Kinh Khổ
Quan hệ Mỹ Ấn nổi sóng vì…Osin
Tin Washington Post, VOA và nhiều tờ báo khác cho hay, bà Devyani Khobragade, 49 tuổi, phó Tổng lãnh sự tại lãnh sự quán Ấn Ðộ ở New York, vừa bị cảnh sát New York (Hoa Kỳ) bắt hôm thứ Năm (12-12-2013) trong lúc đưa con đến trường. Nhà cầm quyền cho rằng, bà đã khai gian trong mẫu đơn hộ chiếu về số tiền trả cho người giúp việc.
Dân Ấn Độ cực kỳ giận dữ khi biết nhà ngoại giao nữ này bị còng tay công khai, sau đó bị kiểm tra và giam giữ ngắn hạn trong tù cùng với những kẻ nghiện ma túy. Bà đã được bảo lãnh tại ngoại với số tiền 250.000 đôla trong lúc đợi tòa phán xét.
Ấn Độ là nền kinh tế đang nổi, GDP nominal khoảng USD1.758 trillion, đứng thứ 11 trên thế giới, sức mua tới 4,4 ngàn tỷ đô la, dân số 1,3 tỷ, có cả bom nguyên tử, tầu ngầm kilo của Nga, rất mạnh mồm cả với Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Không phải bỗng nhiên mà các quan chức Ấn Ðộ đã mô tả việc đối xử với nhà ngoại giao trên là “hạ nhục, hèn hạ và dã man”, hủy cuộc gặp với các đại biểu Quốc hội Mỹ tại Delhi để phản đối phía Hoa Kỳ.
Thử xem nữ ngoại giao 49 tuổi kia phạm tội gì. Theo truyền thông Mỹ đưa tin, các công tố Hoa Kỳ (kiểu như Viện Kiểm sát bên VN) cho biết, bà Khobragade đã trả công cho người giúp việc thấp hơn nhiều so với mức lương tối thiểu theo qui định của Bộ Lao Động Hoa Kỳ.
Theo hợp đồng, bà phải trả lương tối thiểu là 9,75$/giờ cho người giúp việc. Hợp đồng ký là thế nhưng khi thanh toán thì bà chỉ trả 3,31$/giờ, bằng 1/3 lương đã hứa. Chắc nhà ngoại giao ngây thơ này nghĩ rằng, cô người ở sẽ không biết, không báo cáo.
Nhà này từng có ý định đưa osin sang Mỹ nên đã tìm hiểu khá chặt luật này. Đại loại, người giúp việc là một lao động bình thường, cần có lương bổng, bảo hiểm như mọi công dân Hoa Kỳ khác. Tổng cộng chi phí lên tới 2000-3000$/tháng nên quyết định tự làm osin.
Hệ thống bảo vệ người lao động của Mỹ rất chặt. Người mới đến Mỹ cứ tưởng họ không theo dõi, nên thỏa thuận miệng với người ở, muốn trả bao nhiêu cũng được, dù trong hợp đồng đã có những câu liên quan đến pháp luật, nếu quí ông/bà làm sai sẽ phải ra trước tòa.
Một lúc nào đó họ kiểm tra chéo với người giúp việc. Người trung thành thì giữ uy tín cho chủ bằng cách nói dối. Nhưng có người ngửi thấy tiền và cũng sợ pháp luật Mỹ, nếu nói dối sẽ bị tù tội và đuổi về nước, nên khai tuốt tuồn tuột.
Đã bị bắt thì phải còng tay, từ nhà ngoại giao đến giám đốc IMF. Luật Mỹ là thế. Sai xin lỗi và đền bù sau.
Đây là bài học cho bà con xứ Việt ta sang Mỹ. Nếu mang theo người giúp việc, nên nhớ trả lương theo qui định của Hoa Kỳ, mua bảo hiểm đầy đủ, nếu không muốn dính vào vòng lao lý. Khai dối trá với bên xuất nhập cảnh để lấy hộ chiếu như quí bà trên, lừa người lao động, bóc lột bằng cách trả lương thấp, hành hạ, lăng nhục, sẽ có ngày bị xích tay, và hết đời luôn.
Vài lời khuyên cho dân Ấn Độ ra đường biểu tình chống Mỹ sau vụ này. Còn nhớ năm 1950, một nhà báo Mỹ viết cuốn sách về lớp tiện dân Ấn sống bẩn thỉu, vô văn hoá. Cuốn sách vừa ra bị cả nước Ấn độ lên án. Biểu tình chống đối Mỹ khắp nơi, có người còn viết hẳn một cuốn về chú Sam bẩn chả khác gì dân Ấn.
Người ta mang cuốn sách đến hỏi người cha tinh thần Mahatma Gandhi. Ông này đọc xong cuốn sách, nghĩ ngợi vài ngày rồi nói “Đây là cuốn sách nói về vệ sinh môi trường. Chúng ta nên đi cọ chuồng xí thì hơn”. Nói rồi, ông cùng các tông đồ đi quét dọn nhà vệ sinh. Và từ đó, người Ấn không còn tầng lớp tiện dân.
Lời khuyên là, ai chê mình ở bẩn, nên xem lại chuồng xí có sạch hay không.
HM. 19-12-2013
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Quan hệ Mỹ Ấn nổi sóng vì…Osin
Tin Washington Post, VOA và nhiều tờ báo khác cho hay, bà Devyani Khobragade, 49 tuổi, phó Tổng lãnh sự tại lãnh sự quán Ấn Ðộ ở New York, vừa bị cảnh sát New York (Hoa Kỳ) bắt hôm thứ Năm (12-12-2013) trong lúc đưa con đến trường. Nhà cầm quyền cho rằng, bà đã khai gian trong mẫu đơn hộ chiếu về số tiền trả cho người giúp việc.
Dân Ấn Độ cực kỳ giận dữ khi biết nhà ngoại giao nữ này bị còng tay công khai, sau đó bị kiểm tra và giam giữ ngắn hạn trong tù cùng với những kẻ nghiện ma túy. Bà đã được bảo lãnh tại ngoại với số tiền 250.000 đôla trong lúc đợi tòa phán xét.
Ấn Độ là nền kinh tế đang nổi, GDP nominal khoảng USD1.758 trillion, đứng thứ 11 trên thế giới, sức mua tới 4,4 ngàn tỷ đô la, dân số 1,3 tỷ, có cả bom nguyên tử, tầu ngầm kilo của Nga, rất mạnh mồm cả với Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Không phải bỗng nhiên mà các quan chức Ấn Ðộ đã mô tả việc đối xử với nhà ngoại giao trên là “hạ nhục, hèn hạ và dã man”, hủy cuộc gặp với các đại biểu Quốc hội Mỹ tại Delhi để phản đối phía Hoa Kỳ.
Thử xem nữ ngoại giao 49 tuổi kia phạm tội gì. Theo truyền thông Mỹ đưa tin, các công tố Hoa Kỳ (kiểu như Viện Kiểm sát bên VN) cho biết, bà Khobragade đã trả công cho người giúp việc thấp hơn nhiều so với mức lương tối thiểu theo qui định của Bộ Lao Động Hoa Kỳ.
Theo hợp đồng, bà phải trả lương tối thiểu là 9,75$/giờ cho người giúp việc. Hợp đồng ký là thế nhưng khi thanh toán thì bà chỉ trả 3,31$/giờ, bằng 1/3 lương đã hứa. Chắc nhà ngoại giao ngây thơ này nghĩ rằng, cô người ở sẽ không biết, không báo cáo.
Nhà này từng có ý định đưa osin sang Mỹ nên đã tìm hiểu khá chặt luật này. Đại loại, người giúp việc là một lao động bình thường, cần có lương bổng, bảo hiểm như mọi công dân Hoa Kỳ khác. Tổng cộng chi phí lên tới 2000-3000$/tháng nên quyết định tự làm osin.
Hệ thống bảo vệ người lao động của Mỹ rất chặt. Người mới đến Mỹ cứ tưởng họ không theo dõi, nên thỏa thuận miệng với người ở, muốn trả bao nhiêu cũng được, dù trong hợp đồng đã có những câu liên quan đến pháp luật, nếu quí ông/bà làm sai sẽ phải ra trước tòa.
Một lúc nào đó họ kiểm tra chéo với người giúp việc. Người trung thành thì giữ uy tín cho chủ bằng cách nói dối. Nhưng có người ngửi thấy tiền và cũng sợ pháp luật Mỹ, nếu nói dối sẽ bị tù tội và đuổi về nước, nên khai tuốt tuồn tuột.
Đã bị bắt thì phải còng tay, từ nhà ngoại giao đến giám đốc IMF. Luật Mỹ là thế. Sai xin lỗi và đền bù sau.
Đây là bài học cho bà con xứ Việt ta sang Mỹ. Nếu mang theo người giúp việc, nên nhớ trả lương theo qui định của Hoa Kỳ, mua bảo hiểm đầy đủ, nếu không muốn dính vào vòng lao lý. Khai dối trá với bên xuất nhập cảnh để lấy hộ chiếu như quí bà trên, lừa người lao động, bóc lột bằng cách trả lương thấp, hành hạ, lăng nhục, sẽ có ngày bị xích tay, và hết đời luôn.
Vài lời khuyên cho dân Ấn Độ ra đường biểu tình chống Mỹ sau vụ này. Còn nhớ năm 1950, một nhà báo Mỹ viết cuốn sách về lớp tiện dân Ấn sống bẩn thỉu, vô văn hoá. Cuốn sách vừa ra bị cả nước Ấn độ lên án. Biểu tình chống đối Mỹ khắp nơi, có người còn viết hẳn một cuốn về chú Sam bẩn chả khác gì dân Ấn.
Người ta mang cuốn sách đến hỏi người cha tinh thần Mahatma Gandhi. Ông này đọc xong cuốn sách, nghĩ ngợi vài ngày rồi nói “Đây là cuốn sách nói về vệ sinh môi trường. Chúng ta nên đi cọ chuồng xí thì hơn”. Nói rồi, ông cùng các tông đồ đi quét dọn nhà vệ sinh. Và từ đó, người Ấn không còn tầng lớp tiện dân.
Lời khuyên là, ai chê mình ở bẩn, nên xem lại chuồng xí có sạch hay không.
HM. 19-12-2013