Cà Kê Dê Ngỗng
Quan tham Trung Quốc rất sợ… internet !!
Trong năm ngoái, có ít nhất 24 vụ án tham nhũng lớn bị phanh phui trên Internet và bị nhà chức trách điều tra xử lý.
Cuối tháng trước, một nhóm người hung hãn, gồm có hai nhân viên cảnh sát và các quan chức khác của chính quyền Trùng Khánh, đã tới gõ cửa nhà ông và đòi ông ra ngoài nói chuyện. Ông Chu đã từ chối, và thay vào đó, ông gọi điện thoại cho các nhà báo và gởi đi những tin nhắn khẩn cấp trên Internet.
Nhà báo tự do Chu Thụy Phong ở Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của quốc tế hồi cuối năm ngoái khi ông dùng internet để phổ biến đoạn phim quay cảnh dâm ô của một quan chức Trùng Khánh với nhân tình tại khách sạn. Vụ phanh phui này đã khiến chính quyền phải hành động.
Theo VOA, trong năm ngoái đã có ít nhất 24 vụ án tham nhũng lớn được phanh phui trên mạng Internet, dẫn đến việc các nhà chức trách điều tra xử lý.
Có lẽ chỉ được trang bị với một cuốn sổ tay, Internet và DVD, nhưng ông Chu Thụy Phong đã làm cho một số quan chức lo sợ đến mất ăn mất ngủ. Ông cho biết ông định phổ biến thêm những đoạn băng video gây xấu hổ như đoạn băng quay cảnh dâm ô của ông Lôi Chính Phú, một cựu quan chức của chính quyền thành phố Trùng Khánh.
Lúc đầu, Lôi Chính Phú khăng khăng chối tội. |
Ông Chu còn phổ biến trên Weibo, một trang mạng xã hội ở Trung Quốc tương tự như Twitter, những hình ảnh video thu được từ một máy thu hình gắn ở cửa nhà ông.
Ông Chu nói rằng tuy nạn tham nhũng lan tràn ở Trung Quốc nhưng chỉ có những vụ bê bối tình dục mới được xử lý một cách nhanh chóng. Ông nói thêm rằng nhờ có tự do báo chí trên Internet mà người dân biết được những gì đang xảy ra và nhờ vậy mà những thành phần tham ô không dám lộng hành.
Khi ông Chu phổ biến đoạn phim sex của ông Lôi, phim này đã được truyền thông nhà nước đăng lại. Tuần trước, Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Quốc đã phỏng vấn ông Chu về vụ đối đầu với nhân viên cảnh sát và về việc những nhân viên đó đòi ông phải giao nộp những cuộn phim còn lại.
Nhưng ông Chu nói rằng sẽ không có những thay đổi thật sự nếu các quan chức không phải chịu trách nhiệm đối với công chúng. Theo ông, quan chức tham ô đều có ô dù là những người cấp trên của họ. Ông cho rằng các quan chức Trung Quốc bao che cho nhau và cách duy nhất để giải quyết vấn đề là chính quyền phải tôn trọng quyền tự do báo chí và tự do diễn đạt và để cho người dân được quyền bầu cử, ứng cử đối với các chức vụ trong chính quyền.
Ông Hà Gia Hồng, một nhà luật học của Đại học Nhân dân Trung Quốc, nói rằng Trung Quốc không hề thiếu luật lệ chống tham nhũng.
Ông nói: “Chúng tôi có hiến pháp, chúng tôi có nhiều luật lệ, chúng tôi có nhiều qui định, nhưng những thứ này không có hiệu quả cho lắm trong thực tế. Có thể thấy điều này qua những luật lệ hàng ngày, như luật giao thông. Không có mấy ai tuân thủ những luật lệ này và những luật lệ quan trọng hơn như các qui định hành chính và ngay cả hiến pháp. Đối với vấn đề pháp trị ở Trung Quốc, cần phải chú trọng tới việc chấp hành luật pháp và các nhà lãnh đạo phải làm gương cho việc này”.
Trong lúc chờ đợi các nhà lãnh đạo làm gương, Trung Quốc có thể sẽ phải tiếp tục nhờ tới các cá nhân như ông Chu Thụy Phong, Internet và các phương tiện truyền thông xã hội để thúc đẩy chính quyền hành động.
Nam Bình
HK chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Quan tham Trung Quốc rất sợ… internet !!
Trong năm ngoái, có ít nhất 24 vụ án tham nhũng lớn bị phanh phui trên Internet và bị nhà chức trách điều tra xử lý.
Nhà báo tự do Chu Thụy Phong ở Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của quốc tế hồi cuối năm ngoái khi ông dùng internet để phổ biến đoạn phim quay cảnh dâm ô của một quan chức Trùng Khánh với nhân tình tại khách sạn. Vụ phanh phui này đã khiến chính quyền phải hành động.
Theo VOA, trong năm ngoái đã có ít nhất 24 vụ án tham nhũng lớn được phanh phui trên mạng Internet, dẫn đến việc các nhà chức trách điều tra xử lý.
Có lẽ chỉ được trang bị với một cuốn sổ tay, Internet và DVD, nhưng ông Chu Thụy Phong đã làm cho một số quan chức lo sợ đến mất ăn mất ngủ. Ông cho biết ông định phổ biến thêm những đoạn băng video gây xấu hổ như đoạn băng quay cảnh dâm ô của ông Lôi Chính Phú, một cựu quan chức của chính quyền thành phố Trùng Khánh.
Lúc đầu, Lôi Chính Phú khăng khăng chối tội. |
Ông Chu còn phổ biến trên Weibo, một trang mạng xã hội ở Trung Quốc tương tự như Twitter, những hình ảnh video thu được từ một máy thu hình gắn ở cửa nhà ông.
Ông Chu nói rằng tuy nạn tham nhũng lan tràn ở Trung Quốc nhưng chỉ có những vụ bê bối tình dục mới được xử lý một cách nhanh chóng. Ông nói thêm rằng nhờ có tự do báo chí trên Internet mà người dân biết được những gì đang xảy ra và nhờ vậy mà những thành phần tham ô không dám lộng hành.
Khi ông Chu phổ biến đoạn phim sex của ông Lôi, phim này đã được truyền thông nhà nước đăng lại. Tuần trước, Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Quốc đã phỏng vấn ông Chu về vụ đối đầu với nhân viên cảnh sát và về việc những nhân viên đó đòi ông phải giao nộp những cuộn phim còn lại.
Nhưng ông Chu nói rằng sẽ không có những thay đổi thật sự nếu các quan chức không phải chịu trách nhiệm đối với công chúng. Theo ông, quan chức tham ô đều có ô dù là những người cấp trên của họ. Ông cho rằng các quan chức Trung Quốc bao che cho nhau và cách duy nhất để giải quyết vấn đề là chính quyền phải tôn trọng quyền tự do báo chí và tự do diễn đạt và để cho người dân được quyền bầu cử, ứng cử đối với các chức vụ trong chính quyền.
Ông Hà Gia Hồng, một nhà luật học của Đại học Nhân dân Trung Quốc, nói rằng Trung Quốc không hề thiếu luật lệ chống tham nhũng.
Ông nói: “Chúng tôi có hiến pháp, chúng tôi có nhiều luật lệ, chúng tôi có nhiều qui định, nhưng những thứ này không có hiệu quả cho lắm trong thực tế. Có thể thấy điều này qua những luật lệ hàng ngày, như luật giao thông. Không có mấy ai tuân thủ những luật lệ này và những luật lệ quan trọng hơn như các qui định hành chính và ngay cả hiến pháp. Đối với vấn đề pháp trị ở Trung Quốc, cần phải chú trọng tới việc chấp hành luật pháp và các nhà lãnh đạo phải làm gương cho việc này”.
Trong lúc chờ đợi các nhà lãnh đạo làm gương, Trung Quốc có thể sẽ phải tiếp tục nhờ tới các cá nhân như ông Chu Thụy Phong, Internet và các phương tiện truyền thông xã hội để thúc đẩy chính quyền hành động.
Nam Bình
HK chuyển