Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
QUÂN MỌI RỢ - Việt Nhân
(HNPĐ) Có nhiều lúc đọc tin bên quê nhà, giận quá mà không kềm được cái bực đã phải thốt ra câu nặng lời, thấy như vậy cũng có phần quá đáng, nhưng biết sao khi đã là con người thì ai không vướng cái hỉ nộ. Còn ông cụ Fugitive nhận xét về quê nhà, thoạt nghe thì tức cười nhưng không phải không có lý, xã hội An Nam hôm nay là một xã hội quái đản, của một chế độ quái thai, trong tay những con người đầu óc quái thú. Với cụ quái đản vì cái cách biệt giàu nghèo quá lớn giữa người dân và ông nhà nước mang tên là xã nghĩa, quái thai vì chế độ nửa đực nửa cái, như kinh tế thị trường mà lại định hướng xã hội chủ nghĩa.
Còn cái ông nhà nước xã nghĩa là những con quái thú, chuyên làm những điều mà những người bình thường không ai có đủ ác tâm để làm như chúng đã làm! Chuyện những người bán hàng rong đăng trên RFA hôm qua 09-19-2013, những người nghèo tìm về thành phố mong kiếm cái ăn cho mình, cho ngay cả người thân con cái còn bỏ lại nơi quê nhà. Bài báo nói họ rời quê hương, ‘...Họ đi có hội có thuyền, tổ chức thành từng nhóm đồng hương theo xóm, thôn, làng, xã ở quê... Họ thuê nhà trọ giá rẻ, năm, sáu người ở chung vào một phòng và chia nhau phần gánh nặng tiền thuê nhà... Họ sống cơ cực, khốn khổ và luôn nỗ lực, cố gắng để cùng nhau vượt qua mọi cơn bĩ cực của cuộc đời.’
Đọc chỉ vài giòng chữ mà ta thấy được hết cái cảnh đời lam lũ, với tất cả sự cam chịu nỗi tủi khổ của những kiếp người lầm than, trong cái thiên đường mà lũ mọi rợ đang nói câu chúng đã đến lúc ăn ngon mặc đẹp. Cái cơ cầu đâu phải phải chỉ có trong những ngày tháng chiến tranh, mà cái nghiệt ngã hiểm độc nó đến từ miệng lưỡi kẻ luôn nói đi xây dựng ấm no! Đúng thôi, chúng nói đây là nói cho chúng, dân mình dễ tin lắm nên bị chúng lừa, bị lừa từ thời già Hồ cho đến nay, rồi những thằng bợm điếm như Ếch Lú Sâu chúng tiếp tục cưỡi trên đầu trên cổ dân mà sống huy hoàng.
Những ngày tháng cơ cực của mỗ tôi lúc mới ra tù, so với những người hàng rong hôm nay thật không thấm vào đâu, lúc đó những ông nhà nước côn an cái ăn chơi của các ông chưa nhiều, nhu cầu của các ông chưa nặng. Nay thì đã khác, nỗi đe dọa sự sống còn của người bán hàng rong chính là côn an, với mưa gió ế ẩm thì chỉ thua thiệt phần nào, chứ còn ‘gặp côn an thì mọi chuyện trở nên khó mà lường được!’ Bài báo cũng đã có nêu lên chuyện một người hàng rong qua hai lần bị côn an bắt, mất trắng số vốn liếng khoảng ba bốn triệu tiền Hồ, tức hai trăm đô, đành phải tìm đường quay về quê, và trong cảnh bế tắc, đã tự kết liễu cuộc đời mình bằng chai thuốc trừ sâu.
Chuyện nghe sao mà đắng cả lòng, vậy xin quí vị đừng trách mỗ tôi sao gọi chúng là quân mọi rợ, hôm nay những người dân cũng bởi tay những ông nhà nước cướp đất mà lâm cảnh không đất canh tác, ruộng vườn của họ bị giải tỏa, với số tiền đền bù không sống qua được nửa năm, cuối cùng đành rời quê nhà rày đây mai đó kiếm sống. Đồng không nhà trống là những gì thực tế do nhà cầm quyền xã nghĩa tạo ra, những món lợi to vào tay chúng khi chiếm được đất của dân, đã khiến chúng vì tham mà đẩy người dân vào hoàn cảnh khốn khó – Dân oan tự đâu mà có, nó có phải tự là đây?
BBC cùng ngày đưa tin, có ba ông trong một phái đoàn chưa tới chục người của xứ An Nam xã nghĩa, được mời đến Nam Phi, đã gọi là ông tức nhân vật ngon, chứ không là các người bán hàng rong lề đường như đã nói ở phần trên. Họ là đại biểu Quốc hội, công an và có cả một diễn viên hài, họ đến Nam Phi để nhìn tận mắt các con tê giác bị giết để lấy sừng, ta có thể nôm na nói rằng họ đi thực tế tại chổ. Mục đích của chiến dịch này là để thay đổi quan niệm của một số người Việt cho rằng sừng tê là vật chứng tỏ đẳng cấp giàu sang, và để tìm hiểu về nạn buôn bán sừng tê trái phép, mà nguyên do chủ yếu do nhu cầu của thị trường Việt Nam.
Xin quí vị theo dõi kỹ đoạn sau, để biết người Việt mà người ta vừa nói đến xem họ là ai? Trong một thông cáo báo chí ngày 17-09-2013, ông Jo Shaw, điều phối viên phụ trách tê giác của WWF, tức Quỹ Bảo tồn Động vật Hoang dã Thế giới, ở Nam Phi cho biết những người mua sừng tê thường là đàn ông thành đạt, trí thức, ngoài 40 tuổi, sống ở thành thị và có cuộc sống đẳng cấp. Trong tản mạn chữ nghĩa Việt cộng của chú Hai Cà Khu, thì chữ đẳng cấp là bọn vi xi gọi chuyện phân thứ cho những người quyền chức, giàu có, học thức, tức là nói đến giới thượng lưu xã nghĩa hôm nay, họ cõng trên lưng đôi ba cái bằng giáo sư tiến sĩ (mua), lại là kẻ tin rằng cái sừng tê xác định được đẳng cấp cho họ(?!).
Ông Douglas Hendrie, cố vấn của một tổ chức phi chính phủ Việt Nam, thì lại cho biết rõ hơn, những người tiêu thụ sừng tê thường là quan chức chính phủ, các lãnh đạo doanh nghiệp, ông cũng cho biết là rất khó để nhận diện những người tiêu thụ này. “Đó chỉ là một phần nhỏ của xã hội nhưng lại gây ra tai hại,” ông nói “Một trong những khó khăn của chúng tôi là: làm sao tiếp cận được những người này - Chúng tôi thậm chí còn không thể xác định được họ là ai?” Ông này gà mờ thật, đã nói được như thế tức là đi gần đến đích rồi, sao không đến gõ cửa nhà Ếch Lú Sâu thì ra ngay chứ gì, không nhớ nhân viên sứ quán của chúng tại Nam Phi từng bị quay phim quả tang buôn bán sừng tê đấy thôi.
Nói đến phim ảnh, chợt nhớ đến Đại sứ quán Mỹ và Anh vừa rồi đã phối hợp tổ chức chiếu phim tư liệu “Cuộc chiến tranh săn bắt”, để nâng cao nhận thức về nhu cầu bảo vệ tê giác và voi trên thế giới ở Việt Nam, nhân Ngày Tê Giác Thế Giới 22/9. Việt Nam được coi là thị trường tiêu thụ sừng tê giác lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc, hai cơ quan này đã nhiều lần kêu gọi các người Việt Nam đừng mua sừng tê giác, vì sừng tê giác không có giá trị về mặt y học. Đúng là làm chuyện rỗi hơi, chiếu cho người dân coi để làm gì cho vô ích, người dân tư cách gì dính líu được vào mấy vụ làm ăn của các tay đại ca đỏ.
Người dân nghèo làm gì có tiền, hai ông to đầu Anh Mỹ nhảy vào cuộc mà chẳng hiểu gì sất, một ký sừng Tê giá là 1200 triệu tiền Hồ tức 60.000 đô Mỹ, vậy phải biết đối tượng nào mới có đủ sức chơi chứ, phải là thứ vừa là giàu xổi vừa là ngu. Thiên hạ đã nghe có chuyện những tên Tầu dùng mạt cưa với keo hóa chất làm giả món gạc nai trong thang thuốc quí cho đám lãnh đạo, lạng cao hổ cốt đóng dấu triện son đỏ chói nhưng thực chất chỉ là miếng a dao nấu bằng da bò, và nay sừng bò giả sừng tê bán cho những tay đại gia đang tập tành làm trọc phú, mua về biếu các ngài đỉnh cao chóp bu xứ xã nghĩa, đang háo hức muốn xác minh đẳng cấp.
Cái đám vẹm tháng Tư lôi thôi lốc thốc, bất thành nhân dạng, nay đã qua rồi thời chui rúc trong rừng trong rú, nhờ tiền của ăn cướp được đua nhau học làm sang, không ngoài một sách như Tầu chúng bằng mọi giá sống trên sinh mạng đồng loại, nói chi đến thú vật. Cái tham làm chúng bất chấp tất cả, thậm chí một khi chúng muốn cướp đất, mạng sống của người nông dân cũng coi như cỏ rác, nhưng cái nhẫn nhục cũng có cái giới hạn của nó, thế giới rồi sẽ bảo vệ được các giống thú cần bảo tồn. Còn người Việt sẽ không cứ mãi cúi đầu, đã có một Đặng Ngọc Viết bắn chết kẻ cướp đất, thì rồi sẽ có hàng trăm, hàng ngàn Đặng Ngọc Viết khác làm theo!
Việt Nhân (HNPĐ)
QUÂN MỌI RỢ - Việt Nhân
(HNPĐ) Có nhiều lúc đọc tin bên quê nhà, giận quá mà không kềm được cái bực đã phải thốt ra câu nặng lời, thấy như vậy cũng có phần quá đáng, nhưng biết sao khi đã là con người thì ai không vướng cái hỉ nộ. Còn ông cụ Fugitive nhận xét về quê nhà, thoạt nghe thì tức cười nhưng không phải không có lý, xã hội An Nam hôm nay là một xã hội quái đản, của một chế độ quái thai, trong tay những con người đầu óc quái thú. Với cụ quái đản vì cái cách biệt giàu nghèo quá lớn giữa người dân và ông nhà nước mang tên là xã nghĩa, quái thai vì chế độ nửa đực nửa cái, như kinh tế thị trường mà lại định hướng xã hội chủ nghĩa.
Còn cái ông nhà nước xã nghĩa là những con quái thú, chuyên làm những điều mà những người bình thường không ai có đủ ác tâm để làm như chúng đã làm! Chuyện những người bán hàng rong đăng trên RFA hôm qua 09-19-2013, những người nghèo tìm về thành phố mong kiếm cái ăn cho mình, cho ngay cả người thân con cái còn bỏ lại nơi quê nhà. Bài báo nói họ rời quê hương, ‘...Họ đi có hội có thuyền, tổ chức thành từng nhóm đồng hương theo xóm, thôn, làng, xã ở quê... Họ thuê nhà trọ giá rẻ, năm, sáu người ở chung vào một phòng và chia nhau phần gánh nặng tiền thuê nhà... Họ sống cơ cực, khốn khổ và luôn nỗ lực, cố gắng để cùng nhau vượt qua mọi cơn bĩ cực của cuộc đời.’
Đọc chỉ vài giòng chữ mà ta thấy được hết cái cảnh đời lam lũ, với tất cả sự cam chịu nỗi tủi khổ của những kiếp người lầm than, trong cái thiên đường mà lũ mọi rợ đang nói câu chúng đã đến lúc ăn ngon mặc đẹp. Cái cơ cầu đâu phải phải chỉ có trong những ngày tháng chiến tranh, mà cái nghiệt ngã hiểm độc nó đến từ miệng lưỡi kẻ luôn nói đi xây dựng ấm no! Đúng thôi, chúng nói đây là nói cho chúng, dân mình dễ tin lắm nên bị chúng lừa, bị lừa từ thời già Hồ cho đến nay, rồi những thằng bợm điếm như Ếch Lú Sâu chúng tiếp tục cưỡi trên đầu trên cổ dân mà sống huy hoàng.
Những ngày tháng cơ cực của mỗ tôi lúc mới ra tù, so với những người hàng rong hôm nay thật không thấm vào đâu, lúc đó những ông nhà nước côn an cái ăn chơi của các ông chưa nhiều, nhu cầu của các ông chưa nặng. Nay thì đã khác, nỗi đe dọa sự sống còn của người bán hàng rong chính là côn an, với mưa gió ế ẩm thì chỉ thua thiệt phần nào, chứ còn ‘gặp côn an thì mọi chuyện trở nên khó mà lường được!’ Bài báo cũng đã có nêu lên chuyện một người hàng rong qua hai lần bị côn an bắt, mất trắng số vốn liếng khoảng ba bốn triệu tiền Hồ, tức hai trăm đô, đành phải tìm đường quay về quê, và trong cảnh bế tắc, đã tự kết liễu cuộc đời mình bằng chai thuốc trừ sâu.
Chuyện nghe sao mà đắng cả lòng, vậy xin quí vị đừng trách mỗ tôi sao gọi chúng là quân mọi rợ, hôm nay những người dân cũng bởi tay những ông nhà nước cướp đất mà lâm cảnh không đất canh tác, ruộng vườn của họ bị giải tỏa, với số tiền đền bù không sống qua được nửa năm, cuối cùng đành rời quê nhà rày đây mai đó kiếm sống. Đồng không nhà trống là những gì thực tế do nhà cầm quyền xã nghĩa tạo ra, những món lợi to vào tay chúng khi chiếm được đất của dân, đã khiến chúng vì tham mà đẩy người dân vào hoàn cảnh khốn khó – Dân oan tự đâu mà có, nó có phải tự là đây?
BBC cùng ngày đưa tin, có ba ông trong một phái đoàn chưa tới chục người của xứ An Nam xã nghĩa, được mời đến Nam Phi, đã gọi là ông tức nhân vật ngon, chứ không là các người bán hàng rong lề đường như đã nói ở phần trên. Họ là đại biểu Quốc hội, công an và có cả một diễn viên hài, họ đến Nam Phi để nhìn tận mắt các con tê giác bị giết để lấy sừng, ta có thể nôm na nói rằng họ đi thực tế tại chổ. Mục đích của chiến dịch này là để thay đổi quan niệm của một số người Việt cho rằng sừng tê là vật chứng tỏ đẳng cấp giàu sang, và để tìm hiểu về nạn buôn bán sừng tê trái phép, mà nguyên do chủ yếu do nhu cầu của thị trường Việt Nam.
Xin quí vị theo dõi kỹ đoạn sau, để biết người Việt mà người ta vừa nói đến xem họ là ai? Trong một thông cáo báo chí ngày 17-09-2013, ông Jo Shaw, điều phối viên phụ trách tê giác của WWF, tức Quỹ Bảo tồn Động vật Hoang dã Thế giới, ở Nam Phi cho biết những người mua sừng tê thường là đàn ông thành đạt, trí thức, ngoài 40 tuổi, sống ở thành thị và có cuộc sống đẳng cấp. Trong tản mạn chữ nghĩa Việt cộng của chú Hai Cà Khu, thì chữ đẳng cấp là bọn vi xi gọi chuyện phân thứ cho những người quyền chức, giàu có, học thức, tức là nói đến giới thượng lưu xã nghĩa hôm nay, họ cõng trên lưng đôi ba cái bằng giáo sư tiến sĩ (mua), lại là kẻ tin rằng cái sừng tê xác định được đẳng cấp cho họ(?!).
Ông Douglas Hendrie, cố vấn của một tổ chức phi chính phủ Việt Nam, thì lại cho biết rõ hơn, những người tiêu thụ sừng tê thường là quan chức chính phủ, các lãnh đạo doanh nghiệp, ông cũng cho biết là rất khó để nhận diện những người tiêu thụ này. “Đó chỉ là một phần nhỏ của xã hội nhưng lại gây ra tai hại,” ông nói “Một trong những khó khăn của chúng tôi là: làm sao tiếp cận được những người này - Chúng tôi thậm chí còn không thể xác định được họ là ai?” Ông này gà mờ thật, đã nói được như thế tức là đi gần đến đích rồi, sao không đến gõ cửa nhà Ếch Lú Sâu thì ra ngay chứ gì, không nhớ nhân viên sứ quán của chúng tại Nam Phi từng bị quay phim quả tang buôn bán sừng tê đấy thôi.
Nói đến phim ảnh, chợt nhớ đến Đại sứ quán Mỹ và Anh vừa rồi đã phối hợp tổ chức chiếu phim tư liệu “Cuộc chiến tranh săn bắt”, để nâng cao nhận thức về nhu cầu bảo vệ tê giác và voi trên thế giới ở Việt Nam, nhân Ngày Tê Giác Thế Giới 22/9. Việt Nam được coi là thị trường tiêu thụ sừng tê giác lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc, hai cơ quan này đã nhiều lần kêu gọi các người Việt Nam đừng mua sừng tê giác, vì sừng tê giác không có giá trị về mặt y học. Đúng là làm chuyện rỗi hơi, chiếu cho người dân coi để làm gì cho vô ích, người dân tư cách gì dính líu được vào mấy vụ làm ăn của các tay đại ca đỏ.
Người dân nghèo làm gì có tiền, hai ông to đầu Anh Mỹ nhảy vào cuộc mà chẳng hiểu gì sất, một ký sừng Tê giá là 1200 triệu tiền Hồ tức 60.000 đô Mỹ, vậy phải biết đối tượng nào mới có đủ sức chơi chứ, phải là thứ vừa là giàu xổi vừa là ngu. Thiên hạ đã nghe có chuyện những tên Tầu dùng mạt cưa với keo hóa chất làm giả món gạc nai trong thang thuốc quí cho đám lãnh đạo, lạng cao hổ cốt đóng dấu triện son đỏ chói nhưng thực chất chỉ là miếng a dao nấu bằng da bò, và nay sừng bò giả sừng tê bán cho những tay đại gia đang tập tành làm trọc phú, mua về biếu các ngài đỉnh cao chóp bu xứ xã nghĩa, đang háo hức muốn xác minh đẳng cấp.
Cái đám vẹm tháng Tư lôi thôi lốc thốc, bất thành nhân dạng, nay đã qua rồi thời chui rúc trong rừng trong rú, nhờ tiền của ăn cướp được đua nhau học làm sang, không ngoài một sách như Tầu chúng bằng mọi giá sống trên sinh mạng đồng loại, nói chi đến thú vật. Cái tham làm chúng bất chấp tất cả, thậm chí một khi chúng muốn cướp đất, mạng sống của người nông dân cũng coi như cỏ rác, nhưng cái nhẫn nhục cũng có cái giới hạn của nó, thế giới rồi sẽ bảo vệ được các giống thú cần bảo tồn. Còn người Việt sẽ không cứ mãi cúi đầu, đã có một Đặng Ngọc Viết bắn chết kẻ cướp đất, thì rồi sẽ có hàng trăm, hàng ngàn Đặng Ngọc Viết khác làm theo!
Việt Nhân (HNPĐ)