Tin nóng trong ngày
Quan trọng: Chiến hạm Mỹ đến Đà Nẵng, Bộ Trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch đi Mỹ
Để tránh đụng độ bất ngờ vì những tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông sau nhiều năm thảo luận, ngày 7 Tháng Chín, 2016, Trung Quốc và hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Để tránh đụng độ bất ngờ vì những tranh chấp chủ quyền biển đảo trên
Biển Đông sau nhiều năm thảo luận, ngày 7 Tháng Chín, 2016, Trung Quốc
và hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thông qua bộ nguyên tắc
chỉ đạo về đường dây nóng của các nhà ngoại giao cấp cao giữa hai bên
nhằm giải quyết những tình huống khẩn cấp trên biển.
Sĩ quan và lính Hải Quân của khu trục hạm USS McCain cập cảng Tiên Sa Đà Nẵng ngày 28 Tháng Chín, 2016. (Hình: FB tổng lãnh sự Mary Tarnowka) |
Đúng vào dịp chiến hạm trang bị hỏa tiễn USS John S. McCain đến “giao
lưu” ở Đà Nẵng thì Bộ Trưởng Quốc Phòng VN Ngô Xuân Lịch lên đường đi dự
hội nghị ở Hawaii.
Theo chương trình thăm viếng được loan báo, khu trục hạm USS John S.
McCain và nhóm tàu thuộc hải đội tàu khu trục số 7 đến cảng Tiên Sa, Đà
Nẵng từ hôm Thứ Tư, 28 Tháng Chín, 2016. Dẫn đầu cuộc thăm viếng này là
hải quân đại tá gốc Việt Lê Bá Hùng, hải đội trưởng.
Nữ tổng lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn, bà Mary Tarnowka viết trên trang
Facebook về chuyến thăm viếng này là “Chương trình Giao Lưu Hải Quân
2016 tập trung vào các hoạt động phi tác chiến và sẽ bao gồm các buổi
thảo luận về quân y và luật hàng hải, các buổi trao đổi chuyên môn về
ngành hàng hải, công tác y tế và kiểm soát thiệt hại trên tàu, và các
hoạt động phục vụ cộng đồng.”
Đây là lần thứ 3 chiến hạm USS John S.McCain đến cảng Tiên Sa Đà Nẵng.
Năm 2010, chiến hạm này từng đến thăm Đà Nẵng trong khi hàng không mẫu
hạm USS George Washington (CVN 73) neo đậu ngoài khơi đón một đoàn cán
bộ Việt Nam lên thăm. Tháng Tư, 2014, USS John S.McCain trở lại Đà Nẵng
cùng tàu cứu hộ USNS Safeguard.
Tin cho hay, đáng chú ý nhất trong chuyến thăm viếng này là các cuộc tập
huấn về “Bộ quy tắc về các vụ đụng độ không báo trước trên biển” CUES
(Code for Unplanned Encounters at Sea) mà lực lượng trên biển của Việt
Nam cần phải học hỏi.
Để tránh đụng độ bất ngờ vì những tranh chấp chủ quyền biển đảo trên
Biển Đông sau nhiều năm thảo luận, ngày 7 Tháng Chín, 2016, Trung Quốc
và hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thông qua bộ nguyên tắc
chỉ đạo về đường dây nóng của các nhà ngoại giao cấp cao giữa hai bên
nhằm giải quyết những tình huống khẩn cấp trên biển.
Hai bên cũng đã ra một bản tuyên bố chung về áp dụng bộ quy tắc về tránh
va chạm bất ngờ trên biển (CUES), một thỏa thuận quốc tế đạt được năm
2014 nhằm giảm bớt nguy cơ xảy ra các vụ va chạm trên biển ở Biển Đông
khi có hội nghị cấp cao Trung Quốc-ASEAN lần thứ 19 ở thủ đô Vientiane
của Lào.
Bộ quy tắc CUES chỉ áp dụng cho các chiến hạm gặp nhau bất ngờ ngoài
khơi nhưng Hoa Kỳ từng kêu gọi áp dụng chung cho cả các lực lượng bán
quân sự như cảnh sát biển, hải giám, tàu đánh cá của Trung Quốc.
Người ta biết Bắc Kinh đã huấn luyện quân sự cho một đội tàu đánh cá gồm
hàng ngàn chiếc vừa là tai mắt vừa là lực lượng tham gia các chiến dịch
trên biển của họ.
Một số dân cử, đặc biệt là Nghị Sĩ John McCain, chủ tịch Ủy Ban Quân Vụ
của Thượng Viện Mỹ, muốn Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội phát triển mối quan hệ
hải quân giữa hai nước vượt xa mức độ hiện tại, nhưng Hà Nội thì còn quá
e dè các áp lực kinh tế và chính trị của Bắc Kinh.
Trong khi chiến hạm Mỹ đến Đà Nẵng, thông tấn xã chính thức của CSVN
loan báo, tướng Ngô Xuân Lịch, bộ trưởng Bộ Quốc Phòng cầm đầu một phái
đoàn tham dự “Cuộc gặp không chính thức bộ trưởng Bộ Quốc Phòng ASEAN
– Hoa Kỳ tại Hawaii, Hoa Kỳ từ ngày 29 Tháng Chín đến ngày 1 Tháng
Mười.”
TTXVN nói rằng “chuyến đi cũng thúc đẩy quan hệ quốc phòng song
phương với các nước thông qua trao đổi, tiếp xúc bên lề cuộc gặp, cũng
như bày tỏ sự đồng tình ủng hộ đối với Lào trên cương vị nước chủ tịch
ASEAN điều phối cuộc gặp.”
Một ngày trước khi chiến hạm USS John S. McCain đến Đà Nẵng, đại sứ Mỹ
tại Việt Nam Ted Osius nói ở một học viện chính trị tại Hà Nội rằng hai
nước có thể hợp tác về các mặt pháp lý, ngoại giao và phòng vệ trong vấn
đề Biển Đông.
(Người Việt)
Bàn ra tán vào (0)
Quan trọng: Chiến hạm Mỹ đến Đà Nẵng, Bộ Trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch đi Mỹ
Để tránh đụng độ bất ngờ vì những tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông sau nhiều năm thảo luận, ngày 7 Tháng Chín, 2016, Trung Quốc và hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Để tránh đụng độ bất ngờ vì những tranh chấp chủ quyền biển đảo trên
Biển Đông sau nhiều năm thảo luận, ngày 7 Tháng Chín, 2016, Trung Quốc
và hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thông qua bộ nguyên tắc
chỉ đạo về đường dây nóng của các nhà ngoại giao cấp cao giữa hai bên
nhằm giải quyết những tình huống khẩn cấp trên biển.
Sĩ quan và lính Hải Quân của khu trục hạm USS McCain cập cảng Tiên Sa Đà Nẵng ngày 28 Tháng Chín, 2016. (Hình: FB tổng lãnh sự Mary Tarnowka) |
Đúng vào dịp chiến hạm trang bị hỏa tiễn USS John S. McCain đến “giao
lưu” ở Đà Nẵng thì Bộ Trưởng Quốc Phòng VN Ngô Xuân Lịch lên đường đi dự
hội nghị ở Hawaii.
Theo chương trình thăm viếng được loan báo, khu trục hạm USS John S.
McCain và nhóm tàu thuộc hải đội tàu khu trục số 7 đến cảng Tiên Sa, Đà
Nẵng từ hôm Thứ Tư, 28 Tháng Chín, 2016. Dẫn đầu cuộc thăm viếng này là
hải quân đại tá gốc Việt Lê Bá Hùng, hải đội trưởng.
Nữ tổng lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn, bà Mary Tarnowka viết trên trang
Facebook về chuyến thăm viếng này là “Chương trình Giao Lưu Hải Quân
2016 tập trung vào các hoạt động phi tác chiến và sẽ bao gồm các buổi
thảo luận về quân y và luật hàng hải, các buổi trao đổi chuyên môn về
ngành hàng hải, công tác y tế và kiểm soát thiệt hại trên tàu, và các
hoạt động phục vụ cộng đồng.”
Đây là lần thứ 3 chiến hạm USS John S.McCain đến cảng Tiên Sa Đà Nẵng.
Năm 2010, chiến hạm này từng đến thăm Đà Nẵng trong khi hàng không mẫu
hạm USS George Washington (CVN 73) neo đậu ngoài khơi đón một đoàn cán
bộ Việt Nam lên thăm. Tháng Tư, 2014, USS John S.McCain trở lại Đà Nẵng
cùng tàu cứu hộ USNS Safeguard.
Tin cho hay, đáng chú ý nhất trong chuyến thăm viếng này là các cuộc tập
huấn về “Bộ quy tắc về các vụ đụng độ không báo trước trên biển” CUES
(Code for Unplanned Encounters at Sea) mà lực lượng trên biển của Việt
Nam cần phải học hỏi.
Để tránh đụng độ bất ngờ vì những tranh chấp chủ quyền biển đảo trên
Biển Đông sau nhiều năm thảo luận, ngày 7 Tháng Chín, 2016, Trung Quốc
và hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thông qua bộ nguyên tắc
chỉ đạo về đường dây nóng của các nhà ngoại giao cấp cao giữa hai bên
nhằm giải quyết những tình huống khẩn cấp trên biển.
Hai bên cũng đã ra một bản tuyên bố chung về áp dụng bộ quy tắc về tránh
va chạm bất ngờ trên biển (CUES), một thỏa thuận quốc tế đạt được năm
2014 nhằm giảm bớt nguy cơ xảy ra các vụ va chạm trên biển ở Biển Đông
khi có hội nghị cấp cao Trung Quốc-ASEAN lần thứ 19 ở thủ đô Vientiane
của Lào.
Bộ quy tắc CUES chỉ áp dụng cho các chiến hạm gặp nhau bất ngờ ngoài
khơi nhưng Hoa Kỳ từng kêu gọi áp dụng chung cho cả các lực lượng bán
quân sự như cảnh sát biển, hải giám, tàu đánh cá của Trung Quốc.
Người ta biết Bắc Kinh đã huấn luyện quân sự cho một đội tàu đánh cá gồm
hàng ngàn chiếc vừa là tai mắt vừa là lực lượng tham gia các chiến dịch
trên biển của họ.
Một số dân cử, đặc biệt là Nghị Sĩ John McCain, chủ tịch Ủy Ban Quân Vụ
của Thượng Viện Mỹ, muốn Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội phát triển mối quan hệ
hải quân giữa hai nước vượt xa mức độ hiện tại, nhưng Hà Nội thì còn quá
e dè các áp lực kinh tế và chính trị của Bắc Kinh.
Trong khi chiến hạm Mỹ đến Đà Nẵng, thông tấn xã chính thức của CSVN
loan báo, tướng Ngô Xuân Lịch, bộ trưởng Bộ Quốc Phòng cầm đầu một phái
đoàn tham dự “Cuộc gặp không chính thức bộ trưởng Bộ Quốc Phòng ASEAN
– Hoa Kỳ tại Hawaii, Hoa Kỳ từ ngày 29 Tháng Chín đến ngày 1 Tháng
Mười.”
TTXVN nói rằng “chuyến đi cũng thúc đẩy quan hệ quốc phòng song
phương với các nước thông qua trao đổi, tiếp xúc bên lề cuộc gặp, cũng
như bày tỏ sự đồng tình ủng hộ đối với Lào trên cương vị nước chủ tịch
ASEAN điều phối cuộc gặp.”
Một ngày trước khi chiến hạm USS John S. McCain đến Đà Nẵng, đại sứ Mỹ
tại Việt Nam Ted Osius nói ở một học viện chính trị tại Hà Nội rằng hai
nước có thể hợp tác về các mặt pháp lý, ngoại giao và phòng vệ trong vấn
đề Biển Đông.
(Người Việt)