Nhân Vật

Qassem Suleimani - Tướng quân trong bóng tối

Không phải người Syria và cũng không liên quan đề tài thời sự nóng là kho vũ khí hóa học của chế độ Assad nhưng thiếu tướng Iran Qassem Suleimani là nhân

(PetroTimes) - Không phải người Syria và cũng không liên quan đề tài thời sự nóng là kho vũ khí hóa học của chế độ Assad nhưng thiếu tướng Iran Qassem Suleimani là nhân vật đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong vụ khủng hoảng Syria… Bài viết của Dexter Filkins trên New Yorker (30/9/2013) đã hé lộ nhiều thông tin ít được biết về nhân vật này…

Một nhân vật chủ chốt của bàn cờ Trung Đông

Tháng 2/2013, một số viên chức cấp cao Iran tập trung tại giáo đường Amir al-Momenin ở Đông Bắc Tehran để dự đám tang Chuẩn tướng Hassan Shateri, người từng thực hiện nhiều chiến dịch quân sự mật khắp Trung Đông lẫn Nam Á và là một viên chỉ huy quan trọng của Lực lượng Quds (đơn vị tinh túy nhất của Vệ binh Cách mạng Iran). Có thể được xem là sự kết hợp giữa CIA và lực lượng đặc nhiệm của Mỹ, Quds của Iran quyền lực đến mức có thể định hình chính sách đối ngoại nước này. Tổ chức các phi vụ gián điệp, móc nối mật với các chính phủ đồng minh, mở rộng tầm ảnh hưởng Iran lên khu vực là những gì Quds làm...

Hai ngày trước, Chuẩn tướng Hassan Shateri đã bị giết, trên đoạn đường giữa Damascus và Beirut, khi cùng hàng ngàn tay súng Quds bí mật vượt biên giới vào Syria để giải cứu Tổng thống Bashar al-Assad. Tại đám tang, quỳ ở hàng thứ hai trong giáo đường là Thiếu tướng Qassem Suleimani, Tư lệnh trưởng lực lượng Quds - một người nhỏ thó 56 tuổi, tóc hoa râm và trông dữ dằn. Chính Suleimani đã phái người bạn thân Hassan Shateri sang Syria… Bắt đầu chỉ huy lực lượng Quds cách đây 15 năm, Suleimani đã nổi như cồn với khả năng nấp sau cánh gà đạo diễn loạt vụ ám sát và khủng bố giết hàng trăm người Mỹ tại Iraq. “Suleimani là nhân vật quyền lực duy nhất tại Trung Đông hiện nay” - cựu viên chức CIA John Maguire nói. Khi cuộc khủng hoảng chính trị Syria nổ ra và chế độ Assad có lúc tưởng chừng không thể cầm cự, Quds bắt đầu lên kế hoạch cứu Damascus - đồng minh bền bỉ của họ nhiều năm qua.

Qassem Suleimani

Năm 2012, Suleimani yêu cầu các thủ lĩnh Kurd cho phép mở tuyến cung cấp quân lương ngang biên giới Bắc Iraq để vào Syria. Tại Iran, Suleimani xin được hỗ trợ thêm đơn vị Basij - lực lượng bán vũ trang từng có kinh nghiệm nghiền nát cuộc bạo động chống chính quyền của dân Iran vào năm 2009. “Cho tôi một lữ đoàn Basij, tôi sẽ chinh phục cả nước Syria!” - Suleimani nói. Tháng 8/2012, các tay súng phe nổi dậy chống Assad bắt được 48 người Iran trên đất Syria. Tình báo phương Tây cho biết đó là thành viên Quds…

Sau chiến dịch hỗ trợ quân sự trực tiếp bất thành, Suleimani đích thân sang Damascus. Tại đây, Suleimani tổ chức lại bộ máy quân sự cho Syria. Đương sự chấn chỉnh lại hàng ngũ quân đội Assad, xây dựng kế hoạch tác chiến - phòng thủ và lập phương án bảo vệ thành lũy Damascus… Cuối năm 2012, các chuyến bay của Iran, với hàng tấn vũ khí cùng nhiều sĩ quan tham mưu Quds, bắt đầu hạ cánh xuống phi trường Damascus. Với kế hoạch tấn công mới được “cố vấn quân sự” Quds hỗ trợ, quân đội chính quy Syria bắt đầu lấy lại được nhiều vùng đã mất.

Tháng 4/2013, sau khi phe nổi dậy chiếm thị trấn Qusayr gần biên giới Lebanon, Suleimani gọi cho Hassan Nasrallah - thủ lĩnh Hezbollah, nhờ cứu viện với hơn 2.000 tay súng. Thị trấn Qusayr là cửa ngõ dẫn vào thung lũng Bekaa, trạm trung chuyển chính vận chuyển tên lửa và quân dụng của Hezbollah. Nếu Qusayr bị đóng, Hezbollah sẽ gặp nhiều khó khăn và thậm chí khó lòng tồn tại. Là bạn cũ của Suleimani khi từng hợp tác tại Lebanon cũng như nhiều nơi khác trên thế giới trong các chiến dịch khủng bố Mỹ, Nasrallah tức thời phái quân cứu viện. Chiến binh Hezbollah vây kín và lấy lại được Qusayr vào ngày 5/6/2013. Toàn bộ chiến dịch được thực hiện với sự chỉ huy của Suleimani, người luôn nhún mình tự nhận chỉ là một “quân nhân nhỏ nhất” trong hàng ngũ quân đội Iran nhưng được thủ lĩnh Hồi giáo tối cao Ali HosseiniKhameneigọi là “một hình ảnh sống của kẻ tử vì đạo của cuộc cách mạng”.

Suleimani và Quds

Trong nhiều năm, lực lượng Quds xây dựng được một mạng hoạt động rộng ở tầm quốc tế trong đó có sự tham gia của một số người Iran định cư nước ngoài. Năm 2010, theo giới chức phương Tây, Quds cùng Hezbollah tổ chức chiến dịch quy mô nhằm vào các mục tiêu Mỹ và Israel. Một số cuộc tấn công do Suleimani lên kịch bản được thực hiện tận Thái Lan, New Delhi, Lagos và Nairobi… Chỉ trong hai năm qua đã có ít nhất 30 cuộc tấn công như vậy, trong đó có vụ vào năm 2011, khi họ thuê một trùm ma túy Mexico đánh bom viên Đại sứ Arập Xêút tại Mỹ lúc ông ăn trong một nhà hàng cách Nhà Trắng chỉ vài kilômét. Kế hoạch bị thất bại bởi “tên sát thủ của băng ma túy Mexico”, mà điệp viên của Suleimani gặp, hóa ra là người thuộc Cơ quan Phòng chống ma túy Hoa Kỳ (DEA). Sau vụ này, 2 cựu viên chức Mỹ đã yêu cầu khử Suleimani...

Lực lượng Quds

Sinh ngày 11/3/1957 tại làng núi nghèo Rabor ở Đông Iran, Suleimani thời niên thiếu trải qua nhiều cơ cực và chỉ học hết trung học. Năm 1979, khi Suleimani 22 tuổi, chế độ phong kiến Iran sụp đổ. Trước khí thế hừng hực của làn sóng Cách mạng Hồi giáo, Suleimani gia nhập lực lượng Vệ binh Cách mạng. Khi chính quyền cách mạng Iran được 18 tháng tuổi, Tổng thống Iraq Saddam Hussein đưa quân đến biên giới Iran. Tuy vậy, cuộc xâm chiếm của Iraq càng làm củng cố sự lãnh đạo của giáo chủ Khomeini. Suleimani được gửi ra mặt trận với nhiệm vụ đơn giản là cấp nước uống cho lính. Sau đó, Suleimani được đưa vào các toán biệt kích thâm nhập vào sâu biên giới Iraq. Đương sự trở nên nổi tiếng với tính gan lì. Nhiều lần, Suleimani táo tợn đến mức sau khi thực hiện xong sứ mạng do thám hay ám sát, vẫn còn đủ thời giờ đi bắt trộm dê, vác lên vai mang về cho lính giết thịt (trên đài phát thanh Iraq, Suleimani được miêu tả là “kẻ trộm dê”!).

Một trong những kết quả cuộc Cách mạng 1979 là việc thành lập lực lượng Quds, với mục đích “xuất khẩu” “hào khí cách mạng Hồi giáo” sang các nước láng giềng, như mong muốn của giáo chủ Khomeini. Năm 1982, sĩ quan lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran được phái sang Lebanon hỗ trợ chiến binh Shiite trong cuộc nội chiến nước này. Nỗ lực của Iran đã đưa đến việc thành lập Hezbollah. Cùng Quds, Hezbollah sau đó tiến hành nhiều chiến dịch khủng bố Mỹ. Năm 1998, khi được bổ nhiệm chức tư lệnh trưởng Quds, Suleimani xây dựng lực lượng này thành một tổ chức với tầm với vươn rộng hơn, gồm các bộ phận phụ trách tình báo, tài chính, chính trị, các chiến dịch đặc biệt. Lập tổng hành dinh tại Tòa đại sứ Mỹ cũ, Quds có nhân sự 10.000-20.000 người. Tiếng nói Quds bắt đầu ảnh hưởng lên chính sách ngoại giao Iran. Bản thân Suleimani cũng tác động đáng kể đến sân khấu chính trị khu vực. Vai trò Suleimani đối với chính trường Iraq giai đoạn hậu Saddam lớn đến mức người Mỹ cũng phải nhìn nhận…

Suleimani và Assad

Tháng 12/2012, khi trên bờ vực sụp đổ, chính phủ Assad bắt đầu chuẩn bị sử dụng vũ khí hóa học. Người ngăn chặn hành động này chính là Suleimani. Với Suleimani, đối phó với lực lượng nổi dậy theo mô hình chiến tranh quy ước vẫn là cách tốt hơn, đặc biệt xét về chính trị. Để cứu Assad, Suleimani làm mọi cách có thể: phái sĩ quan Quds sang hỗ trợ, kêu gọi Hezbollah lẫn các tay súng Shiite khắp Arab giúp đỡ, viện trợ tài chính và quân cụ… Với ảnh hưởng của mình lên chính trường Iraq thời hậu Saddam, Suleimani cũng thuyết phục Baghdad cho Iran sử dụng không phận chở người và vũ khí đến Damascus. Tướng Mỹ James Mattis (tổng chỉ huy quân đội Mỹ tại Trung Đông cho đến tháng 3/2013) nói rằng, nếu không nhờ viện trợ của Teheran, Damascus đã sụp đổ cách đây vài tháng. Cần biết, đích thân Bộ trưởng giao thông Iraq, Hadi al-Amri, đã đứng ra giám sát các chuyến bay trên. Là bạn thân Suleimani, Hadi al-Amri là nguyên chỉ huy trưởng Lữ đoàn Badr - tổ chức từng đóng trên đất Iran trong hai năm thập niên khi họ chống lại Saddam; người đã không ngần ngại nói: “Tôi yêu Qassem Suleimani. Ông ấy là bạn thân nhất của tôi”.

Với Suleimani, việc từ bỏ Assad cũng đồng nghĩa với việc Iran mất đi một đồng minh quan trọng nhất khu vực. Trong cuộc nói chuyện gần đây trước Hội đồng các chuyên gia (gồm các giáo sĩ chịu trách nhiệm bầu thủ lĩnh Hồi giáo tối cao Iran), Suleimani đã nói về Syria với một ngôn ngữ cứng rắn: “Chúng ta không cần chú ý lời tuyên truyền của kẻ thù, bởi Syria là mặt trận của cuộc kháng chiến và thực tế này không thể bị khước từ. Chúng ta có nhiệm vụ phải bảo vệ Hồi giáo bởi người Hồi giáo đang bị áp bức và chà đạp. Chúng ta phải bảo vệ Syria đến cùng!”…

Trong quyển “The Endgame: The Inside Story of the Struggle for Iraq, from George W. Bush to Barack Obama” của hai tác giả Michael R. Gordon và tướng hưu Bernard E. Trainor, có chi tiết cho thấy, David Petraeus (cựu Giám đốc CIA, cựu Tổng tư lệnh Bộ Tư lệnh Trung ương quân lực Hoa Kỳ) cũng thừa nhận vai trò và ảnh hưởng của cái bóng Suleimani tại khu vực. Điều này cho thấy thêm rằng, Mỹ, ngoài việc nhìn nhận vai trò Nga trong cuộc khủng hoảng Syria, cũng cần phải nhìn nhận tương tự đối với Iran. Nếu xét đến ảnh hưởng trực tiếp và mối tương quan lợi ích của địa chính trị, Iran thậm chí còn quan trọng hơn Nga khi đưa họ vào bàn đàm phán. Sử dụng sân sau Syria như một lá bài để mặc cả trong các cuộc so găng ngoại giao, Moskva lúc nào đó có thể bỏ Damascus một khi giá trị khả dụng của lá bài không còn. Nhưng với Tehran, điều đó là không bao giờ!

Mạnh Kim

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Qassem Suleimani - Tướng quân trong bóng tối

Không phải người Syria và cũng không liên quan đề tài thời sự nóng là kho vũ khí hóa học của chế độ Assad nhưng thiếu tướng Iran Qassem Suleimani là nhân

(PetroTimes) - Không phải người Syria và cũng không liên quan đề tài thời sự nóng là kho vũ khí hóa học của chế độ Assad nhưng thiếu tướng Iran Qassem Suleimani là nhân vật đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong vụ khủng hoảng Syria… Bài viết của Dexter Filkins trên New Yorker (30/9/2013) đã hé lộ nhiều thông tin ít được biết về nhân vật này…

Một nhân vật chủ chốt của bàn cờ Trung Đông

Tháng 2/2013, một số viên chức cấp cao Iran tập trung tại giáo đường Amir al-Momenin ở Đông Bắc Tehran để dự đám tang Chuẩn tướng Hassan Shateri, người từng thực hiện nhiều chiến dịch quân sự mật khắp Trung Đông lẫn Nam Á và là một viên chỉ huy quan trọng của Lực lượng Quds (đơn vị tinh túy nhất của Vệ binh Cách mạng Iran). Có thể được xem là sự kết hợp giữa CIA và lực lượng đặc nhiệm của Mỹ, Quds của Iran quyền lực đến mức có thể định hình chính sách đối ngoại nước này. Tổ chức các phi vụ gián điệp, móc nối mật với các chính phủ đồng minh, mở rộng tầm ảnh hưởng Iran lên khu vực là những gì Quds làm...

Hai ngày trước, Chuẩn tướng Hassan Shateri đã bị giết, trên đoạn đường giữa Damascus và Beirut, khi cùng hàng ngàn tay súng Quds bí mật vượt biên giới vào Syria để giải cứu Tổng thống Bashar al-Assad. Tại đám tang, quỳ ở hàng thứ hai trong giáo đường là Thiếu tướng Qassem Suleimani, Tư lệnh trưởng lực lượng Quds - một người nhỏ thó 56 tuổi, tóc hoa râm và trông dữ dằn. Chính Suleimani đã phái người bạn thân Hassan Shateri sang Syria… Bắt đầu chỉ huy lực lượng Quds cách đây 15 năm, Suleimani đã nổi như cồn với khả năng nấp sau cánh gà đạo diễn loạt vụ ám sát và khủng bố giết hàng trăm người Mỹ tại Iraq. “Suleimani là nhân vật quyền lực duy nhất tại Trung Đông hiện nay” - cựu viên chức CIA John Maguire nói. Khi cuộc khủng hoảng chính trị Syria nổ ra và chế độ Assad có lúc tưởng chừng không thể cầm cự, Quds bắt đầu lên kế hoạch cứu Damascus - đồng minh bền bỉ của họ nhiều năm qua.

Qassem Suleimani

Năm 2012, Suleimani yêu cầu các thủ lĩnh Kurd cho phép mở tuyến cung cấp quân lương ngang biên giới Bắc Iraq để vào Syria. Tại Iran, Suleimani xin được hỗ trợ thêm đơn vị Basij - lực lượng bán vũ trang từng có kinh nghiệm nghiền nát cuộc bạo động chống chính quyền của dân Iran vào năm 2009. “Cho tôi một lữ đoàn Basij, tôi sẽ chinh phục cả nước Syria!” - Suleimani nói. Tháng 8/2012, các tay súng phe nổi dậy chống Assad bắt được 48 người Iran trên đất Syria. Tình báo phương Tây cho biết đó là thành viên Quds…

Sau chiến dịch hỗ trợ quân sự trực tiếp bất thành, Suleimani đích thân sang Damascus. Tại đây, Suleimani tổ chức lại bộ máy quân sự cho Syria. Đương sự chấn chỉnh lại hàng ngũ quân đội Assad, xây dựng kế hoạch tác chiến - phòng thủ và lập phương án bảo vệ thành lũy Damascus… Cuối năm 2012, các chuyến bay của Iran, với hàng tấn vũ khí cùng nhiều sĩ quan tham mưu Quds, bắt đầu hạ cánh xuống phi trường Damascus. Với kế hoạch tấn công mới được “cố vấn quân sự” Quds hỗ trợ, quân đội chính quy Syria bắt đầu lấy lại được nhiều vùng đã mất.

Tháng 4/2013, sau khi phe nổi dậy chiếm thị trấn Qusayr gần biên giới Lebanon, Suleimani gọi cho Hassan Nasrallah - thủ lĩnh Hezbollah, nhờ cứu viện với hơn 2.000 tay súng. Thị trấn Qusayr là cửa ngõ dẫn vào thung lũng Bekaa, trạm trung chuyển chính vận chuyển tên lửa và quân dụng của Hezbollah. Nếu Qusayr bị đóng, Hezbollah sẽ gặp nhiều khó khăn và thậm chí khó lòng tồn tại. Là bạn cũ của Suleimani khi từng hợp tác tại Lebanon cũng như nhiều nơi khác trên thế giới trong các chiến dịch khủng bố Mỹ, Nasrallah tức thời phái quân cứu viện. Chiến binh Hezbollah vây kín và lấy lại được Qusayr vào ngày 5/6/2013. Toàn bộ chiến dịch được thực hiện với sự chỉ huy của Suleimani, người luôn nhún mình tự nhận chỉ là một “quân nhân nhỏ nhất” trong hàng ngũ quân đội Iran nhưng được thủ lĩnh Hồi giáo tối cao Ali HosseiniKhameneigọi là “một hình ảnh sống của kẻ tử vì đạo của cuộc cách mạng”.

Suleimani và Quds

Trong nhiều năm, lực lượng Quds xây dựng được một mạng hoạt động rộng ở tầm quốc tế trong đó có sự tham gia của một số người Iran định cư nước ngoài. Năm 2010, theo giới chức phương Tây, Quds cùng Hezbollah tổ chức chiến dịch quy mô nhằm vào các mục tiêu Mỹ và Israel. Một số cuộc tấn công do Suleimani lên kịch bản được thực hiện tận Thái Lan, New Delhi, Lagos và Nairobi… Chỉ trong hai năm qua đã có ít nhất 30 cuộc tấn công như vậy, trong đó có vụ vào năm 2011, khi họ thuê một trùm ma túy Mexico đánh bom viên Đại sứ Arập Xêút tại Mỹ lúc ông ăn trong một nhà hàng cách Nhà Trắng chỉ vài kilômét. Kế hoạch bị thất bại bởi “tên sát thủ của băng ma túy Mexico”, mà điệp viên của Suleimani gặp, hóa ra là người thuộc Cơ quan Phòng chống ma túy Hoa Kỳ (DEA). Sau vụ này, 2 cựu viên chức Mỹ đã yêu cầu khử Suleimani...

Lực lượng Quds

Sinh ngày 11/3/1957 tại làng núi nghèo Rabor ở Đông Iran, Suleimani thời niên thiếu trải qua nhiều cơ cực và chỉ học hết trung học. Năm 1979, khi Suleimani 22 tuổi, chế độ phong kiến Iran sụp đổ. Trước khí thế hừng hực của làn sóng Cách mạng Hồi giáo, Suleimani gia nhập lực lượng Vệ binh Cách mạng. Khi chính quyền cách mạng Iran được 18 tháng tuổi, Tổng thống Iraq Saddam Hussein đưa quân đến biên giới Iran. Tuy vậy, cuộc xâm chiếm của Iraq càng làm củng cố sự lãnh đạo của giáo chủ Khomeini. Suleimani được gửi ra mặt trận với nhiệm vụ đơn giản là cấp nước uống cho lính. Sau đó, Suleimani được đưa vào các toán biệt kích thâm nhập vào sâu biên giới Iraq. Đương sự trở nên nổi tiếng với tính gan lì. Nhiều lần, Suleimani táo tợn đến mức sau khi thực hiện xong sứ mạng do thám hay ám sát, vẫn còn đủ thời giờ đi bắt trộm dê, vác lên vai mang về cho lính giết thịt (trên đài phát thanh Iraq, Suleimani được miêu tả là “kẻ trộm dê”!).

Một trong những kết quả cuộc Cách mạng 1979 là việc thành lập lực lượng Quds, với mục đích “xuất khẩu” “hào khí cách mạng Hồi giáo” sang các nước láng giềng, như mong muốn của giáo chủ Khomeini. Năm 1982, sĩ quan lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran được phái sang Lebanon hỗ trợ chiến binh Shiite trong cuộc nội chiến nước này. Nỗ lực của Iran đã đưa đến việc thành lập Hezbollah. Cùng Quds, Hezbollah sau đó tiến hành nhiều chiến dịch khủng bố Mỹ. Năm 1998, khi được bổ nhiệm chức tư lệnh trưởng Quds, Suleimani xây dựng lực lượng này thành một tổ chức với tầm với vươn rộng hơn, gồm các bộ phận phụ trách tình báo, tài chính, chính trị, các chiến dịch đặc biệt. Lập tổng hành dinh tại Tòa đại sứ Mỹ cũ, Quds có nhân sự 10.000-20.000 người. Tiếng nói Quds bắt đầu ảnh hưởng lên chính sách ngoại giao Iran. Bản thân Suleimani cũng tác động đáng kể đến sân khấu chính trị khu vực. Vai trò Suleimani đối với chính trường Iraq giai đoạn hậu Saddam lớn đến mức người Mỹ cũng phải nhìn nhận…

Suleimani và Assad

Tháng 12/2012, khi trên bờ vực sụp đổ, chính phủ Assad bắt đầu chuẩn bị sử dụng vũ khí hóa học. Người ngăn chặn hành động này chính là Suleimani. Với Suleimani, đối phó với lực lượng nổi dậy theo mô hình chiến tranh quy ước vẫn là cách tốt hơn, đặc biệt xét về chính trị. Để cứu Assad, Suleimani làm mọi cách có thể: phái sĩ quan Quds sang hỗ trợ, kêu gọi Hezbollah lẫn các tay súng Shiite khắp Arab giúp đỡ, viện trợ tài chính và quân cụ… Với ảnh hưởng của mình lên chính trường Iraq thời hậu Saddam, Suleimani cũng thuyết phục Baghdad cho Iran sử dụng không phận chở người và vũ khí đến Damascus. Tướng Mỹ James Mattis (tổng chỉ huy quân đội Mỹ tại Trung Đông cho đến tháng 3/2013) nói rằng, nếu không nhờ viện trợ của Teheran, Damascus đã sụp đổ cách đây vài tháng. Cần biết, đích thân Bộ trưởng giao thông Iraq, Hadi al-Amri, đã đứng ra giám sát các chuyến bay trên. Là bạn thân Suleimani, Hadi al-Amri là nguyên chỉ huy trưởng Lữ đoàn Badr - tổ chức từng đóng trên đất Iran trong hai năm thập niên khi họ chống lại Saddam; người đã không ngần ngại nói: “Tôi yêu Qassem Suleimani. Ông ấy là bạn thân nhất của tôi”.

Với Suleimani, việc từ bỏ Assad cũng đồng nghĩa với việc Iran mất đi một đồng minh quan trọng nhất khu vực. Trong cuộc nói chuyện gần đây trước Hội đồng các chuyên gia (gồm các giáo sĩ chịu trách nhiệm bầu thủ lĩnh Hồi giáo tối cao Iran), Suleimani đã nói về Syria với một ngôn ngữ cứng rắn: “Chúng ta không cần chú ý lời tuyên truyền của kẻ thù, bởi Syria là mặt trận của cuộc kháng chiến và thực tế này không thể bị khước từ. Chúng ta có nhiệm vụ phải bảo vệ Hồi giáo bởi người Hồi giáo đang bị áp bức và chà đạp. Chúng ta phải bảo vệ Syria đến cùng!”…

Trong quyển “The Endgame: The Inside Story of the Struggle for Iraq, from George W. Bush to Barack Obama” của hai tác giả Michael R. Gordon và tướng hưu Bernard E. Trainor, có chi tiết cho thấy, David Petraeus (cựu Giám đốc CIA, cựu Tổng tư lệnh Bộ Tư lệnh Trung ương quân lực Hoa Kỳ) cũng thừa nhận vai trò và ảnh hưởng của cái bóng Suleimani tại khu vực. Điều này cho thấy thêm rằng, Mỹ, ngoài việc nhìn nhận vai trò Nga trong cuộc khủng hoảng Syria, cũng cần phải nhìn nhận tương tự đối với Iran. Nếu xét đến ảnh hưởng trực tiếp và mối tương quan lợi ích của địa chính trị, Iran thậm chí còn quan trọng hơn Nga khi đưa họ vào bàn đàm phán. Sử dụng sân sau Syria như một lá bài để mặc cả trong các cuộc so găng ngoại giao, Moskva lúc nào đó có thể bỏ Damascus một khi giá trị khả dụng của lá bài không còn. Nhưng với Tehran, điều đó là không bao giờ!

Mạnh Kim

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm