui tươi bỗng thảm đạm, đang cười cợt bỗng âu sầu nhưng hoa kết gót sen, vàng bao thân ngọc, nhẹ nhàng cố nhân thoăn thoắt lượn như con chim hoàng oang sáng tối hát rồi ca.

11- Ầm ĩ sống bến mê, rạt rào mưa khóm trúc, chiếc thân tàn, con ma dại cứ lầm lũi đi trên con đường gió bão. Kìa, ai ơi một hồn quê mà ai đã bước sa đà.

12- Cõi lòng đang hăm hở vui tươi bỗng đượm lấy một giòng sầu man mác. Giữa độ đầu xanh tuổi trẻ mà tâm khảm vì ai pha màu lạnh cho đến đỗi nét xuân tươi mà nay (tôi) đã hóa ra cằn cỗi héo già.

* * *

Dù đã qua bao nhiêu năm, 12 câu vọng cổ giã biệt đó vẫn không phai trong ký ức của bà Phùng Há. Giọng đã run, ca không còn rõ nhịp, nhưng từng lời, từng câu cứ tuôn tràn theo cảm xúc của bà. Bà kể lại:

“Khi nhận được thư, đọc xong tôi khóc, nhưng thấy lòng bình yên. Thỉnh thoảng tôi ca một mình 12 câu vọng cổ ấy, rồi có khi đọc và hát cho bạn bè nghe. Không ai biết tác giả 12 câu vọng cổ ấy là ai, ngoài tôi. Chính người ấy cũng chưa từng một lần nghe tôi hát... Vậy mà không hiểu sao bao nhiêu năm qua rồi, có nhiều thứ tôi quên, cũng lẫn lộn lung tung, chỉ riêng 12 câu vọng cổ giã biệt của ảnh viết cho tôi thì tôi nhớ mãi. Nếu ngày xưa muốn sống cho thỏa lòng mình thì chắc ảnh và tôi đã không thể làm gì nhiều cho nghệ thuật cải lương - niềm đam mê của chúng tôi”.

Ba tác phẩm - Nợ Dâu, Men Rượu Hương Tình, Sân Khấu Về Khuya - được giới nghệ sĩ cải lương và các ký giả kịch trường xem như những lời tuyên ngôn về quan điểm nghệ thuật và tự kể chuyện tâm tình của nghệ sĩ Năm Châu. Vở tuồng Men Rượu Hương Tình được sáng tác khi ông Năm Châu xa rời bà Phùng Há, ông bỏ đoàn hát Phụng Hảo để đi Hà Nội, tuồng được sáng tác tại Hà Nội, dưới hình thức kịch nói với tựa đề Phụ Phàng. Khi nghệ sĩ Năm Châu trở về Nam, ông mới thêm bài ca cổ nhạc cho vở kịch Phụ Phàng và hoàn thành vở cải lương với nhan đề mới là Men Rượu Hương Tình.

Nghệ sĩ cải lương đồng thời với Năm Châu đều cho là Năm Châu sáng tác vở Men Rượu Hương Tình để nói lên mối tình dở dang của ông với bạn tình Phùng Há. Về sau, ông thành hôn với cô Tư Sạng, danh ca hãng dĩa. Hai vợ chồng ông có với nhau năm đứa con nhưng rồi vợ ông, cô Tư Sạng, lại bỏ ông mà đi lấy ông chủ hãng dĩa Ngô Văn Mạnh. Thế là các bạn nghệ sĩ của ông Năm Châu lại nói: tuồng Men Rượu Hương Tình đúng là một vở tuồng tiền định, tiên đoán mối tình tan vỡ của hai danh tài Năm Châu và Tư Sạng.

Khi còn cộng tác với đoàn Việt Kịch Năm Châu trong những năm đầu thập niên 50, tôi nhiều lần được xem vở tuồng Men Rượu Hương Tình của Nguyễn Thành Châu, diễn viên vai chánh Nam Bình do nghệ sĩ Năm Châu thủ diễn. Giờ đây nhắc lại mối tình tan vỡ và nỗi đam mê sân khấu của ông Năm Châu, tôi xin kể lại chuyện tuồng Men Rượu Hương Tình như sau:

“Nam Bình, một nghệ sĩ sống hết mình cho nghệ thuật, cùng vợ là Thu Hồ phiêu bạt rày đây mai đó trên sân khấu của gánh hát nhỏ do Nam Bình lập ra. Một bầu chủ gánh hát “đại ban” để ý tới vợ chồng anh, liền bỏ tiền ra mời về hát giúp. Tên tuổi Thu Hồ ngày càng sáng chói, trở thành thần tượng của khán giả đến với gánh Nam Thinh này. Thế rồi Thu Hồ phải lòng kép chánh trong đoàn là Bảy Minh. Tin đồn đến tai Nam Bình nhưng anh không tin. Sự thực vẫn là sự thực. Thu Hồ trở nên lạnh nhạt với Nam Bình. Anh buồn tê tái, nhưng với tâm niệm yêu nghệ thuật đến mức xem “sân khấu là thánh đường” thiêng liêng, cao quý, nên Nam Bình dồn hết trái tim và khối óc cho công việc. Những tưởng sẽ quên được con người bạc bẽo kia nhưng nỗi buồn cứ lảng vảng, dằn vặt anh.

Nam Bình đâm ra chè chén, cờ bạc. Nghề của anh ngày càng xuống dốc, khán giả bắt đầu chán anh và tay bầu chủ lắm phen quát mắng.

Một hôm, dưới bóng lạnh lùng của trăng khuya, Nam Bình tận mắt chứng kiến vợ anh hẹn hò thân mật với tình nhân. Nam Bình không can thiệp vào vì anh đã hiểu ra: tình yêu giữa họ đã quá đỗi mặn nồng.

Nam Bình trở về gánh hát xưa, chia sẻ ngọt bùi với đồng nghiệp. Sức lực mỏi mòn nhưng vì cuộc sống của anh em trong gánh hát, Nam Bình vẫn phải đứng ra cáng đáng, ca hát trên sàn diễn ọp ẹp. Cuối cùng trên giường bệnh anh đã vĩnh viễn ra đi, trên môi vẫn thảng thốt gọi tên Thu Hồ vợ anh ngày xưa”.

Nhân câu chuyện kể của cố nghệ sĩ Ba Vân về Năm Châu và Phùng Há – Phùng Há Đá Năm Châu, Năm Châu Câu Phùng Há – tôi ghi lại cốt chuyện tuồng Men Rượu Hương Tình và sưu tầm 12 câu vọng cổ giã biệt của Năm Châu gởi cho Phùng Há trước khi chia tay đi Hà Nội. Câu chuyện tuồng Men Rượu Hương Tình và lời văn cổ phong trong 12 câu vọng cổ giã biệt đã nói lên mối tình sâu đậm giữa hai nghệ sĩ tiền phong nhưng cả hai đành chia tay vì không muốn vấn vương mãi khi một người đã nặng gánh gia đình và người kia phải tìm một quyết định dứt khoát để giữ cho cả hai không bị tiếng đời dị nghị và giữ gìn tình cảm đẹp mà khán giả đã dành cho họ.

Ngày 21 tháng 4 năm 1978, khi nghe tin ông Năm Châu mất, bà bảy Phùng Há đã chạy vào nhà thương, vấp té liên hồi. Người ta nói: “Ảnh đã đi rồi, cô Bảy ơi”, nhưng bà vẫn lay ông Năm Châu, gào khóc: “Khoan, anh khoan đi! Anh có nghe không, có hiểu không? Anh phải nghe tôi nói rồi mới yên lòng ra đi được. Tôi biết anh còn uất hận ở trong lòng, sở dĩ tôi làm vậy là vì anh, vì thương anh... ,giờ này... cho tới giờ phút này, tôi vẫn yêu anh...”

Bà đã nói thật lòng, đã thét lên những lời tận trái tim như người đang trong cơn mê sảng nói những gì đã giấu sâu kín trong trái tim mình. Cuối cùng rồi bà cũng nói ra được những gì bà giấu kín trong tim đã nhiều năm qua, dù lời tự thú mối tình thầm kín đó đã thốt ra trước mặt nhiều người, có cả sự hiện diện của chị Kim Cúc, người vợ đương thời của Năm Châu.

Tôi nghĩ có lẽ mối tình của bà Phùng Há và ông Năm Châu mãi mãi đẹp chính bởi vì nó dang dở...

Nguyễn Phương, 2012

Trước khi kể giai thoại “Phùng Há Đá Năm Châu – Năm Châu Câu Phùng Há”, tôi xin nói rõ không phải vì tôi thất kính với hai vị cố ân sư trong ngành nghệ thuật sân khấu. Tôi dùng câu nói “Phùng Há Đá Năm Châu – Năm Châu Câu Phùng Há” là nguyên văn câu chuyện của quái kiệt Ba Vân, người đồng thời với hai nghệ sĩ Phùng Há và Năm Châu, kể cho chúng tôi nghe về “Chuyện tình không đoạn kết” của hai danh tài Phùng Há – Năm Châu trong thập niên 30, 40 của thế kỷ vừa qua.

Trong đầu thập niên 50, đoàn hát Việt Kịch Năm Châu có thông lệ, là sau bữa ăn trưa các nghệ sĩ cùng ngồi chung quanh một cái bàn dài để uống trà hoặc uống cà phê, khi đó những nghệ sĩ trẻ thường hỏi các nghệ sĩ đàn chú, bác về nghệ thuật ca diễn hoặc những chuyện vui buồn trên sân khấu trong các thập niên trước. Hai ông Bảy Nhiêu và Ba Vân là hai nghệ sĩ biết nhiều chuyện vui buồn của lớp nghệ sĩ tiền phong, đặc biệt về hai tài danh Phùng Há và Năm Châu.

Kể về hai tài danh Phùng Há và Năm Châu, ông Bảy Nhiêu nói: “Trong những năm 1934-1935, Phùng Há với Năm Châu là đôi diễn viên được khán giả yêu mến nhứt. Đêm diễn nào không có Phùng Há và Năm Châu diễn chung với nhau là khán giả la ó, trả vé đòi tiền lại. Dẫu ông quản lý có giải thích lý do vắng mặt Phùng Há hay Năm Châu là vì họ không có vai trong tuồng hát đó, thì khán giả cũng ào lên sân khấu làm dữ. Phùng Há hoặc Năm Châu ra sân khấu thì họ vỗ tay yêu cầu Năm Châu và Phùng Há hát, vai nào cũng được, hát cương cũng được, miễn là họ hát chung với nhau một lớp tuồng cho họ coi thì họ mới chịu”.

Còn ông Ba Vân thì kể: “Trong tuồng Tiết Đinh San-Phàn Lê Huê, Phùng Há đóng vai Phàn Lê Huê, Tư Út đóng vai Tiết Đinh San. Bữa hát đó Tư Út nhờ Năm Châu thế vai. Năm Châu không chịu hát cương nhưng anh chưa từng tập vai đó nên phải nương theo lối hát của Phùng Há. Lúc hai người đối trận, vì thầy là Lê San Thánh Mẫu nói Lê Huê và Đinh San có mối duyên tiền định nên Phàn Lê Huê (Phùng Há) ra trận không thật tình đối địch với Tiết Đinh San.

Năm Châu (trong vai Tiết Đinh San) huơ thương lên hét lớn: “Nè đỡ, tôi đâm đa!”

Phùng Há (Phàn Lê Huê) trả lời: “Ai đâm tôi đỡ, ai để hở mà đâm?”

Năm Châu nghe trả lời hơi kỳ, không biết phải hát cương ra sao, nên ỡm ờ nói: “Thế nào cũng có hở, mà hễ hở thì tôi đâm nữa!”

Phùng Há (Phàn Lê Huê) tức cười quá nên nói: “Đâm gì mà đâm hoài vậy?”

Khán giả vỗ tay, la lớn. Người thì la: “Đâm đi! Tiết Đinh San... đâm đại đi...” Người khác hét lại: “Đỡ đi! Đừng để hở cho ổng đâm...”

Đêm hát đó khán giả cảm thấy thật vui, họ xen vô góp ý với Tiết Đinh San hoặc Phàn Lê Huê, giống như họ cùng diễn trên sân khấu”.

Về nghệ thuật sân khấu, tất nhiên ông Năm Châu không đồng ý lối diễn như vậy nhưng về mặt tình cảm thì đây là một kỷ niệm khó quên trong những bước đầu đi hát. Hai diễn viên, Phùng Há và Năm Châu, hát chung nhiều tuồng như: Tái Sanh Duyên (Phùng Há trong vai Mạnh Lệ Quân, Năm Châu trong vai Lưu Khuê Bích), tuồng Đời Cô Lựu (Phùng Há trong vai cô Lựu, Năm Châu trong vai Hai Thành), tuồng Tô Ánh Nguyệt (Phùng Há trong vai Tô Ánh Nguyệt, Năm Châu trong vai Minh), tuồng Giọt Máu Chung Tình (Năm Châu trong vai Võ Đông Sơ, Phùng Há trong vai Bạch Thu Hà)... Những vai diễn chung tình của cặp đào kép trứ danh mang đến cho khán giả những nụ cười, những xao xuyến vì tình yêu hoặc những giọt nước mắt thương cảm cho số phận đau thương của nhân vật. Sau nhiều đêm diễn cặp với nhau, hai nghệ sĩ tài danh đóng vai người tình, người yêu, người chồng, người vợ trên sân khấu đã trở thành đôi tình nhân thật lý tưởng trong giới nghệ sĩ cải lương.

Ông Năm Châu, sau lần hát cương như đã kể trên, đã để lại một ấn tượng sâu đậm trong lòng cô Phùng Há. Hành động hát cương đó cũng là một giai thoại khó quên trong ký ức của các bạn nghệ sĩ đồng thời với Năm Châu và Phùng Há.

Theo lời kể của ông Bảy Nhiêu, sau lần hát cương bất đắc dĩ đó, ông Năm Châu không bao giờ hát cương nữa. Khi ông bầu giao vai để hát, ông buộc phải được tập tuồng đàng hoàng, phải ráp lời thoại hoặc những lớp diễn suất quan trọng với người bạn diễn thật thuần thục rồi ông mới công diễn. Ông cũng sáng tác ba tác phẩm - Nợ Dâu, Men Rượu Hương Tình và Sân Khấu Về Khuya - để nói lên cuộc đời tình cảm và tuyên ngôn về quan điểm Nghệ Thuật Vị Nghệ Thuật của mình.

Năm 1936, ông Nguyễn Bửu, đại điền chủ ở Trà Vinh, thích nữ nghệ sĩ Phùng Há nên lập đoàn hát cải lương tuồng Tàu, lấy nghệ danh Phùng Há đặt tên bảng hiệu là gánh hát Phụng Hảo. Năm Châu và Phùng Há rời đoàn hát Trần Đắc gia nhập gánh hát Phụng Hảo. Nhưng chỉ một thời gian ngắn, nghệ sĩ Năm Châu rời đoàn hát Phụng Hảo để đi Hà Nội hát trong khi đó thì đoàn hát Phụng Hảo đang còn lưu diễn ở thành phố Nam Vang – Cao Miên. Nữ nghệ sĩ Phùng Há kết hôn với ông Nguyễn Bửu, trở thành bà bầu gánh hát trẻ nhất thời bấy giờ.

Trong thập niên 30, 40, nghệ sĩ thay chồng đổi vợ là chuyện bình thường. Phần lớn các nghệ sĩ thời đó đều xa gia đình, xa cha mẹ khi còn rất nhỏ, không được sự chăm sóc và sự quản thúc của cha mẹ nên tự quyết định chuyện vợ chồng của mình.

Nghệ sĩ Ba Vân kết luận chuyện tình của Phùng Há-Năm Châu trong thập niên 30 bằng câu nói “Phùng Há Đá Năm Châu, Năm Châu Câu Phùng Há”, vì anh biết khi Phùng Há bằng lòng làm vợ của ông Nguyễn Bửu đã quyết định xa rời người bạn tình và bạn diễn là Năm Châu, đó là một hình thức “đá” người tình cũ để xáp lại với người mới. Còn Năm Châu thì trước khi đi Hà Nội hát để xa Phùng Há, anh có gởi cho Phùng Há một bức thư, có thể là thơ bày tỏ nỗi lòng, một cách “câu” lại người yêu cũ. Ba Vân chỉ suy đoán rồi nói vậy chớ không ai hiểu nội dung bức thư đó ra sao, cho đến ngày nghệ sĩ Năm Châu mất (ngày 21 tháng 4 năm 1978), bà Phùng Há mới nói rõ chuyện ngày xưa:

“Khi tôi lấy chồng, ảnh đột ngột rời gánh Phụng Hảo, nghe đâu đi Hà Nội một thời gian... Khi đó, gánh Phụng Hảo hát ở Nam Vang và tôi chưa tới 30 tuổi... Tôi quyết định lấy chồng để cả hai chúng tôi có thể dứt khoát... Người ta đưa cho tôi lá thư ảnh gởi trước khi đi, không một lời từ biệt. Lá thư gồm 12 câu vọng cổ là tất cả tâm tình của ảnh. Trong từng lời, từng câu, tôi hiểu ảnh đã buồn bực, thất vọng và trách móc tôi rất nhiều... Nhưng cho dù có hiểu nhau, thương nhau đến mấy, cũng bằng không thôi... Số phận như vậy rồi” -(Phùng Há)

Dưới đây là 12 câu vọng cổ giã biệt và lần chia tay cuối cùng:

1- Ngàn dặm xa trong cánh nhạn xòe, cứ mỗi độ báo tin, sương mờ mịt ngọn khói lam. Nghi ngút tỏa bung lung trên các hàng thành quách cũ.

2- Lơ lửng lá vàng rơi, thoang thoảng gió heo may, đưa hương vị cố nhơn về, đánh thức bao ký vãng xa xăm mà ta đã cùng hưởng chung với nhau ở giữa đất phong trần.

3- Lòng bỗng rạo rực băn khoăn vội vàng tạ liễu từ hoa, ân cần giao trả lại cho nước non, rồi xếp gió trăng thơ mộng, vùn vụt bánh xe lăn trong muôn dặm tử phần.

4- Bồi hồi lòng mong mỏi, xé không gian tìm dấu cũ. Nặng nề lòng nhớ nhung mến tưởng, đinh ninh cái câu tao ngộ ta sẽ cùng sớt chia nhau mà trang trải nợ nần.

5- Nào dè đâu thời gian đã tàn phá bức tranh tình. Mùi đã lạt, tình đã phai, cùng cố nhân tuy gần nhau trong gang tấc mà cách xa nhau như núi Sở sông Tần.

6- Ánh thái dương đương xán lạn trong veo tưng bừng hoa cỏ đón, bỗng thình lình đâu cơn gió vụt, đám mây vần, ôi, cố nhân ơi, sao nỡ để tay hèn nâng phẩm tiên?

7- Bây giờ đây tui có đi hay ở cũng lỡ làng rồi, mảnh hương nguyền đốt không thơm, tơ loan chùng phím trúc. Thơ ngày xưa đã lạt, mộng ngày xưa đã tan. Gió trúc cuốn xa, trăng tà chiếc bóng.

8- Ngao ngán nỗi đường xa quán khách, bây giờ có ra đi thì sức mỏi chân chùng, nhưng hoa còn đâu, liễu còn đâu? Nước non đã bao phen nắng vàng mưa bụi thì biết bao năm đã hỏi liễu tầm hoa.

9- Mờ mịt ánh trăng mây lòng hơi chùng dưới gối. Chiếc nhạn trong sương nhiều khi tràn trụa chảy, không ngăn dòng máu nối dòng châu. Giọt lờ pha giọt đậm.

10- Nhìn trộm cố nhân đang vui tươi bỗng thảm đạm, đang cười cợt bỗng âu sầu nhưng hoa kết gót sen, vàng bao thân ngọc, nhẹ nhàng cố nhân thoăn thoắt lượn như con chim hoàng oang sáng tối hát rồi ca.

11- Ầm ĩ sống bến mê, rạt rào mưa khóm trúc, chiếc thân tàn, con ma dại cứ lầm lũi đi trên con đường gió bão. Kìa, ai ơi một hồn quê mà ai đã bước sa đà.

12- Cõi lòng đang hăm hở vui tươi bỗng đượm lấy một giòng sầu man mác. Giữa độ đầu xanh tuổi trẻ mà tâm khảm vì ai pha màu lạnh cho đến đỗi nét xuân tươi mà nay (tôi) đã hóa ra cằn cỗi héo già.


* * *

Dù đã qua bao nhiêu năm, 12 câu vọng cổ giã biệt đó vẫn không phai trong ký ức của bà Phùng Há. Giọng đã run, ca không còn rõ nhịp, nhưng từng lời, từng câu cứ tuôn tràn theo cảm xúc của bà. Bà kể lại:

“Khi nhận được thư, đọc xong tôi khóc, nhưng thấy lòng bình yên. Thỉnh thoảng tôi ca một mình 12 câu vọng cổ ấy, rồi có khi đọc và hát cho bạn bè nghe. Không ai biết tác giả 12 câu vọng cổ ấy là ai, ngoài tôi. Chính người ấy cũng chưa từng một lần nghe tôi hát... Vậy mà không hiểu sao bao nhiêu năm qua rồi, có nhiều thứ tôi quên, cũng lẫn lộn lung tung, chỉ riêng 12 câu vọng cổ giã biệt của ảnh viết cho tôi thì tôi nhớ mãi. Nếu ngày xưa muốn sống cho thỏa lòng mình thì chắc ảnh và tôi đã không thể làm gì nhiều cho nghệ thuật cải lương - niềm đam mê của chúng tôi”.

Ba tác phẩm - Nợ Dâu, Men Rượu Hương Tình, Sân Khấu Về Khuya - được giới nghệ sĩ cải lương và các ký giả kịch trường xem như những lời tuyên ngôn về quan điểm nghệ thuật và tự kể chuyện tâm tình của nghệ sĩ Năm Châu. Vở tuồng Men Rượu Hương Tình được sáng tác khi ông Năm Châu xa rời bà Phùng Há, ông bỏ đoàn hát Phụng Hảo để đi Hà Nội, tuồng được sáng tác tại Hà Nội, dưới hình thức kịch nói với tựa đề Phụ Phàng. Khi nghệ sĩ Năm Châu trở về Nam, ông mới thêm bài ca cổ nhạc cho vở kịch Phụ Phàng và hoàn thành vở cải lương với nhan đề mới là Men Rượu Hương Tình.

Nghệ sĩ cải lương đồng thời với Năm Châu đều cho là Năm Châu sáng tác vở Men Rượu Hương Tình để nói lên mối tình dở dang của ông với bạn tình Phùng Há. Về sau, ông thành hôn với cô Tư Sạng, danh ca hãng dĩa. Hai vợ chồng ông có với nhau năm đứa con nhưng rồi vợ ông, cô Tư Sạng, lại bỏ ông mà đi lấy ông chủ hãng dĩa Ngô Văn Mạnh. Thế là các bạn nghệ sĩ của ông Năm Châu lại nói: tuồng Men Rượu Hương Tình đúng là một vở tuồng tiền định, tiên đoán mối tình tan vỡ của hai danh tài Năm Châu và Tư Sạng.

Khi còn cộng tác với đoàn Việt Kịch Năm Châu trong những năm đầu thập niên 50, tôi nhiều lần được xem vở tuồng Men Rượu Hương Tình của Nguyễn Thành Châu, diễn viên vai chánh Nam Bình do nghệ sĩ Năm Châu thủ diễn. Giờ đây nhắc lại mối tình tan vỡ và nỗi đam mê sân khấu của ông Năm Châu, tôi xin kể lại chuyện tuồng Men Rượu Hương Tình như sau:

“Nam Bình, một nghệ sĩ sống hết mình cho nghệ thuật, cùng vợ là Thu Hồ phiêu bạt rày đây mai đó trên sân khấu của gánh hát nhỏ do Nam Bình lập ra. Một bầu chủ gánh hát “đại ban” để ý tới vợ chồng anh, liền bỏ tiền ra mời về hát giúp. Tên tuổi Thu Hồ ngày càng sáng chói, trở thành thần tượng của khán giả đến với gánh Nam Thinh này. Thế rồi Thu Hồ phải lòng kép chánh trong đoàn là Bảy Minh. Tin đồn đến tai Nam Bình nhưng anh không tin. Sự thực vẫn là sự thực. Thu Hồ trở nên lạnh nhạt với Nam Bình. Anh buồn tê tái, nhưng với tâm niệm yêu nghệ thuật đến mức xem “sân khấu là thánh đường” thiêng liêng, cao quý, nên Nam Bình dồn hết trái tim và khối óc cho công việc. Những tưởng sẽ quên được con người bạc bẽo kia nhưng nỗi buồn cứ lảng vảng, dằn vặt anh.

Nam Bình đâm ra chè chén, cờ bạc. Nghề của anh ngày càng xuống dốc, khán giả bắt đầu chán anh và tay bầu chủ lắm phen quát mắng.

Một hôm, dưới bóng lạnh lùng của trăng khuya, Nam Bình tận mắt chứng kiến vợ anh hẹn hò thân mật với tình nhân. Nam Bình không can thiệp vào vì anh đã hiểu ra: tình yêu giữa họ đã quá đỗi mặn nồng.

Nam Bình trở về gánh hát xưa, chia sẻ ngọt bùi với đồng nghiệp. Sức lực mỏi mòn nhưng vì cuộc sống của anh em trong gánh hát, Nam Bình vẫn phải đứng ra cáng đáng, ca hát trên sàn diễn ọp ẹp. Cuối cùng trên giường bệnh anh đã vĩnh viễn ra đi, trên môi vẫn thảng thốt gọi tên Thu Hồ vợ anh ngày xưa”.

Nhân câu chuyện kể của cố nghệ sĩ Ba Vân về Năm Châu và Phùng Há – Phùng Há Đá Năm Châu, Năm Châu Câu Phùng Há – tôi ghi lại cốt chuyện tuồng Men Rượu Hương Tình và sưu tầm 12 câu vọng cổ giã biệt của Năm Châu gởi cho Phùng Há trước khi chia tay đi Hà Nội. Câu chuyện tuồng Men Rượu Hương Tình và lời văn cổ phong trong 12 câu vọng cổ giã biệt đã nói lên mối tình sâu đậm giữa hai nghệ sĩ tiền phong nhưng cả hai đành chia tay vì không muốn vấn vương mãi khi một người đã nặng gánh gia đình và người kia phải tìm một quyết định dứt khoát để giữ cho cả hai không bị tiếng đời dị nghị và giữ gìn tình cảm đẹp mà khán giả đã dành cho họ.

Ngày 21 tháng 4 năm 1978, khi nghe tin ông Năm Châu mất, bà bảy Phùng Há đã chạy vào nhà thương, vấp té liên hồi. Người ta nói: “Ảnh đã đi rồi, cô Bảy ơi”, nhưng bà vẫn lay ông Năm Châu, gào khóc: “Khoan, anh khoan đi! Anh có nghe không, có hiểu không? Anh phải nghe tôi nói rồi mới yên lòng ra đi được. Tôi biết anh còn uất hận ở trong lòng, sở dĩ tôi làm vậy là vì anh, vì thương anh... ,giờ này... cho tới giờ phút này, tôi vẫn yêu anh...”

Bà đã nói thật lòng, đã thét lên những lời tận trái tim như người đang trong cơn mê sảng nói những gì đã giấu sâu kín trong trái tim mình. Cuối cùng rồi bà cũng nói ra được những gì bà giấu kín trong tim đã nhiều năm qua, dù lời tự thú mối tình thầm kín đó đã thốt ra trước mặt nhiều người, có cả sự hiện diện của chị Kim Cúc, người vợ đương thời của Năm Châu.

Tôi nghĩ có lẽ mối tình của bà Phùng Há và ông Năm Châu mãi mãi đẹp chính bởi vì nó dang dở...

Nguyễn Phương, 2012

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm