Tin nóng trong ngày

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhát 04 -5 -2024:

xxxx


HoaLuc 7

***************

London cho Kiev dùng tên lửa Anh đánh Nga, Matxcơva nhắc đến vũ khí hạt nhân

Bộ Ngoại giao Nga và Điện Kremlin lên tiếng cảnh báo các phát ngôn mang tính ủng hộ Ukraine của tổng thống Pháp và ngoại trưởng Anh.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova phát biểu họp báo hồi tháng 1-2024 - Ảnh: REUTERS

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova phát biểu họp báo hồi tháng 1-2024 - Ảnh: REUTERS

Hãng tin Reuters ngày 3-5 trích tuyên bố của Ngoại trưởng Anh David Cameron trong chuyến công du đến Kiev: "Chúng tôi sẽ trao cho Kiev 3 tỉ bảng Anh (3,74 tỉ USD) viện trợ quân sự mỗi năm chừng nào họ còn cần. Chúng tôi vừa trao đi tất cả trang thiết bị chúng tôi có thể. Ngay hôm nay, một số vũ khí trong đó sẽ cập bến Ukraine".

Đáng chú ý, ông Cameron khẳng định Kiev có quyền dùng các vũ khí được London cung cấp để tấn công các mục tiêu trong lòng Nga.

"Ukraine có quyền làm thế. Nhìn vào cách Nga đang đánh vào lãnh thổ Ukraine, bạn có thể thấy được tại sao Kiev cảm thấy cần tự vệ", ngoại trưởng Anh tuyên bố.

Phát biểu trên đi ngược lại nỗi lo của phương Tây trong nhiều tháng qua.

Các đồng minh lớn của Kiev như Mỹ, Pháp, Đức... đến nay vẫn dè dặt trong việc trao tên lửa tầm xa cho Ukraine, vì lo nước này sẽ dùng chúng để đánh vào lãnh thổ Nga, trực tiếp làm leo thang chiến tranh.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã nhanh chóng phản đối quan điểm của ông Cameron.

Hãng tin TASS dẫn lời bà Zakharova: "Hãy thử hỏi việc một lãnh đạo của một nước được cho là văn minh có những phát ngôn như thế điên rồ thế nào. Hơn nữa, người đó phải mắc chứng lú lẫn mạnh cỡ nào mới có thể quên rằng chúng ta đang nhắc đến các cường quốc hạt nhân".

Cũng trong ngày 3-5, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov lên tiếng phê phán tuyên bố của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về điều kiện để Paris đưa quân đến Ukraine.

Trước đó, hôm 2-5, tạp chí Economist đăng bài phỏng vấn độc quyền với ông Macron. Trong đó, Tổng thống Pháp tuyên bố: "Pháp từng can thiệp quân sự nhiều lần trong quá khứ. Chúng tôi đã cử hàng ngàn quân đến vùng Sahel (châu Phi) để chiến đấu chống khủng bố. Chúng tôi làm điều đó nếu được một quốc gia có chủ quyền yêu cầu.

Nếu Nga đạt đột phá trên chiến trường và Kiev yêu cầu, và tôi nhấn mạnh đến nay vẫn chưa, thì chúng tôi sẽ có quyền hợp pháp đặt ra câu hỏi có đưa quân đến Ukraine hay không".

Ông Peskov chỉ trích chia sẻ trên: "Đây là tuyên bố rất quan trọng và cũng rất nguy hiểm. Nước Pháp và nguyên thủ Pháp liên tục nhắc về khả năng can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine. Đây là xu hướng rất nguy hiểm".


***************

Seoul tố cáo Bình Nhưỡng âm mưu tấn công các tòa đại sứ Hàn Quốc

Minh Anh

Chính quyền Hàn Quốc ngày 03/05/2024 cáo buộc Bắc Triều Tiên có âm mưu tấn công « khủng bố » nhắm vào các tòa đại sứ và công dân Hàn Quốc ở nước ngoài, đồng thời nâng mức báo động đối với các phái bộ ngoại giao tại năm nước.

Đăng ngày:

4 phút

Trong thông cáo, Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) của Hàn Quốc cho biết đã « phát hiện có những dấu hiệu cho thấy Bắc Triều Tiên đang chuẩn bị tấn công khủng bố nhắm vào nhân viên các tòa đại sứ hay công dân Hàn Quốc tại nhiều nước », chủ yếu tại Trung Quốc, Đông Nam Á và Trung Đông.

Hôm qua, bộ Ngoại Giao Hàn Quốc thông báo nâng mức báo động chống khủng bố đối với các tòa đại sứ của nước này ở Cam Bốt, Lào, Việt Nam cũng như các tòa lãnh sự ở Thẩm Dương, đông bắc Trung Quốc và ở Vladivostok, miền Viễn Đông Nga. Đây cũng là những nước Bắc Triều Tiên có đại diện ngoại giao.

Theo NIS, « Bắc Triều Tiên đã gởi nhiều nhân viên đến những nước này nhằm gia tăng hoạt động theo dõi các đại sứ quán Hàn Quốc và thực hiện các hoạt động chuyên biệt như truy tìm những công dân Hàn Quốc nào có thể trở thành mục tiêu tiềm tàng » cho các hành động khủng bố.

Cơ quan tình báo Hàn Quốc đánh giá mối đe dọa này của Bình Nhưỡng dường như có liên quan đến một đợt đào tẩu của nhiều công dân Bắc Triều Tiên bị mắc kẹt ở nước ngoài trong thời gian đại dịch Covid-19, và những người này đã tìm mọi cách để tránh không trở về nước vào lúc chế độ đã cho mở cửa biên giới trở lại.

Đại dịch chấm dứt, Bình Nhưỡng rộng tay hành động

Bộ Thống Nhất Hàn Quốc gần đây cho biết trong năm 2023, tổng cộng có 196 người Bắc Triều Tiên đào thoát đến Hàn Quốc, mức cao nhất tính từ năm 2017, trong số này có khoảng một chục người thuộc tầng lớp tinh hoa, như các nhà ngoại giao cùng với gia đình họ.

AFP nhắc lại, hành động đào tẩu là một tội nghiêm trọng tại Bắc Triều Tiên, và bị trừng phạt rất nghiêm khắc. Tuy nhiên, khi đến sống ở nước ngoài, « những người Bắc Triều Tiên này có thể gởi con cái đến học tại những trường bình thường, do đó tránh được nền giáo dục tuyên truyền và việc phải thường xuyên tuân theo chế độ », theo như giải thích của Ahn Chan Il, một người đào thoát và hiện đang điều hành Viện Nghiên cứu Triều Tiên Toàn cầu.

Cũng theo vị chuyên gia này, « các nhà ngoại giao và đặc vụ Bắc Triều Tiên tại nhiệm ở nước ngoài liên tục phải chịu những áp lực thô bạo từ Bình Nhưỡng để đối phó với nạn đào tẩu của những công dân ưu tú ở nước ngoài. Không thể loại trừ khả năng xảy ra một vụ tấn công nhắm vào công dân Hàn Quốc ở nước ngoài ».

Lee Man Jong, chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Khủng bố của Hàn Quốc nhận định, mối đe dọa này là có thể do « đại dịch kết thúc ,nên nhân viên tình báo Bắc Triều Tiên, trước đây bị giữ chân trong nước, có thể đi làm nhiệm vụ ở nước ngoài, cùng lúc công dân Hàn Quốc cũng có thể được đi du lịch mà không chịu những hạn chế nào ».

Những tiền lệ

AFP nhắc lại, một cuộc tấn công của Bắc Triều Tiên nhắm vào người Hàn Quốc ở nước ngoài không phải là điều mới mẻ. Năm 1996, Bình Nhưỡng bị nghi ngờ đứng sau vụ đầu độc lãnh sự và cũng là nhân viên tình báo Choi Duk Keun ở Vladivostok, đang điều tra các hoạt động bất hợp pháp của Bắc Triều Tiên ở vùng Viễn Đông của Nga như buôn thuốc phiện và tiền giả.

Tháng 11/1987, một quả bom do tình báo Bắc Triều Tiên cài đã làm nổ tung một phi cơ của hãng Korean Air đang bay từ Baghdad về Seoul, giết chết 115 hành khách, phần đông là công dân Hàn Quốc.

Trước đó 4 năm, tháng 10/1983, ba nhân viên tình báo Bắc Triều Tiên đã cho cho nổ một quả bom ở Rangun, Miến Điện, trong chuyến thăm của tổng thống Hàn Quốc lúc bấy giờ là Chun Doo Hwan. Vị tổng thống này may mắn sống sót, nhưng 21 người khác, phần lớn là các bộ trưởng, đã thiệt mạng.


*************

rfi.fr

Tập Cận Bình : "Hậu duệ" của Mao nhưng lại giống Stalin nhiều hơn

Thanh Hà

Nhiều tờ báo Paris ngày 03/05/2024 đã bắt đầu đưa tin về chuyến công du sắp tới của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tại Pháp trong hai ngày 6-7/05. Trên nhật báo Le Monde, nhà Trung Quốc học Jean- Philippe Béja, trường Sciences Po, phân tích Tập Cận Bình đã « lừa gạt » được hết tất cả các phe phái trong đảng như thế nào để leo lên đến đỉnh cao quyền lực. Rồi ở chức vụ tổng bí thư ông đã « tăng cường kiểm soát đảng Cộng Sản Trung Quốc » ra sao.

Các trường đại học Mỹ « sôi sục » vì phong trào sinh viên ủng hộ người Palestine ; Đủ điều tai tiếng và hàng loạt các vụ kiện vẫn « không cản đường » Donald Trump trở lại Nhà Trắng ; Nguyện vọng dân chủ : Gruzia trước một « khúc quanh lịch sử », đối lập và đường phố « không đầu hàng » ; Một tháng trước bầu cử, khối Liên Âu thường bị chỉ trích là một cỗ máy hành chính cồng kềnh, nhưng thực ra  đã đem lại nhiều thay đổi tốt cho dân châu Âu : Trên đây là những chủ đề chiếm nhiều trang tin quốc tế của làng báo Paris ngày 03/05/2024. Nhưng trước hết xin điểm qua phân tích của nhà nghiên cứu Pháp Béja về con đường thăng tiến của ông Tập Cận Bình trước ngày chủ tịch Trung Quốc đặt chân đến Paris.

Theo chuyên gia người Pháp này, trước khi ngồi vào chiếc ghế tổng bí thư, Tập Cận Bình đã tránh gây thù oán, thậm chí có vẻ mờ nhạt, không mấy khi bày tỏ chính kiến và lại càng không để lộ ông là người có cá tính …

Nhưng tất cả đã thay đổi khi ông Tập được đặt vào cương vị « người cầm lái ». Nhiều người chờ đợi Tập Cận Bình sẽ đi theo đường lối « tự do của Uông Dương », nhưng bất ngờ ông lại theo gót bí thư Thành Ủy Trung Khánh, Bạc Hy Lai lao vào chiến dịch bài trừ tham nhũng, dùng chiêu bài này để loại hết các đối thủ chính trị, kể cả họ Bạc.

Với năm tháng, cũng Tập Cận Bình đã từng bước gạt vai trò của chính phủ và thủ tướng Trung Quốc, trọng tâm quyền lực được dồn về các cơ quan của Đảng.

Để nắm chặt Đảng Cộng Sản Trung Quốc hơn nữa, ông Tập đã không ngần ngại « thoát khỏi cái bóng của Đặng Tiểu Bình », tự cho mình quyền được tiếp tục trị vì ở Bắc Kinh thêm một nhiệm kỳ và có thể là mãn đời như « nhà cầm lái vĩ đại » Mao Trạch Đông. Tập Cận Bình làm sống lại chủ nghĩa « sùng bái cá nhân » chưa từng thấy tại Trung Quốc từ khi Mao qua đời.

Sau ba năm ở chiếc ghế tổng bí thư, ông Tập đã « tấn công vào các phong trào xã hội dân sự », rồi ban hành luật cấm các tổ chức phi chính phủ nhận tài trợ của nước ngoài năm 2016. Bước kế tiếp là, dưới sự dẫn dắt của ông Tập,  mỗi doanh nghiệp tư nhân đều là một « tế bào » của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, còn tại các doanh nghiệp nhà nước thì quyền lực thuộc về đảng ủy nhiều hơn là về các giám đốc điều hành công ty ». Giáo sư Jean –Philippe Béja đi đến kết luận Tập Cận Bình giống Stalin nhiều hơn Mao Trạch Đông.

Mao xưa kia huy động « quần chúng » để loại các đối thủ mà không sợ đẩy đất nước vào cảnh hỗn loạn. Trái lại ông Tập dùng chính những cơ chế của nhà nước, cộng thêm với công nghệ mới, để theo dõi ngườ dân. Chính sách của Tập Cận Bình đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương chẳng khác gì cách Stalin đối xử với các cộng đồng thiểu số tại Liên Xô xưa kia.

Paris – Bắc Kinh : Mối quan hệ phức tạp

Trước thềm chuyến công du Pháp của lãnh đạo Trung Quốc, Le Figaro đăng hai bài báo phân tích tương quan lực lượng giữa Paris và Bắc Kinh. Nhà báo Laure Mandeville cho rằng trước khi tiếp Tập Cận, Bình tổng thống Macron cần « suy ngẫm về những mối bận tâm của Nhà Trắng » liên quan đến Trung Quốc.

Pháp có thể chờ đợi gì từ chuyến đi này một khi mà Trung Quốc công khai ủng hộ Nga trong cuộc chiến tại Ukraina, coi mình là đầu tàu của liên minh chống phương Tây ? Theo tác giả bài viết, chỉ cần nhìn vào những kết quả nghèo nàn ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã nhặt được từ chuyến công du Bắc Kinh vừa qua cũng đủ để Paris phải « suy nghĩ ».

Cũng nhật báo Le Figaro phỏng vấn nhà nghiên cứu Philippe Le Corre, Viện nghiên cứu châu Á, trường thương mại Essec của Pháp, về mục đích chuyến công du 3 nước châu Âu của ông Tập lần này. Lần đầu trở lại châu Âu (Pháp, Serbia và Hungary) từ sau đại dịch Covid-19, lãnh đạo Bắc Kinh muốn chứng minh Trung Quốc đang đứng ở vị trí trung tâm bàn cờ bang giao quốc tế, là một tiếng nói có trọng lượng và là một quốc gia được nể trọng. Pháp, đồng minh của Mỹ, cũng phải trải thảm đỏ đón Tập Cận Bình. Mục đích thứ nhì là tìm cách « cởi trói » cho kinh tế Trung Quốc, vào lúc mà Ủy Ban Châu Âu dọa đánh thuế xe ô tô điện của Trung Quốc. Pháp là một đối tác « hạng trung » mà Bắc Kinh đang cần trong cuộc đối đầu với Mỹ hiện tại.

Donald Trump trong Nhà Trắng tập 2

Hình ảnh ông Donald Trump, cà vạt đỏ, mũ lưỡi trai đỏ với hàng chữ « Make America great again », trong bộ com-lê xanh lơ ngự trị trên trang nhất báo le Figaro bên cạnh hàng tựa : « Các vụ kiện tụng, tai tiếng, các đối thủ, không gì có thể cản đường Donald Trump ».

Từ ba năm rưỡi nay, ông đã lần lượt vượt qua những trở ngại chính trị, pháp lý để chuẩn bị trở lại cầm quyền và giờ đây Trump « đang đứng trước ngưỡng cửa Nhà Trắng ». Xã luận của tờ báo nói về vị tổng thống ngoại hạng này của nước Mỹ: « Donald Trump không thay đổi, 4 năm điều hành đất nước đã không đưa ông vào khuôn phép và những rắc rối với tư pháp trong ba năm rưỡi vừa qua cũng đã không khiến ông trở nên khiêm tốn hơn. Trái lại, cuộc vận động tranh cử của Trump đang cho thấy ông không chấp nhận các quy luật nếu như chúng bất lợi cho bản thân ông. Trump không hề nhìn nhận bất kỳ một sai sót nào, một thất bại nào (…) ». 

Le Figaro tiên đoán nếu chẳng may Donald Trump trở lại Nhà Trắng, chắc chắn là ông sẽ chuẩn bị « kỹ lưỡng cho nhiệm kỳ hai : nghĩa là ông sẽ dọn sạch từ trên xuống dưới cỗ máy hành chính để dẹp thù, vô hiệu hóa ngành tư pháp để gột tẩy hết những lỗi lầm cho phe phái của ông, (…) giải tán bộ Giáo Dục, đặt NATO vào thế việt vị, tái tạo những mối liên minh và cả chính sách đối ngoại » của Hoa Kỳ. Đó là những gì chờ đợi nước Mỹ và thế giới nếu như nhà tỷ phú New York đắc cử vào mùa thu năm nay.

Đại học Mỹ đang « sôi sục »

Trang nhất nhật báo Le Monde cũng hướng về Hoa Kỳ : Trên nền hình ảnh sinh viên New York biểu tình vì Palestine, tờ báo chạy tựa « Các trường đại học Mỹ sôi sục » và dành hai trang lớn để nói về hiện tượng, về những đòi hỏi của sinh viên Mỹ mà một trong số đó là đòi các trường đại học danh tiếng nhất Hoa Kỳ ngừng nhận tài trợ của nhà nước Do Thái.

Tác giả bài viết nêu lên một vài con số cụ thể : Harvard nhận 50 tỷ đô la đầu tư của Israel, Yale 40 tỷ, Standford 30 tỷ, hay Columbia, điểm khởi đầu của phong trào ủng hộ Palestine, trường đại học danh tiếng này của New York cũng đã nhận đến 14 tỷ đô la của Israel. Vậy làm thế nào để quay lưng lại với các nguồn tài trợ hào phóng đó ?

Báo Libération và Le Figaro cùng đăng một bức ảnh sinh viên Paris tập hợp trước đại học Sorbonne ủng hộ Palestine. Tờ Libération thiên tả trích lời sinh viên Pháp cho rằng việc chính phủ huy động cảnh sát giải tán người biểu tình cho thấy là « họ sợ chúng tôi chiếm đóng, nhưng cũng là cách để sinh viên quyết tâm hơn dù mùa thi cử đã đến ». Nhật báo thân hữu Le Figaro nhận định sinh viên Pháp « theo chân sinh viên các trường đại học ở Hoa Kỳ ».

Giáo dục : Một bước nhượng bộ của Chính phủ Pháp

Cũng về giáo dục, Le Monde chú ý đến một nhượng bộ của chính phủ Pháp : Chỉ trong vài ngày, chính phủ đã rút lại ý định đòi các trường trung học giảm giờ phụ trội để « tiết kiệm 100 triệu euro ».

Thông tin còn chưa chính thức về ý định của chính phủ cắt giảm số giờ phụ trội của giáo viên ở các trường trung học cấp 2 và 3 đã bị phản đối mạnh mẽ. Phủ thủ tướng và bộ Giáo Dục hôm 01/05/2024 đã chùn bước. Cắt giảm ngân sách giáo dục là điều khó hiểu khi mà thủ tướng Attal, người từng điều hành bộ này; và tổng thống Pháp Emmanuel Macron luôn khẳng định đầu tư vào tương lai của con em là « ưu tiên » của chính phủ.

Thời điểm thuận lợi để sang Nhật Bản chơi

Trước khi đóng lại các tờ báo Paris hôm nay, xin điểm qua một bài viết trên tờ Les Echos dưới tựa đề « Nhật Bản rơi vào bẫy Tam Giác Quỷ tiền tệ ». Đầu đề có vẻ khó hiểu này trước hết khuyên độc giả nên tranh thủ thời gian sang Nhật Bản du lịch, bởi đồng yen đang mất giá.

Nếu giá một tô mì Ramen trong một nhà hàng sang trọng ở Tokyo là 1.100 yen, tính ra bằng 6,5 euro, nhưng sắp tới đây, do đồng tiền Nhật tiếp tục trượt giá, cũng tô mì đó chỉ còn khoảng 5 euro. Trong 4 năm qua, yen mất 30 % trị giá so với euro và đô la.

« Tokyo không còn kiểm soát giá trị của đồng tiền », bởi sau nhiều năm Nhật Bản giữ lãi suất ngân hàng ở số âm, giờ đây khi mà Âu, Mỹ tăng lãi suất chỉ đạo, giới đầu tư không ngần ngại quay lưng lại với Nhật Bản để mua vào euro hay đô la, chuyển vốn sang những nơi trả lãi cao cho người gửi tiền tiết kiệm. Kinh tế Nhật lao đao.

Thông tín viên của tờ báo tại Tokyo, Yann Rousseau, đưa ra nhiều yếu tố mang tính kỹ thuật để giải thích hiện tượng này trước khi đi đến kết luận đồng yen quá « thấp » bất lợi cho kinh tế trên xứ hoa anh đào : bất lợi cho các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu bằng đô la hay euro, bất lợi cho các hộ gia đình của Nhật mua hoa quả nhập từ nước ngoài, bất lợi cho Ngân Hàng Trung Ương đã phải bán đi hàng tỷ đô la trái phiếu của Mỹ để mua vào đồng yen, hòng giữ giá đồng nội tệ …Nhưng đó là một cái vòng luẩn quẩn và lại càng kích thích vốn từ Nhật Bản « chạy sang Hoa Kỳ ».

Thành thử không chỉ có người tiêu dùng ở Mỹ mà cả Ngân Hàng Trung Ương Nhật cũng đang nóng lòng chờ đợi Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ sớm hạ lãi suất chỉ đạo.   


************

voatiengviet.com

Mỹ, Úc, Nhật, Philippines cam kết gia tăng hợp tác quốc phòng

AP

Bộ trưởng Quốc phòng các nước Mỹ, Úc, Nhật Bản và Philippines cam kết sẽ tăng cường hợp tác khi gặp nhau hôm 2/5 tại Hawaii để dự cuộc họp chung lần thứ nhì trong bối cảnh lo ngại về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Cuộc gặp diễn ra sau khi bốn nước vào tháng trước tổ chức cuộc tập trận hải quân chung đầu tiên ở Biển Đông, một tuyến đường vận chuyển quan trọng nơi Bắc Kinh có tranh chấp lãnh thổ âm ỉ lâu nay với một số quốc gia Đông Nam Á và đã gây báo động với các hành vi hung hăng gần đây trong vùng biển tranh chấp.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo sau cuộc thảo luận rằng cuộc tập trận đã tăng cường khả năng các nước làm việc cùng nhau, xây dựng mối liên kết giữa các lực lượng của họ và nhấn mạnh cam kết chung đối với luật pháp quốc tế trên biển.

Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles cho biết các bộ trưởng quốc phòng đã bàn về việc tăng nhịp độ các cuộc tập trận phòng thủ của họ.

Ông Marles nói tại cuộc họp báo chung với những người đồng cấp: “Hôm nay, các cuộc họp mà chúng tôi tổ chức thể hiện một thông điệp rất có ý nghĩa đối với khu vực và thế giới về 4 nền dân chủ cam kết tuân thủ trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ”.

Ông Austin đã tiếp đón các bộ trưởng quốc phòng tại trụ sở khu vực của quân đội Hoa Kỳ, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Hoa Kỳ, tại Trại H.M. Smith trên những ngọn đồi phía trên Trân Châu Cảng. Trước đó cùng ngày, ông Austin đã có các cuộc gặp song phương riêng biệt với Úc và Nhật Bản, sau đó là cuộc gặp ba bên với Úc và Nhật Bản.

Bộ trưởng quốc phòng của bốn quốc gia đã tổ chức cuộc họp đầu tiên tại Singapore vào năm ngoái.

Hoa Kỳ có các hiệp ước quốc phòng kéo dài hàng thập niên với cả ba quốc gia này.

Hoa Kỳ không có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông, nhưng đã triển khai các tàu Hải quân và máy bay chiến đấu trong cái mà họ gọi là các hoạt động tự do hàng hải nhằm thách thức các yêu sách của Trung Quốc đối với hầu như toàn bộ tuyến đường thủy này. Hoa Kỳ cho biết quyền tự do hàng hải và hàng không trong vùng biển là lợi ích quốc gia của Mỹ.

Ngoài Trung Quốc và Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei cũng có những tuyên bố chủ quyền chồng chéo ở vùng biển giàu tài nguyên này. Bắc Kinh đã từ chối công nhận phán quyết của trọng tài quốc tế năm 2016 vô hiệu hóa các yêu sách mở rộng của Trung Quốc dựa trên cơ sở lịch sử.

Đặc biệt, các cuộc xung đột giữa Bắc Kinh và Manila đã bùng phát kể từ năm ngoái. Đầu tuần này, các tàu tuần duyên Trung Quốc đã bắn vòi rồng vào hai tàu tuần tra Philippines ngoài khơi bãi cạn Scarborough, khiến cả hai tàu bị hư hại.

Các cuộc đối đầu lặp đi lặp lại trên biển đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột lớn hơn có thể khiến Trung Quốc và Mỹ rơi vào tình thế xung đột. Mỹ đã nhiều lần cảnh báo rằng họ có nghĩa vụ phải bảo vệ Philippines - đồng minh hiệp ước lâu đời nhất của họ ở châu Á - nếu các lực lượng của Philippines, tàu hoặc máy bay bị tấn công vũ trang, kể cả ở Biển Đông.

Chính quyền của Tổng thống Joe Biden cho biết họ đặt mục tiêu xây dựng cái mà họ gọi là “mạng lưới” các liên minh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ngay cả khi Mỹ đang vật lộn với cuộc chiến Israel-Hamas và cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine.

Bắc Kinh cho rằng việc tăng cường liên minh của Mỹ ở châu Á là nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc và đe dọa sự ổn định trong khu vực.


**************

voatiengviet.com

Nga bị tố triệt hạ giới bất đồng chính kiến cả trong lẫn ngoài nước

AP

Một lính đào ngũ bị sát hại trong một loạt đạn rồi sau đó bị một chiếc ô tô cán qua ở Tây Ban Nha. Một nhân vật đối lập bị giáng búa liên tục ở Lithuania. Một nhà báo lâm bệnh vì nghi ngờ bị đầu độc ở Đức.

Kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin phát động cuộc xâm lược Ukraine, các cuộc tấn công và quấy rối - dù có nhiều người biết đến hay không - đều bị quy trách nhiệm cho các cơ quan tình báo của Moscow trên khắp châu Âu và các nơi khác.

Bất chấp nỗ lực của các chính phủ phương Tây nhằm triệt phá mạng lưới gián điệp của Nga, các chuyên gia cho rằng Điện Kremlin dường như vẫn có thể truy đuổi những ai mà họ coi là kẻ phản bội ở nước ngoài nhằm bịt miệng những người bất đồng chính kiến. Những người phản đối ông Putin ngày càng lo sợ về cánh tay nối dài của các cơ quan an ninh Moscow, kể cả ở những quốc gia mà họ từng cho là an toàn.

Nhà báo Irina Dolinina, người làm việc cho tờ báo độc lập Những câu chuyện Quan trọng, có trụ sở tại thủ đô Praha của Czech, nói: “Chúng tôi vừa trốn khỏi Nga và có ảo tưởng rằng mình đã trốn thoát khỏi nhà tù”.

Bà Dolinina và đồng nghiệp Alesya Marokhovskaya bị quấy rối vào năm 2023, dẫn đến lo ngại họ bị theo dõi. Họ đã nhận được những những tin nhắn đe dọa thông qua các bình luận trên trang web của cơ quan truyền thông và được yêu cầu không tham dự một hội nghị ở Thụy Điển.

Bà Dolinina nói với hãng tin AP: “Thật sai lầm khi chúng tôi nghĩ rằng ở đây chúng tôi an toàn”.

Điện Kremlin, thường xuyên phủ nhận việc theo đuổi các đối thủ của mình ở nước ngoài, bị quy trách nhiệm cho các cuộc tấn công như vậy trong nhiều thập niên.

Những trường hợp nổi tiếng nhất bao gồm nhà bất đồng chính kiến cách mạng Liên Xô lưu đày Leon Trotsky, người bị giết năm 1940 ở Mexico sau khi bị một đặc vụ Liên Xô tấn công bằng rìu, và ông Georgi Markov, một nhà bất đồng chính kiến làm việc cho ban tiếng Bulgaria của BBC, thiệt mạng vào năm 1978 tại London sau khi bị đâm bằng một chiếc dù có tẩm thuốc độc.

Anh là nơi xảy ra các vụ đầu độc khác do cơ quan an ninh Nga dưới thời ông Putin thực hiện. Người đào tị và cựu sĩ quan tình báo Alexander Litvinenko chết sau khi uống trà có tẩm chất phóng xạ polonium-210 vào năm 2006. Cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái ông lâm bệnh nặng nhưng đã bình phục sau vụ tấn công bằng chất độc thần kinh thời Liên Xô vào năm 2018. Điện Kremlin liên tục phủ nhận có liên hệ vào các vụ án ở Anh.

Giờ đây, với một cuộc đàn áp toàn diện trong nước đang diễn ra bên trong nước Nga, hầu hết các đối thủ chính trị, các nhà báo độc lập và các nhà hoạt động đã chuyển ra nước ngoài. Có những nghi ngờ mạnh mẽ cũng như cáo buộc từ các quan chức rằng Moscow đang ngày càng nhắm tới họ.

Chuyên gia an ninh Andrei Soldatov cho biết, số lượng những cá nhân bị Nga truy đuổi “ngay cả khi họ trông có vẻ hoàn toàn không đáng kể” là do chính quyền Nga tin rằng họ “có thể quay trở lại đất nước và phá hủy hoàn toàn đất nước”.

Có nhiều phúc trình về việc những người lưu vong bị đàn áp không chỉ ở các nước thuộc Liên Xô cũ có cộng đồng người Nga đông đảo mà còn ở châu Âu và xa hơn nữa.

Các nhà hoạt động và các nhà báo độc lập đã báo cáo các triệu chứng mà họ nghi ngờ là bị đầu độc.

Nhà báo điều tra Elena Kostyuchenko lâm bệnh trên chuyến tàu từ Munich đến Berlin vào năm 2022, và các công tố viên Đức sau đó cho biết họ đang điều tra vụ này như một vụ cố ý giết người.

Bà Natalia Arno, người đứng đầu Tổ chức Nước Nga Tự do có trụ sở tại Hoa Kỳ, nói với AP rằng bà vẫn bị tổn thương thần kinh sau một vụ nghi bị đầu độc ở Praha trong tháng 5. Bà tin rằng các cơ quan an ninh Nga đã cố gắng “bịt miệng” bà vì hoạt động ủng hộ dân chủ của bà.

Trong một vụ việc đặc biệt tàn khốc, thi thể đầy vết đạn của phi công Maksim Kuzminov đã được tìm thấy ở La Cala, Tây Ban Nha, gần cảng phía đông Alicante, sau khi bị bắn và một chiếc ô tô cán qua. Những lời đe dọa chống lại ông xuất hiện ngay sau khi ông đánh cắp một chiếc trực thăng Mi-8 của Nga vào tháng 8 năm ngoái, bay tới Ukraine và đào tẩu.

Ông Sergei Naryshkin, người đứng đầu cơ quan tình báo nước ngoài của Nga, nói ông Kuzminov, 33 tuổi, là một cái chết đúng luân lý vì đã lên kế hoạch cho “tội ác bẩn thỉu và khủng khiếp.”

Vào tháng 3, ông Leonid Volkov, chánh văn phòng của cố chính trị gia đối lập Alexei Navalny, đã bị gãy tay trong một vụ tấn công bằng búa ở thủ đô Vilnius của Lithuania.

Cơ quan an ninh của Lithuania cho biết vụ tấn công có thể “do Nga tổ chức và thực hiện”. Ngày 19/4, cảnh sát Ba Lan bắt giữ hai người vì tình nghi tấn công ông Volkov theo lệnh của cơ quan tình báo nước ngoài.

Trong nhiều thập niên ông Putin nắm quyền, Điện Kremlin đã nhiều lần phủ nhận rằng họ đang nhắm vào kẻ thù trong và ngoài nước. Điện Kremlin chưa bình luận về các vụ nghi ngờ bị đầu độc và người phát ngôn của ông Putin, ông Dmitry Peskov, từ chối bình luận về trường hợp của ông Volkov, nói rằng đây là vấn đề của Bộ Nội vụ Lithuania.

Ngay cả các nhóm phản chiến non trẻ cũng thấy mình nằm trong tầm ngắm của Moscow.

Người Nga ở Stockholm, Thụy Điển, vào tháng 5 năm 2022 đã thành lập một trong những tổ chức đầu tiên hỗ trợ Ukraine và tù nhân chính trị, đốt một hình nộm của ông Putin được dán nhãn “tội phạm chiến tranh” bên ngoài Tòa đại sứ Nga.

Sáu tháng sau, chính quyền Nga chỉ định nhóm này là một tổ chức không được mong muốn, đe dọa các thành viên sẽ bị phạt tiền và bỏ tù. Người thân của họ ở Nga đã bị cảnh sát đến gõ cửa và dữ liệu cá nhân của họ đã bị rò rỉ, các thành viên nói với AP, với điều kiện giấu tên vì lo ngại cho an ninh của họ.

Cơ quan truyền thông Tsargrad của Chính thống giáo Nga cho rằng các thành viên của nhóm vừa kể có thể được các cơ quan tình báo nước ngoài tuyển dụng và gọi họ là “những kẻ khủng bố”. Cơ quan truyền thông ủng hộ Điện Kremlin này cảnh báo họ về một bất ngờ khó chịu nếu họ tiếp tục phản đối chiến tranh.

Vài ngày sau, khi đi thăm họ hàng ở St. Petersburg, một thành viên trong nhóm tên Marina cho biết một chiếc xe cảnh sát đã dừng ngay trước mặt cô khi cô bước ra khỏi một cửa hàng. Ba người đàn ông bước ra, hỏi giấy tờ của cô, ép cô lên xe và lái đến đồn cảnh sát, còi báo động inh ỏi.

“Thật sự đáng sợ. Làm thế quái nào họ biết được vị trí chính xác của tôi?” cô Marina nói với AP nhưng từ chối cho biết họ của mình vì lo ngại cho sự an toàn của mình.

Họ đưa cho cô các dữ liệu và video về cuộc biểu tình ở tòa đại sứ, và các nhà điều tra yêu cầu cô xác định danh tính các thành viên khác của nhóm, tiết lộ nguồn tài trợ của nhóm và hỏi quan điểm của cô về cuộc chiến. Một người thậm chí còn đặt câu hỏi tại sao cô lại rời Nga trước ngày sinh nhật của cha cô – nói rõ rằng họ biết danh tính gia đình cô.

Cô bị buộc tội vi phạm hành chính, thường bị phạt tiền. Cô Marina cho biết, khi cảnh sát chuẩn bị chở cô về căn hộ của bố mẹ cô, họ đề nghị cô “hợp tác” và trở thành người cung cấp thông tin nếu cô muốn gặp lại gia đình mà không sợ bị giam giữ.

Ông Fredrik Hultgren-Friberg, phát ngôn viên của Cơ quan An ninh Thụy Điển, nói với AP: “Đó là một phương thức hoạt động nổi tiếng của tình báo Nga và chế độ Nga để theo dõi các đối thủ trong cộng đồng người Nga ở các quốc gia khác và khiến họ phải chịu các loại quấy rối hoặc công việc tình báo khác nhau”.

Ông Soldatov cho biết Điện Kremlin đang truy lùng nhiều đối thủ vì lo ngại các cuộc nổi dậy thân phương Tây như ở Georgia và Ukraine và muốn ngăn chặn mầm mống bất đồng chính kiến phát triển thành “điều gì đó mới”.

Mặc dù các nước phương Tây đã trục xuất hàng trăm điệp viên Nga trong các hành động phối hợp sau vụ đầu độc cha con ông Skripals năm 2018 và cuộc xâm lược Ukraine năm 2022, người Nga ở nước ngoài vẫn lo ngại Moscow vẫn có thể tiếp cận họ.

Bà Marokhovskaya, nhà báo điều tra ở Praha, đã nhận được những lời đe dọa nặc danh, trong đó có một lời đe dọa cho thấy sự giám sát chặt chẽ.

Bà và cô Dolinina nói với AP rằng họ đã bị theo dõi như vậy ở Nga, kể cả sau khi công bố các cuộc điều tra từng đoạt giải thưởng về tham nhũng trong gia đình ông Putin.

Sau khi chuyển đến châu Âu, cô Dolinina cho biết ban đầu cô nghĩ mình đang trải qua “chứng hoang tưởng liên tục”. Tuy nhiên, khi cô nhận được những lời đe dọa ẩn danh và bị theo dõi trên đường phố Praha, cô nhận ra rằng nỗi sợ hãi là có cơ sở.

Họ không có bằng chứng cụ thể cho thấy các cơ quan an ninh Nga nhắm mục tiêu vào họ, nhưng họ cho biết họ tin rằng dữ liệu cá nhân - thông tin chuyến bay, số hộ chiếu và địa chỉ nhà - và hoạt động theo dõi có thể được dàn dựng bởi một tác nhân nhà nước.

“Tôi thực sự sốc khi điều đó xảy ra ở châu Âu,” cô Dolinina nói.

Mặc dù nhiều vụ việc mà phương Tây cho là do Điện Kremlin làm, khiến người ta suy đoán rằng Moscow vẫn có thể đe dọa người Nga ở nước ngoài, nhưng không phải ai cũng bị bịt miệng.

Bà Marokhovskaya nói: “Đây không phải là lý do để đầu hàng. Đây là lý do để tiếp tục tranh đấu.”


*************

Trung Quốc lần đầu công khai ‘thỏa thuận’ năm 2016 với Philippines về Biển Đông

AP

Lần đầu tiên, Trung Quốc công bố cái mà họ gọi là một thỏa thuận bất thành văn năm 2016 với Philippines về quyền tiếp cận các đảo ở Biển Đông.

Động thái này có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng hơn nữa trên tuyến đường thủy đang tranh chấp, nơi phần lớn thương mại của thế giới đi qua mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ.

Một tuyên bố từ Tòa đại sứ Trung Quốc tại Manila nói “thỏa thuận đặc biệt tạm thời” đã được đồng ý trong chuyến thăm Bắc Kinh của cựu Tổng thống Rodrigo Duterte cho phép đánh bắt cá quy mô nhỏ quanh các đảo nhưng hạn chế quyền tiếp cận của quân đội, lực lượng tuần duyên và các máy bay, các tàu chính thức khác tới giới hạn lãnh hải 12 hải lý (22 km) lãnh hải.

Tuyên bố nói Philippines tôn trọng thỏa thuận trong 7 năm qua nhưng kể từ đó đã từ bỏ nó để “hoàn thành chương trình nghị sự chính trị của riêng mình”, buộc Trung Quốc phải hành động.

Tuyên bố đăng trên trang web của toà đại sứ hôm 2/5 nói: “Đây là lý do cơ bản dẫn đến những tranh chấp không ngừng nghỉ trên biển giữa Trung Quốc và Philippines trong năm qua và hơn thế nữa”.

Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. và ông Duterte đã phủ nhận việc đạt được bất kỳ thỏa thuận nào được cho là sẽ từ bỏ chủ quyền hoặc các quyền chủ quyền của Philippines cho Trung Quốc. Bất kỳ hành động nào như vậy, nếu được chứng minh, sẽ là một hành vi phạm tội có thể bị luận tội theo Hiến pháp năm 1987 của Philippines.

Tuy nhiên, sau chuyến thăm Bắc Kinh, ông Duterte đã bóng gió về một thỏa thuận như vậy mà không đưa ra thông tin chi tiết, ông Collin Koh, thành viên cấp cao tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam có trụ sở tại Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, và là chuyên gia về các vấn đề hải quân ở khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông Nam Á, cho biết.

“Ông ấy khoe rằng ông ấy không chỉ nhận được các cam kết đầu tư và thương mại của Trung Quốc mà còn đảm bảo cho ngư dân Philippines tiếp cận bãi cạn Scarborough”, ông Koh nói, đề cập đến một trong những thực thể biển đang tranh chấp.

Ông Koh cho biết, cách dùng từ có chủ ý của Bắc Kinh trong tuyên bố “đáng chú ý khi cho thấy rằng Bắc Kinh không có tài liệu chính thức nào để chứng minh trường hợp của mình và do đó chỉ có thể chủ yếu dựa vào tuyên bố bằng lời nói của ông Duterte”.

Ông Marcos, người nhậm chức vào tháng 6 năm 2022, cho báo giới biết hồi tháng trước rằng Trung Quốc khẳng định có một thỏa thuận bí mật như vậy nhưng nói rằng ông không biết việc đó.

“Người Trung Quốc khăng khăng rằng có một thỏa thuận bí mật và có lẽ là có, và tôi đã nói là tôi không biết, tôi không biết gì về thỏa thuận bí mật đó,” ông Marcos, người đã kéo Philippines lại gần hơn với đối tác hiệp ước Hoa Kỳ. “Nếu có một thỏa thuận bí mật như vậy, bây giờ tôi sẽ hủy bỏ nó.”

Ông Duterte, người đã nuôi dưỡng mối quan hệ nồng ấm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong suốt 6 năm làm tổng thống của mình, đồng thời công khai tỏ ra thù địch với Hoa Kỳ vì nước này chỉ trích mạnh mẽ chiến dịch đẫm máu của ông bài trừ ma túy.

Mặc dù có lập trường chống Mỹ gần như kịch liệt trong chuyến thăm đối thủ chính của Washington năm 2016, nhưng ông nói rằng ông cũng không ký kết bất kỳ thỏa thuận nào với Bắc Kinh mà có thể xâm phạm lãnh thổ Philippines. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng ông và ông Tập đã đồng ý duy trì “nguyên trạng” ở vùng biển tranh chấp để tránh chiến tranh.

“Ngoài cái bắt tay với Chủ tịch Tập Cận Bình, điều duy nhất tôi nhớ là nguyên trạng, đó là từ ngữ. Sẽ không có tiếp xúc, không di chuyển, không có tuần tra vũ trang ở đó, vì vậy sẽ không có bất kỳ cuộc đối đầu nào”, ông Duterte nói.

Khi được hỏi liệu ông có đồng ý rằng Philippines sẽ không cung cấp vật liệu xây dựng để củng cố tiền đồn của tàu quân sự Philippines tại Bãi Cỏ Mây (Bãi cạn Second Thomas) hay không, ông Duterte nói rằng đó là một phần của việc duy trì hiện trạng nhưng nói thêm rằng không có thỏa thuận bằng văn bản.

“Đó là những gì tôi nhớ. Nếu đó là thỏa thuận bất thành văn giữa hai chính phủ thì đó sẽ luôn là một thỏa thuận nhằm giữ hòa bình ở Biển Đông”, ông Duterte nói.

Chủ tịch Hạ viện Ferdinand Martin Romualdez, anh họ và đồng minh chính trị của ông Marcos, đã ra lệnh điều tra cái mà một số người gọi là “thỏa thuận bất thành văn giữa hai chính phủ”.

Trung Quốc cũng tuyên bố rằng các quan chức Philippines đã hứa sẽ kéo tàu hải quân cố tình neo đậu ở vùng nông của Bãi Cỏ Mây (Bãi cạn Second Thomas) vào năm 1999 để làm tiền đồn lãnh thổ của Manila. Các quan chức Philippines dưới thời ông Marcos nói rằng họ không biết về bất kỳ thỏa thuận nào như vậy và sẽ không di dời chiếc tàu chiến hiện đã đổ nát và rỉ sét do một nhóm nhỏ thủy thủ và thuỷ quân lục chiến Philippines điều khiển.

Trung Quốc từ lâu đã cáo buộc Manila “vi phạm các cam kết” và “hành động bất hợp pháp” ở Biển Đông mà không nói rõ ràng.

Ngoài Trung Quốc và Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei cũng có những tuyên bố chủ quyền chồng chéo ở Biển Đông giàu trữ lượng cá, khí đốt và dầu mỏ. Bắc Kinh đã từ chối công nhận phán quyết của trọng tài quốc tế năm 2016 vốn vô hiệu hóa các tuyên bố chủ quyền mở rộng của Bắc Kinh.

Các cuộc xung đột giữa Bắc Kinh và Manila đã bùng phát kể từ năm ngoái, với việc các tàu tuần duyên khổng lồ của Trung Quốc bắn vòi rồng áp suất cao vào các tàu tuần tra của Philippines, gần đây nhất là ở ngoài khơi bãi cạn Scarborough vào cuối tháng trước, gây thiệt hại cho cả hai tàu Philippines. Họ cũng cáo buộc lẫn nhau về hành động nguy hiểm, dẫn đến va chạm nhỏ.

Hoa Kỳ không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng đã triển khai các tàu Hải quân và máy bay chiến đấu trong cái mà họ gọi là các hoạt động tự do hàng hải nhằm thách thức các tuyên bố của Trung Quốc.

Hoa Kỳ đã nhiều lần cảnh báo rằng họ có nghĩa vụ phải bảo vệ Philippines - đồng minh hiệp ước lâu đời nhất của họ ở châu Á - nếu lực lượng, tàu hoặc máy bay của Philippines bị tấn công vũ trang, kể cả ở Biển Đông.


***********

Tin tức thế giới 4-5: Nga dọa trả thù ra trò nếu Ukraine tấn công cầu Crimea

NGUYÊN HẠNH

Bức ảnh chụp ngày 17-7-2023 cho thấy một tàu chiến Nga đi gần cầu Kerch, nối đất liền Nga với Crimea, sau một cuộc tấn công của Ukraine - Ảnh: AFP

Bức ảnh chụp ngày 17-7-2023 cho thấy một tàu chiến Nga đi gần cầu Kerch, nối đất liền Nga với Crimea, sau một cuộc tấn công của Ukraine - Ảnh: AFP

Nga dọa "trả thù tàn khốc" nếu Ukraine tấn công cầu Crimea

Ngày 3-5, Nga cảnh báo sẽ tiến hành một "cuộc tấn công trả thù tàn khốc" nếu Ukraine tấn công Crimea hoặc cầu Crimea.

Theo Hãng tin Reuters, Matxcơva tin rằng Ukraine, quốc gia gần đây đã nhận hệ thống tên lửa dẫn đường ATACMS tầm xa từ Mỹ, đang âm mưu tấn công cầu Crimea trước hoặc vào ngày 9-5.

Bà Maria Zakharova, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nga, cho rằng cây cầu trên đã một lần nữa nằm trong tầm ngắm của Kiev.

"Tôi muốn cảnh báo Washington và Brussels rằng bất kỳ hành động gây hấn nào chống lại Crimea sẽ không chỉ thất bại mà còn gặp phải một cuộc tấn công trả thù tàn khốc", bà Zakharova nhấn mạnh.

Ngân hàng trung ương Ukraine mạnh tay tự do hóa tiền tệ thời chiến

Ngày 3-5, ngân hàng trung ương Ukraina công bố các biện pháp tự do hóa tiền tệ thời chiến lớn nhất và sẽ có hiệu lực vào ngày 4-5.

Theo các quy định mới, các hạn chế về tiền tệ đối với nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ sẽ được dỡ bỏ. Hạn chế trả nợ các khoản vay bên ngoài mới ký hợp đồng và hạn chế chuyển ngoại tệ từ văn phòng đại diện sang công ty mẹ cũng sẽ được nới lỏng.

Ngoại trưởng Anh David Cameron đi ngang qua nơi trưng bày các xe quân sự của Nga bị phá hủy tại Quảng trường Saint Michael, ở Kiev, Ukraine, ngày 2-5 - Ảnh: REUTERS

Ngoại trưởng Anh David Cameron đi ngang qua nơi trưng bày các xe quân sự của Nga bị phá hủy tại Quảng trường Saint Michael, ở Kiev, Ukraine, ngày 2-5 - Ảnh: REUTERS

Điện Kremlin nói tuyên bố của ngoại trưởng Anh là "leo thang trực tiếp"

Điện Kremlin gọi tuyên bố của Ngoại trưởng Anh David Cameron rằng Ukraine có thể sử dụng vũ khí của Anh chống lại các mục tiêu bên trong Nga nếu nước này muốn là sự leo thang căng thẳng trực tiếp và nguy hiểm.

Hôm 2-5, ông Cameron cũng hứa sẽ viện trợ quân sự hàng năm trị giá 3 tỉ bảng Anh (3,7 tỉ USD) cho Ukraine.

"Ukraine có quyền đó. Giống như Nga đang tấn công vào bên trong Ukraine, bạn hoàn toàn có thể hiểu tại sao Ukraine cảm thấy cần phải đảm bảo rằng họ có thể tự vệ", ông Cameron nói với Reuters trong chuyến thăm Kiev.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov sau đó báo tuyên bố trên là một bình luận nguy hiểm.

"Đây là sự leo thang căng thẳng trực tiếp xung quanh cuộc xung đột Ukraine, có khả năng gây nguy hiểm cho an ninh châu Âu, cho toàn bộ cấu trúc an ninh châu Âu", ông Peskov nhấn mạnh.

Nga tố Mỹ trừng phạt để "kiềm chế" Trung Quốc

Ngày 3-5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khẳng định Mỹ đang sử dụng lời đe dọa trừng phạt thứ cấp đối với các doanh nghiệp Trung Quốc được coi là hợp tác với Nga như một "cái cớ" để cố gắng kiềm chế Bắc Kinh.

Hôm 1-5, Mỹ ban hành lệnh trừng phạt đối với gần 300 mục tiêu, bao gồm cả các công ty Trung Quốc, được coi là giúp Matxcơva lách các lệnh trừng phạt hiện có của phương Tây.

Trả lời về vấn đề trên, bà Zakharova nói trong cuộc họp báo hàng tuần: "Nền kinh tế Trung Quốc khiến Mỹ khó chịu ở mức độ cực đoan, vì vậy các lệnh trừng phạt của Mỹ nên được coi là nỗ lực nhằm giữ vững vai trò lãnh đạo kinh tế (của họ) trong trường hợp không có bất kỳ cơ hội thực sự nào để làm điều đó một cách hợp pháp".

Mỹ lên án Nga tấn công mạng các nước

Ngày 3-5, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố nước này lên án hoạt động mạng độc hại của cơ quan tình báo Nga chống lại Đức, CH Czech và các nước châu Âu khác.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết: "Mỹ cam kết đảm bảo an ninh cho các đồng minh và đối tác của mình, cũng như duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, bao gồm cả trong không gian mạng. Chúng tôi kêu gọi Nga dừng hoạt động độc hại này và tuân thủ các cam kết và nghĩa vụ quốc tế của mình".

Các phương tiện trong khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở Encantado, bang Rio Grande do Sul, Brazil, ngày 3-5 - Ảnh: REUTERS

Các phương tiện trong khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở Encantado, bang Rio Grande do Sul, Brazil, ngày 3-5 - Ảnh: REUTERS

Mưa lớn ở Brazil, ít nhất 39 người chết và 70 người mất tích

Ngày 3-5, chính quyền địa phương cho biết mưa lớn trút xuống bang Rio Grande do Sul ở cực nam của Brazil đã khiến ít nhất 39 người thiệt mạng và số người chết dự kiến sẽ tăng lên.

Theo Reuters, 68 người vẫn mất tích tại Rio Grande do Sul và ít nhất 24.000 người phải di dời khi các cơn bão ảnh hưởng đến hơn một nửa trong số 497 thành phố ở bang này, giáp với Uruguay và Argentina.

Thống đốc Rio Grande do Sul, ông Eduardo Leite, nói: "Những con số này vẫn có thể thay đổi đáng kể trong những ngày tiếp theo khi chúng tôi tiếp cận được nhiều khu vực hơn".

Houthi sẽ nhắm vào tàu hướng tới Israel ở mọi khu vực trong phạm vi

Trong một bài phát biểu trên truyền hình ngày 3-5, người phát ngôn quân đội Yahya Sarea cho biết rằng lực lượng Houthi ở Yemen sẽ nhắm mục tiêu vào các tàu hướng tới các cảng của Israel ở bất kỳ khu vực nào nằm trong tầm bắn của họ.

"Chúng tôi sẽ nhắm mục tiêu vào bất kỳ tàu nào hướng tới các cảng của Israel ở Biển Địa Trung Hải ở bất kỳ khu vực nào chúng tôi có thể tiếp cận", ông Sarea nói.

Lực lượng trên đã tiến hành nhiều cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa vào các tàu trên các tuyến vận chuyển quan trọng của Biển Đỏ, eo biển Bab al-Mandab và Vịnh Aden kể từ tháng 11-2023 để thể hiện sự ủng hộ của họ đối với người Palestine trong cuộc chiến ở Dải Gaza.

Nụ cười trong nắng

Hai đứa trẻ cười tươi dưới ô khi di chuyển trên xe ba bánh, giữa thời tiết mùa hè nắng gắt ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ vào ngày 2-5 - Ảnh: AFP

Hai đứa trẻ cười tươi dưới ô khi di chuyển trên xe ba bánh, giữa thời tiết mùa hè nắng gắt ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ vào ngày 2-5 - Ảnh: AFP


**********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhát 04 -5 -2024:

xxxx


HoaLuc 7

***************

London cho Kiev dùng tên lửa Anh đánh Nga, Matxcơva nhắc đến vũ khí hạt nhân

Bộ Ngoại giao Nga và Điện Kremlin lên tiếng cảnh báo các phát ngôn mang tính ủng hộ Ukraine của tổng thống Pháp và ngoại trưởng Anh.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova phát biểu họp báo hồi tháng 1-2024 - Ảnh: REUTERS

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova phát biểu họp báo hồi tháng 1-2024 - Ảnh: REUTERS

Hãng tin Reuters ngày 3-5 trích tuyên bố của Ngoại trưởng Anh David Cameron trong chuyến công du đến Kiev: "Chúng tôi sẽ trao cho Kiev 3 tỉ bảng Anh (3,74 tỉ USD) viện trợ quân sự mỗi năm chừng nào họ còn cần. Chúng tôi vừa trao đi tất cả trang thiết bị chúng tôi có thể. Ngay hôm nay, một số vũ khí trong đó sẽ cập bến Ukraine".

Đáng chú ý, ông Cameron khẳng định Kiev có quyền dùng các vũ khí được London cung cấp để tấn công các mục tiêu trong lòng Nga.

"Ukraine có quyền làm thế. Nhìn vào cách Nga đang đánh vào lãnh thổ Ukraine, bạn có thể thấy được tại sao Kiev cảm thấy cần tự vệ", ngoại trưởng Anh tuyên bố.

Phát biểu trên đi ngược lại nỗi lo của phương Tây trong nhiều tháng qua.

Các đồng minh lớn của Kiev như Mỹ, Pháp, Đức... đến nay vẫn dè dặt trong việc trao tên lửa tầm xa cho Ukraine, vì lo nước này sẽ dùng chúng để đánh vào lãnh thổ Nga, trực tiếp làm leo thang chiến tranh.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã nhanh chóng phản đối quan điểm của ông Cameron.

Hãng tin TASS dẫn lời bà Zakharova: "Hãy thử hỏi việc một lãnh đạo của một nước được cho là văn minh có những phát ngôn như thế điên rồ thế nào. Hơn nữa, người đó phải mắc chứng lú lẫn mạnh cỡ nào mới có thể quên rằng chúng ta đang nhắc đến các cường quốc hạt nhân".

Cũng trong ngày 3-5, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov lên tiếng phê phán tuyên bố của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về điều kiện để Paris đưa quân đến Ukraine.

Trước đó, hôm 2-5, tạp chí Economist đăng bài phỏng vấn độc quyền với ông Macron. Trong đó, Tổng thống Pháp tuyên bố: "Pháp từng can thiệp quân sự nhiều lần trong quá khứ. Chúng tôi đã cử hàng ngàn quân đến vùng Sahel (châu Phi) để chiến đấu chống khủng bố. Chúng tôi làm điều đó nếu được một quốc gia có chủ quyền yêu cầu.

Nếu Nga đạt đột phá trên chiến trường và Kiev yêu cầu, và tôi nhấn mạnh đến nay vẫn chưa, thì chúng tôi sẽ có quyền hợp pháp đặt ra câu hỏi có đưa quân đến Ukraine hay không".

Ông Peskov chỉ trích chia sẻ trên: "Đây là tuyên bố rất quan trọng và cũng rất nguy hiểm. Nước Pháp và nguyên thủ Pháp liên tục nhắc về khả năng can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine. Đây là xu hướng rất nguy hiểm".


***************

Seoul tố cáo Bình Nhưỡng âm mưu tấn công các tòa đại sứ Hàn Quốc

Minh Anh

Chính quyền Hàn Quốc ngày 03/05/2024 cáo buộc Bắc Triều Tiên có âm mưu tấn công « khủng bố » nhắm vào các tòa đại sứ và công dân Hàn Quốc ở nước ngoài, đồng thời nâng mức báo động đối với các phái bộ ngoại giao tại năm nước.

Đăng ngày:

4 phút

Trong thông cáo, Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) của Hàn Quốc cho biết đã « phát hiện có những dấu hiệu cho thấy Bắc Triều Tiên đang chuẩn bị tấn công khủng bố nhắm vào nhân viên các tòa đại sứ hay công dân Hàn Quốc tại nhiều nước », chủ yếu tại Trung Quốc, Đông Nam Á và Trung Đông.

Hôm qua, bộ Ngoại Giao Hàn Quốc thông báo nâng mức báo động chống khủng bố đối với các tòa đại sứ của nước này ở Cam Bốt, Lào, Việt Nam cũng như các tòa lãnh sự ở Thẩm Dương, đông bắc Trung Quốc và ở Vladivostok, miền Viễn Đông Nga. Đây cũng là những nước Bắc Triều Tiên có đại diện ngoại giao.

Theo NIS, « Bắc Triều Tiên đã gởi nhiều nhân viên đến những nước này nhằm gia tăng hoạt động theo dõi các đại sứ quán Hàn Quốc và thực hiện các hoạt động chuyên biệt như truy tìm những công dân Hàn Quốc nào có thể trở thành mục tiêu tiềm tàng » cho các hành động khủng bố.

Cơ quan tình báo Hàn Quốc đánh giá mối đe dọa này của Bình Nhưỡng dường như có liên quan đến một đợt đào tẩu của nhiều công dân Bắc Triều Tiên bị mắc kẹt ở nước ngoài trong thời gian đại dịch Covid-19, và những người này đã tìm mọi cách để tránh không trở về nước vào lúc chế độ đã cho mở cửa biên giới trở lại.

Đại dịch chấm dứt, Bình Nhưỡng rộng tay hành động

Bộ Thống Nhất Hàn Quốc gần đây cho biết trong năm 2023, tổng cộng có 196 người Bắc Triều Tiên đào thoát đến Hàn Quốc, mức cao nhất tính từ năm 2017, trong số này có khoảng một chục người thuộc tầng lớp tinh hoa, như các nhà ngoại giao cùng với gia đình họ.

AFP nhắc lại, hành động đào tẩu là một tội nghiêm trọng tại Bắc Triều Tiên, và bị trừng phạt rất nghiêm khắc. Tuy nhiên, khi đến sống ở nước ngoài, « những người Bắc Triều Tiên này có thể gởi con cái đến học tại những trường bình thường, do đó tránh được nền giáo dục tuyên truyền và việc phải thường xuyên tuân theo chế độ », theo như giải thích của Ahn Chan Il, một người đào thoát và hiện đang điều hành Viện Nghiên cứu Triều Tiên Toàn cầu.

Cũng theo vị chuyên gia này, « các nhà ngoại giao và đặc vụ Bắc Triều Tiên tại nhiệm ở nước ngoài liên tục phải chịu những áp lực thô bạo từ Bình Nhưỡng để đối phó với nạn đào tẩu của những công dân ưu tú ở nước ngoài. Không thể loại trừ khả năng xảy ra một vụ tấn công nhắm vào công dân Hàn Quốc ở nước ngoài ».

Lee Man Jong, chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Khủng bố của Hàn Quốc nhận định, mối đe dọa này là có thể do « đại dịch kết thúc ,nên nhân viên tình báo Bắc Triều Tiên, trước đây bị giữ chân trong nước, có thể đi làm nhiệm vụ ở nước ngoài, cùng lúc công dân Hàn Quốc cũng có thể được đi du lịch mà không chịu những hạn chế nào ».

Những tiền lệ

AFP nhắc lại, một cuộc tấn công của Bắc Triều Tiên nhắm vào người Hàn Quốc ở nước ngoài không phải là điều mới mẻ. Năm 1996, Bình Nhưỡng bị nghi ngờ đứng sau vụ đầu độc lãnh sự và cũng là nhân viên tình báo Choi Duk Keun ở Vladivostok, đang điều tra các hoạt động bất hợp pháp của Bắc Triều Tiên ở vùng Viễn Đông của Nga như buôn thuốc phiện và tiền giả.

Tháng 11/1987, một quả bom do tình báo Bắc Triều Tiên cài đã làm nổ tung một phi cơ của hãng Korean Air đang bay từ Baghdad về Seoul, giết chết 115 hành khách, phần đông là công dân Hàn Quốc.

Trước đó 4 năm, tháng 10/1983, ba nhân viên tình báo Bắc Triều Tiên đã cho cho nổ một quả bom ở Rangun, Miến Điện, trong chuyến thăm của tổng thống Hàn Quốc lúc bấy giờ là Chun Doo Hwan. Vị tổng thống này may mắn sống sót, nhưng 21 người khác, phần lớn là các bộ trưởng, đã thiệt mạng.


*************

rfi.fr

Tập Cận Bình : "Hậu duệ" của Mao nhưng lại giống Stalin nhiều hơn

Thanh Hà

Nhiều tờ báo Paris ngày 03/05/2024 đã bắt đầu đưa tin về chuyến công du sắp tới của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tại Pháp trong hai ngày 6-7/05. Trên nhật báo Le Monde, nhà Trung Quốc học Jean- Philippe Béja, trường Sciences Po, phân tích Tập Cận Bình đã « lừa gạt » được hết tất cả các phe phái trong đảng như thế nào để leo lên đến đỉnh cao quyền lực. Rồi ở chức vụ tổng bí thư ông đã « tăng cường kiểm soát đảng Cộng Sản Trung Quốc » ra sao.

Các trường đại học Mỹ « sôi sục » vì phong trào sinh viên ủng hộ người Palestine ; Đủ điều tai tiếng và hàng loạt các vụ kiện vẫn « không cản đường » Donald Trump trở lại Nhà Trắng ; Nguyện vọng dân chủ : Gruzia trước một « khúc quanh lịch sử », đối lập và đường phố « không đầu hàng » ; Một tháng trước bầu cử, khối Liên Âu thường bị chỉ trích là một cỗ máy hành chính cồng kềnh, nhưng thực ra  đã đem lại nhiều thay đổi tốt cho dân châu Âu : Trên đây là những chủ đề chiếm nhiều trang tin quốc tế của làng báo Paris ngày 03/05/2024. Nhưng trước hết xin điểm qua phân tích của nhà nghiên cứu Pháp Béja về con đường thăng tiến của ông Tập Cận Bình trước ngày chủ tịch Trung Quốc đặt chân đến Paris.

Theo chuyên gia người Pháp này, trước khi ngồi vào chiếc ghế tổng bí thư, Tập Cận Bình đã tránh gây thù oán, thậm chí có vẻ mờ nhạt, không mấy khi bày tỏ chính kiến và lại càng không để lộ ông là người có cá tính …

Nhưng tất cả đã thay đổi khi ông Tập được đặt vào cương vị « người cầm lái ». Nhiều người chờ đợi Tập Cận Bình sẽ đi theo đường lối « tự do của Uông Dương », nhưng bất ngờ ông lại theo gót bí thư Thành Ủy Trung Khánh, Bạc Hy Lai lao vào chiến dịch bài trừ tham nhũng, dùng chiêu bài này để loại hết các đối thủ chính trị, kể cả họ Bạc.

Với năm tháng, cũng Tập Cận Bình đã từng bước gạt vai trò của chính phủ và thủ tướng Trung Quốc, trọng tâm quyền lực được dồn về các cơ quan của Đảng.

Để nắm chặt Đảng Cộng Sản Trung Quốc hơn nữa, ông Tập đã không ngần ngại « thoát khỏi cái bóng của Đặng Tiểu Bình », tự cho mình quyền được tiếp tục trị vì ở Bắc Kinh thêm một nhiệm kỳ và có thể là mãn đời như « nhà cầm lái vĩ đại » Mao Trạch Đông. Tập Cận Bình làm sống lại chủ nghĩa « sùng bái cá nhân » chưa từng thấy tại Trung Quốc từ khi Mao qua đời.

Sau ba năm ở chiếc ghế tổng bí thư, ông Tập đã « tấn công vào các phong trào xã hội dân sự », rồi ban hành luật cấm các tổ chức phi chính phủ nhận tài trợ của nước ngoài năm 2016. Bước kế tiếp là, dưới sự dẫn dắt của ông Tập,  mỗi doanh nghiệp tư nhân đều là một « tế bào » của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, còn tại các doanh nghiệp nhà nước thì quyền lực thuộc về đảng ủy nhiều hơn là về các giám đốc điều hành công ty ». Giáo sư Jean –Philippe Béja đi đến kết luận Tập Cận Bình giống Stalin nhiều hơn Mao Trạch Đông.

Mao xưa kia huy động « quần chúng » để loại các đối thủ mà không sợ đẩy đất nước vào cảnh hỗn loạn. Trái lại ông Tập dùng chính những cơ chế của nhà nước, cộng thêm với công nghệ mới, để theo dõi ngườ dân. Chính sách của Tập Cận Bình đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương chẳng khác gì cách Stalin đối xử với các cộng đồng thiểu số tại Liên Xô xưa kia.

Paris – Bắc Kinh : Mối quan hệ phức tạp

Trước thềm chuyến công du Pháp của lãnh đạo Trung Quốc, Le Figaro đăng hai bài báo phân tích tương quan lực lượng giữa Paris và Bắc Kinh. Nhà báo Laure Mandeville cho rằng trước khi tiếp Tập Cận, Bình tổng thống Macron cần « suy ngẫm về những mối bận tâm của Nhà Trắng » liên quan đến Trung Quốc.

Pháp có thể chờ đợi gì từ chuyến đi này một khi mà Trung Quốc công khai ủng hộ Nga trong cuộc chiến tại Ukraina, coi mình là đầu tàu của liên minh chống phương Tây ? Theo tác giả bài viết, chỉ cần nhìn vào những kết quả nghèo nàn ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã nhặt được từ chuyến công du Bắc Kinh vừa qua cũng đủ để Paris phải « suy nghĩ ».

Cũng nhật báo Le Figaro phỏng vấn nhà nghiên cứu Philippe Le Corre, Viện nghiên cứu châu Á, trường thương mại Essec của Pháp, về mục đích chuyến công du 3 nước châu Âu của ông Tập lần này. Lần đầu trở lại châu Âu (Pháp, Serbia và Hungary) từ sau đại dịch Covid-19, lãnh đạo Bắc Kinh muốn chứng minh Trung Quốc đang đứng ở vị trí trung tâm bàn cờ bang giao quốc tế, là một tiếng nói có trọng lượng và là một quốc gia được nể trọng. Pháp, đồng minh của Mỹ, cũng phải trải thảm đỏ đón Tập Cận Bình. Mục đích thứ nhì là tìm cách « cởi trói » cho kinh tế Trung Quốc, vào lúc mà Ủy Ban Châu Âu dọa đánh thuế xe ô tô điện của Trung Quốc. Pháp là một đối tác « hạng trung » mà Bắc Kinh đang cần trong cuộc đối đầu với Mỹ hiện tại.

Donald Trump trong Nhà Trắng tập 2

Hình ảnh ông Donald Trump, cà vạt đỏ, mũ lưỡi trai đỏ với hàng chữ « Make America great again », trong bộ com-lê xanh lơ ngự trị trên trang nhất báo le Figaro bên cạnh hàng tựa : « Các vụ kiện tụng, tai tiếng, các đối thủ, không gì có thể cản đường Donald Trump ».

Từ ba năm rưỡi nay, ông đã lần lượt vượt qua những trở ngại chính trị, pháp lý để chuẩn bị trở lại cầm quyền và giờ đây Trump « đang đứng trước ngưỡng cửa Nhà Trắng ». Xã luận của tờ báo nói về vị tổng thống ngoại hạng này của nước Mỹ: « Donald Trump không thay đổi, 4 năm điều hành đất nước đã không đưa ông vào khuôn phép và những rắc rối với tư pháp trong ba năm rưỡi vừa qua cũng đã không khiến ông trở nên khiêm tốn hơn. Trái lại, cuộc vận động tranh cử của Trump đang cho thấy ông không chấp nhận các quy luật nếu như chúng bất lợi cho bản thân ông. Trump không hề nhìn nhận bất kỳ một sai sót nào, một thất bại nào (…) ». 

Le Figaro tiên đoán nếu chẳng may Donald Trump trở lại Nhà Trắng, chắc chắn là ông sẽ chuẩn bị « kỹ lưỡng cho nhiệm kỳ hai : nghĩa là ông sẽ dọn sạch từ trên xuống dưới cỗ máy hành chính để dẹp thù, vô hiệu hóa ngành tư pháp để gột tẩy hết những lỗi lầm cho phe phái của ông, (…) giải tán bộ Giáo Dục, đặt NATO vào thế việt vị, tái tạo những mối liên minh và cả chính sách đối ngoại » của Hoa Kỳ. Đó là những gì chờ đợi nước Mỹ và thế giới nếu như nhà tỷ phú New York đắc cử vào mùa thu năm nay.

Đại học Mỹ đang « sôi sục »

Trang nhất nhật báo Le Monde cũng hướng về Hoa Kỳ : Trên nền hình ảnh sinh viên New York biểu tình vì Palestine, tờ báo chạy tựa « Các trường đại học Mỹ sôi sục » và dành hai trang lớn để nói về hiện tượng, về những đòi hỏi của sinh viên Mỹ mà một trong số đó là đòi các trường đại học danh tiếng nhất Hoa Kỳ ngừng nhận tài trợ của nhà nước Do Thái.

Tác giả bài viết nêu lên một vài con số cụ thể : Harvard nhận 50 tỷ đô la đầu tư của Israel, Yale 40 tỷ, Standford 30 tỷ, hay Columbia, điểm khởi đầu của phong trào ủng hộ Palestine, trường đại học danh tiếng này của New York cũng đã nhận đến 14 tỷ đô la của Israel. Vậy làm thế nào để quay lưng lại với các nguồn tài trợ hào phóng đó ?

Báo Libération và Le Figaro cùng đăng một bức ảnh sinh viên Paris tập hợp trước đại học Sorbonne ủng hộ Palestine. Tờ Libération thiên tả trích lời sinh viên Pháp cho rằng việc chính phủ huy động cảnh sát giải tán người biểu tình cho thấy là « họ sợ chúng tôi chiếm đóng, nhưng cũng là cách để sinh viên quyết tâm hơn dù mùa thi cử đã đến ». Nhật báo thân hữu Le Figaro nhận định sinh viên Pháp « theo chân sinh viên các trường đại học ở Hoa Kỳ ».

Giáo dục : Một bước nhượng bộ của Chính phủ Pháp

Cũng về giáo dục, Le Monde chú ý đến một nhượng bộ của chính phủ Pháp : Chỉ trong vài ngày, chính phủ đã rút lại ý định đòi các trường trung học giảm giờ phụ trội để « tiết kiệm 100 triệu euro ».

Thông tin còn chưa chính thức về ý định của chính phủ cắt giảm số giờ phụ trội của giáo viên ở các trường trung học cấp 2 và 3 đã bị phản đối mạnh mẽ. Phủ thủ tướng và bộ Giáo Dục hôm 01/05/2024 đã chùn bước. Cắt giảm ngân sách giáo dục là điều khó hiểu khi mà thủ tướng Attal, người từng điều hành bộ này; và tổng thống Pháp Emmanuel Macron luôn khẳng định đầu tư vào tương lai của con em là « ưu tiên » của chính phủ.

Thời điểm thuận lợi để sang Nhật Bản chơi

Trước khi đóng lại các tờ báo Paris hôm nay, xin điểm qua một bài viết trên tờ Les Echos dưới tựa đề « Nhật Bản rơi vào bẫy Tam Giác Quỷ tiền tệ ». Đầu đề có vẻ khó hiểu này trước hết khuyên độc giả nên tranh thủ thời gian sang Nhật Bản du lịch, bởi đồng yen đang mất giá.

Nếu giá một tô mì Ramen trong một nhà hàng sang trọng ở Tokyo là 1.100 yen, tính ra bằng 6,5 euro, nhưng sắp tới đây, do đồng tiền Nhật tiếp tục trượt giá, cũng tô mì đó chỉ còn khoảng 5 euro. Trong 4 năm qua, yen mất 30 % trị giá so với euro và đô la.

« Tokyo không còn kiểm soát giá trị của đồng tiền », bởi sau nhiều năm Nhật Bản giữ lãi suất ngân hàng ở số âm, giờ đây khi mà Âu, Mỹ tăng lãi suất chỉ đạo, giới đầu tư không ngần ngại quay lưng lại với Nhật Bản để mua vào euro hay đô la, chuyển vốn sang những nơi trả lãi cao cho người gửi tiền tiết kiệm. Kinh tế Nhật lao đao.

Thông tín viên của tờ báo tại Tokyo, Yann Rousseau, đưa ra nhiều yếu tố mang tính kỹ thuật để giải thích hiện tượng này trước khi đi đến kết luận đồng yen quá « thấp » bất lợi cho kinh tế trên xứ hoa anh đào : bất lợi cho các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu bằng đô la hay euro, bất lợi cho các hộ gia đình của Nhật mua hoa quả nhập từ nước ngoài, bất lợi cho Ngân Hàng Trung Ương đã phải bán đi hàng tỷ đô la trái phiếu của Mỹ để mua vào đồng yen, hòng giữ giá đồng nội tệ …Nhưng đó là một cái vòng luẩn quẩn và lại càng kích thích vốn từ Nhật Bản « chạy sang Hoa Kỳ ».

Thành thử không chỉ có người tiêu dùng ở Mỹ mà cả Ngân Hàng Trung Ương Nhật cũng đang nóng lòng chờ đợi Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ sớm hạ lãi suất chỉ đạo.   


************

voatiengviet.com

Mỹ, Úc, Nhật, Philippines cam kết gia tăng hợp tác quốc phòng

AP

Bộ trưởng Quốc phòng các nước Mỹ, Úc, Nhật Bản và Philippines cam kết sẽ tăng cường hợp tác khi gặp nhau hôm 2/5 tại Hawaii để dự cuộc họp chung lần thứ nhì trong bối cảnh lo ngại về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Cuộc gặp diễn ra sau khi bốn nước vào tháng trước tổ chức cuộc tập trận hải quân chung đầu tiên ở Biển Đông, một tuyến đường vận chuyển quan trọng nơi Bắc Kinh có tranh chấp lãnh thổ âm ỉ lâu nay với một số quốc gia Đông Nam Á và đã gây báo động với các hành vi hung hăng gần đây trong vùng biển tranh chấp.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo sau cuộc thảo luận rằng cuộc tập trận đã tăng cường khả năng các nước làm việc cùng nhau, xây dựng mối liên kết giữa các lực lượng của họ và nhấn mạnh cam kết chung đối với luật pháp quốc tế trên biển.

Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles cho biết các bộ trưởng quốc phòng đã bàn về việc tăng nhịp độ các cuộc tập trận phòng thủ của họ.

Ông Marles nói tại cuộc họp báo chung với những người đồng cấp: “Hôm nay, các cuộc họp mà chúng tôi tổ chức thể hiện một thông điệp rất có ý nghĩa đối với khu vực và thế giới về 4 nền dân chủ cam kết tuân thủ trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ”.

Ông Austin đã tiếp đón các bộ trưởng quốc phòng tại trụ sở khu vực của quân đội Hoa Kỳ, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Hoa Kỳ, tại Trại H.M. Smith trên những ngọn đồi phía trên Trân Châu Cảng. Trước đó cùng ngày, ông Austin đã có các cuộc gặp song phương riêng biệt với Úc và Nhật Bản, sau đó là cuộc gặp ba bên với Úc và Nhật Bản.

Bộ trưởng quốc phòng của bốn quốc gia đã tổ chức cuộc họp đầu tiên tại Singapore vào năm ngoái.

Hoa Kỳ có các hiệp ước quốc phòng kéo dài hàng thập niên với cả ba quốc gia này.

Hoa Kỳ không có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông, nhưng đã triển khai các tàu Hải quân và máy bay chiến đấu trong cái mà họ gọi là các hoạt động tự do hàng hải nhằm thách thức các yêu sách của Trung Quốc đối với hầu như toàn bộ tuyến đường thủy này. Hoa Kỳ cho biết quyền tự do hàng hải và hàng không trong vùng biển là lợi ích quốc gia của Mỹ.

Ngoài Trung Quốc và Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei cũng có những tuyên bố chủ quyền chồng chéo ở vùng biển giàu tài nguyên này. Bắc Kinh đã từ chối công nhận phán quyết của trọng tài quốc tế năm 2016 vô hiệu hóa các yêu sách mở rộng của Trung Quốc dựa trên cơ sở lịch sử.

Đặc biệt, các cuộc xung đột giữa Bắc Kinh và Manila đã bùng phát kể từ năm ngoái. Đầu tuần này, các tàu tuần duyên Trung Quốc đã bắn vòi rồng vào hai tàu tuần tra Philippines ngoài khơi bãi cạn Scarborough, khiến cả hai tàu bị hư hại.

Các cuộc đối đầu lặp đi lặp lại trên biển đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột lớn hơn có thể khiến Trung Quốc và Mỹ rơi vào tình thế xung đột. Mỹ đã nhiều lần cảnh báo rằng họ có nghĩa vụ phải bảo vệ Philippines - đồng minh hiệp ước lâu đời nhất của họ ở châu Á - nếu các lực lượng của Philippines, tàu hoặc máy bay bị tấn công vũ trang, kể cả ở Biển Đông.

Chính quyền của Tổng thống Joe Biden cho biết họ đặt mục tiêu xây dựng cái mà họ gọi là “mạng lưới” các liên minh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ngay cả khi Mỹ đang vật lộn với cuộc chiến Israel-Hamas và cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine.

Bắc Kinh cho rằng việc tăng cường liên minh của Mỹ ở châu Á là nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc và đe dọa sự ổn định trong khu vực.


**************

voatiengviet.com

Nga bị tố triệt hạ giới bất đồng chính kiến cả trong lẫn ngoài nước

AP

Một lính đào ngũ bị sát hại trong một loạt đạn rồi sau đó bị một chiếc ô tô cán qua ở Tây Ban Nha. Một nhân vật đối lập bị giáng búa liên tục ở Lithuania. Một nhà báo lâm bệnh vì nghi ngờ bị đầu độc ở Đức.

Kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin phát động cuộc xâm lược Ukraine, các cuộc tấn công và quấy rối - dù có nhiều người biết đến hay không - đều bị quy trách nhiệm cho các cơ quan tình báo của Moscow trên khắp châu Âu và các nơi khác.

Bất chấp nỗ lực của các chính phủ phương Tây nhằm triệt phá mạng lưới gián điệp của Nga, các chuyên gia cho rằng Điện Kremlin dường như vẫn có thể truy đuổi những ai mà họ coi là kẻ phản bội ở nước ngoài nhằm bịt miệng những người bất đồng chính kiến. Những người phản đối ông Putin ngày càng lo sợ về cánh tay nối dài của các cơ quan an ninh Moscow, kể cả ở những quốc gia mà họ từng cho là an toàn.

Nhà báo Irina Dolinina, người làm việc cho tờ báo độc lập Những câu chuyện Quan trọng, có trụ sở tại thủ đô Praha của Czech, nói: “Chúng tôi vừa trốn khỏi Nga và có ảo tưởng rằng mình đã trốn thoát khỏi nhà tù”.

Bà Dolinina và đồng nghiệp Alesya Marokhovskaya bị quấy rối vào năm 2023, dẫn đến lo ngại họ bị theo dõi. Họ đã nhận được những những tin nhắn đe dọa thông qua các bình luận trên trang web của cơ quan truyền thông và được yêu cầu không tham dự một hội nghị ở Thụy Điển.

Bà Dolinina nói với hãng tin AP: “Thật sai lầm khi chúng tôi nghĩ rằng ở đây chúng tôi an toàn”.

Điện Kremlin, thường xuyên phủ nhận việc theo đuổi các đối thủ của mình ở nước ngoài, bị quy trách nhiệm cho các cuộc tấn công như vậy trong nhiều thập niên.

Những trường hợp nổi tiếng nhất bao gồm nhà bất đồng chính kiến cách mạng Liên Xô lưu đày Leon Trotsky, người bị giết năm 1940 ở Mexico sau khi bị một đặc vụ Liên Xô tấn công bằng rìu, và ông Georgi Markov, một nhà bất đồng chính kiến làm việc cho ban tiếng Bulgaria của BBC, thiệt mạng vào năm 1978 tại London sau khi bị đâm bằng một chiếc dù có tẩm thuốc độc.

Anh là nơi xảy ra các vụ đầu độc khác do cơ quan an ninh Nga dưới thời ông Putin thực hiện. Người đào tị và cựu sĩ quan tình báo Alexander Litvinenko chết sau khi uống trà có tẩm chất phóng xạ polonium-210 vào năm 2006. Cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái ông lâm bệnh nặng nhưng đã bình phục sau vụ tấn công bằng chất độc thần kinh thời Liên Xô vào năm 2018. Điện Kremlin liên tục phủ nhận có liên hệ vào các vụ án ở Anh.

Giờ đây, với một cuộc đàn áp toàn diện trong nước đang diễn ra bên trong nước Nga, hầu hết các đối thủ chính trị, các nhà báo độc lập và các nhà hoạt động đã chuyển ra nước ngoài. Có những nghi ngờ mạnh mẽ cũng như cáo buộc từ các quan chức rằng Moscow đang ngày càng nhắm tới họ.

Chuyên gia an ninh Andrei Soldatov cho biết, số lượng những cá nhân bị Nga truy đuổi “ngay cả khi họ trông có vẻ hoàn toàn không đáng kể” là do chính quyền Nga tin rằng họ “có thể quay trở lại đất nước và phá hủy hoàn toàn đất nước”.

Có nhiều phúc trình về việc những người lưu vong bị đàn áp không chỉ ở các nước thuộc Liên Xô cũ có cộng đồng người Nga đông đảo mà còn ở châu Âu và xa hơn nữa.

Các nhà hoạt động và các nhà báo độc lập đã báo cáo các triệu chứng mà họ nghi ngờ là bị đầu độc.

Nhà báo điều tra Elena Kostyuchenko lâm bệnh trên chuyến tàu từ Munich đến Berlin vào năm 2022, và các công tố viên Đức sau đó cho biết họ đang điều tra vụ này như một vụ cố ý giết người.

Bà Natalia Arno, người đứng đầu Tổ chức Nước Nga Tự do có trụ sở tại Hoa Kỳ, nói với AP rằng bà vẫn bị tổn thương thần kinh sau một vụ nghi bị đầu độc ở Praha trong tháng 5. Bà tin rằng các cơ quan an ninh Nga đã cố gắng “bịt miệng” bà vì hoạt động ủng hộ dân chủ của bà.

Trong một vụ việc đặc biệt tàn khốc, thi thể đầy vết đạn của phi công Maksim Kuzminov đã được tìm thấy ở La Cala, Tây Ban Nha, gần cảng phía đông Alicante, sau khi bị bắn và một chiếc ô tô cán qua. Những lời đe dọa chống lại ông xuất hiện ngay sau khi ông đánh cắp một chiếc trực thăng Mi-8 của Nga vào tháng 8 năm ngoái, bay tới Ukraine và đào tẩu.

Ông Sergei Naryshkin, người đứng đầu cơ quan tình báo nước ngoài của Nga, nói ông Kuzminov, 33 tuổi, là một cái chết đúng luân lý vì đã lên kế hoạch cho “tội ác bẩn thỉu và khủng khiếp.”

Vào tháng 3, ông Leonid Volkov, chánh văn phòng của cố chính trị gia đối lập Alexei Navalny, đã bị gãy tay trong một vụ tấn công bằng búa ở thủ đô Vilnius của Lithuania.

Cơ quan an ninh của Lithuania cho biết vụ tấn công có thể “do Nga tổ chức và thực hiện”. Ngày 19/4, cảnh sát Ba Lan bắt giữ hai người vì tình nghi tấn công ông Volkov theo lệnh của cơ quan tình báo nước ngoài.

Trong nhiều thập niên ông Putin nắm quyền, Điện Kremlin đã nhiều lần phủ nhận rằng họ đang nhắm vào kẻ thù trong và ngoài nước. Điện Kremlin chưa bình luận về các vụ nghi ngờ bị đầu độc và người phát ngôn của ông Putin, ông Dmitry Peskov, từ chối bình luận về trường hợp của ông Volkov, nói rằng đây là vấn đề của Bộ Nội vụ Lithuania.

Ngay cả các nhóm phản chiến non trẻ cũng thấy mình nằm trong tầm ngắm của Moscow.

Người Nga ở Stockholm, Thụy Điển, vào tháng 5 năm 2022 đã thành lập một trong những tổ chức đầu tiên hỗ trợ Ukraine và tù nhân chính trị, đốt một hình nộm của ông Putin được dán nhãn “tội phạm chiến tranh” bên ngoài Tòa đại sứ Nga.

Sáu tháng sau, chính quyền Nga chỉ định nhóm này là một tổ chức không được mong muốn, đe dọa các thành viên sẽ bị phạt tiền và bỏ tù. Người thân của họ ở Nga đã bị cảnh sát đến gõ cửa và dữ liệu cá nhân của họ đã bị rò rỉ, các thành viên nói với AP, với điều kiện giấu tên vì lo ngại cho an ninh của họ.

Cơ quan truyền thông Tsargrad của Chính thống giáo Nga cho rằng các thành viên của nhóm vừa kể có thể được các cơ quan tình báo nước ngoài tuyển dụng và gọi họ là “những kẻ khủng bố”. Cơ quan truyền thông ủng hộ Điện Kremlin này cảnh báo họ về một bất ngờ khó chịu nếu họ tiếp tục phản đối chiến tranh.

Vài ngày sau, khi đi thăm họ hàng ở St. Petersburg, một thành viên trong nhóm tên Marina cho biết một chiếc xe cảnh sát đã dừng ngay trước mặt cô khi cô bước ra khỏi một cửa hàng. Ba người đàn ông bước ra, hỏi giấy tờ của cô, ép cô lên xe và lái đến đồn cảnh sát, còi báo động inh ỏi.

“Thật sự đáng sợ. Làm thế quái nào họ biết được vị trí chính xác của tôi?” cô Marina nói với AP nhưng từ chối cho biết họ của mình vì lo ngại cho sự an toàn của mình.

Họ đưa cho cô các dữ liệu và video về cuộc biểu tình ở tòa đại sứ, và các nhà điều tra yêu cầu cô xác định danh tính các thành viên khác của nhóm, tiết lộ nguồn tài trợ của nhóm và hỏi quan điểm của cô về cuộc chiến. Một người thậm chí còn đặt câu hỏi tại sao cô lại rời Nga trước ngày sinh nhật của cha cô – nói rõ rằng họ biết danh tính gia đình cô.

Cô bị buộc tội vi phạm hành chính, thường bị phạt tiền. Cô Marina cho biết, khi cảnh sát chuẩn bị chở cô về căn hộ của bố mẹ cô, họ đề nghị cô “hợp tác” và trở thành người cung cấp thông tin nếu cô muốn gặp lại gia đình mà không sợ bị giam giữ.

Ông Fredrik Hultgren-Friberg, phát ngôn viên của Cơ quan An ninh Thụy Điển, nói với AP: “Đó là một phương thức hoạt động nổi tiếng của tình báo Nga và chế độ Nga để theo dõi các đối thủ trong cộng đồng người Nga ở các quốc gia khác và khiến họ phải chịu các loại quấy rối hoặc công việc tình báo khác nhau”.

Ông Soldatov cho biết Điện Kremlin đang truy lùng nhiều đối thủ vì lo ngại các cuộc nổi dậy thân phương Tây như ở Georgia và Ukraine và muốn ngăn chặn mầm mống bất đồng chính kiến phát triển thành “điều gì đó mới”.

Mặc dù các nước phương Tây đã trục xuất hàng trăm điệp viên Nga trong các hành động phối hợp sau vụ đầu độc cha con ông Skripals năm 2018 và cuộc xâm lược Ukraine năm 2022, người Nga ở nước ngoài vẫn lo ngại Moscow vẫn có thể tiếp cận họ.

Bà Marokhovskaya, nhà báo điều tra ở Praha, đã nhận được những lời đe dọa nặc danh, trong đó có một lời đe dọa cho thấy sự giám sát chặt chẽ.

Bà và cô Dolinina nói với AP rằng họ đã bị theo dõi như vậy ở Nga, kể cả sau khi công bố các cuộc điều tra từng đoạt giải thưởng về tham nhũng trong gia đình ông Putin.

Sau khi chuyển đến châu Âu, cô Dolinina cho biết ban đầu cô nghĩ mình đang trải qua “chứng hoang tưởng liên tục”. Tuy nhiên, khi cô nhận được những lời đe dọa ẩn danh và bị theo dõi trên đường phố Praha, cô nhận ra rằng nỗi sợ hãi là có cơ sở.

Họ không có bằng chứng cụ thể cho thấy các cơ quan an ninh Nga nhắm mục tiêu vào họ, nhưng họ cho biết họ tin rằng dữ liệu cá nhân - thông tin chuyến bay, số hộ chiếu và địa chỉ nhà - và hoạt động theo dõi có thể được dàn dựng bởi một tác nhân nhà nước.

“Tôi thực sự sốc khi điều đó xảy ra ở châu Âu,” cô Dolinina nói.

Mặc dù nhiều vụ việc mà phương Tây cho là do Điện Kremlin làm, khiến người ta suy đoán rằng Moscow vẫn có thể đe dọa người Nga ở nước ngoài, nhưng không phải ai cũng bị bịt miệng.

Bà Marokhovskaya nói: “Đây không phải là lý do để đầu hàng. Đây là lý do để tiếp tục tranh đấu.”


*************

Trung Quốc lần đầu công khai ‘thỏa thuận’ năm 2016 với Philippines về Biển Đông

AP

Lần đầu tiên, Trung Quốc công bố cái mà họ gọi là một thỏa thuận bất thành văn năm 2016 với Philippines về quyền tiếp cận các đảo ở Biển Đông.

Động thái này có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng hơn nữa trên tuyến đường thủy đang tranh chấp, nơi phần lớn thương mại của thế giới đi qua mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ.

Một tuyên bố từ Tòa đại sứ Trung Quốc tại Manila nói “thỏa thuận đặc biệt tạm thời” đã được đồng ý trong chuyến thăm Bắc Kinh của cựu Tổng thống Rodrigo Duterte cho phép đánh bắt cá quy mô nhỏ quanh các đảo nhưng hạn chế quyền tiếp cận của quân đội, lực lượng tuần duyên và các máy bay, các tàu chính thức khác tới giới hạn lãnh hải 12 hải lý (22 km) lãnh hải.

Tuyên bố nói Philippines tôn trọng thỏa thuận trong 7 năm qua nhưng kể từ đó đã từ bỏ nó để “hoàn thành chương trình nghị sự chính trị của riêng mình”, buộc Trung Quốc phải hành động.

Tuyên bố đăng trên trang web của toà đại sứ hôm 2/5 nói: “Đây là lý do cơ bản dẫn đến những tranh chấp không ngừng nghỉ trên biển giữa Trung Quốc và Philippines trong năm qua và hơn thế nữa”.

Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. và ông Duterte đã phủ nhận việc đạt được bất kỳ thỏa thuận nào được cho là sẽ từ bỏ chủ quyền hoặc các quyền chủ quyền của Philippines cho Trung Quốc. Bất kỳ hành động nào như vậy, nếu được chứng minh, sẽ là một hành vi phạm tội có thể bị luận tội theo Hiến pháp năm 1987 của Philippines.

Tuy nhiên, sau chuyến thăm Bắc Kinh, ông Duterte đã bóng gió về một thỏa thuận như vậy mà không đưa ra thông tin chi tiết, ông Collin Koh, thành viên cấp cao tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam có trụ sở tại Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, và là chuyên gia về các vấn đề hải quân ở khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông Nam Á, cho biết.

“Ông ấy khoe rằng ông ấy không chỉ nhận được các cam kết đầu tư và thương mại của Trung Quốc mà còn đảm bảo cho ngư dân Philippines tiếp cận bãi cạn Scarborough”, ông Koh nói, đề cập đến một trong những thực thể biển đang tranh chấp.

Ông Koh cho biết, cách dùng từ có chủ ý của Bắc Kinh trong tuyên bố “đáng chú ý khi cho thấy rằng Bắc Kinh không có tài liệu chính thức nào để chứng minh trường hợp của mình và do đó chỉ có thể chủ yếu dựa vào tuyên bố bằng lời nói của ông Duterte”.

Ông Marcos, người nhậm chức vào tháng 6 năm 2022, cho báo giới biết hồi tháng trước rằng Trung Quốc khẳng định có một thỏa thuận bí mật như vậy nhưng nói rằng ông không biết việc đó.

“Người Trung Quốc khăng khăng rằng có một thỏa thuận bí mật và có lẽ là có, và tôi đã nói là tôi không biết, tôi không biết gì về thỏa thuận bí mật đó,” ông Marcos, người đã kéo Philippines lại gần hơn với đối tác hiệp ước Hoa Kỳ. “Nếu có một thỏa thuận bí mật như vậy, bây giờ tôi sẽ hủy bỏ nó.”

Ông Duterte, người đã nuôi dưỡng mối quan hệ nồng ấm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong suốt 6 năm làm tổng thống của mình, đồng thời công khai tỏ ra thù địch với Hoa Kỳ vì nước này chỉ trích mạnh mẽ chiến dịch đẫm máu của ông bài trừ ma túy.

Mặc dù có lập trường chống Mỹ gần như kịch liệt trong chuyến thăm đối thủ chính của Washington năm 2016, nhưng ông nói rằng ông cũng không ký kết bất kỳ thỏa thuận nào với Bắc Kinh mà có thể xâm phạm lãnh thổ Philippines. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng ông và ông Tập đã đồng ý duy trì “nguyên trạng” ở vùng biển tranh chấp để tránh chiến tranh.

“Ngoài cái bắt tay với Chủ tịch Tập Cận Bình, điều duy nhất tôi nhớ là nguyên trạng, đó là từ ngữ. Sẽ không có tiếp xúc, không di chuyển, không có tuần tra vũ trang ở đó, vì vậy sẽ không có bất kỳ cuộc đối đầu nào”, ông Duterte nói.

Khi được hỏi liệu ông có đồng ý rằng Philippines sẽ không cung cấp vật liệu xây dựng để củng cố tiền đồn của tàu quân sự Philippines tại Bãi Cỏ Mây (Bãi cạn Second Thomas) hay không, ông Duterte nói rằng đó là một phần của việc duy trì hiện trạng nhưng nói thêm rằng không có thỏa thuận bằng văn bản.

“Đó là những gì tôi nhớ. Nếu đó là thỏa thuận bất thành văn giữa hai chính phủ thì đó sẽ luôn là một thỏa thuận nhằm giữ hòa bình ở Biển Đông”, ông Duterte nói.

Chủ tịch Hạ viện Ferdinand Martin Romualdez, anh họ và đồng minh chính trị của ông Marcos, đã ra lệnh điều tra cái mà một số người gọi là “thỏa thuận bất thành văn giữa hai chính phủ”.

Trung Quốc cũng tuyên bố rằng các quan chức Philippines đã hứa sẽ kéo tàu hải quân cố tình neo đậu ở vùng nông của Bãi Cỏ Mây (Bãi cạn Second Thomas) vào năm 1999 để làm tiền đồn lãnh thổ của Manila. Các quan chức Philippines dưới thời ông Marcos nói rằng họ không biết về bất kỳ thỏa thuận nào như vậy và sẽ không di dời chiếc tàu chiến hiện đã đổ nát và rỉ sét do một nhóm nhỏ thủy thủ và thuỷ quân lục chiến Philippines điều khiển.

Trung Quốc từ lâu đã cáo buộc Manila “vi phạm các cam kết” và “hành động bất hợp pháp” ở Biển Đông mà không nói rõ ràng.

Ngoài Trung Quốc và Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei cũng có những tuyên bố chủ quyền chồng chéo ở Biển Đông giàu trữ lượng cá, khí đốt và dầu mỏ. Bắc Kinh đã từ chối công nhận phán quyết của trọng tài quốc tế năm 2016 vốn vô hiệu hóa các tuyên bố chủ quyền mở rộng của Bắc Kinh.

Các cuộc xung đột giữa Bắc Kinh và Manila đã bùng phát kể từ năm ngoái, với việc các tàu tuần duyên khổng lồ của Trung Quốc bắn vòi rồng áp suất cao vào các tàu tuần tra của Philippines, gần đây nhất là ở ngoài khơi bãi cạn Scarborough vào cuối tháng trước, gây thiệt hại cho cả hai tàu Philippines. Họ cũng cáo buộc lẫn nhau về hành động nguy hiểm, dẫn đến va chạm nhỏ.

Hoa Kỳ không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng đã triển khai các tàu Hải quân và máy bay chiến đấu trong cái mà họ gọi là các hoạt động tự do hàng hải nhằm thách thức các tuyên bố của Trung Quốc.

Hoa Kỳ đã nhiều lần cảnh báo rằng họ có nghĩa vụ phải bảo vệ Philippines - đồng minh hiệp ước lâu đời nhất của họ ở châu Á - nếu lực lượng, tàu hoặc máy bay của Philippines bị tấn công vũ trang, kể cả ở Biển Đông.


***********

Tin tức thế giới 4-5: Nga dọa trả thù ra trò nếu Ukraine tấn công cầu Crimea

NGUYÊN HẠNH

Bức ảnh chụp ngày 17-7-2023 cho thấy một tàu chiến Nga đi gần cầu Kerch, nối đất liền Nga với Crimea, sau một cuộc tấn công của Ukraine - Ảnh: AFP

Bức ảnh chụp ngày 17-7-2023 cho thấy một tàu chiến Nga đi gần cầu Kerch, nối đất liền Nga với Crimea, sau một cuộc tấn công của Ukraine - Ảnh: AFP

Nga dọa "trả thù tàn khốc" nếu Ukraine tấn công cầu Crimea

Ngày 3-5, Nga cảnh báo sẽ tiến hành một "cuộc tấn công trả thù tàn khốc" nếu Ukraine tấn công Crimea hoặc cầu Crimea.

Theo Hãng tin Reuters, Matxcơva tin rằng Ukraine, quốc gia gần đây đã nhận hệ thống tên lửa dẫn đường ATACMS tầm xa từ Mỹ, đang âm mưu tấn công cầu Crimea trước hoặc vào ngày 9-5.

Bà Maria Zakharova, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nga, cho rằng cây cầu trên đã một lần nữa nằm trong tầm ngắm của Kiev.

"Tôi muốn cảnh báo Washington và Brussels rằng bất kỳ hành động gây hấn nào chống lại Crimea sẽ không chỉ thất bại mà còn gặp phải một cuộc tấn công trả thù tàn khốc", bà Zakharova nhấn mạnh.

Ngân hàng trung ương Ukraine mạnh tay tự do hóa tiền tệ thời chiến

Ngày 3-5, ngân hàng trung ương Ukraina công bố các biện pháp tự do hóa tiền tệ thời chiến lớn nhất và sẽ có hiệu lực vào ngày 4-5.

Theo các quy định mới, các hạn chế về tiền tệ đối với nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ sẽ được dỡ bỏ. Hạn chế trả nợ các khoản vay bên ngoài mới ký hợp đồng và hạn chế chuyển ngoại tệ từ văn phòng đại diện sang công ty mẹ cũng sẽ được nới lỏng.

Ngoại trưởng Anh David Cameron đi ngang qua nơi trưng bày các xe quân sự của Nga bị phá hủy tại Quảng trường Saint Michael, ở Kiev, Ukraine, ngày 2-5 - Ảnh: REUTERS

Ngoại trưởng Anh David Cameron đi ngang qua nơi trưng bày các xe quân sự của Nga bị phá hủy tại Quảng trường Saint Michael, ở Kiev, Ukraine, ngày 2-5 - Ảnh: REUTERS

Điện Kremlin nói tuyên bố của ngoại trưởng Anh là "leo thang trực tiếp"

Điện Kremlin gọi tuyên bố của Ngoại trưởng Anh David Cameron rằng Ukraine có thể sử dụng vũ khí của Anh chống lại các mục tiêu bên trong Nga nếu nước này muốn là sự leo thang căng thẳng trực tiếp và nguy hiểm.

Hôm 2-5, ông Cameron cũng hứa sẽ viện trợ quân sự hàng năm trị giá 3 tỉ bảng Anh (3,7 tỉ USD) cho Ukraine.

"Ukraine có quyền đó. Giống như Nga đang tấn công vào bên trong Ukraine, bạn hoàn toàn có thể hiểu tại sao Ukraine cảm thấy cần phải đảm bảo rằng họ có thể tự vệ", ông Cameron nói với Reuters trong chuyến thăm Kiev.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov sau đó báo tuyên bố trên là một bình luận nguy hiểm.

"Đây là sự leo thang căng thẳng trực tiếp xung quanh cuộc xung đột Ukraine, có khả năng gây nguy hiểm cho an ninh châu Âu, cho toàn bộ cấu trúc an ninh châu Âu", ông Peskov nhấn mạnh.

Nga tố Mỹ trừng phạt để "kiềm chế" Trung Quốc

Ngày 3-5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khẳng định Mỹ đang sử dụng lời đe dọa trừng phạt thứ cấp đối với các doanh nghiệp Trung Quốc được coi là hợp tác với Nga như một "cái cớ" để cố gắng kiềm chế Bắc Kinh.

Hôm 1-5, Mỹ ban hành lệnh trừng phạt đối với gần 300 mục tiêu, bao gồm cả các công ty Trung Quốc, được coi là giúp Matxcơva lách các lệnh trừng phạt hiện có của phương Tây.

Trả lời về vấn đề trên, bà Zakharova nói trong cuộc họp báo hàng tuần: "Nền kinh tế Trung Quốc khiến Mỹ khó chịu ở mức độ cực đoan, vì vậy các lệnh trừng phạt của Mỹ nên được coi là nỗ lực nhằm giữ vững vai trò lãnh đạo kinh tế (của họ) trong trường hợp không có bất kỳ cơ hội thực sự nào để làm điều đó một cách hợp pháp".

Mỹ lên án Nga tấn công mạng các nước

Ngày 3-5, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố nước này lên án hoạt động mạng độc hại của cơ quan tình báo Nga chống lại Đức, CH Czech và các nước châu Âu khác.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết: "Mỹ cam kết đảm bảo an ninh cho các đồng minh và đối tác của mình, cũng như duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, bao gồm cả trong không gian mạng. Chúng tôi kêu gọi Nga dừng hoạt động độc hại này và tuân thủ các cam kết và nghĩa vụ quốc tế của mình".

Các phương tiện trong khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở Encantado, bang Rio Grande do Sul, Brazil, ngày 3-5 - Ảnh: REUTERS

Các phương tiện trong khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở Encantado, bang Rio Grande do Sul, Brazil, ngày 3-5 - Ảnh: REUTERS

Mưa lớn ở Brazil, ít nhất 39 người chết và 70 người mất tích

Ngày 3-5, chính quyền địa phương cho biết mưa lớn trút xuống bang Rio Grande do Sul ở cực nam của Brazil đã khiến ít nhất 39 người thiệt mạng và số người chết dự kiến sẽ tăng lên.

Theo Reuters, 68 người vẫn mất tích tại Rio Grande do Sul và ít nhất 24.000 người phải di dời khi các cơn bão ảnh hưởng đến hơn một nửa trong số 497 thành phố ở bang này, giáp với Uruguay và Argentina.

Thống đốc Rio Grande do Sul, ông Eduardo Leite, nói: "Những con số này vẫn có thể thay đổi đáng kể trong những ngày tiếp theo khi chúng tôi tiếp cận được nhiều khu vực hơn".

Houthi sẽ nhắm vào tàu hướng tới Israel ở mọi khu vực trong phạm vi

Trong một bài phát biểu trên truyền hình ngày 3-5, người phát ngôn quân đội Yahya Sarea cho biết rằng lực lượng Houthi ở Yemen sẽ nhắm mục tiêu vào các tàu hướng tới các cảng của Israel ở bất kỳ khu vực nào nằm trong tầm bắn của họ.

"Chúng tôi sẽ nhắm mục tiêu vào bất kỳ tàu nào hướng tới các cảng của Israel ở Biển Địa Trung Hải ở bất kỳ khu vực nào chúng tôi có thể tiếp cận", ông Sarea nói.

Lực lượng trên đã tiến hành nhiều cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa vào các tàu trên các tuyến vận chuyển quan trọng của Biển Đỏ, eo biển Bab al-Mandab và Vịnh Aden kể từ tháng 11-2023 để thể hiện sự ủng hộ của họ đối với người Palestine trong cuộc chiến ở Dải Gaza.

Nụ cười trong nắng

Hai đứa trẻ cười tươi dưới ô khi di chuyển trên xe ba bánh, giữa thời tiết mùa hè nắng gắt ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ vào ngày 2-5 - Ảnh: AFP

Hai đứa trẻ cười tươi dưới ô khi di chuyển trên xe ba bánh, giữa thời tiết mùa hè nắng gắt ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ vào ngày 2-5 - Ảnh: AFP


**********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm