Xe cán chó
Quán cơm đường dài ở phía Bắc
Trên tuyến đường từ Hà Nội vào phía Bắc đèo Hải Vân, thuộc địa phận Huế, vẫn còn nhiều quán cơm đường dài, tuy không phải tình trạng cơm chuồng phở chậu như những năm trước đây nhưng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và phép lịch sự, văn hóa ứng xử cũng như giá thành vẫn là nỗi nhức nhối của hành khách. Bởi vì những hành khách chấp nhận đi xe đường dài với không khí ngột ngạt, chật chội và nhà xe cũng không mấy lịch sự cũng chỉ vì họ không có nhiều tiền, họ là những lao động nghèo từ quê lên phố kiếm kế sinh nhai. Chính vì thế, với người nghèo, quán cơm đường dài là nỗi ám ảnh khôn nguôi.
Đã nghèo còn đeo… bữa cơm
Một hành khách xe đường dài từ Hà Nội vào Đà Nẵng, tên Hạnh, than thở với chúng tôi rằng chị rất ngán ngẩm cảnh nhà xe làm khó hành khách. Trừ những hãng xe có uy tín, chiếm chừng 20% lượng xe chạy trên tuyến đường Bắc Nam hiện nay, số xe còn lại toàn xe giang hồ, đôi lần chị nhìn thấy cảnh các lơ xe và tài xế phụ rủ nhau đánh bài, sát phạt và cãi vã đến suýt đánh nhau, thậm chí chơi đánh bài xong, họ ngang nhiên rút ống tiêm ra chích xì ke ngay trước mặt hành khách. Đó là chưa muốn nói đến nhiều hành khách nữ bị họ chọc ghẹo, nói năng bỗ bã, nếu có ai không hài lòng, tỏ ý phản đối, họ sẵn sàng gây sự và đánh người, hoặc là dừng xe, ném hành lý, đuổi khách xuống xe.
Và hơn 80% xe chở khách đường dài này cũng là mối lái, khách hàng ruột của các quán cơm đường dài mà giới tài xế còn gọi nó với cái tên là quán “lương sơn bạc”, một số hành khách gọi đó là quán giang hồ. Sở dĩ người ta hay gọi nó với những cái tên như thế bởi đặc trưng rất bụi bặm và giang hồ của nó từ cách tiếp khách cho đến giá thành cũng như phong cách phục vụ đầy dọa nạt của chủ quán và nhân viên ở các quán này.
Chị Thoa, một công nhân làm việc tại Huế, quê ở Hà Nam, là hành khách của loại xe giang hồ đường dài gần mười năm nay, than thở với chúng tôi rằng không có thứ gì làm chị sợ bằng cảnh đi xe và ăn các quán cơm đường dài, nhưng vì nghèo quá, nếu mua vé tàu lửa thì tốn ít nhất cũng hai triệu đồng mới về được tới nhà, còn đi xe có bán vé hẳn hoi thì cũng tốn ngót ngét một triệu đồng, trong khi đó, đi xe giang hồ chỉ tốn cao nhất là bảy trăm ngàn đồng. Mặc dù đi xe giang hồ bị nhét ngồi ghế gỗ, lúc vui thì nhà xe cho ngồi ghế nệm, nếu có khách khác trả tiền cao hơn thì nhà xe sẽ đuổi đi ngồi chỗ khác, có khi ngồi ghế gỗ ở một nơi chật chội để nhường chỗ cho khách mới lên. Nhưng với một người nghèo khổ như chị, ngồi khổ như thế nào cũng không sao, miễn sao dư ra được ba trăm ngàn đồng để thêm vào mua sắm các thứ cho con cái. Chính vì nghĩ như thế nên chị Thoa cam chịu mà ngồi xe giang hồ.
Thế nhưng, nỗi ám ảnh lớn nhất của chị khi đi loại xe không có vé như thế chính là những bữa cơm. Khi bước xuống xe, nhà xe đuổi tất cả mọi hành khách ra khỏi xe, không cho bất kỳ ai ngồi lại trên xe với lý do sợ người ngồi lại trên xe sẽ lấy cắp hành lý của người khác. Và với nhiều người bị say xe, việc đuổi tống khứ xuống xe như vậy, dễ làm họ bị sốc, có người vừa bước xuống đất đã ôm bụng nôn mửa thốc tháo, mặt mày tái xanh. Chưa kịp hồi tỉnh sau trận thốc tháo thì liền sau đó là hàng chục người bán hàng rong vây quanh mời mua đủ các thứ, sau đó có người ra nắm tay kéo vào bên trong, bảo đi rửa mặt, ăn cơm để còn đi tiếp.
Nếu từ chối thì khó mà ngồi cho yên, không bị chì chiết thì cũng bị mắng nhiếc, thậm chí bị gây gổ. Mọi chuyện đều có thể xãy ra. Và khi đã ăn cơm, giá thành ở các quán đường dài bao giờ cũng cao gấp bốn lần giá cơm bên ngoài, ví dụ như giá cơm bình dân bên ngoài là mười lăm ngàn đồng một dĩa thì ở các quán cơm đường dài, giá của nó phải là sáu chục ngàn đồng. Về chất lượng thì miễn bàn, có vẻ như gạo dùng để nấu cơm phải là gạo ở các kho dự trữ quốc gia lâu năm, mang ra xả hàng ở đây, nguồn thực phẩm cũng miễn bàn nốt. Chính vì thế, nhiều người gọi cơm cho khỏi bị gây gổ chứ chẳng dám ăn vì sợ đau bụng.
Nhà xe thông đồng với chủ quán
Một hành khách tên Trung, lắc đầu, kể với chúng tôi rằng anh lấy làm lạ là cho đến thời điểm bây giờ, khi mà con người đã bước sang thế kỉ 21, khi mà con người đã nghe được đài báo thế giới, đã tiếp xúc với văn minh bên ngoài nhưng vẫn còn những quán cơm, những loại xe chở khách mà ở đó, khách hàng giống như là con mồi ngon để họ tha hồ nướng, tha hồ chặt chém một cách lạnh lùng, khoái trá. Và thường thì khách hàng nuôi nhà xe trong các quán ăn đường dài, chuyện này ai cũng biết.
Anh Trung giải thích thêm, ví dụ như còn 10km nữa là xe đến quán cơm, đang vào giờ ăn, nhà xe sẽ điện cho quán cơm, hỏi thử quán đó còn các món gì để họ đến thưởng thức, tuyệt nhiên không bao giờ hỏi còn món gì cho khách đến ăn, và khi chủ quán đưa ra các món họ ưng ý, nhà xe sẽ ho xe vào quán đó. Khi đến nơi, công việc duy nhất của nhà xe là đuổi tất cả hành khách xuống sân và đóng cửa xe, sau đó đi rửa ráy, chuẩn bị vào bên trong, sẽ có một bàn tiệc miễn phí dành sẵn cho họ.
Việc săn khách vào quán thuộc về phần chủ quán, lúc này chủ quán sẽ ho đàn em ra quấy rầy khách đủ các kiểu để bằng mọi giá, đưa khách vào bên trong quán và hối thúc họ gọi một dĩa cơm. Thường thì dĩa cơm này gồm một lát thịt kho, một miếng trứng chiên và một vắt dưa cải. Đương nhiên cả ba thứ này đều nguội, có vị mặn chát và rất khó ăn. Vấn đề dễ ăn hay khó ăn không quan trọng, vì với quán đường dài, họ không cần chữ tín mà họ cần chữ tiền. Muốn có tiền, họ phải chém khách và chăm sóc nhà xe thật tốt, có như vậy, lần sau nhà xe lại mang khách đến, giao cho họ chém tiếp.
Riêng bàn tiệc của nhà xe thì chẳng thiếu món ngon nào, từ các loại hải sản cho đến đặc sản rừng đều có mặt, ăn xong, còn được chủ quán đến bắt tay, tặng thêm một ít kẹo bánh, thuốc lá, nước tăng lực để uống trong lúc đi đường. Chỉ có hành khách là người nào mặt mày cũng méo xệch sau khi thanh toán tiền và uống vội một ngụm trà đá nếu không lạt thì cũng ôi thiu, gắng gượng lên xe, đợi cho nó chạy hết hành trình mà về tới quê nhà.
Câu chuyện hành khách nghèo đi xe đường dài, gặp những quán cơm giang hồ, bị chặt chém và đối xử tệ hại dường như diễn ra khắp nơi trên quốc lộ 1A. Thế nhưng đối với những lao động nghèo phía Bắc vào Nam làm thuê, câu chuyện này còn ám gợi nỗi buồn thân phận kẻ nghèo và sự bất công xã hội hiện ra trước mắt, giữa cái nơi mà trước đây vài chục năm, họ vẫn tin rằng vài mươi năm sau, nó sẽ là một thiên đường, không có phân biệt đối xử và không còn cái nghèo.
RFA
MM post
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Quán cơm đường dài ở phía Bắc
Trên tuyến đường từ Hà Nội vào phía Bắc đèo Hải Vân, thuộc địa phận Huế, vẫn còn nhiều quán cơm đường dài, tuy không phải tình trạng cơm chuồng phở chậu như những năm trước đây nhưng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và phép lịch sự, văn hóa ứng xử cũng như giá thành vẫn là nỗi nhức nhối của hành khách. Bởi vì những hành khách chấp nhận đi xe đường dài với không khí ngột ngạt, chật chội và nhà xe cũng không mấy lịch sự cũng chỉ vì họ không có nhiều tiền, họ là những lao động nghèo từ quê lên phố kiếm kế sinh nhai. Chính vì thế, với người nghèo, quán cơm đường dài là nỗi ám ảnh khôn nguôi.
Đã nghèo còn đeo… bữa cơm
Một hành khách xe đường dài từ Hà Nội vào Đà Nẵng, tên Hạnh, than thở với chúng tôi rằng chị rất ngán ngẩm cảnh nhà xe làm khó hành khách. Trừ những hãng xe có uy tín, chiếm chừng 20% lượng xe chạy trên tuyến đường Bắc Nam hiện nay, số xe còn lại toàn xe giang hồ, đôi lần chị nhìn thấy cảnh các lơ xe và tài xế phụ rủ nhau đánh bài, sát phạt và cãi vã đến suýt đánh nhau, thậm chí chơi đánh bài xong, họ ngang nhiên rút ống tiêm ra chích xì ke ngay trước mặt hành khách. Đó là chưa muốn nói đến nhiều hành khách nữ bị họ chọc ghẹo, nói năng bỗ bã, nếu có ai không hài lòng, tỏ ý phản đối, họ sẵn sàng gây sự và đánh người, hoặc là dừng xe, ném hành lý, đuổi khách xuống xe.
Và hơn 80% xe chở khách đường dài này cũng là mối lái, khách hàng ruột của các quán cơm đường dài mà giới tài xế còn gọi nó với cái tên là quán “lương sơn bạc”, một số hành khách gọi đó là quán giang hồ. Sở dĩ người ta hay gọi nó với những cái tên như thế bởi đặc trưng rất bụi bặm và giang hồ của nó từ cách tiếp khách cho đến giá thành cũng như phong cách phục vụ đầy dọa nạt của chủ quán và nhân viên ở các quán này.
Chị Thoa, một công nhân làm việc tại Huế, quê ở Hà Nam, là hành khách của loại xe giang hồ đường dài gần mười năm nay, than thở với chúng tôi rằng không có thứ gì làm chị sợ bằng cảnh đi xe và ăn các quán cơm đường dài, nhưng vì nghèo quá, nếu mua vé tàu lửa thì tốn ít nhất cũng hai triệu đồng mới về được tới nhà, còn đi xe có bán vé hẳn hoi thì cũng tốn ngót ngét một triệu đồng, trong khi đó, đi xe giang hồ chỉ tốn cao nhất là bảy trăm ngàn đồng. Mặc dù đi xe giang hồ bị nhét ngồi ghế gỗ, lúc vui thì nhà xe cho ngồi ghế nệm, nếu có khách khác trả tiền cao hơn thì nhà xe sẽ đuổi đi ngồi chỗ khác, có khi ngồi ghế gỗ ở một nơi chật chội để nhường chỗ cho khách mới lên. Nhưng với một người nghèo khổ như chị, ngồi khổ như thế nào cũng không sao, miễn sao dư ra được ba trăm ngàn đồng để thêm vào mua sắm các thứ cho con cái. Chính vì nghĩ như thế nên chị Thoa cam chịu mà ngồi xe giang hồ.
Thế nhưng, nỗi ám ảnh lớn nhất của chị khi đi loại xe không có vé như thế chính là những bữa cơm. Khi bước xuống xe, nhà xe đuổi tất cả mọi hành khách ra khỏi xe, không cho bất kỳ ai ngồi lại trên xe với lý do sợ người ngồi lại trên xe sẽ lấy cắp hành lý của người khác. Và với nhiều người bị say xe, việc đuổi tống khứ xuống xe như vậy, dễ làm họ bị sốc, có người vừa bước xuống đất đã ôm bụng nôn mửa thốc tháo, mặt mày tái xanh. Chưa kịp hồi tỉnh sau trận thốc tháo thì liền sau đó là hàng chục người bán hàng rong vây quanh mời mua đủ các thứ, sau đó có người ra nắm tay kéo vào bên trong, bảo đi rửa mặt, ăn cơm để còn đi tiếp.
Nếu từ chối thì khó mà ngồi cho yên, không bị chì chiết thì cũng bị mắng nhiếc, thậm chí bị gây gổ. Mọi chuyện đều có thể xãy ra. Và khi đã ăn cơm, giá thành ở các quán đường dài bao giờ cũng cao gấp bốn lần giá cơm bên ngoài, ví dụ như giá cơm bình dân bên ngoài là mười lăm ngàn đồng một dĩa thì ở các quán cơm đường dài, giá của nó phải là sáu chục ngàn đồng. Về chất lượng thì miễn bàn, có vẻ như gạo dùng để nấu cơm phải là gạo ở các kho dự trữ quốc gia lâu năm, mang ra xả hàng ở đây, nguồn thực phẩm cũng miễn bàn nốt. Chính vì thế, nhiều người gọi cơm cho khỏi bị gây gổ chứ chẳng dám ăn vì sợ đau bụng.
Nhà xe thông đồng với chủ quán
Một hành khách tên Trung, lắc đầu, kể với chúng tôi rằng anh lấy làm lạ là cho đến thời điểm bây giờ, khi mà con người đã bước sang thế kỉ 21, khi mà con người đã nghe được đài báo thế giới, đã tiếp xúc với văn minh bên ngoài nhưng vẫn còn những quán cơm, những loại xe chở khách mà ở đó, khách hàng giống như là con mồi ngon để họ tha hồ nướng, tha hồ chặt chém một cách lạnh lùng, khoái trá. Và thường thì khách hàng nuôi nhà xe trong các quán ăn đường dài, chuyện này ai cũng biết.
Anh Trung giải thích thêm, ví dụ như còn 10km nữa là xe đến quán cơm, đang vào giờ ăn, nhà xe sẽ điện cho quán cơm, hỏi thử quán đó còn các món gì để họ đến thưởng thức, tuyệt nhiên không bao giờ hỏi còn món gì cho khách đến ăn, và khi chủ quán đưa ra các món họ ưng ý, nhà xe sẽ ho xe vào quán đó. Khi đến nơi, công việc duy nhất của nhà xe là đuổi tất cả hành khách xuống sân và đóng cửa xe, sau đó đi rửa ráy, chuẩn bị vào bên trong, sẽ có một bàn tiệc miễn phí dành sẵn cho họ.
Việc săn khách vào quán thuộc về phần chủ quán, lúc này chủ quán sẽ ho đàn em ra quấy rầy khách đủ các kiểu để bằng mọi giá, đưa khách vào bên trong quán và hối thúc họ gọi một dĩa cơm. Thường thì dĩa cơm này gồm một lát thịt kho, một miếng trứng chiên và một vắt dưa cải. Đương nhiên cả ba thứ này đều nguội, có vị mặn chát và rất khó ăn. Vấn đề dễ ăn hay khó ăn không quan trọng, vì với quán đường dài, họ không cần chữ tín mà họ cần chữ tiền. Muốn có tiền, họ phải chém khách và chăm sóc nhà xe thật tốt, có như vậy, lần sau nhà xe lại mang khách đến, giao cho họ chém tiếp.
Riêng bàn tiệc của nhà xe thì chẳng thiếu món ngon nào, từ các loại hải sản cho đến đặc sản rừng đều có mặt, ăn xong, còn được chủ quán đến bắt tay, tặng thêm một ít kẹo bánh, thuốc lá, nước tăng lực để uống trong lúc đi đường. Chỉ có hành khách là người nào mặt mày cũng méo xệch sau khi thanh toán tiền và uống vội một ngụm trà đá nếu không lạt thì cũng ôi thiu, gắng gượng lên xe, đợi cho nó chạy hết hành trình mà về tới quê nhà.
Câu chuyện hành khách nghèo đi xe đường dài, gặp những quán cơm giang hồ, bị chặt chém và đối xử tệ hại dường như diễn ra khắp nơi trên quốc lộ 1A. Thế nhưng đối với những lao động nghèo phía Bắc vào Nam làm thuê, câu chuyện này còn ám gợi nỗi buồn thân phận kẻ nghèo và sự bất công xã hội hiện ra trước mắt, giữa cái nơi mà trước đây vài chục năm, họ vẫn tin rằng vài mươi năm sau, nó sẽ là một thiên đường, không có phân biệt đối xử và không còn cái nghèo.
RFA
MM post