Đoạn Đường Chiến Binh

QUI NHƠN BIỂN KHUYA *

Năm 1971. Việc tiếp thu Lực lượng Duyên phòng từ tay người Hoa Kỳ ở Cam Ranh đang chạy đều. Thủy thủ Việt Nam lần lượt đến nhận việc và thủy thủ Mỹ tiếp tục ra đi.

Tiểu Đĩnh

Năm 1971. Việc tiếp thu Lực lượng Duyên phòng từ tay người Hoa Kỳ ở Cam Ranh đang chạy đều. Thủy thủ Việt Nam lần lượt đến nhận việc và thủy thủ Mỹ tiếp tục ra đi.

Một hôm, theo chương trình ấn định trước, tôi đi Qui Nhơn thăm Hải đội 2 Duyên Phòng trong vòng ba ngày. Công việc xong xuôi thì được biết ông cựu Tư lệnh Hải Quân,  cũng đang công tác thanh tra một đơn vị bộ binh cùng địa phương đó. Anh Chỉ huy trưởng Hải đội 2 Duyên Phòng, Trung tá Nguyễn Ngọc Rắc, đề nghị hai tôi dành một buổi chiều đến thăm ông.

https://i2.wp.com/www.rjanderson.org/gallery/basephotos/images/Quinon1.jpgCăn cứ Hải quân Qui Nhơn.

Dễ dàng thôi. Điện thoại xin cái hẹn là xong ngay.
Đó là ông cựu Tư lệnh tiên khởi, gốc thủy thủ trong Hải Quân Pháp. Về sau giải ngũ rồi học thành sĩ quan Bộ Binh cấp Thiếu úy trước khi tình nguyện học khóa 1 Hải Quân tại Nha Trang vào năm 1952. Ra trường gần hai năm thì được cử giữ chức Tư lệnh Hải Quân trong vòng cũng hơn hai năm vài tháng. Tôi hồi tưởng êm đềm.

Vào giữa năm 1957, ông giữ chức Tư lệnh Hải Quân thì tôi phục vụ trên pháo hạm HQ-328. Một hôm ông giao tôi công tác chở Tổng Thống Ngô đình Diệm và tùy tùng gồm ” hai mươi mống”— tiếng  của ông— đi Rừng Sát nói là săn cá sấu (1). Tất nhiên là lần đó ông có đi theo phái đoàn. Thế nhưng, chuyến đi đó của ông không nhiều may mắn.

Khi đến điểm có tên Kinh Lò Rèn trong Rừng Sát thì tàu thả neo. Ông dẫn phái đoàn Tổng thống xuống xuồng máy rồi đi lòng vòng trong cái mê cung sình lầy cách Sài Gòn vài chục cây số. Sau đó phái đoàn về lại tàu trễ hơn giờ dự trù đến hơn hai tiếng đồng hồ! Tổng thống Diệm lộ vẽ mệt mỏi, kém vui, và cũng chẳng săn được con cá sấu nào (2). Uy tín của Tư lệnh Hải Quân đã bị sứt mẻ từ đó chăng? Tôi đoán mò như vậy.

Giang phao ham Than Tien HQ328Giang pháo hạm Thần Tiễn HQ.328

Trên thủy trình từ Rừng Sác về lại Sài Gòn buổi chiều hôm đó, Tổng thống Diệm dùng cơm trên tàu. Khi vừa ngồi vào bàn ăn thì, theo lịch sự Tây phương, ông cho mời hạm trưởng tàu đến dùng cơm với cụ. Sĩ quan tùy viên Tổng thống từ sàn chính phóng lên đài chỉ huy, chuyển lời mời của Tổng thống đến tôi. Tôi xuống phòng ăn, thì thấy cụ ngồi giữa, Tư lệnh Hải quân bên mặt, sĩ quan tùy viên bên trái. Cụ Diệm chỉ chiếc ghế còn lại dành cho tôi. Nghĩa là tôi ngồi đối diện với người uy quyền nhất nước! Điều này khiến Tư lệnh phật lòng mà không nói ra.

Trước khi bắt đầu ăn, ông Tổng thống hỏi một vài chi tiết về gia đình ba mẹ tôi từ ngày tôi còn nhỏ, 13 tuổi.
Tôi vừa trả lời cho Tổng thống xong thì ông Tư lệnh liền quay sang hỏi tôi:” Tàu anh đang ở đâu?”
Tôi nói:” Thưa Tư lệnh, cách đây mười phút, tàu đang trên sông Lòng Tào, cách Sài Gòn 35 hải lý. Nước xuôi.”

Nghe thế xong, ông phồng mũi hít mấy hơi rồi nói liền câu,” À há! Gió ở sông Lòng Tào hôm nay có mùi lạ.”
Nghe câu nói đó, người tinh ý sẽ hiểu ngầm rằng ông nghi ngờ tàu tôi đi lạc!
Lúc đó tôi đoán được lý do ông lỡ lời -mà có thể ông không biết là qua đó, ông đã nhục mạ tôi trước mặt Tổng Thống Diệm. Thật ra thì ông không mấy bình tĩnh khi làm như vậy. Đầu đuôi câu chuyện bắt đầu khi ông Tổng Thống hỏi về chuyện gia đình ba mẹ tôi mà như quên có ông đang ngồi bên cạnh. Từ cuối năm 1955 đã có tin đồn đãi rằng cấp trên muốn tìm người thay thế ông.

Là hạm trưởng mà không biết tàu mình đang ở đâu thì là một sự mất mặt không cứu vãn được. Kế đó là nếu tôi là hạm trưởng dẫn tàu đi lạc thì trách nhiệm đó phải nói là thuộc về ai?
Lần đó ông Tổng Thống làm như không nghe, không biết gì, vẫn vui vẻ nói hết chuyện này đến chuyện nọ, trong khi tôi buồn tím gan, muốn bữa cơm chấm dứt càng sớm càng tốt.

Bốn tháng sau, tôi được lệnh đưa tàu đi sửa đại kỳ nước ngoài. Tiếp mùa Thu cùng năm — mùa Thu thường có nhiều biến cố cho đất nước và con người Việt Nam — ở nơi xa xăm đó, tôi được tin ông rời chức để du học cùng trường cùng lớp với ba sĩ  quan Hải Quân cấp cao nhất cũng thua ông đến những ba bậc! Khi biết thế, tôi thật tình mong ông học xong thì về lại chức cũ.

Đối với riêng tôi, ông là một ân nhân đúng nghĩa của nó; vì ông đã dạy cho tôi biết thế nào là vinh với nhục trong quân đội, một trường đời rất đẹp nhưng cũng đầy dẫy bất công.

Nhớ khi ông nói hai tiếng Á há để tỏ ý nghi ngờ khả năng lái tàu của tôi, ông đã cho tôi thấy rõ mặt trái của mọi thứ vinh quang trên cuộc đời này. Bám vào cái vinh quang đó là phải chối bỏ cái tôi, đồng thời nhiều khi phải nhận lấy cái nhọc nhằn trong tâm tưởng. Qua ông, tôi biết thế nào là chữ Nhẫn. Đó là cái thinh lặng trước một vết đau như dao bén cắt nát trái tim mình. Đó còn là cái tri thức giúp con người biết đâu là cái khai nguyên của thù hận, của sân si cùng lòng tham tài, danh, và sắc. Cái tri thức đó cũng giúp con người thấy trước mặt trái của bước đường danh vọng mà sớm hay muộn gì, chính mình, phải nhận lãnh cho tròn cái nghiệp, nói theo nhân quả. Câu ông bà ta dạy “Càng cao danh vọng càng dài gian nan’” suy ra lúc nào cũng là đúng cả.

Ngoài ra, cũng qua đó mà tôi thấy được rằng cái phần thưởng đáng giá nhất cuộc đời này còn dành cho con người là một lương tâm trong sáng, những giấc ngủ không ác mộng, và những chuỗi ngày không hối tiếc vào lúc vãn niên, tất nhiên là nếu còn được chiến tranh tha thứ. Tôi biết ơn ông là do thế.

Nhưng, đối với một số người thì ông là một vị chỉ huy độc tài, thích ba hoa, nên cần phải bị loại trừ. Độc tài vì ông muốn tỏ ra là mình có một trái tim cứng như đá để lãnh đạo. Ông quên rằng đá cứng quá thì hay bị phủ rong rêu.
Cho nên, tôi thật tình thương mến ông Tư lệnh nầy, dù chưa bao giờ ông gặp riêng tôi để tâm sự điều gì. Ngoài tai tiếng một thời bay bướm, hai bàn tay ông tương đối, tôi nói tương đối, là còn sạch. Tôi biết ông chịu ảnh hưởng của Hải Quân Pháp, xem anh em Bộ Binh và thủy thủ trong sông không được trọng lắm. Ông thường gọi những người trước là “giẻ rách” (biffins) và người sau là “thủy binh nước ngọt” (marins d’eau douce)!

Rất lâu sau, nhân dịp được nói chuyện với một đàn anh cùng khóa Nha Trang với ông, mới biết vào thời điểm đó ông bị một thơ rơi, tố cáo ông với cụ Diệm về một chuyện rất nhạy cảm với cụ.(3)  Thế là ông phải rời chức! Còn bay bướm? Đàn ông ai chẳng thế. Có ai mang trái tim con người mà không có lần trộm liếc một đóa hoa xinh? Khác nhau là liếc nhiều hay liếc ít;  liếc qua rồi bỏ đi hay thành khùng điên mà thôi.

Thế rồi ngày qua ngày. Mãn khóa học về nước ông được trao nhiệm vụ thanh tra hay gì đó, điều làm cho ông không mấy vui. Thời đó, công tác thanh tra bị xem như thứ công việc bới lông tìm vết, gây khó chịu cho nhiều người. Nó gây nỗi khổ tâm như làm linh mục hay thầy tu mà cứ phải nghe lời xưng tội hay tâm sự u uất của người khác. Giống như nghe lời tuyên truyền, nghe tội hay u uất của người mãi thì nó thành là mình rồi mình thành là nó! Khổ hơn thế nữa là hễ thanh tra thì thường nghe lời xin chạy tội kèm theo quà cáp. Mà từ chối quà cáp là có khi tự chuốt lấy đại họa không lường. Lúc đó ông bắt đầu suy nghĩ về chính ông, và nhân tình thế thái..

Trong thời gian mười năm sau đó, anh em tôi bao phen đi lên, đi xuống rồi lại đi dọc, đi ngang trong sơ đồ tổ chức của quân chủng, còn ông thì cứ đứng yên một chỗ.

Anh bạn tôi điện thoại xin cho hai tôi đến thăm ông. Ông cho hẹn tại câu-lạc-bộ sĩ quan Qui Nhơn. Khi hai anh em tôi đến nơi thì thấy ông đang tiếp một số vài ba khách; những người này mặc quân phục màu xám đậm, thẳng nếp, huy chương trên ngực cũng khá nhiều; nhìn đó kỹ một chút thì thấy có không ít huy chương loại “ăn giỗ.” Thấy anh em tôi vào, ông vui vẻ quay sang mấy người khách, nói:

” Việc các em mời ăn thì qua cám ơn mấy em, nhưng xin để khi khác. Hôm nay qua phải khao hai đàn em nầy. Cùng quân chủng với nhau, hễ thấy mặt qua thì đòi ăn à như giặc.”

Nghe ông nói thế, những người khách bèn nhìn nhau rồi xin cáo lui. Chờ họ đi xong, ông nói:

“Moa được lệnh ra thanh tra tụi hắn mà tụi hắn đến mời moa dùng cơm tối nay. Moa ngại quá. Thời buổi nầy công tác thanh tra cũng nguy hiểm có khi còn hơn chiến đấu nữa mấy toa ơi. Thôi, để moa mời  tụi toa ăn tối vậy.”

Ông hạ câu xề:

“Làm thanh tra tuy không thấy kẻ thù trực tiếp nhưng lôi thôi là thấy xác mình ngay.”

Trong túi tôi lúc đó không đủ tiền ăn cho ba người. Nghe ông nói thế, tôi nhìn sang anh bạn. Anh ta vui quá. Lâu ngày được cựu Tư lệnh mời ăn thì đâu ai có quyền từ chối. Lúc đó ông cựu Tư lệnh đứng lên vào phòng thay đồ. Vài phút sau ông trở ra. Quần vải đa-cờ-rông (4) màu xanh da trời —màu nói xin lỗi, dành cho quí bà  —với áo mông-ta-gu màu đỏ tươi. Thủy hỏa tương khắc. Đi chơi coi chừng bị mất quần. Anh bạn tôi nhìn thấy, nói nho nhỏ: “Ăn mặc kiểu chi mà màu này chửi cha màu kia vậy, hả ông thần nước mặn?”
Ông cựu Tư lệnh, hơi ngập ngừng:

“Thôi, mình…. đi tụi toa. “

Rồi ông nói tiếp luôn:

“ Ờ, nhưng mà… đi đâu đây?”

Thì ra ông đâu có sẵn sàng thết cơm hai anh em tôi. Lương tháng cũng vậy thôi. Hết quyền rồi thì còn ai nhớ quà cáp biếu xén gì nữa!  Ba tiếng Khao Đàn Em thật ra chỉ là cái cớ để thoái thác lời mời cơm của đối tượng mà ông đã đánh giá đúng mức.

Chúng tôi mời ông đi chung xe. Tài xế lái chiếc xe Jeep do tiểu khu Qui Nhơn biệt phái cho ông thì chạy theo sau. Ông dị ứng với những gì có dính dáng với Bộ Binh, ngay cả xe của Bộ Binh cấp cho ông, ông cũng không thích dùng!

Lên xe xong, anh bạn tôi lái, ông ngồi bên cạnh, trầm ngâm, còn tôi thì ngồi băng sau. Một chiến hạm già nua còn được có giá nhờ bán sắt vụn cho lò tái sinh kim loại. Một thủy thủ “về già” bán rẻ chẳng ai mua! Khi bắt đầu là sinh viên sĩ quan, tôi đã nghe ông nói câu này rồi. Tưởng ông nói chơi nhưng mà là chuyện có thật. Và ông lúc bấy giờ ông tự cho ông là cái “về già” đó.

Khi đến phố, anh bạn thổ công của tôi cho xe đổ trước quán ăn Tứ Hải. Cả ba cùng vào. Tài xế của tiểu khu được xùy cho ít tiền ăn bát phở. Hẹn hai giờ sau đến đón. Anh Rắc còn dặn tài xế, ” Nếu có nghe tiếng nổ hay gì gì  thì  trở lại đón  ngay, nghe chưa.”

Quán ăn giờ đó trống trơn. Thấy ba chúng tôi vào, người dọn ăn nhà hàng biết ngay là….khách sộp (!), bèn lẹ làng kéo ghế mời rồi mang đến ba tờ thực đơn. Anh bạn tôi thì người to lớn, đẹp trai. Ông cựu Tư lệnh oai phong nghiêm nghị. Tôi thì cũng cố giữ bình tĩnh giấu cái nỗi lo âu vì chưa có giải pháp thực sự cho vấn nạn trước mắt: Làm sao thanh toán tiền ăn cho nhà hàng? Chẳng lẽ ăn xong thì ghi sổ cuối tháng trả, làm mất mặt bầu cua quá chừng!

Cựu Tư lệnh bấy giờ là bạn. Mà lại tha hương ngộ cố tri nữa. Ai thổ công thì người đó đãi ăn là phải quá. Nhưng khổ nỗi là hoàn cảnh lại éo le. Tưởng chỉ đến thăm ông rồi sau đó hai tôi chui vào quán vệ đường làm bậy mỗi người tô mì gói rồi về trại bên bán đảo mà ngủ. Ai ngờ lại phải vào một quán ăn sang trọng nhất ở phố cảng Qui Nhơn mà ngồi! Nhìn anh bạn, tôi thấy anh có bộ mặt giống y chang gương mặt hạm trưởng một tàu vừa bị mắc cạn.
Nhảy dù thì ……Cố gắng. Còn Hải Quân chẳng lẽ mang…Tổ Quốc Đại Dương ra mà hành sử trong vụ nầy!  Thế rồi phương pháp gọi là mưu sinh thoát hiểm được mang ra áp dụng một cách …thần sầu không chịu nổi.

Trong ánh sáng vàng ệch của mấy ngọn nê-ông bị yếu điện, ông cựu Tư lệnh đang nheo mắt nhìn vào tờ thực đơn. Anh bạn tôi dùng đầu gối anh ta cọ nhẹ vào đùi tôi mấy cái làm hiệu, rồi đưa tay chỉ vào chiếc đồng hồ hiệu Seiko tôi mang trên tay, chiếc đồng hồ tự động tôi mua ở Vọng Các tháng 12 năm 1965.

Đồng thanh thì tương ứng, tôi thò tay xuống dưới mặt bàn, tháo chiếc đồng hồ ra trao cho anh ta. Anh ta cầm lấy, cho vào túi quần rồi đứng lên xin phép ra ngoài nói là…. đi mua gói thuốc hút.

Chừng năm hay sáu phút sau thì anh ta trở vào. Cái đồng hồ hiệu Orient của anh ta -quà sinh nhật do vợ là bà giáo sư trung học ở Mỹ Tho, tặng cho mới hai tuần trước đó chớ mấy- cũng xong rồi. Nơi đeo nó trước kia nay chỉ còn một khoảng da tái nhạt. Nhìn lại cổ tay tôi thì cũng thế, trông thê thảm quá. Đàn ông thời đó ra đường mà tháo đồng hồ ra khỏi tay thì chỉ có là du đãng vừa đánh nhau, nếu không thì là vào sòng bạc rồi bị cháy túi!

Ngồi vào ghế của mình xong, anh ta đưa tay xuống dưới bàn. Tôi nhìn theo thấy anh bung ra hai ngón. Rồi thì bung ra cả năm. Cái bàn tay năm ngón đó quạt quạt đúng hai lần. Tôi hiểu không sai là hai đồng hồ mang đi cầm cố được một vạn bạc để đãi ăn cho cả ba người. Ôi chiếc đồng hồ tự động tôi mua ở Vọng Các sáu năm trước, chiếc đồng hồ được quảng cáo thuộc loại gắn ở mũi một chiếc tàu viễn dương, đi vòng trái đất mà vẫn chạy ngon lành, lúc bấy giờ đã thành cái đồng hồ “Lê Lai cứu chúa!”

Cựu Tư lệnh có tướng rất sang. Ông gọi món nào cũng có đủ phẩm và lượng, điều chứng tỏ ông rất sành ăn uống. Thức uống thì rượu chát trắng. Thứ này đi theo tôm hấp chấm nước “xốt ma-do-ne,” nuốt đến đâu trơn cổ đến đó. Sang đến món bíp-tết xa-nhăng thì trong nháy mắt ông đổi chác trắng ra chát đỏ.

Khi ăn uống xong, bồi bàn mang đến giấy tính tiền, liếc thấy giá bữa cơm tuy có cao nhưng cũng chỉ khít nút với số bạc cầm đồ mà có được. Nói thật là cũng còn đủ tiền mời ông một hộp thuốc “Caven-A,” thứ ông thích nhất.
Rồi phải chờ lần lãnh lương kế, tôi mới có tiền chuộc lại đồng hồ của mình.

Đêm đó, sau bữa cơm anh em tôi đưa ông về lại nhà vãng lai của tiểu khu. Khi đến nơi, sấp xuống xe để vào phòng ông thì ông nói muốn đến nơi anh em tôi ở. Cũng tốt thôi. Xem ông vẫn là Tư lệnh của anh em tôi thì có chết con ma nào.

Bỏ xe của tiểu khu lại, kêu tài xế sang hôm sau xuống bến tàu chờ ở đó. Xe chúng tôi chở ông cựu Tư lệnh, chạy ngược ra phố, hướng về vịnh. Nửa đường thấy kim đồng hồ xăng chỉ mức sấp cạn. Anh bạn tôi nói: “Cố lếch xuống bến tàu đổ xăng.” Tôi thấy hơi lo trong bụng. Phúc bất trùng lai. Họa vô đơn chí. Vừa cầm đồng hồ rồi xe nằm đường vì hết xăng, lính tráng biết được, thì ê mặt quá chừng.

Đến cầu tàu thì tất cả xuống xe chờ tiểu đỉnh từ căn cứ qua đón. Xe thì gửi vào trạm Hải Quân tại bến tàu, kêu nhân viên trực làm đầy xăng, chờ lệnh. Ông cựu Tư lệnh đứng nhìn lên bầu trời đầy sao. Bỗng ông nói: “Gió ở đây có mùi gì  khang khác, phải không hai toa?”

https://i2.wp.com/farm8.staticflickr.com/7044/7047032919_2a3ccbfc16_c.jpgGiang pháo hạm Thần Tiễn HQ.328

Đây đúng là một hiện tượng tâm lý cần được phân tích kỹ. Trong trí tôi bỗng hiện ra hình ảnh con tàu HQ-328 năm xưa ở khúc sông có tên Lò Rèn trong vùng Rừng Sác. Kế đó là lần đầu tiên trên đời tôi được biết rằng gió có mùi vị khác nhau. Rồi bao nhiêu nước chảy qua cầu. Mười lăm năm sau, dòng đời đã đưa tôi đến bến cảng Qui Nhơn để lại biết trong gió miền Trung có mùi gì khang khác. Câu ông nói lần nầy nghe thoảng qua như một hồi âm có chút biến dạng của câu nói trước, câu nói đã thoát ra từ miệng ông, đi trong không gian đến cực dương, nhập vào cực âm rồi vòng lại đúng nơi nó phát xuất lần đầu. Có khác chăng là lần trước ông nói lúc ông đang ở tột đỉnh vinh quang trong quân chủng. Còn lần nầy thì ông không còn gì nữa. Một thứ ám ảnh nào mà hiện hữu lâu đời đến thế?

Đến căn cứ bên bán đảo thì gặp một đàn anh trên tôi hai khóa, vào hàng “ông nội, ” nhưng với nhau thì cứ anh anh tôi tôi. Ông đi công tác miền Trung, ghé tạm trú tại căn cứ Hải Đội trong khi hai tôi còn bên phố. Anh bạn tôi cho dọn một căn phòng loại cao cấp, mời ông cựu Tư lệnh nghỉ qua đêm, để hôm sau thì mỗi người mỗi ngả.
Ông bước vào căn phòng đó với đôi vai rộng lớn. Lưng ông có vẽ mỏi mệt nên tướng đi có hơi khom khom. Ai lớn tuổi chẳng thế! Dường như ông đang vác trên vai ông một gánh nặng vô hình, một món nợ oan khiên, món nợ mà kiếp hiện tiền ông chưa trả hết. (5)

Cùng đêm đó, anh Rắc dành một phòng riêng cho hai người là đàn anh của tôi và tôi. Nghe kể lại chuyện ông cựu Tư lệnh nói về gió ở Qui Nhơn có mùi khang khác, anh hỏi:” Trước kia có lần ông ấy À há với anh ở Rừng Sát, phải không?”

Tôi trả lời: ” Đúng. Nhưng sao cậu biết?”
Anh ta nói liền: ” Chuyện đó có người nghe thấy. Nếu hôm đó mà Tông Tông Diệm không hỏi thăm sức khỏe của bà cụ anh thì ông Tư lệnh mình đã không À há với anh. Hơn ai hết, ông biết lúc đó ông đang bị mất điểm với ông cụ . Rồi trong chuyến đưa ông cụ đi thăm Rừng Sác lần đó, điểm lại bị mất thêm. Do đó mà ông ta nghĩ rằng ông cụ đã bắt đầu thật sự chán ông. Khi thấy ông cụ nói chuyện thân mật với anh là ông ta ra tay, ra tay theo bản năng tự tồn mà không vì thù oán. Rồi hôm nay nếu không gặp lại anh thì ông ta cũng không nhắc gần đúng câu đó. Anh giúp ông ta nhớ lại cái đã làm cho ông ta đau xót liên tục nhiều năm. Lần này ông ta lặp lại là để anh hiểu rằng cho đến hôm nay ông ta thật tình hối tiếc việc ông đã làm đối với anh thời trước.

Biết anh bạn già này chưa nắm hết tình tiết của nội vụ, tôi nói:
” Hai tiếng À há đó ám chỉ ông nghi ngờ tàu tôi đi lạc. Tại sao lại nghi ngờ? Tại vì ông muốn tỏ cho cụ Diệm biết ông rất quan tâm chuyện tàu đi lạc tại nơi rất dễ bị lạc. Vì có sự quan tâm đó nên ai nghi rằng ông ta đã dẫn Tông Tông đi lạc là sai, là có ác ý. Đi lạc làm sao được đối với người có đặc biệt quan tâm đến vị trí con tàu. Nhưng lần đó thì đúng là ông đã cho tôi một bài học quí giá, bài học chớ nên tự tin quá đáng, bài học thế nào là quyền lợi cá nhân rất dễ biến thành căn nguyên của thù hận.”

Anh “ông nội” tôi nói:

“Nhưng chính ông ta đã học được một bài học khác. Khi ông nói hai tiếng À há thì anh không tỏ vẻ hốt hoảng. Nghĩa là anh tin anh đúng nên không sợ ông ta. Chưởng ông đưa ra cứ như đánh vào không khí nên mệt sức quá. Kế đó là ông nghĩ rằng ông ta đã lỡ để lộ cho anh thấy cái tâm địa của ông ta lúc bấy giờ. Nay khi ông không còn gì nữa thì ông càng suy nghĩ về điều đó. Cái lạ là tuy bị thất sủng nhưng ông ta không oán hận cụ Diệm. Lúc nào ông cũng nghĩ rằng cụ Diệm xem trọng ông ta. Chỉ có tụi xỏ lá ném đá giấu tay là hại ông ta mà thôi.
Tôi hỏi:

” Sao cậu biết rõ thế?”

Anh ta đáp:

” Chứng cớ rành rành. Hồi giữa 1963 người ta tưởng ông bất mãn đối với chế độ cụ Diệm nên ‘cặp cổ’ rủ ông vào La Maison Militaire (Tiếng lóng để gọi nhóm Nhà Binh làm đảo chánh tháng 11 năm 1963) làm cú đảo chánh. Nhưng ông vào đó chỉ để tìm cách cứu mạng cho cụ Diệm. Thế nhưng khi biết máu đã đổ thì ông ta ôm mặt khóc thiệt tình. Việc đó có người biết. Khi xong cuộc, ông ta nào có được thăng thưởng gì đâu. Không bị giết là may. Ông buồn lắm từ dạo đó. Con người ta có số cả. Nhưng tôi nghĩ rằng nhờ có được chữ trung mà ông đã vượt lên trên những cái tầm thường dễ ghét trong cuộc đời này. Ngày xưa Kinh Kha qua sông Dịch vào đất Tần mưu sát bạo chúa nhưng việc bất thành mà vong mạng. Kinh Kha thời nay cũng vào hổ huyệt không phải để thích khách ai mà để tìm cách chận tay thích khách. Việc bất thành mà không bị giết là thế đó. Rồi anh sẽ thấy những tay tham gia vụ lật đổ nền đệ nhất Cộng Hòa nếu còn sống thì tuổi già của họ sẽ là một hình phạt không tên, một cái vòng Kim Cô của Tề Thiên mà họ đội trên đầu cho đến xuống mồ. Trong số họ có không ít người sẽ viết sách để phân bua, có người sẽ xuống tóc để sám hối tội ác của mình, có người sẽ phải trốn chui trốn nhủi như con thú bị trọng thương. Nhưng họ cần gì phải phân bua. Lịch sử đã viết hộ cho họ rồi. Biết như thế để mà thương cho họ.”

Anh tiếp: “Vào những năm 1955 và 1956 trong cuộc Hành Quân Đinh Tiên Hoàng (Đợt I) tại miền Tây, quân ta bắt được ông Ba Cụt ngày 13 tháng 4 năm 1956 rồi mang ra xử hối hả trong ba dợt. Đợt đầu do Tòa sơ thẩm Đại hình nhóm tại Cần Thơ xử tử hình vào ngày 11-06-1956. Đợt hai do Tòa thượng thẩm Đại hình họp bất thường nhóm tại Cần Thơ giữ y án tử hình ngày 26-06-1956, Đợt ba do Tòa án Quân sự đặc biệt nhóm tại Cần Thơ quyết án tử hình ngày 03-07-1956. Tôi tưởng Tổng Tông Diệm nhờ hiểu rõ cuộc tình duyên thơ mộng giữa ông Ba Cụt và cô vợ Út  lúc đó đang ở bên Pháp mà chấp thuận ân xá của đương sự theo đơn xin. Tôi đánh cuộc với mấy ông bạn với hai thùng bia 33. Nhưng lệnh ân xá bị bác, và tôi thua cuộc. Thua cuộc không quan trọng. Cái quan trọng là sau khi Lê tướng quân bị xử ở sân vận động Cần Thơ rạng sáng ngày 13 tháng 7 năm 1956  , miền Nam xem như bị mất hơn hai Sư đoàn bạn hữu  . Ra trận đánh nhau lỡ làm chết người thì mang lắm ân hận về sau. Huống chi giết người lúc hai tay người đó còn bị trói. “

Tôi hỏi: “Anh nghĩ vì sao ông cụ không khoang hồng cho tử tội?”

Anh bạn đáp: “Tôi nghĩ là trong ba bản năng của con người nói chung là bản năng xung động, bản năng tự ngã, và bản năng xã hội trong ông cụ thì chỉ có bản năng tự ngã là mạnh nhất. Nó tạo cho ông một cá tính đặc biệt. Đứng trong đám đông, gương mặt ông tự nhiên nổi bật như một lãnh tụ, và điều này phù hợp với việc ông sinh ra và lớn lên tại vùng đất mà con người thường có ý muốn làm lãnh tụ. Thêm vào đó, đức tin tôn giáo và lòng chuyên trì giữ đạo của ông khiến ông mang tinh thần cực đoan, không khoang nhượng với đối thủ, cả với đồng minh vĩ đại là người Mỹ. Tín đồ trong đạo của ông tin cứu cánh của con người là thiên đàng ở đời sau, và chỉ có Thượng đế mới cho họ lên thiên đàng. Do đó họ cho thờ phụng thượng đế là chính, con người là thứ yếu. Là con người, bản năng bất lợi nhất của ông là bản năng xung động. Nó đã cho ông mặc cảm cảm làm điều sai quấy khi ông nhận chiếu chỉ của vua Bảo Đại về làm Thủ Tướng mà rồi bằng cách nào đó, ông đã chấp nhận hoàn cảnh đưa ông làm Tổng Thống. Trong thâm tâm mình, ông cho đó là hành động phản bội mà ông rất ghét. Khi gặp ai mang tội phản bội hay làm loạn thì ông phạt người đó —thay vì phạt mình— bằng một hình phạt rất nặng. Đó là ông tự phạt mình qua kẻ khác (6) . Còn bản năng xã hội của ông thì yếu nhất. Không biết ông sinh vào ngày tháng nào mà ông thích cô đơn, không cảm thấy thoải mái khi đứng trước đám đông. Chí đến cái cười của ông cũng không mấy…chính trị cho lắm. Ngoài ra ông còn hay nóng giận, để ý những chuyện nhỏ mà quên chuyện lớn. Tính này dễ bị người khác lấn áp rồi cảm thấy bất lực, không làm được gì nếu không có anh em ruột thịt ở gần bên. “

Tôi hỏi: ” Anh nói chuyện lớn là sao, chuyện nhỏ là sao?”

Anh ta trả lời: ” Chuyện nhỏ là những tiểu tiết liên quan đến áo quần, lối phục sức, tướng đi tướng đứng. Chuyện lớn là việc nước. Một cột trụ nâng đỡ chính thể Đệ Nhất Cộng Hòa của ông là ông Nhu. Mà ông này tài có thể hơn người về nhiều phương diện, nhưng xét những gì đã xảy ra thì thấy ông ít quan tâm đến việc tề gia, nên khó thể trị quốc và bình được thiên hạ. “

Ngưng một chút, anh ta tiếp: ” Chính trị và đạo đức là hai thực thể khác nhau như dầu với nước. Chúng không hòa lẫn vào nhau được, nhưng có thể kết hợp với nhau như dầu làm cho máy chạy còn nước thì giúp làm cho máy nguội để chạy được bền, đẩy cổ máy quốc gia tiến lên để mong vượt thiên hạ. Nhà lãnh đạo đạo đức chỉ cần trí thông minh, ăn nói lưu loát, có học vị cao, hiền lành, được lòng mọi người. Nhà lãnh đạo chính trị phải gan lì, bản lĩnh, thủ đoạn, biết kết hợp tài năng, không công khai nhận lỗi, sắt máu và tàn bạo nếu cần. Tình hình Việt Nam thời đó mà nếu gặp tay Tào Tháo thì mọi sự sẽ khác nhiều. Ông cụ quên rằng một nền chính trị dù độc tài, dù quân chủ hay đảng trị hay gì gì chăng nữa thì cũng thường dùng những thủ đoạn không chính đáng, trong đó có nhồi sọ, có tuyên truyền, có bạo lực trấn áp, và có cả lợi dụng tín ngưỡng. Từ ngàn xưa tôn giáo đã là nguyên nhân của bao nhiêu cuộc đổ máu, hàng trăm năm thập tự chinh là một thí dụ. Tông tông cũng quên rằng vua James II nước Anh hồi cuối thế kỷ 17 cũng đã dùng toàn người Công Giáo trong hệ thống cai trị quốc gia. Việc nầy dẫn đến biến cố nhà vua bị lật đổ cho con rể lên thay. Dù nói chi thì nói, bản chất của ông cụ và hoàn cảnh thời đó bắt buộc ông phải tin dùng một số tín đồ Công Giáo, vừa thiệt vừa giả, trong chính phủ của ông. Mà tiếc thay, những Thảo, những Trọng, những Nhạ thì toàn là những tên đội lốt công giáo khéo đến nỗi nhiều vị linh mục ơn Chúa đầy người mà cũng bị lầm. Những người làm hại chính thể của ông cụ ngoài kẻ thù của miền Nam còn phải kể không ít tín đồ trong tôn giáo của ông.  Ông có quá nhiều nội thù.

Tôi hỏi: ” Cậu nói có tín đồ giả nữa sao? “

Anh nói: ” Khối. Đó là những điệp viên nhị trùng loại cao cấp nhất mà đối phương đã gài vào chính quyền của miền Nam. Đa số những kẻ đó là do các tu sĩ công giáo tiến cử cho ông. Ngoài ra, việc dùng người đồng đạo khiến cho những ai có đọc sử phải giựt mình. Tín đồ các tôn giáo và đạo giáo khác sẽ vừa phật lòng vừa lo sợ. Khi cần thì sự phật lòng đó sẽ thành thù hận và sự lo sợ thành ý chí tiến công. Nếu có người giựt dây với quyền lợi béo bở là ông bị đại họa ngay. Ông quên rằng một nhà lãnh đạo đất nước thường như một diễn viên trên sân khấu. Thỉnh thoảng diễn viên phải tạm rời sân khấu, đóng vai khán thính giả để đánh giá tài nghệ mình một cách trung thực, điều mà dường như ông chưa làm, nên ông thường dễ bị người chung quanh che mắt. Ngoài ra ông là nhà nho học mà quên  hai chữ “dũng thoái,” tức là tạm thời lùi bước để ổn định tình hình. Ôi, nhân sự đa thác ngộ.”
Nói thế xong anh ta mỉm cười. Tôi cũng cười theo rồi thấy mình đang chìm vào giấc ngủ.

Bên ngoài sóng biển Qui Nhơn vỗ vào ghềnh đá thành những tiếng rì rào. Những tiếng đó vang lên đều đều như những lời cầu kinh từ xa vọng lại tưởng như không bao giờ dứt.

Tiểu Đĩnh

———
(1) Xem Chương 31, Săn Cá Sấu, Tập I.
(2) Về sau nghe ông Võ Văn Hải nói chủ đích chuyến đi của tổng thống Diệm lần  đó là thăm mấy đồn Nghĩa Quân tại khu rừng Sát. Do đó, có thể nói ông Diệm bắt đầu quan tâm đến lực lượng Nghĩa Quân là lực lượng giữ đất hữu hiệu hơn Bộ Binh đóng đồn. Ông nghĩ đúng, nhưng còn tùy thuộc vào viện trợ của Hoa Kỳ.
(3) Xem Chương 31, Săn Cá Sấu, Tập I.
(4) Vải Dacron, rất thịnh hành thời thập niên 60 tại Việt Nam .
(5) Xem chương 59, Luồng Gió Đảo Chinh 63, Tập II.
(6) Se punir dans les autres.

http://www.bienkhoi.com/so-48/qui-nhon-bien-khuya.htm

Sinh Tồn chuyển


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

QUI NHƠN BIỂN KHUYA *

Năm 1971. Việc tiếp thu Lực lượng Duyên phòng từ tay người Hoa Kỳ ở Cam Ranh đang chạy đều. Thủy thủ Việt Nam lần lượt đến nhận việc và thủy thủ Mỹ tiếp tục ra đi.

Tiểu Đĩnh

Năm 1971. Việc tiếp thu Lực lượng Duyên phòng từ tay người Hoa Kỳ ở Cam Ranh đang chạy đều. Thủy thủ Việt Nam lần lượt đến nhận việc và thủy thủ Mỹ tiếp tục ra đi.

Một hôm, theo chương trình ấn định trước, tôi đi Qui Nhơn thăm Hải đội 2 Duyên Phòng trong vòng ba ngày. Công việc xong xuôi thì được biết ông cựu Tư lệnh Hải Quân,  cũng đang công tác thanh tra một đơn vị bộ binh cùng địa phương đó. Anh Chỉ huy trưởng Hải đội 2 Duyên Phòng, Trung tá Nguyễn Ngọc Rắc, đề nghị hai tôi dành một buổi chiều đến thăm ông.

https://i2.wp.com/www.rjanderson.org/gallery/basephotos/images/Quinon1.jpgCăn cứ Hải quân Qui Nhơn.

Dễ dàng thôi. Điện thoại xin cái hẹn là xong ngay.
Đó là ông cựu Tư lệnh tiên khởi, gốc thủy thủ trong Hải Quân Pháp. Về sau giải ngũ rồi học thành sĩ quan Bộ Binh cấp Thiếu úy trước khi tình nguyện học khóa 1 Hải Quân tại Nha Trang vào năm 1952. Ra trường gần hai năm thì được cử giữ chức Tư lệnh Hải Quân trong vòng cũng hơn hai năm vài tháng. Tôi hồi tưởng êm đềm.

Vào giữa năm 1957, ông giữ chức Tư lệnh Hải Quân thì tôi phục vụ trên pháo hạm HQ-328. Một hôm ông giao tôi công tác chở Tổng Thống Ngô đình Diệm và tùy tùng gồm ” hai mươi mống”— tiếng  của ông— đi Rừng Sát nói là săn cá sấu (1). Tất nhiên là lần đó ông có đi theo phái đoàn. Thế nhưng, chuyến đi đó của ông không nhiều may mắn.

Khi đến điểm có tên Kinh Lò Rèn trong Rừng Sát thì tàu thả neo. Ông dẫn phái đoàn Tổng thống xuống xuồng máy rồi đi lòng vòng trong cái mê cung sình lầy cách Sài Gòn vài chục cây số. Sau đó phái đoàn về lại tàu trễ hơn giờ dự trù đến hơn hai tiếng đồng hồ! Tổng thống Diệm lộ vẽ mệt mỏi, kém vui, và cũng chẳng săn được con cá sấu nào (2). Uy tín của Tư lệnh Hải Quân đã bị sứt mẻ từ đó chăng? Tôi đoán mò như vậy.

Giang phao ham Than Tien HQ328Giang pháo hạm Thần Tiễn HQ.328

Trên thủy trình từ Rừng Sác về lại Sài Gòn buổi chiều hôm đó, Tổng thống Diệm dùng cơm trên tàu. Khi vừa ngồi vào bàn ăn thì, theo lịch sự Tây phương, ông cho mời hạm trưởng tàu đến dùng cơm với cụ. Sĩ quan tùy viên Tổng thống từ sàn chính phóng lên đài chỉ huy, chuyển lời mời của Tổng thống đến tôi. Tôi xuống phòng ăn, thì thấy cụ ngồi giữa, Tư lệnh Hải quân bên mặt, sĩ quan tùy viên bên trái. Cụ Diệm chỉ chiếc ghế còn lại dành cho tôi. Nghĩa là tôi ngồi đối diện với người uy quyền nhất nước! Điều này khiến Tư lệnh phật lòng mà không nói ra.

Trước khi bắt đầu ăn, ông Tổng thống hỏi một vài chi tiết về gia đình ba mẹ tôi từ ngày tôi còn nhỏ, 13 tuổi.
Tôi vừa trả lời cho Tổng thống xong thì ông Tư lệnh liền quay sang hỏi tôi:” Tàu anh đang ở đâu?”
Tôi nói:” Thưa Tư lệnh, cách đây mười phút, tàu đang trên sông Lòng Tào, cách Sài Gòn 35 hải lý. Nước xuôi.”

Nghe thế xong, ông phồng mũi hít mấy hơi rồi nói liền câu,” À há! Gió ở sông Lòng Tào hôm nay có mùi lạ.”
Nghe câu nói đó, người tinh ý sẽ hiểu ngầm rằng ông nghi ngờ tàu tôi đi lạc!
Lúc đó tôi đoán được lý do ông lỡ lời -mà có thể ông không biết là qua đó, ông đã nhục mạ tôi trước mặt Tổng Thống Diệm. Thật ra thì ông không mấy bình tĩnh khi làm như vậy. Đầu đuôi câu chuyện bắt đầu khi ông Tổng Thống hỏi về chuyện gia đình ba mẹ tôi mà như quên có ông đang ngồi bên cạnh. Từ cuối năm 1955 đã có tin đồn đãi rằng cấp trên muốn tìm người thay thế ông.

Là hạm trưởng mà không biết tàu mình đang ở đâu thì là một sự mất mặt không cứu vãn được. Kế đó là nếu tôi là hạm trưởng dẫn tàu đi lạc thì trách nhiệm đó phải nói là thuộc về ai?
Lần đó ông Tổng Thống làm như không nghe, không biết gì, vẫn vui vẻ nói hết chuyện này đến chuyện nọ, trong khi tôi buồn tím gan, muốn bữa cơm chấm dứt càng sớm càng tốt.

Bốn tháng sau, tôi được lệnh đưa tàu đi sửa đại kỳ nước ngoài. Tiếp mùa Thu cùng năm — mùa Thu thường có nhiều biến cố cho đất nước và con người Việt Nam — ở nơi xa xăm đó, tôi được tin ông rời chức để du học cùng trường cùng lớp với ba sĩ  quan Hải Quân cấp cao nhất cũng thua ông đến những ba bậc! Khi biết thế, tôi thật tình mong ông học xong thì về lại chức cũ.

Đối với riêng tôi, ông là một ân nhân đúng nghĩa của nó; vì ông đã dạy cho tôi biết thế nào là vinh với nhục trong quân đội, một trường đời rất đẹp nhưng cũng đầy dẫy bất công.

Nhớ khi ông nói hai tiếng Á há để tỏ ý nghi ngờ khả năng lái tàu của tôi, ông đã cho tôi thấy rõ mặt trái của mọi thứ vinh quang trên cuộc đời này. Bám vào cái vinh quang đó là phải chối bỏ cái tôi, đồng thời nhiều khi phải nhận lấy cái nhọc nhằn trong tâm tưởng. Qua ông, tôi biết thế nào là chữ Nhẫn. Đó là cái thinh lặng trước một vết đau như dao bén cắt nát trái tim mình. Đó còn là cái tri thức giúp con người biết đâu là cái khai nguyên của thù hận, của sân si cùng lòng tham tài, danh, và sắc. Cái tri thức đó cũng giúp con người thấy trước mặt trái của bước đường danh vọng mà sớm hay muộn gì, chính mình, phải nhận lãnh cho tròn cái nghiệp, nói theo nhân quả. Câu ông bà ta dạy “Càng cao danh vọng càng dài gian nan’” suy ra lúc nào cũng là đúng cả.

Ngoài ra, cũng qua đó mà tôi thấy được rằng cái phần thưởng đáng giá nhất cuộc đời này còn dành cho con người là một lương tâm trong sáng, những giấc ngủ không ác mộng, và những chuỗi ngày không hối tiếc vào lúc vãn niên, tất nhiên là nếu còn được chiến tranh tha thứ. Tôi biết ơn ông là do thế.

Nhưng, đối với một số người thì ông là một vị chỉ huy độc tài, thích ba hoa, nên cần phải bị loại trừ. Độc tài vì ông muốn tỏ ra là mình có một trái tim cứng như đá để lãnh đạo. Ông quên rằng đá cứng quá thì hay bị phủ rong rêu.
Cho nên, tôi thật tình thương mến ông Tư lệnh nầy, dù chưa bao giờ ông gặp riêng tôi để tâm sự điều gì. Ngoài tai tiếng một thời bay bướm, hai bàn tay ông tương đối, tôi nói tương đối, là còn sạch. Tôi biết ông chịu ảnh hưởng của Hải Quân Pháp, xem anh em Bộ Binh và thủy thủ trong sông không được trọng lắm. Ông thường gọi những người trước là “giẻ rách” (biffins) và người sau là “thủy binh nước ngọt” (marins d’eau douce)!

Rất lâu sau, nhân dịp được nói chuyện với một đàn anh cùng khóa Nha Trang với ông, mới biết vào thời điểm đó ông bị một thơ rơi, tố cáo ông với cụ Diệm về một chuyện rất nhạy cảm với cụ.(3)  Thế là ông phải rời chức! Còn bay bướm? Đàn ông ai chẳng thế. Có ai mang trái tim con người mà không có lần trộm liếc một đóa hoa xinh? Khác nhau là liếc nhiều hay liếc ít;  liếc qua rồi bỏ đi hay thành khùng điên mà thôi.

Thế rồi ngày qua ngày. Mãn khóa học về nước ông được trao nhiệm vụ thanh tra hay gì đó, điều làm cho ông không mấy vui. Thời đó, công tác thanh tra bị xem như thứ công việc bới lông tìm vết, gây khó chịu cho nhiều người. Nó gây nỗi khổ tâm như làm linh mục hay thầy tu mà cứ phải nghe lời xưng tội hay tâm sự u uất của người khác. Giống như nghe lời tuyên truyền, nghe tội hay u uất của người mãi thì nó thành là mình rồi mình thành là nó! Khổ hơn thế nữa là hễ thanh tra thì thường nghe lời xin chạy tội kèm theo quà cáp. Mà từ chối quà cáp là có khi tự chuốt lấy đại họa không lường. Lúc đó ông bắt đầu suy nghĩ về chính ông, và nhân tình thế thái..

Trong thời gian mười năm sau đó, anh em tôi bao phen đi lên, đi xuống rồi lại đi dọc, đi ngang trong sơ đồ tổ chức của quân chủng, còn ông thì cứ đứng yên một chỗ.

Anh bạn tôi điện thoại xin cho hai tôi đến thăm ông. Ông cho hẹn tại câu-lạc-bộ sĩ quan Qui Nhơn. Khi hai anh em tôi đến nơi thì thấy ông đang tiếp một số vài ba khách; những người này mặc quân phục màu xám đậm, thẳng nếp, huy chương trên ngực cũng khá nhiều; nhìn đó kỹ một chút thì thấy có không ít huy chương loại “ăn giỗ.” Thấy anh em tôi vào, ông vui vẻ quay sang mấy người khách, nói:

” Việc các em mời ăn thì qua cám ơn mấy em, nhưng xin để khi khác. Hôm nay qua phải khao hai đàn em nầy. Cùng quân chủng với nhau, hễ thấy mặt qua thì đòi ăn à như giặc.”

Nghe ông nói thế, những người khách bèn nhìn nhau rồi xin cáo lui. Chờ họ đi xong, ông nói:

“Moa được lệnh ra thanh tra tụi hắn mà tụi hắn đến mời moa dùng cơm tối nay. Moa ngại quá. Thời buổi nầy công tác thanh tra cũng nguy hiểm có khi còn hơn chiến đấu nữa mấy toa ơi. Thôi, để moa mời  tụi toa ăn tối vậy.”

Ông hạ câu xề:

“Làm thanh tra tuy không thấy kẻ thù trực tiếp nhưng lôi thôi là thấy xác mình ngay.”

Trong túi tôi lúc đó không đủ tiền ăn cho ba người. Nghe ông nói thế, tôi nhìn sang anh bạn. Anh ta vui quá. Lâu ngày được cựu Tư lệnh mời ăn thì đâu ai có quyền từ chối. Lúc đó ông cựu Tư lệnh đứng lên vào phòng thay đồ. Vài phút sau ông trở ra. Quần vải đa-cờ-rông (4) màu xanh da trời —màu nói xin lỗi, dành cho quí bà  —với áo mông-ta-gu màu đỏ tươi. Thủy hỏa tương khắc. Đi chơi coi chừng bị mất quần. Anh bạn tôi nhìn thấy, nói nho nhỏ: “Ăn mặc kiểu chi mà màu này chửi cha màu kia vậy, hả ông thần nước mặn?”
Ông cựu Tư lệnh, hơi ngập ngừng:

“Thôi, mình…. đi tụi toa. “

Rồi ông nói tiếp luôn:

“ Ờ, nhưng mà… đi đâu đây?”

Thì ra ông đâu có sẵn sàng thết cơm hai anh em tôi. Lương tháng cũng vậy thôi. Hết quyền rồi thì còn ai nhớ quà cáp biếu xén gì nữa!  Ba tiếng Khao Đàn Em thật ra chỉ là cái cớ để thoái thác lời mời cơm của đối tượng mà ông đã đánh giá đúng mức.

Chúng tôi mời ông đi chung xe. Tài xế lái chiếc xe Jeep do tiểu khu Qui Nhơn biệt phái cho ông thì chạy theo sau. Ông dị ứng với những gì có dính dáng với Bộ Binh, ngay cả xe của Bộ Binh cấp cho ông, ông cũng không thích dùng!

Lên xe xong, anh bạn tôi lái, ông ngồi bên cạnh, trầm ngâm, còn tôi thì ngồi băng sau. Một chiến hạm già nua còn được có giá nhờ bán sắt vụn cho lò tái sinh kim loại. Một thủy thủ “về già” bán rẻ chẳng ai mua! Khi bắt đầu là sinh viên sĩ quan, tôi đã nghe ông nói câu này rồi. Tưởng ông nói chơi nhưng mà là chuyện có thật. Và ông lúc bấy giờ ông tự cho ông là cái “về già” đó.

Khi đến phố, anh bạn thổ công của tôi cho xe đổ trước quán ăn Tứ Hải. Cả ba cùng vào. Tài xế của tiểu khu được xùy cho ít tiền ăn bát phở. Hẹn hai giờ sau đến đón. Anh Rắc còn dặn tài xế, ” Nếu có nghe tiếng nổ hay gì gì  thì  trở lại đón  ngay, nghe chưa.”

Quán ăn giờ đó trống trơn. Thấy ba chúng tôi vào, người dọn ăn nhà hàng biết ngay là….khách sộp (!), bèn lẹ làng kéo ghế mời rồi mang đến ba tờ thực đơn. Anh bạn tôi thì người to lớn, đẹp trai. Ông cựu Tư lệnh oai phong nghiêm nghị. Tôi thì cũng cố giữ bình tĩnh giấu cái nỗi lo âu vì chưa có giải pháp thực sự cho vấn nạn trước mắt: Làm sao thanh toán tiền ăn cho nhà hàng? Chẳng lẽ ăn xong thì ghi sổ cuối tháng trả, làm mất mặt bầu cua quá chừng!

Cựu Tư lệnh bấy giờ là bạn. Mà lại tha hương ngộ cố tri nữa. Ai thổ công thì người đó đãi ăn là phải quá. Nhưng khổ nỗi là hoàn cảnh lại éo le. Tưởng chỉ đến thăm ông rồi sau đó hai tôi chui vào quán vệ đường làm bậy mỗi người tô mì gói rồi về trại bên bán đảo mà ngủ. Ai ngờ lại phải vào một quán ăn sang trọng nhất ở phố cảng Qui Nhơn mà ngồi! Nhìn anh bạn, tôi thấy anh có bộ mặt giống y chang gương mặt hạm trưởng một tàu vừa bị mắc cạn.
Nhảy dù thì ……Cố gắng. Còn Hải Quân chẳng lẽ mang…Tổ Quốc Đại Dương ra mà hành sử trong vụ nầy!  Thế rồi phương pháp gọi là mưu sinh thoát hiểm được mang ra áp dụng một cách …thần sầu không chịu nổi.

Trong ánh sáng vàng ệch của mấy ngọn nê-ông bị yếu điện, ông cựu Tư lệnh đang nheo mắt nhìn vào tờ thực đơn. Anh bạn tôi dùng đầu gối anh ta cọ nhẹ vào đùi tôi mấy cái làm hiệu, rồi đưa tay chỉ vào chiếc đồng hồ hiệu Seiko tôi mang trên tay, chiếc đồng hồ tự động tôi mua ở Vọng Các tháng 12 năm 1965.

Đồng thanh thì tương ứng, tôi thò tay xuống dưới mặt bàn, tháo chiếc đồng hồ ra trao cho anh ta. Anh ta cầm lấy, cho vào túi quần rồi đứng lên xin phép ra ngoài nói là…. đi mua gói thuốc hút.

Chừng năm hay sáu phút sau thì anh ta trở vào. Cái đồng hồ hiệu Orient của anh ta -quà sinh nhật do vợ là bà giáo sư trung học ở Mỹ Tho, tặng cho mới hai tuần trước đó chớ mấy- cũng xong rồi. Nơi đeo nó trước kia nay chỉ còn một khoảng da tái nhạt. Nhìn lại cổ tay tôi thì cũng thế, trông thê thảm quá. Đàn ông thời đó ra đường mà tháo đồng hồ ra khỏi tay thì chỉ có là du đãng vừa đánh nhau, nếu không thì là vào sòng bạc rồi bị cháy túi!

Ngồi vào ghế của mình xong, anh ta đưa tay xuống dưới bàn. Tôi nhìn theo thấy anh bung ra hai ngón. Rồi thì bung ra cả năm. Cái bàn tay năm ngón đó quạt quạt đúng hai lần. Tôi hiểu không sai là hai đồng hồ mang đi cầm cố được một vạn bạc để đãi ăn cho cả ba người. Ôi chiếc đồng hồ tự động tôi mua ở Vọng Các sáu năm trước, chiếc đồng hồ được quảng cáo thuộc loại gắn ở mũi một chiếc tàu viễn dương, đi vòng trái đất mà vẫn chạy ngon lành, lúc bấy giờ đã thành cái đồng hồ “Lê Lai cứu chúa!”

Cựu Tư lệnh có tướng rất sang. Ông gọi món nào cũng có đủ phẩm và lượng, điều chứng tỏ ông rất sành ăn uống. Thức uống thì rượu chát trắng. Thứ này đi theo tôm hấp chấm nước “xốt ma-do-ne,” nuốt đến đâu trơn cổ đến đó. Sang đến món bíp-tết xa-nhăng thì trong nháy mắt ông đổi chác trắng ra chát đỏ.

Khi ăn uống xong, bồi bàn mang đến giấy tính tiền, liếc thấy giá bữa cơm tuy có cao nhưng cũng chỉ khít nút với số bạc cầm đồ mà có được. Nói thật là cũng còn đủ tiền mời ông một hộp thuốc “Caven-A,” thứ ông thích nhất.
Rồi phải chờ lần lãnh lương kế, tôi mới có tiền chuộc lại đồng hồ của mình.

Đêm đó, sau bữa cơm anh em tôi đưa ông về lại nhà vãng lai của tiểu khu. Khi đến nơi, sấp xuống xe để vào phòng ông thì ông nói muốn đến nơi anh em tôi ở. Cũng tốt thôi. Xem ông vẫn là Tư lệnh của anh em tôi thì có chết con ma nào.

Bỏ xe của tiểu khu lại, kêu tài xế sang hôm sau xuống bến tàu chờ ở đó. Xe chúng tôi chở ông cựu Tư lệnh, chạy ngược ra phố, hướng về vịnh. Nửa đường thấy kim đồng hồ xăng chỉ mức sấp cạn. Anh bạn tôi nói: “Cố lếch xuống bến tàu đổ xăng.” Tôi thấy hơi lo trong bụng. Phúc bất trùng lai. Họa vô đơn chí. Vừa cầm đồng hồ rồi xe nằm đường vì hết xăng, lính tráng biết được, thì ê mặt quá chừng.

Đến cầu tàu thì tất cả xuống xe chờ tiểu đỉnh từ căn cứ qua đón. Xe thì gửi vào trạm Hải Quân tại bến tàu, kêu nhân viên trực làm đầy xăng, chờ lệnh. Ông cựu Tư lệnh đứng nhìn lên bầu trời đầy sao. Bỗng ông nói: “Gió ở đây có mùi gì  khang khác, phải không hai toa?”

https://i2.wp.com/farm8.staticflickr.com/7044/7047032919_2a3ccbfc16_c.jpgGiang pháo hạm Thần Tiễn HQ.328

Đây đúng là một hiện tượng tâm lý cần được phân tích kỹ. Trong trí tôi bỗng hiện ra hình ảnh con tàu HQ-328 năm xưa ở khúc sông có tên Lò Rèn trong vùng Rừng Sác. Kế đó là lần đầu tiên trên đời tôi được biết rằng gió có mùi vị khác nhau. Rồi bao nhiêu nước chảy qua cầu. Mười lăm năm sau, dòng đời đã đưa tôi đến bến cảng Qui Nhơn để lại biết trong gió miền Trung có mùi gì khang khác. Câu ông nói lần nầy nghe thoảng qua như một hồi âm có chút biến dạng của câu nói trước, câu nói đã thoát ra từ miệng ông, đi trong không gian đến cực dương, nhập vào cực âm rồi vòng lại đúng nơi nó phát xuất lần đầu. Có khác chăng là lần trước ông nói lúc ông đang ở tột đỉnh vinh quang trong quân chủng. Còn lần nầy thì ông không còn gì nữa. Một thứ ám ảnh nào mà hiện hữu lâu đời đến thế?

Đến căn cứ bên bán đảo thì gặp một đàn anh trên tôi hai khóa, vào hàng “ông nội, ” nhưng với nhau thì cứ anh anh tôi tôi. Ông đi công tác miền Trung, ghé tạm trú tại căn cứ Hải Đội trong khi hai tôi còn bên phố. Anh bạn tôi cho dọn một căn phòng loại cao cấp, mời ông cựu Tư lệnh nghỉ qua đêm, để hôm sau thì mỗi người mỗi ngả.
Ông bước vào căn phòng đó với đôi vai rộng lớn. Lưng ông có vẽ mỏi mệt nên tướng đi có hơi khom khom. Ai lớn tuổi chẳng thế! Dường như ông đang vác trên vai ông một gánh nặng vô hình, một món nợ oan khiên, món nợ mà kiếp hiện tiền ông chưa trả hết. (5)

Cùng đêm đó, anh Rắc dành một phòng riêng cho hai người là đàn anh của tôi và tôi. Nghe kể lại chuyện ông cựu Tư lệnh nói về gió ở Qui Nhơn có mùi khang khác, anh hỏi:” Trước kia có lần ông ấy À há với anh ở Rừng Sát, phải không?”

Tôi trả lời: ” Đúng. Nhưng sao cậu biết?”
Anh ta nói liền: ” Chuyện đó có người nghe thấy. Nếu hôm đó mà Tông Tông Diệm không hỏi thăm sức khỏe của bà cụ anh thì ông Tư lệnh mình đã không À há với anh. Hơn ai hết, ông biết lúc đó ông đang bị mất điểm với ông cụ . Rồi trong chuyến đưa ông cụ đi thăm Rừng Sác lần đó, điểm lại bị mất thêm. Do đó mà ông ta nghĩ rằng ông cụ đã bắt đầu thật sự chán ông. Khi thấy ông cụ nói chuyện thân mật với anh là ông ta ra tay, ra tay theo bản năng tự tồn mà không vì thù oán. Rồi hôm nay nếu không gặp lại anh thì ông ta cũng không nhắc gần đúng câu đó. Anh giúp ông ta nhớ lại cái đã làm cho ông ta đau xót liên tục nhiều năm. Lần này ông ta lặp lại là để anh hiểu rằng cho đến hôm nay ông ta thật tình hối tiếc việc ông đã làm đối với anh thời trước.

Biết anh bạn già này chưa nắm hết tình tiết của nội vụ, tôi nói:
” Hai tiếng À há đó ám chỉ ông nghi ngờ tàu tôi đi lạc. Tại sao lại nghi ngờ? Tại vì ông muốn tỏ cho cụ Diệm biết ông rất quan tâm chuyện tàu đi lạc tại nơi rất dễ bị lạc. Vì có sự quan tâm đó nên ai nghi rằng ông ta đã dẫn Tông Tông đi lạc là sai, là có ác ý. Đi lạc làm sao được đối với người có đặc biệt quan tâm đến vị trí con tàu. Nhưng lần đó thì đúng là ông đã cho tôi một bài học quí giá, bài học chớ nên tự tin quá đáng, bài học thế nào là quyền lợi cá nhân rất dễ biến thành căn nguyên của thù hận.”

Anh “ông nội” tôi nói:

“Nhưng chính ông ta đã học được một bài học khác. Khi ông nói hai tiếng À há thì anh không tỏ vẻ hốt hoảng. Nghĩa là anh tin anh đúng nên không sợ ông ta. Chưởng ông đưa ra cứ như đánh vào không khí nên mệt sức quá. Kế đó là ông nghĩ rằng ông ta đã lỡ để lộ cho anh thấy cái tâm địa của ông ta lúc bấy giờ. Nay khi ông không còn gì nữa thì ông càng suy nghĩ về điều đó. Cái lạ là tuy bị thất sủng nhưng ông ta không oán hận cụ Diệm. Lúc nào ông cũng nghĩ rằng cụ Diệm xem trọng ông ta. Chỉ có tụi xỏ lá ném đá giấu tay là hại ông ta mà thôi.
Tôi hỏi:

” Sao cậu biết rõ thế?”

Anh ta đáp:

” Chứng cớ rành rành. Hồi giữa 1963 người ta tưởng ông bất mãn đối với chế độ cụ Diệm nên ‘cặp cổ’ rủ ông vào La Maison Militaire (Tiếng lóng để gọi nhóm Nhà Binh làm đảo chánh tháng 11 năm 1963) làm cú đảo chánh. Nhưng ông vào đó chỉ để tìm cách cứu mạng cho cụ Diệm. Thế nhưng khi biết máu đã đổ thì ông ta ôm mặt khóc thiệt tình. Việc đó có người biết. Khi xong cuộc, ông ta nào có được thăng thưởng gì đâu. Không bị giết là may. Ông buồn lắm từ dạo đó. Con người ta có số cả. Nhưng tôi nghĩ rằng nhờ có được chữ trung mà ông đã vượt lên trên những cái tầm thường dễ ghét trong cuộc đời này. Ngày xưa Kinh Kha qua sông Dịch vào đất Tần mưu sát bạo chúa nhưng việc bất thành mà vong mạng. Kinh Kha thời nay cũng vào hổ huyệt không phải để thích khách ai mà để tìm cách chận tay thích khách. Việc bất thành mà không bị giết là thế đó. Rồi anh sẽ thấy những tay tham gia vụ lật đổ nền đệ nhất Cộng Hòa nếu còn sống thì tuổi già của họ sẽ là một hình phạt không tên, một cái vòng Kim Cô của Tề Thiên mà họ đội trên đầu cho đến xuống mồ. Trong số họ có không ít người sẽ viết sách để phân bua, có người sẽ xuống tóc để sám hối tội ác của mình, có người sẽ phải trốn chui trốn nhủi như con thú bị trọng thương. Nhưng họ cần gì phải phân bua. Lịch sử đã viết hộ cho họ rồi. Biết như thế để mà thương cho họ.”

Anh tiếp: “Vào những năm 1955 và 1956 trong cuộc Hành Quân Đinh Tiên Hoàng (Đợt I) tại miền Tây, quân ta bắt được ông Ba Cụt ngày 13 tháng 4 năm 1956 rồi mang ra xử hối hả trong ba dợt. Đợt đầu do Tòa sơ thẩm Đại hình nhóm tại Cần Thơ xử tử hình vào ngày 11-06-1956. Đợt hai do Tòa thượng thẩm Đại hình họp bất thường nhóm tại Cần Thơ giữ y án tử hình ngày 26-06-1956, Đợt ba do Tòa án Quân sự đặc biệt nhóm tại Cần Thơ quyết án tử hình ngày 03-07-1956. Tôi tưởng Tổng Tông Diệm nhờ hiểu rõ cuộc tình duyên thơ mộng giữa ông Ba Cụt và cô vợ Út  lúc đó đang ở bên Pháp mà chấp thuận ân xá của đương sự theo đơn xin. Tôi đánh cuộc với mấy ông bạn với hai thùng bia 33. Nhưng lệnh ân xá bị bác, và tôi thua cuộc. Thua cuộc không quan trọng. Cái quan trọng là sau khi Lê tướng quân bị xử ở sân vận động Cần Thơ rạng sáng ngày 13 tháng 7 năm 1956  , miền Nam xem như bị mất hơn hai Sư đoàn bạn hữu  . Ra trận đánh nhau lỡ làm chết người thì mang lắm ân hận về sau. Huống chi giết người lúc hai tay người đó còn bị trói. “

Tôi hỏi: “Anh nghĩ vì sao ông cụ không khoang hồng cho tử tội?”

Anh bạn đáp: “Tôi nghĩ là trong ba bản năng của con người nói chung là bản năng xung động, bản năng tự ngã, và bản năng xã hội trong ông cụ thì chỉ có bản năng tự ngã là mạnh nhất. Nó tạo cho ông một cá tính đặc biệt. Đứng trong đám đông, gương mặt ông tự nhiên nổi bật như một lãnh tụ, và điều này phù hợp với việc ông sinh ra và lớn lên tại vùng đất mà con người thường có ý muốn làm lãnh tụ. Thêm vào đó, đức tin tôn giáo và lòng chuyên trì giữ đạo của ông khiến ông mang tinh thần cực đoan, không khoang nhượng với đối thủ, cả với đồng minh vĩ đại là người Mỹ. Tín đồ trong đạo của ông tin cứu cánh của con người là thiên đàng ở đời sau, và chỉ có Thượng đế mới cho họ lên thiên đàng. Do đó họ cho thờ phụng thượng đế là chính, con người là thứ yếu. Là con người, bản năng bất lợi nhất của ông là bản năng xung động. Nó đã cho ông mặc cảm cảm làm điều sai quấy khi ông nhận chiếu chỉ của vua Bảo Đại về làm Thủ Tướng mà rồi bằng cách nào đó, ông đã chấp nhận hoàn cảnh đưa ông làm Tổng Thống. Trong thâm tâm mình, ông cho đó là hành động phản bội mà ông rất ghét. Khi gặp ai mang tội phản bội hay làm loạn thì ông phạt người đó —thay vì phạt mình— bằng một hình phạt rất nặng. Đó là ông tự phạt mình qua kẻ khác (6) . Còn bản năng xã hội của ông thì yếu nhất. Không biết ông sinh vào ngày tháng nào mà ông thích cô đơn, không cảm thấy thoải mái khi đứng trước đám đông. Chí đến cái cười của ông cũng không mấy…chính trị cho lắm. Ngoài ra ông còn hay nóng giận, để ý những chuyện nhỏ mà quên chuyện lớn. Tính này dễ bị người khác lấn áp rồi cảm thấy bất lực, không làm được gì nếu không có anh em ruột thịt ở gần bên. “

Tôi hỏi: ” Anh nói chuyện lớn là sao, chuyện nhỏ là sao?”

Anh ta trả lời: ” Chuyện nhỏ là những tiểu tiết liên quan đến áo quần, lối phục sức, tướng đi tướng đứng. Chuyện lớn là việc nước. Một cột trụ nâng đỡ chính thể Đệ Nhất Cộng Hòa của ông là ông Nhu. Mà ông này tài có thể hơn người về nhiều phương diện, nhưng xét những gì đã xảy ra thì thấy ông ít quan tâm đến việc tề gia, nên khó thể trị quốc và bình được thiên hạ. “

Ngưng một chút, anh ta tiếp: ” Chính trị và đạo đức là hai thực thể khác nhau như dầu với nước. Chúng không hòa lẫn vào nhau được, nhưng có thể kết hợp với nhau như dầu làm cho máy chạy còn nước thì giúp làm cho máy nguội để chạy được bền, đẩy cổ máy quốc gia tiến lên để mong vượt thiên hạ. Nhà lãnh đạo đạo đức chỉ cần trí thông minh, ăn nói lưu loát, có học vị cao, hiền lành, được lòng mọi người. Nhà lãnh đạo chính trị phải gan lì, bản lĩnh, thủ đoạn, biết kết hợp tài năng, không công khai nhận lỗi, sắt máu và tàn bạo nếu cần. Tình hình Việt Nam thời đó mà nếu gặp tay Tào Tháo thì mọi sự sẽ khác nhiều. Ông cụ quên rằng một nền chính trị dù độc tài, dù quân chủ hay đảng trị hay gì gì chăng nữa thì cũng thường dùng những thủ đoạn không chính đáng, trong đó có nhồi sọ, có tuyên truyền, có bạo lực trấn áp, và có cả lợi dụng tín ngưỡng. Từ ngàn xưa tôn giáo đã là nguyên nhân của bao nhiêu cuộc đổ máu, hàng trăm năm thập tự chinh là một thí dụ. Tông tông cũng quên rằng vua James II nước Anh hồi cuối thế kỷ 17 cũng đã dùng toàn người Công Giáo trong hệ thống cai trị quốc gia. Việc nầy dẫn đến biến cố nhà vua bị lật đổ cho con rể lên thay. Dù nói chi thì nói, bản chất của ông cụ và hoàn cảnh thời đó bắt buộc ông phải tin dùng một số tín đồ Công Giáo, vừa thiệt vừa giả, trong chính phủ của ông. Mà tiếc thay, những Thảo, những Trọng, những Nhạ thì toàn là những tên đội lốt công giáo khéo đến nỗi nhiều vị linh mục ơn Chúa đầy người mà cũng bị lầm. Những người làm hại chính thể của ông cụ ngoài kẻ thù của miền Nam còn phải kể không ít tín đồ trong tôn giáo của ông.  Ông có quá nhiều nội thù.

Tôi hỏi: ” Cậu nói có tín đồ giả nữa sao? “

Anh nói: ” Khối. Đó là những điệp viên nhị trùng loại cao cấp nhất mà đối phương đã gài vào chính quyền của miền Nam. Đa số những kẻ đó là do các tu sĩ công giáo tiến cử cho ông. Ngoài ra, việc dùng người đồng đạo khiến cho những ai có đọc sử phải giựt mình. Tín đồ các tôn giáo và đạo giáo khác sẽ vừa phật lòng vừa lo sợ. Khi cần thì sự phật lòng đó sẽ thành thù hận và sự lo sợ thành ý chí tiến công. Nếu có người giựt dây với quyền lợi béo bở là ông bị đại họa ngay. Ông quên rằng một nhà lãnh đạo đất nước thường như một diễn viên trên sân khấu. Thỉnh thoảng diễn viên phải tạm rời sân khấu, đóng vai khán thính giả để đánh giá tài nghệ mình một cách trung thực, điều mà dường như ông chưa làm, nên ông thường dễ bị người chung quanh che mắt. Ngoài ra ông là nhà nho học mà quên  hai chữ “dũng thoái,” tức là tạm thời lùi bước để ổn định tình hình. Ôi, nhân sự đa thác ngộ.”
Nói thế xong anh ta mỉm cười. Tôi cũng cười theo rồi thấy mình đang chìm vào giấc ngủ.

Bên ngoài sóng biển Qui Nhơn vỗ vào ghềnh đá thành những tiếng rì rào. Những tiếng đó vang lên đều đều như những lời cầu kinh từ xa vọng lại tưởng như không bao giờ dứt.

Tiểu Đĩnh

———
(1) Xem Chương 31, Săn Cá Sấu, Tập I.
(2) Về sau nghe ông Võ Văn Hải nói chủ đích chuyến đi của tổng thống Diệm lần  đó là thăm mấy đồn Nghĩa Quân tại khu rừng Sát. Do đó, có thể nói ông Diệm bắt đầu quan tâm đến lực lượng Nghĩa Quân là lực lượng giữ đất hữu hiệu hơn Bộ Binh đóng đồn. Ông nghĩ đúng, nhưng còn tùy thuộc vào viện trợ của Hoa Kỳ.
(3) Xem Chương 31, Săn Cá Sấu, Tập I.
(4) Vải Dacron, rất thịnh hành thời thập niên 60 tại Việt Nam .
(5) Xem chương 59, Luồng Gió Đảo Chinh 63, Tập II.
(6) Se punir dans les autres.

http://www.bienkhoi.com/so-48/qui-nhon-bien-khuya.htm

Sinh Tồn chuyển


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm