Đoạn Đường Chiến Binh
Quả đạn đại bác 130 ly của địch và chiếc hố cá nhân
Nguyễn Trãi – Quốc lộ 14 nối liền thành phố Pleiku đi ngang qua Kontum và cuối cùng là Tân Cảnh thuộc quân Dakto. Từ Tân Cảnh có một ngả ba, một hướng đi về Quận Dakto, một hướng về căn cứ Benhet, căn cứ của lực lượng Biệt Động Quân Biên phòng trú đóng ngay sát ngả ba biên giới Việt – Miên – Lào.
Tuy ngọn đồi nhỏ nhưng vách núi thẳng dốc, con đường phải quanh co hai vòng mới lên tới đỉnh đồi. Từng ba tháng một, các pháo đội trong Tiểu Đoàn của tôi phải luân phiên di chuyển từ Bồng Sơn, Tam Quan đến đây để tăng phái cho mặt trận phía bắc Kontum. Vì điạ thế hiểm trở và vị trí súng trên cao cho nên tôi cũng yên tâm địch khó có thể tấn công bằng chiến thuật biển người. Bên ngoài vòng đai căn cứ hỏa lực Pháo Binh này còn có một Tiểu Đoàn Biệt Động Quân Biên Phòng giữ an ninh.
Cứ mỗi chu kỳ ba tháng tăng phái một lần và rời căn cứ sau khi có Pháo Đội khác đến thay thế, ba tháng luôn mãi bên núi rừng buồn hiu quạnh với những tác xạ bất kể đêm ngày khi có yêu cầu của quân bạn. Ở đây cũng đúng nghĩa của “tiền đồn biên giới” vì không còn bao xa nữa là vùng Tam Biên ngả ba biên giới Việt Miên Lào. Những buổi chiều xuống mau, mây phủ ngay trên đỉnh đầu lòng thấy thấm thía chi lạ cho nên chợt thấy: “Núi sông ôm kín đời chinh chiến. Tiền đồn heo hút nặng gánh vai. Mây giăng trắng xoá mờ nhân ảo. Se sắt bên lòng một chí trai….”
Đêm nay có những dấu hiệu khác thường hơn mọi đêm, các đơn vị Địa Phương Quân xung quanh Quận Dakto nhiều lần chạm địch, hay có nhiều lần báo cáo nghe tiếng xe tăng chạy trong vùng, nhiều hướng khác các điểm phục kích của lính Bộ Binh Trung Đoàn 42, cũng như của Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù xin tác xạ nhiều lần, tôi đã liên tưởng tới một trận chiến ác liệt hơn.
Từ 10 giờ đêm Pháo Đội tôi đã phải tác xạ liên tục yểm trợ cho nhiều cánh quân một lúc, bao nhiêu lần đóng ở đây, tôi chưa bao giờ chứng kiến một sự yểm trợ liên tục nhiều giờ như thế này, các cánh quân đều chạm địch và cũng thấy lo âu khi nghe báo cáo có tiếng xe tank chạy. Chừng quá nửa khuya, được nghỉ ngơi một chút thì đã sang ngày mới. Một ngày lịch sử và cũng là ngày cuối cùng trên vùng đất này cho đến hôm nay.
Bốn giờ sáng ngày 24 tháng 4 năm 1972 tất cả các khẩu đại bác đều nhã đạn liên tục không phải do yêu cầu tác xạ của Bộ chỉ Huy Trung Đoàn 42 mà là của Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Sư Đoàn 22. Vì tình hình chiến sự tại đây nên Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Tiền Phương được di chuyển từ Quy Nhơn đến đặt ngay trong Trung Tâm Hành Quân của Trung Đoàn 42 sát ngay tại thị trấn Tân Cảnh.
Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn bị tấn công trực tiếp mà trong đó có đơn vị cấp cao của tôi cũng bị tấn công theo, đó là Pháo Binh Sư Đoàn, thế thì làm sao mà tôi không dồn hết sức mình để yểm trợ cho được. Căn cứ Hoả Lực Dakmot của tôi nằm cách Tân Cảnh 11 cây số, bắn yểm trợ xem như mút tầm, xử dụng thuốc nạp hết cỡ, và mỗi viên đạn rời khỏi nòng súng là mỗi sự gầm thét tung trời chát chúa, cả khẩu đại bác nhấc tung lên rồi rớt xuống do sự giật lùi của nòng súng. Bất cứ giá nào và bất cứ yêu cầu nào tôi cũng cố gắng thỏa mãn, tôi trưng dụng tất cả mọi người lính trong Pháo Đội dù họ không có nhiệm vụ tác xạ vẫn phải vác đạn tháo đạn tiếp tế cho từng khẩu đội.
Các đường khương tuyến của các khẩu đại bác chắc cũng đã mòn đi khá nhiều, vì toàn là xử dụng thuốc nạp 7 là loại thuốc nạp tối đa. Người lính khá mệt mỏi, cả căn cứ được bao trùm bầu khói súng màu trắng đục rất khó thở. Các cánh quân bộ binh bên ngoài lần lượt không liên lạc được qua các Tiền Sát Viên Pháo Binh mà tôi yểm trợ trực tiếp, tuy nhiên cũng nhờ sự liên lạc chung trong cùng một hệ thống truyền tin cho nên tôi vẫn còn biết được giờ này tình hình ra sao, ai đang ở đâu trong căn cứ, ai đã bung được ra khỏi căn hầm chỉ huy của Trung Tâm Hành Quân.
Tôi bắt được liên lạc với một người Sĩ Quan liên lạc Pháo Binh Nhảy Dù, và tôi được lệnh bắn yểm trợ cho Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù đang trong vùng, mà trước đây họ có súng đại bác riêng của họ, nhưng giờ thì không biết tại sao tôi phải quay qua yểm trợ cho Nhảy Dù, tôi đoán bên Sư Đoàn của tôi vì đã mất liên lạc cho nên phải dồn hỏa lực cho Nhảy Dù.
Người Sĩ Quan Liên Lạc Pháo Binh Nhảy Dù này sau khi nói chuyện trên hệ thống vô tuyến thì cả hai nhận ra nhau là cùng khóa 22 Pháo Binh. Sáu năm sau khi ra trường bây giờ mới được gặp lại trên hệ thống truyền tin, và nhất là đang trên trận chiến tối tăm mặt mày như thế này cho nên chỉ biết trong xúc động mừng mừng tủi tủi chưa kịp nói gì với nhau thì phải nhận điện văn xin tác xạ từ một Sĩ Quan Tiền Sát Viên (thông thường gọi là Sĩ Quan Đề Lô) Pháo Binh Nhảy Dù khác do anh ta điều hợp chuyển cho tôi.
Tiếng người Sĩ Quan Đề Lô oang oang trong máy với vẻ khẩn cấp hối hả lắm, tôi kiểm soát vị trí đứng của anh ta (toạ độ điểm đứng của Đề Lô), tôi thấy rất gần với toạ độ xin tác xạ, tuy nhiên vẫn còn có thể bắn được và tôi đang tin tưởng toạ độ xin tác xạ và toạ độ điểm đứng do anh ta chấm là chính xác.
Sau khi nhiều loạt đạn điều chỉnh, đến lúc bắn hiệu quả thì tôi cho ngưng tác xạ vì nó chỉ cách quân bạn không đầy 50 mét mà tầm sát hại của đạn 105 ly đã đủ để làm chết người. Tôi đích thân cầm máy liên lạc với Đề Lô “tôi không thể bắn cho anh được nữa vì đã quá gần quân bạn”.
Người Sĩ Quan Đề Lô trả lời trực tiếp trên hệ thống vô tuyến một cách rất dõng dạc và cương quyết: “Anh cứ bắn đi, bắn cho đến khi nào không còn nghe tôi nói nữa thì coi như tôi đã chết”.
Tôi tưởng chừng như là chuyện huyền thoại trong phim xinê hay tôi nghe lầm; nhưng không, tôi đã thực sự xúc động và nghẹn lại trong vài giây! Tôi nhắm hai mắt và như trước mặt tôi cảnh tượng khủng khiếp sẽ phải xảy ra… Câu nói rất khí tiết và anh hùng của một Sĩ Quan Pháo Binh Nhảy Dù dù phải hy sinh để cứu đơn vị, và tôi tin chắc tình thế đang bị một đại đơn vị địch tràn ngập.
Tôi không còn một sự chọn lựa nào khác với những loạt đạn bắn hiệu quả này và hy vọng sẽ cứu được quân bạn; và cũng cầu xin thật an toàn cho sinh mạng của người Sĩ Quan Đề Lô này.
Sau khi chấm dứt tác xạ, đích thân tôi cầm máy gọi danh xưng truyền tin của người Đề Lô, nhưng gọi bao nhiêu lần cũng không thấy trả lời. Tôi lặng người đi trong đôi phút và biết rằng anh đã gục xuống bởi chính những quả đạn đại bác của tôi mà do chính anh yêu cầu. TÔI ĐÃ GIẾT BẠN TÔI MẤT RỒI…
Cũng vào giờ phút này thì tôi không còn liên lạc được với bất cứ Tiền Sát Viên nào trên vùng cũng như các Trung Tâm Phối Hợp Hỏa Lực của Trung Đoàn và Sư Đoàn. Tôi cảm thấy bơ vơ như “rắn mất đầu”. Không biết trông cậy vào ai, đâu còn ai chỉ huy đơn vị tôi, ra lệnh cho tôi bắn yểm trợ nữa đây?
Trước đây chừng nửa giờ, tôi vẫn còn biết Vị Tư Lệnh Sư Đoàn Đại Tá Lê Đức Đạt, và cả vị Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Sư Đoàn của tôi, Trung Tá Trịnh Lê Triễn, một ông thày của tôi từ ngày mới ra trường về Ban Mê Thuột trình diện ông ta năm 1966, hai người đã thoát được ra ngoài căn hầm chìm dưới đất được gọi là Trung Tâm Hành Quân Tiền Phương Sư Đoàn trước khi chiếc xe tăng T54 của địch tràn vào.
Bây giờ im lặng và không còn bắn yểm trợ được nữa, tôi quay sang tần số của chiếc L19 đang quần quần trên bầu trời Tân Cảnh mà ở đây nhìn thấy được, họ báo động cho tôi biết những chiếc tank đang chỉa hướng về Căn cứ Phượng Hoàng và cũng cùng hướng với căn cứ của tôi. Tôi nghĩ đến những khẩu M-72 đã trang bị sẵn cho Pháo Đội từ lâu.
Trên trời có hai chiếc phản lực đang trút những loạt bom xuống trong căn cứ Tân Cảnh, tôi nhìn thấy rõ những viên đạn phòng không bắn theo khi chiếc máy bay ngóc đầu bay vút lên. Một cuộn khói đen bay theo với chiếc máy bay, dường như đã trúng hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 thì phải? Cái không khí tang thương sẵn có càng thê lương hơn khi cuộn khói đen uốn lượn nhiều vòng trên bầu trời trước khi một cột lửa bùng phát kèm với tiếng nổ lớn, may mắn thay chiếc dù của người phi công cũng bung ra đúng lúc trước khi chiếc phi cơ rơi xuống đất.
Có một điều thông thường rằng bao giờ Cộng Quân tấn công một vị trí nào đó, chúng cũng pháo kích tới tấp vào căn cứ Pháo Binh trong tầm yểm trợ để khống chế làm vô hiệu hoá sự yểm trợ cho vị trí đang bị tấn công. Nhưng hôm nay rất đặc biệt, họ không pháo kích đơn vị Pháo Binh của tôi đang yểm trợ trực tiếp cho Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Sư Đoàn 22 trong suốt thời gian họ tấn công. Có lẽ họ khinh địch và cho rằng sự can thiệp của đơn vị tôi không làm chùn bước tiến chăng?
Nhưng không, bây giờ họ bắt đầu quay sang tôi, cái gai phải nhổ tiếp trước khi thống lãnh một vùng đất. Đại bác 130 ly có tầm xa 18 cây số, họ đặt bên triền núi trước mặt tôi nghe rất rõ tiếng đạn rời khỏi nòng súng ngay sau khi nhìn thấy tia lửa chớp lên tại vị trí đặt súng, có nghĩa rằng thấy tia lửa phát ra từ chỗ đặt súng trước khi nghe tiếng đạn depart vì tốc độ ánh sáng đi nhanh hơn tốc độ tiếng động.
Nhìn thấy rõ vị trí đặt súng của địch qua ánh chớp lửa, biết được hướng đặt súng của địch, dân Pháo binh chúng tôi đã xác định được toạ độ của địch nhờ phương giác và khoảng cách, thế mà đành bó tay chỉ núp dưới mỗi hố cá nhân và nhìn cho vui. Địch quân đã sử dụng đại pháo 130 ly là cố tình vượt lên tầm xa của đại bác 105 và 155 ly của Quân Lực VNCH. Súng của chúng tôi chỉ bắn tối đa 11 mét 100 thước mà thôi. Thấy mà không làm gì được nó, thế mới ức cành hông.
Chỉ trông cậy vào máy bay oanh kích vị trí đặt pháo, nhưng giờ không có máy bay nào nữa, tôi lo cho số phận của 150 mạng người giờ đây biết phải làm gì khi hỏa lực của mình ngoài tầm tay.
Trong vòng một giờ đồng hồ, căn cứ hoả lực Dakmot của tôi trở thành một đống bầy nhầy hỗn độn, hai cây anten 292 bị gãy xuống hoàn toàn tê liệt không liên lạc được với ai, các căn hầm bị bung mái tung lên cao, Đài Tác Xạ là nơi xem như trung tâm hành quân của căn cứ cũng bị sập xuống trước sức công phá của đạn 130 ly. Tiền sát viên của địch chắc chắn áp rất sát căn cứ của tôi để quan sát và điều chỉnh mỗi loạt đạn rất chính xác nhất là mỗi khi thấy có người di chuyển trên mặt đất.
Cả một căn cứ thành bình địa, nhưng không có một pháo thủ nào bị thương hay bị chết vì nhờ tất cả đứng dưới hố cá nhân. Ai ai cũng phải đào một cái hố sâu tới cổ của mình khi đứng để còn tác xạ được khi địch tràn vào, chiều rộng vừa với mỗi một cơ thể đứng và xoay trở được, trên miệng hố một cây súng M16 và một cây M72 chống chiến xa là bửu bối tự vệ lúc bấy giờ.
Tôi len lỏi trong một đường giao thông hào từ căn cứ của tôi đến chỗ đặt bản doanh Tiểu Đoàn Biệt Động Quân bảo vệ Căn Cứ. Đến nơi tôi mới biết ông Đại Uý Tiểu Đoàn Trưởng đã bị thương nơi cánh tay phải bởi một mảnh đạn pháo kích, người lính phụ tá còn đang băng vết thương. Đơn vị ông ta còn liên lạc được với Đại Đơn Vị của Ông là Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân Căn cứ Benhet bằng máy PRC 25. Ở đây vẫn chưa có lệnh lạc gì cho ông.
Tôi trở về căn cứ của tôi, vì thấy tình hình im lặng và cũng do đã đói bụng vì đã quá 4 giờ chiều mà từ sáng tới giờ chưa có ăn gì; tôi nhảy lên khỏi chiếc hố cá nhân được đào gần Đài Tác Xạ sau lưng chiếc xe GMC (xe kéo súng) đậu tại đây để chạy bình điện cho máy truyền tin đánh morse.
Tôi lên khỏi miệng hố và cất tiếng gọi lớn “nhà bếp” đem lương khô lên ăn tạm. Trong khi anh Binh Nhất Nguyễn Văn An, nhân viên Hỏa Đầu Vụ, mang những bịch cơm sấy đến chỗ tôi thì tôi đã rời xa rồi vì phải đi kiểm soát lại các cộng sự phòng thủ và từng hố cá nhân của nhân viên.
Chỉ có bóng dáng hai người đang hiện diện trên mặt đất, tức thì đạn 130 ly bắt đầu rơi trở lại trên căn cứ. Từ khi nghe tiếng depart cho tới lúc đạn rơi trên mục tiêu cũng có thể ước chừng được bao nhiêu lâu nữa đạn sẽ nổ nên có đủ thời gian để nhảy xuống hố cá nhân khác, vì tôi đang xa lìa chỗ của tôi. Anh Binh Nhứt Nguyễn Văn An khi vừa đến ngay hố cá nhân của tôi thì nghe tiếng đạn của địch depart nên một phản xạ tự nhiên nhảy ngay xuống hố cá nhân của tôi dưới chân mình.
Loạt pháo kích vừa rồi cũng chỉ chừng 10 quả rớt lung tung trên mặt đất của Căn cứ Hỏa Lực, tất cả pháo thủ vẫn còn đứng yên dưới hố, và tôi cũng hy vọng và tin tưởng tuyệt đối rằng không ai bị chuyện gì về nhân mạng. Theo kinh nghiệm chiến trận và theo trong nhà trường thì quả đạn pháo kích nổ trước miệng hố hay sau miệng hố theo chiều đạn đạo hình Parabol cũng sẽ tạt về phía trước và sẽ không làm chết hay bị thương người đứng dưới hố.
Tôi vội vàng trở lại hố cá nhân của tôi thì thấy máu thịt xương như bị bằm nhỏ giống như bằm tiết canh vịt, văng cả nắm lên vách thành xe GMC ngay đó (chiếc xe nằm ngay phía sau hố và là hướng tạt của lực theo chiều của đạn đạo). Tôi cúi xuống nhìn vào trong hố, chỉ còn là một đống thịt bầy nhầy bằm nhỏ cùng với đôi giày trận còn nguyên. Anh Binh Nhứt An đã chết rồi và chết không toàn thây, tim tôi đập mạnh, xúc động vô vàn. Nguyễn Văn An đã vì tôi mà chết rồi, tôi ngẩn ngơ như người không hồn, tôi kêu “An ơi, An ơi!”
Lặng người đi và tưởng như trong mơ, tôi thực sự xúc động trước cái chết của người lính thuộc cấp thế cho mình. Cái số của tôi chưa tới số? Điều gì đã khiến cho tôi rời cái hố? Một sự tình cờ xảy ra hay có sự “sắp xếp của bàn tay vô hình nào đó?”
Tránh pháo kích địch một cách hiệu quả nhứt không gì bằng ẩn người trong hố cá nhân. Đạn rớt trước mặt hay sau lưng hố không bao giờ gây thiệt mạng. Chưa bao giờ tôi gặp một trường hợp đạn pháo kích rớt chính xác xuống miệng hố. Điều gì đã khiến tôi rời khỏi cái hố cá nhân của riêng tôi? Tim tôi đập mạnh hơn, tôi lặng người và TIẾC THƯƠNG CHO AN. Người đi trong cuộc chiến thường hay tin tưởng vào SỐ MẠNG, hay là TRỜI KÊU AI NGƯỜI ẤY DẠ, hoặc ĐẠN TRÁNH MÌNH CHỨ MÌNH KHÔNG THỂ TRÁNH ĐẠN.
Tâm tư tôi bị giao động mạnh khi nhìn xuống hố, không còn một thứ gì có thể nhận ra là con người, vì nó nát bấy như băm nhỏ, một viên đạn đại bác 130 ly làm sao có thể rớt ngay phóc vô một cái hố đường kính chỉ chừng năm mươi centimet. Nếu như lúc đạn đang bay trong không trung, tốc độ gió mạnh hơn, hay gió đổi chiều chỉ một chút cũng làm viên đạn lệch đi, hay người xạ thủ địch quân giật cò chậm hơn 1/50 giây cũng sẽ làm viên đạn lệch qua chỗ khác vì sự quay của trái đất sẽ đổi chỗ viên đạn rơi.
Nhiều yếu tố để khiến một viên đại bác rơi trúng đích, nhưng có điều gì đã khiến tôi bồn chồn đói bụng mà phải rời hố, để rồi một binh sĩ thuộc cấp chết thế mình. Tôi nhắm mắt lại và lặng người không dám nhìn vào đáy hố, nó chỉ còn rõ nhất đôi giày trận của Binh Nhứt Nguyễn Văn An.
Trong nỗi hụt hẫng kèm theo lo âu, chưa biết phải làm gì, từ Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn Biệt Động Quân bảo vệ Căn cứ chuyển cho tôi một cái lệnh. Hệ thống truyền tin gần và xa của đơn vị tôi coi như hoàn toàn tê liệt; chỉ còn duy nhứt đơn vị bảo vệ căn cứ của tôi là chỗ dựa trong lúc này.
Lệnh của Trung Tướng Ngô Du, Tư Lệnh Quân Đoàn cho tôi “triệt thoái khỏi căn cứ đi về Trại BENHET ngay bây giờ”. Thì ra vẫn còn có người nghĩ đến tôi, thực ra không phải nghĩ đến tôi mà nghĩ đến sáu khẩu đại bác cần được xử dụng.
Tôi không liên lạc trực tiếp với Quân Đoàn, mà chỉ thi hành lệnh qua trung gian là Biệt Động Quân Quân Khu 2. Pháo Binh của tôi mất tiêu hết đâu rồi, đâu còn xếp lớn xếp nhỏ gì để liên lạc.
Tôi trở lại Pháo đội và ra lệnh “cấp tốc di chuyển khỏi nơi này”. Khi người Đề Lô địch thấy lố nhố người xuất hiện chạy đi chạy lại trên mặt đất thì họ bắt đầu khai hỏa trở lại, làm cho công việc chuẩn bị trở nên phức tạp hơn. Chỉ móc được 5 khẩu đại bác vào những chiếc GMC nào còn chạy được dù là bể bánh xe, hay bể két nước. Phải bỏ lại một khẩu vì không còn kịp.
Nếu cố gắng kéo cho được 6 khẩu và đầy đủ phụ tùng thì tôi e sẽ có quân nhân trúng đạn pháo kích. Tôi quyết định tự tay tôi rút khối kích hỏa của khẩu bỏ lại và ném ra xa, giấu đi làm vô hiệu không cho địch quân xử dụng khẩu đại bác này khi họ tràn vào.
Tôi cất chiếc nón sắt ra khỏi đầu và cúi xuống nhìn cái hố, nơi có xác bầy nhầy bị băm nhỏ như chào vĩnh biệt Binh Nhứt Nguyễn Văn An. Đạn pháo kích địch vẫn tiếp tục rơi. Tôi chạy thiệt nhanh lại đoàn xe đang chờ và phóng hết ga về hướng căn cứ Ben Hét, một căn cứ đầu não của Biệt Động Quân Biên Phòng của vùng rừng núi Tam Biên. Đi về hướng BENHET tức là không về hướng đồng bằng mà càng tiến gần với ngả ba biên giới Việt Miên Lào.
Khi đến BENHET xong, tôi gặp người Trung Tá Biệt Động Quân, Căn cứ Trưởng, ông ta bảo tự bố trí phòng thủ tạm và chờ sẽ có lệnh sau. Khi mặt trời khuất sau rặng núi, tôi quyết định dùng một chiếc GMC và lựa một toán lính gan dạ, lanh lẹ cùng tôi chạy trở lại Căn cứ Dakmot để lấy khẩu đại bác bị bỏ lại. Vì tôi là người giấu khối kích hỏa, biết chỗ nên tôi phải đi, và tôi cùng đi thì binh sĩ sẽ lên tinh thần.
Địch quân không ngờ rằng có người trở lại nên không phản ứng kịp và chúng tôi đã hoàn thành công tác lấy được khẩu đại bác trở về Ben Het. Ở đây pháo đội không gióng hướng súng để tác xạ yểm trợ nữa, mà chỉ bắn trực xạ phòng thủ vị trí, vì đêm nào cũng nghe tiếng xích của xe tăng địch rú gầm xung quanh, cả Pháo đội thức bét con mắt để trông chừng mà trực xạ phải tới ngày thứ tư mới có trực thăng câu đại bác và nhân viên pháo đội tôi từ Benhet về Kon Tum.
Không phải Quân Đoàn thương tiếc đơn vị tôi mà cho trực thăng hai cánh quạt đến bốc chúng tôi, mà vì cả Sư Đoàn vừa bị tan hàng không còn một khẩu đại bác nào để tử thủ KonTum. Khi trực thăng đáp xuống là lúc đạn pháo kích bắt đầu rơi tới tấp, trực thăng không thể chờ mình được nên cũng liều mạng móc súng, đạn 105 ly và dụng cụ. Coi như chơi trò ú tim hên xui may rủi, nếu lỡ trúng đạn thì đành chịu.
Mỗi lần chỉ đáp được một trực thăng vì xuống một lúc dễ trúng đạn pháo kích. Có tất cả 10 chuyến thì xong hết đơn vị. Chỉ khi nào trực thăng lên đến độ cao an toàn thì mới biết mình thoát nạn.
Thời điểm này là lúc Cộng Quân Bắc Việt đang vây KonTum chỉ còn có cái lỏm, trực thăng vừa đáp xuống thành Dapla là có dàn chào đạn của VC ngay. Bọn nó ở đâu sẵn và pháo kích liên tục. Cái số của tôi may mắn nên không phải làm sao cả.
Những ngày gian khổ và nhiều nguy hiểm tại KonTum cũng qua đi khi có các đơn vị Pháo Binh của Sư Đoàn 23 đến được, mà chỉ đến bằng người, không thể mang theo đại bác vì trực thăng không thể câu súng qua đèo ChuPao. Không biết do cái số còn hên có người thương nghĩ tới, đã truyền lệnh cho tôi từ Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Sư Đoàn 23, ra lệnh tôi bàn giao tất cả súng đại bác lại cho nhân viên Pháo Binh Sư Đoàn 23 để chuẩn bị trực thăng vận về Pleiku nhận súng ở đó và tái phối trí. (Tôi là dân Pháo Binh Sư Đoàn 22)
Gia đình tôi từ quê cha sanh mẹ đẻ cho tới quê vợ không biết tin tức tôi ra sao trong hai tháng. Ba tôi chạy ngược chạy xuôi hết đi coi bói ông thầy này tới bà nọ để mong tin con. Cả một sư đoàn 22 và cả một Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Sư Đoàn của tôi tan nát, cũng không còn biết tôi thì làm sao từ Nhatrang và Sài Gòn biết được.
Khi về đến Pleiku, đơn vị đã ổn định, tôi được đi phép đặc biệt về thăm nhà. Tất cả“ gia tài“ quân ngũ của tôi để lại tại căn cứ Đệ Đức Bồng Sơn, cũng bị tràn ngập. Căn cứ mất , tôi cũng mất hết tất cả, nơi này có hai ông Tiểu Đoàn Trưởng và Tiểu Đoàn Phó tiểu đoàn của tôi cũng mất tích và chết sau đó. Tôi không còn đồ đạt gì nên cứ mặc quần áo trận lên xe đò về Nhatrang.
Vừa ngồi lên xe đò nhỏ từ Qui Nhơn đi Nhatrang, một cô ngồì sát bên bảo: “Anh anh, anh mặc đồ này khi vô tới Hảo Sơn, Vũng Rô, tuị nó chận và bắt anh đó“. Cô nói tiếp: “Để em đưa cái áo này cho anh mặc đỡ”. Tôi nghĩ bụng “về tới đây còn gặp rắc rối”! Thế là tôi cũng phải nghe lời cô ấy. Vừa mặc xong, một bàn tay của một người đàn ông đứng tuổi ngồi cạnh cô gái cho mượn áo cầm tay tôi mà không cần hỏi han giáo đầu chi hết: “Có phải anh vừa thoát một đại nạn lớn lắm phải không? Tôi thấy anh thoát chết là do một người nào đó khuất mặt họ cứu anh“. Tôi thấy đúng ở chỗ thoát đại nạn, nhưng do ai cứu thì tôi không biết, tôi nghĩ thầm mà không trả lời.
Không lẽ ông này thấy tôi mặc đồ lính rồi đoán vậy? hay ông ta có bùa ngải gì đây? Tôi tự hỏi mà không dám thố lộ. Ông ta tiếp: “Tôi nói thực cái mạng anh rất lớn, có một vong linh người Nữ theo cứu anh, chứ không thì anh không có ngồi đây.“ Tôi thấy đúng như trúng tim đen ở chỗ may mắn thoát chết, nhưng mà ai đã cứu mạng tôi thì không biết. Và rồi tôi lẩm bẩm: “cũng có thể lắm….”
Tôi về được tới nhà trong bất ngờ mà Ba Má tôi không hề biết. Mọi người đều khóc, khóc vì sung sướng tôi đã về bằng xương bằng thịt, mà có ông thầy bói nào nói với Ba tôi là “tôi không còn nữa, tan xác hết rồi“. Cái cảnh xum họp này coi thật là cảm động, cả nhà vui mừng hẳn lên. Tối hôm đó sau khi cơm nước xong Ba Má tôi kể chuyện cho tôi nghe trong lúc có các cô chú cũng có mặt cùng nghe. Ba tôi kể rằng: “năm nào nhà mình cũng mướn mấy ông ngoài Bình Định cứ vào sau mùa gặt thì đào đất ruộng xung quanh nhà dùng xe cút kít đẩy đất lên bồi đất xung quanh nhà cho cao để trồng cây ăn trái. Họ ăn ngủ tại nhà mình và trả lương khoán. Khi nào làm xong hết việc thì họ đi nơi khác, làm bảy ngày một tuần tối ngủ ở đây”, Ba tôi vừa nói vừa chỉ chỗ ngủ của ông ấy.
Có một buổi tối nọ sau khi ăn xong như thường lệ, cũng đang ngồi nói chuyện bâng quơ thì bỗng nhiên ông ta bụm hai bàn tay rồi vuốt mặt, thả tay ra thì thấy mặt đỏ rần như Trương Phi. Ông ta rung người lắc lắc đầu mấy cái rồi nhìn thẳng vào mặt Ba tôi mà nói: “Sao nhà Ngươi đẻ ta ra mà bỏ, không ngó ngàng gì tới? Nhà ngươi có còn nhớ vào một buổi sáng chừng tám chín giờ đẻ ta ở gốc keo rồi chôn ở đó không? Nhà Ngươi không có đặt tên, không có bàn thờ cho ta. Nhưng giờ ta không còn ở đây nữa, ta ở trên cao lắm. Ta có hai người anh đang trong nguy hiểm, và chính ta đã cứu một người anh đó.“ Ba Má tôi rợn tóc gáy rất là sợ, vì sao ông này nói trúng y chang sự việc mà ông ta không là người trong gia đình, ông ta không thể nào biết được chuyện riêng tư này đã xảy ra mấy chục năm trước (chuyện cái bào thai bị sẩy).
Ba Má tôi nhớ lại, vào một buổi sáng, Má tôi đi tiểu ngoài hàng rào keo cách xa nhà chừng vài chục thước sát bờ ruộng; trong lúc bà mang thai ba tháng. Bà đã để lọt cái thai ra ngoài, coi như sẩy thai. Ba tôi vội lấy cái nồi gọ bằng đất, một loại nồi nhỏ chỉ nấu cơm cho một người ăn, bỏ cái thai trong đó và đem chôn cũng ngay gốc cây keo bà vừa tiểu.
Vì Ba tôi nghĩ rằng cái thai mới có ba tháng, còn quá nhỏ nên không quan tâm, và không hề quan tâm đến nữa. Đó là đứa em gái kế tôi, chuyện đã mấy chục năm, nay được một ông lạ hoắc kể ra, làm sao không làm kinh ngạc mọi người. Sau đó Ba Má tôi làm một cái “trang” để thờ đứa nhỏ mà không để chung với bàn thờ chính giữa nhà thờ Ông Bà và đặt tên cho nó.
Em Gái tôi nói lúc nào cũng theo sát tôi để phù hộ độ mạng khi xảy ra nguy hiểm. Tôi nghe kể lại cũng thấy rợn da gà và liên tưởng tới Căn Cứ Dakmot.
Tôi nhớ đến chuyện Binh Nhứt Nguyễn Văn An đã thế chỗ trong hố cá nhân của tôi để rồi thịt xương bị nổ tung và bằm như tiết canh. Tôi thở ra và nghĩ không ngờ vẫn còn có thế giới vô hình đâu đây. Tôi không biết phải làm gì với em gái tôi để gọi rằng đền ơn cứu mạng tôi. Và từ đó tôi rất tin tưởng CON NGƯỜI TA CHẾT ĐI VẪN CÒN LINH HỒN, cũng như tôi tin CON NGƯỜI TA SỐNG CHẾT ĐỀU CÓ SỐ.
Nguyễn Trãi
http://baotgm.com/index.php/van-hoa/82-truyen-ngan/2804
sINH tỒN CHUYỂN
Bàn ra tán vào (0)
Quả đạn đại bác 130 ly của địch và chiếc hố cá nhân
Nguyễn Trãi – Quốc lộ 14 nối liền thành phố Pleiku đi ngang qua Kontum và cuối cùng là Tân Cảnh thuộc quân Dakto. Từ Tân Cảnh có một ngả ba, một hướng đi về Quận Dakto, một hướng về căn cứ Benhet, căn cứ của lực lượng Biệt Động Quân Biên phòng trú đóng ngay sát ngả ba biên giới Việt – Miên – Lào.
Tuy ngọn đồi nhỏ nhưng vách núi thẳng dốc, con đường phải quanh co hai vòng mới lên tới đỉnh đồi. Từng ba tháng một, các pháo đội trong Tiểu Đoàn của tôi phải luân phiên di chuyển từ Bồng Sơn, Tam Quan đến đây để tăng phái cho mặt trận phía bắc Kontum. Vì điạ thế hiểm trở và vị trí súng trên cao cho nên tôi cũng yên tâm địch khó có thể tấn công bằng chiến thuật biển người. Bên ngoài vòng đai căn cứ hỏa lực Pháo Binh này còn có một Tiểu Đoàn Biệt Động Quân Biên Phòng giữ an ninh.
Cứ mỗi chu kỳ ba tháng tăng phái một lần và rời căn cứ sau khi có Pháo Đội khác đến thay thế, ba tháng luôn mãi bên núi rừng buồn hiu quạnh với những tác xạ bất kể đêm ngày khi có yêu cầu của quân bạn. Ở đây cũng đúng nghĩa của “tiền đồn biên giới” vì không còn bao xa nữa là vùng Tam Biên ngả ba biên giới Việt Miên Lào. Những buổi chiều xuống mau, mây phủ ngay trên đỉnh đầu lòng thấy thấm thía chi lạ cho nên chợt thấy: “Núi sông ôm kín đời chinh chiến. Tiền đồn heo hút nặng gánh vai. Mây giăng trắng xoá mờ nhân ảo. Se sắt bên lòng một chí trai….”
Đêm nay có những dấu hiệu khác thường hơn mọi đêm, các đơn vị Địa Phương Quân xung quanh Quận Dakto nhiều lần chạm địch, hay có nhiều lần báo cáo nghe tiếng xe tăng chạy trong vùng, nhiều hướng khác các điểm phục kích của lính Bộ Binh Trung Đoàn 42, cũng như của Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù xin tác xạ nhiều lần, tôi đã liên tưởng tới một trận chiến ác liệt hơn.
Từ 10 giờ đêm Pháo Đội tôi đã phải tác xạ liên tục yểm trợ cho nhiều cánh quân một lúc, bao nhiêu lần đóng ở đây, tôi chưa bao giờ chứng kiến một sự yểm trợ liên tục nhiều giờ như thế này, các cánh quân đều chạm địch và cũng thấy lo âu khi nghe báo cáo có tiếng xe tank chạy. Chừng quá nửa khuya, được nghỉ ngơi một chút thì đã sang ngày mới. Một ngày lịch sử và cũng là ngày cuối cùng trên vùng đất này cho đến hôm nay.
Bốn giờ sáng ngày 24 tháng 4 năm 1972 tất cả các khẩu đại bác đều nhã đạn liên tục không phải do yêu cầu tác xạ của Bộ chỉ Huy Trung Đoàn 42 mà là của Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Sư Đoàn 22. Vì tình hình chiến sự tại đây nên Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Tiền Phương được di chuyển từ Quy Nhơn đến đặt ngay trong Trung Tâm Hành Quân của Trung Đoàn 42 sát ngay tại thị trấn Tân Cảnh.
Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn bị tấn công trực tiếp mà trong đó có đơn vị cấp cao của tôi cũng bị tấn công theo, đó là Pháo Binh Sư Đoàn, thế thì làm sao mà tôi không dồn hết sức mình để yểm trợ cho được. Căn cứ Hoả Lực Dakmot của tôi nằm cách Tân Cảnh 11 cây số, bắn yểm trợ xem như mút tầm, xử dụng thuốc nạp hết cỡ, và mỗi viên đạn rời khỏi nòng súng là mỗi sự gầm thét tung trời chát chúa, cả khẩu đại bác nhấc tung lên rồi rớt xuống do sự giật lùi của nòng súng. Bất cứ giá nào và bất cứ yêu cầu nào tôi cũng cố gắng thỏa mãn, tôi trưng dụng tất cả mọi người lính trong Pháo Đội dù họ không có nhiệm vụ tác xạ vẫn phải vác đạn tháo đạn tiếp tế cho từng khẩu đội.
Các đường khương tuyến của các khẩu đại bác chắc cũng đã mòn đi khá nhiều, vì toàn là xử dụng thuốc nạp 7 là loại thuốc nạp tối đa. Người lính khá mệt mỏi, cả căn cứ được bao trùm bầu khói súng màu trắng đục rất khó thở. Các cánh quân bộ binh bên ngoài lần lượt không liên lạc được qua các Tiền Sát Viên Pháo Binh mà tôi yểm trợ trực tiếp, tuy nhiên cũng nhờ sự liên lạc chung trong cùng một hệ thống truyền tin cho nên tôi vẫn còn biết được giờ này tình hình ra sao, ai đang ở đâu trong căn cứ, ai đã bung được ra khỏi căn hầm chỉ huy của Trung Tâm Hành Quân.
Tôi bắt được liên lạc với một người Sĩ Quan liên lạc Pháo Binh Nhảy Dù, và tôi được lệnh bắn yểm trợ cho Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù đang trong vùng, mà trước đây họ có súng đại bác riêng của họ, nhưng giờ thì không biết tại sao tôi phải quay qua yểm trợ cho Nhảy Dù, tôi đoán bên Sư Đoàn của tôi vì đã mất liên lạc cho nên phải dồn hỏa lực cho Nhảy Dù.
Người Sĩ Quan Liên Lạc Pháo Binh Nhảy Dù này sau khi nói chuyện trên hệ thống vô tuyến thì cả hai nhận ra nhau là cùng khóa 22 Pháo Binh. Sáu năm sau khi ra trường bây giờ mới được gặp lại trên hệ thống truyền tin, và nhất là đang trên trận chiến tối tăm mặt mày như thế này cho nên chỉ biết trong xúc động mừng mừng tủi tủi chưa kịp nói gì với nhau thì phải nhận điện văn xin tác xạ từ một Sĩ Quan Tiền Sát Viên (thông thường gọi là Sĩ Quan Đề Lô) Pháo Binh Nhảy Dù khác do anh ta điều hợp chuyển cho tôi.
Tiếng người Sĩ Quan Đề Lô oang oang trong máy với vẻ khẩn cấp hối hả lắm, tôi kiểm soát vị trí đứng của anh ta (toạ độ điểm đứng của Đề Lô), tôi thấy rất gần với toạ độ xin tác xạ, tuy nhiên vẫn còn có thể bắn được và tôi đang tin tưởng toạ độ xin tác xạ và toạ độ điểm đứng do anh ta chấm là chính xác.
Sau khi nhiều loạt đạn điều chỉnh, đến lúc bắn hiệu quả thì tôi cho ngưng tác xạ vì nó chỉ cách quân bạn không đầy 50 mét mà tầm sát hại của đạn 105 ly đã đủ để làm chết người. Tôi đích thân cầm máy liên lạc với Đề Lô “tôi không thể bắn cho anh được nữa vì đã quá gần quân bạn”.
Người Sĩ Quan Đề Lô trả lời trực tiếp trên hệ thống vô tuyến một cách rất dõng dạc và cương quyết: “Anh cứ bắn đi, bắn cho đến khi nào không còn nghe tôi nói nữa thì coi như tôi đã chết”.
Tôi tưởng chừng như là chuyện huyền thoại trong phim xinê hay tôi nghe lầm; nhưng không, tôi đã thực sự xúc động và nghẹn lại trong vài giây! Tôi nhắm hai mắt và như trước mặt tôi cảnh tượng khủng khiếp sẽ phải xảy ra… Câu nói rất khí tiết và anh hùng của một Sĩ Quan Pháo Binh Nhảy Dù dù phải hy sinh để cứu đơn vị, và tôi tin chắc tình thế đang bị một đại đơn vị địch tràn ngập.
Tôi không còn một sự chọn lựa nào khác với những loạt đạn bắn hiệu quả này và hy vọng sẽ cứu được quân bạn; và cũng cầu xin thật an toàn cho sinh mạng của người Sĩ Quan Đề Lô này.
Sau khi chấm dứt tác xạ, đích thân tôi cầm máy gọi danh xưng truyền tin của người Đề Lô, nhưng gọi bao nhiêu lần cũng không thấy trả lời. Tôi lặng người đi trong đôi phút và biết rằng anh đã gục xuống bởi chính những quả đạn đại bác của tôi mà do chính anh yêu cầu. TÔI ĐÃ GIẾT BẠN TÔI MẤT RỒI…
Cũng vào giờ phút này thì tôi không còn liên lạc được với bất cứ Tiền Sát Viên nào trên vùng cũng như các Trung Tâm Phối Hợp Hỏa Lực của Trung Đoàn và Sư Đoàn. Tôi cảm thấy bơ vơ như “rắn mất đầu”. Không biết trông cậy vào ai, đâu còn ai chỉ huy đơn vị tôi, ra lệnh cho tôi bắn yểm trợ nữa đây?
Trước đây chừng nửa giờ, tôi vẫn còn biết Vị Tư Lệnh Sư Đoàn Đại Tá Lê Đức Đạt, và cả vị Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Sư Đoàn của tôi, Trung Tá Trịnh Lê Triễn, một ông thày của tôi từ ngày mới ra trường về Ban Mê Thuột trình diện ông ta năm 1966, hai người đã thoát được ra ngoài căn hầm chìm dưới đất được gọi là Trung Tâm Hành Quân Tiền Phương Sư Đoàn trước khi chiếc xe tăng T54 của địch tràn vào.
Bây giờ im lặng và không còn bắn yểm trợ được nữa, tôi quay sang tần số của chiếc L19 đang quần quần trên bầu trời Tân Cảnh mà ở đây nhìn thấy được, họ báo động cho tôi biết những chiếc tank đang chỉa hướng về Căn cứ Phượng Hoàng và cũng cùng hướng với căn cứ của tôi. Tôi nghĩ đến những khẩu M-72 đã trang bị sẵn cho Pháo Đội từ lâu.
Trên trời có hai chiếc phản lực đang trút những loạt bom xuống trong căn cứ Tân Cảnh, tôi nhìn thấy rõ những viên đạn phòng không bắn theo khi chiếc máy bay ngóc đầu bay vút lên. Một cuộn khói đen bay theo với chiếc máy bay, dường như đã trúng hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 thì phải? Cái không khí tang thương sẵn có càng thê lương hơn khi cuộn khói đen uốn lượn nhiều vòng trên bầu trời trước khi một cột lửa bùng phát kèm với tiếng nổ lớn, may mắn thay chiếc dù của người phi công cũng bung ra đúng lúc trước khi chiếc phi cơ rơi xuống đất.
Có một điều thông thường rằng bao giờ Cộng Quân tấn công một vị trí nào đó, chúng cũng pháo kích tới tấp vào căn cứ Pháo Binh trong tầm yểm trợ để khống chế làm vô hiệu hoá sự yểm trợ cho vị trí đang bị tấn công. Nhưng hôm nay rất đặc biệt, họ không pháo kích đơn vị Pháo Binh của tôi đang yểm trợ trực tiếp cho Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Sư Đoàn 22 trong suốt thời gian họ tấn công. Có lẽ họ khinh địch và cho rằng sự can thiệp của đơn vị tôi không làm chùn bước tiến chăng?
Nhưng không, bây giờ họ bắt đầu quay sang tôi, cái gai phải nhổ tiếp trước khi thống lãnh một vùng đất. Đại bác 130 ly có tầm xa 18 cây số, họ đặt bên triền núi trước mặt tôi nghe rất rõ tiếng đạn rời khỏi nòng súng ngay sau khi nhìn thấy tia lửa chớp lên tại vị trí đặt súng, có nghĩa rằng thấy tia lửa phát ra từ chỗ đặt súng trước khi nghe tiếng đạn depart vì tốc độ ánh sáng đi nhanh hơn tốc độ tiếng động.
Nhìn thấy rõ vị trí đặt súng của địch qua ánh chớp lửa, biết được hướng đặt súng của địch, dân Pháo binh chúng tôi đã xác định được toạ độ của địch nhờ phương giác và khoảng cách, thế mà đành bó tay chỉ núp dưới mỗi hố cá nhân và nhìn cho vui. Địch quân đã sử dụng đại pháo 130 ly là cố tình vượt lên tầm xa của đại bác 105 và 155 ly của Quân Lực VNCH. Súng của chúng tôi chỉ bắn tối đa 11 mét 100 thước mà thôi. Thấy mà không làm gì được nó, thế mới ức cành hông.
Chỉ trông cậy vào máy bay oanh kích vị trí đặt pháo, nhưng giờ không có máy bay nào nữa, tôi lo cho số phận của 150 mạng người giờ đây biết phải làm gì khi hỏa lực của mình ngoài tầm tay.
Trong vòng một giờ đồng hồ, căn cứ hoả lực Dakmot của tôi trở thành một đống bầy nhầy hỗn độn, hai cây anten 292 bị gãy xuống hoàn toàn tê liệt không liên lạc được với ai, các căn hầm bị bung mái tung lên cao, Đài Tác Xạ là nơi xem như trung tâm hành quân của căn cứ cũng bị sập xuống trước sức công phá của đạn 130 ly. Tiền sát viên của địch chắc chắn áp rất sát căn cứ của tôi để quan sát và điều chỉnh mỗi loạt đạn rất chính xác nhất là mỗi khi thấy có người di chuyển trên mặt đất.
Cả một căn cứ thành bình địa, nhưng không có một pháo thủ nào bị thương hay bị chết vì nhờ tất cả đứng dưới hố cá nhân. Ai ai cũng phải đào một cái hố sâu tới cổ của mình khi đứng để còn tác xạ được khi địch tràn vào, chiều rộng vừa với mỗi một cơ thể đứng và xoay trở được, trên miệng hố một cây súng M16 và một cây M72 chống chiến xa là bửu bối tự vệ lúc bấy giờ.
Tôi len lỏi trong một đường giao thông hào từ căn cứ của tôi đến chỗ đặt bản doanh Tiểu Đoàn Biệt Động Quân bảo vệ Căn Cứ. Đến nơi tôi mới biết ông Đại Uý Tiểu Đoàn Trưởng đã bị thương nơi cánh tay phải bởi một mảnh đạn pháo kích, người lính phụ tá còn đang băng vết thương. Đơn vị ông ta còn liên lạc được với Đại Đơn Vị của Ông là Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân Căn cứ Benhet bằng máy PRC 25. Ở đây vẫn chưa có lệnh lạc gì cho ông.
Tôi trở về căn cứ của tôi, vì thấy tình hình im lặng và cũng do đã đói bụng vì đã quá 4 giờ chiều mà từ sáng tới giờ chưa có ăn gì; tôi nhảy lên khỏi chiếc hố cá nhân được đào gần Đài Tác Xạ sau lưng chiếc xe GMC (xe kéo súng) đậu tại đây để chạy bình điện cho máy truyền tin đánh morse.
Tôi lên khỏi miệng hố và cất tiếng gọi lớn “nhà bếp” đem lương khô lên ăn tạm. Trong khi anh Binh Nhất Nguyễn Văn An, nhân viên Hỏa Đầu Vụ, mang những bịch cơm sấy đến chỗ tôi thì tôi đã rời xa rồi vì phải đi kiểm soát lại các cộng sự phòng thủ và từng hố cá nhân của nhân viên.
Chỉ có bóng dáng hai người đang hiện diện trên mặt đất, tức thì đạn 130 ly bắt đầu rơi trở lại trên căn cứ. Từ khi nghe tiếng depart cho tới lúc đạn rơi trên mục tiêu cũng có thể ước chừng được bao nhiêu lâu nữa đạn sẽ nổ nên có đủ thời gian để nhảy xuống hố cá nhân khác, vì tôi đang xa lìa chỗ của tôi. Anh Binh Nhứt Nguyễn Văn An khi vừa đến ngay hố cá nhân của tôi thì nghe tiếng đạn của địch depart nên một phản xạ tự nhiên nhảy ngay xuống hố cá nhân của tôi dưới chân mình.
Loạt pháo kích vừa rồi cũng chỉ chừng 10 quả rớt lung tung trên mặt đất của Căn cứ Hỏa Lực, tất cả pháo thủ vẫn còn đứng yên dưới hố, và tôi cũng hy vọng và tin tưởng tuyệt đối rằng không ai bị chuyện gì về nhân mạng. Theo kinh nghiệm chiến trận và theo trong nhà trường thì quả đạn pháo kích nổ trước miệng hố hay sau miệng hố theo chiều đạn đạo hình Parabol cũng sẽ tạt về phía trước và sẽ không làm chết hay bị thương người đứng dưới hố.
Tôi vội vàng trở lại hố cá nhân của tôi thì thấy máu thịt xương như bị bằm nhỏ giống như bằm tiết canh vịt, văng cả nắm lên vách thành xe GMC ngay đó (chiếc xe nằm ngay phía sau hố và là hướng tạt của lực theo chiều của đạn đạo). Tôi cúi xuống nhìn vào trong hố, chỉ còn là một đống thịt bầy nhầy bằm nhỏ cùng với đôi giày trận còn nguyên. Anh Binh Nhứt An đã chết rồi và chết không toàn thây, tim tôi đập mạnh, xúc động vô vàn. Nguyễn Văn An đã vì tôi mà chết rồi, tôi ngẩn ngơ như người không hồn, tôi kêu “An ơi, An ơi!”
Lặng người đi và tưởng như trong mơ, tôi thực sự xúc động trước cái chết của người lính thuộc cấp thế cho mình. Cái số của tôi chưa tới số? Điều gì đã khiến cho tôi rời cái hố? Một sự tình cờ xảy ra hay có sự “sắp xếp của bàn tay vô hình nào đó?”
Tránh pháo kích địch một cách hiệu quả nhứt không gì bằng ẩn người trong hố cá nhân. Đạn rớt trước mặt hay sau lưng hố không bao giờ gây thiệt mạng. Chưa bao giờ tôi gặp một trường hợp đạn pháo kích rớt chính xác xuống miệng hố. Điều gì đã khiến tôi rời khỏi cái hố cá nhân của riêng tôi? Tim tôi đập mạnh hơn, tôi lặng người và TIẾC THƯƠNG CHO AN. Người đi trong cuộc chiến thường hay tin tưởng vào SỐ MẠNG, hay là TRỜI KÊU AI NGƯỜI ẤY DẠ, hoặc ĐẠN TRÁNH MÌNH CHỨ MÌNH KHÔNG THỂ TRÁNH ĐẠN.
Tâm tư tôi bị giao động mạnh khi nhìn xuống hố, không còn một thứ gì có thể nhận ra là con người, vì nó nát bấy như băm nhỏ, một viên đạn đại bác 130 ly làm sao có thể rớt ngay phóc vô một cái hố đường kính chỉ chừng năm mươi centimet. Nếu như lúc đạn đang bay trong không trung, tốc độ gió mạnh hơn, hay gió đổi chiều chỉ một chút cũng làm viên đạn lệch đi, hay người xạ thủ địch quân giật cò chậm hơn 1/50 giây cũng sẽ làm viên đạn lệch qua chỗ khác vì sự quay của trái đất sẽ đổi chỗ viên đạn rơi.
Nhiều yếu tố để khiến một viên đại bác rơi trúng đích, nhưng có điều gì đã khiến tôi bồn chồn đói bụng mà phải rời hố, để rồi một binh sĩ thuộc cấp chết thế mình. Tôi nhắm mắt lại và lặng người không dám nhìn vào đáy hố, nó chỉ còn rõ nhất đôi giày trận của Binh Nhứt Nguyễn Văn An.
Trong nỗi hụt hẫng kèm theo lo âu, chưa biết phải làm gì, từ Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn Biệt Động Quân bảo vệ Căn cứ chuyển cho tôi một cái lệnh. Hệ thống truyền tin gần và xa của đơn vị tôi coi như hoàn toàn tê liệt; chỉ còn duy nhứt đơn vị bảo vệ căn cứ của tôi là chỗ dựa trong lúc này.
Lệnh của Trung Tướng Ngô Du, Tư Lệnh Quân Đoàn cho tôi “triệt thoái khỏi căn cứ đi về Trại BENHET ngay bây giờ”. Thì ra vẫn còn có người nghĩ đến tôi, thực ra không phải nghĩ đến tôi mà nghĩ đến sáu khẩu đại bác cần được xử dụng.
Tôi không liên lạc trực tiếp với Quân Đoàn, mà chỉ thi hành lệnh qua trung gian là Biệt Động Quân Quân Khu 2. Pháo Binh của tôi mất tiêu hết đâu rồi, đâu còn xếp lớn xếp nhỏ gì để liên lạc.
Tôi trở lại Pháo đội và ra lệnh “cấp tốc di chuyển khỏi nơi này”. Khi người Đề Lô địch thấy lố nhố người xuất hiện chạy đi chạy lại trên mặt đất thì họ bắt đầu khai hỏa trở lại, làm cho công việc chuẩn bị trở nên phức tạp hơn. Chỉ móc được 5 khẩu đại bác vào những chiếc GMC nào còn chạy được dù là bể bánh xe, hay bể két nước. Phải bỏ lại một khẩu vì không còn kịp.
Nếu cố gắng kéo cho được 6 khẩu và đầy đủ phụ tùng thì tôi e sẽ có quân nhân trúng đạn pháo kích. Tôi quyết định tự tay tôi rút khối kích hỏa của khẩu bỏ lại và ném ra xa, giấu đi làm vô hiệu không cho địch quân xử dụng khẩu đại bác này khi họ tràn vào.
Tôi cất chiếc nón sắt ra khỏi đầu và cúi xuống nhìn cái hố, nơi có xác bầy nhầy bị băm nhỏ như chào vĩnh biệt Binh Nhứt Nguyễn Văn An. Đạn pháo kích địch vẫn tiếp tục rơi. Tôi chạy thiệt nhanh lại đoàn xe đang chờ và phóng hết ga về hướng căn cứ Ben Hét, một căn cứ đầu não của Biệt Động Quân Biên Phòng của vùng rừng núi Tam Biên. Đi về hướng BENHET tức là không về hướng đồng bằng mà càng tiến gần với ngả ba biên giới Việt Miên Lào.
Khi đến BENHET xong, tôi gặp người Trung Tá Biệt Động Quân, Căn cứ Trưởng, ông ta bảo tự bố trí phòng thủ tạm và chờ sẽ có lệnh sau. Khi mặt trời khuất sau rặng núi, tôi quyết định dùng một chiếc GMC và lựa một toán lính gan dạ, lanh lẹ cùng tôi chạy trở lại Căn cứ Dakmot để lấy khẩu đại bác bị bỏ lại. Vì tôi là người giấu khối kích hỏa, biết chỗ nên tôi phải đi, và tôi cùng đi thì binh sĩ sẽ lên tinh thần.
Địch quân không ngờ rằng có người trở lại nên không phản ứng kịp và chúng tôi đã hoàn thành công tác lấy được khẩu đại bác trở về Ben Het. Ở đây pháo đội không gióng hướng súng để tác xạ yểm trợ nữa, mà chỉ bắn trực xạ phòng thủ vị trí, vì đêm nào cũng nghe tiếng xích của xe tăng địch rú gầm xung quanh, cả Pháo đội thức bét con mắt để trông chừng mà trực xạ phải tới ngày thứ tư mới có trực thăng câu đại bác và nhân viên pháo đội tôi từ Benhet về Kon Tum.
Không phải Quân Đoàn thương tiếc đơn vị tôi mà cho trực thăng hai cánh quạt đến bốc chúng tôi, mà vì cả Sư Đoàn vừa bị tan hàng không còn một khẩu đại bác nào để tử thủ KonTum. Khi trực thăng đáp xuống là lúc đạn pháo kích bắt đầu rơi tới tấp, trực thăng không thể chờ mình được nên cũng liều mạng móc súng, đạn 105 ly và dụng cụ. Coi như chơi trò ú tim hên xui may rủi, nếu lỡ trúng đạn thì đành chịu.
Mỗi lần chỉ đáp được một trực thăng vì xuống một lúc dễ trúng đạn pháo kích. Có tất cả 10 chuyến thì xong hết đơn vị. Chỉ khi nào trực thăng lên đến độ cao an toàn thì mới biết mình thoát nạn.
Thời điểm này là lúc Cộng Quân Bắc Việt đang vây KonTum chỉ còn có cái lỏm, trực thăng vừa đáp xuống thành Dapla là có dàn chào đạn của VC ngay. Bọn nó ở đâu sẵn và pháo kích liên tục. Cái số của tôi may mắn nên không phải làm sao cả.
Những ngày gian khổ và nhiều nguy hiểm tại KonTum cũng qua đi khi có các đơn vị Pháo Binh của Sư Đoàn 23 đến được, mà chỉ đến bằng người, không thể mang theo đại bác vì trực thăng không thể câu súng qua đèo ChuPao. Không biết do cái số còn hên có người thương nghĩ tới, đã truyền lệnh cho tôi từ Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Sư Đoàn 23, ra lệnh tôi bàn giao tất cả súng đại bác lại cho nhân viên Pháo Binh Sư Đoàn 23 để chuẩn bị trực thăng vận về Pleiku nhận súng ở đó và tái phối trí. (Tôi là dân Pháo Binh Sư Đoàn 22)
Gia đình tôi từ quê cha sanh mẹ đẻ cho tới quê vợ không biết tin tức tôi ra sao trong hai tháng. Ba tôi chạy ngược chạy xuôi hết đi coi bói ông thầy này tới bà nọ để mong tin con. Cả một sư đoàn 22 và cả một Bộ Chỉ Huy Pháo Binh Sư Đoàn của tôi tan nát, cũng không còn biết tôi thì làm sao từ Nhatrang và Sài Gòn biết được.
Khi về đến Pleiku, đơn vị đã ổn định, tôi được đi phép đặc biệt về thăm nhà. Tất cả“ gia tài“ quân ngũ của tôi để lại tại căn cứ Đệ Đức Bồng Sơn, cũng bị tràn ngập. Căn cứ mất , tôi cũng mất hết tất cả, nơi này có hai ông Tiểu Đoàn Trưởng và Tiểu Đoàn Phó tiểu đoàn của tôi cũng mất tích và chết sau đó. Tôi không còn đồ đạt gì nên cứ mặc quần áo trận lên xe đò về Nhatrang.
Vừa ngồi lên xe đò nhỏ từ Qui Nhơn đi Nhatrang, một cô ngồì sát bên bảo: “Anh anh, anh mặc đồ này khi vô tới Hảo Sơn, Vũng Rô, tuị nó chận và bắt anh đó“. Cô nói tiếp: “Để em đưa cái áo này cho anh mặc đỡ”. Tôi nghĩ bụng “về tới đây còn gặp rắc rối”! Thế là tôi cũng phải nghe lời cô ấy. Vừa mặc xong, một bàn tay của một người đàn ông đứng tuổi ngồi cạnh cô gái cho mượn áo cầm tay tôi mà không cần hỏi han giáo đầu chi hết: “Có phải anh vừa thoát một đại nạn lớn lắm phải không? Tôi thấy anh thoát chết là do một người nào đó khuất mặt họ cứu anh“. Tôi thấy đúng ở chỗ thoát đại nạn, nhưng do ai cứu thì tôi không biết, tôi nghĩ thầm mà không trả lời.
Không lẽ ông này thấy tôi mặc đồ lính rồi đoán vậy? hay ông ta có bùa ngải gì đây? Tôi tự hỏi mà không dám thố lộ. Ông ta tiếp: “Tôi nói thực cái mạng anh rất lớn, có một vong linh người Nữ theo cứu anh, chứ không thì anh không có ngồi đây.“ Tôi thấy đúng như trúng tim đen ở chỗ may mắn thoát chết, nhưng mà ai đã cứu mạng tôi thì không biết. Và rồi tôi lẩm bẩm: “cũng có thể lắm….”
Tôi về được tới nhà trong bất ngờ mà Ba Má tôi không hề biết. Mọi người đều khóc, khóc vì sung sướng tôi đã về bằng xương bằng thịt, mà có ông thầy bói nào nói với Ba tôi là “tôi không còn nữa, tan xác hết rồi“. Cái cảnh xum họp này coi thật là cảm động, cả nhà vui mừng hẳn lên. Tối hôm đó sau khi cơm nước xong Ba Má tôi kể chuyện cho tôi nghe trong lúc có các cô chú cũng có mặt cùng nghe. Ba tôi kể rằng: “năm nào nhà mình cũng mướn mấy ông ngoài Bình Định cứ vào sau mùa gặt thì đào đất ruộng xung quanh nhà dùng xe cút kít đẩy đất lên bồi đất xung quanh nhà cho cao để trồng cây ăn trái. Họ ăn ngủ tại nhà mình và trả lương khoán. Khi nào làm xong hết việc thì họ đi nơi khác, làm bảy ngày một tuần tối ngủ ở đây”, Ba tôi vừa nói vừa chỉ chỗ ngủ của ông ấy.
Có một buổi tối nọ sau khi ăn xong như thường lệ, cũng đang ngồi nói chuyện bâng quơ thì bỗng nhiên ông ta bụm hai bàn tay rồi vuốt mặt, thả tay ra thì thấy mặt đỏ rần như Trương Phi. Ông ta rung người lắc lắc đầu mấy cái rồi nhìn thẳng vào mặt Ba tôi mà nói: “Sao nhà Ngươi đẻ ta ra mà bỏ, không ngó ngàng gì tới? Nhà ngươi có còn nhớ vào một buổi sáng chừng tám chín giờ đẻ ta ở gốc keo rồi chôn ở đó không? Nhà Ngươi không có đặt tên, không có bàn thờ cho ta. Nhưng giờ ta không còn ở đây nữa, ta ở trên cao lắm. Ta có hai người anh đang trong nguy hiểm, và chính ta đã cứu một người anh đó.“ Ba Má tôi rợn tóc gáy rất là sợ, vì sao ông này nói trúng y chang sự việc mà ông ta không là người trong gia đình, ông ta không thể nào biết được chuyện riêng tư này đã xảy ra mấy chục năm trước (chuyện cái bào thai bị sẩy).
Ba Má tôi nhớ lại, vào một buổi sáng, Má tôi đi tiểu ngoài hàng rào keo cách xa nhà chừng vài chục thước sát bờ ruộng; trong lúc bà mang thai ba tháng. Bà đã để lọt cái thai ra ngoài, coi như sẩy thai. Ba tôi vội lấy cái nồi gọ bằng đất, một loại nồi nhỏ chỉ nấu cơm cho một người ăn, bỏ cái thai trong đó và đem chôn cũng ngay gốc cây keo bà vừa tiểu.
Vì Ba tôi nghĩ rằng cái thai mới có ba tháng, còn quá nhỏ nên không quan tâm, và không hề quan tâm đến nữa. Đó là đứa em gái kế tôi, chuyện đã mấy chục năm, nay được một ông lạ hoắc kể ra, làm sao không làm kinh ngạc mọi người. Sau đó Ba Má tôi làm một cái “trang” để thờ đứa nhỏ mà không để chung với bàn thờ chính giữa nhà thờ Ông Bà và đặt tên cho nó.
Em Gái tôi nói lúc nào cũng theo sát tôi để phù hộ độ mạng khi xảy ra nguy hiểm. Tôi nghe kể lại cũng thấy rợn da gà và liên tưởng tới Căn Cứ Dakmot.
Tôi nhớ đến chuyện Binh Nhứt Nguyễn Văn An đã thế chỗ trong hố cá nhân của tôi để rồi thịt xương bị nổ tung và bằm như tiết canh. Tôi thở ra và nghĩ không ngờ vẫn còn có thế giới vô hình đâu đây. Tôi không biết phải làm gì với em gái tôi để gọi rằng đền ơn cứu mạng tôi. Và từ đó tôi rất tin tưởng CON NGƯỜI TA CHẾT ĐI VẪN CÒN LINH HỒN, cũng như tôi tin CON NGƯỜI TA SỐNG CHẾT ĐỀU CÓ SỐ.
Nguyễn Trãi
http://baotgm.com/index.php/van-hoa/82-truyen-ngan/2804
sINH tỒN CHUYỂN